thư mục

Thứ Hai, 26 tháng 11, 2012

Vì sao các quốc gia thất bại (Phần kết)


LỜI CẢM ƠN
CUỐN SÁCH NÀY là đỉnh điểm của mười lăm năm nghiên cứu cộng tác, và dọc đường chúng tôi đã tích tụ rất nhiều món nợ thực tiễn và trí tuệ. Món nợ lớn nhất của chúng tôi là đối với người cộng tác lâu đời của chúng tôi Simon Johnson, người đã là đồng tác giả của nhiều bài báo khoa học then chốt mà đã định hình sự hiểu biết của chúng tôi về sự phát triển kinh tế so sánh.
Các đồng tác giả khác của chúng tôi, mà với những người chúng tôi đã làm việc trong các dự án nghiên cứu liên quan, đã đóng một vai trò đáng kể trong sự hình thành các quan điểm của chúng tôi, và trong tư cách này chúng tôi muốn đặc biệt cảm ơn Philippe Aghion, Jean-Marie Baland, María Angélica Bautista, Davide Cantoni, Isaías Chaves, Jonathan Conning, Melissa Dell, Georgy Egorov, Leopoldo Fergusson, Camilo García-Jimeno, Tarek Hassan, Sebastián Mazzuca, Jeffrey Nugent, Neil Parsons, Steve Pincus, Pablo Querubín, Rafael Santos, Konstantin Sonin, Davide Ticchi, Ragnar Torvik, Juan Fernando Vargas, Thierry Verdier, Andrea Vindigni, Alex Wolitzky, Pierre Yared, và Fabrizio Zilibotti.
Nhiều ngwoif khác đã đóng các vai trò rất quan trọng trong cổ vũ, thách thức, và phê phán chúng tôi trong nhiều năm. Chúng tôi đặc biệt muốn cảm ơn Lee Alston, Abhijit Banerjee, Robert Bates, Timothy Besley, John Coatsworth, Jared Diamond, Richard Easterlin, Stanley Engerman, Peter Evans, Jeff Frieden, Peter Gourevitch, Stephen Haber, Mark Harrison, Elhanan Helpman, Peter Lindert, Karl Ove Moene, Dani Rodrik, và Barry Weingast.
Hai người đã đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong định hình các quan điểm của chúng tôi và cổ vũ nghiên cứu của chúng tôi, và chúng tôi muốn tận dụng cơ hội này để bày tỏ món nợ trí tuệ của chúng tôi và lòng biết ơn chân thành của chúng tôi đối với họ: Joel Mokyr, và Ken Sokoloff, những người đáng tiếc đã qua đời trước khi cuốn sách này được viết. Cả hai chúng tôi vô cùng nhớ Ken.
Chúng tôi cũng rất biết ơn các học giả những người đã dự một hội nghị mà chúng tôi đã tổ chức trong tháng Hai năm 2010 về một phiên bản ban đầu của bản thảo của cuốn sách của chúng tôi ở Institute for Quantitative Social Science tại Harvard. Chúng tôi đặc biệt muốn cảm ơn các nhà đồng tổ chức, Jim Alt và Ken Shepsle, và những người thảo luận của chúng tôi tại hội nghị: Robert Allen, Abhijit Banerjee, Robert Bates, Stanley Engerman, Claudia Goldin, Elhanan Helpman, Joel Mokyr, Ian Morris, Şevket Pamuk, Steve Pincus, và Peter Temin.
Chúng tôi cũng biết ơn Melissa Dell, Jesús Fernández-Villaverde, Sándor László, Suresh Naidu, Roger Owen, Dan Trefler, Michael Walton, và Noam Yuchtman, những người đã cho chúng tôi các bình luận sâu rộng tại hội nghị và nhiều lần khác. Chúng tôi cũng biết ơn Charles Mann, Leandro Prados de la Escosura, và David Webster vì lời khuyên chuyên gia của họ.
Trong phần lớn quá trình nghiên cứu và viết cuốn sách này cả hai chúng tôi đã đều là thành viên của chương trình nghiên cứu của Canadian Institute for Advanced Research (CIFAR) về Các Thể chế, Tổ chức, và Tăng trưởng. Chúng tôi đã trình bày nghiên cứu liên quan đến cuốn sách này nhiều lần tại các buổi họp của CIFAR và đã được hưởng lợi rất nhiều từ sự hỗ trợ của tổ chức tuyệt vời này và các học giả mà nó tập hợp lại cùng nhau.
Chúng tôi cũng nhận được các bình luận đúng là từ hàng trăm người trong các seminar và các hội nghị khác nhau về nội dung được trình bày trong cuốn sách này, và chúng tôi xin lỗi vì đã không nhắc đến một cách thỏa đáng bất cứ gợi ý, ý tưởng, hay sự thấu hiểu nào mà chúng tôi đã nhận được từ các bài trình bày và các cuộc thảo luận đó.
Chúng tôi cũng rất biết ơn María Angélica Bautista, Melissa Dell, và Leander Heldring vì sự trợ giúp nghiên cứu tuyệt vời của họ trong dự án này.
Cuối cùng, nhưng chắc chắn không phải ít nhất, chúng tôi đã rất may mắn để có một người biên tập tuyệt diệu, sáng suốt, và hết sức giúp đỡ, John Mahaney. Các bình luận và những gợi ý của John đã cải thiện rất nhiều cuốn sách của chúng tôi, và sự ủng hộ và nhiệt tình của ông cho dự án đã làm cho một năm rưỡi qua thú vị hơn nhiều và ít đè nặng hơn nó đã có thể thường thế.

Chương 1: Gần Thế mà Vẫn Rất Khác Nhau

Một thảo luận kỹ về người Tây Ban Nha thăm dò Rio de La Plata là Rock (1992), chương 1. Về sự khám phá ra và thuộc địa hóa những người Guaraní, xem Ganson (2003). Các trích dẫn de Sahagún là từ de Sahagún (1975), pp. 47–49.[1] Gibson (1963) là công trình cơ bản về sự chinh phục Mexico của người Tây Ban Nha và các thể chế họ đã sắp đặt. Các trích dẫn de las Casas là từ de las Casas (1992), pp. 39, 117–18, và 107, một cách tương ứng.
Về Pizarro ở Peru, xem Hemming (1983). Các chương 1–6 bao gồm cuộc gặp tại Cajamarca và cuộc hành quân xuống phía nam và chiếm thủ đô Inca, Cuzco. Xem Hemming (1983), chương 20, về de Toledo. Bakewell (1984) cho một tổng quan về hoạt động của mita Potosí, và Dell (2010) cung cấp bằng chứng thống kê mà cho thấy nó đã có những tác động dai đẳng theo thời gian.
Trích dẫn Arthur Young được sao lại từ Sheridan (1973), p. 8. Có nhiều sách hay mô tả lịch sử ban đầu của Jamestown: thí dụ, Price (2003), và Kupperman (2007). Luận bàn của chúng tôi đã bị ảnh hưởng nhiều bởi Morgan (1975) và Galenson (1996). Trích dẫn Anas Todkill là từ p. 38 của Todkill (1885). Các trích dẫn John Smith là từ Price (2003), p. 77 (“Bạn phải biết . . .”), p. 93 (“Nếu đức Vua . . .”), và p. 96 (“Khi các ngài gửi . . .”). Hiến Chương Maryland, Các Hiến Pháp Cơ bản của Carolina, và các hiến pháp thuộc địa khác đã được đưa lên Internet bởi Yale University’s Avalon Project.
Bakewell (2009), chương14, thảo luận sự độc lập của Mexico và hiến pháp. Xem Stevens (1991) và Knight (2011) về sự bất ổn chính trị và các tổng thống sau độc lập. Coatsworth (1978) là bài báo có ảnh hưởng lớn về bằng chứng của sự suy sụp kinh tế ở Mexico sau độc lập. Haber (2010) trình bày so sánh sự phát triển ngân hàng ở Mexico và Hoa Kỳ. Sokoloff (1988) và Sokoloff and Khan (1990) cung cấp bằng chứng về bối cảnh xã hội của các nhà đổi mới ở Hoa Kỳ những người nộp đơn xin cấp bằng sáng chế. Xem Israel (2000) về một thư mục của Thomas Edison. Haber, Maurer, and Razo (2003) đề xuất một sự diễn giải về chính trị kinh tế học của chế độ Porfirio Díaz rất theo tinh thần của thảo luận của chúng tôi. Haber, Klein, Maurer, and Middlebrook (2008) mở rộng nghiên cứu này về chính trị kinh tế học của Mexico vào thế kỷ thứ hai mươi. Về sự phân bổ phân biệt đất biên cương ở Bắc Mỹ và Mỹ Latin, xem Nugent and Robinson (2010) và García-Jimeno and Robinson (2011). Hu-DeHart (1984) thảo luận sự trục xuất những người Yaqui trong chương 6. Về gia sản của Carlos Slim và nó được kiếm như thế nào, xem Relea (2007) và Martinez (2002).
Diễn giải của chúng tôi về sự phát triển kinh tế so sánh của châu Mỹ dựa trên nghiên cứu trước kia của riêng chúng tôi với Simon Johnson, đặc biệt Acemoglu, Johnson, and Robinson (2001, 2002), và cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi Coatsworth (1978, 2008) và Engerman and Sokoloff (1997).
Chương 2: Các lý thuyết không hoạt động

Quan điểm của Jared Diamond về bất bình đẳng thế giới được trình bày trong cuốn sách của ông, cuốn Guns, Germs and Steel (1997). Sachs (2006) trình bày phiên bản riêng của ông về tất định luận địa lý. Các quan điểm về văn hóa phổ biến rộng rãi trong các tài liệu tham khảo hàn lâm nhưng đã chẳng bao giờ được gom lại trong một công trình. Weber (200) đã cho rằng chính Cải cách Kháng cách (Protestant Reformation) là cái đã giải thích vì sao châu Âu là nơi đã có Cách mạng Công nghiệp. Landes (1999) đã đề xuất rằng những người Bắc Âu đã phát triển một tập duy nhất các thái độ văn hóa mà đã khiến họ làm việc siêng năng, tiết kiệm, và đổi mới. Harrison and Huntington, eds. (2000), là một tuyên bố mạnh mẽ về tầm quan trọng của văn hóa đối với sự phát triển kinh tế so sánh. Quan niệm rằng có loại gì đó của văn hóa Anh ưu việt hay tập hợp ưu việt của các thể chế Anh là phổ biến và đã được dùng để giải thích chủ nghĩa Biệt [Ngoại] lệ (exceptionalism) Hoa Kỳ (Fisher, 1989) và cả các hình mẫu của sự phát triển so sánh nói chung hơn (La Porta, Lopez-de-Silanes, and Shleifer, 2008). Các công trình của Banfield (1958) và Putnam, Leonardi, and Nanetti (1994) là những diễn giải văn hóa rất có ảnh hưởng về làm thế nào một khía cạnh của văn hóa, hay “vốn xã hội,” như họ gọi, khiến cho miền nam Italy nghèo. Về một tổng quan về các kinh tế gia sử dụng ra sao các quan niệm về văn hóa, xem Guiso, Sapienza, and Zingales (2006). Tabellini (2010) khảo sát sự tương quan giữa mức độ mà người dân tin nhau ở Tây Âu và mức thu nhập đầu người hàng năm. Nunn and Wantchekon (2010) chứng tỏ sự thiếu tin cậy và vốn con người ở châu Phi tương quan thế nào với cường độ lịch sử của buôn bán nô lệ.
Lịch sử liên quan của Kongo được trình bày trong Hilton (1985) và Thornton (1983). Về sự lạc hậu mang tính lịch sử của công nghệ Phi châu, xem các công trình của Goody (1971), Law (1980), và Austen and Headrick (1983).
Định nghĩa về kinh tế học được Robbins đề xuất là từ Robbins (1935), p. 16.
Trích dẫn Abba Lerner là trong Lerner (1972), p. 259. Ý tưởng rằng sự dốt nát giải thích sự phát triển so sánh là ngầm định trong hầu hết phân tích kinh tế về sự phát triển kinh tế và cải cách chính sách: thí dụ, Williamson (1990); Perkins, Radelet, and Lindauer (2006); và Aghion and Howitt (2009). Một phiên bản gần đây, đầy sức thuyết phục về quan điểm này được trình bày trong Banerjee and Duflo (2011).
Acemoglu, Johnson, and Robinson (2001, 2002) cung cấp một phân tích thống kê về vai trò tương đối của các thể chế, địa lý, và văn hóa, chứng tỏ rằng các thể chế trội hơn hai kiểu diễn giải khác trong giải thích cho những sự chênh lệch về thu nhập đầu người hiện nay.
 Chương 3: Tạo ra Thịnh vượng và Nghèo khó
Việc dựng lại cuộc gặp gỡ giữa Hwang Pyo ̆ng-Wo ̆n và anh ông được lấy từ phỏng vấn của James A. Foley với Hwang được chép lại trong Foley (2003), pp. 197–203.
Khái niệm về các thể chế khai thác xuất xứ từ Acemoglu, Johnson, and Robinson (2001). Thuật ngữ về các thể chế bao gồm được Tim Besley gợi ý cho chúng tôi. Thuật ngữ về những người thua (loser) về mặt kinh tế và sự phân biệt họ với những người thua về mặt chính trị là từ Acemoglu and Robinson (2000b).  Số liệu về Barbados là từ Dunn (1969). Bàn luận của chúng tôi về nền kinh tế Soviet dựa vào Nove (1992) và Davies (1998). Allen (2003) cung cấp một diễn giải khả dĩ khác và tích cực hơn về lịch sử kinh tế Soviet.
Trong các tài liệu khoa học xã hội có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến lý thuyết và lý lẽ của chúng tôi. Xem Acemoglu, Johnson, and Robinson (2005b) về một tổng quan về tài liệu khoa học này và đóng góp của chúng tôi cho nó. Cách nhìn thể chế về sự phát triển so sánh dựa trên nhiều công trình quan trọng. Đặc biệt đáng chú ý là công trình của North; xem North and Thomas (1973), North (1982), North and Weingast (1989), và North, Wallis, and Weingast (2009). Olson (1984) cũng cung cấp một sự giải thích rất có ảnh hưởng về kinh tế học chính trị của tăng trưởng kinh tế. Mokyr (1990) cũng là một cuốn sách nền tảng mà liên kết những người thua kinh tế với sự thay đổi công nghệ so sánh trong lịch sử thế giới. Quan niệm về những người thua kinh tế (economic loser) là rất phổ biến trong các khoa học xã hội như một sự giải thích vì sao các kết quả thể chế và chính sách hiệu quả lại không xảy ra. Diễn giải của chúng tôi, mà dựa vào Robinson (1998) và Acemoglu and Robinson (2000b, 2006b), khác biệt bởi sự nhấn mạnh ý tưởng rằng rào cản quan trọng nhất đối với sự nổi lên của các thể chế bao gồm là nỗi sợ của các elite rằng họ sẽ mất quyền lực chính trị của họ. Jones (2003) cung cấp một lịch sử so sánh phong phú nhấn mạnh các chủ đề tương tự, và công trình quan trọng của Engerman và Sokoloff (1997) về châu Mỹ cũng nhấn mạnh các ý tưởng này. Một diễn giải kinh tế học chính trị có ảnh hưởng lớn về sự chậm phát triển của châu Phi đã được Bates (1981, 1983, 1989) trình bày, mà công trình của ông đã ảnh hưởng mạnh đến công trình của chúng tôi. Những nghiên cứu có ảnh hưởng lớn bởi Dalton (1965) và Killick (1978) nhấn mạnh vai trò của chính trị trong sự phát triển Phi châu và đặc biệt nỗi sợ mất quyền lực chính trị ảnh hưởng thế nào đến chính sách kinh tế. Khái niệm về những người thua chính trị (political loser) trước đây đã ngầm định trong công trình lý thuyết khác về kinh tế học chính trị, chẳng hạn, Besley and Coate (1998) và Bourguignon and Verdier (2000). Vai trò của sự tập trung hóa chính trị các thể chế nhà nước trong phát triển đã được nhấn mạnh nhiều nhất bởi các nhà xã hội học lịch sử theo sau công trình của Max Weber. Đáng chú ý là công trình của Mann (1986, 1993), Migdal (1988), và Evans (1995). Ở châu Phi, công việc về mối quan hệ giữa nhà nước và sự phát triển được nhấn mạnh bởi Herbst (2000) và Bates (2001). Các nhà kinh tế học gần đây đã bắt đầu đóng góp cho các tài liệu khoa học này; thí dụ, Acemoglu (2005) và Besley and Persson (2011). Cuối cùng, Johnson (1982), Haggard (1990), Wade (1990), và Amsden (1992) nhấn mạnh kinh tế học chính trị cá biệt của các quốc gia Đông Á đã là cái cho phép họ thành công đến vậy về mặt kinh tế. Finley (1965) đưa ra một lý lẽ có ảnh hưởng sâu rộng rằng chế độ nô lệ chịu trách nhiệm về sự thiếu năng động công nghệ trong thế giới cổ.
Ý tưởng rằng sự tăng trưởng dưới các thể chế khai thác là có thể nhưng cũng chắc sẽ hết hơi được nhấn mạnh trong Acemoglu (2008).

Chương 4: Những Khác biệt Nhỏ và các Bước ngoặt

Benedictow (2004) cho một tổng quan dứt khoát về cái Chết Đen, mặc dù các đánh giá của ông về dịch hạch đã giết bao nhiêu người vẫn còn gây tranh cãi. Các trích dẫn Boccaccio và Ralph xứ Shrewsbury được sao lại từ Horrox (1994). Hatcher (2008) cho một giải thích hấp dẫn về sự lường trước và sự đến của dịch hạch ở nước Anh. Văn bản về Đạo luật Lao động là sẵn có online từ Dự án Avalon.
Các công trình cơ bản về tác động của cái Chết Đen lên sự phân kỳ của Đông và Tây Âu là North and Thomas (1973) và đặc biệt Brenner (1976), mà sự phân tích của ông về sự phân bố ban đầu của quyền lực chính trị tác động ra sao đến các hệ quả của dịch hạch đã ảnh hưởng rất nhiều đến tư duy của chúng tôi. Xem DuPlessis (1997) về Chế độ nông nô thứ Hai ở Đông Âu. Conning (2010) và Acemoglu and Wolitzky (2011) trình bày việc hình thức hóa luận đề của Brenner. Trích dẫn James Watt được sao lại từ Robinson (1964), pp. 223–24. Trong Acemoglu, Johnson, and Robinson (2005a) lần đầu chúng tôi đã trình bày lý lẽ rằng chính sự tương tác giữa thương mại Đại Tây Dương và những khác biệt ban đầu về thể chế là cái đã dẫn đến sự phân kỳ của các thể chế Anh và cuối cùng đến Cách mạng Công nghiệp. Ý niệm về quy luật sắt của chính thể đầu sỏ là của Michels (1962). Ý niệm về bước ngoặt đầu tiên được trình bày bởi Lipset and Rokkan (1967). Về vai trò của các thể chế trong sự phát triển dài hạn của Đế chế Ottoman, nghiên cứu của Owen (1981), Owen and Pamuk (1999), và Pamuk (2006) là cơ bản.
Chương 5: “Tôi đã thấy Tương lai, và Nó Hoạt động”
Về chuyến công cán của Steffens đến Nga và những lời của ông nói với Baruch, xem Steffens (1931), chương18, pp. 790–802.  Về số người chết đói trong các năm 1930, chúng tôi sử dụng số liệu của Davies and Wheatcroft (2004). Về các con số tổng điều tra dân số năm 1937, xem Wheatcroft and Davies (1994a, 1994b). Bản chất của sự đổi mới sáng tạo trong nền kinh tế Soviet được nghiên cứu trong Berliner (1976). Thảo luận của chúng tôi về chủ nghĩa Stalin, và đặc biệt về lập kế hoạch kinh tế, thực sự đã có kết quả là dựa vào Gregory and Harrison (2005). Về các tác giả của các sách giáo khoa kinh tế Mỹ vẫn tiếp tục hiểu lầm sự tăng trưởng kinh tế Soviet, xem Levy and Peart (2009).
Bàn luận và diễn giải của chúng tôi về những người Lele và Bushong dựa vào nghiên cứu của Douglas (1962, 1963) và Vansina (1978).
Về khái niệm Mùa Hè Dài, xem Fagan (2003). Một dẫn nhập có thể tiếp cận được về những người Natufian và các địa điểm khảo cổ mà chúng tôi nhắc tới có thể tìm thấy trong Mithen (2006) và Barker (2006). Công trình có ảnh hưởng lớn về Abu Hureyra là Moore, Hillman, and Legge (2000), mà chứng minh bằng tư liệu rằng cuộc sống tĩnh tại và đổi mới thể chế đã xuất hiện trước sự canh tác như thế nào. Xem Smith (1998) về một tổng quan chung về bằng chứng rằng cuộc sống tĩnh tại đã đi trước sự canh tác, và xem Bar-Yosef and Belfer-Cohen (1992) về trường hợp của những người Natufian. Cách tiếp cận của chúng tôi đến Cách mạng đồ Đá mới được gây cảm hứng bởi Sahlins (1972), mà cũng có giai thoại về Yir Yoront.
Thảo luận của chúng tôi về lịch sử Maya theo Martin and Grube (2000) và Webster (2002). Việc tái dựng lại lịch sử dân số Copán là từ Webster, Freter, and Gonlin (2000). Số các đài kỷ niệm có nghi niên đại là từ Sidrys and Berger (1979).
Chương 6: Trôi Xa nhau
Thảo luận về trường hợp của Venice theo Puga and Trefler (2010), và các chương 8 và 9 của Lane (1973).
Nội dung về La Mã có trong bất cứ sách lịch sử chuẩn nào. Diễn giải của chúng tôi về các thể chế kinh tế La Mã theo Finlay (1999) và Bang (2008). Giải thích của chúng tôi về sự suy sụp La Mã theo Ward-Perkins (2006) và Goldsworthy (2009). Về những thay đổi thể chế ở cuối Đế chế La Mã, xem Jones (1964). Các giai thoại về Tiberius và Hadrian là từ Finley (1999).
Bằng chứng từ các xác tàu đắm đầu tiên được Hopkins (1980) sử dụng. Xem De Callataÿ (2005) và Jongman (2007) về một tổng quan về việc này và Dự án Lõi Băng Greenland.
Các bản khắc Vindolanda (tablet) có sẵn online tại vindolanda.csad.ox.ac.uk. Lời trích mà chúng tôi sử dụng là từ TVII Pub. no.: 343.
Thảo luận về các nhân tố mà đã dẫn đến sự suy sụp của Anh thuộc La Mã theo Cleary (1989), chương 4; Faulkner (2000), chương 7; Dark (1994), chương 2. Về Aksum, xem Munro-Hay (1991). Công trình có ảnh hưởng lớn về chủ nghĩa phong kiến Âu châu và nguồn gốc của nó là Bloch (1961); xem Crummey (2000) về chủ nghĩa phong kiến Ethiopia. Phillipson (1998) đưa ra sự so sánh giữa sự sụp đổ của Aksum và sự sụp đổ của Đế chế La Mã.
Chương 7: Điểm Ngoặt

Chuyện về máy của Lee và cuộc gặp với Nữ Hoàng Elizabeth I sẵn có tại calverton.homestead.com/willlee.html.
Allen (2009b) trình bày số liệu về lương thực tế sử dụng Chỉ dụ về Giá Tối đa của Diocletian.
Lý lẽ của chúng tôi về các nguyên nhân của Cách mạng Công nghiệp bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các lý lẽ được đưa ra trong North and Thomas (1973), North and Weingast (1989), Brenner (1993), Pincus (2009), và Pincus and Robinson (2010). Các học giả này đến lượt lại được gây cảm hứng bởi những diễn giải Marxist sớm hơn về sự thay đổi thể chế Anh và sự nổi lên của chủ nghĩa tư bản; xem Dobb (1963) và Hill (1961, 1980). Xem cả luận đề của Tawney (1941) về dự án xây dựng nhà nước của Henry VIII đã làm thay đổi cấu trúc xã hội Anh ra sao.
Văn bản của Magna Carta sẵn có online tại Dự án Avalon.
Elton (1953) là công trình có ảnh hưởng lớn về sự phát triển của các thể chế nhà nước dưới thời Henry VIII, và Neale (1971)  liên hệ các thể chế này đến sự tiến hóa của quốc hội.
Về Nổi loạn Nông dân, xem Hilton (2003). Trích dẫn Hill về các độc quyền là từ Hill (1961), p. 25. Về giai đoạn “cai trị cá nhân” của Charles I, chúng tôi theo Sharp (1992). Bằng chứng của chúng tôi về các nhóm và các vùng khác nhau hoặc đứng về phía ủng hộ hay chống lại Quốc hội là từ Brunton and Pennington (1954), Hill (1961), và Stone (2001). Pincus (2009) là công trình cơ bản về Cách mạng Vinh quang và thảo luận nhiều thay đổi cụ thể về các chính sách và các thể chế kinh tế; thí dụ, sự bãi bỏ Thuế nền Lò sưởi và việc tạo ra Ngân hàng Anh quốc (Bank of England). Xem cả Pincus and Robinson (2010). Pettigrew (2007, 2009) thảo luận sự tấn công các độc quyền, kể cả Công ty Hoàng gia Phi châu, và số liệu của chúng ta về đơn kiến nghị là từ các bài báo của ông. Knights (2010) nhấn mạnh tầm quan trọng chính trị của việc đưa đơn kiến nghị. Thông tin về Ngân hàng của Hoare là từ Temin and Voth (2008).
Thông tin về Thanh tra Cowperthwaite và bộ máy thu thuế hàng hóa là từ Brewer (1988).
Tổng quan của chúng ta về lịch sử kinh tế của Cách mạng Công nghiệp dựa vào Mantoux (1961), Daunton (1995), Allen (2009a), và Mokyr (1990, 2009), những người cung cấp chi tiết về các nhà sáng chế nổi tiếng và các sáng chế mà chúng ta thảo luận. Câu chuyện về gia đình Baldwyn là từ Bogart and Richardson (2009, 2011), những người nhấn mạnh mối quan hệ giữa Cách mạng Vinh quang, việc tổ chức lại các quyền tài sản, và việc xây dựng đường sá và kênh rạch. Về Đạo luật Vải in hoa và các Đạo luật Manchester, xem O’Brien, Griffiths, và Hunt (1991), mà là nguồn của các trích dẫn pháp luật. Về sự chi phối của những người mới trong công nghiệp, xem Daunton (1995), chương 7, và Crouzet (1985). Sự giải thích của chúng tôi về vì sao những thay đổi lớn về thể chế đã xảy ra ở nước Anh dựa trên Acemoglu, Johnson, and Robinson (2005a) và Brenner (1976).  Dữ liệu về số các thương gia độc lập và sở thích chính trị của họ là từ Zahedieh (2010).
Chương 8: Không trên Lãnh thổ của Chúng tôi
Về sự phản đối máy in trong Đế chế Ottoman, xem Savage-Smith (2003) pp. 656–59. Dữ liệu biết đọc biết viết so sánh lịch sử là từ Easterlin (1981).
Thảo luận của chúng tôi về các thể chế chính trị của Tây Ban Nha theo Thompson (1994a, 1994b). Về bằng chứng về sự suy sụp kinh tế của Tây Ban Nha trong gia đoạn này, xem Nogal and Prados de la Escosura (2007).
Thảo luận của chúng ta về những sự trở ngại đối với sự phát triển kinh tế ở Áo-Hungary theo Blum (1943), Freudenberger (1967), và Gross (1973). Trích dẫn Maria Theresa là từ Freudenberger, p. 495. Tất cả các trích dẫn khác về Count Hartig và Francis I là từ Blum. Câu trả lời của Francis cho các đại biểu từ Tyrol được trích từ Jászi (1929), pp. 80–81. Lời bình luận của Friedrich von Gentz đối với Robert Owen cũng được trích từ Jászi (1929), p. 80. Kinh nghiệm của nhà Rothschild ở Áo được thảo luận trong chương 2 của Corti (1928).
Phân tích của chúng ta về Nga theo Gerschenkron (1970). Trích dẫn Kropotkin là từ p. 60 của lần xuất bản 2009 của cuốn sách của ông. Cuộc đối thoại giữa Nicholas và Mikhail được trích từ Saunders (1992), p. 117. Trích dẫn của Kankrin về đường sắt là ở Owen (1991), pp. 15–16.
Bài phát biểu của Nicholas cho các nhà chế tác được sao lại từ Pintner (1967), p. 100.
Trích dẫn A. A. Zakrevskii là từ Pintner (1967), p. 235.
Về Đô đốc Trịnh Hòa, xem Dreyer (2007). Lịch sử kinh tế của Trung Quốc Hiện đại ban đầu được trình bày bởi Myers và Wang (2002). Lời trích của T’ang Chen là từ Myers and Wang, pp. 564–65.
Xem Zewde (2002) về một tổng quan về lịch sử Ethiopia liên quan. Dữ liệu về Ethiopia đã mang tính kinh tế học thế nào là từ Pankhurst (1961), cũng như tất cả các trích dẫn mà chúng tôi sao lại ở đây.
Mô tả của chúng ta về các thể chế và lịch sử của Somali là theo Lewis (1961, 2002). Heer (tộc ước) Hassan Ugaas được sao lại ở p.177 của Lewis (1961); mô tả của chúng ta về một mối thù hận là từ chương 8 của Lewis (1961), nơi ông thuật lại nhiều thí dụ khác. Về Vương quốc Taqali và chữ viết, xem Ewald (1988).

Chương 9: Sự Phát triển Đảo ngược
Thảo luận của chúng ta về việc thâu tóm Ambon và Banda bởi Công ty Đông Ấn Hà Lan và tác động tiêu cực của công ty lên sự phát triển của Đông Nam Á theo Hanna (1978) và đặc biệt Reid (1993), chương 5. Các trích dẫn từ Reid về Tomé Pires là từ p. 271; nhân tố Hà Lan trong Maguindanao, p. 299; sultan của Maguindanao, pp. 299–300. Dữ liệu về tác động của Công ty Đông Ấn Hà Lan lên giá các đồ gia vị là từ O’Rourke and Williamson (2002).
Một tổng quan dứt khoát về chế độ nô lệ trong xã hội Phi châu và tác động của buôn bán nô lệ là Lovejoy (2000). Lovejoy, p. 47, Table 31, tường trình các ước lượng đồng thuận về quy mô của sự buôn bán nô lệ. Nunn (2008) đã cung cấp những ước lượng định lượng đầu tiên về tác động của buôn bán nô lệ lên các thể chế kinh tế và sự tăng trưởng kinh tế Phi châu. Dữ liệu về nhập khẩu vũ khí và thuốc súng là từ Inikori (1977).  Lời khai của Francis Moore được trích dẫn từ Lovejoy (2000), pp. 89–90. Law (1977) là nghiên cứu có ảnh hưởng lớn về sự mở rộng của nhà nước Oyo. Những ước lượng về tác động của buôn bán nô lệ lên dân số ở châu Phi được lấy từ Manning (1990). Lovejoy (2000), chương 8, các tiểu luận trong Law (1995), và cuốn sách quan trọng của Austin (2005) là cơ sở cho thảo luận của chúng ta về thời kỳ “thương mại hợp pháp.” Dữ liệu về phần của những người Phi châu những người đã là nô lệ ở châu Phi là từ Lovejoy (2000), thí dụ, p. 192, Table 9.2.
Dữ liệu về lao động ở Liberia là từ Clower, Dalton, Harwitz, and Walters (1966).
Ý tưởng nền kinh tế kép được Lewis (1954) phát triển. Fergusson (2010) phát triển một mô hình toán học của nền kinh tế kép. Quan niệm rằng đấy là một tác phẩm của chủ nghĩa thực dân đã được đề xuất đầu tiên trong tuyển tập có ảnh hưởng lớn được biên tập bởi Palmer and Parsons (1977). Giải thích của chúng tôi về Nam Phi dựa trên Bundy (1979) và Feinstein (2005).
Hội truyền giáo Moravian được trích trong Bundy (1979), p. 46, và John Hemming được trích trong Bundy, p. 72. Sự truyền bá quyền sở hữu đất ở Đông Griqualand là từ Bundy, p. 89; những kỳ công của Stephen Sonjica là từ Bundy, p. 94; trích dẫn Matthew Blyth là từ p. 97; và trích dẫn một nhà quan sát Âu châu ở Fingoland  năm 1884  là từ Bundy, pp. 100–101. George Albu được trích trong Feinstein (2005), p. 63; bộ trưởng về các vấn đề bản xứ được trích từ Feinstein, p. 45; và Verwoerd được trích từ Feinstein, p. 159. Dữ liệu về lương thực tế của các nhà khai mỏ vàng là từ p. 66 của Wilson (1972). G. Findlay được trích trong Bundy (1979), p. 242.
Quan niệm rằng sự phát triển của các nước giàu ở phương Tây là bức ảnh phản chiếu của sự chậm phát triển của phần còn lại của thế giới được phát triển ban đầu bởi Wallertsein (1974–2011), mặc dù ông nhấn mạnh cơ chế rất khác với cơ chế chúng tôi nhấn mạnh.
Chương 10: Sự truyền bá Thịnh vượng
Chương này dựa nhiều vào nghiên cứu trước đây của chúng tôi với Simon Johnson và Davide Cantoni: Acemoglu, Johnson, and Robinson (2002) và Acemoglu, Cantoni, Johnson, and Robinson (2010, 2011).
Thảo luận của chúng tôi về sự phát triển của các thể chế ban đầu ở Australia theo các công trình có ảnh hưởng lớn của Hirst (1983, 1988, 2003) và Neal (1991).  Bản thảo gốc của trát được phát ra cho Thẩm phán Collinssẵn có (nhờ Trường Luật Đại học Macquarie ở Australia).
Macarthur mô tả đặc điểm của những người ủng hộ Wentworth được trích từ Melbourne (1963), pp. 131–32.
Thảo luận của chúng tôi về nguồn gốc của nhà Rothschild theo Ferguson (1998); Lời nhận xét của Mayer Rothschild cho con trai ông được sao lại từ Ferguson, p. 76.
Thảo luận của chúng tôi về tác động của người Pháp lên các thể chế Âu châu được lấy từ Acemoglu, Cantoni, Johnson, and Robinson (2010, 2011) và các tài liệu tham khảo ở đó. Xem Doyle (2002) về một cách nhìn chuẩn về Cách mạng Pháp. Thông tin về các loại thuế phong kiến ở Nassau-Usingen là từ Lenger (2004), p. 96. Ogilivie (2011) tổng quan tác động lịch sử của các phường hội lên sự phát triển Âu châu.
Cho một bàn luận về cuộc đời của O ̄kubo Toshimichi, xem Iwata (1964). Kế hoạch tám điểm của Sakamoto Ryu ̄ma được sao lại từ Jansen (2000), p. 310.
Chương 11: Vòng Thiện
Thảo luận của chúng tôi về Đạo luật Đen theo Thompson (1975). Tường thuật của Baptist Nunn ngày 27 tháng Bảy là từ Thompson (1975), pp. 65–66. Các trích dẫn khác là từ đoạn về pháp trị của Thompson, pp. 258–69, mà đáng đọc toàn bộ đoạn này.
Cách tiếp cận của chúng tôi đến dân chủ hóa ở nước Anh dựa trên Acemoglu and Robinson (2000a, 2001, và 2006a). Bài phát biểu của Earl Grey được trích từ Evans (1996), p. 223. Bình luận của  Stephens về dân chủ được trích trong Briggs (1959), p. 34. Lời trích của Thompson là từ Thompson (1975), p. 269.
Toàn văn của Hiến chương Nhân dân có thể thấy trong Cole and Filson (1951).
Trích dẫn Burke là từ Burke (1790/1969), p. 152.
Lindert (2004, 2009) là một nghiên cứu có ảnh hưởng lớn về sự đồng tiến hóa của dân chủ và chính sách công trong hai trăm năm qua.
Keyssar (2009) là một dẫn nhập có ảnh hưởng lớn về sự tiến hóa của các quyền chính trị ở Hoa Kỳ. Vanderbilt được trích trong Josephson (1934), p. 15. Văn bản của bài nói chuyện của Roosevelt có thể thấy tại www.theodore-roosevelt.com/sotu1.html.
Trích dẫn Woodrow Wilson là từ Wilson (1913), p. 286.
Văn bản của cuộc Trò chuyện của Tổng thống Roosevelt với nhân dân trên đài phát thanh có thể thấy tại miller-center.org/scripps/archive/speeches/detail/3309.
Dữ liệu về nhiệm kỳ của các Thẩm phán Tòa Án Tối cao ở Argentina và Hoa Kỳ được trình bày trong Iaryczower, Spiller, and Tommasi (2002). Helmke (2004) thảo luận lịch sử của sự xếp người vào tòa án ở Argentina và trích Thẩm phán Carlos Fayt.
Chương 12: Vòng Luẩn quẩn
Chương này dựa nhiều vào nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm của chúng tôi về sự tồn tại dai dẳng thể chế, đặc biệt Acemoglu, Johnson, and Robinson (2005b) và Acemoglu and Robinson (2008a). Heath (1972) và Kelley and Klein (1980) đã đưa ra một ứng dụng có ảnh hưởng lớn của quy luật sắt của chính thể đầu sỏ vào Cách mạng Bolivia 1952.
Trích dẫn từ các bài báo quốc hội Anh được sao lại từ p. 15 của House of Commons (1904). Lịch sử chính trị ban đầu của Sierra Leone sau độc lập được trình bày kỹ trong Cartwright (1970). Mặc dù sự diễn giải là khác nhau về vì sao Siaka Stevens đã nhổ đường sắt đi, điều nổi bật là ông đã làm điều này để cô lập Mendeland. Trong vấn đề này chúng tôi theo Abraham and Sesay (1993), p. 120; Richards (1996), pp. 42–43; và Davies (2007), pp. 684–85. Reno (1995, 2003) là những bàn luận tốt nhất về chế độ Stevens. Dữ liệu về các hội đồng marketing nông nghiệp là từ Davies (2007). Về vụ giết Sam Bangura bằng cách quăng ra khỏi cửa sổ, xem Reno (1995), pp. 137–41. Jackson (2004), p. 63, và Keen (2005), p. 17, thảo luận các chữ viết tắt ISU và SSD.
Bates (1981) là phân tích có ảnh hưởng lớn về các hội đồng marketing đã hủy hoại thế nào năng suất nông nghiệp ở châu Phi sau độc lập, xem Goldstein and Udry (2009) về các mối quan hệ với các thủ lĩnh quyết định ra sao các quyền đối với đất ở Ghana.
Về quan hệ giữa các chính trị gia trong năm 1993 và các nhà chinh phục, xem Dosal (1995), chương 1, và Casaús Arzú (2007). Thảo luận của chúng tôi về các chính sách của Consulado de Comercio theo Woodward (1966). Trích dẫn Tổng thống Barrios là từ McCreery (1994), pp. 187–88. Thảo luận của chúng tôi về chế độ Jorge Ubico theo Grieb (1979).
Thảo luận của chúng tôi về sự chậm phát triển của miền Nam Hoa Kỳ theo Acemoglu and Robinson (2008b). Xem Wright (1978) về sự phát triển của nền kinh tế nô lệ trước Nội Chiến, và Bateman and Weiss (1981) về sự thiếu công nghiệp. Fogel and Engerman (1974) cho một diễn giải khác và gây tranh cãi. Wright (1986) và Ransom and Sutch (2001) cho các tổng quan về quy mô mà nền kinh tế miền nam đã thực sự thay đổi sau 1865. Hạ nghị sĩ George Washington Julian được trích trong Wiener (1978), p. 6. Cùng cuốn sách đó có phân tích về sự tồn tại kéo dài của elite chủ đất miền nam sau Nội Chiến. Naidu (2009) khảo sát tác động của việc đưa ra thuế thân và sát hạch biết đọc biết viết trong các năm 1890 ở các bang miền nam. Trích dẫn W.E.B. Du Bois là trong cuốn sách của ông Du Bois (1903), p. 88. Điều 256 của hiến pháp Alabama có thể tìm thấy tạiwww.legislature.state.al.us/CodeOfAlabama/Constitution/1901/CA-245806.htm.
Alston and Ferrie (1999) thảo luận các chính trị gia miền nam đã ngăn chặn ra sao luật pháp liên bang mà họ đã nghĩ sẽ phá vỡ nền kinh tế miền Nam. Woodward (1955) cho một tổng quan có ảnh hưởng lớn về sự tạo ra Jim Crow.
Các tổng quan về cách mạng Ethiopia được cung cấp trong Halliday and Molyneux (1981). Về các gối đệm chân của Hoàng đế, xem Kapus ́cin ́ski (1983). Các trích dẫn Dawit Wolde Giorgis một cách tương ứng là từ Dawit Wolde Giorgis (1989), pp. 49 và 48.
Chương 13: Vì sao các Quốc gia Thất bại Ngày nay

Về tường thuật của BBC về việc trúng xổ số của Mugabe, kể cả công bố công khai của Zimbank, xemnews.bbc.co.uk/2/hi/africa/621895.stm.
Bàn luận của chúng tôi về sự thống trị của người da trắng ở Rhodesia theo Palmer (1977) và Alexander (2006). Meredith (2007) cung cấp một tổng quan kỹ về chính trị gần đây hơn ở Zimbabwe.
Giải thích của chúng tôi về nội chiến ở Sierra Leone theo Richards (1996), Truth Reconciliation Commission (2004) [Ủy Ban Sự thật và Hòa giải], và Keen (2005). Phân tích được đăng trên một tờ báo ở thủ đô Freetown năm 1995 được trích từ Keen (2005), p. 34. Văn bản “Con đường đến Dân chủ” của RUF có thể thấy tạiwww.sierra-leone.org/AFRC-RUF/footpaths.html.
Trích dẫn người thanh niên từ Geoma là từ Keen (2005), p. 42.
Thảo luận của chúng tôi về các lực lượng nửa quân sự Colombia theo Acemoglu, Robinson, and Santos (2010) và Chaves and Robinson (2010), mà đến lượt lại dựa nhiều vào công trình sâu rộng của các học giả Colombia, đặc biệt Romero (2003), các tiểu luận trong Romero (2007), và López (2010). León (2009) là một giải thích có thể tiếp cận được và cân đối về bản chất của các cuộc xung đột đương thời ở Colombia. Cũng cơ bản là Web site được vận hành bởi tuần báo Semana, www.verdadabierta.com/. Tất cả các trích dẫn là từ Acemoglu, Robinson, and Santos (2010). Hợp đồng giữa Martín Llanos và các thị trưởng ở vùng Casanare có sẵn bằng tiếng Tây Ban Nha tại www.verdadabierta.com/victimarios/los-jefes/714-perfil-hector-german-buitrago-alias-martin-llanos.
Nguồn gốc và các hệ quả của El Corralito được trình bày kỹ trong một loạt các bài báo trong tạp chí the The Economist, sẵn có tại www.economist.com/search/apachesolr_search/corralito.
Về vai trò của nội địa trong sự phát triển của Argentina, xem Sawers (1996).
Hassig and Oh (2009) cung cấp một giải thích xuất sắc, có giá trị về cuộc sống ở Bắc Triều Tiên; chương 2 trình bày cách sống xa hoa của ban lãnh đạo, và các chương 3 và 4 về thực tế kinh tế mà hầu hết người dân đối mặt. Trình bày của BBC về cải cách tiền tệ có thể thấy tại news.bbc.co.uk/2/hi/8500017.stm.
Về lâu đài giải trí và sự tiêu thụ rượu mạnh, xem chương 12 của Post (2004).
Thảo luận của chúng tôi về lao động trẻ em và việc sử dụng nó để hái bông ở Uzbeksitan theo Kandiyoti (2008), sẵn có tại www.soas.ac.uk/cccac/events/cotton-sector-in-central-asia-2005/file49842.pdf. Trích dẫn Gulnaz là ở p. 20 của Kandiyoti. Về khởi nghĩa Andijon, xem International Crisis Group (2005). Mô tả về bầu Joseph Stalin ở Liên Xô được sao lại từ Denny (1937).
Phân tích của chúng tôi về “chủ nghĩa tư bản cánh hầu” ở Ai Cập theo Sfakianakis (2004).
Chương 14: Phá vỡ Vòng kim cô
Bàn luận của chúng tôi về Botswana theo Acemoglu, Johnson, and Robinson (2003); Robinson and Parsons (2006); và Leith (2005). Schapera (1970) và Parsons, Henderson, and Tlou (1995) là các công trình cơ bản. Cao Ủy Rey được trích trong Acemoglu, Johnson, and Robinson (2003), p. 96. Thảo luận về cuộc viếng thăm nước Anh của ba thủ lĩnh theo Parsons (1998), và tất cả các trích dẫn liên quan đến cuộc viếng thăm này là từ cuốn sách của ông: Chamberlain, pp. 206–7; Fairfield, p. 209; và Rhodes, p. 223. Schapera được trích từ Schapera (1940), p. 72. Trích dẫn Quett Masire là từ Masire (2006), p. 43. Về cơ cấu sắc tộc của các bộ lạc Tswana, xem Schapera (1952).
Bàn luận của chúng ta về sự thay đổi ở Nam Hoa Kỳ theo Acemoglu and Robinson (2008b). Về phong trào dân cư ngoài Nam Hoa Kỳ, xem Wright (1999); về cơ giới hóa hái bông, Heinicke (1994). “FRDUM FOOF SPETGH” được trích từ Mickey (2008), p. 50. Bài phát biểu 1948 của Thurmond được lấy từ www.slate.com/id/2075151/, nơi ta có thể nghe cả băng ghi âm. Về James Meredith và Oxford, Mississippi, xem Doyle (2001). Xem Wright (1999) về tác động của luật pháp các quyền dân sự về sự bầu cử của người da đen ở miền Nam.
Về bản chất và chính trị của quá độ chính trị ở Trung Quốc sau cái chết của Mao, xem Harding (1987) và MacFarquhar and Schoenhals (2008). Trích dẫn của Đặng về mèo là từ Harding, p. 58. Điểm thứ nhất của Cách mạng Văn hóa là từ Schoenhals (1996), p. 33; Mao nói về Hitler là từ  MacFarquhar and Schoenhals, p. 102; Hoa nói về “Hai Phàm là” là từ Harding, p. 56.

Chương 15: Hiểu sự Thịnh vượng và Nghèo khó

Về câu chuyện của Đại Quốc Phong, xem McGregor (2010), pp. 219–26. Câu chuyện về điện thoại đỏ cũng là từ McGregor, chương 1. Về sự kiểm soát của đảng đối với media, xem Pan (2008), chương 9, và McGregor (2010), pp. 64–69 và 235–62. Các trích dẫn về thái độ của đảng đối với các doanh nhân là từ McGregor (2010), pp. 200–201 và 223. Về các bình luận của Ôn Gia Bảo về cải cách chính trị ở Trung Quốc, xemwww.guardian.co.uk/world/2010/aug/29/wen-jiabao-china-reform.
Giả thuyết hiện đại hóa được trình bày rõ trong Lipset (1959). Bằng chứng chống lại nó được thảo luận chi tiết trong Acemoglu, Johnson, Robinson, and Yared (2008, 2009). Trích dẫn George H. W. Bush là từ news.bbc.co.uk/2/hi/business/752224.stm. Thảo luận của chúng tôi về hoạt động NGO và viện trợ nước ngoài ở Afghanistan sau tháng Mười Hai 2001 dựa trên Ghani and Lockhart (2008). Xem cả Reinikka and Svensson (2004) và Easterly (2006) về các vấn đề viện trợ nước ngoài.
Thảo luận của chúng tôi về các vấn đề của cải cách kinh tế vĩ mô và lạm phát ở Zimbabwe là từ Acemoglu, Johnson, Robinson, and Querubín (2008). Thảo luận Seva Mandir dựa vào Banerjee, Duflo, and Glennerster (2008).
Sự hình thành Đảng Lao động ở Brazil được trình bày trong Keck (1992); về cuộc đình công Scânia, xem chương 4. Trích dẫn Cardoso là từ Keck, pp. 44–45; trích dẫn Lula là từ Keck, p. 65.
Thảo luận về các nỗ lực của Fujimori và Montesinos để kiểm soát media là từ McMillan and Zoido (2004), và trích dẫn về sự kiểm soát của Đảng Cộng Sản Trung Quốc là từ McGregor (2010), p. 69.
--------------------------///------------------------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét