thư mục

Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2012

Vì sao các quốc gia thất bại (P2)

(Tiếp theo).

4.NHỮNG KHÁC BIỆT NHỎ VÀ CÁC BƯỚC NGOẶT:
 SỨC NẶNG CỦA LỊCH SỬ
THẾ GIỚI DO DỊCH HẠCH GÂY RA
TRONG NĂM 1346 DỊCH HẠCH, Cái chết Đen, đã đến thành phố cảng Tana ở cửa Sông Đông ở Biển Đen. Được truyền bởi bọ chét sống trên chuột, bệnh dịch hạch được đưa từ Trung Quốc bởi các nhà buôn di chuyển dọc theo Con đường Tơ lụa, mạng lưới thương mại huyết mạch xuyên Á vĩ đại.
Nhờ các nhà buôn xứ Genoa, chuột đã mau chóng làm cho bọ chét và dịch hạch lan từ Tana ra toàn bộ vùng Địa Trung Hải. Vào đầu 1347, dịch hạch đã đến Constantinople. Vào mùa xuân 1348, nó đã lan xuyên qua Pháp và Bắc Phi và lên vùng đất hình chiếc ủng của Italia. Bệnh dịch hạch đã triệt hạ khoảng nửa dân số của bất cứ vùng nào mà nó đã quét qua. Nhà văn Ilalia Giovanni Boccaccio đã chứng kiến trực tiếp dịch hạch đến thành phố Florence của Italia. Muộn hơn ông nhớ lại:
Đối mặt với sự ào tới của nó, tất cả sự sáng suốt và khéo léo của con người đã đều vô hiệu … bệnh dịch hạch đã bắt đầu làm cho các tác động tai họa của nó trở nên rõ ràng theo một cách lạ thường và gây khiếp sợ. Nó đã không có dạng được cho là đã có ở phương Đông, nơi nếu bất cứ ai hộc máu mũi thì đó là một điềm hiển nhiên của cái chết chắc chắn. Ngược lại, triệu chứng sớm nhất của nó là sự xuất hiện các hạch ở bẹn hay ở nách, một số hạch có hình thù quả trứng trong khi các hạnh khác có kích thước khoảng chừng một quả táo bình thường … Muộn hơn các triệu chứng của căn bệnh thay đổi, và nhiều người bắt đầu thấy các vết đen và các vết thâm tím trên tay, đùi và các bộ phận khác trên thân thể họ … Chống lại các chứng bệnh này … Tất cả lời khuyên của các thầy thuốc và tất cả sức mạnh của y học đều vô ích và vô hiệu … Và trong hầu hết các trường hợp cái chết xảy ra trong vòng ba ngày kể từ khi xuất hiện các triệu chứng mà chúng ta mô tả.
Người dân ở nước Anh đã biết dịch hạch đang đến và đã biết rõ về sự diệt vong sắp đến. Vào giữa tháng Tám năm 1348, Vua Edward III đã yêu cầu Đức Tổng Giám Mục Cantenbury để tổ chức các lễ cầu nguyện, và nhiều giám mục đã viết thư cho các linh mục để đọc trong nhà thờ nhằm giúp người dân đối phó với cái sắp giáng xuống họ. Ralph ở thị trấn Shrewsbury, Đức Giám mục giáo xứ Bath, đã viết cho các linh mục:
Chúa toàn năng dùng sấm, sét [sic], và các cơn gió mạnh khác mà ngài phóng từ ngai vàng của ngài để gây đau khổ cho những đứa con mà ngài muốn cứu rỗi. Do đó, từ khi bệnh dịch hạch tai họa từ phương Đông đã đến một vương quốc láng giềng, rất đáng lo ngại rằng, trừ phi chúng ta câu nguyện một cách chân thành và không ngừng, một bệnh dịch tương tự sẽ trải các nhánh độc hại của nó vào vương quốc này, và giáng xuống và tiêu hủy sạch cư dân. Vì thế tất cả chúng ta phải đến trước sự hiện diện của Chúa trong lúc thú tội, đọc bài thánh vịnh.
Việc đó đã chẳng có ích lợi gì. Dịch hạch tấn công và mau chóng tiêu diệt khoảng một nửa dân số Anh. Các thảm họa như vậy có thể có những ảnh hưởng to lớn đến các thể chế của xã hội. Có lẽ dễ hiểu, rất nhiều người đã hóa điên. Boccaccio đã nhận xét rằng, “một số đã xác nhận rằng một cách không thể sai để tránh xa tai họa kinh khủng này là uống túy lúy, thỏa sức tận hưởng cuộc sống, đi vòng quanh ca hát và vui chơi hội hè, chiều theo mọi ham muốn của mình bất cứ khi nào có cơ hội, nhún vai coi khinh cái quan trọng nhất như một trò đùa lớn … và điều này giải thích vì sao các bà, những người đã hồi phục, có lẽ ít trong sạch hơn trong thời kỳ tiếp sau.” Thế nhưng dịch hạch cũng đã có một tác động biến đổi về mặt xã hội, kinh tế, và chính trị lên các xã hội Âu châu trung cổ.
Vào lúc chuyển giao thế kỷ thứ mười bốn, châu Âu đã có một trật tự phong kiến, một cách tổ chức xã hội lần đầu tiên nổi lên ở Tây Âu sau sự sụp đổ của Đế chế La Mã. Nó đã dựa trên một mối quan hệ thứ bậc giữa nhà vua và các chúa (lord) bên dưới ông, với các nông dân ở dưới cùng. Nhà vua sở hữu đất đai và cấp đất cho các chúa đổi lấy các dịch vụ quân sự. Sau đó các chúa phân đất cho các nông dân, đổi lại các nông dân đã phải lao động nhiều mà không được trả công và bị nhiều loại tiền phạt và thuế. Các nông dân, bởi vì địa vị “nô lệ” của họ, đã được gọi là các nông nô, bị gắn liền với đất, không có khả năng di chuyển đi nơi khác nếu không có sự cho phép của chúa của họ, người không chỉ là chúa đất mà cũng là thẩm phán, bội thẩm đoàn, và lực lượng cảnh sát. Đó đã là một hệ thống mang tính khai thác hết sức cao, với của cải chảy từ nhiều nông dân lên phía trên cho ít chúa đất.
Sự khan hiếm lao động nghiêm trọng do dịch hạch gây ra đã làm rung chuyển nền tảng của trật tự phong kiến. Nó đã khuyến khích các nông dân đòi thay đổi. Tại Eynsham Abbey, chẳng hạn, các nông dân đã đòi giảm nhiều loại tiền phạt và việc làm không được trả công. Họ đã nhận được cái họ muốn, và hợp đồng mới của họ đã bắt đầu với khẳng định, “Vào thời chết chóc hay bệnh dịch hạch, xảy ra năm 1349, chỉ đúng hai người thuê còn lại trong thái ấp, và họ đã bày tỏ ý định bỏ đi trừ phi Thầy Nicolas xứ Upton, cha trưởng tu viện và chúa của trang ấp khi đó, làm một thỏa thuận mới với họ”. Ông đã làm.
Việc xảy ra tại Eynsham đã xảy ra ở mọi nơi. Các nông dân đã bắt đầu giải phóng mình khỏi lao dịch bắt buộc và nhiều nghĩa vụ với các chúa đất của họ. Lương bắt đầu tăng lên. Chính phủ đã thử chấm dứt việc này và, vào năm 1351, đã thông qua Đạo luật [về Những người] Lao động (Statute of Laborers), mà mở đầu bằng:
Bởi vì phần lớn nhân dân và đặc biệt các thợ và đầy tớ bây giờ đã chết trong dịch hạch đó, một số, thấy sự thẳng thắn của các ông chủ và sự khan hiếm đầy tớ, không sẵn sàng phục vụ trừ phi họ nhận được tiền công thái quá … Chúng ta, xem xét những sự bất tiện nghiêm trọng mà có thể do sự thiếu lao động, đặc biệt thiếu thợ cày và những lao động chân tay như vậy, gây ra, đã … thấy phù hợp để quy định: rằng mọi đàn ông và đàn bà của vương quốc Anh chúng ta  … sẽ buộc phải phục vụ những người mà thấy phù hợp để tìm kiếm anh ta; và anh ta sẽ chỉ lấy [tiền] công bằng quần áo đồng phục, sự đền bù phù hợp hay lương mà, ở những nơi anh ta được tìm kiếm để phục vụ, đã quen để được trả trong năm thứ hai mươi của triều đại chúng ta ở nước Anh [Vua Edward III lên ngôi vào ngày 25-1-1327, cho nên sự dẫn chiếu ở đây là đến năm 1347] hoặc năm hay sáu năm bình thường ngay trước đó.
Đạo luật thực ra đã thử cố định tiền công ở mức trước Cái Chết Đen. Đặc biệt làm cho elite Anh lo lắng đã là “sự dụ dỗ”, một nỗ lực của một chúa đất để hấp dẫn các nông dân khan hiếm của những người khác. Lời giải đã là làm cho việc bắt giam trở thành sự trừng phạt cho việc bỏ đi mà không được phép của chủ:
Và nếu một thợ gặt hay thợ cắt, hoặc thợ khác hay đầy tớ, dù địa vị hay điều kiện của người đó thế nào, người được giữ để phục vụ bất cứ ai, mà rời khỏi sự phục vụ được nói đến ấy trước thời hạn được thỏa thuận, mà không có sự cho phép hay lý do hợp lý, sẽ phải chịu sự trừng phạt tống giam, và ngoài ra … không để người nào … trả hoặc cho phép để được trả bất cứ ai khoản tiền công, quần áo đồng phục, sự đền bù hay lương nhiều hơn mức theo lệ thường như đã được nói đến.
Nỗ lực của nhà nước Anh để ngăn những sự thay đổi của các thể chế và tiền công sau Cái Chết Đen đã không có hiệu lực. Trong năm 1381, Khởi nghĩa Nông dân nổ ra, và những người nổi dậy, dưới sự lãnh đạo của Wat Tyler, thậm chí đã chiếm phần lớn London. Mặc dù cuối cùng họ đã bị đánh bại, và Tyler bị xử tử, đã không còn các các nỗ lực để thi hành Đạo luật Lao động nữa. Dịch vụ lao động phong kiến teo dần đi, một thị trường lao động bao gồm đã bắt đầu nổi lên ở nước Anh, và tiền công tăng lên.
Dịch hạch có vẻ đã tấn công phần lớn thế giới, và ở mọi nơi một phần tương tự của dân số đã chết. Như thế tác động nhân khẩu học ở Đông Âu đã cũng như ở nước Anh và Tây Âu. Các lực lượng xã hội và kinh tế đang vận hành đã cũng như nhau. Lao động khan hiếm và người dân đã đòi các quyền tự do lớn hơn. Nhưng ở phía Đông, một logic trái ngược mạnh hơn đã tác động. Ít người hơn đã có nghĩa là tiền công cao hơn trong một thị trường lao động bao gồm. Nhưng điều này đã cho phép các chúa đất một khuyến khích lớn hơn để giữ thị trường lao động là thị trường lao động khai thác và các nông dân làm nô lệ. Ở nước Anh động lực thúc đẩy này cũng đã có tác động, như được phản ánh trong Đạo Luật Lao động. Nhưng bất chấp việc đó những người lao động đã có đủ sức mạnh để đạt được cái họ muốn. Đã không thế ở Đông Âu. Sau dịch hạch, các chúa đất Đông Âu đã bắt đầu tiếp quản các vùng đất lớn và mở rộng ruộng đất của họ, mà đã lớn hơn ruộng đất của các chúa đất Tây Âu rồi. Các thị trấn đã yếu hơn và thưa dân hơn, và thay vì trở nên tự do hơn, những người lao động bắt đầu thấy quyền tự do hiện hành của họ bị xâm phạm.
Các tác động trở nên đặc biệt rõ sau năm 1500, khi Tây Âu bắt đầu cần đến những hàng hóa nông nghiệp được sản xuất ở Đông Âu như lúa mỳ, lúa mạch và gia súc. Tám mươi phần trăm nhập khẩu lúa mạch vào Amsterdam đã đến từ lưu vực của các sông Elbe, Vistula, và Order. Chẳng bao lâu, năm mươi phần trăm thương mại hưng thịnh bột phát của Hà Lan đã là với Đông Âu. Khi cầu Tây Âu tăng, các chúa đất Đông Âu đã siết chặt thêm sự kiểm soát của họ đối với lực lượng lao động để mở rộng cung. Nó đã được gọi là Chế độ Nông nô Thứ hai, khác biệt và hà khắc hơn dạng gốc của nó ở đầu Thời Trung Cổ. Các chúa đất đã tăng thuế mà họ thu trên các mảnh đất riêng của những người thuê của họ và lấy một nửa tổng sản lượng. Tại Korczyn, Ba Lan, mọi việc làm cho chúa đất đã đều được trả công trong năm 1533. Nhưng vào năm 1600 gần một nửa đã là lao động cưỡng bức không được trả công. Trong năm 1500, những người lao động ở Macklenberg, ở miền đông nước Đức, đã chỉ có nghĩa vụ lao động không được trả công vài ngày trong một năm. Vào năm 1550 đã là một ngày trong một tuần, và vào năm 1600 ba ngày trong một tuần. Con của những người lao động đã phải làm không công cho chúa đất trong nhiều năm. Tại Hungary, các địa chủ đã kiểm soát toàn bộ đất năm 1514, quy định một ngày làm việc không công trong một tuần đối với mọi người lao động. Vào năm 1550, mức này đã được nâng lên hai ngày một tuần. Vào cuối thế kỷ, đã là ba ngày. Các nông nô phải chịu các quy định này đã chiếm 90 phần trăm dân số nông thôn thời đó.
Mặc dù trong năm 1346 đã có ít sự khác biệt giữa Tây và Đông Âu về mặt các thể chế chính trị và kinh tế, vào năm 1600 chúng đã khác nhau hoàn toàn. Ở Tây Âu, những người lao động đã thoát khỏi các khoản phí, phạt, và các quy định phong kiến, và trở thành một phần then chốt của một nền kinh tế thị trường đang hưng thịnh. Tại Đông Âu, họ cũng đã dính líu đến một nền kinh tế như vậy, nhưng với tư cách các nông nô bị cưỡng bức nuôi trồng thực phẩm và các hàng hóa nông nghiệp được đòi hỏi ở Tây Âu. Nó đã là một nền kinh tế thị trường nhưng không phải là một nền kinh tế thị trường bao gồm. Sự phân kỳ [sự rẽ theo các hướng khác nhau] thể chế này đã là kết quả của một tình thế nơi những sự khác biệt giữa hai vùng này ban đầu có vẻ đã rất nhỏ: ở Đông Âu các chúa đất đã được tổ chức tốt hơn một chút; họ đã có nhiều quyền hơn một chút và đã có ruộng đất được gộp lại hơn. Các thị trấn yếu hơn và nhỏ hơn, các nông dân ít được tổ chức hơn. Trong sơ đồ lớn của lịch sử, đấy đã là những khác biệt nhỏ. Thế nhưng những sự khác biệt nhỏ này giữa Tây Âu và Đông Âu đã trở nên hết sức quan trọng đối với cuộc sống của dân cư của chúng và đối với con đường tương lai của sự phát triển thể chế khi trật tự phong kiến bị Cái Chết Đen làm lung lay.
Cái Chết Đen là một thí dụ sinh động về bước ngoặt [critical juncture], một sự kiện lớn hay sự hợp lưu của những yếu tố phá vỡ sự cân bằng kinh tế hay chính trị hiện tồn trong xã hội. Một bước ngoặt là một con dao hai lưỡi mà có thể gây ra một sự rẽ đột ngột trong quỹ đạo của một quốc gia. Một mặt nó có thể mở đường cho sự phá vỡ chu trình của những thể chế khai thác và cho phép những thể chế bao gồm hơn nổi lên, như ở nước Anh. Hoặc nó có thể tăng cường sự nổi lên của những thể chế khai thác, như trường hợp của Chế độ Nông nô Thứ hai ở Đông Âu.
Việc hiểu lịch sử và các bước ngoặt định hình thế nào con đường của các thể chế kinh tế và chính trị cho phép chúng ta có một lý thuyết đầy đủ hơn về nguồn gốc của những sự khác biệt về sự nghèo khó và thịnh vượng. Ngoài ra, nó cho phép chúng ta giải thích tình hình hiện nay và vì sao một số quốc gia chuyển đổi sang các thể chế kinh tế và chính trị bao gồm trong khi các quốc gia khác lại không.
 TẠO RA CÁC THỂ CHẾ BAO GỒM
 Nước Anh đã là độc nhất giữa các quốc gia khi nó có sự đột phá sang tăng trưởng kinh tế bền vững trong thế kỷ mười bảy. Những thay đổi kinh tế lớn đã theo sau một cuộc cách mạng chính trị mà đã mang lại một tập khác biệt của các thể chế kinh tế và chính trị, mang tính bao gồm hơn rất nhiều so với các thể chế của xã hội trước.
  Các thể chế này có các hệ lụy sâu sắc không chỉ đối với các khuyến khích kinh tế và sự thịnh vượng, mà cũng đối với những người gặt hái được các lợi ích của sự thịnh vượng. Chúng đã dựa không phải vào sự đồng thuận mà, đúng hơn, đã là kết quả của sự xung đột dữ dội khi các nhóm khác nhau cạnh tranh vì quyền lực, tranh giành quyền lực của các nhóm khác và cố thử tổ chức các thể chế theo sự ưa thích riêng của họ. Đỉnh cao của các cuộc đấu tranh thể chế của các thế kỷ mười sáu và mười bảy đã là hai sự kiện quan trọng quyết định: Nội chiến Anh giữa 1642 và 1651, và đặc biệt là Cách mạng Vinh quang 1688.
Cách mạng Vinh quang đã hạn chế quyền lực của nhà vua và hành pháp, và đã chuyển quyền lực cho Quốc hội để quyết định về các thể chế kinh tế. Đồng thời nó đã mở hệ thống chính trị cho phần bao quát tiêu biểu của xã hội, những người đã có thể ảnh hưởng đáng kể đến cách nhà nước hoạt động. Cách mạng Vinh quang đã là nền tảng cho việc tạo ra một xã hội đa nguyên, và nó đã được xây dựng trên và làm tăng tốc một quá trình tập trung hóa chính trị. Nó đã tạo ra tập hợp đầu tiên của các thể chế chính trị bao gồm của thế giới.
Như một hệ quả, các thể chế kinh tế cũng đã bắt đầu trở nên bao gồm hơn. Cả chế độ nô lệ và những hạn chế kinh tế nghiêm ngặt của thời kỳ phong kiến trung cổ đã không tồn tại ở Anh vào đầu thế kỷ thứ mười bảy. Tuy nhiên, đã có nhiều hạn chế về các hoạt động kinh tế mà người dân có thể tiến hành. Cả hoạt động kinh tế trong nước và quốc tế đã bị các độc quyền bóp nghẹt. Nhà nước đã đánh thuế tùy tiện và đã thao túng hệ thống pháp luật. Phần lớn đất đai bị kẹt vào các hình thức cổ xưa của các quyền tài sản mà làm cho việc bán là không thể và rủi ro để đầu tư vào.
Tình hình này đã thay đổi sau Cách mạng Vinh quang. Chính phủ đã chấp nhận một tập các thể chế kinh tế tạo các khuyến khích cho đầu tư, thương mại và đổi mới. Nó đã kiên định thực thi các quyền tài sản, kể cả các bằng sáng chế cấp quyền tài sản cho các ý tưởng, do đó đưa ra kích thích lớn cho sự đổi mới. Nó bảo vệ luật pháp và trật tự. Chưa từng có về mặt lịch sử đã là việc áp dụng luật Anh đối với tất cả công dân. Việc đánh thuế tùy tiện đã chấm dứt, và các độc quyền đã bị bãi bỏ hầu như hoàn toàn. Nhà nước Anh đã năng nổ thúc đẩy các hoạt động buôn bán và đã làm việc để thúc đẩy công nghiệp nội địa, không chỉ bằng cách dỡ bỏ các rào cản đối với sự mở rộng hoạt động công nghiệp mà cũng bằng cách cho phép sử dụng toàn bộ sức mạnh của hải quân Anh để bảo vệ các lợi ích thương mại. Bằng cách hợp lý hóa các quyền sở hữu, nó tạo thuận lợi cho việc xây dựng hạ tầng, đặc biệt đường sá, kênh rạch và muộn hơn đường sắt, mà đã hóa ra là cốt yếu đối với tăng trưởng công nghiệp.
Những nền tảng này đã làm thay đổi một cách quyết định các khuyến khích cho người dân và đã thúc đẩy các động cơ của sự thịnh vượng, mở đường cho Cách mạng Công nghiệp. Đầu tiên và trước hết, Cách mạng Công nghiệp đã phụ thuộc vào những tiến bộ công nghệ chính khai thác cơ sở tri thức đã được tích tụ ở châu Âu trong các thế kỷ trước. Nó đã là một sự thay đổi căn bản khỏi quá khứ, do việc nghiên cứu khoa học và tài năng của nhiều cá nhân độc nhất vô nhị đã làm cho nó là có thể. Sức mạnh đầy đủ của cuộc cách mạng này đến từ thị trường, mà đã tạo ra các cơ hội sinh lời cho các công nghệ được phát triển và được áp dụng. Chính bản chất bao gồm của các thị trường là cái đã cho phép người dân phân bổ đúng tài năng của họ cho các ngành kinh doanh. Nó cũng đã dựa vào giáo dục và các kỹ năng, vì đã có các trình độ giáo dục tương đối cao, chí ít theo các tiêu chuẩn của thời đó, mà đã cho phép sự nổi lên của các doanh nhân khởi nghiệp với tầm nhìn để sử dụng những công nghệ mới cho các doanh nghiệp của mình và để tìm những người lao động có kỹ năng để sử dụng chúng.
Không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên rằng Cách mạng Công nghiệp đã bắt đầu ở nước Anh vài thập kỷ tiếp sau Cách mạng Vinh quang. Các nhà sáng chế vĩ đại, thí dụ như James Watt (người hoàn thiện động cơ hơi nước), Richard Trevithick (người xây dựng đầu máy xe lửa đầu tiên), Richard Arkwright (nhà sáng chế ra máy xe sợi), và Insambard Kingdom Brunel (nhà sáng tạo ra nhiều tàu hơi nước mang tính cách mạng) đã có khả năng nhận các cơ hội kinh tế do các ý tưởng của họ tạo ra, đã tự tin rằng các quyền sở hữu trí tuệ của họ được tôn trọng, và đã có tiếp cận đến các thị trường nơi các đổi mới sáng tạo của họ có thể được bán và được dùng một cách có lời. Năm 1775, ngay sau khi ông gia hạn bằng sáng chế của mình về động cơ hơi nước, mà ông đã gọi là “động cơ Lửa”, James Watt đã viết cho cha mình:
 Cha kính mến,
Sau một chuỗi những sự Chống đối khác nhau và mãnh liệt, cuối cùng con đã có được một điều Luật do Quốc hội ban hành trao quyền về các động cơ Lửa mới của con cho con và những người được Ủy quyền của con, trên khắp Vương quốc Anh & các đồn điền trong hai mươi lăm năm tới, mà con hy vọng sẽ rất ích lợi cho con, vì đã có cầu đáng kể rồi đối với chúng.
Lá thư này tiết lộ hai thứ. Thứ nhất, Watt đã được thúc đẩy bởi các cơ hội thị trường mà ông đã dự tính, bởi “cầu đáng kể” ở Vương quốc Anh và các đồn điền của nó, tức là các thuộc địa hải ngoại của Anh. Thứ hai, nó cho thấy ông đã có khả năng ảnh hưởng đến Quốc hội ra sao để có được cái ông muốn bởi vì nó đã là sự đáp lại các lời thỉnh cầu của các cá nhân và các nhà đổi mới.
Những tiến bộ công nghệ, khát vọng của các doanh nghiệp để mở rộng và đầu tư, và việc sử dụng hữu hiệu các kỹ năng và tài năng tất cả đã trở nên có thể bởi các thể chế kinh tế bao gồm mà nước Anh đã phát triển. Những cái này, đến lượt chúng, lại dựa trên nền tảng của các thể chế chính trị bao gồm của nước Anh.
Nước Anh đã phát triển các thể chế chính trị bao gồm này bởi vì hai yếu tố. Thứ nhất đã là các thể chế chính trị, kể cả một nhà nước được tập trung hóa, mà đã cho phép nó tiến hành bước triệt để tiếp theo – quả thực chưa từng có – theo hướng các thể chế bao gồm với sự ập tới của Cách mạng Vinh quang. Trong khi yếu tố này đã phân biệt nước Anh với phần lớn thế giới, nó đã không phân biệt đáng kể nước Anh với các nước Tây Âu như Pháp và Tây Ban Nha. Quan trọng hơn đã là yếu tố thứ hai. Các sự kiện dẫn tới Cách mạng Vinh quang đã rèn đúc một liên minh rộng và hùng mạnh có khả năng đặt các ràng buộc lâu bền lên quyền lực của chế độ quân chủ và hành pháp, mà đã buộc phải mở cho các đòi hỏi của liên minh này. Việc này đặt nền móng cho các thể chế chính trị đa nguyên, mà rồi đã cho phép phát triển các thể chế kinh tế mà sẽ làm nòng cốt cho Cách mạng Công nghiệp lần thứ nhất.
 NHỮNG KHÁC BIỆT NHỎ MÀ LÀ QUAN TRỌNG
Bất bình đẳng thế giới đã tăng đột ngột đầy kịch tính với Cách mạng Công nghiệp Anh bởi vì chỉ một số phần của thế giới đã chọn làm theo các đổi mới và các công nghệ mà những người như Arkwright và Watt, và nhiều người làm theo, đã phát triển. Sự đáp lại của các quốc gia khác nhau đối với làn sóng công nghệ này, mà quyết định liệu họ sẽ sống khổ cực dưới sự nghèo khó hay sẽ đạt tăng trưởng kinh tế bền vững, đã chủ yếu được định hình bởi các con đường lịch sử khác nhau của các thể chế của họ. Vào nửa thế kỷ thứ mười tám đã có những khác biệt nổi bật rồi về các thể chế chính trị và kinh tế xung quanh thế giới. Nhưng những khác biệt này đến từ đâu?
Các thể chế chính trị Anh đã trên con đường của chúng đến chủ nghĩa đa nguyên lớn hơn rất nhiều vào năm 1688, so với các thể chế ở Pháp và Tây Ban Nha, nhưng nếu chúng ta quay lại theo thời gian một trăm năm, đến 1588, thì những sự khác biệt co lại gần như chẳng có gì. Cả ba nước đều đã bị cai trị bởi các chế độ quân chủ tương đối chuyên quyền: Elizabeth I ở Anh, Philip II ở Tây Ban Nha, và Henry II ở Pháp. Tất cả đều đã dang chiến đấu với các đại hội đồng của các công dân – như Quốc hội ở Anh, Cortes ở Tây Ban Nha, và Estates-General ở Pháp – mà đã đều đòi nhiều quyền hơn và sự kiểm soát chế độ quân chủ. Tất cả các đại hội đồng này đã có những quyền lực và phạm vi quyền hạn hơi khác nhau. Thí dụ, Quốc hội Anh và Cortes của Tây Ban Nha đã có thẩm quyền về thuế, còn Estates-General thì không. Ở Tây Ban Nha việc này đã ít quan trọng, bởi vì sau 1492 Quốc vương Tây Ban Nha đã có một đế chế Mỹ [châu] mênh mông và đã được hưởng lợi rất lớn từ vàng và bạc được tìm thấy ở đó. Tại nước Anh tình hình đã khác. Elizabeth I đã ít độc lập hơn rất nhiều về mặt tài chính, cho nên bà đã phải cầu xin Quốc hội để được nhiều thuế hơn. Đổi lại, Quốc hội đã đòi những nhượng bộ, đặc biệt những hạn chế đến quyền của Elizabeth để tạo ra các độc quyền. Nó đã là một xung đột mà Quốc hội thắng từ từ. Ở Tây Ban Nha, Cortes lại đã thua trong một xung đột tương tự. Thương mại đã không chỉ bị độc quyền, nó đã là độc quyền của chế độ quân chủ Tây Ban Nha.
Những sự khác biệt này, mà ban đầu dường như là nhỏ, đã bắt đầu trở nên rất quan trọng trong thế kỷ mười bảy. Mặc dù châu Mỹ đã được phát hiện ra năm 1492 và Vasco da Gama đã đến được Ấn Độ bằng cách đi vòng quanh Mũi Hảo Vọng, ở đầu tận cùng niềm nam châu Phi, năm 1498, đã chỉ đến sau 1600 thì một sự bành trướng to lớn của thương mại thế giới, đặc biệt ở Đại Tây Dương, mới bắt đầu xảy ra. Năm 1585 việc thuộc địa hóa đầu tiên của Anh ở Bắc Mỹ đã bắt đầu tại Roanoke, trong chỗ nơi bây giờ là Bắc Carolina. Năm 1600, Công ty Đông Ấn Anh được thành lập. Năm 1602 Công ty Đông Ấn Hà Lan ra đời. Năm 1607 Công ty Virginia thành lập thuộc địa Jamestown. Vào các năm 1620 vùng Caribe bị thuộc địa hóa, với Barbados bị chiếm năm 1627. Pháp cũng đã bành trướng qua Đại Tây Dương, lập ra thành phố Quebec năm 1608 như thủ đô của nước Pháp mới, mà bây giờ là Canada. Những hệ quả của sự bành trướng kinh tế này đối với các thể chế đã là rất khác nhau đối với Anh so với Tây Ban Nha và Pháp bởi vì những khác biệt nhỏ ban đầu ấy.
Elizabeth và những người kế vị bà đã không thể độc quyền thương mại với châu Mỹ. Các nền quân chủ Âu châu khác đã có thể. Vì thế trong khi ở nước Anh, thương mại xuyên Đại Tây Dương và thuộc địa hóa đã bắt đầu tạo ra một nhóm lớn các thương gia giàu có với ít mối liên kết với Quốc vương, điều này đã không như thế ở Tây Ban Nha hay ở Pháp. Các nhà buôn Anh đã bực bội về sự kiểm soát của hoàng gia và đòi những thay đổi về thể chế chính trị và hạn chế các đặc quyền của hoàng gia. Họ đã đóng một vai trò thiết yếu trong Nội Chiến và Cách mạng Vinh quang. Những xung đột tương tự xảy ra ở mọi nơi. Các vua Pháp, chẳng hạn đã đối mặt với Fronde [Nổi loạn] giữa 1648 và 1652. Sự khác biệt đã là ở nước Anh đã có khả năng hơn nhiều là các đối thủ của chính thể chuyên chế sẽ thắng bởi vì họ tương đối giàu hơn và đông hơn các đối thủ của chính thể chuyên chế ở Tây Ban Nha và Pháp.
Các con đường phân kỳ của các xã hội Anh, Pháp, và Tây Ban Nha trong thế kỷ mười bảy minh họa tầm quan trọng của sự tác động qua lại của những sự khác biệt nhỏ về thể chế và các bước ngoặt [critical junctures]. Trong thời gian bước ngoặt, một sự kiện lớn hay sự hợp lưu của các yếu tố phá vỡ sự cân bằng hiện tồn của quyền lực chính trị hay kinh tế trong một quốc gia. Những cái này có thể ảnh hưởng đến chỉ một quốc gia duy nhất, thí dụ như cái chết của Chủ tịch Mao Trạch Đông năm 1976, mà đầu tiên đã tạo ra một bước ngoặt chỉ cho Trung Hoa Cộng Sản. Tuy vậy, thường các bước ngoặt ảnh hưởng đến toàn bộ một tập các xã hội, theo cách mà, thí dụ, sự thuộc địa hóa và sau đó là sự phi thuộc địa hóa đã ảnh hưởng đến phần lớn địa cầu.
Những bước ngoặt như vậy là quan trọng bởi vì có những rào cản kinh khủng chống lại những sự cải thiện từ từ, do kết quả từ sự đồng vận giữa các thể chế chính trị và kinh tế khai thác và sự ủng hộ mà chúng trao cho nhau. Sự dai dẳng của vòng phản hồi này tạo ra một vòng luẩn quẩn, Những kẻ hưởng lợi từ hiện trạng là những người giàu và được tổ chức tốt, và có thể chiến đấu một cách hữu hiệu chống lại những thay đổi lớn mà sẽ lấy đi các đặc quyền kinh tế hay quyền lực chính trị của họ.
Một khi một bước ngoặt xảy ra, những thay đổi nhỏ mà quan trọng là những khác biệt thể chế ban đầu mà chúng khởi động những sự đáp lại rất khác nhau. Đấy là lý do vì sao những khác biệt thể chế tương đối nhỏ ở Anh, Pháp, và Tây Ban Nha đã dẫn đến những con đường phát triển khác nhau một cách cơ bản. Các con đường nảy sinh do kết quả từ một bước ngoặt được tạo ra bởi các cơ hội kinh tế được thương mại xuyên Đại Tây Dương mở ra cho những người Âu châu.
Cho dù những khác biệt thể chế nhỏ là hết sức quan trọng trong các bước ngoặt, và tất nhiên, những khác biệt thể chế lớn hơn dẫn đến những hình mẫu còn khác nhau hơn nữa vào những lúc như vậy. Trong khi những khác biệt thể chế giữa Anh và Pháp đã là nhỏ trong năm 1588, những sự khác biệt thể chế giữa Tây và Đông Âu đã lớn hơn nhiều. Ở Tây Âu, các nhà nước mạnh được tập trung hóa như Anh, Pháp, và Tây Ban Nha đã có các thể chế lập hiến (Quốc hội, Estates-General, và Cortes). Cũng đã có những sự tương tự cơ bản trong các thể chế kinh tế, như sự vắng mặt của chế độ nông nô.
Đông Âu khi đó lại là câu chuyện khác. Vương quốc Ba Lan-Lithuania, chẳng hạn, đã bị cai trị bởi một giai cấp elite được gọi là Szlachta, những người đã hùng mạnh đến mức họ thậm chí đưa ra các cuộc bầu chọn vua. Đấy đã không là một sự cai trị chuyên chế như ở Pháp dưới thời Vua Mặt trời, Louis XIV, mà là chính thể chuyên chế của một elite, các thể chế chính trị khai thác hoàn toàn cũng vậy. Szlachta đã cai trị một xã hội chủ yếu là nông thôn với đa số áp đảo dân cư là các nông nô không có quyền tự do di chuyển và các cơ hội kinh tế. Xa hơn sang phía đông, Peter Đại Đế của Nga đã cũng đang củng cố một chính thể chuyên chế hà khắc và khai thác hơn rất nhiều so với Louis XIV đã có thể làm được. Bản đồ 8 cung cấp một cách đơn giản để thấy mức khác nhau giữa Tây và Đông Âu vào đầu thế kỷ mười chín. Nó đánh dấu xem liệu một nước vẫn còn chế độ nông nô hay không trong năm 1800. Các nước được tô màu sẫm vẫn còn, các nước màu sáng thì không. Đông Âu sẫm, Tây Âu sáng.
 Thế mà các thể chế của Tây Âu đã không luôn khác biệt đến vậy so với các thể chế của Đông Âu. Chúng đã bắt đầu, như chúng ta đã thấy ở trước, trở nên khác biệt trong thế kỷ thứ mười bốn khi Cái Chết Đen tấn công vào năm 1346. Đã [chỉ] có những khác biệt nhỏ giữa các thể chế chính trị và kinh tế ở Tây  và Đông Âu. Nước Anh và Hungary thậm chí đã được cai trị bởi cùng một gia tộc, nhà Angevin. Các khác biệt quan trọng hơn nổi lên sau Cái Chết Đen, sau đó đã tạo ra bối cảnh mà trong đó những sự khác nhau quan trọng hơn giữa Tây và Đông Âu đã diễn ra trong các thế kỷ mười bảy, mười tám, và mười chín.
Nhưng đâu là nơi đầu tiên mà những khác biệt nhỏ về thể chế này xuất hiện và khởi động quá trình phân kỳ? Vì sao Đông Âu đã có các thể chế chính trị và kinh tế khác với Tây Âu trong thế kỷ mười bốn? Vì sao sự cân bằng quyền lực giữa Quốc vương và Quốc hội ở Anh lại khác Pháp và Tây Ban Nha? Như chúng ta sẽ thấy trong chương tiếp theo, ngay cả các xã hội ít phức tạp hơn xã hội hiện đại của chúng ta rất nhiều cũng tạo ra các thể chế chính trị và kinh tế mà có những ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống của các thành viên của nó. Điều này đúng ngay cả cho những người săn bắt-hái lượm, như chúng ta thấy từ các xã hội sống sót như dân tộc San của Botswana hiện đại, những người không canh tác chăn nuôi hay thậm chí không sống trong các vùng định cư lâu dài.
Không hai xã hội nào tạo ra cùng các thể chế; chúng có những phong tục riêng biệt, các hệ thống quyền sở hữu khác nhau, và những cách khác nhau để chia một con thú bị giết hay của cải cướp được từ các nhóm khác. Một số công nhận uy quyền của những người già, số khác thì không; một số đạt được mức độ tập trung hóa chính trị nào đó ngay từ sớm, nhưng số khác thì không. Các xã hội liên tục phải chịu xung đột kinh tế và chính trị mà được giải quyết theo những cách khác nhau bởi vì những sự khác biệt lịch sử cụ thể, vai trò của các cá nhân, hay các yếu tố ngẫu nhiên đơn thuần.
Những sự khác biệt này bắt đầu thường nhỏ, nhưng chúng tích tụ, tạo ra một quá trình trôi thể chế (institutional drift). Hệt như hai quần thể sinh vật được cô lập sẽ từ từ trôi xa nhau trong quá trình trôi dạt di truyền, bởi vì những đột biến gen ngẫu nhiên tích tụ, hai xã hội mặt khác giống nhau cũng sẽ chầm chậm trôi xa nhau về mặt thể chế. Mặc dù, giống như trôi dạt di truyền, trôi dạt thể chế không có con đường được xác định trước và thậm chí không cần tích tụ; qua hàng thế kỷ nó có thể dẫn đến những khác biệt có thể nhận thấy, đôi khi quan trọng. Những sự khác biệt do trôi dạt thể chế gây ra trở nên đặc biệt quan trọng, bởi vì chúng ảnh hưởng đến cách xã hội phản ứng với những thay đổi về hoàn cảnh kinh tế hoặc chính trị trong các bước ngoặt.
Các hình mẫu phân kỳ phong phú về phát triển kinh tế xung quanh thế giới phụ thuộc vào sự tác động qua lại của các bước ngoặt và sự trôi dạt thể chế. Các thể chế chính trị và kinh tế hiện hành – đôi khi được định hình bởi một quá trình dài của sự trôi dạt thể chế và đôi khi như kết quả nảy sinh từ các phản ứng khác nhau đối với các bước ngoặt trước – tạo ra một cái đe mà trên đó sự thay đổi tương lai sẽ được rèn. Cái Chết Đen và sự mở rộng thương mại thế giới sau 1600 đã là hai bước ngoặt lớn cho các cường quốc Âu châu và đã tương tác với các thể chế ban đầu khác nhau để tạo ra một sự phân kỳ lớn. Bởi vì trong năm 1346 ở Tây Âu các nông dân đã có nhiều quyền lực và sự tự trị hơn những người nông dân ở Đông Âu, Cái Chết Đen đã dẫn đến sự tan rã của chủ nghĩa phong kiến ở  phía Tây và dẫn đến Chế độ Nông Nô Thứ hai ở phía Đông. Bởi vì Đông và Tây Âu đã bắt đầu phân kỳ trong thế kỷ mười bốn, các cơ hội kinh tế mới của các thế kỷ mười bảy, mười tám, và mười chín cũng đã có các hệ lụy khác nhau cơ bản đối với các phần khác nhau này của châu Âu. Bởi vì trong năm 1600 sự kìm kẹp của Quốc vương ở nước Anh đã yếu hơn ở Pháp và Tây Ban Nha, thương mại Đại Tây Dương đã mở đường cho việc tạo ra các thể chế mới với chủ nghĩa đa nguyên lớn hơn ở nước Anh, trong khi lại tăng cường các quốc vương Pháp và Tây Ban Nha.
 CON ĐƯỜNG TÙY THUỘC CỦA LỊCH SỬ
Những kết quả của các sự kiện trong các bước ngoặt được định hình bởi sức nặng của lịch sử, như các thể chế kinh tế và chính trị hiện hành định hình sự cân bằng quyền lực và phác họa cái gì là khả thi về mặt chính trị. Kết quả, tuy vậy, không phải là được định trước về mặt lịch sử, mà là tùy thuộc. Con đường chính xác của sự phát triển thể chế trong các giai đoạn này phụ thuộc vào lực nào trong các lực đối địch nhau sẽ thành công, các nhóm nào sẽ có khả năng thành lập các liên minh hữu hiệu, và các lãnh đạo nào sẽ có khả năng xếp đặt các sự kiện có lợi cho họ.
Vai trò của sự tùy thuộc ngẫu nhiên có thể được minh họa bởi những nguồn gốc của các thể chế chính trị bao gồm ở nước Anh. Không chỉ đã không có gì được quyết định trước trong chiến thắng của các nhóm tranh nhau để hạn chế quyền lực của Quốc vương và để cho các thể chế đa nguyên hơn trong Cách mạng Vinh quang năm 1688, mà toàn bộ con đường dẫn đến cuộc cách mạng chính trị này đã bị phó mặc cho các sự kiện ngẫu nhiên. Chiến thắng của các nhóm thắng đã liên kết một cách không lay chuyển được với bước ngoặt được tạo ra bởi sự tăng lên của thương mại Đại Tây Dương mà đã làm cho các thương gia giàu lên và mạnh bạo lên chống lại Quốc vương. Nhưng một thế kỷ trước đã còn xa mới hiển nhiên rằng nước Anh sẽ có bất cứ khả năng nào để thống trị các biển, để thuộc địa hóa nhiều phần của vùng Caribe và Bắc Mỹ, hay để chiếm phần nhiều đến vậy của thương mại béo bở với châu Mỹ và phương Đông. Elizabeth I đã không và các quốc vương Tudor trước bà cũng đã chẳng xây dựng được một hải quân hùng mạnh và thống nhất. Hải quân Anh đã dựa vào các tàu cướp biển và các tàu thương mại độc lập và đã yếu hơn đội tàu Tây Ban Nha rất nhiều. Tuy nhiên lợi nhuận của thương mại Đại Tây Dương đã thu hút các tàu cướp biển này, thách thức độc quyền của Tây Ban Nha trên đại dương. Năm 1588 những người Tây Ban Nha đã quyết định để chấm dứt những thách thức này đối với độc quyền của họ, cũng như việc nước Anh can thiệp vào Hà Lan thuộc Tây Ban Nha, mà lúc đó đang chiến đấu chống lại Tây Ban Nha vì độc lập.
Quốc vương Tây Ban Nha Philip I đã cử một đội tàu hùng mạnh, đội Armada, được Công tước Medina Sidonia chỉ huy. Đã dường như là một kết luận bị từ bỏ đối với nhiều người rằng người Tây Ban Nha sẽ chắc chắn đánh bại nước Anh, củng cố độc quyền của họ ở Đại Tây Dương, và có lẽ lật đổ Elizabeth I, cuối cùng có lẽ có được sự kiểm soát các đảo Anh. Thế nhưng cái gì đó hoàn toàn khác đã xảy ra. Thời tiết xấu và các sai lầm chiến lược về phía Sidonia, người được đặt vào vị trí phụ trách vào phút chót sau khi một chỉ huy có kinh nghiệm hơn bị chết, đã làm cho Armada Tây Ban Nha mất lợi thế của họ. Bất chấp mọi sự chênh lệch, những người Anh đã phá hủy phần lớn đội tàu của các đối thủ mạnh hơn của họ. Bây giờ Đại Tây Dương đã mở ra cho những người Anh theo các điều kiện ngang bằng hơn. Không có chiến thắng ít có khả năng xảy ra này cho những người Anh, thì các sự kiện mà sẽ tạo ra bước ngoặt biến đổi và đẻ ra các thể chế chính trị đa nguyên một cách đặc biệt của nước Anh sau-1688 đã chẳng bao giờ bắt đầu. Bản đồ 9 cho thấy dấu vết của các vụ đắm tàu Tây Ban Nha khi Armada bị rượt đuổi ngay quanh các đảo Anh.
Tất nhiên, trong năm 1588 chẳng ai đã có thể thấy trước các hệ quả của chiến thắng may mắn của Anh. Ít người lúc đó có lẽ đã hiểu được rằng việc này sẽ gây ra một bước ngoặt dẫn đến một cách mạng chính trị lớn một thế kỷ sau.
Không có giả định nào rằng bất cứ bước ngoặt nào sẽ dẫn đến một cách mạng chính trị thành công hay đến một sự thay đổi tốt hơn. Lịch sử đầy rẫy các thí dụ về các cuộc cách mạng, các phong trào cấp tiến thay thế một chính thể chuyên chế bằng một chính thể bạo chúa khác, theo một hình mẫu mà nhà xã hội học Đức Robert Michels đã gán cho cái tên quy luật sắt của chính thể đầu sỏ, một dạng đặc biệt độc hại của vòng luẩn quẩn. Sự chấm dứt của chủ nghĩa thuộc địa trong các thập niên sau Chiến tranh Thế giới Lần thứ Hai đã tạo ra các bước ngoặt cho nhiều thuộc địa trước kia. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp ở châu Phi hạ-Sahara và nhiều trường hợp ở châu Á, các chính phủ sau độc lập đã đơn giản lấy ra một trang từ cuốn sách của Robert Michels và đã lặp lại và tăng cường những sự lạm dụng của các chính phủ tiền nhiệm của họ, thường đã thu hẹp một cách nghiêm ngặt sự phân bổ quyền lực chính trị, dỡ bỏ các hạn chế, và đã làm xói mòn các khuyến khích ít ỏi mà các thể chế kinh tế đã tạo ra cho đầu tư và tiến bộ kinh tế. Đã chỉ có vài trường hợp, vài xã hội như Botswana (xem trang 404-414), mà các bước ngoặt đã được dùng để mở ra một quá trình thay đổi chính trị và kinh tế mà mở đường cho tăng trưởng kinh tế.
Các bước ngoặt cũng có thể dẫn đến sự thay đổi lớn theo hướng các thể chế khai thác hơn là theo hướng xa khỏi chúng. Các thể chế bao gồm, dẫu cho có vòng phản hồi riêng của chúng, vòng thiện, cũng có thể đảo ngược tiến trình và trở nên khai thác hơn một cách từ từ bởi vì các thách thức trong các bước ngoặt – và liệu điều này có xảy ra hay không, lần nữa, lại tùy thuộc. Cộng hòa Venice, như chúng ta sẽ thấy ở chương 6, đã tiến hành những bước dài quan trọng theo hướng các thể chế chính trị và kinh tế bao gồm trong thời trung cổ. Nhưng trong khi các thể chế như vậy dần dần trở nên mạnh hơn ở nước Anh sau Cách mạng Vinh quang năm 1688, thì ở Venice cuối cùng chúng đã biến mình thành các thể chế khai thác dưới sự kiểm soát của một elite hẹp mà đã độc quyền hóa cả các cơ hội kinh tế lẫn quyền lực chính trị.
 HIỂU ĐỊA HÌNH ĐỊA THẾ
Sự nổi lên của một nền kinh tế thị trường dựa trên các thể chế bao gồm và sự tăng trưởng kinh tế bền vững ở nước Anh thế kỷ mười tám đã truyền đi các gợn sóng lăn tăn quanh thế giới, nhất là bởi vì nó đã cho phép nước Anh thuộc địa hóa một phần lớn của thế giới. Nhưng nếu ảnh hưởng của sự tăng trưởng kinh tế của Anh chắc chắn đã lan ra khắp thế giới, thì các thể chế kinh tế và chính trị tạo ra sự tăng trưởng đó đã không làm vậy một cách tự động. Sự truyền bá của Cách mạng Công nghiệp đã có những tác động khác nhau lên thế giới theo cùng cách mà Cái Chết Đen đã có những ảnh hưởng khác nhau đến Tây và Đông Âu, và theo cùng cách mà sự mở rộng thương mại Đại Tây Dương đã có những tác động khác nhau ở Anh và Tây Ban Nha. Chính là các thể chế tại chỗ ở các phần khác nhau của thế giới là cái đã xác định sự tác động, và các thể chế này quả thực đã khác nhau – những sự khác biệt nhỏ đã được khuếch đại theo thời gian bởi các bước ngoặt trước. Những sự khác biệt thể chế này và các hệ lụy của chúng đã có xu hướng tồn tại dai dẳng cho đến hiện nay tại vì các vòng thiện và các vòng luẩn quẩn, mặc dù một cách không hoàn hảo, và là chìa khóa để hiểu bằng cách nào bất bình đẳng thế giới nảy sinh và bản chất của tình hình [địa hình địa thế] xung quanh chúng ta.
Một số phần của thế giới đã phát triển các thể chế rất gần các thể chế ở nước Anh, mặc dù bằng một con đường rất khác. Điều này đã đặc biệt đúng đối với một số “thuộc địa định cư” Âu châu như Australia, Canada, và Hoa Kỳ, dẫu cho các thể chế của họ đã vừa hình thành khi Cách mạng Công nghiệp bắt đầu tiến triển. Như chúng ta đã thấy trong chương 1, một quá trình bắt đầu với việc thành lập thuộc địa Jamestown năm 1607 và lên đỉnh điểm trong Chiến tranh Độc Lập và ban hành Hiến pháp Hoa Kỳ, chia sẻ nhiều của cùng các đặc trưng như cuộc đấu tranh dài của Quốc hội ở Anh chống lại chế độ quân chủ, vì nó cũng đã dẫn đến một nhà nước tập trung với các thể chế chính trị đa nguyên. Cách mạng Công nghiệp sau đó đã lan nhanh sang các nước như vậy.
Tây Âu, trải qua nhiều quá trình lịch sử như nhau, đã có các thể chế giống của Anh vào thời Cách mạng Công nghiệp. Đã có những khác biệt nhỏ nhưng có hậu quả lớn giữa nước Anh và phần còn lại [của Tây Âu], mà là lý do vì sao Cách mạng Công nghiệp đã xảy ra ở Anh chứ không phải ở Pháp. Cuộc cách mạng này sau đó đã tạo ra một tình thế hoàn toàn mới và các tập khác nhau đáng kể của những thách thức đối với các chế độ Âu châu, mà đến lượt lại đẻ ra một tập mới của những xung đột lên đỉnh điểm trong Cách mạng Pháp. Cách mạng Pháp đã là một bước ngoặt khác mà đã dẫn đến việc các thể chế của Tây Âu hội tụ với các thể chế của Anh, trong khi Đông Âu đã phân kỳ thêm.
Phần còn lại của thế giới đã đi theo các quỹ đạo thể chế khác nhau. Thuộc địa hóa Âu châu chuẩn bị cho sự phân kỳ thể chế ở châu Mỹ, nơi ngược lại với các thể chế bao gồm được phát triển ở Hoa Kỳ và Canada các thể chế khai thác đã nổi lên ở Mỹ Latin, mà giải thích cho các hình mẫu bất bình đẳng mà chúng ta thấy ở châu Mỹ. Các thể chế chính trị và kinh tế khai thác của những người Tây Ban Nha chinh phục ở Mỹ Latin đã kéo dài, buộc phần lớn vùng này phải chịu nghèo. Argentina và Chile, tuy vậy, đã sống khấm khá hơn hầu hết các nước khác trong vùng. Chúng đã có ít người bản địa hay sự phong phú khoáng sản và đã “bị lãng quên” trong lúc những người Tây Ban Nha đã tập trung vào các vùng đất của các nền văn minh Aztec, Mya, và Inca. Không ngẫu nhiên vùng nghèo nhất của Argentina là vùng tây bắc, phần duy nhất của Argentina đã hội nhập vào nền kinh tế thuộc địa Tây Ban Nha. Sự nghèo dai dẳng của nó, các di sản của các thể chế khai thác, là giống cái được tạo ra bởimita Potosí ở Bolivia và Peru (trang 16-18).
Châu Phi đã là phần của thế giới với các thể chế ít có khả năng nhất để tận dụng các cơ hội do Cách mạng Công nghiệp tạo ra. Suốt chí ít một ngàn năm qua, ngoài các ổ nhỏ và trong các giai đoạn hạn chế, châu Phi đã tụt hậu sau phần còn lại của thế giới về mặt công nghiệp, sự phát triển chính trị, và thịnh vượng. Nó là phần của thế giới nơi các nhà nước tập trung đã hình thành rất muộn và rất mỏng manh. Nơi chúng đã hình thành, chúng chắc đã là chính thể hết sức chuyên chế như Kongo và thường tồn tại không lâu, và thường sụp đổ. Châu Phi chia sẻ quỹ đạo thiếu nhà nước tập trung này với các nước như Afghanistan, Haiti, và Nepal, mà cũng đã không áp đặt được trật tự trên lãnh thổ của chúng và không tạo ra được bất cứ gì giống với sự ổn định để đạt được ngay cả một sự tiến bộ nhỏ về kinh tế. Mặc dù nằm ở các phần rất khác nhau của thế giới, Afghanistan, Haiti, và Nepal có nhiều nét chung về mặt thể chế với hầu hết các quốc gia ở châu Phi hạ-Sahara, và như thế là một số trong các nước nghèo nhất thế giới hiện nay.
Các thể chế Phi châu đã tiến hóa ra sao thành hình thức hiện tại hết sức khai thác của chúng lại minh họa quá trình trôi dạt thể chế bị ngắt quãng bởi các bước ngoặt, nhưng thời gian này thường với những kết quả hết sức tai ác, đặc biệt trong thời kỳ mở rộng buôn bán nô lệ xuyên Đại Tây Dương. Đã có những cơ hội kinh tế mới cho Vương quốc Kongo khi các nhà buôn Âu châu đến. Thương mại đường dài mà đã biến đổi châu Âu cũng đã biến đổi Vương quốc Kongo, nhưng lần nữa, những khác biệt thể chế ban đầu là quan trọng. Chính thể chuyên chế Kongo đã hóa phép thần thông từ một xã hội hoàn toàn thống trị, với các thể chế kinh tế chiếm đoạt toàn bộ sản lượng nông nghiệp của các công dân của nó, thành một xã hội bắt hàng loạt người dân làm nô lệ và bán họ cho những người Bồ Đào Nha để đổi lấy súng đạn và các hàng hóa xa xỉ cho elite Kongo.
Những sự khác biệt ban đầu giữa nước Anh và Kongo đã có nghĩa rằng trong khi các cơ hội thương mại đường dài mới đã tạo ra một bước ngoặt hướng tới các thể chế đa nguyên chính trị ở nước Anh, chúng cũng đã dập tắt bất cứ hy vọng nào về chính thể chuyên chế bị đánh bại ở Kongo. Ở phần lớn châu Phi các khoản lợi nhuận đáng kể đã phải là từ bán nô lệ, đã dẫn không chỉ đến sự tăng cường của nó và thậm chí các quyền sở hữu không an toàn nhiều hơn, mà còn dẫn đến chiến tranh khốc liệt và sự hủy hoại nhiều thể chế hiện tồn; trong vòng vài thế kỷ, bất cứ quá trình nào về tập trung hóa nhà nước đã đều bị đảo ngược hoàn toàn, và nhiều nhà nước Phi châu phần lớn đã sụp đổ. Mặc dù một số nhà nước mới, và đôi khi hùng mạnh, đã hình thành để lợi dụng việc buôn bán nô lệ, chúng đã dựa trên chiến tranh và cướp bóc. Bước ngoặt của việc tìm ra châu Mỹ đã có thể giúp nước Anh phát triển các thể chế bao gồm, nhưng nó đã làm cho các thể chế ở châu Phi còn khai thác hơn.
Mặc dù buôn bán nô lệ đã hầu như chấm dứt vào năm 1807, chủ nghĩa thực dân Âu châu tiếp sau không chỉ đã đảo ngược việc hiện đại hóa kinh tế mới nảy sinh ở các phần của miền nam và tây châu Phi, mà cũng cản trở bất cứ khả năng nào của cải cách thể chế bản địa. Điều này đã có nghĩa rằng ngay cả bên ngoài các vùng như Congo, Madagascar, Namibia, và Tanzania, các vùng nơi sự cướp bóc, xâu xé hàng loạt, và thậm chí giết người quy mô lớn đã là lệ thường, đã có ít cơ hội cho châu Phi để thay đổi con đường thể chế của nó.
Còn tệ hơn, cấu trúc của sự thống trị thuộc địa đã để lại trong các năm 1960 cho châu Phi một di sản thể chế phức tạp hơn và độc hại hơn đầu thời kỳ thuộc địa hóa. Sự phát triển các thể chế chính trị và kinh tế ở nhiều thuộc địa Phi châu đã có nghĩa rằng thay vì việc tạo ra một bước ngoặt cho những sự cải thiện trong các thể chế của chúng, sự độc lập đã tạo ra một sự mở cửa cho các nhà lãnh đạo vô lương tâm để tiếp quản và tăng cường sự khai thác mà các nhà thực dân Âu châu đã nắm quyền điều khiển. Những khuyến khích chính trị mà các cấu trúc này tạo ra đã dẫn đến một kiểu chính trị mà nó đã tái tạo các hình mẫu lịch sử của các quyền sở hữu không an toàn và không hiệu quả dưới các nhà nước với các xu hướng chuyên chế mạnh nhưng tuy nhiên lại thiếu bất cứ nhà chức trách tập trung nào trên các lãnh thổ của họ.
Cách mạng Công nghiệp vẫn chưa lan đến châu Phi bởi vì lục địa đó đã trải qua một vòng luẩn quẩn dài của sự tồn tại dai dẳng và sự tái tạo của các thể chế chính trị và kinh tế khai thác. Botswana là ngoại lệ. Như chúng ta sẽ thấy (trang 404-416), trong thế kỷ thứ mười chín, Vua Khama, ông nội của thủ tướng đầu tiên của Botswana khi độc lập, Seretse Khama, đã khởi xướng những thay đổi thể chế để hiện đại hóa các thể chế chính trị và kinh tế của bộ lạc ông. Hết sức độc đáo, những thay đổi này đã không bị phá hủy trong thời kỳ thuộc địa, một phần như hệ quả của các thách thức thông minh của Khama và các thủ lĩnh khác đối với nhà cầm quyền thuộc địa. Sự tác động qua lại của chúng với bước ngoặt, mà sự độc lập khỏi ách thống trị thuộc địa đã tạo ra, đã đặt nền móng cho thành công kinh tế và chính trị của Botswana. Nó đã là một trường hợp khác về những khác biệt lịch sử nhỏ mà quan trọng.
Có một xu hướng để xem các sự kiện lịch sử như các hệ quả không thể tránh được của các lực đã bén rễ sâu. Trong khi chúng ta đặt sự nhấn mạnh nhiều đến lịch sử của các thể chế kinh tế và chính trị tạo ra các vòng thiện và vòng luẩn quẩn, sự tùy thuộc ngẫu nhiên như thế nào, như chúng ta đã nhấn mạnh trong bối cảnh của sự phát triển các thể chế ở Anh, có thể luôn luôn là một yếu tố. Seretse Khama, theo học ở Anh trong các năm 1940, đã phải lòng Ruth Williams, một phụ nữ da trắng. Như một hậu quả, chế độ phân biệt chủng tộc apartheid ở Nam Phi đã thuyết phục chính phủ Anh cấm ông khỏi xứ bảo hộ, lúc đó được gọi là Bechuanaland (mà bộ máy hành chính của nó đã nằm dưới Cao Ủy Nam Phi), và ông đã từ bỏ vương vị của mình. Khi ông trở về để lãnh đạo cuộc chiến đấu chống thực dân, ông đã làm vậy với sự chủ ý không bám lấy các thể chế truyền thống mà cải biên chúng cho phù hợp với thế giới hiện đại. Khama đã là một người phi thường, đã không quan tâm đến sự giàu có cá nhân và đã tận tâm xây dựng tổ quốc ông. Hầu hết các nước Phi châu khác đã không được may mắn như vậy. Cả hai thứ đều quan trọng, sự phát triển lịch sử của các thể chế ở Botswana và các yếu tố tùy thuộc ngẫu nhiên mà đã dẫn đến việc các thể chế này được kiến tạo hơn là bị đạp đổ hay bị làm cho méo mó như tại các nơi khác ở châu Phi.

TRONG THẾ KỶ THỨ MƯỜI CHÍN, chính thể chuyên chế, không khác mấy chính thể chuyên chế ở châu Phi hay Đông Âu, đã chặn con đường công nghiệp hóa ở phần lớn châu Á. Ở Trung Quốc, nhà nước đã là chính thể chuyên chế mạnh, và các thành phố, các thương gia, và các nhà công nghiệp độc lập đã hoặc không tồn tại hay đã yếu hơn nhiều về mặt chính trị. Trung Quốc đã là một cường quốc hàng hải lớn và đã dính líu sâu vào thương mại đường dài hàng thế kỷ, trước những người Âu châu. Nhưng nó đã ngoảnh mặt khỏi các đại dương đúng vào lúc nhầm thời, khi các hoàng đế nhà Minh đã quyết định vào cuối thế kỷ mười bốn và đầu thế kỷ mười lăm rằng thương mại đường dài tăng lên và sự phá hủy sáng tạo mà nó có thể mang lại chắc sẽ đe dọa sự cai trị của họ.
Ở Ấn Độ, sự trôi dạt thể chế đã hoạt động theo cách khác và đã dẫn đến sự phát triển của hệ thống caste (đẳng cấp) kế truyền cứng nhắc độc đáo mà đã hạn chế sự vận hành của các thị trường và sự phân bổ lao động giữa các nghề một cách nghiêm trọng hơn rất nhiều so với trật tự phong kiến ở châu Âu trung cổ. Nó cũng đã làm nòng cốt cho một hình thức mạnh khác của chính thể chuyên chế dưới thời các nhà cai trị Mughal. Hầu hết các nước Âu châu đã có các hệ thống giống nhau trong Thời Trung Cổ. Các họ Anglo-Saxon hiện đại như Baker, Cooper, và Smith là các hậu duệ trực tiếp của các loại nghề kế truyền. Các baker làm bánh mỳ, cooper đóng thùng, smith rèn kim loại. Nhưng các loại nghề này đã chẳng bao giở cứng nhắc như những sự phân biệt đẳng cấp Ấn Độ và đã dần dần trở nên vô nghĩa như tên tiên đoán nghề của một cá nhân. Mặc dù các thương gia Ấn Độ đã buôn bán khắp Ấn Độ Dương, hệ thống đẳng cấp và chính thể chuyên chế Mughal đã là những cản trở nghiêm trọng đối với sự phát triển các thể chế bao gồm ở Ấn Độ. Vào thế kỷ thứ mười chín, tình hình thậm chí còn ít thân thiện hơn cho công nghiệp hóa vì Ấn Độ đã trở thành một thuộc địa khai thác của người Anh. Trung Quốc đã chẳng bao giờ chính thức bị thuộc địa hóa bởi những người Âu châu, nhưng sau khi những người Anh đã thành công đánh bại người Trung Quốc trong các cuộc Chiến tranh Thuốc Phiện giữa 1839 và 1842, và rồi lần nữa giữa 1856 và 1860, Trung Quốc đã phải ký một loạt các thỏa ước nhục nhã và cho phép các hàng hóa xuất khẩu Âu châu xâm nhập. Vì Trung Quốc, Ấn Độ, và các nước khác đã không tận dụng được các cơ hội thương mại và công nghiệp, châu Á, trừ Nhật Bản, đã tụt lại sau khi Tây Âu tiến lên dẫn đầu.

TIẾN TRÌNH phát triển thể chế mà Nhật Bản đã vạch ra trong thế kỷ thứ mười chín lần nữa lại minh họa sự tương tác giữa các bước ngoặt và những khác biệt nhỏ do trôi dạt thể chế gây ra. Nhật Bản, giống Trung Quốc, đã dưới sự cai trị chuyên chế. Nhà Tokugawa đã tiếp quản năm 1600 và đã cai trị một hệ thống phong kiến mà cũng đã cấm thương mại quốc tế. Nhật Bản cũng đã đối mặt với một bước ngoặt được tạo ra bởi sự can thiệp phương Tây khi bốn tàu chiến Hoa Kỳ, do Matthew C. Perry chỉ huy, đã vào Vịnh Edo vào tháng Sáu 1853, đòi những nhượng bộ thương mại giống như các nhượng bộ mà Anh nhận được từ Trung Quốc trong các cuộc Chiến tranh Thuốc phiện. Nhưng bước ngoặt này đã diễn ra một cách rất khác ở Nhật Bản. Bất chấp sự gần nhau và những tương tác thường xuyên của chúng, vào thế kỷ mười chín, về mặt thể chế Trung Quốc và Nhật Bản đã trôi dạt xa nhau rồi. Trong khi sự cai trị của nhà Tokugawa ở Nhật Bản là chuyên chế và mang tính khai thác, nó đã chỉ có một ảnh hưởng mong manh đến các nhà lãnh đạo của các lãnh địa phong kiến lớn khác và đã dễ bị thách thức. Cho dù đã có các cuộc nổi dậy nông dân và bất hòa dân sự, chính thể chuyên chế ở Trung Quốc đã mạnh hơn, và phe đối lập đã ít được tổ chức và tự trị hơn. Đã không có thế lực tương đương nào của các lãnh đạo các lãnh địa phong kiến khác ở Trung Quốc những người đã có thể thách thức sự cai trị chuyên chế của hoàng đế và vạch ra một con đường thể chế khả dĩ khác. Sự khác biệt thể chế này, về nhiều phương diện là nhỏ so với những khác biệt tách Trung Quốc và Nhật Bản khỏi Tây Âu, đã có những hệ quả quyết định trong bước ngoặt được tạo ra bởi sự đến mạnh mẽ của những người Anh và Mỹ. Trung Quốc đã tiếp tục con đường chuyên chế của mình sau các cuộc Chiến tranh Thuốc Phiện, trong khi sự đe dọa Mỹ đã củng cố phe đối lập với sự cai trị Tokugawa ở Nhật Bản và đã dẫn đến một cuộc cách mạng chính trị, Minh trị Duy tân, như chúng ta sẽ thấy trong chương 10. Cuộc cách mạng chính trị Nhật này đã cho phép hình thành các thể chế chính trị bao gồm hơn và các thể chế kinh tế bao gồm hơn rất nhiều, và đã đặt nền móng cho sự tăng trưởng nhanh sau đó của Nhật Bản, trong khi Trung Quốc sống khổ cực dưới ách chính thể chuyên chế.
Nhật Bản đã phản ứng ra sao đối với thách thức do các tàu chiến Hoa Kỳ áp đặt, bằng cách bắt đầu một quá trình biến đổi thể chế cơ bản, giúp chúng ta hiểu một khía cạnh khác của địa hình địa thế xung quanh chúng ta: những sự chuyển đổi từ trì trệ sang tăng trưởng nhanh. Nam Hàn, Đài Loan, và cuối cùng Trung Quốc đã đạt các tốc độ tăng trưởng kinh tế cao dễ gây tai nạn sau Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai thông qua một con đường tương tự như con đường Nhật Bản đã đi. Ở mỗi trong các trường hợp này, tăng trưởng đã đến sau những thay đổi lịch sử về thể chế kinh tế của các nước đó – mặc dù không luôn luôn về thể chế chính trị của họ, như trường hợp của Trung Quốc làm nổi bật.
Logic của các đoạn tăng trưởng nhanh đi đến một kết thúc đột ngột và sau đó bị đảo ngược như thế nào cũng được thuật lại. Theo cùng cách mà các bước quyết định hướng đến các thể chế kinh tế bao gồm có thể châm ngòi cho sự tăng trưởng kinh tế nhanh, một sự quay ngoắt đột ngột khỏi các thể chế bao gồm có thể dẫn đến trì trệ kinh tế. Nhưng thường xuyên hơn, những sự sụp đổ của tăng trưởng nhanh, như ở Argentina hay Liên Xô, là một hậu quả của sự tăng trưởng dưới các thể chế khai thác sắp đến hồi kết liễu. Như chúng ta đã thấy, điều này có thể xảy ra hoặc bởi vì sự tranh giành nội bộ về các đồ ăn cướp được của sự khai thác, dẫn đến sự sụp đổ của chế độ, hay bởi vì sự thiếu vắng cố hữu của đổi mới và sự phá hủy sáng tạo dưới các thể chế khai thác đặt một giới hạn lên sự tăng trưởng bền vững. Những người Soviet đã gặp phải khó khăn với các giới hạn này thế nào sẽ được thảo luận chi tiết hơn trong chương tiếp theo.

NẾU CÁC THỂ CHẾ chính trị và kinh tế của Mỹ Latin hơn năm trăm năm vừa qua đã được định hình bởi chủ nghĩa thuộc địa Tây Ban Nha, thì các thể chế của Trung Đông đã được định hình bởi chủ nghĩa thuộc địa Ottoman. Năm 1453 những người Ottoman dưới thời Sultan Mehmet II đã chiếm Constatinople, biến nó thành thủ đô của họ. Trong phần còn lại của thế kỷ, những người Ottoman đã chinh phục các phần lớn của vùng Balkan và hầu hết phần còn lại của Thổ Nhĩ Kỳ. Trong nửa đầu của thế kỷ mười sáu, sự cai trị Ottoman đã lan ra khắp Trung Đông và Bắc Phi. Vào năm 1566, khi Sultan Süleyman I, được biết đến như Ngài Tráng Lệ, chết, đế chế của họ đã trải từ Tunesia ở phía Đông, sang Ai Cập, suốt lộ trình đến Mecca ở Bán Đảo Arab, và lên đến chỗ bây giờ là Iraq hiện đại. Nhà nước Ottoman đã là chính thể chuyên chế, với sultan có trách nhiệm giải trình với vài người và chẳng chia quyền lực với ai. Các thể chế kinh tế mà những người Ottoman áp đặt đã mang tính khai thác cao. Đã không có quyền sở hữu về đất đai, mà về mặt hình thức tất cả thuộc về nhà nước. Đánh thuế đất và sản lượng nông nghiệp, cùng với của cướp được từ chiến tranh, đã là nguồn thu chính của chính phủ. Tuy nhiên, nhà nước Ottoman đã không thống trị Trung Đông theo cùng cách mà nó đã có thể thống trị vùng trung tâm của nó ở Anatolia [phần lớn của Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại] hay thậm chí ở mức độ mà nhà nước Tây Ban Nha đã thống trị xã hội Mỹ Latin. Nhà nước Ottoman đã liên tục bị thách thức bởi những người Bedouin và các cường quốc bộ lạc khác trong Bán Đảo Arab. Nó đã thiếu không chỉ năng lực để áp đặt một trật tự ổn định ở phần lớn Trung Đông mà cũng thiếu năng lực hành chính để thu thuế. Cho nên nó đã “giao” cho các cá nhân, bán quyền cho những người khác để thu thuế theo bất cứ cách nào họ có thể. Các nông dân được giao quyền thu thuế này, nông dân thuế, đã trở nên tự trị và hùng mạnh. Thuế suất trong các lãnh thổ Trung Đông đã rất cao, thay đổi từ một nửa đến hai phần ba sản lượng mà các nông dân làm ra. Phần nhiều của các khoản thuế này được nông dân thuế giữ lại cho mình. Bởi vì nhà nước Ottoman đã không thiết lập được một trật tự ổn định trong các vùng này, các quyền sở hữu còn xa mới an toàn, và đã có rất nhiều sự vô pháp luật và nghề ăn cướp khi các nhóm có vũ trang tranh nhau kiểm soát địa phương. Ở Palestin, chẳng hạn, tình hình đã kinh khủng đến mức bắt đầu vào cuối thế kỷ mười sáu, các nông dân đã bỏ phần lớn đất đai màu mỡ và chuyển lên các vùng núi cao, mà đã cho họ sự bảo vệ lớn hơn chống bọn cướp.
Các thể chế kinh tế khai thác trong các vùng đô thị của Đế chế Ottoman cũng đã không ít ngột ngạt hơn. Thương mại đã dưới sự kiểm soát của nhà nước, và các nghề đã bị điều tiết một cách nghiêm ngặt bởi các phường hội hay các độc quyền. Hậu quả đã là, trong thời của Cách mạng Công nghiệp các thể chế kinh tế của Trung Đông đã là các thể chế khai thác. Vùng này đã trì trệ về mặt kinh tế.
Vào các năm 1840, những người Ottoman đã thử cải cách các thể chế – thí dụ, bằng đảo ngược việc giao cho nông dân thu thuế và đưa các nhóm tự trị địa phương vào dưới sự kiểm soát. Nhưng chính thể chuyên chế đã kéo dài đến Chiến tranh Thế giới lần thứ Nhất, và các nỗ lực cải cách đã bị ngăn trở bởi nỗi sợ thông thường về sự phá hủy sáng tạo và sự lo ngại giữa các nhóm elite rằng họ sẽ thua về mặt kinh tế và chính trị. Trong khi các nhà cải cách Ottoman đã nói về việc đưa vào quyền sở hữu tư nhân về đất nhằm làm tăng năng suất nông nghiệp, hiện trạng vẫn tồn tại dai dẳng bởi vì mong muốn kiểm soát chính trị và đánh thuế. Tiếp sau sự thuộc địa hóa Ottoman là thuộc địa hóa Âu châu sau 1918. Khi sự kiểm soát Âu châu chấm dứt, cùng động học mà chúng ta đã thấy ở châu Phi hạ-Sahara được giữ vững, với các thể chế thuộc địa khai thác được tiếp quản bởi các elite độc lập. Trong một số trường hợp, như chế độ quân chủ Jordan, các elite này đã là các tác phẩm trực tiếp của các cường quốc thuộc địa, nhưng việc này cũng xảy ra thường xuyên ở châu Phi, như chúng ta sẽ thấy. Các nước Trung Đông không có dầu ngày nay có mức thu nhập tương tự như các quốc gia nghèo ở Mỹ Latin. Họ đã không phải chịu các lực lượng gây bần cùng (immiserizing forces) như buôn bán nô lệ, và trong một giai đoạn dài họ đã hưởng lợi từ các dòng chảy công nghệ từ châu Âu. Trong thời Trung Cổ, bản thân Trung Đông về mặt kinh tế đã cũng là một phần tương đối tiên tiến của thế giới. Vì thế ngày nay nó không nghèo như châu Phi, nhưng đa số nhân dân vẫn sống trong nghèo khó.
 CHÚNG TA ĐÃ THẤY rằng các lý thuyết đựa vào địa lý, văn hóa, và sự dốt nát đều không hữu ích cho việc giải thích địa hình địa thế [tình hình] xung quanh chúng ta. Chúng không cung cấp một sự giải thích thỏa đáng cho các hình mẫu nổi bật của sự bất bình đẳng thế giới: sự thực rằng quá trình phân kỳ kinh tế đã bắt đầu với Cách mạng Công nghiệp ở nước Anh trong các thế kỷ thứ mười tám và mười chín, rồi sau đó lan ra Tây Âu và các thuộc địa định cư Âu châu; sự phân kỳ dai dẳng giữa các phần khác nhau của châu Mỹ; sự nghèo khó của châu Phi và Trung Đông; sự phân kỳ giữa Đông và Tây Âu; và những sự chuyển đổi từ đình trệ sang tăng trưởng và đôi khi sự chấm dứt đột ngột của những cú thúc tăng trưởng. Lý thuyết của chúng ta giải thích được.
Trong các chương còn lại, chúng ta sẽ thảo luận rất chi tiết lý thuyết thể chế này hoạt động ra sao và minh họa phạm vi rộng rãi của các hiện tượng mà nó có thể giải thích. Các hiện tượng này trải từ nguồn gốc của Cách mạng Đồ Đá Mới đến sự sụp đổ của nhiều nền văn minh, hoặc bởi vì các giới hạn nội tại của sự tăng trưởng dưới các thể chế khai thác, hay bởi vì các bước hạn chế theo hướng bao gồm bị đảo ngược.
Chúng ta sẽ thấy bằng cách nào và vì sao các bước quyết định theo hướng các thể chế chính trị bao gồm đã được đưa ra trong Cách mạng Vinh quang ở nước Anh. Chúng ta sẽ xem cụ thể hơn các vấn đề sau đây:
-             Các thể chế bao gồm nổi lên thế nào từ sự tác động qua lại của bước ngoặt được tạo ra bởi thương mại Đại Tây Dương và bản chất của các thể chế Anh tồn tại trước đó.
-             Bằng cách nào các thể chế này tồn tại dai dẳng và trở nên được củng cố để đặt nền móng cho Cách mạng Công nghiệp, một phần nhờ vòng thiện, và một phần nhờ những diễn biến may mắn của sự tùy thuộc ngẫu nhiên
-             Có bao nhiêu chế độ ngự trị trên các thể chế chuyên chế và khai thác đã chống lại một cách kiên định sự truyền bá các công nghệ mới được Cách mạng Công nghiệp mở ra.
-             Bản thân những người Âu châu đã dập tắt khả năng tăng trưởng kinh tế như thế nào ở nhiều phần của thế giới mà họ đã chinh phục.
-             Bằng cách nào vòng luẩn quẩn và quy luật sắt của chính thể đầu sỏ đã tạo ra một xu hướng mạnh mẽ cho các thể chế khai thác tồn tại dai dẳng, và như thế các vùng đất nơi Cách mạng Công nghiệp ban đầu đã không lan tới vẫn tương đối nghèo.
-             Vì sao Cách mạng Công nghiệp và các công nghệ mới khác đã không lan ra hay không chắc sẽ lan đến các nơi xung quanh thế giới ngày nay những nơi mà một mức độ tối thiểu của sự tập trung của nhà nước đã không đạt được.
Việc thảo luận của chúng ta sẽ cũng chứng tỏ rằng các vùng nhất định mà đã tìm được cách để biến đổi các thể chế theo hướng bao gồm hơn, như Pháp, Nhật Bản, hay đã cản việc thiết lập các thể chế khai thác, như Hoa Kỳ hoặc Autralia, đã dễ tiếp thu hơn sự lan tỏa của Cách mạng Công nghiệp và đã đi trước các nước còn lại. Như ở nước Anh, đấy đã không luôn luôn là một quá trình suôn sẻ, và dọc đường, nhiều thách thức đối với các thể chế bao gồm đã được khắc phục, đôi khi bởi vì động học của vòng thiện, đôi khi nhờ con đường tùy thuộc ngẫu nhiên của lịch sử.
Cuối cùng, chúng ta cũng sẽ thảo luận về sự thất bại của các quốc gia ngày nay bị ảnh hưởng nặng nề ra sao bởi lịch sử thể chế của họ, và bao nhiêu lời khuyên chính sách được thông báo bởi các giả thuyết không đúng và có thể làm cho lạc lối, và bằng cách nào các quốc gia vẫn có khả năng túm lấy các bước ngoặt và phá vỡ các khuôn đúc, các vòng kim cô để cải cách các thể chế của họ và bắt đầu bước lên con đường đến sự thịnh vượng lớn hơn.
5.“TÔI ĐÃ THẤY TƯƠNG LAI, VÀ NÓ HOẠT ĐỘNG”: TĂNG TRƯỞNG DƯỚI CÁC THỂ CHẾ KHAI THÁC
TÔI ĐÃ THẤY TƯƠNG LAI
Những khác biệt thể chế đóng một vai trò cốt yếu trong giải thích sự tăng trưởng suốt các thời đại. Nhưng nếu hầu hết các xã hội trong lịch sử đều dựa vào các thể chế chính trị và kinh tế khai thác, thì điều này có ngụ ý rằng tăng trưởng chẳng bao giờ xảy ra? Hiển nhiên không. Các thể chế khai thác, theo chính logic của chúng, phải tạo ra của cải sao cho nó có thể được khai thác. Một nhà cai trị độc chiếm quyền lực chính trị và trong sự kiểm soát của một nhà nước tập trung có thể đưa ra một mức độ nào đó của luật và trật tự và một hệ thống các quy tắc, và kích thích hoạt động kinh tế.
Nhưng sự tăng trưởng dưới các thể chế khai thác khác về bản chất với sự tăng trưởng do các thể chế bao gồm sinh ra. Quan trọng nhất, nó sẽ không là sự tăng trưởng bền vững mà đòi hỏi sự thay đổi công nghệ, mà đúng hơn là sự tăng trưởng dựa trên các công nghệ hiện tồn. Quỹ đạo kinh tế của Liên Xô cung cấp một minh họa sinh động về bằng cách nào nhà chức trách và các khuyến khích do nhà nước cung cấp có thể khởi xướng sự tăng trưởng nhanh dưới các thể chế khai thác và cuối cùng loại tăng trưởng này đi đến kết thúc và sụp đổ ra sao.

CHIẾN TRANH THẾ GIỚI lần thứ nhất đã chấm dứt và các cường quốc chiến thắng và chiến bại đã gặp nhau tại Cung điện Versailles, bên ngoài Paris, để quyết định về các tham số của hòa bình. Nổi bật giữa những người tham gia đã là Woodrow Wilson, tổng thống Hoa Kỳ. Dễ nhận thấy là sự vắng mặt của bất cứ đại diện nào từ Nga. Chế độ Nga hoàng cũ đã bị những người Bolshevik lật đổ vào Tháng Mười 1917. Một cuộc nội chiến đã diễn ra ác liệt khi đó giữa quân Đỏ (Hồng quân, Bolshevik) và quân Trắng (Bạch vệ). Những người Anh, Pháp, và Mỹ đã gửi một lực lượng viễn chinh chống lại những người Bolshevik. Một phái đoàn do nhà ngoại giao trẻ, William Bullitt, dẫn đầu và một trí thức và nhà báo kỳ cựu Lincoln Steffens đã được cử đi Moscow để gặp Lenin và cố hiểu ý định của những người Bolshevik và tìm cách đi đến thỏa thuận với họ. Steffens đã trở nên nổi tiếng như một kẻ đập phá thánh tượng, một nhà báo hay bới móc người đã kiên trì lên án những tội lỗi xấu xa của chủ nghĩa tư bản ở Hoa Kỳ. Ông đã ở Nga vào thời cách mạng. Sự hiện diện của ông đã có ý định làm cho phái đoàn có vẻ đáng tin và không quá thù địch. Phái đoàn trở về với những nét phác họa của một đề nghị từ Lenin về chấp nhận gì cho hòa bình với Liên Xô mới được tạo ra. Steffens đã hết sức ngạc nhiên trước cái ông thấy như tiềm năng to lớn của chế độ Soviet.
“Nước Nga Soviet,” ông nhớ lại trong tự truyện 1931 của mình, “là một chính phủ cách mạng với một kế hoạch tiến hóa. Kế hoạch của họ đã không phải là chấm dứt những điều xấu xa như nghèo khó và tiền của, sự hối lộ, đặc quyền, sự bạo ngược, và chiến tranh bằng hành động trực tiếp, mà để tìm ra và loại bỏ các nguyên nhân của chúng. Họ đã dựng lên một chế độ độc tài, được ủng hộ bởi một thiểu số được đào tạo, để tiến hành và duy trì trong vài thế hệ một sự sắp xếp lại một cách khoa học các lực lượng kinh tế mà đầu tiên sẽ dẫn đến dân chủ kinh tế và cuối cùng đến dân chủ chính trị”.
Khi Steffens trở về từ chuyến công tác ngoại giao, ông đã đi thăm bạn cũ của mình là nhà điêu khắc Jo Davidson và thấy ông đang nặn một tượng bán thân của nhà tài chính giàu có Bernard Baruch. “Thế ông đã ở bên Nga,” Baruch nhận xét. Sefens trả lời, “tôi đã sang tương lai, và nó hoạt động.” Và ông đã có thể hoàn thiện cách ngôn này thành dạng đã đi vào lịch sử: “Tôi đã thấy tương lai, và nó hoạt động.”
Ngay cho đến đầu các năm 1980, nhiều người phương Tây đã vẫn thấy tương lai ở Liên Xô, và họ tiếp tục tin rằng nó hoạt động. Theo một nghĩa nó đã, hay chí ít nó đã hoạt động một thời gian. Lenin chết năm 1924, và vào năm 1927 Joseph Stalin đã củng cố sự kìm kẹp của mình trên cả nước. Ông đã thanh trừng các địch thủ của mình và phát động một đợt vận động để nhanh chóng công nghiệp hóa đất nước. Ông đã làm việc đó thông qua việc tiếp sinh lực cho Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, Gosplan, được thành lập năm 1921. Gosplan đã soạn ra Kế hoạch-Năm năm lần thứ nhất cho giai đoạn 1928 đến 1933. Tăng trưởng kinh tế kiểu Stalin là đơn giản: phát triển công nghiệp bằng mệnh lệnh nhà nước và nhận được các nguồn lực cần thiết cho việc này bằng cách đánh thuế nông nghiệp với các thuế suất rất cao. Nhà nước cộng sản đã không có một hệ thống thuế hiệu quả, nên thay vào đó Stalin đã “tập thể hóa” nông nghiệp. Quá trình này đòi hỏi sự xóa bỏ quyền sở hữu tư nhân về đất và việc lùa tất cả nhân dân thôn quê vào các nông trang tập thể khổng lồ do Đảng Cộng Sản vận hành. Điều này đã khiến cho công việc của Stalin dễ hơn nhiều để nắm lấy đầu ra nông nghiệp và dùng nó để nuôi tất cả những người xây dựng, và cung cấp người cho, các nhà máy mới. Những hậu quả của việc này cho nhân dân nông thôn đã là tai họa. Các nông trang tập thể đã hoàn toàn thiếu các khuyến khích để khiến người dân làm việc siêng năng, cho nên sản xuất sa sút nhanh. Phần lớn sản lượng làm ra bị bòn rút đến mức không còn đủ để ăn. Người dân bắt đầu chết đói. Cuối cùng, có lẽ sáu triệu người đã chết đói, trong khi hàng trăm ngàn người khác đã bị giết hoặc bị đầy đi Siberia trong tập thể hóa cưỡng bức.
Cả ngành công nghiệp mới được tạo ra lẫn các nông trang tập thể đã không hiệu quả về mặt kinh tế theo nghĩa rằng chúng tận dụng tốt nhất các nguồn lực mà Liên Xô có. Nghe có vẻ như một công thức cho tai họa và sự trì trệ kinh tế, nếu không phải là sự sụp đổ dứt khoát. Thế nhưng Liên Xô đã tăng trưởng nhanh. Lý do cho việc này là không khó hiểu. Cho phép người dân đưa ra các quyết định của riêng mình thông qua các thị trường là cách tốt nhất cho một xã hội sử dụng hiệu quả các nguồn lực của nó. Khi thay vào đó nhà nước hay một elite hẹp kiểm soát tất cả các nguồn lực này, các khuyến khích đúng sẽ không được tạo ra, cũng chẳng có một sự phân bổ hiệu quả các kỹ năng và tài năng của người dân. Nhưng trong một số trường hợp năng suất của lao động và vốn có thể cao hơn rất nhiều trong một khu vực hay một hoạt động, như công nghiệp nặng ở Liên Xô, mà ngay cả một quá trình từ trên xuống, dưới các thể chế khai thác mà nó phân bổ các nguồn lực tới khu vực đó, có thể tạo ra tăng trưởng. Như chúng ta đã thấy ở chương 3, các thể chế khai thác ở các hòn đảo Caribe như Barbados, Cuba, Haiti, và Jamaica đã có thể tạo ra mức thu nhập cao tương đối bởi vì họ đã phân bổ nguồn lực cho sản xuất đường, một mặt hàng thèm muốn trên khắp thế giới. Việc sản xuất đường đã dựa vào các toán nô lệ đã chắc chắn không “hiệu quả”, và đã không có sự thay đổi công nghệ nào hay sự phá hủy sáng tạo nào trong các nước này, nhưng điều này đã không cản chúng để đạt được mức độ tăng trưởng nào đó dưới các thể chế khai thác. Tình hình đã tương tự ở Liên Xô, với công nghiệp đóng vai trò của đường ở vùng Caribe. Tăng trưởng công nghiệp ở Liên Xô đã còn được làm cho dễ dàng thêm bởi vì công nghệ của nó đã rất lạc hậu so với công nghệ đã sẵn có ở châu Âu và Hoa Kỳ, cho nên có thể gặt hái được các khoản lợi lớn bằng cách phân bổ lại các nguồn lực cho khu vực công nghiệp, cho dù tất cả những việc này được tiến hành một cách không hiệu quả và bằng vũ lực.
Trước năm 1928 hầu hết người Nga sống ở nông thôn. Công nghệ được nông dân sử dụng là công nghệ thô sơ, và đã có ít khuyến khích để sinh lợi. Quả thực, những tàn dư cuối cùng của chủ nghĩa phong kiến Nga đã chỉ mới được xóa bỏ trước Chiến tranh Thế giới lần thứ Nhất một thời gian ngắn. Như thế đã có tiềm năng kinh tế khổng lồ chưa được thực hiện từ việc phân bố lại lao động này từ nông nghiệp sang công nghiệp. Công nghiệp hóa Stalinist là một cách dã man để tháo, mở khóa cho tiềm năng này. Bằng sắc lệnh, Stalin đã chuyển các nguồn lực được sử dụng rất kém này sang công nghiệp, nơi họ đã có thể được sử dụng một cách sinh lời hơn, cho dù bản thân công nghiệp đã được tổ chức rất không hiệu quả so với mức đã có thể đạt được. Thật vậy, giữa 1928 và 1960 thu nhập quốc dân đã tăng 6 phần trăm một năm, có lẽ là mức tăng tốc nhanh nhất của tăng trưởng kinh tế trong lịch sử cho đến thời điểm đó. Sự tăng trưởng kinh tế nhanh này đã không được tạo ra bằng sự thay đổi công nghệ, mà bằng sự phân bổ lại lao động và bằng tích tụ vốn qua tạo ra các công cụ và các nhà máy mới.
Sự tăng trưởng nhanh đến mức đã cần đến các thế hệ của những người phương Tây để hiểu được, không chỉ Lincoln Steffens. Đã cần đến Cục Tình báo Trung ương của Hoa Kỳ để hiểu được. Thậm chí đã cần đến các lãnh tụ của chính Liên Xô, như Nikita Khrushchev, người đã khoác lác một cách khét tiếng trong một bài phát biểu trước các nhà ngoại giao phương Tây trong năm 1956 rằng “chúng tôi sẽ chôn các anh [phương Tây]”, để hiểu được. Mãi đến cuối 1977, một sách giáo khoa hàng đầu của một nhà kinh tế học Anh đã cho rằng các nền kinh tế kiểu Soviet là ưu việt hơn các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa về mặt tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm đầy đủ và ổn định giá cả và thậm chí về mặt tạo ra những người con người với động cơ thúc đẩy vị tha. Chủ nghĩa tư bản già nua tồi tàn đã làm tốt hơn chỉ ở việc cung cấp quyền tự do chính trị. Quả thực, sách giáo khoa đại học được sử dụng rộng rãi nhất trong kinh tế học, được viết bởi người được giải Nobel Kinh tế Paul Samuelson, đã tiên đoán một cách lặp đi lặp lại sự thống trị kinh tế sắp đến của Liên Xô. Trong lần xuất bản 1961, Samuelson đã tiên đoán rằng thu nhập quốc dân Soviet sẽ vượt thu nhập quốc dân Hoa Kỳ có thể vào 1984, nhưng chắc là vào năm 1994. Trong lần tái bản 1980 đã có một chút sửa đổi trong phân tích, dẫu cho hai thời điểm bị lùi thành 2002 và 2012.
Mặc dù các chính sách của Stalin và các lãnh đạo Soviet kế tiếp đã có thể tạo ra tăng trưởng kinh tế nhanh, họ đã không thể làm thế theo cách bền vững. Vào các năm 1970, tăng trưởng kinh tế hầu như đã bị ngừng. Bài học quan trọng nhất là, các thể chế khai thác không thể tạo ra sự thay đổi công nghệ bền vững vì hai lý do: sự thiếu các khuyến khích và sự chống đối của elite. Ngoài ra, một khi tất cả các nguồn lực được sử dụng rất không hiệu quả đã được phân bổ cho công nghiệp, thì còn ít lợi lộc kinh tế có được bằng sắc lệnh. Sau đó hệ thống Soviet vấp phải vật chắn đường, với sự thiếu đổi mới và các khuyến khích kinh tế tồi ngăn cản bất cứ sự tiến bộ thêm nào. Lĩnh vực duy nhất mà trong đó những người Soviet đã tìm được cách để đạt sự đổi mới nào đó đã là thông qua các nỗ lực lớn lao trong công nghệ quân sự và hàng không vũ trụ. Như một kết quả họ đã đưa được con chó đầu tiên, Laika, và con người đầu tiên, Yuri Gagarin, vào vũ trụ. Họ cũng đã để lại cho thế giới AK-47 như một trong những di sản của họ.
Gosplan đã là cơ quan lập kế hoạch được cho là có toàn quyền, chịu trách nhiệm về kế hoạch hóa tập trung của nền kinh tế Soviet. Một trong những lợi ích của chuỗi liên tiếp của các kế hoạch năm năm được soạn thảo và quản lý bởi Gosplan được cho là có tầm nhìn dài hạn cần thiết cho đầu tư và đổi mới hợp lý. Trong thực tế, cái được thực hiện trong công nghiệp Soviet ít liên quan đến các kế hoạch năm năm, mà thường xuyên được xét lại và soạn lại trên cơ sở các mệnh lệnh của Stalin và Bộ Chính trị, những người thường xuyên thay đổi ý định của họ và thường xét lại toàn bộ các quyết định trước đây của mình. Tất cả các kế hoạch đều được gắn nhãn “dự thảo” hay “sơ bộ”. Chỉ có duy nhất một bản kế hoạch được gắn nhãn “cuối cùng” – là kế hoạch cho công nghiệp nhẹ năm 1939 – được đưa ra ánh sáng từ trước tới nay. Bản thân Stalin đã nói trong năm 1937 rằng “chỉ có những kẻ quan liêu mới có thể nghĩ rằng công việc lập kế hoạch kết thúc với việc tạo ra bản kế hoạch. Việc tạo ra bản kế hoạch chỉ là sự bắt đầu. Hướng thực sự của kế hoạch bộc lộ ra chỉ sau khi ráp kế hoạch vào với nhau.” Stalin đã muốn tối đa hóa sự tự định đoạt của ông để thưởng những người hay các nhóm trung thành về mặt chính trị với ông và trừng phạt những người không trung thành. Về Gosplan, vai trò chính của nó đã là để cung cấp thông tin cho Stalin để ông có thể giám sát tốt hơn các bạn và các kẻ thù của ông. Nó thực sự đã thử tránh đưa ra các quyết định. Nếu bạn đưa ra một quyết định mà hóa ra là tồi, bạn có thể bị bắn. Tốt hơn là tránh mọi trách nhiệm.
Một thí dụ về cái gì đã có thể xảy ra nếu bạn coi công việc của mình một cách quá nghiêm túc, hơn là đoán một cách thành công Đảng Cộng Sản muốn gì, đã là cuộc tổng điều tra dân số năm 1937. Khi các bản khai được ghi nhận, đã trở nên rõ ràng là chúng cho thấy dân số khoảng 162 triệu, thấp hơn con số 180 triệu mà Stalin đã dự tính rất nhiều và quả thực thấp hơn con số 168 triệu mà bản thân Stalin đã công bố năm 1934. Tổng điều tra dân số năm 1937 là cuộc điều tra đầu tiên được tiến hành từ 1926, và vì thế là cuộc đầu tiên tiếp sau các nạn đói và các cuộc thanh trừng hàng loạt vào đầu các năm 1930. Con số dân số chính xác phản ánh điều này. Sự đáp lại của Stalin đã là sai bắt những người đã tổ chức tổng điều tra dân số và đày họ đi Siberia hay bắn họ. Ông đã ra lệnh tiến hành một cuộc tổng điều tra dân số khác vào năm 1939. Lần này những người tổ chức đã hiểu đúng; họ đã thấy rằng dân số thực đã là 171 triệu.
Stalin đã hiểu rằng trong nền kinh tế Soviet, người dân có ít khuyến khích để làm việc siêng năng. Một phản ứng tự nhiên là phải đưa các khuyến khích đó vào, và đôi khi ông đã làm vậy – thí dụ, bằng cách hướng cung ứng thực phẩm đến các vùng nơi năng suất đã sụt xuống – để tưởng thưởng những sự cải thiện năng suất. Hơn nữa, ngay từ 1931 ông đã từ bỏ ý tưởng tạo ra “con người xã hội chủ nghĩa” những người làm việc mà không có các khuyến khích tiền tệ. Trong một bài nói chuyện nổi tiếng ông đã phê phán “nghề lái buôn bình đẳng”, và trong thời gian tiếp theo đã không chỉ người làm các việc khác nhau được trả lương khác nhau mà một hệ thống tiền thưởng cũng đã được đưa vào. Thật đáng làm bài học để hiểu hệ thống này hoạt động ra sao. Điển hình một hãng dưới kế hoạch hóa tập trung phải đạt một chỉ tiêu sản lượng đặt ra trong kế hoạch, mặc dù các kế hoạch như vậy thường được thương lượng lại và thay đổi. Từ các năm 1930, các công nhân được trả tiền thưởng nếu các mức đầu ra đạt chỉ tiêu. Các khoản này đã có thể khá cao – đến mức 37 phần trăm lương cho chức vụ quản lý hay kỹ sư cao cấp. Nhưng trả các khản tiền thưởng như vậy tạo ra đủ loại phản khuyến khích (disincentive) đối với thay đổi công nghệ. Một mặt, sự đổi mới, lấy đi nguồn lực từ sản xuất hiện thời, gây rủi ro về không đạt chỉ tiêu và không được trả tiền thưởng. Mặt khác, các chỉ tiêu sản lượng thường dựa vào các mức sản xuất trước. Việc này tạo ra khuyến khích khổng lồ để đừng bao giờ mở rộng sản lượng, vì việc này chỉ có nghĩa là sẽ phải sản xuất nhiều hơn trong tương lai, vì các chỉ tiêu tương lai sẽ bị “đẩy lên nấc cao hơn.”  Đạt dưới mức [có thể đạt được] đã luôn luôn là cách tốt nhất để đạt các chỉ tiêu và nhận được tiền thưởng. Sự thực rằng tiền thưởng được trả hàng tháng cũng khiến tất cả mọi người chú tâm vào hiện tại, trong khi sự đổi mới là về chịu hy sinh hôm nay nhằm có nhiều hơn vào ngày mai.
Ngay cả khi tiền thưởng và các khuyến khích đã có hiệu quả trong làm thay đổi hành vi, thì chúng thường gây ra các vấn đề khác. Kế hoạch hóa tập trung đã đúng là không tốt khi thay thế cho cái mà nhà kinh tế học vĩ đại thế kỷ mười tám Adam Smith đã gọi là “bàn tay vô hình” của thị trường. Khi [chỉ tiêu] kế hoạch được diễn đạt bằng tấn thép tấm, tấm thép được làm quá nặng. Khi được trình bày bằng diện tích thép tấm, các tấm được làm quá mỏng. Khi kế hoạch về đèn chùm treo được trình bày bằng tấn, chúng nặng đến mức hầu như không thể treo được trên trần nhà.
Vào các năm 1940, các nhà lãnh đạo Liên Xô, cho dù không phải là những người say mê chúng ở phương Tây, [nhưng] đã biết kỹ về các khuyến khích tai ác này. Các lãnh đạo Soviet đã hành động cứ như chúng đã là do các vấn đề kỹ thuật, mà có thể chỉnh sửa được. Thí dụ, họ đã thay đổi ý tưởng về trả tiền thưởng dựa trên các chỉ tiêu sản lượng cho phép các hãng để sang một bên một phần lợi nhuận để trả thưởng. Nhưng một “động cơ lợi nhuận” như vậy đã không khuyến khích đổi mới hơn so với tiền thưởng dựa vào sản lượng. Hệ thống giá được dùng để tính lợi nhuận đã hầu như hoàn toàn không liên quan gì đến giá trị của các đổi mới hay công nghệ mới. Không giống trong một nền kinh tế thị trường, giá cả ở Liên Xô được chính phủ quy định, và như thế có ít liên hệ với giá trị. Để tạo ra các khuyến khích một cách đặc biệt hơn cho đổi mới, Liên Xô đã đưa ra tiền thưởng đổi mới rành mạch trong năm 1946. Ngay từ 1918, nguyên lý đã được công nhận rằng một nhà đổi mới nên nhận được phần thưởng bằng tiền cho đổi mới của mình, nhưng các phần thưởng được quy định là nhỏ và không liên quan đến giá trị của công nghệ mới. Việc này đã thay đổi chỉ vào năm 1956, khi quy định rằng tiền thưởng phải tỷ lệ với năng suất của đổi mới. Tuy vậy, vì năng suất được tính dưới dạng các lợi ích kinh tế đo được bằng hệ thống giá cả hiện hành, đấy lại chẳng phải là một khuyến khích tốt để đổi mới. Ta có thể điền đầy nhiều trang về các khuyến khích tai ác mà các sơ đồ này gây ra. Thí dụ, bởi vì quy mô của quỹ thưởng đổi mới được giới hạn bởi hóa đơn lương của một hãng, quy định này ngay lập tức làm giảm khuyến khích để sản xuất hay chấp nhận bất cứ đổi mới nào mà có thể tiết kiệm lao động.
Tập trung vào các quy tắc và các sơ đồ thưởng khác nhau có xu hướng che mờ các vấn đề cố hữu của hệ thống. Chừng nào quyền thế và quyền lực chính trị còn nằm trong tay Đảng Cộng Sản, đã là không thể để làm thay đổi một cách cơ bản các khuyến khích mà người dân đối mặt, tiền thưởng hay không phải tiền thưởng. Ngay từ khởi đầu của nó, Đảng Cộng Sản đã sử dụng không chỉ các củ cà rốt mà cả các cây gậy nữa, các cây gậy bự, để có được cái nó muốn. Năng suất trong nền kinh tế cũng đã không khác. Một bộ đầy đủ của các luật tạo ra các vi phạm hình sự đối với các công nhân những người được cảm thấy là lẩn tránh việc. Tháng Sáu 1940, chẳng hạn, một luật đã biến sự vắng mặt, được định nghĩa là bất cứ 20 phút vắng mặt mà không được phép hoặc thậm chí đứng ngồi không trong công việc, thành một sự vi phạm hình sự với mức phạt sáu tháng làm việc nặng và cắt 25 phần trăm lương. Tất cả mọi loại trừng phạt tương tự đã được đưa ra, và đã được thực thi với tần suất gây kinh ngạc. Giữa 1940 và 1955, 36 triệu người, khoảng một phần ba dân số trưởng thành, đã được phát hiện là phạm các tội như vậy. Trong số này, 15 triệu đã bị bỏ tù và 250.000 đã bị bắn. Trong bất cứ năm nào, đã có 1 triệu người lớn bị tù vì những sự vi phạm lao động; đấy là chưa nhắc đến 2,5 triệu người mà Stalin đã đày đến các gulag [trại cải tạo lao động] ở Siberia. Dẫu sao, nó đã không hoạt động. Mặc dù bạn có thể chuyển ai đó đến một nhà máy, bạn không thể ép người dân suy nghĩ và có các ý tưởng hay bằng cách đe dọa bắn bỏ họ. Sự ép buộc giống thế này đã có thể tạo ra sản lượng cao về đường ở Barbados hay Jamaica, nhưng nó không thể bù cho sự thiếu các khuyến khích trong một nền kinh tế công nghiệp hiện đại.
Sự thực rằng các khuyến khích thật sự hiệu quả không thể được đưa ra trong một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung đã không phải là do các lỗi kỹ thuật trong thiết kế của các sơ đồ tiền thưởng. Nó là bản chất nội tại của toàn bộ phương pháp mà theo đó sự tăng trưởng khai thác đã đạt được. Nó đã được thực hiện bằng mệnh lệnh của chính phủ, mà đã có thể giải quyết một số vấn đề kinh tế cơ bản. Nhưng kích thích tăng trưởng kinh tế bền vững đòi hỏi rằng các cá nhân sử dụng tài năng và các ý tưởng của mình, và việc này chẳng bao giờ có thể làm được trong một hệ thống kinh tế kiểu Soviet. Những kẻ cai trị Liên Xô đã có thể từ bỏ các thể chế kinh tế khai thác, nhưng một bước đi như vậy sẽ làm nguy hiểm cho quyền lực chính trị của họ. Thực vậy, khi Mikhail Gorbachev đã bắt đầu rời khỏi các thể chế kinh tế khai thác sau 1987, quyền lực của Đảng Cộng Sản đã tan tành, và với nó, Liên Xô sụp đổ.
 LIÊN XÔ đã có khả năng tạo ra sự tăng trưởng nhanh ngay cả dưới các thể chế khai thác bởi vì những người Bolshevik đã xây dựng một nhà nước tập trung hùng mạnh và sử dụng nó để phân bổ các nguồn lực sang công nghiệp. Nhưng như trong mọi trường hợp của tăng trưởng dưới các thể chế khai thác, kinh nghiệm này đã không dành vai nổi bật cho sự thay đổi công nghệ và đã không bền vững. Sự tăng trưởng đầu tiên chậm lại, rồi sau đó hoàn toàn xẹp xuống. Mặc dù chóng tàn, kiểu tăng trưởng này vẫn minh họa các thể chế khai thác có thể kích thích hoạt động kinh tế ra sao.
Suốt lịch sử hầu hết các xã hội đã bị cai trị bởi các thể chế khai thác, và các thể chế, mà đã tìm được cách để áp đặt một mức độ trật tự nào đó lên các nước, đã có khả năng tạo ra sự tăng trưởng hạn chế nào đó – cho dù chẳng có xã hội nào trong số các xã hội khai thác này đã tìm được cách để đạt tăng trưởng bền vững. Thực ra, một số điểm ngoặt lớn trong lịch sử được đặc trưng bởi những đổi mới thể chế mà đã củng cố các thể chế khai thác và đã làm tăng quyền lực của một nhóm để áp đặt luật và trật tự và hưởng lợi từ sự khai thác. Trong phần còn lại của chương này, chúng ta đầu tiên sẽ thảo luận bản chất của những đổi mới thể chế mà thiết lập mức độ nào đó của sự tập trung hóa nhà nước và cho phép sự tăng trưởng dưới các thể chế khai thác. Sau đó chúng ta sẽ chứng tỏ các ý tưởng này sẽ giúp chúng ta thế nào để hiểu Cách mạng Đồ đá Mới, sự chuyển đổi hết sức quan trọng sang nông nghiệp, mà làm nòng cốt cho nhiều khía cạnh của nền văn minh hiện tại của chúng ta. Chúng ta sẽ kết thúc bằng việc minh họa, với các thí dụ của các thành-quốc Maya, sự tăng trưởng dưới các thể chế khai thác bị hạn chế ra sao không chỉ bởi vì sự thiếu tiến bộ công nghệ, mà cũng bởi vì nó cũng khuyến khích sự ẩu đả từ các nhóm tranh đua muốn nắm sự kiểm soát nhà nước và sự khai thác mà nó tạo ra.
 TRÊN BỜ SÔNG KASAI
Một trong những nhánh lớn của sông Congo là Kasai. Bắt nguồn ở Angola, nó chảy theo hướng bắc và nhập với sông Congo ở đông bắc Kinshasa, thủ đô của Cộng hòa Dân chủ Congo hiện đại. Mặc dù Cộng hòa Dân chủ Congo là nghèo so với phần còn lại của thế giới, đã luôn luôn có những khác biệt đáng kể về thịnh vượng của các nhóm khác nhau bên trong Congo. Kasai là ranh giới giữa các nhóm này. Ngay sau khi đi vào Congo dọc theo bờ tây, bạn sẽ thấy dân tộc Lele, bên bờ đông là những người Bushong (Bản đồ 6, trang 59). Xét theo bề ngoài, phải có ít khác biệt giữa hai nhóm này về mặt thịnh vượng. Họ bị tách biệt chỉ bởi một con sông, mà cả hai bên đều có thể qua bằng thuyền. Hai bộ lạc có chung nguồn gốc và các ngôn ngữ họ hàng. Ngoài ra, nhiều thứ mà họ xây hay tạo ra là giống nhau về kiểu cách, bao gồm nhà, quần áo, và đồ thủ công.
Thế nhưng khi nhà nhân chủng học Mary Douglass và nhà sử học Jan Vansina đã nghiên cứu các nhóm này trong các năm 1950, họ đã phát hiện ra một số khác biệt gây sửng sốt giữa họ. Như Douglass diễn đạt, “Những người Lele nghèo, còn những người Bushong giàu …Mọi thứ mà người Lele có hay có thể làm, người Bushong có nhiều hơn và có thể làm tốt hơn.” Dễ kiếm được những giải thích đơn giản cho sự không bằng nhau này. Một sự khác biệt, gợi lại sự khác biệt giữa các nơi ở Peru mà đã bị hay đã không bị lệ thuộc vào mita Potosí, là, những người Lele đã sản xuất cho đủ sống qua ngày, trong khi những người Bushong sản xuất để trao đổi trên thị trường. Douglass và Vansina cũng nhận xét rằng những người Lele đã sử dụng công nghệ thấp. Thí dụ, họ đã không dùng lưới để săn, cho dù lưới cải thiện năng suất rất nhiều. Douglass biện luận, “sự thiếu vắng lưới là phù hợp với một xu hướng chung của người Lele là không đầu tư thời gian và lao động vào trang thiết bị dài hạn.”
Cũng đã có những khác biệt quan trọng về công nghệ nông nghiệp và tổ chức. Những người Bushong đã thực hành một dạng canh tác hỗn hợp nơi năm vụ được trồng kế tiếp nhau trong một hệ thống luân canh hai năm. Họ trồng khoai mỡ, khoai lang, sắn (mỳ), và đậu và thu hoạch hai, đôi khi ba vụ ngô mỗi năm. Những người Lele đã không có hệ thống như vậy và đã xoay xở để thu hoạch chỉ một vụ ngô một năm.
Cũng đã có những khác biệt nổi bật về luật và trật tự. Những người Lele được phân tán vào các làng được phòng thủ, mà đã liên tục xung đột với nhau. Bất cứ ai đi giữa hai làng hay thậm chí dám vào rừng để thu lượm thức ăn đã có khả năng bị tấn công hay bắt cóc. Ở nước Bushong, điều này hiếm khi, nếu có bao giờ, xảy ra.
Cái gì nằm đằng sau những khác biệt này về các hình mẫu sản xuất, công nghệ nông nghiệp, và sự thịnh hành của trật tự? Hiển nhiên đã không phải là địa lý đã khiến những người Lele sử dụng công nghệ săn bắn và nông nghiệp thấp. Đã chắc chắn không phải là sự vô minh, sự không biết, bởi vì họ đã biết các công cụ người Bushong sử dụng. Một sự giải thích khả dĩ khác có thể là văn hóa; liệu đã có thể chăng rằng những người Lele có một văn hóa không khuyến khích họ đầu tư vào lưới săn và nhà chắc chắn hơn và được xây cất tốt hơn? Nhưng điều này có vẻ cũng chẳng đúng. Như với người dân Kongo, những người Lele đã rất quan tâm đến mua súng, và Douglass thậm chí đã nhận xét rằng “việc họ hăm hở mua súng cầm tay … cho thấy văn hóa của họ không hạn chế họ ở mức các công nghệ thấp nếu những công nghệ này không đòi hỏi sự cộng tác và nỗ lực dài hạn.” Như thế không phải một ác cảm văn hóa với công nghệ, chẳng phải sự vô minh, cũng chẳng phải địa lý cho một sự giải thích tốt về sự thịnh vượng lớn hơn của những người Bushong so với những người Lele.
Lý do cho những khác biệt giữa hai bộ tộc này nằm ở các thể chế khác nhau mà đã nổi lên trong đất nước của những người Bushong và Lele. Chúng ta đã nhắc tới ở trước rằng những người Lele đã sống trong các làng được phòng thủ mà đã không là phần của một cấu trúc chính trị thống nhất. Đã khác ở bên kia Kasai. Khoảng năm 1620 một cuộc cách mạng chính trị đã xảy ra với sự lãn đạo của một người có tên là Shyaam, người đã tạo dựng Vương quốc Kuba, mà chúng ta đã thấy trên Bản đồ 6 (trang 59), với những người Bushong ở trung tâm của nó và với bản thân ông như nhà vua. Trước thời kỳ này, có lẽ đã có ít sự khác biệt giữa những người Bushong và Lele; những sự khác biệt đã nổi lên như những hệ quả của cách mà Shyaam đã tổ chức lại xã hội ở phía đông sông Kasai. Ông đã xây dựng một nhà nước và một kim tự tháp các thể chế chính trị. Chúng đã không chỉ được tập trung hóa hơn một cách đáng kể so với trước mà cũng đã bao gồm các cấu trúc rất tinh vi. Shyaam và những người kế vị ông đã tạo ra một bộ máy quan liêu để thu thuế và một hệ thống luật và lực lượng cảnh sát để thi hành luật. Các nhà lãnh đạo bị kiểm tra bởi các hội đồng, mà họ phải tham vấn trước khi đưa ra các quyết định. Thậm chí đã có sự xử án bởi bội thẩm đoàn, một sự kiện có vẻ độc nhất ở châu Phi hạ-Sahara trước chủ nghĩa thuộc địa Âu châu. Tuy nhiên, nhà nước tập trung mà Shyaam xây dựng đã là một công cụ khai thác và hết sức chuyên chế. Đã chẳng ai bỏ phiếu bầu ông, và chính sách đã được quy định từ trên đỉnh, không phải bởi sự tham gia của nhân dân.
Cuộc cách mạng này dẫn đến sự tập trung hóa nhà nước, luật và trật tự ở nước Kuba đến lượt nó đã dẫn đến một cuộc cách mạng kinh tế. Nông nghiệp được tổ chức lại và những công nghệ mới được chọn theo để tăng năng suất. Các cây trồng mà trước kia đã là các giống chính đã được thay thế bằng các giống mới có sản lượng cao hơn từ châu Mỹ (đặc biệt là, ngô, sắn, và ớt). Chu trình luân canh thâm canh đã được đưa vào trong thời gian này, và số lượng thực phẩm được sản xuất trên đầu người đã tăng gấp đôi. Để chấp nhận các giống cây trồng này và tổ chức lại nông nghiệp, đã cần nhiều người làm hơn ở ngoài đồng. Cho nên tuổi kết hôn được hạ xuống hai mươi, mà quy định này đã đưa những người đàn ông vào lực lượng lao động nông nghiệp ở tuổi trẻ hơn. Sự tương phản với người Lehe là rõ rệt. Các đàn ông Lele đã thường kết hôn ở tuổi ba mươi lăm và chỉ sau đó mới làm việc ở ngoài đồng. Cho đến lúc đó, họ đã cống hiến đời họ cho chiến đấu và đột nhập để cướp bóc.
Mối quan hệ giữa cách mạng chính trị và cách mạng kinh tế đã đơn giản. Nhà vua Shyaam và những người ủng hộ ông đã muốn khai thác thuế và của cải từ người Kuba, những người đã phải sản xuất ra một khoản thặng dư trên mức bản thân họ tiêu thụ. Trong khi Shyaam và những người của ông đã không đưa ra các thể chế bao gồm ở bờ đông sông Kasai, lượng nào đó của thịnh vượng kinh tế là nội tại đối với các thể chế khai thác mà đạt được một mức độ nào đó về tập trung hóa nhà nước và áp đặt luật và trật tự. Khuyến khích hoạt động kinh tế tất nhiên đã là lợi ích của Shyaam và những người của ông, vì khác đi thì chẳng có gì để mà khai thác. Giống hệt Stalin, bằng mệnh lệnh Shyaam đã tạo ra một tập các thể chế mà có thể tạo ra của cải cần thiết để nuôi sống hệ thống này. So với sự thiếu vắng hoàn toàn của luật và trật tự mà là tình trạng ngự trị ở bên kia của bờ sông Kasai, thì việc này đã tạo ra sự thịnh vượng kinh tế đáng kể – cho dù phần lớn chắc đã bị khai thác bởi Shyaam và các elite của ông. Nhưng nó nhất thiết bị hạn chế. Hệt như ở Liên Xô, đã không có sự phá hủy sáng tạo nào ở Vương quốc Kuba và không có sự đổi mới công nghệ sau sự thay đổi ban đầu này. Tình hình này ít nhiều đã không thay đổi vào thời vương quốc lần đầu tiên đụng độ với các quan chức thuộc địa Bỉ trong cuối thế kỷ mười chín.
 THÀNH TÍCH CỦA NHÀ VUA SHYAAM minh họa mức hạn chế nào đó của thành công kinh tế có thể đạt được ra sao thông qua các thể chế khai thác. Việc tạo ra sự tăng trưởng như vậy cần đến một nhà nước tập trung. Để tập trung hóa nhà nước, thường cần đến một cuộc cách mạng chính trị. Một khi Shyaam đã tạo ra nhà nước này, ông đã có thể sử dụng sức mạnh của nó để tổ chức lại nền kinh tế và tăng năng suất nông nghiệp, mà sau đó ông có thể đánh thuế.
Vì sao những người Bushong, chứ không phải những người Lele, đã có một cuộc cách mạng chính trị. Chẳng phải những người Lele đã có thể có Shyaam riêng của họ? Cái mà Shyaam đạt được đã là một sự đổi mới thể chế không gắn với địa lý, văn hóa, hay sự thiếu hiểu biết theo bất cứ cách tất định nào. Những người Lele đã có thể có một cuộc cách mạng như vậy và biến đổi các thể chế của họ một cách tương tự, nhưng họ đã không làm. Có lẽ đấy là do các lý do mà chúng ta không hiểu bởi vì sự hiểu biết hạn chế của chúng ta ngày nay về xã hội của họ. Có khả năng nhất là bởi vì bản chất tùy thuộc ngẫu nhiên của lịch sử. Cùng sự tùy thuộc ngẫu nhiên có lẽ đã có hiệu lực khi một số xã hội ở Trung Đông mười hai ngàn năm trước đã bắt đầu một tập thậm chí cấp tiến hơn của những đổi mới thể chế dẫn đến các xã hội định cư và sau đó đến thuần hóa các thực vật và động vật, như chúng ta thảo luận tiếp đây.
 MÙA HÈ DÀI
Khoảng 15.000 năm trước công nguyên (TCN), Thời kỳ Băng hà chấm dứt vì khí hậu trái đất nóng lên. Bằng chứng từ các lõi băng Greenland gợi ý rằng nhiệt độ đã tăng ở mức mười lăm độ C trong một khoảng thời gian ngắn. Sự ấm lên này có lẽ đã trùng với sự tăng lên nhanh của dân số vì sự ấm lên toàn cầu đã dẫn đến sự mở rộng các quần thể động vật và sự sẵn có lớn hơn nhiều của các cây dại và thực phẩm. Quá trình này đã bị đảo ngược nhanh vào khoảng năm 14.000 TCN, bởi một thời kỳ lạnh đi được biết đến như thời kỳ Younger Dryas, nhưng sau năm 9600 TCN, nhiệt độ toàn cầu lại tăng lên, bảy độ C trong thời gian ngắn hơn một thập kỷ, và kể từ đó vẫn ở mức cao. Nhà khảo cổ học Brian Fagan gọi nó là mùa hè dài. Sự ấm lên của khí hậu đã là một bước ngoặt khổng lồ mà đã tạo thành nền cho Cách mạng đồ Đá mới, nơi các xã hội người đã chuyển sang lối sống định cư, canh tác, và chăn thả. Việc này và phần còn lại của lịch sử con người đã tiến hành phơi nắng trong Mùa hè Dài này.
Có một sự khác biệt cơ bản giữa canh tác, chăn thả và săn bắt hái lượm. Những việc trước dựa trên sự thuần hóa các loài thực vật và động vật, với sự can thiệp tích cực vào các chu kỳ sống của chúng để làm thay đổi di truyền khiến cho các loài này hữu ích hơn cho con người. Sự thuần hóa là một sự thay đổi công nghệ, và cho phép con người sản xuất nhiều thực phẩm hơn nhiều từ các thực vật và động vật sẵn có. Sự thuần hóa ngô, chẳng hạn, đã bắt đầu khi con người thu lượm teosinte, giống cây dại là tổ tiên của ngô. Bắp teosinte rất nhỏ, chỉ dài vài centimet. Chúng thật còi cọc so với bắp ngô hiện đại. Thế nhưng, dần dần, bằng cách chọn các bông teosinte lớn hơn, và các cây mà các bông của nó không vỡ và vẫn ở trên thân để thu hoạch, con người đã tạo ra ngô hiện đại, một giống cây cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn rất nhiều từ cùng một miếng đất.
Bằng chứng sớm nhất về canh tác, chăn thả và thuần hóa thực vật và động vật đến từ Trung Đông, đặc biệt từ các vùng được biết đến như Hilly Flank, mà kéo dài từ miền nam của Israel hiện đại, lên qua Palestine và bờ tây của Sông Jordan, qua Syria và vào đến đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, bắc Iraq, và tây Iran. Khoảng năm 9.500 TCN các thực vật được thuần hóa đầu tiên, lúa mì emmer và đại mạch hai hàng, được tìm thấy ở Jericho trên bờ tây Sông Jordan ở Palestine; và lúa mì emmer, đậu Hà Lan, đậu lentils (lăng), tại Tell Aswad, xa hơn về phía bắc Syria. Cả hai là các địa điểm của một nền văn hóa gọi là văn hóa Natufian, và cả hai đã nuôi sống các làng lớn; làng ở Jericho đã có dân số có lẽ năm trăm người vào thời ấy.
Vì sao các làng canh tác đầu tiên đã xảy ra ở đây chứ không phải nơi khác? Vì sao những người Natufian, chứ không phải những người khác, đã thuần hóa đậu Hà Lan và đậu lentils? Phải chăng họ đã may mắn và chỉ ngẫu nhiên sống ở nơi đã có nhiều ứng viên tiềm năng cho việc thuần hóa? Trong khi điều này đúng, nhiều dân tộc khác đã sống giữa các loài này, nhưng họ đã không thuần hóa chúng. Như chúng ta đã thấy ở chương hai trong các bản đồ 4 và 5, nghiên cứu của các nhà di truyền học và các nhà khảo cổ học để định rõ sự phân bố của các tổ tiên hoang dã của các động vật và thực vật hiện đại đã được thuần hóa, tiết lộ rằng nhiều trong số các tổ tiên này đã trải ra trên các vùng rất rộng, hàng triệu kilomet vuông. Các tổ tiên hoang dã của các loài động vật được thuần hóa đã lan rộng khắp lục địa Á-Âu. Mặc dù các vùng Hilly Flank đã được thiên nhiên phú cho nhiều loại cây trồng hoang dại, ngay cả chúng cũng đã còn xa mới độc nhất. Đã không phải là, những người Natufian sống trong một vùng được phú cho một cách duy nhất các loài hoang dại, là cái làm cho họ đặc biệt. Chính là, họ đã sống định cư trước khi họ bắt đầu thuần hóa các thực vật hay động vật. Một mẩu bằng chứng đến từ các răng linh dương, mà chúng bao gồm men chân răng (cementum), xương mô liên kết mà phát triển thành các lớp. Trong mùa xuân và mùa hè khi sự phát triển của cementum nhanh nhất, các lớp có màu khác với các lớp hình thành trong mùa đông. Bằng cách lấy một lát cắt qua răng ta có thể thấy màu của lớp cuối cùng trước khi con linh dương chết. Sử dụng kỹ thuật này ta có thể xác định xem con linh dương bị giết vào mùa hè hay mùa đông. Tại các vị trí [khai quật] Natufian, người ta thấy những con linh dương bị giết trong mọi mùa, gợi ý sự cư trú quanh năm. Làng Abu Hureyra, ở quanh sông Euphrates, là một trong những khu định cư Natufian được nghiên cứu kỹ lưỡng nhất. Trong thời gian gần bốn mươi năm các nhà khảo cổ học đã khảo sát các lớp của ngôi làng, mà cung cấp một trong các thí dụ được tư liệu hóa tốt nhất về cuộc sống định cư trước và sau canh tác. Khu định cư có lẽ đã bắt đầu vào khoảng năm 9.500 TCN, và các cư dân đã tiếp tục lối sống săn bắt hái lượm của họ một khoảng thời gian năm trăm năm nữa trước khi chuyển sang nông nghiệp. Các nhà khảo cổ học đã ước lượng rằng dân số của làng trước khi canh tác đã là giữa một trăm và ba trăm người.
Ta có thể nghĩ đủ loại lý do vì sao một xã hội có thể thấy có lợi để sống định cư. Thường xuyên thay đổi chỗ ở là tốn kém; phải mang trẻ con và người già, và là không thể để cất trữ thực phẩm cho những lúc đói kém khi di chuyển. Hơn nữa, các công cụ như đá xay, liềm hái hữu ích cho xử lý các thực phẩm dại, nhưng lại nặng để mang đi. Có bằng chứng rằng ngay cả những người săn bắt hái lượm đã cất trữ thực phẩm ở các địa điểm chọn lọc, như các hang. Một sự hấp dẫn của ngô là, nó có thể được cất trữ rất dễ, và đấy là lý do then chốt vì sao nó được thâm canh đến vậy khắp châu Mỹ. Khả năng để giải quyết một cách hiệu quả hơn vấn đề cất trữ và tích tụ các kho thực phẩm đã phải là một khuyến khích chủ chốt cho việc chấp nhận cách sống định cư.
Trong khi có thể đáng mong mỏi về mặt tập thể để trở thành người sống định cư, nhưng điều này không có nghĩa rằng nó nhất thiết xảy ra. Một nhóm di động của những người săn bắt hái lượm đã phải thống nhất để làm điều này, hay ai đó đã phải ép buộc họ. Một số nhà khảo cổ học đã gợi ý rằng mật độ dân số tăng lên và mức sống giảm xuống đã là các yếu tố chủ chốt trong sự nổi lên của cuộc sống định cư, buộc những người di động ở lại một chỗ. Thế nhưng mật độ dân số của các địa điểm Natufian đã không lớn hơn mật độ của các nhóm trước đó, cho nên có vẻ không có bằng chứng về mật độ dân số tăng lên. Bằng chứng xương và răng cũng không ngụ ý sự xấu đi của sức khỏe. Thí dụ, sự thiếu thực phẩm có xu hướng tạo ra các đường mỏng trong men răng người, một tình trạng được gọi thiểu sản men (hypoplasia). Các đường này thực ra ít phổ biến ở những người Natufian hơn ở những người canh tác muộn hơn.
Quan trọng hơn là lối sống định cư đã có những mặt lợi, nó cũng có các mặt bất lợi. Giải quyết xung đột có lẽ đã khó hơn nhiều đối với các nhóm định cư, vì những sự bất hòa đã có thể được giải quyết ít dễ hơn bằng cách một số người hay nhóm đơn thuần bỏ đi. Một khi người dân đã xây dựng các tòa nhà lâu bền và có nhiều tài sản hơn mức họ có thể mang, thì bỏ đi đã là một lựa chọn ít hấp dẫn. Cho nên các làng đã cần những cách hiệu quả hơn để giải quyết xung đột và các quan niệm tinh vi hơn về tài sản. Các quyết định đã cần được đưa ra về ai có quyền tiếp cận đến miếng đất gần làng, hay ai được hái quả từ hàng cây nào và được đánh cá ở phần nào của con suối. Các quy tắc phải được phát triển, và các thể chế mà tạo ra và thực thi các quy tắc đã phải được thảo ra tỉ mỉ.
Để cho cuộc sống định cư nổi lên, vì thế có vẻ hợp lý rằng những người săn bắt hái lượm đã bị buộc phải định cư, và việc này đã phải xảy ra sau một sự đổi mới thể chế tập trung quyền lực vào tay một nhóm mà có thể trở thành elite chính trị, thực thi các quyền tài sản, duy trì trật tự, và cũng hưởng lợi từ địa vị của họ bằng cách khai thác các nguồn lực từ phần còn lại của xã hội. Thực vậy, một cuộc cách mạng tương tự như cuộc đã được nhà Vua Shyaam khở xướng, cho dù ở quy mô nhỏ hơn, chắc đã là bước đột phá dẫn đến cuộc sống định cư.
Bằng chứng khảo cổ học quả thực gợi ý rằng những người Natufian đã phát triển một xã hội phức tạp được đặc trưng bởi hệ thống thứ bậc, trật tự, và sự bất bình đẳng – những sự khởi đầu của cái chúng ta nhận ra như các thể chế khai thác – một thời gian dài trước khi họ trở thành những người nông dân. Một mẩu bằng chứng có tính thuyết phục cho hệ thống thứ bậc và sự bất bình đẳng như vậy đến từ các mộ Natufian. Một số người đã được chôn cất với số lượng lớn đá obsidian (đá vỏ chai) và vỏ ốc răng (dentalium), mà được lấy từ bờ Địa Trung Hải gần Mount Carmel. Các loại đồ trang trí khác gồm các vòng đeo cổ, các nịt chân, và các vòng tay, mà được làm bằng răng chó và đốt ngón chân hươu cũng như vỏ sò ốc. Những người khác được chôn mà không có các thứ này. Vỏ ốc và cả đá vỏ chai đã được trao đổi, và việc kiểm soát sự trao đổi này đã khá chắc là một nguồn của sự tích lũy quyền lực và sự bất bình đẳng. Bằng chứng thêm về sự bất bình đẳng kinh tế và chính trị đến từ địa điểm Natufian ở Ain Mallaha, ngay bắc biển Galilee. Giữa một nhóm của khoảng năm mươi lều tròn và nhiều hố, rõ ràng được dùng để cất trữ, có một tòa nhà lớn được trát vữa một cách tăng cường gần vị trí trung tâm được dọn quang. Tòa nhà này hầu như chắc chắn đã là nhà của một thủ lĩnh. Trong số những chỗ mai táng ở địa điểm, một số công phu hơn nhiều, và cũng có bằng chứng về sự thờ cúng sọ, có lẽ biểu thị sự thờ phụng tổ tiên. Những sự thờ cúng như vậy là phổ biến ở các địa điểm Natufian, đặc biệt ở Jericho. Sự trội hơn của bằng chứng từ các địa điểm Natufian gợi ý rằng đấy có lẽ đã là các xã hội với các thể chế tinh vi xác định sự thừa kế địa vị elite rồi. Họ đã tiến hành buôn bán với các nơi ở xa và đã có các dạng mới nảy sinh của tôn giáo và các thứ bậc chính trị.
Sự nổi lên của các elite chính trị rất có thể đã tạo ra sự chuyển đổi đầu tiên sang cuộc sống định cư và sau đó sang canh tác. Như các địa điểm Natufian cho thấy, cuộc sống định cư không nhất thiết có nghĩa là canh tác và chăn thả. Người dân đã có thể định cư nhưng vẫn kiếm sống bằng săn bắt hái lượm. Rốt cuộc Mùa hè Dài đã làm cho các cây dại dồi dào hơn, và săn bắt hái lượm chắc đã hấp dẫn hơn. Hầu hết người dân có thể đã khá thỏa mãn với cuộc sống đủ sống dựa trên săn bắt hái lượm mà đã không đòi hỏi nhiều nỗ lực. Ngay cả sự đổi mới công nghệ cũng không nhất thiết dẫn đến sự sản xuất nông nghiệp gia tăng. Thực vậy, được biết rằng một sự đổi mới công nghệ lớn, việc đưa rìu thép vào giữa nhóm người Thổ dân Australia được biết đến như người Yir Yoront, đã không dẫn đến sự sản xuất mạnh hơn mà đến việc ngủ nhiều hơn, bởi vì nó cho phép việc thỏa mãn những đòi hỏi đủ sống một cách dễ dàng hơn, với ít khuyến khích để làm việc nhiều hơn.
Cách giải thích truyền thống, dựa vào địa lý, cho cuộc Cách mạng đồ Đá Mới – cốt lõi của lý lẽ của Jared Diamond, mà chúng ta đã thảo luận ở chương 2 – là, nó đã được thúc đẩy bởi sự sẵn có tình cờ của nhiều loài thực vật và động vật mà có thể dễ dàng được thuần hóa. Điều này đã khiến cho canh tác và chăn thả hấp dẫn và đem lại cuộc sống định cư. Sau khi các xã hội đã trở thành xã hội định cư và bắt đầu canh tác, họ bắt đầu phát triển hệ thống thứ bậc chính trị, tôn giáo, và các thể chế phức tạp hơn một cách đáng kể. Mặc dù được chấp nhận rộng rãi, bằng chứng từ những người Natufian gợi ý rằng cách giải thích truyền thống này đặt cái xe trước con ngựa. Những thay đổi thể chế đã xảy ra trong các xã hội một thời gian khá dài trước khi chúng chuyển sang canh tác và có lẽ đã là nguyên nhân của cả việc chuyển sang sống định cư, mà đã tăng cường những sự thay đổi thể chế, lẫn của Cách mạng đồ Đá Mới tiếp sau đó. Hình mẫu này được gợi ý không chỉ bởi bằng chứng từ các vùng Hilly Flank, các vùng được nghiên cứu sâu nhất, mà cả bởi sự trội hơn của bằng chứng từ châu Mỹ, châu Phi hạ-Sahara, và Đông Á.
Chắc chắn việc chuyển sang canh tác đã dẫn đến năng suất nông nghiệp lớn hơn và đã cho phép sự bành trướng đáng kể của dân số. Thí dụ, ở các địa điểm như Jericho và Abu Hureyna, ta thấy rằng làng canh tác ban đầu đã lớn hơn làng trước canh tác rất nhiều. Nói chung, các làng đã lớn lên từ hai đến sáu lần khi sự chuyển đổi xảy ra. Hơn nữa, nhiều hệ quả mà người ta đã lập luận một cách truyền thống như bắt nguồn từ sự chuyển đổi này đã xảy ra một cách chắc chắn. Đã có sự chuyên môn hóa nghề nghiệp lớn hơn và sự tiến bộ công nghệ nhanh hơn, và có lẽ sự phát triển của các thể chế chính trị phức tạp hơn và có lẽ ít bình quân chủ nghĩa hơn. Nhưng liệu việc này có xảy ra tại một nơi cá biệt hay không đã không được xác định bởi sự sẵn có của các loài thực vật và động vật. Thay vào đó, nó đã là hệ quả của xã hội đã trải qua các loại đổi mới thể chế, xã hội và chính trị mà đã cho phép cuộc sống định cư và sau đó sự canh tác nổi lên.
Mặc dù Mùa Hè Dài và sự hiện diện của các loài cây trồng và động vật đã cho phép việc này xảy ra, nhưng nó đã không xác định một cách chính xác ở đâu và khi nào nó xảy ra, sau khi khí hậu đã ấm lên. Đúng hơn, việc này đã được xác định bởi sự tương tác của một bước ngoặt, Mùa Hè Dài, với những sự khác biệt nhỏ nhưng quan trọng về thể chế. Khi khí hậu ấm lên, một số xã hội, như những người Natufian, đã phát triển các yếu tố của các thể chế được tập trung hóa và hệ thống thứ bậc, mặc dù các yếu tố này đã ở quy mô rất nhỏ so với quy mô của các nhà nước-quốc gia hiện đại. Như những người Bushong dưới thời Shyaam, các xã hội đã được tái tổ chức để tận dụng các cơ hội lớn hơn được tạo ra bởi sự tràn ngập của các thực vật và động vật hoang dã, và không nghi ngờ gì các elite chính trị những người đã là những người hưởng lợi chính của các cơ hội mới này và của quá trình tập trung hóa chính trị. Các nơi khác, mà đã có các thể chế chỉ hơi khác một chút, đã không cho phép các elite chính trị của chúng tận dụng một cách tương tự bước ngoặt này và tụt lại phía sau quá trình tập trung hóa chính trị và sự tạo ra các xã hội định cư, nông nghiệp, và phức tạp hơn. Và điều này mở đường cho một sự phân kỳ tiếp sau thuộc loại chính xác mà chúng ta đã thấy trước đây. Một khi những sự khác biệt này đã nổi lên, chúng lan ra một số nơi chứ không ra những nơi khác. Thí dụ, canh tác đã lan ra châu Âu từ Trung Đông vào khoảng năm 6.500 TCN, phần lớn như một hệ quả của sự di cư của các nông dân. Tại châu Âu, các thể chế đã trôi dạt xa các phần của thế giới, chẳng hạn như châu Phi, nơi các thể chế ban đầu đã là khác và nơi những đổi mới được khởi động bởi Mùa Hè Dài ở Trung Đông đã chỉ xảy ra muộn hơn nhiều, và thậm chí khi đó theo một dạng khác.
 NHỮNG ĐỔI MỚI THỂ CHẾ của những người Natufian, mặc dù chúng rất có khả năng đã làm nòng cốt cho cuộc Cách mạng đồ Đá Mới, đã không để lại một di sản đơn giản trong lịch sử thế giới và đã không dẫn một cách không thể lay chuyển được đến sự thịnh vượng dài hạn của các đất nước ở Israel, Palestine, và Syria hiện đại. Syria và Palestine là các phần tương đối nghèo của thế giới hiện đại, và sự thịnh vượng của Israel đã chủ yếu được nhập khẩu bởi sự định cư của những người Do Thái sau Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai và trình độ giáo dục cao của họ và sự tiếp cận dễ dàng của họ đến các công nghệ tiên tiến. Sự tăng trưởng ban đầu của những người Natufian đã không trở thành bền vững vì cùng lý do mà sự tăng trưởng Soviet đã xẹp xuống. Mặc dù hết sức đáng kể, thậm chí mang tính cách mạng trong thời của nó, đấy đã là sự tăng trưởng dưới các thể chế khai thác. Đối với xã hội Natufian cũng đã chắc là, loại tăng trưởng này đã gây ra các xung đột sâu sắc về ai sẽ kiểm soát các thể chế và sự khai thác mà chúng cho phép. Đối với mỗi elite được hưởng lợi từ sự khai thác, có một không-elite người sẽ thích thay thế anh ta. Đôi khi sự đấu đá nội bộ sẽ thay một elite bằng một elite khác. Đôi khi nó phá hủy toàn bộ xã hội khai thác, và tháo xích cho một quá trình sụp đổ nhà nước và xã hội, như nền văn minh hùng vĩ của các thành-quốc Maya được xây dựng hơn một ngàn năm trước đã trải qua.
 SỰ KHAI THÁC KHÔNG ỔN ĐỊNH
Sự canh tác đã nổi lên một cách độc lập ở nhiều nơi quanh thế giới. Ở nơi bây giờ là Mexico, các xã hội đã hình thành mà thiết lập các nhà nước và các khu định cư, và đã chuyển sang nông nghiệp. Như với những người Natufian ở Trung Đông, họ cũng đã đạt mức độ nào đó của sự tăng trưởng kinh tế. Các thành-quốc Maya trong vùng nam Mexico, Belize, Guatemala, và Tây Honduras thực ra đã xây dựng một nền văn minh khá tinh vi dưới kiểu riêng của chúng về các thể chế khai thác. Kinh nghiệm Maya minh họa không chỉ khả năng tăng trưởng dưới các thể chế khai thác mà cả các giới hạn cơ bản khác của loại tăng trưởng này: sự bất ổn định chính trị mà nổi lên và cuối cùng dẫn đến sự sụp đổ của cả xã hội, lẫn của nhà nước, khi các nhóm và những người khác nhau đấu tranh để trở thành những kẻ khai thác.
Các thành phố Maya đầu tiên đã bắt đầu phát triển vào khoảng năm 500 TCN. Các thành phố ban đầu này cuối cùng đã phá sản, vào thời gian nào đó trong thế kỷ đầu tiên sau công nguyên (SCN). Một mô hình chính trị mới đã nổi lên khi đó, tạo ra nền tảng cho Thời đại Cổ điển, giữa các năm 250 và 900 SCN. Thời kỳ này đã đánh dấu sự phát triển đầy đủ của văn hóa và nền văn minh Maya. Nhưng nền văn minh này cũng đã sụp đổ trong tiến trình của sáu trăm năm tiếp theo. Vào thời của các nhà chinh phục Tây Ban Nha đến trong đầu thế kỷ thứ mười sáu, các đền thờ và cung điện của các địa điểm Maya như Tikal, Palenque, và Calakmul đã lùi xa dần vào rừng, và đã không được tái phát hiện ra cho đến thế kỷ mười chín.
Các thành phố Maya đã chưa bao giờ thống nhất thành một đế chế, mặc dù một số thành phố đã phụ thuộc vào các thành phố khác, và chúng thường có vẻ đã hợp tác, đặc biệt trong chiến tranh. Mối liên kết chính giữa các thành-quốc của vùng, mà năm mươi trong số đó chúng ta có thể nhận ra bởi các nét khắc chìm [glyph] của riêng họ, là, người dân của họ đã nói khoảng ba mươi mốt ngôn ngữ Maya khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhau. Những người Maya đã phát triển một hệ thống chữ viết và có ít nhất mười lăm ngàn câu khắc còn lại mô tả nhiều khía cạnh của đời sống elite, văn hóa, và tôn giáo. Họ cũng đã có một bộ lịch tinh vi để nghi ngày tháng được biết đến như lịch Đếm Dài. Nó đã rất giống với lịch riêng của chúng ta, trong đó nó đếm số năm diễn ra từ một thời điểm cố định và đã được tất cả các thành phố Maya sử dụng. Lịch Đếm Dài bắt đầu vào năm 3.114 TCN, mặc dù chúng ta không biết người Maya đã gắn cho thời điểm này tầm quan trọng gì, mà đi trước rất xa sự nổi lên của bất cứ thứ gì giống với xã hội Maya.
Những người Maya đã là các nhà xây dựng khéo léo những người đã sáng chế ra xi măng một cách độc lập. Các công trình và những câu khắc của họ cung cấp thông tin quan trọng về quỹ đạo của các thành phố Maya, vì họ thường đã ghi các sự kiện được tính niên đại theo lịch Đếm Dài. Ngó ngang qua tất cả các thành phố Maya, các nhà khảo cổ học như thế đã có thể đếm xem có bao nhiêu tòa nhà được hoàn tất trong các năm cá biệt. Vào khoảng năm 500 SCN, có ít công trình được ghi niên đại. Thí dụ, vào năm theo lịch Đếm Dài tương ứng với năm 514 sau công nguyên, đã chỉ có mười công trình được ghi. Sau đó đã có sự tăng đều đặn, đạt hai mươi vào năm 672 SCN, và bốn mươi vào giữa thế kỷ thứ tám. Sau đấy số các công trình được ghi niên đại giảm xuống. Vào thế kỷ thứ chín, nó giảm xuống mười công trình mỗi năm, và vào thế kỷ thứ mười, xuống zero. Những chữ khắc ghi niên đại này cho chúng ta bức tranh rõ ràng về sự mở rộng của các thành phố Maya và sự co lại của chúng sau đó từ cuối thế kỷ thứ tám.
Phân tích này về niên đại có thể được bổ sung bởi việc xem xét danh sách các vua mà người Maya đã ghi lại. Tại thành phố Maya ở Copán, bây giờ ở miền tây Honduras, có một công trình nổi tiếng được biết đến như Án Thờ Q. Án Thờ Q ghi lại tên của tất cả các vua, bắt đầu từ nhà vua sáng lập của triều đại K’inich Yax K’uk’ Mo’ hay “Vua Mặt trời Xanh chim Quetzal vẹt Macaw Đệ nhất”, được đặt tên không chỉ theo mặt trời mà cả theo hai loại chim kỳ lạ của rừng Trung Mỹ mà lông của chúng được người Maya đánh giá rất cao. Vua K’inich Yax K’uk’ Mo’ lên nắm quyền ở Copán vào năm 426 SCN, mà chúng ta biết từ niên đại theo lịch Đếm Dài được ghi trên Án Thờ Q. Ông đã lập ra triều đại mà đã trị vì trong bốn trăm năm. Một số người kế vị của K’inich Yax đã có những tên sinh động ngang thế. Nét khắc chìm của vị vua cai trị thứ mười ba dịch ra là “18 Thỏ”, tiếp sau ông là “Khói Khỉ” và rồi đến “Khói Vỏ Sò”, người chết vào năm 763 SCN. Tên cuối cùng trên án thờ là Vua Yax Pasaj Chan Yoaat, hay “Trời Rạng Sáng Thần Soi Sáng Đệ nhất”, người đã là nhà cai trị thứ mười sáu của dòng dõi này và đã lên ngôi khi Khói Vỏ Sò chết. Sau ông chúng ta biết về chỉ một vị vua nữa, Ukit Took (“Thánh Bảo Trợ Đá Lửa”), từ một mảnh vỡ của một án thờ. Sau Yax Pasaj, các công trình và các chữ khắc đã ngừng lại, và có vẻ rằng triều đại đã bị lật đổ không lâu sau. Ukit Took có lẽ đã thậm chí không phải là người có quyền kế vị thực tế mà chỉ là một người đòi không chính đáng.
Có một cách cuối cùng của việc xem xét bằng chứng này tại Copán, cách được các nhà khảo cổ học AnnCorinne Freter, Nancy Gonlin, và David Webster phát triển. Các nhà nghiên cứu này đã trình bày một cách chi tiết sự thăng trầm của Copán bằng cách xem xét sự trải ra của khu định cư ở Thung lũng Copán trong một thời kỳ dài 850 năm, từ năm 400 SCN đến năm 1250 SCN, sử dụng một kỹ thuật được gọi là thủy hóa đá vỏ chai, mà tính hàm lượng nước của đá vỏ chai vào ngày nó được khai. Một khi được khai, hàm lượng nước giảm theo một tốc độ được biết, cho phép các nhà khảo cổ học tính tuổi của miếng đá vỏ chai được khai từ mỏ. Freter, Gonlin và Webster sau đó đã có khả năng để xác định các miếng đá vỏ chai đã được định tuổi có thể tìm thấy ở đâu trong Thung lũng Copán và lần theo dấu vết xem thành phố đã được mở rộng và sau đó bị co lại như thế nào. Vì có thể đưa ra một sự phỏng đoán hợp lý về số các nhà và công trình trong một vùng cá biệt, có thể ước lượng dân số của thành phố. Trong giai đoạn 400-449 SCN, dân số đã không đáng kể, được ước lượng ở mức khoảng sáu trăm người. Nó đã tăng đều đặn lên đỉnh điểm hai mươi tám ngàn vào thời kỳ 750-799 SCN. Mặc dầu con số này có vẻ không lớn theo các tiêu chuẩn đương thời, nhưng đã là rất đông cho thời kỳ ấy; những con số này hàm ý rằng trong thời kỳ này, Copán đã có dân số lớn hơn London hay Paris. Các thành phố Maya khác, như Tikal và Calakmul, không nghi ngờ gì đã lớn hơn nhiều. Phù hợp với bằng chứng này từ niên đại theo lịch Đếm Dài, năm 800 SCN đã là đỉnh điểm dân số cho Copán. Sau đỉnh này nó bắt đầu rớt, và vào năm 900 SCN nó đã giảm xuống còn khoảng mười lăm ngàn người. Từ đó sự giảm sút vẫn tiếp tục, và vào năm 1200 SCN dân số đã trở lại mức tám trăm năm trước.
Cơ sở cho phát triển kinh tế của Maya Thời Kỳ Cổ Điển đã cũng như cơ sở cho những người Bushong và Natufian: việc tạo ra các thể chế khai thác với mức độ nào đó của sự tập trung hóa nhà nước. Các thể chế này đã có nhiều yếu tố then chốt. Vào khoảng năm 100 SCN, tại thành phố TikalGuatemala, đã nổi lên một loại mới của vương quốc triều đại. Một tầng lớp cai trị dựa trên ajaw (chúa hay nhà cai trị) đã bén rễ với một nhà vua được gọi là k’uhul ajaw (chúa thánh thần) và, dưới ông, một hệ thống thứ bậc của các quý tộc. Chúa thánh thần đã tổ chức xã hội với sự hợp tác của các elite này và cũng liên lạc, hiệp thông với các thần. Trong chừng mực mà chúng ta biết, tập mới này của các thể chế chính trị đã không cho phép bất cứ loại tham gia nào của dân chúng, nhưng nó đã mang lại sự ổn định. K’uhul ajaw thu các đồ cống nạp từ các nông dân và đã tổ chức lao động để xây các công trình vĩ đại, và sự liên kết của các thể chế này đã tạo cơ sở cho một sự mở rộng kinh tế mạnh mẽ. Nền kinh tế của những người Maya đã dựa trên một sự chuyên môn hóa nghề nghiệp sâu rộng, với các thợ gốm, thợ dệt, thợ mộc lành nghề, và những người làm công cụ và đồ trang trí khéo léo. Họ cũng đã trao đổi đá vỏ chai, da báo, vỏ sò biển, cacao, muối, lông chim giữa họ với nhau và giữa các chính thể trên những khoảng cách xa ở Mexico. Họ có lẽ cũng đã có tiền, và giống những người Aztec, đã sử dụng hạt cacao làm tiền.
Cách, mà theo đó Maya Thời Đại Cổ Điển đã dựa vào việc tạo ra các thể chế chính trị khai thác, là rất giống tình hình của người Bushong, với Yax Ehb’ Xook ở Tikal đóng vai trò giống như vai trò của Vua Shyaam. Các thể chế chính trị mới đã dẫn đến một sự tăng đáng kể về thịnh vượng kinh tế, mà phần lớn của nó sau đó được khai thác bởi elite mới xung quanh k’uhul ajaw. Một khi hệ thống này được củng cố, vào khoảng năm 300 SCN, tuy vậy, đã có ít sự thay đổi thêm về công nghệ. Mặc dù, có bằng chứng nào đó về những kỹ thuật thủy lợi và quản lý nước được cải thiện, công nghệ nông nghiệp đã thô sơ và dường như đã không thay đổi. Kỹ thuật xây dựng và nghệ thuật đã trở nên tinh vi hơn rất nhiều theo thời gian, nhưng về tổng thể đã có ít đổi mới.
Đã không có sự phá hủy sáng tạo. Nhưng đã có các hình thức phá hủy khác, vì sự giàu có mà các thể chế khai thác đã tạo ra cho k’uhul ajaw và elite Maya đã dẫn đến chiến tranh liên miên, mà đã trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Chuỗi các xung đột đã được ghi lại trong các dòng chữ khắc Maya, với các nét chìm đặc biệt cho biết rằng một cuộc chiến tranh đã xảy ra vào một thời điểm cá biệt trong lịch Đếm Dài. Hành tinh (sao) Kim đã là thiên thể bảo trợ của chiến tranh, và những người Maya đã coi một số pha của quỹ đạo hành tinh này như đặc biệt thuận lợi cho việc tiến hành chiến tranh. Nét [khắc] chìm biểu thị chiến tranh, được biết như “chiến tranh sao” bởi các nhà khảo cổ học, cho thấy một ngôi sao trút một chất lỏng, mà có thể là nước hay máu, xuống trái đất. Các dòng khắc cũng tiết lộ các hình mẫu liên minh và cạnh tranh. Đã có các cuộc tranh giành quyền lực kéo dài giữa các nhà nước lớn hơn, như Tikal, Calakmul, Copán, và Palenque, và các nhà nước này đã chinh phục các nhà nước nhỏ hơn đưa chúng vào địa vị chư hầu. Bằng chứng cho việc này đến từ các nét chìm đánh dấu những sự lên ngôi vua. Trong thời kỳ này, chúng bắt đầu cho thấy rằng các nhà nước nhỏ hơn bây giờ bị thống trị bởi nhà nước khác, kẻ cai trị từ bên ngoài.
Bản đồ 10 (trang 148) cho thấy các thành phố Maya chính và các hình mẫu khác nhau của mối quan hệ giữa chúng như được các nhà khảo cổ học Nikolai Grube và Simon Martin dựng lại. Các hình mẫu này cho biết rằng mặc dù các thành phố lớn như Calakmul, Dos Pilas, Piedras Negras, và Yaxchilian đã có các mối quan hệ ngoại giao rộng, một số thường bị thống trị bởi một số khác và chúng cũng đã chiến đấu với nhau.
Sự thực áp đảo về sự sụp đổ Maya là, nó trùng với sự lật đổ mô hình chính trị dựa trên k’uhul ajaw. Chúng ta đã thấy ở Copán rằng sau cái chết của Yax Pasaj trong năm 810 SCN đã không có thêm vua nào. Vào khoảng thời gian này các cung điện hoàng gia bị bỏ rơi. Hai mươi dặm về phía bắc Copán, tại thành phố Quiringuá, nhà vua cuối cùng, Trời Ngọc Thạch, đã lên ngôi vua giữa năm 795 và 800 SCN. Công trình kỷ niệm được ghi niên đại cuối cùng là từ 810 SCN theo lịch Đếm Dài, cùng năm mà Yax Pasaj chết. Thành phố bị bỏ rơi ngay sau đó. Khắp khu vực Maya câu chuyện đều giống nhau; các thể chế chính trị mà đã tạo ra bối cảnh cho sự mở rộng buôn bán, nông nghiệp, và dân số đã biến mất. Các triều đình hoàng gia đã không hoạt động, các công trình và các đền đài đã không được tạo ra, và các cung điện bị bỏ trống. Như các thể chế chính trị và xã hội đã làm sáng tỏ, sự đảo ngược quá trình tập trung hóa nhà nước, nền kinh tế đã co lại và dân số giảm xuống.
 Trong một số trường hợp các trung tâm chính đã sụp đổ do bạo lực lan rộng. Vùng Petexbatun của Guatemala – nơi các đền thờ lớn sau đó bị phá đổ và đá được dùng để xây dựng các tường phòng thủ rộng – cung cấp một thí dụ sinh động. Như chúng ta sẽ thấy trong chương tiếp theo, nó đã rất giống với cái đã xảy ra trong Đế chế La Mã cổ đại. Muộn hơn, ngay cả ở những địa điểm, như Copán, nơi đã có ít dấu hiệu về bạo lực vào thời gian sụp đổ, nhiều công trình đã bị tẩy xóa hay bị phá hủy. Ở một số nơi elite vẫn còn thậm chí sau việc lật đổ ban đầu của k’uhul ajaw. Tại Copán, có bằng chứng về elite tiếp tục dựng lên các tòa nhà mới trong ít nhất hai trăm năm nữa trước khi chúng cũng đã biến mất. Ở những nơi khác các elite có vẻ đã biến mất cùng lúc khi chúa thánh thần biến mất.
Bằng chứng khảo cổ học hiện có không cho phép chúng ta đi đến một kết luận dứt khoát về vì sao k’uhul ajawvà các elite quanh ông ta bị lật đổ và vì sao các thể chế mà đã tạo ra Maya Thời Kỳ Cổ điển lại sụp đổ. Chúng ta biết việc này đã xảy ra trong bối cảnh chiến tranh gia tăng giữa các thành phố, và có vẻ có khả năng rằng sự chống đối và sự nổi loạn ở bên trong thành phố, có lẽ do phe nhóm elite khác lãnh đạo, đã lật đổ thể chế.
Mặc dù các thể chế khai thác, mà những người Maya tạo ra, đã làm ra của cải đủ để cho thành phố thịnh vượng và elite trở nên giàu có và tạo ra nghệ thuật và các công trình kỷ niệm tuyệt vời, hệ thống đã không ổn định. Các thể chế khai thác mà trên đó elite hẹp này cai trị đã tạo ra sự bất bình đẳng sâu rộng, và như thế tạo ra tiềm năng cho sự đấu đá nội bộ giữa những người có thể hưởng lợi từ của cải được khai thác từ nhân dân. Sự xung đột này cuối cùng đã dẫn đến sự phá hủy nền văn minh Maya.
 HỎNG CÁI GÌ?
Các thể chế khai thác là rất phổ biến trong lịch sử bởi vì chúng có một logic mạnh mẽ: chúng có thể tạo ra sự thịnh vượng hạn chế nào đó trong khi đồng thời phân phối nó vào tay của một giới elite nhỏ. Để cho sự tăng trưởng này xảy ra, phải có sự tập trung hóa chính trị. Một khi việc này đã xảy ra, nhà nước – hay elite kiểm soát nhà nước – có các khuyến khích để đầu tư và tạo ra của cải, cổ vũ những người khác đầu tư để cho nhà nước có thể khai thác các nguồn lực từ họ, và thậm chí bắt chước một vài trong số các quá trình mà bình thường được khởi động bởi các thể chế kinh tế bao gồm và các thị trường. Trong các nền kinh tế đồn điền ở Caribe, các thể chế khai thác đã có dạng của elite cưỡng bức các nô lệ sản xuất đường. Tại Liên Xô, các thể chế khai thác đã có dạng của Đảng Cộng Sản phân bổ lại các nguồn lực từ nông nghiệp sang công nghiệp và sắp đặt loại nào đó của các khuyến khích cho các nhà quản lý và công nhân. Như chúng ta đã thấy, các khuyến khích như vậy đã bị bản chất của hệ thống làm xói mòn.
Tiềm năng tạo ra tăng trưởng khai thác tạo một lực đẩy cho việc tập trung chính trị và là lý do vì sao Vua Shyaam đã muốn tạo ra Vương quốc Kuba, và chắc cung cấp các lời giải thích vì sao những người Natufian ở Trung Đông đã thiết lập một dạng thô sơ của luật và trật tự, hệ thống thứ bậc, và các thể chế khai thác mà cuối cùng đã dẫn đến Cách mạng đồ Đá Mới. Các quá trình tương tự chắc cũng đã là nòng cốt cho sự nổi lên của các xã hội định cư và sự chuyển đổi sang nông nghiệp ở châu Mỹ, và đã có thể thấy trong nền văn minh tinh vi mà những người Maya đã xây dựng trên nền tảng được sắp đặt bởi các thể chế hết sức khai thác cưỡng bức số đông làm lợi cho số ít các elite.
Tuy vậy, sự tăng trưởng được tạo ra bởi các thể chế khai thác về bản chất là rất khác với sự tăng trưởng được tạo ra dưới các thể chế bao gồm. Quan trọng nhất, nó không bền vững. Do chính bản chất của chúng, các thể chế khai thác không khuyến khích sự phá hủy sáng tạo và tạo ra nhiều nhất chỉ một mức độ hạn chế của tiến bộ công nghệ. Sự tăng trưởng mà chúng tạo ra vì thế kéo dài chỉ lâu dường ấy. Kinh nghiệm Soviet cho một minh họa sống động về giới hạn này. Nước Nga Soviet đã tạo ra sự tăng trưởng nhanh vì nó đã nhanh chóng đuổi kịp một số công nghệ tiên tiến trên thế giới, và các nguồn lực đã được tái phân bổ từ khu vực nông nghiệp hết sức kém hiệu quả sang công nghiệp. Nhưng cuối cùng các khuyến khích trong mọi khu vực, từ nông nghiệp đến công nghiệp, đã không kích thích sự tiến bộ công nghệ. Việc này đã xảy ra chỉ ở vài ổ nơi các nguồn lực được đổ vào và nơi sự đổi mới được tưởng thưởng mạnh mẽ bởi vì vai trò của nó trong cạnh tranh với phương Tây. Sự tăng trưởng Soviet, dẫu nhanh đến đâu, đã nhất thiết là tương đối ngắn ngủi, và nó đã hụt hơi rồi vào các năm 1970.
Thiếu sự phá hủy sáng tạo và đổi mới không phải là lý do duy nhất vì sao có những giới hạn khắc nghiệt cho sự tăng trưởng dưới các thể chế khai thác. Lịch sử của các thành-quốc Maya minh họa một sự kết thúc đáng ngại hơn và, than ôi, phổ biến hơn, lại do logic nội tại của các thể chế khai thác gây ra. Vì các thể chế này tạo ra những lợi lộc đáng kể cho elite, sẽ có khuyến khích mạnh mẽ đối với những người khác để chiến đấu thay thế elite hiện thời. Sự đấu đá nội bộ và sự bất ổn định, như thế là các đặc điểm vốn có của các thể chế khai thác và chúng không chỉ gây ra thêm những sự kém hiệu quả mà thường cũng đảo ngược bất cứ sự tập trung chính trị nào, đôi khi thậm chí dẫn đến sự sụp đổ hoàn toàn của luật và trật tự và sa vào hỗn loạn, như các thành-quốc Maya đã trải qua tiếp sau thành công tương đối của họ trong Thời Kỳ Cổ Điển.
Mặc dù bị hạn chế một cách cố hữu, tăng trưởng dưới các thể chế khai thác tuy vậy có thể tỏ ra ngoạn mục khi nó trong chuyển động. Nhiều người ở Liên Xô, và còn nhiều người hơn ở thế giới phương Tây đã bị kinh sợ bởi sự tăng trưởng Soviet trong các năm 1920, 30, 40, 50, 60, và thậm chí mãi đến các năm 1970, theo cùng cách mà chúng ta bị mê hoặc bởi nhịp độ chóng mặt của sự tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc hiện nay. Nhưng như chúng ta sẽ thảo luận chi tiết trong chương 15, Trung Quốc dưới sự cai trị của Đảng Cộng Sản là một thí dụ khác về xã hội trải qua sự tăng trưởng dưới các thể chế khai thác và một cách tương tự không chắc sẽ tạo ra sự tăng trưởng bền vững trừ phi nó trải qua một sự biến đổi chính trị cơ bản theo hướng các thể chế chính trị bao gồm.
6.TRÔI DẠT XA RA

VENICE ĐÃ TRỞ THÀNH BẢO TÀNG NHƯ THẾ NÀO
NHÓM CÁC ĐẢO tạo thành Venice nằm ở niềm cực bắc Biển Adriatic. Trong Thời Trung Cổ, Venice có lẽ đã là nơi giàu nhất thế giới, với bộ tiên tiến nhất của các thể chế kinh tế bao gồm, do tính bao gồm chính trị mới nảy sinh làm nòng cốt. Nó được độc lập vào năm 810 SCN, vào lúc hóa ra là một thời tình cờ. Nền kinh tế châu Âu đang phục hồi từ sự sa sút mà nó đã phải chịu vì sự sụp đổ của Đế chế La Mã, và các vua như Charlemagne đang tổ chức lại quyền lực chính trị tập trung mạnh. Việc này đã dẫn đến sự ổn định, sự an toàn lớn hơn, và một sự mở rộng thương mại, mà Venice đã ở vị thế độc nhất vô nhị để tận dụng. Nó đã là quốc gia của các thủy thủ, nằm đúng giữa Địa Trung Hải. Hàng hóa đến từ phương Đông là gia vị, các hàng hóa chế tác Byzantine và nô lệ. Venice đã trở nên giàu có. Vào năm 1050, khi Venice đã được mở rộng rồi về mặt kinh tế trong ít nhất một thế kỷ, nó đã có dân số 45.000 người. Con số này đã tăng 50 phần trăm lên 70.000 người vào năm 1200. Vào năm 1330 dân số lại tăng thêm 50 phần trăm lên 110.000 người; Venice thời đó đã lớn như Paris, và có lẽ bằng ba lần London.
Một trong những cơ sở then chốt cho sự mở rộng kinh tế của Venice đã là một loạt những đổi mới về hợp đồng làm cho các thể chế kinh tế mang tính bao gồm hơn nhiều. Đổi mới nổi tiếng nhất đã là commenda, một loại sơ đẳng của công ty cổ phần, mà đã hình thành chỉ trong thời gian của một thương vụ duy nhất. Một commendabao gồm hai đối tác, một đối tác “tĩnh tại” ở lại Venice, và một đối tác chu du. Đối tác tĩnh tại bỏ vốn vào vụ kinh doanh mạo hiểm, trong khi đối tác chu du áp tải hàng hóa. Một cách điển hình, đối tác tĩnh tại bỏ phần lớn vốn. Các doanh nhân trẻ mà bản thân họ không có của cải, khi đó đã có thể tham gia vào kinh doanh thương mại bằng cách đi áp tải hàng hóa. Nó đã là kênh chủ chốt để thăng tiến về mặt xã hội. Bất cứ thiệt hại nào xảy ra trong chuyến buôn được chia theo tỷ lệ vốn góp. Nếu chuyến buôn có lời, lợi nhuận dựa vào hai loại hợp đồngcommenda. Nếu commenda là đơn phương, thì đối tác tĩnh tại bỏ 100 phần trăm vốn và hưởng 75 phần trăm lợi nhuận. Nếu hợp đồng là song phương, đối tác tĩnh tại bỏ 67 phần trăm vốn và hưởng 50 phần trăm lợi nhuận. Nghiên cứu các tài liệu chính thức, ta thấy commenda đã là một lực mạnh đến thế nào trong cổ vũ sự thăng tiến về mặt xã hội: những tài liệu này đầy các tên mới, những người trước đó đã không thuộc về giới elite ở Venice. Trong các tài liệu của chính phủ trong các năm 960, 971, và 982 SCN, số tên mới chiếm một cách tương ứng 69 phần trăm, 81 phần trăm, và 65 phần trăm của những người được ghi chép.
Tính bao gồm kinh tế này và sự trỗi dậy của các gia đình mới thông qua thương mại đã buộc hệ thống chính trị trở nên thậm chí mở hơn. Tổng trấn, người điều hành Venice, được Đại Hội (General Assembly) bầu suốt đời. Mặc dù là một đại hội của tất cả công dân, trên thực tế Đại Hội bị thống trị bởi một nhóm cốt lõi gồm các gia đình hùng mạnh. Mặc dù tổng trấn đã rất hùng mạnh, quyền lực của ông đã bị giảm từ từ theo thời gian bởi những thay đổi về thể chế chính trị. Sau năm 1032, tổng trấn được bầu cùng với một Hội đồng Công tước (Ducal Council) mới được lập ra, mà công việc của nó cũng là để đảm bảo tổng trấn không nắm được quyền lực tuyệt đối. Tổng trấn đầu tiên bị hội đồng này bao vây, Domenico Flabianico, đã là một nhà buôn tơ lụa giàu có từ một gia đình mà trước đó đã không giữ chức cao. Sự thay đổi thể chế này được kế tiếp bởi một sự mở rộng to lớn của thương mại và sức mạnh hải hải quân Venice. Trong năm 1082, Venice đã được ban những đặc quyền rộng rãi tại Constantinople, và một khu Venice đã được lập ra ở thành phố đó. Nó mau chóng trở thành chỗ ở cho mười ngàn người Venice. Ở đây chúng ta thấy các thể chế kinh tế và chính trị bao gồm bắt đầu hoạt động cùng nhau.
Sự mở rộng kinh tế của Venice, mà đã tạo ra áp lực nhiều hơn cho thay đổi chính trị, đã bùng nổ sau những thay đổi về thể chế chính trị và kinh tế tiếp sau vụ ám sát tổng trấn năm 1171. Đổi mới quan trọng đầu tiên đã là việc tạo ra một Đại Hội Đồng (Great Council), mà trở thành nguồn cuối cùng của quyền lực chính trị ở Venice từ thời điểm này trở đi. Hội đồng được cấu thành từ các viên chức trong nhà nước Venice, như các thẩm phán, và đã bị áp đảo bởi các nhà quý tộc. Ngoài các viên chức này ra, mỗi năm một trăm thành viên mới được chỉ định vào hội đồng bởi một ủy ban bổ nhiệm mà bốn thành viên ủy ban được lựa chọn bằng cách rút thăm từ hội đồng hiện tại. Hội đồng sau đó cũng chọn thành viên cho hai tiểu hội đồng, Thượng viện và Hội đồng Bốn Mươi, mà đã có các nhiệm vụ lập pháp và hành pháp khác nhau. Đại Hội Đồng cũng chọn ra Hội đồng Công tước, mà đã được mở rộng từ hai đến sáu thành viên. Đổi mới thứ hai là việc thành lập một hội đồng nữa, được Đại Hội Đồng chọn bằng cách rút thăm, để bổ nhiệm tổng trấn. Mặc dù, sự lựa chọn phải được Đại Hội phê chuẩn, vì họ đề cử bổ nhiệm một người duy nhất, việc này thực ra trao quyền lựa chọn tổng trấn cho hội đồng. Đổi mới thứ ba đã là, tổng trấn mới phải tuyên thệ nhậm chức mà hạn chế quyền lực công tước [của ông]. Theo thời gian các hạn chế này đã được mở rộng đến mức các tổng trấn tiếp theo đã phải tuân theo các thẩm phán, rồi phải để Hội đồng Công tước phê chuẩn mọi quyết định của mình. Hội đồng Công tước cũng đã nắm vai trò để đảm bảo rằng tổng trấn tuân theo tất cả các quyết định của Đại Hội Đồng.
Những cải cách chính trị này đã dẫn đến một loạt nữa của những đổi mới thể chế: về luật, việc tạo ra các thẩm phán độc lập, các tòa án, tòa thượng thẩm, và hợp đồng tư nhân mới và luật phá sản. Các thể chế kinh tế mới này của Venice đã cho phép tạo ra các hình thức kinh doanh hợp pháp mới và các loại hợp đồng mới. Đã có một sự đổi mới tài chính nhanh chóng, và chúng ta thấy sự khởi đầu của hoạt động ngân hàng hiện đại quanh thời gian này ở Venice. Venice năng động đang tiến tới các thể chế hoàn toàn bao gồm đã có vẻ là không thể ngăn được.
Nhưng đã có một sự căng thẳng trong tất cả chuyện này. Sự tăng trưởng kinh tế được ủng hộ bởi các thể chế bao gồm của Venice đã đi cùng với sự phá hủy sáng tạo. Mỗi làn sóng mới của những thanh niên táo bạo những người trở nên giàu có qua commenda hay các thể chế kinh tế tương tự đã có xu hướng làm giảm lợi nhuận và thành công kinh tế của các elite có uy quyền đã được thiết lập. Và những người mới này đã không chỉ làm giảm lợi nhuận của họ mà cũng thách thức quyền lực chính trị của họ. Như thế đã luôn luôn có một sự cám dỗ, nếu họ có thể thoát khỏi nó, cho các elite hiện hành đang ngồi trong Đại Hội Đồng để đóng cửa hệ thống đối với những người mới này.
Ngay từ khi thành lập Đại Hội Đồng, tư cách thành viên được xác định mỗi năm. Như chúng ta đã thấy, vào cuối mỗi năm, bốn thành viên được chọn một cách ngẫu nhiên để chỉ định một trăm thành viên cho năm tiếp theo, những người được chọn một cách tự động. Ngày 3-10-1286, một kiến nghị được đệ trình cho Đại Hội Đồng rằng các quy tắc được sửa đổi sao cho các việc chỉ định phải được phê chuẩn bởi đa số của Hội đồng Bốn mươi, mà được kiểm soát chặt chẽ bởi các gia đình elite. Việc sửa đổi này sẽ cho giới elite này quyền phủ quyết đối với những sự bổ nhiệm mới vào hội đồng, quyền mà trước kia họ đã không có. Kiến nghị đã bị đánh bại. Ngày 5-10-1286, một kiến nghị khác được đệ trình; lần này nó được thông qua. Kể từ đó trở đi đã có sự xác nhận tự động của một cá nhân nếu bố và ông của người đó đã phục vụ trong hội đồng. Khác đi, thì đòi hỏi sự xác nhận của Hội đồng Công tước. Ngày 17 tháng Mười, một sự thay đổi khác về quy tắc đã được thông qua, quy định rằng một sự bổ nhiệm vào Đại Hội Đồng phải được sự chuẩn y của Hội đồng Bốn mươi, tổng trấn và Hội đồng Công tước.
Các cuộc tranh luận và những sửa đổi hiến pháp của năm 1286 đã báo trước La Serrata (“Sự Đóng cửa”) của Venice. Tháng Hai 1297, đã được quyết định rằng nếu bạn đã là thành viên của Đại Hội Đồng trong bốn năm trước, bạn nhận được sự bổ nhiệm và chuẩn y tự động. Những sự bổ nhiệm mới bây giờ phải được Hội đồng Bốn mươi phê chuẩn, nhưng chỉ với mười hai phiếu. Sau 11-9-1298 các thành viên hiện thời và gia đình họ không còn cần xác nhận nữa. Đại Hội Đồng trên thực tế bây giờ đã bị gắn xi lại đối với người ngoài, và những người giữ chức ban đầu đã trở thành một tầng lớp quý tộc kế truyền. Dấu xi cho việc này đã đến vào năm 1315, với Libro d’Oro (“Sách Vàng”), mà là nơi đăng ký chính thức của giới quý tộc Venice.
Những người ngoài giới quý tộc mới sinh này đã không để quyền lực của họ bị xói mòn mà không có sự chiến đấu. Những căng thẳng chính trị đã tăng lên đều đặn ở Venice giữa 1297 và 1315. Đại Hội Đồng đã phản ứng lại một phần bằng cách làm cho nó lớn hơn. Trong một nỗ lực để bầu các đối thủ lớn tiếng nhất vào, nó đã phát triển từ 450 lên 1.500. Sự mở rộng này đã được bổ sung bằng đàn áp. Một lực lượng cảnh sát đã được đưa vào lần đầu tiên trong năm 1310, và đã có sự gia tăng đều đặn về áp bức nội địa, không nghi ngờ gì như một cách để củng cố trật tự chính trị mới.
Sau khi đã thực hiện một Serrata chính trị, rồi Đại Hội Đồng chuyển sang chấp nhận một Serrata kinh tế. Việc chuyển sang các thể chế chính trị khai thác bây giờ được tiếp theo bởi bước đi theo hướng các thể chế kinh tế khai thác. Quan trọng nhất họ đã cấm việc sử dụng hợp đồng commenda, một trong những đổi mới thể chế vĩ đại mà đã làm cho Venice giàu có. Điều này không ngạc nhiên: commeda đã làm lợi cho các thương gia mới, và bây giờ elite đã được củng cố muốn loại trừ họ ra. Đấy đã chỉ là một bước theo hướng các thể chế kinh tế khai thác hơn. Một bước khác đến khi, bắt đầu từ năm 1314, nhà nước Venice bắt đầu tiếp quản và quốc hữu hóa thương mại. Nó đã tổ chức các thuyền galley của nhà nước để làm thương mại và, từ 1324 trở đi, bắt đầu đánh các mức thuế cao những cá nhân muốn làm thương mại. Thương mại đường dài đã trở thành việc riêng của giới quý tộc. Đấy là khởi đầu của sự kết thúc thịnh vượng của Venice. Với các ngành kinh doanh chính bị độc quyền hóa bởi giới elite ngày càng hẹp, sự sa sút đang tiến triển. Venice có vẻ đã sắp sửa trở thành xã hội bao gồm đầu tiên của thế giới, nhưng nó đã bị rơi một cú [bị đảo chính]. Các thể chế chính trị và kinh tế trở nên khai thác hơn, và Venice đã bắt đầu trải qua sự suy tàn kinh tế. Vào năm 1500 dân số đã sụt xuống còn một trăm ngàn người. Giữa 1650 và 1800, khi dân số của châu Âu đã tăng nhanh, dân số của Venice đã co lại.
Ngày nay hoạt động kinh tế duy nhất mà Venice có, bên cạnh một chút nghề cá, là du lịch. Thay cho đi tiên phong mở các con đường buôn bán và các thể chế kinh tế, những người Venice làm pizza và kem và thổi thủy tinh màu cho các đám người nước ngoài. Khách du lịch đến Venice để xem các kỳ quan trước-Serrata của Venice, như Dinh Tổng trấn và các con sư tử của Nhà thờ St. Mark, mà đã được cướp từ Byzantium khi Venice cai trị vùng Địa Trung hải. Từ một cường quốc Venice đã biến thành một viện bảo tàng.
 TRONG CHƯƠNG NÀY chúng ta tập trung vào sự phát triển lịch sử của các thể chế ở các phần khác nhau của thế giới và giải thích vì sao chúng đã tiến hóa theo những cách khác nhau. Chúng ta đã thấy trong chương 4 các thể chế của Tây Âu đã phân kỳ ra sao với các thể chế của Đông Âu và sau đó các thể chế của nước Anh đã phân kỳ thế nào khỏi các thể chế của các nước còn lại của Tây Âu. Đấy đã là hệ quả của những khác biệt nhỏ về thể chế, chủ yếu như kết quả từ một sự trôi dạt thể chế tương tác với các bước ngoặt. Có thể cám dỗ khi đó để nghĩ rằng những sự khác biệt thể chế này là đỉnh của một tảng băng lịch sử sâu, nơi dưới mặt nước chúng ta thấy các thể chế Anh và Âu châu trôi dạt một cách không thể lay chuyển nổi khỏi các thể chế ở các nơi khác, dựa trên các sự kiện lịch sử truy nguyên lại hàng ngàn năm. Phần còn lại, như họ nói, là lịch sử.
Ngoại trừ rằng nó không phải vậy, vì hai lý do. Thứ nhất, các bước tiến đến các thể chế bao gồm, như tường thuật của chúng ta về Venice cho thấy, có thể bị đảo ngược. Venice đã trở nên phồn vinh. Nhưng các thể chế chính trị và kinh tế của nó bị lật đổ, và sự thịnh vượng đó đảo ngược. Ngày nay Venice giàu chỉ bởi vì những người kiếm được thu nhập của họ ở nơi khác chọn tiêu ở đó để thán phục vẻ huy hoàng của quá khứ của nó. Sự thực rằng các thể chế bao gồm có thể đảo ngược cho thấy rằng không có một quá trình tích tụ đơn giản của sự cải thiện thể chế.
Thứ hai, những sự khác biệt nhỏ về thể chế mà đóng vai trò cốt yếu trong các bước ngoặt, do bản chất của chúng là phù du. Bởi vì chúng là nhỏ, chúng có thể đảo ngược, rồi lại có thể xuất hiện lại và bị đảo ngược lại một lần nữa. Chúng ta sẽ thấy trong chương này rằng, ngược với cái ta có thể kỳ vọng từ các lý thuyết địa lý hay văn hóa, nước Anh, nơi bước quyết định đến các thể chế bao gồm xảy ra trong thế kỷ thứ mười bảy, đã là một nơi ao tù nước đọng, không chỉ trong hàng ngàn năm tiếp sau Cách mạng đồ Đá Mới ở Trung Đông mà cả vào đầu của Thời Trung Cổ, tiếp sau sự sụp đổ của Đế chế Tây La Mã. Các hòn đảo Anh đã không đáng kể đối với Đế chế La Mã, chắc chắn ít quan trọng hơn Tây Âu lục địa, Bắc Phi, vùng Balkan, Constantinople, hay Trung Đông. Khi Đế chế Tây La Mã sụp đổ trong thế kỷ thứ năm sau công nguyên, Anh đã chịu sự suy tàn toàn diện nhất. Nhưng các cuộc cách mạng mà cuối cùng đã mang lại Cách mạng Công nghiệp đã xảy ra không phải ở Italy, Thổ Nhĩ Kỳ, hay thậm chí ở tây Âu lục địa, mà là ở các hòn đảo Anh.
Trong việc hiểu con đường đến Cách mạng Công nghiệp của nước Anh và các nước đi theo nó, di sản của La Mã (Rome) tuy vậy là quan trọng vì nhiều lý do. Thứ nhất, La Mã, giống Venice, đã trải qua những đổi mới thể chế ban đầu trọng đại. Như ở Venice, thành công kinh tế ban đầu của La Mã đã dựa trên các thể chế bao gồm – chí ít theo tiêu chuẩn của thời ấy. Như ở Venice, các thể chế này đã trở nên khai thác hơn một cách dứt khoát theo thời gian. Với La Mã, điều này đã là hệ quả của sự thay đổi từ chế độ Cộng Hòa (510 TCN – 49 TCN) sang Đế chế (49 TCN – 476 SCN). Cho dù trong thời kỳ Cộng hòa, La Mã đã xây dựng một đế chế bề thế, và buôn bán đường dài và giao thông đã hưng thịnh, phần lớn nền kinh tế La Mã đã dựa trên sự khai thác. Sự chuyển đổi từ cộng hòa sang đến chế đã làm tăng sự khai thác và cuối cùng đã dẫn đến loại đấu đá nội bộ, bất ổn định, và sụp đổ mà chúng ta đã thấy với các thành-quốc Maya.
Thứ hai và quan trọng hơn, chúng ta sẽ thấy rằng sự phát triển thể chế tiếp theo của Tây Âu, mặc dù đã không là một sự thừa kế trực tiếp của La Mã, đã là một hệ quả của các bước ngoặt mà đã phổ biến khắp khu vực theo sau sự sụp đổ của Đế chế Tây La Mã. Các bước ngoặt đã có ít sự giống nhau ở các phần khác của thế giới, như châu Phi, châu Á, hay châu Mỹ, mặc dù chúng ta cũng chứng tỏ thông qua lịch sử Ethiopia rằng khi các nơi khác có trải qua các bước ngoặt tương tự, đôi khi chúng phản ứng lại theo những cách giống nhau một cách rõ rệt. Sự suy sụp La Mã đã dẫn đến chủ nghĩa phong kiến, mà, như một sản phẩm phụ, đã làm cho chế độ nô lệ teo đi, đã tạo ra các thành phố nằm ngoài phạm vi ảnh hưởng của các quốc vương và các quý tộc, và trong quá trình tạo ra một bộ các thể chế nơi quyền lực chính trị của những kẻ cai trị bị yếu đi. Chính là trên nền tảng phong kiến này mà Cái Chết Đen tạo ra sự tàn phá và củng cố thêm các thành phố độc lập và các nông dân gây thiệt hại cho các vua, các quý tộc, và các địa chủ lớn. Và chính là trên cái nền này mà các cơ hội được tạo ra bởi thương mại Đại Tây Dương đang diễn ra. Nhiều phần của thế giới đã không trải qua những thay đổi này, và vì thế đã trôi dạt xa ra.
 CÁC ĐỨC HẠNH LA MÃ …
Người bảo vệ dân thường La Mã, Tiberius Gracchus, đã bị đánh bằng gậy đến chết vào năm 133 TCN bởi các thượng nghị sĩ La Mã và xác ông đã bị quẳng xuống sông Tiber không có nghi thức nào. Những người giết ông đã là các quý tộc giống như bản thân Tiberius, và vụ ám sát đã được lên kế hoạch bởi người em họ của ông, Publius Cornelius Scipio Nasica. Tiberius Gracchus đã có một dòng dõi quý tộc hoàn hảo như một hậu duệ của một số lãnh đạo lừng danh của Cộng hòa La Mã, kể cả Lucius Aemillius Paullus, anh hùng của các cuộc chiến tranh Illyrian và Punic thứ Hai, và Scipio Africanus, vị tướng đã đánh bại Hannibal trong Chiến tranh Punic thứ Hai. Vì sao các thượng nghĩ sĩ hùng mạnh của thời ông, ngay cả em họ của ông, đã quay lại chống ông?
Câu trả lời cho ta biết nhiều về những căng thẳng trong Cộng hòa La Mã và các nguyên nhân của sự suy sụp sau đó của nó. Cái khiến cho Tiberius đọ sức với các thượng nghị sĩ hùng mạnh này đã là sự sẵn sàng của ông để đứng lên chống lại họ trong một vấn đề cốt yếu của thời đó: sự phân bổ đất và các quyền của những dân thường (plebeian), các công dân La Mã bình thường.
Vào thời của Tiberius Gracchus, La Mã là một nền cộng hòa đã có từ lâu. Các thể chế chính trị của nó và các đức hạnh của những người lính-công dân La Mã – như được thể hiện bởi bức tranh nổi tiếng, Lời thề của nhà Horatii, của Jacques-Louis David, mà cho thấy những người con thể với cha mình rằng họ sẽ bảo vệ Cộng Hòa La Mã đến hơi thở cuối cùng – vẫn được nhiều sử gia coi như nền tảng thành công của nền cộng hòa. Các công dân La Mã đã lập ra nền cộng hòa bằng cách lật đổ vua của họ, Lucius Tarquinius Superbus, được biết đến như Tarquin người Tự hào, vào khoảng 510 TCN. Nền cộng hòa đã thiết kế một cách tài tình các thể chế chính trị của nó với nhiều yếu tố bao gồm. Nó được cai trị bởi các quan viên (magistrate) được bầu cho một năm. Sự thực rằng chức vụ quan viên được bầu chọn hàng năm, và nhiều người đồng thời giữ chức ấy đã làm giảm khả năng của bất cứ một cá nhân nào để củng cố hay lạm dụng quyền lực của mình. Các thể chế của nền cộng hòa đã chứa một hệ thống kiểm soát và cân bằng mà đã phân phối quyền lực một cách khá rộng. Điều này đã là thế cho dù không phải tất cả công dân đã có sự đại diện ngang nhau, vì việc bỏ phiếu đã là gián tiếp. Cũng đã có rất nhiều nô lệ thiết yếu cho việc sản xuất ở phần lớn Italy, có lẽ chiếm đến một phần ba dân số. Các nô lệ tất nhiên chẳng có quyền gì, nói chi đến sự đại diện chính trị.
Dẫu sao, như ở Venice, các thể chế chính trị La Mã đã có các yếu tố đa nguyên. Các dân thường đã có đại hội riêng của họ được gọi là Đại Hội Dân Thường (Plebeian Assembly), mà đã có thể bầu ra người bảo vệ dân thường (plebeian tribune) của mình, người có quyền phủ quyết các hành động của các quan viên. Chính các dân thường đã đưa Tiberius Gracchus lên nắm quyền của người bảo vệ dân thường trong năm 133 TCN. Sức mạnh của họ đã được rèn bởi “sự ly khai”, một dạng đình công của dân thường, đặc biệt của binh lính, những người có thể bỏ đi đến một quả đồi ở bên ngoài thành phố và từ chối hợp tác với các quan viên cho đến khi những khiếu nại của họ được giải quyết. Sự đe dọa này tất nhiên là đặc biệt quan trọng trong thời chiến. Được cho rằng chính trong một sự ly khai như vậy vào thế kỷ thứ năm trước công nguyên mà các công dân đã có được quyền để bầu người bảo vệ của họ và thông qua các luật để cai quản cộng đồng của mình. Sự bảo vệ chính trị và pháp lý của họ, cho dù bị hạn chế theo các tiêu chuẩn hiện thời của chúng ta, đã tạo ra các cơ hội kinh tế cho các công dân và một mức độ bao gồm nào đó trong các thể chế kinh tế. Kết quả là, thương mại khắp vùng Địa Trung Hải đã hưng thịnh dưới Nền cộng hòa La Mã. Bằng chứng khảo cổ học gợi ý rằng trong khi đa số công dân và nô lệ đã sống không cao hơn mức tồn tại qua ngày là mấy, thì nhiều người La Mã, kể cả một số công dân thường, đã đạt thu nhập cao, với sự tiếp cận đến các dịch vụ công như hệ thống thoát nước và đèn đường của thành phố.
Hơn nữa, có bằng chứng rằng cũng đã có sự tăng trưởng kinh tế nào đó ở Cộng hòa La Mã. Chúng ta có thể theo dõi sự thịnh vượng kinh tế của Cộng hòa La Mã từ các vụ đắm tàu. Đế chế mà những người La Mã xây dựng theo một nghĩa nào đó đã là một mạng lưới các thành phố cảng – từ Athens, Antioch, và Alexandria ở phía đông; qua Rome, Carthage, và Cadiz; suốt lộ trình đến London ở cực tây. Khi các lãnh thổ La Mã mở rộng, thương mại và đội tàu cũng thế, mà có thể tìm thấy dấu vết từ các vụ đắm tàu được các nhà khảo cổ học tìm thấy dưới đáy Địa Trung Hải. Các xác tàu đắm này có thể được định niên đại bằng nhiều cách. Các tàu thường chở các vò hai quai chứa đầy rượu hay dầu ô liu, được chuyển từ Italy sang Gaul, hay dầu ô liu Tây Ban Nha để bán hay phát không ở Rome. Các vò hai quai, là các bình làm bằng đất sét nung được gắn xi, thường chứa thông tin về ai đã làm ra chúng và làm khi nào. Ngay gần sông Tiber ở Rome có một quả núi nhỏ, Monte Testaccio, cũng được biết đến như Monte dei Cocci (“Núi Gốm”), được tạo thành bởi khoảng năm mươi ba triệu vò hai quai. Khi các vò được dỡ xuống từ các tàu, chúng được bỏ lại, trong hàng thế kỷ đã tạo thành một quả đồi lớn.
Các hàng hóa khác trên tàu và bản thân chiếc tàu đôi khi có thể được định niên đại bằng sử dụng phương pháp carbon phóng xạ, một kỹ thuật mạnh được các nhà khảo cổ học sử dụng để xác định tuổi của các di vật hữu cơ. Các thực vật tạo ra năng lượng bằng quang hợp, mà sử dụng năng lượng mặt trời để biến carbon dioxite thành đường. Khi chúng làm việc này, các thực vật kết hợp một lượng isotope phóng xạ có sẵn trong tự nhiên, carbon-14. Sau khi thực vật chết, carbon-14 giảm đi do phân rã phóng xạ. Khi các nhà khảo cổ học tìm thấy một chiếc tàu đắm, họ có thể định niên đại gỗ vỏ tàu bằng cách so sánh phần carbon-14 trong đó với phần được kỳ vọng từ carbon-14 khí quyển. Việc này cho một ước lượng về thời điểm khi cây gỗ bị đốn. Chỉ khoảng 20 vụ đắm tàu đã được định niên đại lâu như năm 500 TCN. Đấy có lẽ đã không phải là các tàu La Mã, và rất có thể là của người Cartaginian, chẳng hạn. Nhưng sau đó số các tàu La Mã đắm đã tăng lên nhanh chóng. Vào khoảng thời gian [chúa Jesus] Christ sinh ra, chúng đạt đỉnh điểm 180 vụ tàu đắm.
Các tàu đắm là một cách thuyết phục để vạch ra tình trạng kinh tế của Cộng hoà La Mã, và chúng có cho thấy bằng chứng về sự tăng trưởng kinh tế nào đó, nhưng phải giữ chúng đúng với thực trạng. Có lẽ hai phần ba nội dung của các tàu đã là tài sản của nhà nước La Mã, các khoản thuế và cống nạp được mang từ các tỉnh về Rome, hay ngũ cốc và dầu ô liu từ Bắc Phi để phát không cho các công dân của thành phố. Chính [vỏ của] những thành quả này của sự khai thác là cái phần lớn đã làm nên Monte Testaccio.
Một cách quyến rũ khác để tìm bằng chứng về sự tăng trưởng kinh tế là từ Dự án Lõi Băng Greenland. Khi các bông tuyết rơi xuống, chúng mang theo một lượng nhỏ các chất ô nhiễm không khí, đặc biệt là các kim loại chì, bạc và đồng. Tuyết đông cứng lại và chất đống trên đỉnh lớp tuyết rơi trong các năm trước đã biến thành băng. Quá trình này xảy ra liên tục hàng ngàn năm, và cung cấp một cơ hội vô song cho các nhà khoa học để hiểu mức độ ô nhiễm không khí hàng ngàn năm trước. Trong các năm 1990-1992, Dự án Lõi Băng Greenland đã khoan xuống xuyên qua 3.030 mét băng phủ khoảng 250.000 năm lịch sử loài người. Một trong những khám phá chính của dự án này, và những nghiên cứu trước nó, là, đã có một sự tăng lên rõ rệt của các chất ô nhiễm không khí bắt đầu từ khoảng năm 500 TCN. Lượng chì, bạc, và đồng trong không khí khi đó đã tăng đều đặn, đạt một đỉnh vào thế kỷ đầu tiên sau công nguyên. Thật đáng chú ý, mức chì này trong không khí lại đạt được chỉ vào thế kỷ thứ mười ba. Những khám phá này cho thấy việc khai mỏ La Mã đã mạnh đến thế nào, so với tình trạng trước và sau nó. Đợt bột phát này trong khai mỏ cho thấy một cách rõ ràng sự mở rộng kinh tế.
Nhưng sự tăng trưởng La Mã đã không bền vững, xảy ra dưới các thể chế một phần bao gồm và một phần khai thác. Mặc dù các công dân La Mã đã có các quyền chính trị và kinh tế, tình trạng nô lệ đã phổ biến và rất khai thác, và giới elite, tầng lớp nghị sĩ, thống trị cả nền kinh tế lẫn hoạt động chính trị. Bất chấp sự hiện diện của Đại hội Dân thường và người bảo vệ dân thường, chẳng hạn, quyền lực thật vẫn do Thượng viện nắm, mà các thành viên của nó đã là các địa chủ lớn tạo thành tầng lớp nghị sĩ. Theo sử gia La Mã Livy, Thượng Viện được lập ra bởi vua đầu tiên của La Mã, Romulus, và gồm một trăm người đàn ông. Các hậu duệ của họ tạo thành tầng lớp nghị sĩ, mặc dù cũng có thêm dòng dõi mới tham gia. Sự phân bổ đất đã rất không đều và rất có khả năng còn bất bình đẳng hơn vào thế kỷ thứ hai trước công nguyên. Đấy là gốc rễ của vấn đề mà đã đưa Tiberius Gracchus lên phía trước với tư cách người bảo vệ dân thường.
Khi sự mở rộng của nó ra khắp vùng Địa Trung Hải tiếp tục, La Mã đã trải qua một sự tràn vào của những của cải lớn. Nhưng của cải hậu hĩ này phần lớn đã bị một số ít gia đình giàu có trong hàng ngũ nghị sĩ chiếm lấy, và sự bất bình đẳng giữa người giàu và người nghèo đã tăng lên. Các nghị sĩ đã có sự giàu sang không chỉ do họ kiểm soát các tỉnh màu mỡ của mình mà cũng còn do các bất động sản và ruộng đất rất lớn của họ khắp Italy. Các bất động sản ruộng đất này được cung cấp người bởi các toán nô lệ, thường là những người bị bắt trong các cuộc chiến tranh mà La Mã đã tiến hành. Nhưng các bất động sản ruộng đất này đến từ đâu cũng quan trọng ngang thế. Các đội quân La Mã trong thời Cộng hòa đã gồm các công dân-binh lính những người là các chủ đất nhỏ, đầu tiên ở Rome và sau đó ở các phần khác của Italy. Theo truyền thống họ chiến đấu trong quân đội khi cần và sau đó quay về mảnh đất của mình. Khi La Mã mở rộng và các chiến dịch kéo dài hơn, thì mô hình này đã ngừng hoạt động. Những người lính xa mảnh đất của họ đôi khi hàng năm, và nhiều miếng đất được chiếm hữu đã bị bỏ không. Các gia đình binh sĩ đôi khi đối mặt với hàng núi nợ nần và trên bờ vực chết đói. Nhiều miếng đất vì thế dần dần bị bỏ không và bị sáp nhập vào ruộng đất của các nghị sĩ. Khi tầng lớp nghị sĩ ngày càng giàu lên, số đông các công dân không có đất, đã tập trung về Rome, thường sau khi được giải ngũ khỏi quân đội. Không còn miếng đất cắm dùi nào để quay về, họ tìm việc làm ở Rome. Vào cuối thế kỷ thứ hai TCN, tình trạng đã đạt đến điểm sôi nguy hiểm, cả bởi vì khoảng cách giàu nghèo đã rộng ra đến mức chưa từng có, lẫn bởi vì đã có hàng đàn công dân bất mãn ở Rome sẵn sàng nổi loạn đáp lại những sự bất công này và quay sang chống lại giới quý tộc La Mã. Nhưng quyền lực chính trị lại tùy thuộc vào các địa chủ giàu có của tầng lớp nghị sĩ, những người đã được hưởng lợi của những thay đổi đã diễn ra hơn hai thế kỷ qua. Đa số họ không có ý định nào về thay đổi hệ thống mà đã phục vụ họ tốt đến vậy.
Theo sử gia La Mã Plutarch, Tiberius Gracchus, khi chu du khắp Etruria, một vùng bây giờ là trung tâm Italy, đã biết về khó khăn mà các gia đình công dân-binh lính phải chịu đựng. Bất luận bởi vì kinh nghiệm này hoặc bởi vì những va chạm khác với các nghị sĩ hùng mạnh của thời ông, ngay sau đó ông đã bắt đầu lao vào một kế hoạch táo bạo để thay đổi sự phân bổ đất ở Italy. Ông đã đại diện cho người bảo vệ thường dân trong năm 133 TCN, sau đó sử dụng chức vụ này để đề xuất cải cách ruộng đất: một ủy ban sẽ điều tra xem liệu đất công có bị chiếm một cách bất hợp pháp hay không và sẽ chia lại số đất vượt mức hạn điền hợp pháp ba trăm mẫu cho các công dân La Mã không có ruộng. Mức hạn điền ba trăm mẫu thực ra đã là phần của một luật cũ, mặc dù đã bị bỏ qua và không được thực hiện trong hàng thế kỷ. Kiến nghị của Tiberius Gracchus gây ra làn sóng sốc trong tầng lớp nghị sĩ, những người đã có khả năng ngăn cản việc thực hiện các cải cách của ông trong một thời gian. Khi Tiberius Gracchus sử dụng sức mạnh đám đông ủng hộ ông để đuổi một người bảo vệ dân thường khác, người đã đe dọa phủ quyết cuộc cải cách ruộng đất của ông, ủy ban mà ông đề xuất cuối cùng đã được thành lập. Thượng Viện, tuy vậy, đã ngăn cản việc thực hiện bằng cách bỏ đói nguồn tài chính của ủy ban, không cấp tài chính cho nó.
Tình hình lên đến cực đỉnh khi Tiberius Gracchus đòi số tiền, mà vua của thành phố Hy Lạp Pergamun đã để lại cho nhân dân La Mã, cho ủy ban của ông. Ông cũng đã thử ứng cử làm người bảo vệ dân thường thêm một lần thứ hai, một phần bởi vì ông sợ bị Thượng Viện ngược đãi sau khi ông từ chức. Việc này đã trao cớ cho Thượng Viện để buộc tội rằng Tiberius đã âm mưu tự phong mình làm vua. Ông và những người ủng hộ ông đã bị tấn công, và nhiều người đã bị giết. Bản thân Tiberius Gracchus đã là một trong những người đầu tiên bị đổ, nhưng cái chết của ông đã không giải quyết được vấn đề, và những người khác sẽ thử cải cách ruộng đất và các khía cạnh khác của nền kinh tế và xã hội La Mã. Nhiều người sẽ đối mặt với số phận tương tự. Em trai của Tiberius Gracchus, chẳng hạn, cũng đã bị các địa chủ giết hại, sau khi ông đảm nhiệm trọng trách của anh mình.
Những sự căng thẳng này lại nổi lên một cách định kỳ trong thế kỷ tiếp theo – chẳng hạn, đã dẫn đến “Chiến tranh Xã hội” giữa năm 91 TCN và 87 TCN. Người bảo vệ hung hăng các lợi ích của giới nghị sĩ, Lucius Cornelius Sulla, không chỉ đã đàn áp một cách độc ác những đòi hỏi thay đổi mà cũng đã cắt xén một cách nghiêm trọng các quyền của người bảo vệ dân thường. Cùng các vấn đề cũng là một yếu tố trung tâm trong sự ủng hộ mà Julius Caesar đã nhận được từ nhân dân Rome trong cuộc chiến đấu của ông chống lại Thượng Viện.
Các thể chế chính trị tạo thành cốt lõi của Nền cộng hòa La Mã đã bị Julius Caesar lật đổ năm 49 TCN khi ông chuyển quân đoàn của mình qua Rubicon, con sông tách các tỉnh La Mã vùng Cisalpine Gaul khỏi Italy. Rome rơi vào tay Caesar, và một cuộc nội chiến khác đã nổ ra. Mặc dù Caesar là người chiến thắng, ông đã bị giết bởi các nghị sĩ bất bình, do Brutus và Cassius đứng đầu trong năm 44 TCN. Cộng hòa La Mã sẽ chẳng bao giờ được tái tạo. Một cuộc nội chiến mới đã nổ ra giữa những người ủng hộ Caesar, đặc biệt là Mark Anthony và Octavian, và các kẻ thù của ông. Sau khi Anthony và Octavian chiến thắng, họ lại đánh lẫn nhau, cho đến khi Octavian trở thành người chiến thắng ở trận Actium năm 31 TCN. Vào năm sau, và suốt bốn mươi lăm năm tiếp theo, Octavian, được biết đến sau năm 28 TCN như Augustus Caesar, đã cai trị La Mã một mình. Augustus đã tạo ra Đế chế La Mã, mặc dù ông đã ưa tước công dân thứ nhất (pricep) hơn, một loại “người thứ nhất giữa những người ngang nhau”, và gọi chế độ là Principate (Nguyên thủ). Bản đồ 11 cho thấy Đế chế La Mã với quy mô rộng nhất của nó vào năm 117 SCN. Nó cũng bao gồm sông Rubicom, mà Caesar đã băng qua một cách định mệnh đến vậy.
Chính sự chuyển đổi này từ nền cộng hòa sang chế độ nguyên thủ, và sau đó là đế chế trần trụi, đã gieo các hạt giống suy sụp của La Mã. Các thể chế chính trị một phần bao gồm, mà đã tạo cơ sở cho thành công kinh tế, dần dần đã bị xói mòn. Mặc dù Cộng hòa La Mã đã tạo ra một sân chơi nghiêng có lợi cho tầng lớp nghị sĩ và những người La Mã giàu có khác, nó đã không là một chế độ chuyên chế và đã chưa bao giờ tập trung nhiều quyền lực đến vậy vào một chức vị. Những thay đổi được Augustus tháo ra, như với Serrata ở Venice, đã có các hệ quả chính trị đầu tiên nhưng sau đó sẽ có những hệ quả kinh tế đáng kể. Như một kết quả của những thay đổi này, vào thế kỷ thứ năm SCN, Đế chế Tây La Mã, như phương Tây gọi nó sau khi nó tách khỏi phương Đông, đã suy sụp về mặt kinh tế và quân sự, và đã trên bờ vực sụp đổ.
… CÁC TẬT XẤU LA MÃ
Flavius Aetius đã là một trong các nhân vật rất ấn tượng vào cuối Đế chế La Mã, được tung hô như “người La Mã cuối cùng” bởi Edward Gibbon, tác giả của The Decline and Fall of Roman Empire (Sự Suy tàn và Sụp đổ của Đế chế La Mã). Giữa năm 433 và 454 SCN, cho đến khi ông bị hoàng đế Valentinian III giết, Aetius, một vị tướng, đã là người hùng mạnh nhất trong Đế chế La Mã. Ông đã định hình cả chính sách đối nội lẫn đối ngoại, đã chiến đấu một loạt trận đánh quan trọng chống lại những người dã man, và cả những người La Mã khác trong các cuộc nội chiến. Ông đã là độc nhất giữa các tướng hùng mạnh chiến đấu trong các cuộc nội chiến về việc không tìm kiếm chức vị hoàng đế cho chính mình. Từ cuối thế kỷ thứ hai, nội chiến đã trở thành sự thật phũ phàng của cuộc sống trong Đế chế La Mã. Giữa cái chết của Marcus Aurelius trong năm 180 SCN cho đến sự sụp đổ của Đế chế Tây La Mã trong năm 476 SCN, đã hầu như không có thập niên nào mà không có một cuộc nội chiến hay một cuộc đảo chính cung đình chống lại hoàng đế. Ít hoàng đế đã chết vì các nguyên nhân tự nhiên hay trong chiến trận. Hầu hết đã bị giết bởi những kẻ cướp ngôi hay binh lính của chính họ.
Sự nghiệp của Aetius minh họa những thay đổi từ Cộng hòa La Mã và Đế chế ban đầu đến cuối Đế chế La Mã. Không chỉ sự dính líu của ông vào các cuộc nội chiến liên miên và quyền lực của ông trong mọi khía cạnh công việc của đế chế tương phản với quyền lực bị hạn chế hơn rất nhiều của các vị tướng và các nghị sĩ trong các giai đoạn trước, mà nó cũng làm nổi bật sự thịnh vượng của những người La Mã đã thay đổi căn bản thế nào trong các thế kỷ ở giữa theo những cách khác nhau.
Vào cuối Đế chế La Mã, những người được gọi là dã man, mà ban đầu bị thống trị và bị sáp nhập vào các đội quân La Mã hay bị sử dụng như các nô lệ, bây giờ đã chi phối nhiều phần của đế chế. Như một thanh niên, Aetius đã bị những người dã man bắt làm con tin, đầu tiên bởi những người Goth dưới thời Alaric và sau đó bởi những người Hun. Các quan hệ của La Mã với những người dã man này biểu thị tình hình đã thay đổi ra sao từ thời Cộng hòa. Alaric đã cả là một kẻ thù tàn bạo lẫn là một đồng minh, đến mức mà vào năm 405 ông ta đã được bổ nhiệm làm một trong những tướng cấp cao của quân đội La Mã. Tuy vậy, sự dàn xếp đã là tạm thời. Vào năm 408 Alaric đã chiến đấu chống lại những người La Mã, xâm lăng Italy và cướp phá Rome.
Những người Hun cũng đã cả là những kẻ thù hùng mạnh và đôi khi là các đồng minh của những người La Mã. Mặc dù họ cũng đã bắt Aetius làm con tin, muộn hơn họ đã chiến đấu bên cạnh ông trong một cuộc nội chiến. Nhưng những người Hun đã không đứng lâu ở một bên, và dưới thời Attila họ đã đánh các trận lớn chống lại những người La Mã vào năm 451, ngay ở bên kia sông Rhine. Lần này bảo vệ người La Mã đã là những người Goth, dưới thời Theodoric.
Tất cả điều này đã không cản các elite La Mã thử thỏa hiệp vô nguyên tắc với những người chỉ huy dã man, thường không để bảo vệ các lãnh thổ La Mã, mà để giành ưu thế trong các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Thí dụ, những người Vandal, dưới vua của họ, Geiseric, đã tàn phá các phần lớn của Bán đảo Iberian và sau đó đã chinh phục các vựa lúa La Mã ở Bắc Phi từ năn 429 trở đi. Sự đáp lại của La Mã đối với việc này đã là đề nghị cho con gái của hoàng đế Valentinian III làm một cô dâu cho Geiseric. Lúc đó Geiseric đã kết hôn với con gái của một trong các nhà lãnh đạo của những người Goth, nhưng điều này có vẻ đã không cản ông. Ông đã hủy hôn với cái cớ rằng vợ ông đã thử ám sát ông và đã đuổi bà về nhà bà sau khi cắt cả hai tai và mũi bà. May cho người sắp-là-cô dâu, bởi vì tuổi trẻ của cô, nên cô được giữ ở Italy và đã chẳng bao giờ hoàn tất việc kết hôn của cô với Geiseric. Muộn hơn cô kết hôn với một vị tướng hùng mạnh khác, Petronius Maximus, người đạo diễn vụ giết Aetius bởi hoàng đế Valentinian III, mà bản thân ông bị giết không lâu sau trong một âm mưu được Maximus ngấm ngầm dự tính. Muộn hơn Maximus tuyên bố mình là hoàng đế, nhưng triều đại của ông đã rất ngắn, chấm dứt bởi cái chết của ông trong một cuộc tấn công của những người Vandal dưới thời Geiseric chống lại Italy, mà đã thấy Rome thất thủ và bị cướp bóc một cách man rợ.
 VÀO ĐẦU thế kỷ thứ năm, những người dã man đã thật sự ở ngoài cổng. Một số sử gia cho rằng nó đã là một hệ quả của những đối thủ kinh khủng hơn mà những người La Mã đã phải đối mặt vào cuối Đế chế. Nhưng thành công của những người Goth, Hun, và Vandal chống lại Rome đã là một triệu chứng, không phải là nguyên nhân, của sự suy tàn của La Mã. Trong thời Cộng hòa, La Mã đã phải đối phó với các đối thủ có tổ chức và đe dọa hơn rất nhiều, như những người Carthagianinan. Sự suy tàn của La Mã, đã có những nguyên nhân rất giống các nguyên nhân của các thành-quốc Maya. Các thể chế chính trị và kinh tế ngày càng khai thác của La Mã đã gây ra sự sụp đổ của nó bởi vì chúng đã gây ra sự đấu đá nội bộ kịch liệt và nội chiến.
Nguồn gốc của sự suy tàn quay lại chí ít đến sự nắm quyền của Augustus, mà khởi động những sự thay đổi khiến cho các thể chế chính trị mang tính khai thác hơn nhiều. Đấy bao gồm những thay đổi về cấu trúc của quân đội, mà làm cho việc ly khai là không thể, như thế loại bỏ một yếu tố cốt yếu đảm bảo sự đại diện chính trị cho những người La Mã bình thường. Hoàng đế Tiberius, người kế tiếp Augustus vào năm 14 SCN, đã bãi bỏ Đại hội Dân thường và đã chuyển quyền lực của nó cho Thượng Viện. Thay cho tiếng nói chính trị, các công dân La Mã bây giờ đã có của bố thí cho không gồm lúa mì và, sau đó là dầu ô liu, rượu, thịt heo, và giữ người dân được giải trí bởi các rạp xiếc và các cuộc tranh đua đấu sĩ. Với những cải cách của Augustus, các hoàng đế đã bắt đầu dựa không nhiều vào quân đội gồm các công dân-người lính, mà dựa vào Vệ binh Praetorian, nhóm ưu tú của những người lính chuyên nghiệp do Augustus lập ra. Bản thân Vệ binh mau chóng trở thành một kẻ môi giới độc lập quan trọng về ai sẽ trở thành hoàng đế, thường thông qua không phải các phương tiện hòa bình mà qua các cuộc nội chiến và âm mưu. Augustus cũng đã củng cố tầng lớp quý tộc chống lại các công dân La Mã bình thường, và sự bất bình đẳng gia tăng, mà đã là nòng cốt của xung đột giữa Tiberius Gracchus và các nhà quý tộc, đã tiếp tục, có lẽ thậm chí còn được tăng cường.
Sự tích tụ quyền lực ở trung tâm làm cho các quyền tài sản của những người La Mã bình thường ít an toàn hơn. Đất của nhà nước cũng đã mở rộng với đế chế như một hệ quả của sự tịch thu, và đã tăng lên mức nửa tổng số đất đai ở nhiều phần của đế chế. Các quyền tài sản trở nên đặc biệt bất ổn định bởi vì sự tập trung quyền lực vào tay hoàng đế và đoàn tùy tùng của ông. Theo một hình mẫu không khác biệt quá với cái đã xảy ra ở các thành-quốc Maya, sự đấu đá nội bộ quyết liệt để giành sự kiểm soát vị trí hùng mạnh này đã tăng lên. Các cuộc nội chiến trở thành một sự cố thường xuyên, thậm chí cả trước thế kỷ thứ năm hỗn loạn, khi những người dã man trị vì tối cao. Thí dụ, Septimus Severus đã chiếm lấy quyền lực từ Didius Julianus, người đã phong mình làm hoàng đế sau vụ ám sát Pertinax vào năm 193 SCN. Servius, hoàng đế thứ ba trong cái gọi là Năm của Năm Hoàng đế, sau đó đã tiến hành chiến tranh chống lại các địch thủ của ông đòi quyền kế vị, các tướng Pescennius Niger và Clodius Albinus, những người cuối cùng đã bị đánh bại trong các năm tương ứng 194 và 197 SCN. Servius đã tịch thu tất cả tài sản của các địch thủ thất trận của ông trong nội chiến tiếp sau. Mặc dù các nhà cai trị có tài, như Trajan (98 đến 117 SCN), Hadrian, và Markus Aurelius trong thế kỷ tiếp theo, đã có thể kìm sự suy tàn, họ đã không thể, hay đã không muốn, xử lý các vấn đề thể chế cơ bản. Chẳng ai trong những người này đã đề xuất việc bỏ đế chế hay tái tạo lại các thể chế chính trị hiệu quả theo các đường lối của Cộng hòa La Mã. Markus Aurelius, cho dù các thành công của ông, lại được kế vị bởi con ông Comodus, người đã giống Caligula hay Nero hơn là giống cha mình.
Sự bất ổn gia tăng đã là hiển nhiên từ cách bố trí và địa điểm của các thị trấn và thành phố trong đế chế. Vào thế kỷ thứ ba SCN mọi thành phố lớn trong đế chế đã phải có tường bảo vệ. Trong nhiều trường hợp, các công trình tưởng niệm bị cướp phá để lấy đá, mà được dùng trong xây công sự. Ở xứ Gaul trước khi những người La Mã đến vào năm 125 TCN, đã thường xây các khu định cư trên đỉnh đồi, vì dễ bảo vệ. Với sự đến ban đầu của La Mã, các khu định cư đã dời xuống đồng bằng. Trong thế kỷ thứ ba, xu hướng này bị đảo ngược.
Theo cùng với sự bất ổn chính trị gia tăng là những thay đổi trong xã hội mà đã chuyển các thể chế kinh tế theo hướng khai thác nhiều hơn. Mặc dù tư cách công dân đã được mở rộng đến mức vào năm 212 SCN gần như tất cả cư dân của đế chế đều là công dân, sự thay đổi này đã đi cùng với những thay đổi về địa vị giữa các công dân. Bất cứ ý nghĩa nào mà đã có thể là sự bình đẳng trước pháp luật đều đã bị xấu đi. Thí dụ, dưới triều đại Hadrian (117 đến 138 SCN), đã có những khác biệt rõ ràng về các loại luật được áp dụng cho các loại công dân La Mã khác nhau. Quan trọng không kém là, vai trò của công dân đã hoàn toàn khác với vai trò đã có trong những ngày của Cộng hòa La Mã, khi họ đã có thể sử dụng quyền lực nào đó đối với các quyết định chính trị và kinh tế thông qua các đại hội ở Rome.
Chế độ nô lệ vẫn còn liên tục khắp La Mã, mặc dù có một số tranh cãi về liệu tỷ phần nô lệ trong dân cư có thực sự giảm hay không trong các thế kỷ. Quan trọng ngang thế là, khi đế chế phát triển, ngày càng nhiều người lao động nông nghiệp đã bị giảm xuống địa vị nửa-nô lệ và bị cột chặt vào ruộng đất. Địa vị của những “colonus” nửa-nô lệ này được thảo luận sâu rộng trong các tài liệu pháp luật như các bộ luật Codex Theodosianus Codex Justinianus, và có lẽ có xuất xứ trong triều đại Docletian (284 đến 305 SCN). Quyền của các chúa đất đối với các colonus đã tăng lên tuần tự. Hoàng đế Constantine trong năm 332 đã cho phép các chúa đất xích mộtcolonus lại người mà họ tình nghi là thử bỏ trốn, và từ năm 365 SCN, các colonus đã không được phép bán các tài sản riêng của mình mà không có sự cho phép của chúa đất.
Hệt như chúng ta có thể sử dụng các tàu đắm và các lõi băng Greenland để theo dõi sự mở rộng kinh tế của La Mã trong các thời kỳ đầu, chúng ta cũng có thể sử dụng chúng để lần theo dấu vết suy tàn của nó. Vào năm 500 SCN, đỉnh của các tàu đắm từ 180 đã giảm xuống còn 20. Khi La Mã suy tàn, thương mại Địa Trung Hải sụp đổ, và một số học giả cho rằng nó đã không quay lại đỉnh điểm La Mã của nó cho đến thế kỷ thứ mười chín. Băng Greenland kể một câu chuyện tương tự. Những người La Mã đã dùng bạc để đúc tiền, chì đã có nhiều công dụng, kể cả để làm các ống và bộ đồ ăn. Sau khi lên đỉnh điểm vào thế kỷ thứ nhất SCN, lượng chì, bạc và đồng trong các lõi băng giảm xuống.
Kinh nghiệm về tăng trưởng kinh tế trong Cộng hòa La Mã đã thật ấn tượng, cũng như các thí dụ khác về tăng trưởng dưới các thể chế khai thác, như Liên Xô. Nhưng sự tăng trưởng đó đã bị hạn chế và không bền vững, ngay cả khi đã tính đến rằng nó đã xảy ra dưới các thể chế một phần bao gồm. Sự tăng trưởng đã dựa vào năng suất nông nghiệp tương đối cao, các khoản cống nạp đáng kể từ các tỉnh, và thương mại đường dài, nhưng nó đã không được trụ đỡ bởi tiến bộ công nghệ hay sự phá hủy sáng tạo. Những người La Mã đã kế thừa một số công nghệ cơ bản, các công cụ bằng sắt và vũ khí, sự biết đọc biết viết, cày trong nông nghiệp, và kỹ thuật xây dựng. Những ngày ban đầu trong nền Cộng hòa, họ đã tạo ra những công nghệ khác: xi măng xây nề, máy bơm, và bánh xe nước. Nhưng sau đó, công nghệ đã trì trệ suốt thời kỳ của Đế chế La Mã. Trong chuyên chở bằng tàu thuyền, chẳng hạn, đã có ít thay đổi trong thiết kế tàu thuyền hay thừng chão, và những người La Mã đã chẳng bao giờ phát triển bánh lái đuôi tàu, thay vào đó lái tàu bằng các mái chèo. Bánh xe nước đã lan truyền rất chậm, cho nên năng lượng nước đã chẳng bao giờ cách mạng hóa nền kinh tế La Mã. Ngay cả những thành tựu vĩ đại như cầu máng nước và cống rãnh thành phố đã sử dụng công nghệ hiện tồn, mặc dù những người La Mã đã hoàn thiện nó. Đã có thể có sự tăng trưởng nào đó mà không có đổi mới sáng tạo, dựa vào công nghệ hiện tồn, nhưng đó đã là sự tăng trưởng mà không có phá hủy sáng tạo. Và nó đã không kéo dài. Khi các quyền sở hữu trở nên ngày càng không an toàn và các quyền kinh tế của công dân tiếp theo sau sự sa sút của các quyền chính trị, cũng thế sự tăng trưởng kinh tế suy sụp.
Điều đáng chú ý về các công nghệ mới trong thời kỳ La Mã là, sự tạo ra và sự phổ biến của chúng có vẻ đã được thúc đẩy bởi nhà nước. Đấy là tin tốt, cho đến khi chính phủ quyết định rằng nó không quan tâm đến phát triển công nghệ nữa – một sự cố quá thường xuyên do nỗi sợ sự phá hủy sáng tạo. Nhà văn La Mã vĩ đại Pliny Già kể lại câu chuyện sau đây. Trong triều đại của hoàng đế Tiberius, một người đã sáng chế ra kính không thể vỡ và đã yết kiến hoàng đế dự tính rằng sẽ được một phần thưởng lớn. Ông ta đã minh họa sáng chế của mình, và Tiberius đã hỏi liệu ông ta đã nói cho bất cứ ai khác về sáng chế này hay chưa. Khi người đó trả lời chưa, Tiberius đã sai lôi ông ta ra và giết, “e rằng vàng bị giảm xuống giá trị của bùn”. Có hai điều lý thú về câu chuyện này. Thứ nhất, người đã đi đến Tiberius trước tiên vì một phần thưởng, hơn là tự mình dựng một doanh nghiệp và kiếm lợi nhuận bằng cách bán kính. Điều này cho thấy vai trò của chính phủ La Mã trong kiểm soát công nghệ. Thứ hai, Tiberius đã vui sướng phá hủy sự đổi mới bởi vì các tác động kinh tế có hại mà nó có [đối với ông]. Đấy là nỗi sợ các tác động kinh tế của sự phá hủy sáng tạo.
Cũng có bằng chứng trực tiếp từ thời kỳ Đế chế về nỗi sợ các hệ quả chính trị của sự phá hủy sáng tạo. Suetonius kể câu chuyện về hoàng đế Vespasian, người đã cai trị giữa năm 69 và 79 SCN, đã tiếp nhận ra sao sự chạy chọt của một người đã sáng chế ra một công cụ để chuyên chở các cột đá đến Capitol, thành trì của Rome, với chi phí tương đối nhỏ. Các cột đã to, nặng và rất khó chuyên chở. Chuyển chúng tới Rome từ các mỏ nơi chúng được làm ra dính líu đến công việc của hàng ngàn người, với tốn phí rất lớn đối với chính phủ. Vespasian đã không giết người đó, nhưng ông cũng từ chối sử dụng sự đổi mới, tuyên bố rằng “Sẽ làm sao có thể đối với trẫm để nuôi ăn số dân thường này?” Một lần nữa lại một nhà sáng chế đến với chính phủ. Có lẽ sáng chế này đã tự nhiên hơn kính không thể vỡ, vì chính phủ La Mã đã dính líu sâu vào chuyện khai cột đá và chuyên chở chúng. Lại lần nữa, sự đổi mới sáng tạo bị bác bỏ bởi vì sự đe dọa của sự phá hủy sáng tạo, không phải bởi vì tác động kinh tế của nó, mà là bởi vì nỗi lo sợ sự phá hủy sáng tạo chính trị. Vespasian đã lo rằng trừ phi ông giữ cho dân chúng hạnh phúc và dưới sự kiểm soát, còn không thì sẽ gây bất ổn chính trị. Những người dân thường La Mã phải được giữ luôn bận rộn và dễ bảo, cho nên đã là tốt để có việc làm cho họ, chẳng hạn việc vận chuyển cột loanh quanh. Điều này bổ sung cho bánh mì và các rạp xiếc, mà cũng đã được phân phát miễn phí để giữ cho dân chúng thỏa mãn. Có lẽ thật đích đáng rằng cả hai thí dụ này đến không lâu sau khi nền Cộng hòa bị sụp đổ. Các hoàng đế La Mã đã có sức mạnh lớn hơn rất nhiều để cản sử thay đổi so với các nhà cai trị La Mã trong thời Cộng hòa.
Một lý do quan trọng khác cho sự thiếu đổi mới công nghệ đã là sự phổ biến của tình trạng nô lệ. Khi các lãnh thổ mà những người La Mã kiểm soát được mở rộng, một số rất đông bị bắt làm nô lệ, thường được đưa về Italy để làm việc tại các điền trang lớn. Nhiều công dân của Rome đã không cần phải lao động: họ đã sống nhờ vào những thứ phát không của chính phủ. Thế thì đổi mới sáng tạo đến từ đâu? Chúng ta đã bàn luận rằng đổi mới sáng tạo đến từ những người mới với các ý tưởng mới, phát triển các giải pháp mới cho các vấn đề cũ. Tại La Mã, những người làm việc sản xuất đã là các nô lệ và, muộn hơn, các nửa-nô lệ, các colonus, với ít khuyến khích để đổi mới, vì các ông chủ của họ, chứ không phải họ, được hưởng lợi ích từ bất cứ sự đổi mới nào. Như chúng ta sẽ thấy nhiều lần trong cuốn sách này, các nền kinh tế dựa vào sự trấn áp lao động và các hệ thống như các chế độ nô lệ và nông nô là không đổi mới một cách khét tiếng. Điều này đúng từ thế giới cổ xưa đến thời hiện đại. Ở Hoa Kỳ, chẳng hạn, các bang miền bắc đã tham gia vào Cách mạng Công nghiệp, chứ không phải các bang miền Nam. Tất nhiên chế độ nô lệ và nông nô đã tạo ra của cải to lớn cho những người là các chủ nô và kiểm soát các nông nô, nhưng nó đã không tạo ra đổi mới công nghệ hay sự thịnh vượng cho xã hội.
 CHẲNG AI VIẾT TỪ VINDOLANDA
Vào năm 43 SCN hoàng đế La Mã Claudius đã chinh phục nước Anh, nhưng Scotland thì không. Một nỗ lực vô ích cuối cùng đã được tiến hành bởi thống sứ La Mã Agricola, người đã từ bỏ và, trong năm 85 đã xây một loạt pháo đài để bảo vệ biên giới phía bắc của nước Anh. Một pháo đài lớn nhất trong những số này đã ở Vindolanda, ba mươi lăm dặm về phía tây Newcastle, và được vẽ trên Bản đồ 11 (trang 165) ở cực tây bắc của Đế chế La Mã. Muộn hơn, Vindolanda đã được hợp nhất vào thành phòng thủ dài tám mươi lăm dặm mà hoàng đế Hadrian đã xây dựng, nhưng trong năm 103 SCN, khi một đội trưởng đội trăm người La Mã (centurion), Candidus, đã đóng ở đây, nó đã là một pháo đài cô lập. Candidus đã cùng bới bạn mình Octavius tham gia cung ứng cho đơn vị đồn trú La Mã và đã nhận một bức thư trả lời từ Octavius cho một bức thư mà ông đã gửi:
Octavius gửi cho bạn mình Candidus, những lời chào. Tôi đã viết cho anh nhiều lần rằng tôi đã mua khoảng năm ngàn thùng bông lúa, vì lý do đó tôi cần tiền mặt, ít nhất năm trăm đồng denarius, kết quả sẽ là tôi sẽ mất khoản tiền mà tôi đã đặt cọc, khoảng ba trăm denarius, và tôi sẽ bị bối rối. Vì thế, tôi yêu cầu anh, gửi cho tôi một số tiền mặt càng nhanh càng tốt. Số da sống mà anh viết đang ở Cataractonium – hãy viết rằng chúng và xe ngựa mà anh viết về được trao cho tôi. Tôi đã sẵn sàng rồi để thu chúng trừ rằng tôi đã không quan tâm đến việc làm tổn thương các con súc vật trong khi đường sá xấu. Hãy kiểm tra với Tertius về 8½ denarius mà anh ta đã nhận từ Fatalis. Anh ta vẫn chưa ghi chúng vào bên có của tài khoản của tôi. Đảm bảo chắc chắn rằng anh gửi tiền mặt cho tôi để tôi có thể có các bông lúa trên sàn tuốt lúa. Chào Spectatus và Fimus. Tạm biệt.
Thư từ giữa Candidus và Octavius minh họa một số mặt quan trọng của sự thịnh vượng của nước Anh La Mã: nó tiết lộ một nền kinh tế tiền tệ tiên tiến với các dịch vụ tài chính. Nó tiết lộ sự hiện diện của đường sá được xây dựng, cho dù đôi khi trong điều kiện tồi tàn. Nó tiết lộ sự hiện diện của một hệ thống tài khóa thu thuế để trả lương của Candidus. Hiển nhiên nhất nó tiết lộ rằng cả hai người đã biết đọc biết viết và đã có khả năng tận dụng lợi thế của một dịch vụ bưu chính loại nào đó. Nước Anh La Mã cũng đã hưởng lợi từ việc sản xuất hàng loạt gốm chất lượng cao, đặc biệt ở Oxfordshire; các trung tâm đô thị với các nhà tắm và các tòa nhà công cộng; và những kỹ thuật xây nhà sử dụng vữa và ngói lợp mái nhà.
Vào thế kỷ thứ tư, tất cả trong suy tàn, và sau năm 411 SCN Đế chế La Mã đã từ bỏ nước Anh. Binh lính bị rút đi, những người ở lại đã không được trả lương, và khi nhà nước La Mã sụp đổ, các nhân viên quản lý đã bị dân cư địa phương tống khứ. Vào năm 450 SCN tất cả các dấu hiệu hào nhoáng này của sự thịnh vượng kinh tế đã mất hết. Tiền đã biến mất khỏi sự lưu thông. Các khu vực đô thị bị bỏ trống, và các tòa nhà bị lột đá. Đường sá bị cỏ dại bao phủ. Loại gốm duy nhất được sản xuất là gốm thô làm bằng tay, không được chế tác hàng loạt. Người dân quên dùng vữa thế nào, và sự biết đọc biết viết suy giảm đáng kể. Các nóc nhà được làm bằng cành cây, chứ không phải lợp ngói. Không ai còn viết từ Vindolanda nữa.
Sau năm 411 SCN, nước Anh đã trải qua một sự sụp đổ kinh tế và trở thành một nơi ao tù nước đọng nghèo nàn – và không phải lần đầu tiên. Trong chương trước chúng ta đã thấy Cách mạng đồ Đá Mới đã bắt đầu như thế nào ở Trung Đông vào khoảng 9.500 TCN. Trong khi cư dân của Jericho và Abu Hureyra đã sống trong các thị trấn nhỏ và canh tác, dân cư của nước Anh vẫn săn bắt và hái lượm, và vẫn làm vậy trong 5.500 năm nữa. Ngay cả khi đó những người Anh đã không sáng chế ra việc canh tác hay chăn thả; những cách làm này đã được mang đến từ bên ngoài bởi những người di cư lan ngang châu Âu từ Trung Đông trong hàng ngàn năm. Khi các cư dân ở nước Anh đuổi kịp các đổi mới lớn này, những người ở Trung Đông phát minh ra các thành phố, chữ viết và đồ gốm. Vào năm 3.500 TCN, các thành phố lớn như Uruk và Ur đã nổi lên ở Mesopotamia, nay là Iraq hiện đại. Uruk đã có thể có dân số mười bốn ngàn người vào năm 3.500 TCN, và bốn mươi ngàn người không lâu sau đó. Bàn chuốt gốm đã được sáng chế ở Mesopotamia vào cùng khoảng thời gian như bánh xe giao thông. Thủ đô Ai Cập Memphis đã nổi lên như một thành phố lớn không lâu sau đó. Chữ viết xuất hiện một cách độc lập ở cả hai khu vực. Trong khi những người Ai Cập đã đang xây các kim tự tháp vĩ đại ở Giza khoảng năm 2.500 TCN, những người Anh đã xây dựng đài tưởng niệm cổ nổi tiếng nhất của họ, vòng tròn đá ở Stonehenge. Không tồi theo các tiêu chuẩn Anh, nhưng thậm chí đã không đủ lớn để chứa được một trong những chiếc thuyền nghi lễ được chôn dưới chân kim tự tháp của Vua Kufu. Nước Anh tiếp tục tụt hậu và để vay mượn từ Trung Đông và phần còn lại của châu Âu cho đến và bao gồm cả thời kỳ La Mã.
Bất chấp một lịch sử không may như vậy, đã chính ở nước Anh là nơi mà xã hội bao gồm thực sự đầu tiên đã nổi lên và là nơi Cách mạng Công nghiệp đã khởi hành. Chúng ta đã biện luận trước đây (trang 102-11) rằng đấy đã là kết quả của một loạt những tương tác giữa những khác biệt nhỏ về thể chế và các bước ngoặt – chẳng hạn, Cái Chết Đen và sự khám phá ra châu Mỹ. Sự phân kỳ Anh đã có gốc rễ lịch sử, nhưng cách nhìn từ Vindolanda gợi ý rằng những rễ này đã không sâu đến thế và chắc chắn không được định trước về mặt lịch sử. Chúng đã không được trồng trong Cách mạng đồ Đá Mới, hay thậm chí trong các thế kỷ của sự bá chủ La Mã. Vào năm 450 SCN, vào đầu của cái mà các sử gia gọi là Thời Kỳ Đen Tối, nước Anh đã trượt lại vào nghèo khó và hỗn loạn chính trị. Đã không có một nhà nước tập trung hữu hiệu nào ở nước Anh trong hàng trăm năm.
 NHỮNG CON ĐƯỜNG PHÂN KỲ (RẼ THEO CÁC HƯỚNG KHÁC NHAU)
Sự thăng tiến của các thể chế bao gồm và sự tăng trưởng công nghiệp sau đó ở nước Anh đã không xảy ra như một di sản trực tiếp của các thể chế La Mã (hay sớm hơn). Điều này không có nghĩa rằng đã chẳng có gì quan trọng xảy ra với sự sụp đổ của Đế chế Tây La Mã, một sự kiện lớn tác động đến hầu hết châu Âu. Vì các phần khác nhau của châu Âu chia sẻ cùng các bước ngoặt, các thể chế của chúng sẽ trôi dạt theo kiểu cách giống nhau, có lẽ theo một cách Âu châu đặc biệt. Sự sụp đổ của Đế chế La Mã đã là một phần cốt yếu của những bước ngoặt chung này. Con đường Âu châu này tương phản với những con đường ở các phần khác nhau của thế giới, kể cả châu Phi hạ-Sahara, châu Á, và châu Mỹ, mà đã phát triển một cách khác biệt một phần bởi vì chúng đã không đối mặt với cùng các bước ngoặt. 
Nước Anh La Mã đã sụp đổ với một tiếng nổ lớn. Điều này đã ít đúng hơn ở Italy, hay ở xứ Gaul La Mã (nay là nước Pháp hiện đại), hoặc thậm chí ở Bắc Phi, ở những nơi nhiều trong các thể chế cũ còn tồn tại dưới dạng nào đó. Thế nhưng không có sự nghi ngờ gì rằng sự thay đổi từ ưu thế của một nhà nước La Mã duy nhất sang một sự thừa quá nhiều của các nhà nước được vận hành bởi những người Frank, Visigoth, Ostrogoth, Vandal, và Burgundian đã là sự thay đổi quan trọng. Sức mạnh của các nhà nước này đã yếu hơn nhiều, và chúng đã bị đày đọa bởi một loạt dài các cuộc đột nhập từ các ngoại vi của chúng. Từ phương bắc là những người Viking và Dane đến trên những chiếc thuyền dài của họ. Từ hướng đông là những kị binh Hun đến trên lưng ngựa. Cuối cùng, sự nổi lên của Islam như một tôn giáo và lực lượng chính trị trong thế kỷ sau cái chết của Mohammed vào năm 632 SCN đã dẫn đến việc tạo ra các nhà nước Islamic mới ở phần lớn Đế chế Byzantine, Bắc Phi, và Tây Ban Nha. Các quá trình chung này đã làm rung chuyển châu Âu, và theo sau họ một loại xã hội cá biệt, thông thường được nhắc tới như xã hội phong kiến, đã nổi lên. Xã hội phong kiến đã là phi tập trung, bởi vì các nhà nước tập trung mạnh đã bị teo đi, cho dù một số nhà cai trị như Charlemagne đã thử tái lập chúng.
Các thể chế phong kiến, mà dựa trên lao động không tự do, bị cưỡng bức (các nông nô), đã rõ ràng là khai thác, và chúng đã tạo ra cơ sở cho một giai đoạn dài của sự tăng trưởng khai thác và chậm ở châu Âu trong Thời Trung Cổ. Nhưng chúng cũng đã có hậu quả cho những sự phát triển muộn hơn. Thí dụ, trong thời gian dân số nông thôn bị hạ xuống địa vị nông nô, tình trạng nô lệ biến mất khỏi châu Âu. Trong thời gian khi đã là có thể đối với các elite để hạ toàn bộ dân cư nông thôn thành nông nô, đã có vẻ không cần thiết để có một giai cấp nô lệ tách biệt như tất cả các xã hội trước đó đã có. Chủ nghĩa phong kiến cũng đã tạo ra chân không quyền lực trong đó các thành phố độc lập chuyên môn hóa về sản xuất và thương mại đã có thể phồn thịnh. Nhưng khi sự cân bằng quyền lực thay đổi sau Cái Chết Đen, chế độ nông nô bắt đầu tan rã ở Tây Âu, vũ đài được dựng lên cho một xã hội đa nguyên hơn rất nhiều mà không có sự hiện diện của bất cứ nô lệ nào.
Các bước ngoặt, mà gây ra xã hội phong kiến, đã khác biệt, nhưng chúng đã không hoàn toàn bị giới hạn ở châu Âu. Một sự so sánh thích hợp là với nước Phi châu hiện đại Ethiopia, mà đã phát triển từ Vương quốc Aksum, được thành lập ở miền bắc nước này vào khoảng năm 400 TCN. Aksum đã là một vương quốc tương đối phát triển vào thời của nó và đã tham gia thương mại quốc tế với Ấn Độ, Arabia, Hy Lạp, và Đế chế La Mã. Theo nhiều cách, nó đã có thể so sánh được với Đế chế Đông La Mã trong thời kỳ đó. Nó đã sử dụng tiền, đã xây dựng các công trình kỷ niệm và các tòa nhà công và đường sá, và đã có công nghệ rất giống, chẳng hạn, trong nông nghiệp và vận tải bằng tàu thuyền. Cũng có sự tương tự ý thức hệ lý thú giữa Aksum và La Mã. Trong năm 312 SCN, hoàng đế La Mã Constantine đã cải đạo sang Kitô giáo (Christianity), như Vua Ezana của Aksum đã cải đạo trong khoảng cùng thời gian đó. Bản đồ 12 (trang sau) cho thấy vị trí của nhà nước Aksum lịch sử trong Ethiopia và Eritrea hiện đại-ngày nay, với các đồn tiền tiêu ngang Hồng Hải ở Saudi Arabia và Yemen.
Hệt như La Mã suy sụp, Aksum cũng đã thế, và sự suy sụp lịch sử của nó đã theo một hình mẫu gần với hình mẫu suy sụp của Đế chế Tây La Mã. Vai trò được đóng bởi những người Hun và Vandal trong sự suy sụp của La Mã đã được đóng bởi những người Arab, những người, trong thế kỷ thứ bảy, đã mở rộng vào Hồng Hải và xuống Bán đảo Arabia. Aksum đã mất các thuộc địa của nó ở Arabia và các đường thương mại của nó. Việc này đã thúc đẩy nhanh sự suy sụp kinh tế: tiền bị ngưng đúc, dân số thành thị đã rớt xuống, và nhà nước đã tập trung lại vào nội địa và lên cao nguyên của Ethiopia hiện đại.

Ở châu Âu, các thể chế phong kiến đã nổi lên tiếp sau sự sụp đổ của quyền lực nhà nước tập trung. Cũng thế đã xảy ra tại Ethiopia, dựa vào một hệ thống được gọi là gult, mà dính líu đến việc hoàng đế cấp đất phong. Thể chế này được nhắc đến trong các bản thảo thế kỷ thứ mười ba, mặc dù nó có thể đã bắt nguồn sớm hơn nhiều. Từ gult bắt nguồn từ một từ của ngôn ngữ Amharic có nghĩa là “ông đã nhượng một khoảng đất phong.” Nó có nghĩa rằng trong sự trao đổi lấy đất, người nắm giữ gult phải cung cấp các dịch vụ cho hoàng đế, đặc biệt các dịch vụ quân sự. Đổi lại, người nắm giữ gult có quyền để khai thác đồ cống nạp từ những người canh tác trên đất phong đó. Các nguồn lịch sử khác nhau gợi ý rằng những người nắm giữ gult khai thác, giữa một nửa và ba phần tư sản lượng nông nghiệp của các nông dân. Hệ thống này đã là một sự phát triển độc lập với những sự giống nhau đáng chú ý với chủ nghĩa phong kiến Âu châu, nhưng có lẽ còn khai thác hơn. Tại đỉnh cao của chủ nghĩa phong kiến ở nước Anh, các nông nô đối mặt với sự khai thác ít nặng nề hơn và mất khoảng một nửa sản lượng của họ cho chúa đất theo dạng này hay dạng khác.
Nhưng Ethiopia đã không là đại diện của châu Phi. Ở nơi khác, chế độ nô lệ đã không được thay thế bằng chế độ nông nô; chế độ nô lệ Phi châu và các thể chế ủng hộ nó vẫn tiếp tục thêm nhiều thế kỷ. Ngay cả con đường cuối cùng của Ethiopia cũng rất khác. Sau thế kỷ thứ bảy, Ethiopia vẫn đã cô lập ở vùng núi của Đông Phi khỏi các quá trình mà sau đó đã ảnh hưởng đến con đường thể chế của châu Âu, như sự nổi lên của các thành phố độc lập, các ràng buộc mới sinh đối với quốc vương và sự mở rộng thương mại Đại Tây Dương sau việc khám phá ra châu Mỹ. Hệ quả là, phiên bản của các thể chế chuyên chế của nó phần lớn vẫn không thay đổi. Lục địa Phi châu muộn hơn đã tương tác trong một năng lực rất khác với châu Âu và châu Á. Đông Phi đã trở thành nhà cung cấp nô lệ chủ yếu cho thế giới Arab, và Tây và Trung Phi, với tư cách nhà cung cấp nô lệ, đã bị lôi kéo vào nền kinh tế thế giới trong thời gian sự mở rộng Âu châu gắn với thương mại Đại Tây Dương. Thương mại Đại Tây Dương đã dẫn thế nào đến những con đường phân kỳ một cách rõ rệt giữa Tây Âu và châu Phi còn là một thí dụ nữa về sự phân kỳ thể chế do kết quả từ sự tương tác giữa các bước ngoặt và những sự khác biệt thể chế hiện tồn. Trong khi ở nước Anh các khoản lợi nhuận của buôn bán nô lệ đã giúp làm giàu cho những người chống chủ nghĩa chuyên chế, thì ở châu Phi chúng lại đã giúp tạo ra và tăng cường chủ nghĩa chuyên chế.
Xa châu Âu hơn, các quá trình trôi dạt thể chế hiển nhiên còn tự do hơn để đi theo con đường riêng của chúng. Ở châu Mỹ, chẳng hạn, mà đã bị cắt khỏi châu Âu vào khoảng năm 15.000 TCN bởi sự tan băng nối liền Alaska với Nga, đã có những đổi mới thể chế tương tự như các đổi mới thể chế của những người Natufian, dẫn đến cuộc sống tĩnh tại, hệ thống thứ bậc, và sự bất bình đẳng – nói ngắn gọn, đến các thể chế khai thác. Những điều này đã xảy ra đầu tiên ở Mexico và Peru Andean và Bolivia, và đã dẫn đến Cách mạng đồ Đá Mới châu Mỹ, với việc thuần hóa ngô. Đã chính là ở các nơi này mà các hình thức ban đầu của sự tăng trưởng khai thác đã xảy ra, như chúng ta đã thấy trong các thành-quốc Maya. Nhưng cũng theo cùng cách, mà những đột phá lớn theo hướng các thể chế bao gồm và tăng trưởng công nghiệp ở châu Âu đã không đến từ các nơi thế giới La Mã đã có ảnh hưởng mạnh nhất, các thể chế bao gồm ở châu Mỹ đã không phát triển ở những vùng đất của các nền văn minh sớm này. Thực vậy, như chúng ta đã thấy ở chương 1, các nền văn minh định cư dày đặc này đã tương tác theo một cách tai ác với chủ nghĩa thuộc địa Âu châu để tạo ra một “sự đảo ngược vận may,” làm cho các nơi trước kia tương đối giàu trở thành tương đối nghèo ở châu Mỹ. Ngày nay chính Hoa Kỳ và Canada, những nơi khi đó đã tụt hậu xa đằng sau các nền văn minh phức tạp ở Mexico, Peru, và Bolivia, là giàu hơn phần còn lại của châu Mỹ rất nhiều.
 NHỮNG HỆ QUẢ CỦA SỰ TĂNG TRƯỞNG SỚM
Thời kỳ dài, giữa Cách mạng đồ Đá Mới mà đã bắt đầu vào năm 9.500 TCN và Cách mạng Công nghiệp Anh vào cuối thế kỷ thứ mười tám, đã bừa bộn với các đợt cố gắng tăng trưởng kinh tế. Những đợt cố gắng này được kích bởi những đổi mới thể chế mà cuối cùng đã mất hiệu lực. Ở La Mã Cổ xưa các thể chế của nền Cộng hòa, mà đã tạo ra mức độ nào đó của sức sống kinh tế và đã cho phép việc xây dựng một đế chế đồ sộ, đã bị tàn phá sau cuộc đảo chính của Julius Caesar và sự xây dựng đế chế dưới thời Augustus. Đã cần đến hàng thế kỷ để cuối cùng Đế chế La Mã biến mất, và sự suy sụp đã kéo dài; nhưng một khi các thể chế cộng hòa tương đối bao gồm đã nhường đường cho các thể chế khai thác của đế chế, thì sự thoái bộ kinh tế đã trở nên hầu như không thể tránh khỏi.
Động học của Venice cũng đã tương tự. Sự thịnh vượng kinh tế của Venice đã được tạo dựng bởi các thể chế mà đã có các yếu tố bao gồm quan trọng, nhưng các thể chế này đã bị xói mòn khi các elite hiện tồn đã đóng hệ thống lại với những người gia nhập mới và thậm chí đã cấm các thể chế mà đã tạo ra sự thịnh vượng của nền cộng hòa.
Dẫu kinh nghiệm La Mã có đáng chú ý đến thế nào, không phải sự thừa kế của La Mã là cái đã dẫn trực tiếp đến sự nổi lên của các thể chế bao gồm ở nước Anh và đến Cách mạng Công nghiệp Anh. Các nhân tố lịch sử định hình các thể chế phát triển thế nào, nhưng đây không phải là một quá trình đơn giản, tiền định, tích lũy. La Mã và Venice minh họa các bước ban đầu tiến đến tính bao gồm đã bị đảo ngược ra sao. Phong cảnh kinh tế và thể chế mà La Mã đã tạo ra khắp châu Âu và Trung Đông đã không dẫn một cách không thể lay chuyển nổi đến các thể chế bao gồm được bén rễ chắc của các thế kỷ muộn hơn. Thực ra, những việc này đã nổi lên đầu tiên và mạnh nhất ở nước Anh, nơi ảnh hưởng La Mã đã yếu nhất và nơi nó biến mất một cách dứt khoát nhất, hầu như không có một dấu vết, trong thế kỷ thứ năm SCN.
Thay vào đó, như chúng ta đã thảo luận ở chương 4, lịch sử đóng một vai trò chủ yếu thông qua sự trôi dạt thể chế mà tạo ra những sự khác biệt thể chế, dẫu đôi khi nhỏ, mà sau đó được khuếch đại lên khi chúng tương tác với các bước ngoặt. Chính bởi vì những sự khác biệt thể chế này thường là nhỏ mà chúng có thể bị đảo ngược một cách dễ dàng và không nhất thiết là hệ quả của một quá trình tích lũy đơn giản.
Tất nhiên, La Mã đã có những ảnh hưởng lâu dài lên châu Âu. Luật và các thể chế La Mã đã ảnh hưởng đến luật và các thể chế mà các vương quốc của những người dã man đã dựng lên sau sự sụp đổ của Đế chế Tây La Mã. Cũng chính sự sụp đổ của La Mã đã là cái tạo ra phong cảnh chính trị phi tập trung mà đã phát triển thành trật tự phong kiến. Sự biến mất của tình trạng nô lệ và sự nổi lên của các thành phố độc lập đã là các sản phẩm phụ dài, kéo dài (và, tất nhiên, tùy thuộc ngẫu nhiên về mặt lịch sử) của quá trình này. Những điều này trở nên đặc biệt quan trọng khi Cái Chết Đen đã làm lung lay xã hội phong kiến một cách sâu sắc. Từ đống tro tàn của Cái Chết Đen nổi lên các thị trấn và các thành phố mạnh hơn, và một giai cấp nông dân không còn bị gắn với đất và mới thoát được các nghĩa vụ phong kiến. Đã chính xác là các bước ngoặt được tháo ra bởi sự sụp đổ của Đế chế La Mã là những cái đã dẫn đến một sự trôi dạt thể chế mạnh tác động đến toàn bộ châu Âu theo một cách mà không có cái tương tự ở châu Phi hạ-Sahara, châu Á, hay châu Âu.
Vào thế kỷ thứ mười sáu, về mặt thể chế châu Âu đã rất khác với châu Phi hạ-Sahara và châu Mỹ. Tuy đã không giàu hơn nhiều so với hầu hết các nền văn minh Á châu ngoạn mục nhất ở Ấn Độ hay Trung Quốc, châu Âu đã khác biệt với các chính thể này trên nhiều phương diện chủ chốt. Thí dụ, nó đã phát triển các thể chế đại diện thuộc loại không được biết đến ở đó. Những cái này đã sẽ đóng một vai trò cốt yếu trong sự phát triển của các thể chế bao gồm. Như chúng ta sẽ thấy trong hai chương tiếp theo, những sự khác biệt thể chế nhỏ sẽ là những cái thực sự quan trọng bên trong châu Âu; và những cái này tạo thuận lợi cho nước Anh, bởi vì chính ở đó là nơi trật tự phong kiến đã nhường bước một cách toàn diện nhất cho những người nông dân có đầu óc thương mại và các trung tâm đô thị độc lập nơi các nhà buôn và các nhà công nghiệp đã có thể phát đạt. Các nhóm này đã đòi hỏi rồi các quyền tài sản an toàn hơn, các thể chế kinh tế khác nhau, và tiếng nói chính trị từ các quốc vương của họ. Toàn bộ quá trình này sẽ tới tột đỉnh trong thế kỷ thứ mười bảy.
 7. ĐIỂM NGOẶT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét