thư mục

Thứ Hai, 31 tháng 10, 2016

Mashall & Monreo

CHÂU ÂU SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI II VÀ KẾ HOẠCH MASHALL

David W. Ellwood

    Câu chuyện thần kỳ về Kế hoạch Marshall đã trở nên đầy sức thuyết phục như những di sản lịch sử thực mà nó để lại. Năm 1955, nhà sử học chính thức của kế hoạch này đã ghi nhận việc làm sao một mà “gợi ý” chỉ dài khoảng một đoạn của Ngoại trưởng George Marshall phát biểu tại một lễ tốt nghiệp của Đại học Havard lại thúc đẩy sự ra đời một chương trình “nhanh chóng phát triển thành một sự mạo hiểm mang tính quốc tế lớn và mạnh mẽ: khi được hé lộ, nó đã trở thành nhiều vấn đề cho nhiều người”. 50 năm sau, tiếng tăm như vậy của kế hoạch vẫn được người ta nói tới.

    David W. Ellwood là Phó Giáo sư về lịch sử quốc tế của Đại học Bologna, Italia và là giảng viên chính tại Trung tâm Bologna thuộc Đại học Johns Hopkins.

Ban đầu nó không phải là một kết hoạch và có một số cựu binh nói rằng nó không bao giờ thực sự là một kế hoạch. Ông Harlan Cleveland, người chỉ huy thứ hai của Kế hoạch này đã gọi nó là “hàng loạt những ứng biến… những diễn biến quốc tế liên tiếp”. Tuy vậy, Chương trình Tái thiết châu Âu (ERP) - được biết đến nhiều hơn dưới cái tên Kế hoạch Marshall – đã đi vào lịch sử như là kế hoạch chính sách đối ngoại thành công nhất của Mỹ kể từ sau Chiến tranh Thế giới Thứ hai”.

Sau sự sụp đổ của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, Nam Phi đã cầu viện đến Kế hoạch Marshall. Sau sự sụp đổ của Bức tường Berlin, những người Đông Âu và người Nga đã đòi hỏi Kế hoạch Marshall mà họ đã bị Liên Xô khước từ năm 1947. Lo sợ sự tan rã tại châu Phi, năm 2005, Chính phủ Anh đã đề xuất một sự can thiệp quốc tế có sự điều phối theo kiểu Kế hoạch Marshall.

Câu chuyện thần kỳ về Kế hoạch Marshall đã trở nên đầy sức thuyết phục như những di sản lịch sử thực mà nó để lại. Năm 1955, nhà sử học chính thức của kế hoạch này đã ghi nhận việc làm sao một “gợi ý” chỉ dài khoảng một đoạn của Ngoại trưởng George Marshall phát biểu tại một lễ tốt nghiệp của Đại học Havard lại thúc đẩy sự ra đời một chương trình “nhanh chóng tiến triển thành một sự mạo hiểm mang tính quốc tế lớn và mạnh mẽ: khi được hé lộ, nó đã trở thành vấn đề cho nhiều người”. 50 năm sau, tiếng tăm như vậy của kế hoạch vẫn được người ta nói tới.

Sự hình thành của một ý tưởng

Có ba diễn biến có thể dẫn tới việc hình thành một kế hoạch mới đặc biệt của Hoa Kỳ để giúp đỡ Tây Âu năm 1947. Thứ nhất là điều kiện vật chất khó khăn của lục địa này sau Chiến tranh Thế giới Thứ hai sau mùa đông khắc nghiệt năm 1946-1947. Thứ hai là sự thất bại của Học thuyết Truman - một kế hoạch công khai giúp Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỹ chống lại áp lực của Liên Xô - đã hé lộ một con đường mang tính xây dựng phía trước. Thứ ba là những kinh nghiệm khó khăn mà Ngoại trưởng George Marshall trải qua trong thời gian Hội nghị Ngoại trưởng tại Mát-xcơ-va về tương lai của nước Đức vào tháng 3 và tháng 4/1947.
Sau khi rời Lầu Năm Góc về nghỉ hưu khi kết thúc chiến tranh với vai trò là Tư lệnh Lục quân, Marshall đã được Tổng thống Harry S. Truman triệu hồi để giữ chức Ngoại trưởng. Thành công của Marshall trên cương vị đó – Churchill đã gọi ông là “nhà tổ chức nên chiến thắng” – và những phẩm chất cá nhân của ông như sự sắc sảo, chính trực, biết hy sinh đã làm cho ông trở thành nhân vật có quyền lực nhất của thời đó. Sự kiên nhẫn và ý thức trách nhiệm của ông đã được thử thách tới mức cao nhất tại Mát-xcơ-va. Nhà ngoại giao cấp cao của Mỹ George Kennan đã tóm tắt cách kết thúc khôn khéo của Marshall khi rời thủ đô của Liên Xô: “Châu Âu là một mớ lộn xộn. Cần phải làm một điều gì đó. Nếu ông (Marshall) không đưa ra sáng kiến, sẽ có những người khác làm vậy”.

Kennan và đội ngũ nhân viên mới của ông phụ trách lên kế hoạch chính sách trong Bộ Ngoại giao đã chuẩn bị những tài liệu tổng thể mà dựa trên đó, cuối cùng, Kế hoạch Marshall đã được đưa ra. Về một mức độ nào đó, cách nghĩ của họ xuất phát từ cách nhìn nhận của thời kỳ Roosevelt về những nguyên nhân của hai cuộc thế chiến và của thời kỳ Đại Suy thoái: sự thù ghét giai cấp, nghèo đói, lạc hậu và ít hy vọng về sự thay đổi. Mục đích của các nhà làm chính sách này là xây dựng một thế giới hậu chiến ủng hộ yêu cầu của những người dân bình thường về chia sẻ lợi ích của nền công nghiệp quy mô lớn. Họ tin rằng, ở mọi nơi trên thế giới, với sự thịnh vượng, hay ít nhất cũng là viễn cảnh về nó, người ta sẽ không quay về với chủ nghĩa độc tài.

Trong nỗ lực Marshall, đã có một chiều hướng mang tính châu Âu cụ thể. Theo lời của những người như Kennan, Trợ lý Ngoại trưởng Dean Acheson và Đại sứ tương lai của Chương trình Tái thiết châu Âu (ERP) Averell Harriman, thì thách thức ở châu Âu chính là chủ nghĩa quốc gia. Nếu nguồn gốc của chủ nghĩa phát xít Đức Quốc xã và những kẻ thù khác của thế kỷ XX có thể bị kiềm chế bởi một khuôn khổ kinh tế châu Âu hợp nhất, thì sự thịnh vượng ra đời từ đó có thể ngăn chặn được những cuộc cạnh tranh mang tính quốc gia chủ nghĩa, ngăn chặn được xung đột vũ trang trong tương lai và tránh cho nước Mỹ khỏi sự dính líu vào các cuộc chiến tranh ở châu Âu.

Theo đó, hiện đại hóa và liên kết trở thành cặp mục tiêu song sinh của Chương trình ERP, và cuộc tranh luận đã chuyển sang việc làm thế nào để đạt được chúng. Vấn đề có tính cốt lõi trong Kế hoạch Marshall là người châu Âu phải nghĩ và hành động cho chính họ với sự nhìn nhận là: đó là điều làm cho Kế hoạch này không phải chỉ là một chương trình trợ giúp kinh tế.

Trong lời bình luận ngắn gọn và thẳng thắn của Marshall tại Đại học Havard vào tháng 6/1947, trước tiên là những lời giải thích về tình trạng bị tàn phá và vô vọng của châu Âu. Cũng có những lời cảnh báo cho những ai tìm cách lợi dụng về mặt chính trị tình trạng thống khổ này. Một dấu hiệu rõ ràng nữa là trợ giúp của Mỹ sẽ không bị gắn với điều kiện về ý thức hệ, vì lý do đó, Liên Xô và các quốc gia cộng sản khác sẽ không bị mất tư cách tham gia.

Tiếp đó là phần chính yếu của bài phát biểu, một đoạn văn có tính mời gọi người châu Âu cùng đồng ý về những gì họ cần và những gì họ có thể làm nếu Hoa Kỳ quyết định tham gia. Vai trò của Mỹ, Marshall nói: “sẽ bao gồm sự giúp đỡ hữu nghị trong việc soạn ra một chương trình của châu Âu và sau đó là ủng hộ chương trình đó nếu nó mang tính thực tế đối với chúng ta”. Ngoại trưởng nhấn mạnh rằng, người châu Âu phải cùng nhau hành động và rằng cần phải tìm kiếm một “sự chữa trị chứ không phải là một giải pháp tạm thời”. Ông kết thúc bằng việc thúc giục người Mỹ “đảm đương trách nhiệm to lớn mà rõ ràng là lịch sử đã đặt lên vai đất nước chúng ta”.

Một nhà báo Mỹ đã viết: “chúng ta hy vọng họ sẽ nhảy xa 2 inche (5,08cm - ND) và họ đã nhảy 6 bộ (khoảng 180cm – ND)”. Chỉ trong không đầy hai tuần, các ngoại trưởng của Anh và Pháp đã triệu tập một Hội nghị Hợp tác Kinh tế châu Âu (CEEC), và trong khoảng thời gian từ cuối tháng 6 đến cuối tháng 9, với sự tham gia của 14 chính phủ khác, một bản báo cáo về tổng giá trị trợ giúp kinh tế mà họ nghĩ là họ cần, đã được hoàn tất và gửi tới Bộ Ngoại giao (Mỹ). Hầu hết những người tham gia Hội nghị không có một kế hoạch quốc gia và một vài người thậm chí còn không có được một bức tranh tổng thể về nền kinh tế nước mình. Do không có kinh nghiệm về bất cứ hoạt động chung nào, về việc lập kế hoạch trên quy mô cả lục địa, các đại biểu đã đưa ra con số tổng là 28 tỉ đô-la. Washington ngay lập tức khước từ con số cao một cách vô vọng đó.

Nhưng sự kiện Hội nghị CEEC tại Pa-ri đó đã trở nên nổi tiếng vì sự đến và ra đi nhanh chóng của một đoàn đại biểu cấp cao Xô-viết do Ngoại trưởng của điện Kremlin Vyacheslav Molotov dẫn đầu. Trước đề nghị của phương Tây về một chiến lược phục hồi được xây dựng và thực hiện chung cho toàn châu Âu và coi nước Đức như một thực thể kinh tế đơn nhất, những người Xô-viết đã rời Hội nghị, điều mà Washington đã dự đoán trước. Đoàn đại biểu Liên Xô cho rằng người Mỹ và những đồng minh chủ chốt của họ đang tìm cách kiểm soát các nền kinh tế châu Âu - một biểu hiện mới nhất của chủ nghĩa đế quốc cường quyền của Mỹ. Mát-xcơ-va đã gây áp lực mạnh yêu cầu các quốc gia Đông Âu khước từ trợ giúp của Kế hoạch Marshall. Tháng 2/1948, một cuộc đảo chính cộng sản tại Séc và Xlô-va-ki-a do âm mưu của Mát-xcơ-va đã cho thấy sự rạn vỡ giữa các đồng minh trong Chiến tranh Thế giới Thứ hai.

Bắt đầu thực hiện kế hoạch

Sau một mùa đông dài thảo luận và với sự căng thẳng ngày càng gia tăng trong quan hệ Đông-Tây, cuối cùng Chương trình Phục hồi châu Âu cũng đã chính thức ra đời bằng một đạo luật của Quốc hội và được Tổng thống Truman ký tháng 4/1948. Để quản lý dự án này, một cơ quan liên bang mới, Cơ quan Quản lý Hợp tác Kinh tế (ECA) đã được thành lập. Truman, một người thuộc Đảng Dân chủ, đã cho thấy Italia định muốn bảo đảm có được sự ủng hộ của hai đảng đối với chương trình này bằng cách bổ nhiệm một người thuộc Đảng Cộng hòa, Giám đốc Công ty ô tô Studebaker là Paul G. Hoffmann làm người đứng đầu ECA. Việc chi tiêu cho kế hoạch đã được tiến hành ngay lập tức dưới sự giám sát chặt chẽ của Quốc hội.

Sự ra đời chính thức của chương trình đã xác định mục tiêu tối cao là đến năm 1952 tạo lập được ở Tây Âu “một nền kinh tế lành mạnh không phụ thuộc vào sự giúp đỡ đặc biệt từ bên ngoài”. Nhà nghiên cứu lịch sử kinh tế Immanuel Wexler đã bình luận: vì mục tiêu đó, “đạo luật đã quy định một chương trình phục hồi dựa trên bốn nỗ lực cụ thể: (1) một nền sản xuất mạnh, (2) mở rộng ngoại thương, (3) tạo lập và duy trì sự ổn định tài chính nội bộ, và (4) phát triển hợp tác kinh tế (châu Âu)”. Làm bất ngờ những người đơn thuần dựa vào chương trình này như một chương trình cứu trợ, một điều nhanh chóng rõ ràng là một chương trình như vậy chỉ có thể đạt được nhờ sự thay đổi cơ cấu vĩnh viễn ở các nền kinh tế châu Âu, tại từng nước và ở tất tất cả các nước. Đây là điều mà Marshall ám chỉ khi ông nói đến “sự chữa trị chứ không phải là một giải pháp tạm thời” mà không phải là gì khác.

Để đáp ứng đòi hỏi, Hội nghị về Hợp tác Kinh tế châu Âu (CEEC) nhanh chóng tự chuyển thành Tổ chức Hợp tác Kinh tế châu Âu (OEEC) theo đề xuất của Thủ tướng Bỉ Paul-Henri Spaak. Trong khi đó các đại sứ quán của Hoa Kỳ tại mỗi quốc gia thành viên cũng nhận được văn bản những hiệp ước song phương đã ký, quy định nghĩa vụ của các chính phủ châu Âu đối với người bảo trợ của họ. Một trong số đó là sự cho phép thành lập “phái đoàn đại diện” ECA tại thủ đô mỗi nước thành viên. Một ủy ban chính thức sẽ liên kết mỗi phái đoàn với chính phủ thành viên nhằm giám sát hoạt động của chương trình trên thực tế.
Nhiệm vụ chủ yếu của ủy ban là đặt kế hoạch cho việc chi dùng một cách có hiệu quả số tiền trong các “Quỹ đối tác” mới thành lập. Đây là đặc trưng của toàn bộ quá trình vận hành, một công cụ làm cho Kế hoạch Marshall khác biệt với bất kỳ chương trình trợ giúp truyền thống nào. Quỹ này là một tài khoản ở một ngân hàng quốc gia được mở để giữ tiền thu được từ việc bán những hàng hóa của chương trình ERP tại địa phương. Hóa ra, sự trợ giúp không phải là không có điều kiện và không phải là tiền mặt như người châu Âu đã hình dung. Thay vào đó, chúng thường là hàng hóa gửi từ Mỹ và được bán cho nhà thầu nhà nước hoặc tư nhân trả giá cao nhất. Tiền được trả sẽ không quay về nước Mỹ mà vào quỹ mới thành lập. Tiền từ đó, do phái đoàn ECA và chính phủ cùng quyết định, sẽ được dùng trong các nỗ lực hiện đại hóa và tái thiết quốc gia.

Rõ ràng ERP là một vũ khí mạnh mẽ trong Chiến tranh Lạnh. Đại diện cao cấp của Chương trình tại châu Âu, Đại sứ Harriman, năm 1949 đã mô tả toàn bộ nỗ lực này như một “chiến dịch cứu hỏa”. Người kế nhiệm Ngoại trưởng Marshall là Dean Acheson là người mà theo lời chính ông, có lẽ là đã có nhiều bài phát biểu và trả lời nhiều câu hỏi về Kế hoạch Marshall hơn bất kỳ ai, đã nhớ lại rằng, “điều mà người dân và các nghị sĩ Quốc hội luôn muốn biết trong bản phân tích cuối cùng là, Kế hoạch Marshall hoạt động như thế nào để ngăn chặn sự bành trướng của Liên Xô và việc chấp nhận hình thức tổ chức kinh tế và chính trị cộng sản.

Bán kế hoạch cho những người thu lợi từ nó

Đối chọi lại với kế hoạch này là Cơ quan Thông tin của các Đảng Cộng sản và Công nhân (Cominform), một tổ chức quốc tế do Kremlin thành lập tháng 10/1947 với mục đích công khai là chống lại kế hoạch Marshall, thông qua việc điều phối những nỗ lực chính trị của các đảng cộng sản quốc gia dưới sự chỉ đạo của Liên Xô và định hướng cho các nỗ lực tuyên truyền trong phạm vi mỗi quốc gia tham gia. Ở thời điểm mà các lực lượng cộng sản đang lãnh đạo cuộc nổi dậy ở Hy Lạp, có vẻ như là đủ khả năng để giành quyền lực về mặt chính trị ở Italia, đe dọa tình trạng lộn xộn ở Pháp, và biết những gì họ muốn ở nước Đức – không giống như phương Tây ở thời điểm này – thì Chiến tranh Lạnh đã làm cho chương trình, đã tập trung được trí tuệ từ nhiều nơi này, trở nên cấp thiết.

Hơn nữa, ngay từ đầu, những nhà lập kế hoạch của ECA đã biết được rằng, việc vượt qua những rào cản chính trị có thể đòi hỏi việc phải nói trực tiếp cho công chúng châu Âu mà không phải thông qua giới chức quản lý địa phương. Ứng biến một cách nhanh chóng, đội ngũ những nhà báo và nhà làm phim thực hiện Chương trình Thông tin ERP, vào cuối năm 1949, đã biến chương trình này thành một chiến dịch tuyên truyền lớn nhất từng thấy trong thời bình, do một quốc gia dành cho một nhóm các quốc gia khác.

Kế hoạch tiến triển

Những năm đầu của Kế hoạch Marshall, từ tháng 6/1948 đến khi bắt đầu cuộc chiến tranh Triều Tiên năm 1950, được các bên liên quan nhớ tới như là thời kỳ vàng son của những hành động và sự thưởng công thuần túy về mặt kinh tế. Các chuyên gia đã nhắc đến sự gia tăng gần ¼ tổng lượng hàng hóa và dịch vụ mà các quốc gia trong chương trình ERP được hưởng từ năm 1947 đến 1949. Họ khẳng định rằng “căn cứ theo năm 1938, chỉ số sản xuất tổng thể đã tăng lên 115 vào năm 1949 so với 77 vào năm 1946 và 87 năm 1947”. Nông nghiệp cũng đã phục hồi và những tiến bộ trên mặt trận chống lạm phát được đánh giá là “không đồng đều nhưng rất đáng khích lệ”. Ngoại thương của các quốc gia thành viên đã bằng với mức trước chiến tranh. Nhưng đặc trưng đáng kể nhất là có một sự thay đổi trong định hướng. Không còn hướng về những đế quốc châu Âu già cỗi, thương mại đã tăng lên nhanh chóng nhất trong phạm vi Tây Âu, chính giữa các thành viên chương trình ERP. Kinh nghiệm cho thấy, đây là sự chuyển dịch cơ cấu dài hạn của nền kinh tế lục địa, mà chỉ trong vòng ít năm đã thúc đẩy những yêu cầu mang tính chính trị về sự liên kết châu Âu.

Trong khi đó, đến cuối năm 1949, rõ ràng là sự nhìn nhận về một số khía cạnh chủ chốt của Chương trình Phục hồi châu Âu của các quốc gia đối tác đã có sự khác biệt quan trọng so với cách nhìn nhận của các nhà lập kế hoạch người Mỹ. Các chính phủ Tây Âu rất cần đô-la từ chương trình ERP, đồng thời họ cũng cố gắng tránh lệ thuộc lâu dài vào Hoa Kỳ và nhìn chung, cố gắng có được sự trợ giúp của Mỹ với những điều kiện phục vụ nhiều hơn cho những mục tiêu chính trị của riêng họ.

Những người Anh đã phản đối rất gay gắt đối với đòi hỏi liên kết kinh tế tức thời với phần còn lại của châu Âu trong Kế hoạch Marshall - điều kiện ràng buộc lớn được gắn với sự viện trợ của kế hoạch này ở mọi nơi. Người Hà Lan đã cự tuyệt những áp lực đòi giải tán đế chế của họ với lý do vì tự do thương mại. Người Áo đã hoàn toàn phản đối việc cải cách hệ thống đường sắt và ngân hàng của họ như người Mỹ muốn. Người Hy Lạp đã khước từ đồng tiền mới do ERP bảo trợ vì họ cho rằng chủ quyền vàng là hình thức trao đổi tiền tệ đáng tin cậy duy nhất. Người đứng đầu những nhà công nghiệp Italia đã nói với trưởng phái đoàn tại Roma rằng, cho dù là sợi tổng hợp có rẻ đi thế nào chăng nữa, thì phụ nữ Italia vẫn chuộng quần áo làm từ chất liệu tự nhiên tại quê nhà hơn. Ông nói, thực phẩm đóng hộp có thể được bán với giá rất rẻ, song cách nấu ăn truyền thống của Italia vẫn sẽ luôn được chuộng hơn. Những hãng kinh doanh nhỏ và kỹ năng thủ công truyền thống vẫn sẽ luôn có ý nghĩa trung tâm đối với tương lai của Italia, như vẫn thường là vậy trong quá khứ.

Đến đầu năm 1950, kinh nghiệm thực tế và những cuộc trưng cầu ý kiến rộng rãi đã mang đến sự thay đổi quan trọng trong cách nhìn nhận. Buộc phải thừa nhận rằng người châu Âu vẫn ưa chuộng những nhà nước phúc lợi xã hội phi cộng sản hơn là mô hình tư bản chủ nghĩa tự do kiểu Mỹ, những nhà lập kế hoạch Marshall đã dành sự tập trung cho lĩnh vực rộng lớn của thỏa thuận Âu-Mỹ là an ninh. Các nhà quản lý (của ERP) đã khăng khăng đòi hỏi rằng, chỉ khi những ích lợi của chương trình ERP là đồng đều ở mọi nơi, thì giờ đây mục đích của họ là ít hướng vào việc tổ chức lại châu Âu hơn so với việc giành lại những vùng đất đang bị cộng sản tấn công cả trên kế hoạch lẫn trên tư tưởng về cải cách dân chủ xã hội dựa trên phúc lợi.

Tác động của vấn đề Triều Tiên

Diễn biến bất ngờ và gây lo sợ của các sự kiện ở châu Á năm 1950 nhanh chóng làm người ta nghi ngờ sự tồn tại của kế hoạch Marshall. Cuộc đụng đầu Chiến tranh Lạnh gia tăng gay gắt, khởi đầu với việc Bắc Triều Tiên xâm lược Nam Triều Tiên, đã rút ngắn thời hạn của kế hoạch này và làm cho nó thay đổi cơ bản, đó là sử dụng một phần viện trợ Marshall làm công cụ để tái vũ trang chung cho Tây Âu dưới danh nghĩa “An ninh chung”. Những điều khoản bổ sung Đạo luật ERP của Quốc hội năm 1951 và 1952 cho phép chi hơn 400 triệu đô-la nữa để tiếp tục nỗ lực thuyết phục chủ lao động và công nhân châu Âu “chấp nhận định nghĩa của Mỹ về lợi ích kinh tế và xã hội của năng suất”, thế nhưng giờ đây có nghĩa là sản lượng trong ngành công nghiệp quân sự dành cho quốc phòng nhằm chống lại mối đe dọa của Liên Xô có thể gia tăng đồng thời với hàng hóa tiêu thụ. Mọi người được kỳ vọng làm nhiều hơn nữa vì nỗ lực chung (để củng cố NATO), và từ đó tái xây dựng lực lượng vũ trang đã bị thu hẹp nhiều kể từ khi Chiến tranh Thế giới Thứ hai kết thúc. Các nhóm ECA ở cơ sở nhanh chóng nhận định rằng không có sự xung đột giữa yêu cầu tái vũ trang chung của Mỹ với những mục tiêu truyền thống của ERP: vấn đề chỉ là hướng những mục tiêu chính sách hiện hành tới những yêu cầu mới.

Trong bối cảnh đó, Chương trình Thông tin hiệu quả của ERP nhanh chóng trở thành cái gì đó giống như một cuộc “chiến tranh tâm lý”, trong đó thế giới công nghiệp và lao động có tổ chức được xác định là mặt trận chủ chốt trong cuộc Chiến tranh Lạnh về ý thức hệ chống Chủ nghĩa Cộng sản. Như Trợ lý Giám đốc Điều hành Richard M. Bissell (sau này là Quyền Giám đốc Điều hành), một trong những bộ óc có ảnh hưởng nhất của ERP, đã giải thích trong Tạp chí Foreign Affairs số tháng 4/1951, tạp chí hàng đầu của Mỹ về quan hệ quốc tế, Mỹ có thể phát động cuộc chiến tranh này ở châu Âu một cách hiệu quả nhất bằng sức mạnh của mô hình kinh tế và sức hút mãnh liệt của nền kinh tế tiêu thụ đối với người châu Âu ở mọi khu vực và mọi tầng lớp xã hội:

    Coca-Cola và phim ảnh Hollywood có thể được xem là hai sản phẩm của một nền văn minh nông cạn và thô sơ. Thế nhưng máy móc của Mỹ, quan hệ lao động Mỹ, hình thức quản lý và ngành cơ khí Mỹ lại được ngưỡng mộ ở khắp mọi nơi... Cái chúng ta cần chính là diễn biến hòa bình để có thể đưa những đặc điểm hấp dẫn và đã được hình thành của nền kinh tế chúng ta vào hệ thống kinh tế châu Âu, từ khối lượng lớn tới đàm phán tập thể... Điều này sẽ đòi hỏi phải có sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức xã hội, làm cho nó phù hợp ở thời điểm giữa thế kỷ XX.

Bảng tổng kết

Cuối cùng, tất cả các nước tham gia đều áp dụng thành công mô hình diễn biến hòa bình của Bissell theo cách riêng của mình. Về kinh tế, đối với Hy Lạp, Pháp, Áo và Hà Lan, kế hoạch Marshall có ý nghĩa lớn hơn so với ở Ai-len, Na-uy và Bỉ. Đối với một số nước chẳng hạn như Italia, có lẽ kế hoạch này chỉ có tính chất quyết định trong vòng một năm, còn đối với các nước khác, lợi ích từ kế hoạch này kéo dài vài năm.

Động lực kinh tế mà kế hoạch này mang lại được các nước tận dụng theo những cách khác nhau. Người Đan Mạch thì đảm bảo được nguồn năng lượng và nguyên liệu thô. Những người khác, chẳng hạn như những người ở các khu vực bị chiếm đóng ở Đức, đánh giá cao lương thực mà ERP cung cấp. Ở Italia và Hy Lạp, việc giúp đỡ xây dựng lại đường sắt, đường xá và nguồn cung cấp điện đã mang lại lợi ích lâu dài. Ở Pháp, đầu tư cho công nghiệp là ưu tiên hàng đầu; còn ở Anh người ta hầu như sử dụng toàn bộ Quỹ Đối tác để thanh toán những khoản nợ trong thời chiến và tái thả nổi đồng bảng Anh.

Cả Áo và Thụy Điển, theo cách riêng của mình, đều cho rằng việc họ trụ được ở phương Tây là nhờ kế hoạch Marshall. Mặc dù các đảng cộng sản tiếp tục phát triển ở Italia và Pháp nhưng chí ít họ cũng không nắm quyền, và những nước này vẫn hướng về phương Tây khi Chiến tranh Lạnh tiếp diễn. Có thể Đức là nước được hưởng nhiều lợi nhất, khi động lực của tiến trình hội nhập châu Âu - được ERP hình thành và thúc đẩy - cho phép nước Cộng hòa Liên bang mới này tăng cường sức mạnh và đáng được tôn trọng, đồng thời bớt được những nghi ngờ từ phía các nước láng giềng. Cuộc cách mạng từng được hy vọng trong quan hệ Pháp-Đức nay đã trở thành hiện thực. Dẫu những nguyên nhân khác về sự cần thiết của Chiến tranh Lạnh trong thời kỳ ngắn hạn là gì đi nữa, không có diễn biến chính trị nào có thể nhấn mạnh sự khác biệt so với kỷ nguyên hậu Chiến tranh Thế giới Thứ nhất hơn sự kiện này (Pháp-Đức hòa giải).

Năm mươi năm sau trải nghiệm vĩ đại này, Jim Warren, một người tham gia vạch kế hoạch Marshall cũng hoan hỉ khi nói rằng:

    Chúng ta có mục tiêu; chúng ta có bầu nhiệt huyết, chúng ta đã làm việc cật lực, chúng ta tư duy nghiêm khắc, có nguyên tắc, và chúng ta có thể xây dựng chương trình, phấn đấu vì nó và chứng kiến những thành quả đạt được.

Trong một thời gian ngắn, sự hiện diện mới mẻ và mạnh mẽ của Mỹ ở châu Âu đã tìm cách biến những thành công kinh tế Mỹ thành phương thuốc để thực hiện công cuộc cứu vớt về chính trị cho các nước khác. Thời kỳ đó, những người châu Âu có tinh thần ủng hộ đã nói đến “cảm nhận về hy vọng và niềm tin về lòng dũng cảm được khôi phục và năng lượng được đánh thức ở Thế giới Cũ”, mà các kế hoạch gia người Mỹ đã mang đến cho họ.

Ở châu Âu, sự va chạm giữa mô hình nhập khẩu và mô hình bản địa đã cung cấp năng lượng, tạo đà cho bước phát triển nhanh chóng về kinh tế những năm 1950. Chương trình Khôi phục Kinh tế châu Âu là động lực tạo ra phản ứng dây chuyền. Năm 1957 Hiệp ước Rome ra đời, là cơ sở hình thành Cộng đồng Kinh tế châu Âu. Mặc dù kế hoạch hội nhập kinh tế non trẻ này còn lâu mới cụ thể bằng những gì mà những người Mỹ nhìn xa trông rộng năm 1949 yêu cầu, nhưng trong số những di sản của kế hoạch Marshall và những triển vọng của nó thì không có gì cụ thể hơn. Văn kiện có tính nền tảng này đã khởi động tiến trình hội nhập kinh tế hòa bình của châu Âu mà còn tiếp diễn đến ngày nay.

Còn đối với người Mỹ, sau lần xuất hiện chưa vững vàng trong Chiến tranh Thế giới Thứ nhất với tư cách là một cường quốc quốc tế, cuối cùng họ đã xây dựng được các chính sách đối ngoại và một chiến lược lớn, mà như Vera Micheles Dean đã viết trong một cuốn sách xuất bản năm 1950 với tiêu đề Châu Âu và Hoa Kỳ, là “phù hợp với những trách nhiệm mới của họ với tư cách là nước chủ nợ lớn nhất, nước sản xuất lớn nhất và quốc gia tiêu thụ nhiều nhất của thế kỷ XX”. Họ cũng mang lại cho riêng mình một hình ảnh mới về nước Mỹ với tư cách là một cường quốc có thể kết hợp thành công sự lãnh đạo về quân sự, chính trị và kinh tế trên phạm vi quốc tế, một hình ảnh đã được sắp đặt từ trước để tái xuất hiện bất cứ khi nào các dân tộc từ bỏ chiến tranh và đau khổ để hướng tới một tương lai mới, nhiều hy vọng hơn.


CHÂU MỸ LA-TINH VÀ HỌC THUYẾT MONROE

1. Học thuyết Monroe (1823)
1.1 Hoàn cảnh ra đời
            Sau các phát kiến địa lý, trong khi phần lớn Bắc Mỹ nằm dưới sự cai quản của Anh thì hầu hết các nước Mỹ Latinh đều là thuộc địa của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Sự kiện 13 thuộc địa của Anh hợp lại giành độc lập và lập nên nhà nước Hoa Kỳ đã tác động mạnh đến các quốc gia Mỹ Latinh, thôi thúc các nước này đứng lên giành độc lập, tự do cho riêng mình. Vào những thập niên đầu tiên của thế kỷ XIX, miền Trung và Nam Mỹ đều hướng về cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Thêm vào đó, cuộc chiến tranh Napoleon mà cụ thể là cuộc chinh phục Tây Ban Nha của Napoleon năm 1808 đã tạo cơ hội thuận lợi cho người Mỹ latinh vùng lên khởi nghĩa. Cho tới năm 1822, dưới sự lãnh đạo của Simon Boliviar, Francisco Miranda, José de San Martin và Miguel Hidalgo, tất cả các khu vực nói tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ở Châu Mỹ từ Argentina và Chile ở miền Nam tới Mexico ở miền Bắc đều giành được độc lập.
            Tuy nhiên, chính lúc đó, Nga, Áo, Phổ  đã thiết lập Liên minh Thần thánh để bảo vệ họ trước các cuộc cách mạng. Bằng việc can thiệp vào những nơi phong trào quần chúng đang đe dọa chế độ quân chủ, liên minh này – có sự tham gia của Pháp thời hậu Napoleon – đã huy vọng có thể ngăn chặn cách mạng lan rộng. Chính sách này đã đi ngược với quyền tự quyết của Mỹ và khiến người Mỹ lo âu. Mỹ lo lắng về ý định muốn phục hồi những thuộc địa cũ của Tây Ban Nha sẽ ảnh hưởng tới lợi ích thương mại của Mỹ cũng như là an ninh lãnh thổ nước Mỹ. Và bởi vì Mỹ latinh cũng có ý nghĩa quan trọng đối với lợi ích thương mại của Anh nên Anh cũng muốn ngăn chặn hành động này.  Do đó, Anh hối thúc mở rộng các đảm bảo của Anh – Mỹ đối với Châu Mỹ latinh.
            Về tình hình nước Mỹ, sau cuộc chiến tranh với Anh năm 1812, Mỹ chính thức chấm dứt sự phụ thuộc kinh tế vào các quốc gia Châu Âu. Kinh tế công nông nghiệp dần phát triển, đặc biệt là công nghiệp do động lực lấp khoảng trống trong thương mại với Châu Âu do chiến tranh. Cùng với đó là tư tưởng bành trướng cố hữu lại xuất hiện nhằm tìm kiếm thị trường, phát triển và củng cố thêm nền kinh tế. Ngoài tập trung phát triển kinh tế đất nước, người dân Mỹ còn dõi theo cuôc cách mạng ở Mỹ latinh. Các cuộc cách mạng này đã củng cố niềm tin của người Mỹ về quyền tự trị của họ. Do đó, năm 1822, trước sức áp lực ngày càng lớn của dư luận, tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là James Monroe đã công nhận nền độc lập thực sự, toàn toàn tách khỏi những mỗi ràng buộc với các đế quốc Châu Âu của các quốc gia Trung và Nam Mỹ, đồng thời trao đổi công sứ với các quốc gia này. Hơn thế nữa, tổng thống Monroe còn đưa ra Học thuyết Monroe với ý nghĩa bề nổi là tôn trọng và bảo về quyền tự do của người Châu Mỹ, khẳng định “Châu Mỹ là của người Châu Mỹ’.
1.2 Nội dung học thuyết Monroe
            Vào tháng 12 năm 1823, nhân dịp gửi thông điệp hàng năm tới Quốc hội, tổng thống James Monroe đã đưa ra Học thuyết Monroe với 3 nội dung chính sau đây:
            Các lục địa Châu Mỹ…từ nay trở đi không thể được coi là đối tượng của thực dân hóa trong tương lai do bất cứ một cường quốc Châu Âu nào tiến hành.
            Chúng ta phải coi bất kỳ toan tính nào về phần họ nhằm mở rộng hệ thống (chính trị) của họ tới bất cứ một bộ phận nào của bán cầu này đều là nguy hiểm đối với hòa bình và an ninh của chúng ta.
            Chúng ta đã không can thiệp và sẽ không can thiệp vào những thuộc địa hay các xứ phụ thuộc nào của bất kỳ cường quốc Châu Âu nào. Nhưng với những chính phủ đã tuyên bố nền độc lập của mình và bảo vệ nền độc lập ấy và được chúng ta thừa nhận thì chúng ta phải coi bất kỳ một sự can thiệp nào nhằm mục đích áp chế họ hay kiểm soát số phận của họ bằng bất kỳ phương pháp nào do bất cứ cường quốc Châu Âu nào thực hiện đều thể hiện khuynh hướng thù địch với nước Mỹ[1].
            Trước hết phải khẳng định rằng, vào thời điểm học thuyết Monroe ra đời, nước Mỹ tuy đã thoát khỏi sự phục thuộc vào kinh tế các nước Châu Âu và dần phát triển kinh tế nhưng Mỹ vẫn chưa thực sự đủ mạnh để thực hiện những gì học thuyết Monroe đề ra nếu như không có sự ủng hộ của Anh. Tuy nhiên, ta phải công nhận rằng, sự ra đời của học thuyết này mang một ý nghĩa to lớn, không chỉ trong phạm vi quốc gia mà còn mở rộng ra phạm vi quốc tế, tác động tới quan hệ quốc tế.
1.3 Ý nghĩa
            Nhìn chung, vào thời điểm học thuyết Monroe mới được công bố, học thuyết này đã nhận được nhiều sự ủng hộ phần lớn từ các quốc gia Mỹ Latinh - các quốc gia mà đều hướng tới mục tiêu chung là giành được độc lập, tự do cho dân tộc, thoát khỏi sự ảnh hưởng của các cường quốc Châu Âu. Học thuyết này được xem như đã thể hiện được tinh thần đoàn kết của các quốc gia Châu Mỹ qua sự khẳng định “Châu Mỹ là của người Châu Mỹ”.
Không chỉ vậy, học thuyết Monroe còn là một lời cảnh báo tới các quốc gia Châu Âu hãy tránh xa lục địa Châu Mỹ nói chung và Mỹ latinh nói riêng. Thực chất, đây là một học thuyết nhằm phân chia khu vực ảnh hưởng, với nỗ lực kiềm chế sự khôi phục và việc giành thêm thuộc địa mới, ngăn chặn những ảnh hưởng sâu rộng của hệ thống chính trị của các quốc gia Châu Âu ở lục địa này và cuối cùng là loại trừ ảnh hưởng của Châu Âu ra khỏi Châu Mỹ. Sự ra đời của học thuyết này được coi là một mốc đánh dấu sự chuyển hướng trong chính sách đối ngoại của Mỹ, chuyển từ chủ nghĩa trung lập sang chủ nghĩa bành trướng mà mục tiêu bành trướng ở đây trước hết là Mỹ Latinh. Mỹ muốn biến Mỹ Latinh thành “sân sau” của mình, tăng cường sự ảnh hưởng cả về kinh tế, chính trị…của Mỹ ở vùng này. và có thể nói ẩn sau việc tuyên bố học thuyết Monroe là một nỗ lực bành trướng trên toàn bộ lục địa này nhưng bằng phương pháp hòa bình, mang tính chất nhân đạo, bảo vệ công lý và quyền tự do của con người.
Theo dõi xuyên suốt chiều dài lịch sử đối ngoại của Mỹ, ta còn thấy được Học thuyết Monroe là nền tảng cho việc hoạch định chính sách đối ngoại của Mỹ sau này, chỉ đạo một xu hướng trong chính sách đối ngoại Mỹ trong suốt thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, tiêu biểu là sự ra đời của hệ luận Rossevelt, chính sách ngoại giao đô la, chính sách mở cửa…
Ngoài ra, theo một số quan điểm, học thuyết Monroe chính là một động lực thực sự để thiết lập một chính sách an ninh quốc gia nhằm bảo vệ Mỹ. Theo như lời cựu Cựu thẩm phán tòa án tối cao và ứng cử viên tổng thống Woodrow Wilson vào năm 1916, Charles Evans Hughes thì “Học thuyết Monroe là một chính sách phòng thủ quốc gia… một sự xác nhận nguyên lý của an ninh quốc gia”[2].  Việc Mỹ công nhận nền độc lập của những “hàng xóm” lận cận của mình, đưa ra học thuyết tránh cho những nước này chịu ảnh hưởng của quốc gia Châu Âu cũng chính là bảo vệ an ninh và lãnh thổ Mỹ.
Vào những thập niên đầu tiên của thế kỷ XIX, miền Trung và Nam Mỹ đã hướng về Cách mạng. Tư tưởng tự do đã khuấy động nhân dân châu Mỹ La-tinh từ thời các thuộc địa Anh chiến đấu giành tự do. Cuộc chinh phục Tây Ban Nha của Napoleon năm 1808 đã báo hiệu người Mỹ La-tinh sẽ vùng lên khởi nghĩa. Cho tới năm 1822, dưới sự lãnh đạo tài tình của Simon Bolivar, Francisco Miranda, José de San Martin và Miguel Hidalgo, tất cả khu vực nói tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ở châu Mỹ - từ Argentina và Chile ở miền Nam tới Mexico ở miền Bắc - đều đã giành được độc lập.
Nhân dân Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã quan tâm sâu sắc đến việc củng cố lại những kinh nghiệm của chính họ trong việc đoạn tuyệt với chế độ cai trị của châu Âu. Những phong trào đòi độc lập ở châu Mỹ La-tinh đã khẳng định niềm tin nơi họ về quyền tự trị. Năm 1822, Tổng thống James Monroe, trước áp lực ngày càng lớn của dư luận, đã cho phép công nhận các quốc gia mới ở Mỹ La-tinh và đã nhanh chóng trao đổi công sứ với các quốc gia này. Tổng thống đã công nhận họ là các quốc gia độc lập thực sự, hoàn toàn tách khỏi những mối ràng buộc trước kia với châu Âu.
Chính lúc đó, Nga, Phổ và áo đã thiết lập Liên minh Thần thánh để bảo vệ họ trước các cuộc cách mạng. Bằng việc can thiệp vào những nước nơi phong trào của quần chúng đang đe dọa chế độ quân chủ, liên minh này - có sự tham gia của Pháp thời hậu Napoleon - đã hy vọng có thể ngăn chặn cách mạng lan rộng. Chính sách này đi ngược lại với nguyên tắc tự quyết của nước Mỹ.
Chừng nào mà Liên minh Thần thánh giới hạn những hoạt động của họ trong phạm vi cựu thế giới thì điều đó không gây lo lắng cho Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Nhưng khi Liên minh tuyên bố ý định muốn phục hồi các thuộc địa cũ của Tây Ban Nha thì người Mỹ bắt đầu lo âu. Do Mỹ La-tinh có ý nghĩa rất quan trọng với lợi ích thương mại của Anh nên nước Anh đã quyết định ngăn chặn hành động này. Luân Đôn hối thúc mở rộng các bảo đảm của Anh - Mỹ đối với châu Mỹ La-tinh, nhưng Ngoại trưởng John Quincy Adams lại thuyết phục Monroe hành động đơn phương: “Có thể sẽ ngay thẳng, chân thật hơn, cũng như đường hoàng hơn nếu ta tuyên bố những nguyên tắc của mình một cách rõ ràng với Nga và Pháp so với việc leo lên một con thuyền nhỏ đuổi theo tàu chiến của Anh.
Tháng 12/1823, khi biết hải quân Anh sẽ bảo vệ châu Mỹ La-tinh chống lại Liên minh Thần thánh và Pháp, Tổng thống Monroe đã nhân dịp gửi thông điệp hàng năm tới Quốc hội công bố những điều mà sau này người ta gọi là Học thuyết Monroe - chối từ chấp nhận bất cứ một sự mở rộng thống trị tiếp theo của châu Âu ở các nước châu Mỹ:
Các lục địa châu Mỹ... từ nay trở đi không thể được coi là đối tượng của thực dân hóa trong tương lai do bất cứ một cường quốc châu Âu nào tiến hành.
Chúng ta phải coi bất kỳ toan tính nào về phần họ nhằm mở rộng hệ thống [chính trị] của họ tới bất cứ bộ phận nào của bán cầu này đều là nguy hiểm đối với hòa bình và an ninh của chúng ta.
Chúng ta đã không can thiệp và sẽ không can thiệp vào những thuộc địa hay các xứ phụ thuộc nào của bất cứ cường quốc châu Âu nào. Nhưng với những chính phủ đã tuyên bố nền độc lập của mình và bảo vệ nền độc lập ấy và được chúng ta thừa nhận thì chúng ta phải coi bất kỳ một sự can thiệp nào nhằm mục đích áp chế họ hay kiểm soát số phận của họ bằng bất kỳ phương thức nào do bất cứ cường quốc châu Âu nào thực hiện đều thể hiện khuynh hướng thù nghịch đối với nước Mỹ.
Học thuyết Monroe đã thể hiện tinh thần đoàn kết với các nền cộng hòa mới giành độc lập ở châu Mỹ La-tinh. Những dân tộc này đã công nhận tầm quan trọng của quan hệ chính trị với Hoa Kỳ bằng việc thiết lập các hiến pháp mới của mình theo mô hình của Bắc Mỹ xét trên nhiều phương diện.

Vì sao vua Gia Long trả thù tàn khốc nhà Tây Sơn?

Vì sao vua Gia Long trả thù tàn khốc nhà Tây Sơn?
Hue 30/10/2016
Vua Gia Long vốn không phải là con người hiếu sát, ngay cả việc đối với họ Trịnh, hai bên đánh nhau ròng rã 45 năm trời, vậy mà khi đã lấy được nước (1802), vẫn đối xử tốt với con cháu họ Trịnh chứ đâu đến cạn tàu ráo máng như với Tây Sơn?
Đôi nét lịch sử
Sau 25 năm chiến đấu kiên trì và gian khổ, ngày mồng 3 tháng 5 năm Tân Dậu (13/6/1801) Nguyễn Vương (vua Gia Long) tái chiếm kinh đô cũ Phú Xuân, đuổi vua tôi Cảnh Thịnh chạy dài ra Bắc. Một năm sau, ngày mồng 2 tháng 5 năm Nhâm Tuất (1/6/1802), tuy chưa chính thức lên ngôi hoàng đế (1) nhưng theo lời đề nghị của bầy tôi, vua ban hành niên hiệu Gia Long, mở ra một triều đại mới của nhà Nguyễn.
Vào đầu thế kỷ XX, vua Khải Định đã chọn ngày này (mồng 2 tháng Năm âm lịch) làm ngày quốc khánh của nước Đại Nam, đặt tên là ngày Hưng quốc khánh niệm. Những ai ở lứa tuổi trên 70 ở Trung kỳ, từng cắp sách đến trường có thể còn nhớ đôi chút về ngày này, nhất là ở Huế. Đó là ngày mừng đất nước thống nhất. Niên hiệu Gia Long bao hàm trong ý nghĩa đó – vua muốn nói ông là người đã đi từ Gia Định thành tới Thăng Long thành để thống nhất đất nước (Võ Hương-An, Thăng Long và Gia Long).
Ngay sau khi chiếm lại Phú Xuân và trong khi vua Cảnh Thịnh của Tây Sơn đang còn làm chủ ở miền Bắc thì Nguyễn Vương đã cho “Phá hủy mộ giặc Tây Sơn Nguyễn Văn Huệ, bổ săng, phơi thây, bêu đầu ở chợ” (Thực lục I, tr.473).
Sau khi chiếm được Bắc Hà, bắt được trọn gói vua tôi, anh em vua Cảnh Thịnh, hoàn thành cuộc thống nhất đất nước từ Nam chí Bắc, vua Gia Long khải hoàn về kinh. Ngày Giáp Tuất tháng 11 năm Gia Long thứ 1 (7 tháng 11 Nhâm Tuất, 1/12/1802) vua đem tù binh ra làm lễ hiến phù ở Thái Miếu. Hiến phù là lễ trình diện tù binh trước bàn thờ tổ tiên, và Thái Miếu là nơi thờ 9 đời chúa Nguyễn.
Sau lễ, “Sai Nguyễn Văn Khiêm là Đô thống chế dinh Túc trực, Nguyễn Đăng Hựu là Tham tri Hình bộ áp dẫn Nguyễn Quang Toản [vua Cảnh Thịnh] và em là Quang Duy, Quang Thiệu, Quang Bàn ra ngoài cửa thành, xử án lăng trì, cho 5 voi xé xác, đem hài cốt của Nguyễn Văn Nhạc và Nguyễn Văn Huệ giã nát rồi vất đi, còn xương đầu lâu của Nhạc, Huệ, Toản và mộc chủ [bài vị] của vợ chồng Huệ thì đều giam ở Nhà đồ Ngoại [Ngoại Đồ Gia, cơ quan chế tạo của triều đình, sau gọi là Võ Khố] (năm Minh Mệnh thứ 2 đổi giam vào ngục thất cấm cố mãi mãi). Còn đồ đảng là bọn Trần Quang Diệu, Võ Văn Dũng đều xử trị hết phép, bêu đầu cho mọi người biết. Xuống chiếu bố cáo trong ngoài” (Thực lục I, tr.531).
Trong chiếu bố cáo cho toàn dân được rõ về lễ hiến phù ngày 7 háng 11 Nhâm tuất, có câu mở đầu: “Trẫm nghe, vì chín đời mà trả thù là nghĩa lớn kinh Xuân Thu…” và kết thúc bằng câu “Nhạc Huệ trời đã giết rồi, cũng đem phanh xác tan xương, để trả thù cho Miếu Xã, rửa hận cho thần nhân” (Thực lục I, tr.532,533).

Theo tài liệu của Bissachère, trước khi nhận lãnh cái chết thảm khốc, anh em vua Cảnh Thịnh còn bị bắt phải chứng kiến cảnh lính tráng tiểu tiện vào sọt đựng hài cốt của cha (Nguyễn Huệ) và bác (Nguyễn Nhạc) (theo hồi ký của Bissachère) trước khi hài cốt bị đem “giã nát rồi vất đi”.

Phẩm bình của lịch sử

Tại miền Nam trước 1975, có hai bộ thông sử tiếng Việt thông dụng là Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim và Việt Sử Toàn Thư của Phạm Văn Sơn. Viết về vua Gia Long, cả hai bộ sử đều giống nhau ở một điểm: có phê phán sự hẹp lượng của vua Gia Long qua việc giết hại công thần (vụ án Nguyễn Văn Thành và vụ án Đặng Trần Thường), có kể rõ việc hành hình trả thù Tây Sơn nhưng hoàn toàn không bình luận, phê phán gì đến sự “quá tay” trong việc này. Tại sao?
Hoa Bằng, tác giả Quang Trung, Anh hùng dân tộc (Nxb Bốn Phương, Saigon, 1953) khi kết luận thiên biên khảo đầu tiên bằng tiếng Việt về đề tài này đã ngậm ngùi viết: “Vậy mà Nã Phá Luân [Napoléon I] được gởi nắm xương trong đền Invalides để cho người sau hoài niệm, viếng thăm; còn Quang Trung: mả phải đào, xương phải tán, dòng dõi bị chu di, sự nghiệp liệt liệt oanh oanh gói tròn trong một chữ ‘Ngụy’”.
Nhà viết sử Trần Gia Phụng trong Nhà Tây Sơn (Nxb Non Nước, Toronto, 2005) cũng đã có lời bình phẩm nhẹ nhàng nhưng nghiêm khắc: “Cuộc trả thù được vua Gia Long xem là ‘nghĩa lớn Kinh Xuân Thu’ nhưng hành hạ di cốt địch thủ trước mắt con cái họ trái hẳn với đạo lý cổ truyền của dân tộc” (tr.240).

Phê bình mạnh tay, mạnh mẽ hơn có Quách Giao:

Nhà Nguyễn đối với nhà Tây Sơn vô cùng khắc nghiệt. Quật mả Vua Thái Ðức, Vua Quang Trung, chém giết dòng họ, tướng tá nhà Tây Sơn đến thế, Nguyễn Phúc Ánh chưa cho là đủ, còn truyền đào mồ mả của cha ông hai nhà anh hùng áo vải và của những người đã theo nhà Tây Sơn và đã chết trước khi non sông đổi chủ.
Còn đối với Nhà Tây Sơn thì Nguyễn Phúc Ánh chém tất cả dòng họ, từ Vua Bửu Hưng [Cảnh Thịnh], cho tới một em bé mới sanh mà đã lọt vào ngục thất. Lại truyền đào mả Vua Thái Ðức và Vua Quang Trung, nghiền xương đổ xuống bể. Còn sọ thì đem xiềng nơi ngục thất trong Hoàng Cung để làm lọ đi tiểu.
Ðể nhổ cỏ cho sạch gốc, Nguyễn Phúc Ánh sức mọi nơi truy tầm những bà con gần xa của họ Nguyễn Tây Sơn, và những Tướng Tá của Tây Sơn còn trốn tránh nơi sơn dã. Hai người con Vua Thái Ðức là Văn Ðức, Văn Lương và cháu nội, con Nguyễn Bảo, là Văn Ðẩu, nương náu nơi Mộ Ðiểu, vùng An Khê.

Vua tôi Nhà Nguyễn biết nhưng sợ người Thượng, không dám đến bắt. Mãi đến năm Minh Mạng thứ 12 (1832) thấy tình thế đã yên, ba chú cháu mới đem nhau về thăm quê cũ ở Kiên Mỹ. Bọn bất lương đi mật báo. Quân Nhà Nguyễn đến vây bắt giải về Phú Xuân giết chết.
Ngót 150 năm, Nhà Nguyễn cố làm cho người người quên Nhà Tây Sơn. Những người yêu nước vẫn luôn nhớ đến Nhà Tây Sơn, ngọn bút yêu nước vẫn chép đi chép lại, vẫn tìm tòi trong nơi khuất tịch những tài liệu còn dấu cất, để viết về Nhà Tây Sơn.
Và tiếng Anh hùng Áo Vải, Anh Hùng Dân Tộc mãi còn vang, khi nhẹ nhàng, khi mạnh mẽ, trên đất nước Việt Nam, từ Nam chí Bắc. Còn Nhà Nguyễn đã làm được gì?
Có người bảo rằng đã thống nhất Bắc Nam. Ðó là quên rằng chính Nhà Tây Sơn đã thống nhất Bắc Nam, rồi Nguyễn Phúc Ánh đánh chiếm trên tay Ðông Ðịnh Vương và Cảnh Thịnh. Sau bao phen bể nổi dâu chìm Nhà Nguyễn còn để lại tiếng Rước voi, cõng rắn.
Trăm năm bia đá thời mòn
Nghìn năm bia miệng mãi còn trơ trơ.
Trong văn hóa phương Tây, đánh nhau là đánh nhau nhưng không có chuyện trả thù kẻ chiến bại một cách tàn nhẫn, nhất là đối với người đã chết. Do đó, khi bắt gặp hành động “dã man” này của vua Gia Long, Stanley Karnow, tác giả tiếng tăm bộ sử VietNam, A History (Penguin Book, 1984) đã viết:
“Ông ta tỏ ra chẳng khoan dung chút nào đối với kẻ thù đã chiến bại, dù đã chết hay còn sống. Binh sĩ của ông đã quật xương cốt của một cặp vợ chồng cầm đầu Tây Sơn đã chết [Nguyễn Huệ], tiểu tiện vào xương cốt đó trước sự chứng kiến của con cái họ và những người này sau đó tay chân bị trói vào 4 con voi và xé nát.” (p.65)
Nếu Nhà Tây Sơn không có Quang Trung Nguyễn Huệ với chiến thắng quân Thanh và quân Xiêm vang dội trong lịch sử thì hành động “vì 9 đời mà trả thù” của vua Gia Long chưa chắc đã bị búa rìu dư luận nhiều như đã xảy ra.
Ngoài việc ghi chép khá rõ ràng của Quốc Sử Quán Nhà Nguyễn thì hồi ký sống động của giáo sĩ De la Bissachère về việc hành hình trả thù của vua Gia Long đối với anh em và vua tôi Cảnh Thịnh (2), đã gây tác động tâm lý không nhỏ trong giới sử học Đông Tây (Thực ra ông này không chứng kiến cuộc hành hình mà chỉ nghe ai đó kể lại).
Thử đi vào mạng lưới toàn cầu, gõ mấy từ khóa như Gia Long, Tây Sơn, Nguyễn Huệ, thì tha hồ đọc công luận phẩm bình, đa số đều chê Gia Long về việc này. Điều này cũng dễ hiễu thôi vì hào quang chiến thắng quân Xiêm và quân Thanh của vua Quang Trung rực rỡ quá, đã che mất sự thật thê thảm ở bên trong.
Thêm vào đó, với mấy chục năm lịch sử triều Nguyễn do Gia Long khai sáng, đã bị miệt thị thậm tệ, đã ảnh hưởng không ít trên sự nhận thức của người đọc, nhất là giới trẻ. Mặc dầu ngày nay gió đã đổi chiều, đã bắt đầu có sự chuyển biến trong nhận thức về sự nghiệp của Nhà Nguyễn (3) nhưng không thiếu chi người vẫn tư duy trong nếp cũ.

Câu hỏi đặt ra
Các sách sử Việt Nam viết về hành vi “tàn ác” trả thù Tây Sơn của vua Gia Long đều lấy tài liệu từ các bộ chánh sử của Nhà Nguyễn (Đại Nam Thục lục đệ nhất kỷ, Đại Nam Liệt Truyện ), trước khi biết đến các chi tiết khác do nguồn sử liệu Tây phương cung cấp. Sử thần Nhà Nguyễn trong Quốc Sử Quán đã không giấu diếm gì cả, viết trắng chuyện này ra cho hậu thế cùng biết, người sau chỉ lặp lại, chỉ thêm lời bình phẩm nặng nể mà không có bớt.
Riêng người viết, trong niềm ngưỡng mộ chiến thắng oanh liệt hào hùng của vua Quang Trung trước quân Xiêm và quân Thanh xâm lăng, ban đầu thì cũng đồng ý với những bình phẩm chê trách hành động của vua Gia Long đối với Tây Sơn là thái quá, tàn nhẫn, nhưng sau đó, khi được biết những nguồn tin khác, không khỏi đắn đo tự hỏi và tìm lời giải đáp.
Vua Gia Long vốn không phải là con người hiếu sát (4) .Ngay cả việc đối với họ Trịnh, hai bên đánh nhau ròng rã 45 năm trời, vậy mà khi đã lấy được nước (1802), vẫn đối xử tốt với con cháu họ Trịnh chứ đâu đến cạn tàu ráo máng như với Tây Sơn?

Sau khi làm chủ Bắc hà, vua “Sai chọn người dòng dõi họ Trịnh để giữ việc thờ cúng họ Trịnh. Trước là khi đại giá Bắc phạt, người họ Trịnh ai ai cũng sợ bị giết. Vua thấu rõ tâm tình, xuống chiếu dụ rằng: ‘Tiên đế ta với họ Trịnh vốn là nghĩa thông gia. Trung gian Nam Bắc chia đôi, dần nên ngăn cách, đó là việc đã qua của người trước, không nên nói nữa. Ngày nay, trong ngoài một nhà, nghĩ lại mối tình thích thuộc bao đời, thương người còn sống, nhớ người đã mất, nên lấy tình hậu mà đối xử. Vậy nên cùng báo cho nhau, họp chọn lấy một người trưởng họ, giữ việc thờ cúng để giữ tình nghĩa đời đời” (Thực lục I, tr.508).

Vậy là Trịnh Tư được giao lo việc thờ cúng, họ Trịnh được cấp 500 mẫu ruộng để lấy huê lợi cúng tế hàng năm, 247 người họ Trịnh được xét tha thuế dinh và miễn binh dao (đi lính và chịu sưu dịch).

Ai cũng biết La Sơn Phu tử Nguyễn Thiếp, được coi như một Gia Cát Lượng của vua Quang Trung, một cố vấn tối cao, được vua quan trên dưới đều kính nể (4 lần vua khẩn khoản mời ra giúp, cuối cùng nhận chức Viện trưởng Viện Sùng Chính năm 1790, giúp vua chấn chỉnh việc giáo dục, văn hóa, giúp vua chọn đất Nghệ An làm Phượng Hoàng trung đô…).

Khi Nguyễn Vương tái chiếm Phú Xuân, ông đang ở Huế giúp vua Cảnh Thịnh nhưng không chạy theo khi vua đào thoát (hay chạy theo không kịp?) và dường như không bị bị bắt mà chỉ quản thúc tại gia, dù phía Nguyễn Vương biết rõ lý lịch, sau đó Nguyễn Vương đã ra lệnh:

“Thả xử sĩ ở Nghệ An là Nguyễn Thiếp về. Thiếp là người xã Nguyệt Áo huyện La Sơn, đậu Hương tiến đời Lê, làm quan huyện Thanh Chương, bỏ quan về nhà. Khi nhà Lê mất, theo lời mời của Nguyễn Quang Toản mà ở lại Phú Xuân. Tới nay vào yết kiến, xin trở về làng. Vua [Nguyễn Vương] dụ rằng ‘Khanh là người tuổi tác, đạo đức, rất được người ta trông cậy. Sau khi trở về núi nên khéo léo đào tạo lấy nhiều học trò để ra sức phò giúp thịnh triều, khỏi phụ tấm lòng rất mực mến lão kính hiền của ta.’ [người viết in đậm]. Bèn sai quan quân đưa về” (Thực lục I,tr.445).

Lại năm 1803, phái đoàn do vua Cảnh Thịnh phái đi sứ Nhà Thanh (gồm Lê Đức Thận, Nguyễn Đăng Sở và Vũ Duy Nghi) bị trả về nước, bị quan Bắc thành bắt giải về Kinh, vua Gia Long tha hết cho về quê. Lại khi Bộ Hình tâu xin vua định đoạt số phận của người vợ lẽ Nguyễn Nhạc cùng 2 người em họ tên Đại và Vạn bị bắt thì vua nói: “Vợ lẽ Nhạc là một người đàn bà thôi. Bọn Đại tuy là thân đảng của giặc Nhạc mà không dự binh quyền, nay Nhạc chết rồi, giết đi thì có ích gì?” (Thực lục I, tr.544).

Những chứng dẫn nho nhỏ đó cho thấy vua Gia Long là con người phải chăng, tùy theo người, theo trường hợp mà có quyết định tha hay phạt, chứ không phải bạ đâu giết đó, thà giết lầm hơn bỏ sót. Vậy tại sao giết Tây Sơn chưa đủ, phải hành hạ mới hả, kể cả nắm xương khô. Thù chi mà dữ vậy?

Sự thật là đây

Về chuyện vua Gia Long trả thù Tây Sơn, nhà viết sử Trần Gia Phụng đã đi xa hơn các học giả đi trước khi lần đầu tiên ông phân tích chính xác rằng:

“Không kể cá nhân ông bị quân đội Tây Sơn truy đuổi nhiều lần suýt chết, vua Gia Long thâm thù nhà Tây Sơn vì ba việc chính: thứ nhất, năm 1777 Định Vương Nguyễn Phúc Thuần [chú ruột vua Gia Long], Tân Chính Vương Nguyễn Phúc Dương [em chú bác ruột] và Nguyễn Phúc Đồng [anh ruột] bị quân Tây Sơn bắt giết ở Gia Định. Thứ nhì, hai người em [ruột] của Gia Long là Nguyễn Phúc Mân và Nguyễn Phúc Thiển bị chết về tay quân Tây Sơn năm 1783. Thứ ba, vua Quang Trung cho quật mộ của Nguyễn Phúc Côn (phụ thân của Gia Long), đem hài cốt đổ xuống sông năm 1790” (Việt Sử Đại Cương, Tập 2, tr.445).

Chừng đó nợ máu nghe đã nặng (5 người cật ruột), nhất là món nợ thứ 3, nhẹ vật chất mà nặng tâm linh và đạo đức, ít người biết. Nhưng kể vậy cũng chưa đủ.

Khi đọc câu mở đầu của chiếu bố cáo lễ hiến phù: “Trẫm nghe, vì chín đời mà trả thù là nghĩa lớn kinh Xuân Thu…” (5) (Thực lục I, tr.532) tôi không khỏi mỉm cười một mình với ý nghĩ: thiệt mấy ông đời xưa văn chương lớn lối quá, cái chi cũng lôi điển tích với sách vở ra, tô vẽ cho long trọng. Nhưng sau đó, khi đọc kỹ Thực lục mới biết mấy chữ vì 9 đời mà trả thù mang một ý nghĩa rất thực, rất cụ thể, bên cạnh màu sắc điển tích văn chương tô điểm.

Ngày 13/6/1801, Nguyễn Vương (vua Gia Long) tái chiếm kinh đô Phú Xuân, nơi ông đã vội vã ra đi khi mới 13 tuổi (ta), và ròng rã 27 năm mơ ước được trở về. Tuy đã làm chủ được Phú Xuân nhưng lực lượng hùng hậu của Tây Sơn Cảnh Thịnh vẫn còn ở bên kia lũy Trường Dục (Quảng Bình), vậy mà đến đầu tháng 8 năm đó đã lo sửa sang lăng mộ tổ tiên và cấp tốc hoàn tất ngay trong tháng.

Sao việc này lại làm gấp rút còn hơn cả công tác sửa sang thành trì, xây đồn đắp luỹ để phòng chống Tây Sơn? Xin đọc kỹ đoạn ghi chép của Thực lục sau đây, có thể thấy được lý do thúc đẩy (những chữ in đậm là do người viết, chữ ghi giữa hai ngoặc đứng [x] là chú giải của người viết):

“Tháng 9, ngày Ất hợi [ 9/8/1801], sửa lại sơn lăng.

Trước kia giặc Tây Sơn Nguyễn Văn Huệ tham bạo vô lễ, nghe nói chỗ đất phía sau lăng Kim Ngọc (tức lăng Trường Mậu) [lăng của chúa Ninh Nguyễn Phúc Thái] rất tốt, định đem hài cốt vợ táng ở đó. Hôm đào huyệt, bỗng có hai con cọp ở bụi rậm nhảy ra, gầm thét vồ cắn, quân giặc sợ chạy. Huệ ghét, không muốn chôn nữa. Sau Huệ đánh trận hay thua, người ta đều nói các lăng liệt thánh [các chúa Nguyễn] khí tốt nghi ngút, nghiệp đế tất dấy.

Huệ bực tức, sai đồ đảng đào các lăng, mở lấy hài cốt quăng xuống vực. Lăng Hoàng Khảo ở Cư Hóa [lăng Cơ Thánh của Nguyễn Phúc Côn, thân sinh vua Gia Long] Huệ cũng sai Đô đốc Nguyễn Văn Ngũ đào vứt hài cốt xuống vực ở trước lăng. Nhà Ngũ ở xã Kim Long bỗng phát hỏa. Ngũ trông thấy ngọn lửa chạy về. Người xã Cư Hóa là Nguyễn Ngọc Huyên cùng với con là Ngọc Hồ, Ngọc Đoài ban đêm lặn xuống nước lấy vụng hài cốt ấy đem giấu một nơi. Đến nay, Huyên đem việc tâu lên.

Vua thương xót vô cùng, thân đến xem chỗ ấy, thì vực đã bồi cát mấy chục trượng. Tức thì sai chọn ngày lành làm lễ cáo và an táng lại. Các lăng đều theo nền cũ mà xây cao lên. Ngày Kỷ hợi [1/11/1801], vua thân đến tế cáo, nghẹn ngào sa lệ, bầy tôi đều khóc cả. Sai đổi xã Cư Hóa làm xã Cư Chính, cho dân miễn dao dịch làm hộ lăng. Cho Huyên làm Cai đội (năm Minh Mệnh thứ 11[1830] phong An Ninh bá, lập đền thờ ở núi Cư Chính) con là Ngọc Hồ, Ngọc Đoài tòng quân ở Bình Định cũng được gọi về hậu thưởng cho” (Thực lục I, tr.466).

Gạt ra ngoài những chi tiết hoa lá cành như hai con cọp trong bụi rậm nhảy ra, đang đào mả thì nhà cháy, v.v., đoạn sử ngắn ngủi do Thực lục ghi lại tiết lộ hai điều quan trọng mà ít người biết đến hoặc biết mà vì một lý do nào đó đã lơ đi hoặc chỉ phớt nhẹ nói qua:

– Thứ nhất, Quang Trung Nguyễn Huệ đã đào hết lăng tẩm của 8 đời chúa Nguyễn tại Thừa Thiên, lấy hài cốt ném xuống sông. Việc này cộng với việc giết chết vị chúa thứ 9 là Định Vương Nguyễn Phúc Thuần tại Long Xuyên năm 1777 thì quả nhiên vua Gia Long tính sổ 9 đời không sai chậy chút nào. Vì vậy có thể nói được rằng chữ 9 đời có một ý nghĩa rất cụ thể.

Đây là 8 đời chúa Nguyễn:

Chúa Tiên Nguyễn Hoàng (1558-1613);
Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên (1613-1635);
Chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan (1635-1648);
Chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần (1648-1687)
Chúa Ngãi Nguyễn Phúc Thái (1687-1691);
Chúa Minh Nguyễn Phúc Chu (1691-1725);
Chúa Ninh Nguyễn Phúc Thụ (1725-1738);
Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765);
Về ông tổ Nguyễn Kim, có lẽ vì không biết đích xác mộ phần nẳm ở đâu trong cái bát ngát của núi Triệu Tường ở Thanh Hóa, nên vua Quang Trung đành phải cho qua mà không tính sổ.

Tám đời chúa Nguyễn này không có hận thù gì với anh em Tây Sơn, đã có công rất lớn đối với dân tộc và đất nước khi kế tục nhau mở nước về phương Nam, đến tận Cà Mau, Châu Đốc, cống hiến cho tổ quốc non một nửa nước, trài dài từ Phú Yên trở vào Nam, với đất đai trù phú, nguồn lợi dồi dào, rộng hơn lãnh thổ nam tiến của các triều Lý, Trần, Hồ và Hậu Lê cộng lại. Không có sự nghiệp này thì hậu thế ngày nay lấy chi để khoe với thế giới rằng “nước ta hình cong như chữ S” với “rừng vàng biển bạc”?!

– Thứ hai: Phần mộ của ông Nguyễn Phúc Côn, thân sinh vua Gia Long cũng bị quật lên và hài cốt ném xuống sông.

Ông Nguyễn Phúc Côn là con thứ hai của Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát, mất năm 1765, khi con là Nguyễn Phúc Ánh đang còn bé. Khi vua Gia Long lên ngôi Hoàng đế (1806) mới truy tôn cha làm Hưng Tổ Hiếu Khang Hoàng Đế, chứ cho đến khi chết dưới tay quyền thần Trương Phúc Loan, ông chẳng làm vua làm chúa gì. Chỉ vì con ông là Nguyễn Phúc Ánh dám chống lại Tây Sơn mà ông đã không được ngủ yên, lâm vào cảnh con làm cha chịu!

Nguyễn Phúc Tộc Thế Phả cho biết thêm một chi tiết khác:

“Theo truyền thuyết, khi Tây Sơn khai quật hài cốt đức Hưng Tổ ném xuống sông thì một hôm Nguyễn Ngọc Huyên bỏ lưới bắt cá, sau ba lần đều thấy cái sọ nằm trong lưới. Huyên cho là sọ của một vị nào anh linh nên kiếm nơi an táng tử tế. Khi vua Gia Long lên ngôi, đi tìm lại hài cốt của thân phụ, nghe người làng tường thuật, ngài cho đòi Ngọc Huyên bảo chỉ chỗ. Khi đào được sọ lên, vua chích huyết ở tay mình cho giọt vào sọ, sọ liền hút những giọt huyết này (lối thử này cho biết mối liên hệ cốt nhục giữa hai người)” (tr.193).

Thực lục có nói khi Nguyễn Ngọc Huyên chết thì được lập đền thờ và phong làm An Ninh bá. Ở thượng lưu sông Hương có một ngôi miếu, tục gọi là miếu Ông Chài, chính là miếu ông Huyên vậy.

Trong văn hóa Việt Nam, phận làm con cháu là phải lo gìn giữ mồ mả tiên tổ cha ông. Do đó chúng ta thông cảm với vua Gia Long chỉ trong 2 tháng sau khi tái chiếm Phú Xuân đã vội vã hoàn tất việc tu sửa lăng mộ bởi khi đã biết tình trạng lăng mộ bị phá tanh banh thê thảm như thế thì không một ai có thể chờ đợi được nữa.

Trong lịch sử Việt Nam, việc tranh giành quyền lực dẫn đến những hành động giết hại nhau tàn nhẫn không phải là hiếm. Điển hình, để cướp ngôi nhà Lý, Trần Thủ Độ không ngần ngại dồn Lý Huệ Tông vào chỗ chết, với ý đồ nhổ cỏ tận gốc, mặc dù Huệ Tông đã biết thân phận, bỏ ngai vàng, vào tu ở chùa Chân Giáo. Đã thế, Trần Thủ Độ còn bày mưu sập bẫy tôn thất Nhà Lý chôn sống trọn gói (may mà Hoàng tử Lý Long Tường nhanh chân thoát qua tị nạn ở Cao Ly, trở thành thuỷ tổ họ Lý của xứ Đại Hàn ngày nay).

Nhưng có lẽ trong cuộc tranh chấp quyền lực chưa có ai trong lịch sử phải trả cái giá 5 mạng người ruột thịt và 9 ngôi mộ cha ông tiên tổ tanh banh với xương cốt không biết đâu tìm như trường hợp vua Gia Long trong khi đối đầu với Tây Sơn để phục hồi cơ nghiệp của ông cha đã tốn công xây dựng.

Ở đời, có vay thì có trả. Nợ nào cũng có tính lãi suất, chỉ có khác là nặng hay nhẹ, không hình thức này cũng hình thức khác. Nếu Quang Trung Nguyễn Huệ không tạo nhân ác thì có thể đã không gặp quả ác. Hận thù luôn luôn vẫy gọi thù hận là chuyện thường của thế gian, huống chi lại có yếu tố tranh giành quyền lực trong đó, tham lam và sân hận hẳn phải bốc lên ngùn ngụt.

Phải chăng nên thử tự đặt mình vào địa vị của vua Gia Long để có nhiều thông cảm và có lời phẩm bình phải chăng hơn.

Một vài cảm nghĩ

Là hậu thế, có lẽ không mấy ai vui khi biết sự thật của tấn thảm kịch Nguyễn Quang Trung và Nguyễn Gia Long. Cả hai, đối với chúng ta, đều có chỗ đáng tôn vinh lẫn chỗ bất cập. Riêng ngưởi viết, từ tấn thảm kịch lịch sử này, học hỏi được một đôi điều, xin gọi là chia sẻ.

1/ Qua việc điện thư của bạn bè và thân hữu gởi đến tới tấp kèm chuyện “Một ngày lễ Vu lan sầu thảm” của Tịnh Thuỷ, tôi nhận ra rằng té ra loại “lịch sử tiểu thuyết” dễ đi vào lòng người hơn là chính sử khô khan. Đồng ý khi tiểu thuyết hóa lịch sử thì tha hồ cho trí tưởng tượng vẽ vời nhưng cái căn bản của nó xin đừng đổi trắng thay đen.

Thực lục ghi rõ vụ hành hình vua tôi anh em Cảnh Thịnh diễn ra ngày giáp tuất tháng 11 năm Gia Long thứ 1 tức ngày 7 tháng 11 Nhâm Tuất, 1/12/1802. Làm chi có ngày Vu Lan trong đó? Có lẽ tác giả muốn gây ấn tượng cho ngưởi đọc về sự tàn ác khó dung tha của vua Gia Long nên mới lựa một ngày như thế. Tội nghiệp cho vua! Vua chỉ dự lễ hiến phù, không dự cuộc hành hình, chỉ sai quan thi hành, nên cuộc đối thoại tay đôi giữa vua và bà Bùi Thị Xuân cũng chỉ là cơ hội bày ra để mạt sát thoải mái. Tội nghiệp.

2/ Việc cải táng mộ ông Nguyễn Phúc Côn có thể hiểu được, vì tìm được hài cốt và hài cốt này đã được vua Gia Long xác tín rằng đó là di cốt của người đã sinh thành ra ông. Nhưng với 8 chúa thì sao? Sử nói Các lăng đều theo nền cũ mà xây cao lên. Đồng ý là xây lên cao, làm cho to lớn đẹp đẽ hơn xưa, nhưng hài cốt không tìm thấy thì chôn cái gì trong đó? Chẳng lẽ chỉ là một ngôi mộ trống không? Một cái mả gió?

Trong một dịp về thăm Huế sau 7 năm “đi học làm người tốt” (!), tôi được biết sau năm 1975, do đói quá, người ta đã làm bậy. Việc đào trộm mồ mả lăng tẩm giới quyền quí đã xảy ra với ý đồ tìm vàng bạc châu báu tùy táng. Người bạn kể cho nghe (tôi chưa có cơ hội kiểm chứng) khi cụ Vương Hồng Sển, nhà sưu tập đồ cổ nổi tiếng của Miền Nam, biết được kẻ gian đã kiếm được nữ trang trong lăng Hoàng Thái Hậu Từ Dũ (vợ vua Thiệu Trị, mẹ vua Tự Đức) và đem bán thì cụ đã kêu trời.

Dưới cái nhìn cơm áo của kẻ trộm, đó là vàng, tính theo thời giá của chỉ và lượng. Dưới cái nhìn của cụ Vương, đó là đổ cổ vô giá của quốc gia! Nhưng đó không phải là chi tiết tôi quan tâm, vì bảo vật quốc gia người ta bán ra nước ngoài nhiều rồi. Chi tiết lý thú mà tôi nghe được đã giúp tôi hiểu biết thêm và lý giải thắc mắc nêu trên. Chi tiết đó là, bọn kẻ trộm, khi đào đến quan tài của một ông chúa nào đó đã không thấy hài cốt mà chỉ thấy hình người ta bằng gỗ! Điều này xác nhận giả thiết mà tôi đã nghĩ trong đầu nhưng không biết cách nào để kiểm chứng, ấy là tục chiêu hồn nạp táng.

“Chiêu hồn nạp táng” là gì?

“Trong gia phả các họ rất chú trọng mục: Mộ táng ở đâu. Trong mục này có một số trường hợp ghi chú: “Chiêu hồn nạp táng”. Đó là những ngôi mộ không có tử thi, hài cốt, mộ người chết trận, chết đuối hay do thú dữ vồ… không tìm được tử thi. Thân nhân làm hình nhân và làm lễ an táng theo như lễ an táng thông thường.

Được nghe các cụ kể lại rằng: chất liệu làm hình nhân, có địa phương dùng cây núc nác (còn gọi là sò đo thuyền, mộc hồ điệp, nam hoàng bá, bạch ngọc nhi). Núc nác là loại gỗ mềm và xốp, dễ tạo hình, chôn dưới đất lâu hoai, lại dễ kiếm vì mọc ở nhiều nơi. Có địa phương dùng bùn lấy ở giữa dòng sông, có địa phương dùng mùn đào ở giữa ngã tư đường cái.

Hình nhân được đẽo gọt hoặc nhào nặn thô sơ, có đầu mình chân tay là được (vì đa số không phải là nghệ nhân). Kích thước của hình nhân khoảng 30-40 cm chiều dài. Thi hài tượng trưng đó cũng được khâm liệm, đưa vào áo quan làm bằng gỗ vàng tâm, kích thước nhỏ bé, hoặc đưa vào tiểu sành.

Trên hình nhân có phủ lên linh vị viết trên giấy kim tuyến, nội dung giống như linh vị đặt ở bàn thờ. Trước khi làm lễ an táng có mời thầy cúng làm bùa ấn phù phép để vong hồn nhập vào hình nhân. Lễ an táng và các lễ các lễ khác cũng tiến hành như tang lễ thông thường.

3/ Hình như có một nhà tư tưởng nào đó đã nói: “Làm thầy thuốc lầm thì chết một người; làm thầy địa lý lầm thì giết một họ; làm chính trị lầm thì giết một nước, làm làm văn hóa lầm giết cả một đời”.

Dưới ảnh hưởng của môn phong thủy Trung Hoa, người Việt từ vua cho chí dân đều tin rằng âm phần tổ tiên có ảnh hưởng trực tiếp đến sinh mệnh và tương lai của con cháu. Bởi vậy ai cũng mong muốn tìm cho được một huyệt mả tốt để được kết phát, để con cháu được hưởng phước vinh hoa phú quí dài lâu. Bởi vậy, để tận diệt kẻ thù không gì bằng triệt long mạch, phá huyệt mộ, đào mả cha ông nhà người ta lên.

Làm thế thì chắc chắn con cháu không thể nào ngóc đầu lên được, lấy gì mà chống trả. Quang Trung Nguyễn Huệ, ngoài việc sử dụng binh lực đánh Nguyễn Vương chạy dài ra biển, trốn qua đến Xiêm La hai lần, vẫn không quên sử dụng chiêu thức này để hỗ trợ. Và để cho chắc ăn, thà phá lầm hơn bỏ sót, đã không những quật mồ thân sinh vua Gia Long là huyết thống trực hệ mà còn quật mồ cả 8 đời chúa Nguyễn xa lắc. Thật là một sự tính toán chu đáo.

Tuy toan tính chu đáo như vậy nhưng Nhà Tây Sơn Nguyễn Huệ chỉ tồn tại có 14 năm (1788-1802, 1788 là năm vua Quang Trung đăng quang trước khi ra Bắc phá quân Thanh), trong khi Nguyễn Vương, mặc dầu bị đánh trúng tử huyệt (theo quan niệm phong thủy) nhưng sau 25 năm bền bĩ chiến đấu nhọc nhằn, đã thống nhất đất nước, phục hưng được cơ nghiệp tổ tiên, lập ra triều đại mới, tồn tại 143 năm (1802-1945).

Vậy là thế nào? Chẳng lẽ phong thủy hoàn tòan là một thứ tin mê tín dị đoan? Không, không thể vì vậy mà kết luận phong thủy một cách hồ đổ như thế được. Cái nước Mỹ của khoa học kỹ thuật tiến bộ nhất thế giới này cũng đang chạy theo Feng Shui (Phong thủy) của nền văn minh cổ Trung Hoa, có thua chi Việt Nam xưa và nay đâu, có điều họ chú trọng đến dương cơ hơn âm phần. Như vậy phải có một yếu tố gì khác làm cho độc chiêu do vua Quang Trung phát ra đã không có hiệu quả. Tôi chợt nhớ đến chữ Đức trong câu ca dao: Người trồng cây hạnh người chơi/ Ta trồng cây đức để đời về sau.

Trong 8 đời chúa Nguyễn, không thấy ông nào làm điều gì thất đức. Ông nào cũng lo làm cho dân giàu nước mạnh. Lịch sử cuộc nam tiến đi từ Phú Yên đến Cà Mau-Châu Đốc chứng minh điều đó. Hậu thế đã được thừa hưởng biết bao phúc lợi từ sự nghiệp nam tiến đó!

Có 3 ông chúa mang danh hiệu khác người: Chúa Sãi, chúa Hiền, chúa Ngãi. Nghe nôm na và thân tình biết mấy. Nếu cai trị mà không được dân thương mến và biết ơn thì làm chi có những cách gọi kém vương giả nhưng giàu tình cảm như thế?

Có đến 4 ông chúa, ngoài tên và vương hiệu, lại tự xưng là đạo nhân, như Thiên Túng đạo nhân (chúa Minh Nguyễn Phúc Chu), Vân Tuyền đạo nhân (chúa Ninh Nguyễn Phúc Thụ) hay Từ Tế đạo nhân (Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát), Khánh Phủ đạo nhân (Định Vương Nguyễn Phúc Thuần). Đó cũng là một nét đặc biệt.

Nhiều ông chúa xây chùa (chúa Tiên lập chùa Thiên Mụ, Long Hưng, Bảo Châu, Kính Thiên; chúa Hiền lập chùa Túy Vân) hay trùng tu chùa, đúc chuông, thỉnh sư giảng Pháp (chúa Minh).

Có lẽ nhờ biết tu nhân tích đức mà Đức năng thắng số, Số bất cập đức nên tai qua nạn khỏi, như câu tục ngữ mà ông bà xưa thường nói để dạy khôn cho con cháu: Trời hại mới lo, người hại như phấn nhồi. Đó là nói nôm na, cho có vẻ chính xác và minh triết hơn thì đấy chính là nhân quả nghiệp báo. Theo thiển ý, có lẽ hiểu theo cách này mới giải thích được chỗ bất cập của phong thuỷ.

————-

Chú thích:

(1) Mãi đến mùa hạ năm 1806 (Bính Dần) vua mới chính thức làm lễ lên ngôi Hoàng đế tại điện Thái Hoà.

(2) Có thể xem: La Relation sur le Tonkin et la Cochinchine, hồi ký của Bissachère viết năm 1807 do Charles B. Maybon biên tập và xuất bản năm 1920, từ trang 118 đến trang 120 trong http://www.archive.org/stream/larelationsurlet00labi#page/n1/mode/2up

(3) Ngày 18 và 19/10/2008 tại Thanh Hóa có một cuộc hội thảo “Đánh giá lại chúa Nguyễn và Vương triều Nguyễn” được phóng viên ghi nhận là “một hội thảo lịch sử”, có lẽ vì phải chuẩn bị tài liệu đến 20 năm và tỉnh Thanh Hóa đã tài trợ gần một tỉ đồng VN để tổ chức, Có hai nhận xét quan trọng được ghi nhận:

“Theo GS Văn Tạo, nguyên Viện trưởng Viện Sử học, cần có nhận thức mới về nhà Nguyễn trong lịch sử dân tộc trên tinh thần “công minh lịch sử”.

“Tổng kết hội thảo, GS Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam khẳng định: Cuộc hội thảo lần này đã nhận được sự hưởng ứng rộng rãi không chỉ của giới khoa học mà còn của dư luận xã hội, chứng tỏ những nhận thức trước đây về vai trò của chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử dân tộc theo hướng phê phán và phủ định đã không còn thỏa đáng nữa” (http://www.thethaovanhoa.vn/133N20081020034945468T0/danh-gia-lai-chua-nguyen-va-vuong-trieu-nguyen-mot-hoi-thao-lich-su.htm

(4) Vua Gia Long có một thanh gươm mang tên Qui Y. Sử ghi rằng thanh gươm này có tính ưa giết người (hiếu sát), Tối hôm nào gươm tự động thoát ra khỏi vỏ thì hôm sau thế nào cũng có người phạm tội bị chém bằng thanh gươm đó. Vua Gia Long ghét tính hiếu sát của gươm bèn đem qui y cửa Phật và đặt tên là Qui Y (Quốc Triều Chánh Biên Toát Yếu).

(5) “Xuân Thu, Công Dương truyện: Trang công năm thứ 4 chép: Tề Tướng công giết nước Kỷ, vì ông tổ xa đời là Ai công mà phục thù, đời gọi là mối thù 9 đời” (Chú thích của dịch giả Thực lục I, tr.532).
Tác giả: Võ Hương An