thư mục

Thứ Hai, 21 tháng 5, 2012

Nhẹ bẫng 100.000 tỷ, chớp mắt 36 người chết!


Chuyện kể rằng tại Zimbabwe, các học sinh đã bĩu môi về những sông băng cổ đại 700 triệu năm tuổi, vì tờ tiền 100.000 tỷ của nước này đã khiến các em nghĩ khoảng thời gian đó chả là cái thá gì.
Phong độ khí khái của các học sinh xứ người dĩ nhiên là lạ và dù sao cũng thật đáng ngưỡng mộ, nhưng trong một chừng mực nào đấy, người Việt chúng ta có quyền nhếch miệng cười nhạt: đồ con trẻ!  Không tin ư? Hãy nhìn vào mặt báo hôm qua và hôm nay thì sẽ biết.

Một trong những thông tin đáng chú nhất trong ngày đến từ Vinalines, Tổng Công ty vừa trở nên nổi tiếng thời gian gần đây với đề án hiện đại hóa đội tàu.

Nay, một quả bom thông tin nho nhỏ đã nổ trên mặt báo: Ông Dương Chí Dũng, nguyên Chủ tịch HĐTV Vinalines bị khởi tố.

Chẳng cần phải nhắc lại những ồn ào lâu nay xung quanh Tổng Công ty này, nhưng người ta lại hết sức quan tâm tới chức vụ hiện tại của ông nguyên Chủ tịch: Cục trưởng Cục Hàng hải.

Một thông tin đáng đọc khác: Ông Nguyễn Ngọc Huệ, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải hiện là đương kim Chủ tịch Vinalines.

Việc 2 cái ghế được hoán đổi cho nhau kể cũng hết sức bình thường và sẽ chẳng ai thắc mắc lấy một lời, nếu người ta không nhìn kỹ lại những cái mốc thời gian.

Tháng 2/2012, ông Dương Chí Dũng nhận chức Cục trưởng, trong khi ông Nguyễn Ngọc Huệ trở thành Chủ tịch Vinalines. Tháng 4/2012, Đề án công nghiệp hóa-hiện đại hóa được Bộ Giao thông phê duyệt, trong đó dự kiến khoản đầu tư 100.000 tỷ đến năm 2020 để Vinalines hiện đại hóa đội tàu.

Hẳn độc giả sẽ hết sức thú vị nếu biết thêm thông tin về cơ quan chức năng nào của Bộ Giao thông vận tải làm nhiệm vụ tham mưu cho Bộ về khoản đầu tư nói trên. Theo thông tin từ chính Cục Hàng hải, chức năng, nhiệm vụ số 1 của Cục là chủ trì xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các chương trình, dự án quốc gia, các đề án phát triển thuộc ngành hàng hải trong phạm vi cả nước.

Chưa khẳng định được việc tham mưu từ phía Cục có tác động như thế nào đến quyết định của Bộ, và qua 2 đời Cục trưởng ai là người tham mưu về khoản đầu tư 100.000 tỷ kia, liệu có vì chút “động cơ” cá nhân nào không, nhưng cứ tưởng tượng, sau khi chèo lái con tàu Vinalines tuyệt vời đến nỗi nó nghiêng ngả sắp chìm, mà vị thuyền trưởng ấy lại được điều về đứng đầu cơ quan tham mưu, ban hành chính sách, thì kỳ diệu để đâu cho hết.

Ngoài ra, người ta còn phải tấm tắc khen ngợi cái số đỏ trong lá số tử vi của ông Cục trưởng nữa, vì trước khi về lãnh đạo Vinalines, ông đã quản lý Tổng Công ty xây dựng đường thủy (Vinawaco). Đơn vị này đã thua lỗ nặng, ấy vậy mà ông vẫn được đề bạt làm lãnh đạo một doanh nghiệp chiếm 45% tổng trọng tải đội tàu biển quốc gia, ai dám bảo “phúc bất trùng lai”?

Quay trở lại câu chuyện của cái xứ Zimbabwe kỳ cục kia, nghe nói các giáo viên của họ đã phàn nàn rằng việc in ấn tiền tới ngàn tỷ đã làm lệch lạc nhận thức của học sinh về toán học, khiến chúng mất cảm giác về độ lớn, bé của các con số.

Hồi trước, nghe cánh nhà báo kể lại chuyện này, nhiều người tưởng chuyện đùa, nhưng đến giờ thì nhất định một lượng độc giả kha khá đã phải ngã ngửa người mà tặc lưỡi lo xa rằng rồi đến lúc mình cũng bị đơ đơ như thế mất thôi.

Mà nói có sách, mách có chứng, sau khi bị dư luận mè nheo, Vinalines đã xin giảm khoản đầu tư xuống còn 68.000 tỷ, thế là chỉ sau có mấy hôm tính toán nghiêm túc, các bác ấy chả cần cóc gì 32.000 tỷ nữa. Ấy đấy, hàng chục nghìn tỷ mà cứ nhẹ như lông hồng, trách làm sao được dân tình bị mất cảm giác về… tiền!

Dẫu vậy, bạn cũng không nên quá ưu sầu về một tương lai “khí trơ” trong sức khỏe tâm thần người dân, bởi cũng trong ngày cuối tuần, một con số dù chỉ dừng lại ở hàng chục nhưng cũng khiến bao người phải đầm đìa nước mắt.

Sáng nay, thông tin về vụ tai nạn trong đêm khiến 34 rồi 36 người chết tại Đắk Lắk đã tràn ngập các báo điện tử, phủ một không khí ảm đạm và tang thương trong khắp cộng đồng mạng trước kỳ nghỉ cuối tuần.


34 người đã chết tại chỗ!
36 người đã chết, trong đó, phần nhiều là những chàng trai, cô gái tuổi mười tám, đôi mươi, có người một tiếng trước vừa rời vòng tay cha mẹ để trở lại trường đại học. Dù nông nổi đến mấy, người ta cũng phải gạt nước mắt mà thừa nhận, đấy là những cái chết đầy oan uổng. Ai cũng biết, chiếc xe rơi từ độ cao hàng chục mét xuống sông, nhưng, tai nạn thì không phải tự nhiên từ trên trời rơi xuống.

Chưa rõ các cơ quan chức năng sẽ đưa ra kết luận như thế nào về nguyên nhân tai nạn, nhưng cứ giả sử lái xe, nhà xe phải chịu trách nhiệm chính, thì người dân cũng sẽ cảm thấy thật khó mà ngủ cho ngon, nếu các cán bộ trong bộ máy công quyền vẫn có thể kê cao gối.

Nói thế để thấy rằng, trước một vụ việc – cho dù có là tai nạn đi chăng nữa – khiến hàng chục người phải chết oan uổng, có lẽ công việc của các cơ quan chức năng không chỉ là tìm ra nguyên nhân tai nạn, và nếu như nó thuộc về một người đã chết, thì mọi việc chấm dứt ở đấy.

Lý lẽ chỉ giản dị như thế này thôi: Nếu bất kỳ người dân nào cũng biết mình cần phải làm gì, được làm gì, không được làm gì và nên làm gì, thì cuộc đời này đâu cần sự tồn tại của các cơ quan chức năng?

Đến đây, người viết chợt nhớ lại một cái tít báo của Sài Gòn Tiếp thị cách đây nửa tháng, khi nói về kết quả khảo sát Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh. Chẳng biết nhà báo khen hay chê khi đánh giá “Người dân có sức chịu đựng lớn với tham nhũng”, nhưng càng ngày càng thấy, nói thế vẫn còn quá nhiều thiếu sót.

Cứ phải khẳng định chắc như cua gạch là ngoài tham nhũng, người dân ta còn giỏi chịu đựng rất nhiều thứ khác nữa. Kể sơ sơ sẽ thấy thịt bẩn, bệnh lạ, cháy xe, xăng dỏm, hết lạm phát đến giảm phát…, bao nhiêu chữ nghĩa cho vừa với thực tế sống động.

Riêng cái chuyện tai nạn giao thông mà ta đang bình loạn đây, nghe đâu mỗi năm cũng “hy sinh” tương đương một sư đoàn cũng đã đủ thấy hóa ra lúc bốn phương phẳng lặng mà hiểm nguy cũng rập rình chả kém gì thời cha ông ta đánh giặc giữ nước. Nói đâu xa, cũng hôm nay tại Bình Dương, một vụ tai nạn ô tô đã cướp đi mạng sống của 3 người.

Trong khi chữ “lạ” được dùng ngày càng vô tội vạ với những vụ việc chưa tìm ra được nguyên nhân (mà lẽ ra người ta phải có trách nhiệm tìm thấy), như thể nó rơi từ trên trời xuống vậy, thì người dân cũng cảm thấy hình như mình “quen” dần và chấp nhận sống chung với lũ. Một trăm nghìn tỷ không thấy nó bự như hồi xưa, 34 người chết cũng không phải là ghê gớm lắm...

Trong một ngày có hai cái tin còi liên quan đến ngành giao thông như vậy, chẳng biết các cán bộ của ngành có thể yên giấc hay không, hay họ còn mải đánh đàn ghi ta và hát về những người đi tìm lửa?

Tin vui trong ngày đến từ một con cá lóc, mà trớ trêu thay nó lại xuất hiện ở Đắk Lắk, nơi vừa xảy ra vụ xe khách rơi sông. Theo các báo, trên đầu nó xuất hiện 18 chữ Hán, mà nghe đâu được dịch thành toàn những từ tưởng đâu đến từ thiên đường: “Nắng mưa tương đồng”, “mọi người, mọi loài hưng thịnh phát triển”, “ánh trăng đẹp khi mặt nước yên lặng”, “hỷ và phúc”.

Chả biết có phải vì cái sự “lạ” này nó quá tốt lành đến mức hiếm hoi mà dân tình đổ xô đi xem để tìm phần nào yên ủi hay không?, nhưng báo Nông Nghiệp điện tử hôm nay giật một cái tít, rồi sau được trang Báo Mới đưa lên vơ đét: Ông Chủ tịch huyện ơi, sao dân khổ thế này!

Thứ Tư, 9 tháng 5, 2012

Photography and the Art of Seeing


Tác giả: Freeman Patterson 
Người dịch: Đặng Quang Hiếu 

Lời giới thiệu của người dịch: 
Đây là một cuốn sách khá đặc biệt về nhiếp ảnh. Đặc biệt ở chỗ nó không dạy những kĩ thuật chụp ảnh thông thường, cũng không giới thiệu những mẹo (tiểu xảo) chụp ảnh hay những “chiêu” Photoshop mà có thể rất nhiều người luôn háo hức tìm kiếm. Cuốn sách này nói về khả năng “thấy” như một kỹ năng đầu tiên và quan trọng nhất trong nhiếp ảnh nói riêng, và tất cả những thứ “visual arts” nói chung, và về những phương pháp, những bài thực hành cụ thể nhất nhằm phát triển khả năng này. 
Việc phát triển và hoàn thiện khả năng “thấy” sẽ giúp các nhiếp ảnh gia luôn có thể tự làm mới bản thân, luôn “thấy” các chủ thể nhiếp ảnh của mình một cách toàn diện, sắc sảo và mới mẻ nhất, và trên hết, luôn sống trọn vẹn trong tỉnh thức với mọi khoảnh khắc, mọi thứ ở xunh quanh mình, dù là ở trong cuộc sống quen thuộc hàng ngày của chính họ. 
Nếu bạn đã từng tập thiền thì, theo quan điểm của người dịch, bạn sẽ thấy rất nhiều nét tương đồng giữa việc thực hành thiền và thực hành “thấy” trong nhiếp ảnh, mặc dù điều này không được trực tiếp nêu ra trong cuốn sách. Với khả năng diễn dịch và tư duy thực hành, tác giả không chỉ dừng lại ở những khái niệm, những nguyên lý trừu tượng đậm chất “thiền” mà còn đưa rất nhiều lời khuyên và những bài tập cụ thể giúp cho bạn đọc có thể ngay lập tức tham gia và sớm có được những kết quả trông thấy. http://www.viahe.org/ 
Những trở ngại trong sự thấy* 
Những buổi sáng mờ sương, cầm máy và tripod đi tới bãi cỏ sau nhà, tôi nhanh chóng quên mình đi. Tôi không nghĩ xem tôi sẽ chụp như thế nào, không nghĩ về việc thỏa mãn bản thân, và quên mình đi trong sự kì diệu của những chiếc cầu vồng hiện ra trên cỏ; trong những lăng kính rực rỡ của những giọt nước ngược sáng. Tôi đánh mất mình ở trong một thế giới của những tia sáng lấp lánh và của màu sắc lung linh. Tôi đắm chìm trong những gì tôi nhìn thấy, và kết quả là tôi có một buổi chụp ảnh cực kì năng suất và kéo dài cho tới khi sương tan hẳn. 
Buông là một điều kiện cần đầu tiên để có thể thực sự “thấy”. Khi bạn buông cái tôi của bản thân, bạn đã bỏ đi tất cả những thành kiến về chủ thể mà trước đó bạn đã nhồi nhét vào đầu mình bằng cách này hoặc cách khác. Nếu bạn còn lo lắng xem liệu bạn có chụp được ảnh đẹp không, hoặc còn cố công làm thỏa mãn bản thân, thì bạn sẽ không thể có được những bức hình tốt nhất và không thể trải nghiệm niềm vui chụp ảnh một cách đầy đủ nhất. Nhưng khi bạn buông, những ý niệm mới sẽ nảy sinh từ trải nghiệm trực tiếp của bạn với chủ thể, và những ý tưởng, cảm xúc mới sẽ tự điều khiển bạn khi chụp. 
Quá vướng bận với cái tôi là trở ngại lớn nhất trong sự thấy, và nó cũng là trở ngại khó vượt qua nhất. Bạn có thể đang lo lắng về công việc, về lũ nhóc ở nhà, về những nhiệm vụ khác, hoặc là bạn không tự tin về khả năng sử dụng một chiếc ống kính mới, hay về khả năng đo sáng của mình. Dường như luôn có một cái gì đó chặn trước con đường tới tự do đích thực. Frederick Franck trong cuốn The Zen of Seeing đã gọi cái này là “cái tôi tù túng”; quá nhiều cái tôi sẽ làm cản trở khả năng trải nghiệm trực tiếp với mọi thứ ở xung quanh bạn. Đôi khi, cách duy nhất để vượt qua sự tù túng này là thực hành. Bạn không thể thư giãn tách riêng cơ thể và tâm hồn -- bởi vì chúng có mối liên hệ khăng khít với nhau. Để có thể đẩy được sự khô cứng và căng thẳng ra khỏi cơ thể, bạn cần phải có một tâm trí hoàn toàn trống rỗng. Như là mối liên hệ giữa gió và nước vậy. Sóng sẽ không biến mất nếu như gió vẫn thổi. Thư giãn là cách để làm ngừng lại những cơn gió trong tâm trí, do vậy cơ thể bạn sẽ được tĩnh tại. 
Một trở ngại khác đối với sự thấy là do có quá nhiều thứ gây phân tâm. Chúng ta thường bị tấn công bởi rất nhiều tác nhân nên phản ứng sẽ là chặn chúng lại. Thay vì thấy tất cả, chúng ta chỉ chọn ra một vài tác nhân và tổ chức chúng lại. Sau đó, khi chúng ta đã có được trật tự trong cuộc sống của mình rồi, thì chúng ta sẽ gắn chặt mình với những thực thể mà chúng ta đã tạo ra. Rất ít khi chúng ta thử khám phá lại giá trị của những tác nhân đã bị bỏ qua, miễn là những tác nhân cũng dường như vẫn có ích. Chúng ta tạo ra tầm nhìn theo kiểu đường hầm – nhìn rất rõ những gì ở phía trước nhưng lại không nhìn thấy gì ở xung quanh ta. 
* Tiếng Anh có hai phân biệt hai từ “look” và “see” có nghĩa tương ứng là “nhìn” và “thấy” (ví dụ: bạn có thể nhìn nhưng không thấy). Trong cuốn này người dịch sẽ sử dụng và phân biệt hai từ “nhìn” và “thấy” với ý nghĩa nêu trên.  http://www.viahe.org/ 
Trở ngại lớn thứ ba là việc gắn nhãn cho những gì có vẻ như quen thuộc. Chính Monet, một họa sỹ nổi tiếng, đã nói rằng, để có thể thấy, chúng ta phải quên đi tên của những gì chúng ta đang nhìn. Hồi còn nhỏ, chúng ta thường nghĩ qua hình ảnh, thay vì ngôn từ. Nhưng khi đến trường, lối suy nghĩ này đã bị bỏ rơi. Người ta áp đặt lên chúng ta những kỹ năng phân tích cơ bản (đọc, viết và số học) và coi chúng quan trọng hơn những trải nghiệm trực tiếp qua các giác quan, do vậy chúng ta càng ngày càng ít phụ thuộc vào phần bộ não phục vụ cho tư duy hình tượng. Cho đến khoảng lớp bốn, lớp năm, rất nhiều người trong chúng ta không còn coi vẽ là quan trọng nữa, chúng ta không còn tự do hình tượng hóa sự vật, thay vào đó chúng ta gán nhãn cho chúng. Thói quen này gắn chặt tới mức, cho đến tuổi trưởng thành, cho ta luôn vôi vàng phân loại bất cứ những gì ta thấy. Chúng ta bỏ qua những khám phá hình tượng, và chẳng mấy khi tìm hiểu về vô số các mặt khác nhau của mỗi vật thể. Frederick Franck đã nói điều này rất chính xác, “với việc gán nhãn, chúng ta nhận ra tất cả, và không còn thấy cái gì nữa. Chúng ta biết được nhãn trên chai, nhưng chúng ta không bao giờ nếm thử rượu trong đó.” 
Nếu bạn nhìn vào một cây dương xỉ và chỉ nói, “vâng, đó là một cây dương xỉ,” thì bạn có thể sẽ không thấy được những gì nằm ngoài cái tên của nó. Nhưng nếu bạn thực sự thấy một cây dương xỉ, bạn sẽ để ý tới những hình tam giác, những sợi xơ lá, những sắc màu xanh khác nhau, để ý thấy nó đang xoay mình và nhảy múa trong gió. Nếu bạn đưa mắt vào gần cây dương xỉ hơn nữa, gần tới mức bạn không còn nhìn rõ nữa, khi đó cây dương xỉ sẽ là một bóng mờ màu xanh dập dờn trong khung cảnh ở phía trước. Bạn sẽ tìm được những góc cạnh, những vẻ đẹp còn ẩn giấu không nằm trong định nghĩa thông thường về một cây dương xỉ, khi bạn học cách phân biệt giữa nhìn và thấy. 
Khi xem một bức hình của một ai đó, xin hãy đừng để những cái nhãn như “cô ấy là một nhiếp ảnh gia chuyên chụp chân dung” khiến cho bạn không thấy được những bức ảnh phong cảnh tuyệt đẹp mà cô ấy đã chụp. Hãy luôn cố hiểu được nội dung tượng trưng của bức ảnh, hoặc ý nghĩa của chủ thể bức ảnh mà nhiếp ảnh gia đó muốn diễn đạt. 
Bạn đã từng để ý rằng mỗi khi trở về nhà sau một kì nghỉ, bạn trở nên nhạy bén hơn với những chi tiết trong nhà của mình? Bạn liếc nhìn quanh khi bước chân qua cửa, có vài thứ trong nhà dường như hơi là lạ đối với bạn trong vài phút. Bạn thấy tường phòng khách có vẻ như vàng hơn bình thường, và màu trắng ngà ở ô cửa sổ hướng tây nhìn mới đẹp làm sao. Bạn thậm chí còn thấy được ánh đèn buổi tối rải trên chiếc thảm nhỏ đặt ở dưới chân cầu thang, điều mà trước đây bạn chưa từng để ý tới. Nhưng những khoảnh khắc này sẽ nhanh chóng qua đi, và sự thân thuộc sẽ quay trở lại, tất cả mọi thứ đã về đúng vị trí của nó; và bạn sẽ lại không thấy nữa. 
Thật là đáng tiếc nếu như hàng ngày chúng ta không có phản ứng gì với vẻ đẹp của màu trắng ngà đó. Thật buồn nếu như mỗi ngày chúng ta không nhìn thấy ánh sáng đang rải trên chiếc thảm nhỏ kia. Những cảnh đó đã bị cặp mắt và tâm trí của ta bỏ qua bởi vì chúng đã trở nên quá quen thuộc, và giá trị tự thân của chúng không còn được trân trọng nữa. 
Ở nơi tôi sống, mọi người ít khi để ý tới những cây bồ công anh vào mùa xuân bởi vì chúng mọc quá nhiều. Nhưng ở phía nam châu Phi, một phụ nữ mà tôi quen đang cố http://www.viahe.org/ 
trông một khóm hoa bồ công anh ở trong vườn của cô ấy. Đối với cô ấy, hoa bồ công anh không phải là một thứ gì quen thuộc. Mặt khác, cô ta lại coi những giống hoa cúc dại nhiều màu sắc mọc khắp nơi trong đó là một thứ quá quen thuộc, quá quen nên không trân trọng nữa. 
Một nhiếp ảnh gia muốn thấy, một nhiếp ảnh gia muốn có được những bức ảnh đẹp, phải có khả năng nhận ra giá trị của sự quen thuộc. Khả năng thấy của bạn không tăng lên theo khoảng cách giữa bạn và nhà của mình. Nếu bạn không thấy những gì ở quanh bạn hàng ngày, thì bạn sẽ thấy gì khi bạn đi tới Tangiers? Chủ thể có thể khác nhau, nhưng trừ khi bạn nắm được bản chất của chủ thể nhờ khả năng quan sát sắc sảo và thể hiện nó qua ảnh, thì vị trí chụp của bạn không quan trọng chút nào. 
Thậm chí ngay cả máy ảnh cũng là một trở ngại đối với sự thấy, ít nhất theo hai cách. Susan Sontag, trong On Photography, đã mô tả về cách đầu tiên: “Trong vai trò là cách kiểm chứng một trải nghiệm, thì chụp ảnh cũng là một cách chối bỏ trải nghiệm đó -- bằng cách giới hạn trải nghiệm vào việc tìm kiếm cái gì đó ăn ảnh, bằng cách biến trải nghiệm đó vào một bức ảnh, một món đồ lưu niệm.” Chụp ảnh có thể được dùng để thay thế cho sự thấy và sự tham gia. Người thấy sẽ tham gia, người nhìn sẽ đứng bên ngoài. 
Máy ảnh cũng là một trở ngại bởi vì nó không hoạt động giống như mắt người. Chúng ta thấy một cảnh hoặc một tình huống bằng cả các giác quan và kinh nghiệm. Khi chúng ta nhìn vào một phong cảnh, chúng ta quan sát và chỉ nhớ một vài đặc điểm chính -- đủ để chúng ta có được một ấn tượng nào đó về nó, thường là tất cả những gì mà chúng ta cần làm. Nhưng do máy ảnh không có kinh nghiệm nên nó không thể lựa chọn, nó sẽ ghi lại tất cả những gì nó thấy. Bộ nhớ của nó là hoàn hảo. Do vậy, sự khác biệt chính giữa một người và một chiếc máy ảnh là ở chỗ con người có khả năng trừu tượng hóa, còn máy ảnh thì không. 
Con người liên tục trừu tượng hóa. Họ làm điều này mà không cần nghĩ. Do vậy khi sử dụng máy ảnh, họ thường ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng những gì máy thấy lại không phải là những gì họ thấy. Một thách thức lớn khi sử dụng một chiếc máy ảnh là học cách điều khiển nó (và những dụng cụ, kĩ thuật khác) sao cho nó có thể tạo ra một bức ảnh giống hệt như những gì bạn cảm thấy. 
Không kể đến sự khác biệt về quang học giữa máy và mắt người, tất cả trở ngại đối với sự thấy đều có mối liên hệ nào đó với trở ngại đầu tiên – quá nhiều cái tôi. Điều tích cực ở chỗ nó là một phần tự nhiên trong trách nhiệm nuôi dưỡng gia đình, chăm sóc sức khỏe bản thân và thanh toán các loại hóa đơn. Nhưng tất cả những điều này đều có thể làm được mà không cần phải nhắm mắt lại với thế giới tuyệt vời ở xung quanh chúng ta. 
Thấy, theo nghĩa rộng và chính xác nhất, là sử dụng các giác quan của bạn, trí tuệ của bạn và các cảm xúc của bạn. Nó có nghĩa là đến với chủ thể bằng tất cả con người bạn. Thấy tốt không đảm bảo luôn có ảnh tốt, nhưng ảnh tốt thì không thể thiếu nó. http://www.viahe.org/ 
Học cách quan sát 
Suy nghĩ của con người dựa trên nhiều loại biểu tượng khác nhau, chẳng hạn như ngôn từ, âm thanh và hình ảnh. Trong các loại biểu tượng này thì hình ảnh có vai trò quan trọng nhất. Khi một vận động viên bắt đầu chạy, anh ta đã hình dung ra trong đầu cả một chặng đường mà anh sẽ phải vượt qua. Khi một người thợ may bắt đầu may, cô ta sẽ hình dung ra một bộ trang phục đã hoàn chỉnh. Khi một nhiếp ảnh gia quan sát các đối tượng, khung cảnh, và sự kiện, cô ấy sẽ cố gắng hình dung xem làm thế nào để thể hiện chúng tốt nhất ở trên phim. 
Chúng ta suy nghĩ với ba loại hình ảnh – loại mà chúng ta quan sát thấy (những vật thể), loại mà chúng ta tưởng tượng ra (những ý tưởng và giấc mơ hình tượng), và loại mà chúng ta tạo ra (một bản vẽ phác, một bức tranh hay một bức ảnh). Trong khi một số người chỉ suy nghĩ tốt nhất với một trong những thể loại trên, thì những người giỏi nhất lại có thể dễ dàng hoán chuyển giữa các thể loại, thậm chí còn có thể sử dụng tất cả các thể loại trên cùng một lúc. 
Mục đích của cuốn sách này là nâng cao khả năng suy nghĩ hình tượng của các bạn theo cả ba cách – để quan sát chính xác hơn, để phát triển khả năng tưởng tượng, và để thể hiện một chủ đề nào đó hiệu quả hơn thông qua những bức hình. 
Hãy bắt đầu với quan sát. Nó có thể là tình cờ hay ‘tập trung’. Quan sát tập trung là một nhiệm vụ không dễ dàng chút nào, nhưng đây nên là mục đích của tất cả các nhiếp ảnh gia. Nó có nghĩa đơn giản là xem xét mọi vật thật chi tiết và cho rằng mọi chi tiết tự nó đều rất quan trọng. Có hai phương pháp để trợ giúp các bạn phát triển khả năng quan sát tập trung. 
Phương pháp thứ nhất, ‘suy nghĩ phi chính thống’, đặc biệt hữu dụng đối với những nhiếp ảnh gia muốn thoát khỏi những thói quen cũ kĩ của mình. Nó đơn giản là việc tạo ra một khối đầy đủ thông tin về đối tượng bằng cách quan sát từ nhiều góc độ khác nhau. Những bài thực hành chụp ảnh theo kiểu ‘phi chính thống’ này là rất nghiêm túc, nhưng cũng rất thú vị và hiệu quả. 
Phương pháp thứ hai, ‘tập trung trong thư giãn’, giúp bạn có thể quan sát sự vật chính xác hơn bằng cách tập trung thư giãn trí óc. Khi khả năng quan sát cũng như trí tưởng tượng của bạn tốt lên thì bạn sẽ thấy mình tiến gần hơn tới mục đích tạo ra những bức hình thể hiện tốt được đối tượng và sự tương tác của bạn đối với nó. http://www.viahe.org/ 
Suy nghĩ phi chính thống 
Ngày trước mỗi khi nhìn thấy những chiếc mạng nhện có đọng những giọt sương tôi luôn nghĩ tới những vòng dây chuyền ở chốn thiên đàng, nhưng tới tận vài năm trước đây tôi luôn chụp thành những hình khối kiến trúc. Tôi đã gắn máy ảnh vào tripod và đặt ở một khoảng cách vừa đủ sao cho cái mạng nhện phủ kín khunh hình với những đường nét và hình khối, tôi để DOF dày tối đa sao cho tất cả đều nét. Tôi đã cho rằng đó là cách chụp tôi cần thực hiện, có lẽ chính xác hơn, đó là cách mà mọi người muốn được xem chúng. Tôi đã chấp nhận đây là cách nhìn mạng nhện của riêng mình. 
Vào một buổi sáng mùa thu, khi những cái mạng nhện chăng đầy kín trong những bụi cây và lùm cỏ ở sau nhà, tôi chợt nhận ra rằng tất cả những ảnh chụp mạng nhện của tôi đều giống nhau. Chúng hoàn toàn mang tính tư liệu. Đẹp ư, vâng! Thể hiện được cách cảm nhận của tôi ư, không! Việc tôi đã làm chẳng có gì sai, nhưng việc tôi không làm quả rất là thiếu sót; vì vậy tôi đã quyết định nhìn mạng nhện theo những cách tôi chưa từng làm. Tôi đã không biết mình nên làm như thế nào, chỉ đơn giản là quyết sẽ thử nghiệm mọi ý tưởng mới xuất hiện trong đầu tôi. 
Đầu tiên, tôi đặt máy ảnh sang một bên mạng nhện và lấy nét vào cạnh gần nhất. Tôi cũng chuyển từ DOF dày nhất sang DOF mỏng nhất có thể. Thay vì những nét kiến trúc, tôi nhìn thấy những sợi dây chuyền – cuối cùng thì tôi đã có thể nhìn một mạng nhện theo đúng như những gì tôi cảm nhận được về nó. Đây là điểm khởi đầu của cả một thay đổi lớn – đó là tình yêu của tôi với những cái mạng nhện. 
Tiếp theo, tôi bò xuống dưới cái mạng nhện và chụp ngược lên (không dễ chút nào, tôi đã làm hỏng rất nhiều mạng nhện khi thử cách này). Sau đó tôi lấy những đồ nghề chụp macro ra và lắp chúng lại với nhau theo những cách mà tôi chưa từng thử. Không phải tốn công tưởng tượng trước làm gì cho mệt. Chỉ đơn giản là tôi lấy đồ nghề, đi ra ngoài, và trườn trên cỏ. Tôi chụp lúc thì thừa sáng, khi thì thiếu sáng. Lúc thì nét từ gốc tới ngọn, khi thì chẳng có cái gì nét cả. Tôi chẳng quan tâm đến những yêu cầu kỹ thuật nọ kia mà rất nhiều nhiếp ảnh gia đặt nặng. Tôi không đi tìm những kiệt tác; tôi chỉ đi tìm những điểm khởi đầu mới. Tôi không đi tìm lời giải cho những bài toán cũ, tôi đón nhận những bài toán mới. 
Mạng nhện tự chúng đã quá đẹp, điều này đã khiến cho tôi không quan sát kĩ lưỡng, đặc biệt là không thử chụp chúng theo cách của riêng mình. Như là tiếng sét ái tình vậy, điều này có thể xảy ra khi bạn bị ấn tượng đầu tiên lấn át khiến cho bạn chỉ toàn chụp những vẻ đẹp bên ngoài của nó. Sau khi chụp đi chụp lại theo cùng một cách, nhìn thấy cùng một kết quả, bạn sẽ chán và rất có thể sẽ từ bỏ không chụp nó nữa, cũng giống như sự quen thuộc nhàm chán đã phá hủy đi rất nhiều các mối quan hệ giữa con người. 
Khi bạn nghĩ theo lối phi chính thống, bạn sẽ tìm được những cách khác nhau để nhìn sự vật, và bạn sẽ có được những khám phá, những kết quả tình cờ thú vị. Hãy bỏ đi những quan điểm thông thường của mình, và hãy đi tìm những cái mới. Thay vì cố gắng cải thiện phương pháp và kĩ thuật chụp đang có của mình, hãy tìm những phương pháp và kỹ http://www.viahe.org/ 
thuật mà bạn chưa từng thử. Hãy quên đi những bức ảnh về mạng nhện mà bạn đã có. Hãy nghĩ về những bức mà bạn chưa tạo ra. 
Hầu hết mọi người suy luận theo lối diễn dịch và hầu hết các nhiếp ảnh gia cũng nhìn theo lối đó. Chúng ta có một định kiến, hoặc một phong cách chủ đạo, dù là trong tỉnh thức hay tiềm thức, và chúng ta tiếp tục đi theo một lối suy nghĩ được phát triển một cách logic từ phong cách / ý tưởng đó. Cuối cùng chúng ta sẽ đi đến một kết luận. Đó là một quá trình khép kín. Rất hiếm khi chúng ta suy nghĩ khác đi, một cách phi chính thống, để đi tìm những phong cách khác hoặc những điểm khởi đầu mới. Chúng ta tránh đưa ra những yếu tố mới vào nhiếp ảnh, dù là kỹ thuật hay cảm xúc, bởi vì chúng ta sợ sẽ không thể kiểm soát nổi chúng. 
Một cách hữu hiệu để phá vỡ một quan điểm vốn luôn kiểm soát cách bạn nhìn và chụp là hãy giả vờ như nó không tồn tại. Bạn phải phá vỡ đi những qui tắc. 
Những bài thực hành suy nghĩ phi chính thống 
Hãy đưa ra một danh sách các qui tắc trong nhiếp ảnh; sau đó đi ra ngoài chụp và phá bỏ đi các qui tắc đó. Một danh sách mẫu có thể nhìn na ná như sau. 
Nguyên tắc 1. Luôn giữ máy ảnh thật chắc 
Nguyên tắc 2. Đảm bảo cho chủ thể luôn nét 
Nguyên tắc 3. Chụp đúng sáng 
Sau đó đem theo bản danh sách này, đi tìm nhiều đối tượng khác nhau, và chụp ảnh ngược hẳn với các nguyên tắc ghi trong đó. 
Phá bỏ nguyên tắc 1. Hãy nhảy lên và nhảy xuống ở trong rừng, bấm nút chụp trong khi đang nhảy. 
Chạy càng nhanh càng tốt về một chiếc xe hơi đang đỗ, chụp trong khi đang chạy. 
Hãy buộc máy ảnh thật chặt. Đặt tốc độ chụp rất chậm, chụp hẹn giờ. Sau đó quay máy theo vòng tròn ở quanh bạn, hoặc theo chiều dọc, cho đến khi chụp xong. 
Phá bỏ nguyên tắc 2. Hãy chụp một loạt ảnh với chủ thể của ảnh bị mờ, những phần còn lại nét. 
Hãy chụp mờ một cảnh hoàng hôn, một bông hoa, và một mặt nước lấp lánh. 
Phá bỏ nguyên tắc 3. Sau khi đã đo sáng, bạn hãy chụp một loạt ảnh với năm chủ thể khác nhau thừa sáng 1EV. Hãy để thừa sáng nhiều hơn nữa nếu bạn chụp ảnh phim. Sau đó chuyển sang chụp thiếu sáng. http://www.viahe.org/ 
Khi bạn nhìn vào những bức ảnh chụp được, hãy nhìn chúng với cùng một tinh thần như khi bạn chụp. Bởi vì nếu không, bạn sẽ chối bỏ tất cả và coi chúng như thảm họa. Hãy cư xử như thể những quan điểm lớn trước đó chưa từng tồn tại. Hãy nhớ rằng, ý tưởng chính của những bài thực hành này là để giúp bạn thoát khỏi những gì bạn vẫn luôn làm. 
Bằng cách nhảy lên nhảy xuống ở trong rừng, hoặc di chuyển máy ảnh lên xuống trong khi chụp, rất có thể bạn đã kéo dài những thân cây thành những dóng dài theo trục dọc, tạo ra một hiệu ứng cây tre. Có thể bạn không hài lòng với bức ảnh vì một số chi tiết như vùng sáng gây mất tập trung ở các góc phía trên; nhưng những vấn đề này trong tương lai đều có thể kiểm soát được bằng cách thay đổi cách chuyển động hay chọn một địa điểm khác. Tuy nhiên, ý chính ở đây là bây giờ bạn đã có được một ý tưởng mới, điều mà bạn chỉ khám phá ra nhờ đi ngược lại với một qui tắc mà bạn nghĩ rằng bạn sẽ không bao giờ phá bỏ. Hãy tiếp nhận ý tưởng mới này và cố gắng phát triển, củng cố nó. 
Bằng cách vừa chạy về chiếc xe hơi vừa chụp, bạn có thể có được một bức ảnh mà ở đó chiếc xe như đang nổ tung ra về mọi phía. Nhờ chụp thừa sáng 2-3EV ở trong rừng, bạn có thể đã xóa nhòa tất cả chi tiết của cây, nhưng có lẽ sẽ còn sót lại một vài đường nét tinh tế nào đó. Hãy tự nghĩ thêm các bài thực hành và thử nghiệm chúng. Kết quả có thể sẽ rất lộn xộn, nhưng bạn sẽ tiếp nhận được thêm thông tin để có thể phân biệt chúng và đánh giá ảnh hưởng của các hiệu ứng này khi quan sát những bức ảnh. 
Lần đầu tiên khi nhìn vào kết quả, hãy đảm bảo rằng bạn thả lỏng mọi cảm xúc của mình. Đừng ngần ngại khi thốt lên “Này, tôi thích nó!” ngay cả khi bức ảnh đó có vẻ như hoàn toàn sai khi so sánh với những tiêu chuẩn cũ của bạn. Cảm xúc của bạn cũng quan trọng không kém gì các đánh giá duy lý khác. Đầu tiên hãy nhìn vào những bức ảnh mà bạn cực kỳ yêu / ghét. Sau đó mới sử dụng logic. Hãy đánh giá xem tại sao bạn lại phản ứng như thế. Hiệu ứng nào bạn thích mà từ giờ có thể được dùng một cách chủ động khi chụp ảnh? 
Sự tình cờ 
Một điều bạn sẽ thấy khi quan sát những bức ảnh chụp được, đó là thỉnh thoảng sẽ có những bức ảnh đẹp do tình cờ, may mắn. Bạn có thể sẽ tìm thấy nhiều hơn nữa nếu bạn chụp thường xuyên. Đừng quá ki bo khi thử nghiệm chụp với ý tưởng mới (dù là với phim hay thẻ nhớ), hãy chụp ít nhất mười bức cho mỗi bài thực hành. Hãy cho sự tình cờ may mắn kia có nhiều cơ hội được xảy ra. Và hãy đừng vội dọn dẹp ngay đi những bức ảnh của mình, dù là ảnh số. 
Những nhiếp ảnh gia muốn nhìn theo cách mới cần phải nhạy bén hơn với sự tình cờ. Họ cần phải khuyến khích và nuôi dưỡng nó, bởi vì rất nhiều khả năng phát triển hình tượng chỉ đến nhờ sự tình cờ. Chiếc máy ảnh có khả năng hoạt động rất nhanh, điều này giúp cho các bạn làm được điều mà không họa sỹ nào có thể, đó là chộp được những khoảnh khắc xảy ra nhờ sự tình cờ, hoặc do bạn thúc đẩy sau khi thực hành những bài thực hành chụp ảnh theo lối phi chính thống. Ngay cả khi bạn không hoàn toàn hài lòng với các kết http://www.viahe.org/ 
quả, thì nó vẫn rất có ích. Chúng có thể gợi ý ra một ý tưởng mới, hoặc một kỹ thuật chụp mới mà bạn muốn phát triển. 
Một người bạn của tôi, dạy nhiếp ảnh và lịch sử tự nhiên, có nhiều kiến thức về những loài cỏ cây, côn trùng, đá và những vật thể tự nhiên khác, về cách mà chúng kết hợp với nhau trong một tổng thể của tự nhiên. Cô ấy thường sử dụng một bài thực hành phụ thuộc rất nhiều vào sự tình cờ. Sau một buổi nói chuyện ngắn với sinh viên của mình về môi trường tự nhiên của khu vực đó, cô ấy đưa cho mỗi sinh viên một cái vòng dây. Mỗi người tung vòng dây của mình lên trời và mẩu đất hình tròn nằm trong vòng đó sẽ là phạm vi để người đó nghiên cứu về tự nhiên và chụp ảnh. 
Thường thì sẽ có một cái vòng nào đó rơi xuống một vị trí nào đó có vẻ như kém hấp dẫn nhất – gần như không có gì đáng để nghiên cứu hay chụp ảnh, cho đến khi người bạn của tôi đi tới vòng tròn này. Sau một vài phút, cô ấy đã làm cho sinh viên đó cảm thấy may mắn vì chiếc vòng đã rơi đúng chỗ đó. Chẳng mấy chốc gần như tất cả các sinh viên đều bận rộn làm việc với vòng tròn của riêng họ, và chụp ảnh nữa. 
Chỉ sau này khi nghĩ lại thì sinh viên mới thấy được giá trị của sự tình cờ. Nếu họ được quyền chọn một vị trí nào đó thay vì tung chiếc vòng lên trời thì tất cả mọi người sẽ chọn dựa trên định kiến của mình. Và họ sẽ mất đi cơ hội được nhìn và chụp những thứ mà bình thường họ sẽ bỏ qua. 
Bạn hãy tự thử bài thực hành này xem sao. Sau đó thử hai bài thực hành tiếp theo. Tại sao lại không đề nghị người khác cũng thử làm bài thực hành như vậy cùng một lúc? So sánh kết quả sẽ rất bổ ích. 
1/ Hãy cầm máy ảnh lên, với một ống kính 50mm, và một tripod. Tới cửa chính, đi thêm mười chín bước (hoặc một số bước đã định sẵn nào đó) theo bất cứ hướng nào. Đánh dấu vị trí đó. Đi thêm bảy bước từ vị trí bạn đã đánh dấu, rồi tạo thành một vòng tròn có tâm là điểm đã đánh dấu, bán kính bảy bước. Hãy chụp ít nhất hai mươi bức ảnh trong vòng tròn đó. Đừng đặt giới hạn ở mức 2 hoặc 3 bức, bởi vì như vậy không đủ. Bạn sẽ cảm thấy tuyệt vọng trong khi làm bài thực hành này. Bạn sẽ chỉ có thể tạo được đột phá khi đã hết sạch những kiểu chụp. Nếu muốn có thêm thử thách, hãy chụp khoảng 30-40 bức. 
2/ Nhờ ai đó – ai cũng được, miễn không phải là chính bạn – chọn cho bạn ba chủ thể dường như không liên quan gì đến nhau để bạn chụp chúng cạnh nhau. Rất có thể bạn sẽ gặp phải một chiếc ghế, một bộ tóc giả, và một mớ hành, hoặc là một cái bát, một cây vợt tennis và một nắm cỏ. Đừng chờ đợi các kiệt tác; mà hãy chấp nhận sự đấu tranh, vật vã. Yêu cầu tối thiểu: hai mươi bức. Đây là một bài thực hành rất bổ ích – ngay cả cho dân chuyên nghiệp. 
Những thứ quen thuộc http://www.viahe.org/ 
Ba bài thực hành tiếp theo sẽ giúp duy trì tính ưa khám phá của bạn, giúp cho bạn biết nhiều hơn về những thứ quen thuộc, và giúp bạn phá bỏ được lối nhìn và chụp đầy cứng nhắc trước đó. 
1/ Nhốt bạn trong phòng tắm với một chiếc máy ảnh, một tripod và một ống kính 50mm. Hãy dành 20 phút để chụp mười bức ảnh. Đây là một bài thực hành mà tôi đã áp dụng cho nhiều sinh viên – những bức ảnh thu được đều rất hài hước, bổ ích và cực kỳ phong phú. 
2/ Hãy gắn một ống kính góc rộng hoặc 50mm vào máy ảnh của bạn, và đặt nó ở cạnh giường. Ngay khi ngủ dậy vào sáng hôm sau, hay chụp ít nhất 5 bức ở tư thế vẫn còn nằm trên giường, và ít nhất 5 bức nữa khi đang ngồi ở cạnh giường. Chụp thêm 10 bức nữa trên đường đi tới phòng tắm. Đừng quan tâm đến bố cục, đơn giản là chụp bất cứ thứ gì đập vào mắt bạn – bạn có thể đưa cả chính bản thân mình, hoặc một phần cơ thể mình vào trong các bức ảnh. Bài thực hành này khi tôi mới đưa ra luôn bị mọi người than phiền. Nhưng ý tưởng là để xem xét qua hình ảnh tất cả những hoạt động thường ngày của bạn, những thứ quá quen thuộc tới mức bạn đã từ bỏ không coi chúng là đối tượng chụp ảnh. Bạn sẽ biết thêm về bản thân mình, trong cả khi chụp lẫn khi xem lại ảnh về sau. (Nếu buổi sáng không phù hợp thì hãy chọn một giờ nào đó trong ngày.) 
3/ Nếu bạn có một con vật nuôi, hãy xem mắt của nó cao tới đâu khi đi lại. Hãy chụp một loạt ảnh, giữ máy ảnh ở độ cao đó, trong môi trường hoạt động của vật nuôi này. Những bức ảnh có được sẽ tạo thành một slideshow thú vị về nhà của bạn, vườn, hay một khu rừng, theo góc nhìn của con vật nuôi. 
Hãy thử đánh giá lại kết quả những bài thực hành này với một nhóm các nhiếp ảnh gia. Chụp riêng lẻ, nhưng hãy tập hợp lại để xem kết quả. Sẽ còn tốt hơn nữa nếu nhờ được một ai đó nằm ngoài nhóm này để biên tập thành một bộ ảnh. Sẽ có rất nhiều ảnh, nhưng người biên tập không nhất thiết phải chọn tất cả, mà người đó sẽ chọn những ảnh có ý tưởng mới lạ, bất chấp các yếu tố kĩ thuật, đồng thời cũng phải rút gọn càng ít ảnh càng tốt. 
Một lời khuyên đối với việc thực hành những bài thực hành này theo nhóm. Đó là đừng biến thành cuộc thi. Hãy để cho động cơ của họ là những ý tưởng mới. Phần thưởng và vinh quang hiếm khi là nguồn cảm hứng của sự sáng tạo. Đôi khi người có ít tác phẩm giàu trí tưởng tượng nhất lại tạo ra một bức ảnh xuất sắc nhất, và chỉ riêng bức đó cũng đã đủ để vui sướng rồi. Đôi khi một người nào đó nghĩ rằng tất cả những bức ảnh của họ đều hỏng, nhưng khi làm bài thực hành này cùng với những người khác thì cô ấy / anh ấy sẽ có thể trân trọng những cách tiếp cận thành công của những người khác và sau đó có thể sẽ phát triển các kĩ năng cần thiết để sử dụng phương pháp này, thậm chí còn cải tiến nó. Đôi khi một nhiếp ảnh gia có thể khám phá ra một loại chủ thể nào đó có sức hút rất mạnh đối với họ, hoặc có thể làm lộ ra một năng khiếu đặc biệt nào đó chưa được “khai quật”. Đó chính là những phần thưởng khi làm những bài thực hành này. 
Điều thiết yếu là bạn cần phải sớm tiếp tục chụp ảnh. Những điều học được khi làm những bài thực hành này sẽ chỉ trở nên thực sự hiệu quả nếu chúng sớm được áp dụng http://www.viahe.org/ 
trên thực tế. Nếu bạn đang chuẩn bị cho một buổi chụp ảnh những sắc màu mùa thu vào cuối tuần, hãy thử những bài thực hành này trước khi đi vào rừng. Sau đó hãy tiếp tục nó với đối tượng là màu sắc và tâm trạng của mùa thu. Sau đó bạn có thể tự tin sử dụng những phương pháp mới rút ra được trong những hoàn cảnh khác. 
Khả năng linh hoạt 
Nghĩ theo lối phi chính thống giúp bạn không những giúp bạn thoát khỏi những quan niệm cũ kĩ lạc hậu trong nhiếp ảnh mà còn giúp bạn nhìn thấy được những chủ thể nhiếp ảnh mà bạn thường bỏ qua hoặc không để ý tới. Nó giúp mở rộng thế giới của bạn. 
Nếu bạn suy nghĩ linh hoạt trong nhiếp ảnh, bạn 1/ sẽ nhận ra rằng các nguyên tắc, công thức hay bất cứ phong cách chủ đạo nào đều có thể trở thành trở ngại chứ không giúp bạn nhìn tốt hơn, 2/ sẽ không cần phải lúc nào cũng quan tâm đến logic, bởi vì logic chỉ là cách để phát triển những quan điểm, ý tưởng đã có, 3/ sẽ luôn tích cực tìm kiếm những cách nhìn mới đối với sự vật, và sẽ có khả năng thay đổi góc nhìn đối với những vấn đề tưởng chừng như hoàn toàn bế tắc, 4/ sẽ luôn chào đón sự tình cờ vì biết rằng nó có thể sẽ tạo cảm hứng cho những cách nhìn, cách sử dụng máy ảnh hoàn toàn mới. 
Suy nghĩ phi chính thống là việc nhìn thấy một chuỗi hình ảnh về chủ thể để cuối cùng bạn sẽ ghép tất cả chúng lại với nhau tạo thành một bức tranh tổng thể nhất. Đó là việc đi quanh một ngôi nhà để chụp nó ở mọi góc độ, giúp bạn có thể biết được toàn bộ cấu trúc của nó như thế nào, thay vì chỉ chụp đi chụp lại ngôi nhà từ một vị trí. 
Suy nghĩ phi chính thống cần phải có trước suy nghĩ logic. Nếu bạn chưa chụp hết mọi góc thì bạn không thể khẳng định được liệu mình đã chọn được góc chụp đẹp nhất hay chưa. Nếu bạn chỉ đứng một chỗ, thì điều duy nhất bạn có thể làm là cố gắng cải thiện những bức ảnh bạn có được khi chụp từ góc đó – mà góc này chưa chắc đã là góc chụp đẹp nhất. 
Bạn có thể tập luyện lối suy nghĩ phi chính thống này ở mọi nơi mọi lúc – không nhất thiết phải có máy ảnh. Một khi bạn đã bắt đầu, bạn sẽ chỉ muốn dùng nó mãi, bởi vì nó không chỉ thú vị mà còn có tác dụng rất nhanh. Để giúp các bạn có thể bắt đầu, tôi xin giới thiệu một số tình huống sau. Trong mỗi tình huống, ý đầu tiên là theo lối suy nghĩ chính thống, và ý thứ hai là theo kiểu phi chính thống. 
Chính thống: Làm thế nào để tránh flare khi chiếu ống kính vào mặt trời? 
Phi chính thống: Làm thể nào để sử dụng hiệu ứng flare vào trong ảnh. 
Chính thống: Bức ảnh này bị trống một nửa. Tôi phải tiến gần chủ thể hơn để cho nó rõ hơn và lấp đầy khoảnh trống. 
Phi chính thống: Bức ảnh này chỉ bị trống một nửa. Tôi có thể đưa chủ thể ra xa hơn hơn nữa để nhìn bối cảnh rõ hơn và tạo cảm giác không gian hơn. http://www.viahe.org/ 
Chính thống: Bức này quá lộn xộn. Tôi cần phải loại bỏ đi tất cả những gì không cần thiết. 
Phi chính thống: Bức này có thật nhiều chi tiết. Tôi có thể sắp xếp chúng quanh chủ thể hoặc là mặc kệ chúng và cố gắng thể hiện texture. 
Chính thống: Không thể chụp đụn cát ngày hôm nay được bởi vì không có nắng và sẽ chẳng có bóng. 
Phi chính thống: Tôi chưa từng xem một đụn cát trong ngày nhiều mây, do vậy tôi sẽ thử đi chụp và xem mình có thể làm được gì. 
Chính thống: Tôi không thể chụp được gì ngày hôm nay bởi vì máy đo sáng đã bị hỏng. 
Phi chính thống: Máy đo sáng đã bị hỏng, không biết là ảnh tôi chụp sẽ như thế nào nhỉ. Có lẽ là tôi sẽ học được đôi chút khi xem ảnh, ngay cả khi hầu hết chúng đều bị thừa hay thiếu sáng. 
Chính thống: Tôi ghét trời lạnh, do vậy tôi sẽ không chụp gì vào hôm nay. 
Phi chính thống: Tôi ghét trời lạnh, do vậy tôi sẽ chụp ảnh ở trong nhà vào hôm nay. 
Chính thống: Cây nấm trong bức ảnh này đã bị hỏng, nó làm xấu bức ảnh. Tôi cần phải tìm vật khác tốt hơn. 
Phi chính thống: Cây nấm trong bức này đã bị hỏng, trông nó như là đã bị sóc cắn đi mất một miếng, điều này sẽ tạo ra câu chuyện cho bức ảnh. 
Chính thống: Tôi đến đây để chụp ảnh hoa dại, nhưng quanh đây có quá nhiều rác nên tôi phải thôi. 
Phi chính thống: Tôi đến đây để chụp ảnh hoa dại, nhưng quanh đây có quá nhiều rác nên tôi sẽ làm một bộ ảnh về ô nhiễm môi trường. 
Chính thống: Tôi đã phân loại ảnh của mình trong nhiều năm nay nhưng chưa bao giờ hoàn thành. Những ảnh mới chụp của tôi luôn rối tung lên, tôi chẳng bao giờ tìm được bức mình muốn. 
Phi chính thống: Tôi đã phân loại ảnh của mình trong nhiều năm nay. Tôi luôn đánh dấu những bức ảnh mới chụp. Sau đó tôi mới phân loại những bức ảnh cũ nếu có thời gian. http://www.viahe.org/ 
Tập trung trong thư giãn 
Bạn có nhớ lần cuối cùng bạn dựa lưng vào chiếc ghế của mình và thưởng thức những đường nét hoa văn do ánh sáng vẽ lên ở trên trần nhà, thay vì cầm một tờ báo lên hay bật TV? Có khi nào bạn nhìn kĩ hơn vào miếng bơ đang tan chảy trong kẹp bánh mì sáng? Có khi nào bạn dừng lại để nhìn kĩ hơn vào cái bắp cải khi bạn đang bổ đôi nó ra để nấu ăn? 
Trong nhiếp ảnh, “thấy” là kĩ năng đầu tiên và quan trọng nhất là chúng ta phải học. Học cách quan sát đòi hỏi chúng ta phải bỏ thời gian ra để “thấy” được ở những thứ quen thuộc. Nhưng thậm chí ngay cả khi chúng ta bỏ thời gian ra, thì việc “thấy” này cũng rất khó bởi vì chúng ta thường quá căng thẳng và đầu óc mải suy nghĩ về những chuyện khác. 
Bước đầu tiên khi học bất cứ cái gì đều là phải thư giãn. Nếu bạn vẫn còn lo lắng, căng thẳng, hoặc nghĩ về thành công, thì tức là bạn đang nghĩ về chính bạn -- chứ không phải là về kĩ năng mà bạn cần có. 
Bước thứ hai là phải có khả năng tập trung vào một người / một vật nào đó. Điểm mấu chốt ở đây là nếu bạn có thể “tắt” bản thân bạn đi, thì bạn sẽ có thể “bật” được đối tượng đó lên. Bạn phải biết “buông”. Ảnh có biểu cảm thành công hay không là nhờ ở đó. 
Sau đây là một số lời khuyên để phát triển khả năng tập trung trong thư giãn. Chúng đặc biệt hữu dụng cho các nhiếp ảnh gia không chuyên (có nghề chính không phải là nhiếp ảnh), đó là những người không có nhiều thời gian dành cho nhiếp ảnh và gặp khó khăn khi thay đổi từ môi trường làm việc sang môi trường chụp ảnh, tuy nhiên chúng cũng rất bổ ích cho các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. 
Chuẩn bị. 1/ Dành ít nhất ba dịp, mỗi dịp một giờ, trong tuần để chụp ảnh. Ghi những giờ đó lên thời gian biểu của ban. 2/ Chuẩn bị sẵn đồ nghề. 3/ Chọn một nơi nào đó ở trong / ngoài nhà bạn để chụp. 
Tuần đầu tiên. Trong mỗi giờ đó hãy tới ngồi vào chiếc ghế nào thoải mái nhất trong nhà bạn. (đừng nằm vì bạn sẽ ngủ thay vì tập thư giãn) Ngồi xuống, dựa lưng vào ghế. Nhắm mắt lại. Từ từ thở sâu. Thả lỏng cơ bắp cho đến khi cơ thể bạn hoàn toàn mềm. Một số người chọn cách thư giãn từng chút từng chút một -- đầu tiên tập trung vào chân, sau đó vào cánh tay, vai, cổ, v.v. Một số người khác lại có thể thả lỏng được tất cả ngay lập tức -- gần giống như một quả bóng xì hơi vậy. Dù cách này hay cách khác, bạn sẽ sớm cảm thấy thư giãn, càng thở sâu và chậm càng giúp thư giãn tốt hơn. 
Nếu bạn nhận thấy mình đang nghĩ về bữa tối hoặc một vài việc nào khác, thì bạn hãy tự nói với mình rằng bạn sẽ dành thời gian cho chúng trong khoảng hơn một giờ nữa. Còn ngay bây giờ, chỉ đơn giản là bạn thư giãn và không nghĩ về bất cứ việc gì cả. Sau khoảng mười lăm hai mươi phút, bạn hãy đứng dậy, cầm máy lên và chụp những đồ vật mà bạn đã chọn lúc trước. Trong lúc chụp, đừng cố chụp quá nhiều ảnh. Hãy thư giãn, dành thời gian cần thiết để quan sát đồ vật, và chỉ chụp hai hoặc ba bức, nếu như đó là tất cả những gì bạn muốn. Trên hết, đừng để ý xem những bức ảnh bạn chụp là đẹp hay http://www.viahe.org/ 
không. Chỉ đơn giản là tận hưởng thú vui cho riêng bạn. Sau khi hết giờ, hãy cất máy đi và trở lại với công việc hàng ngày của bạn. Bạn có thể thực hiện bài thực hành tuần đầu tiên này thêm một tuần nữa, hoặc nhiều hơn, trước khi chuyển sang bài thực hành tiếp theo. 
Tuần thứ hai. Cố gắng càng thường xuyên càng tốt, mỗi ngày bạn hãy dành ra ít nhất một dịp để ngồi trước một vật nào đó bạn thấy đẹp -- một bó hoa, một đống hộp sơn đã rỗng, một giỏ đựng các cuộn chỉ. Bạn có thể chỉ dùng một vật hoặc thay đổi chúng, điều này không quan trọng, miễn là vật đó hấp dẫn đối với bạn. 
Đầu tiên hãy nhắm mắt lại và thả lỏng. Đến lúc này thì bạn đã quen với việc này rồi. Khi nào cảm thấy hoàn toàn thư giãn thì hãy mở mắt ra và nhìn vào vật thể ở trước mắt bạn một lúc. Sau đó từ từ khiến cho vật đó mờ đi. Thả lỏng đôi mắt của bạn trong vòng một phút. Rồi lấy nét lại và lựa chọn quan sát thật kỹ một chi tiết nào đó. Sau đó lại thả lỏng mắt. Trong lúc thả lỏng mắt, hãy để ý tới màu sắc của khối hình đã bị mờ. 
Mỗi lần tập trung nhìn rõ trở lại, hãy chọn một chi tiết khác để quan sát. Nếu bạn nhìn vào một cây cảnh trong nhà, hãy tìm hiểu về những gân lá, sự bố trí của những cánh hoa trên bông hoa, những sợi lông nhỏ xíu trên cuống hoa. Mỗi lần thả lỏng, hãy để ý tới những chiếc lá cây, những cánh hoa, những sợi lông khi chúng bị mờ nét. 
Bạn sẽ rất thích bài thực hành này nếu nhưng bạn liên tục tìm kiếm những chi tiết mới. Hãy kiểm tra xem bạn đã tìm được tổng cộng bao nhiêu chi tiết. Ví dụ, hãy nhìn vào những chiếc lá, sau đó nhìn vào phần ở giữa những chiếc lá. Khoảng không ở giữa đó tạo nên hình gì? Màu sắc của chúng là gì? Hãy vuốt lên bề mặt của một chiếc lá -- bằng mắt của bạn. Bạn sẽ “cảm thấy” gì? Mềm mại, thô ráp, nhiều lông, lạnh, hay nhấp nhô? 
Tiếp theo, hãy tưởng tượng bạn nhỏ tới mức có thể lái một chiếc xe hơi tí hon trên bề mặt của chiếc lá. Cuộc hành trình khi đó sẽ như thế nào? Bạn sẽ có thể gặp phải những chướng ngại vật gì? Chỗ nào dễ đỗ xe nhất? Tất cả những câu hỏi này sẽ khiến cho bạn quan sát bề mặt của lá trong một “tỉnh thức” mới. 
Bài thực hành này có thể trở nên thú vị tới mức bạn dành cả buổi để quan sát mà quên không chụp một bức hình nào. Nếu điều này xảy ra, không có gì phải lo lắng cả, bởi vì không gì có ích cho nhiếp ảnh hơn việc phát triển một khả năng cảm nhận nhạy bén đối với những đối tượng của mình. Đây sẽ là một tuần thú vị, ngay cả khi nếu bạn không có một bức hình nào để minh họa. 
Tuần thứ ba. Lặp lại bài thực hành của tuần thứ hai, và thêm vào đó hai bước đơn giản sau. Đầu tiên, khi nhìn vào một chiếc lá hoặc một bông hoa, hãy cố gắng nhìn vào đường nét mà không để ý tới các chi tiết bề mặt. Hãy hình tượng hóa những đường ven, bỏ qua hoa văn và độ sâu. Có thể dễ dàng thực hiện điều này bằng cách chiếu sáng đối tượng đó từ phía sau. Sau đó, thay đổi góc chiếu sáng về trước và về bên cạnh để xem đường nét của nó thay đổi như thế nào. http://www.viahe.org/ 
Thứ hai, hãy tự hỏi bản thân xem bạn thích nhất bộ phận nào. Đó có phải là bông hoa, là một chiếc lá bị uốn cong, một nhánh cây tách ra khỏi thân cây, hay là hướng ngả xuống dưới của những chiếc lá? Bạn không thích nhất bộ phận nào? Có cái gì mà bạn rất ghét không? Có phải là một chiếc lá nhạt màu lẫn trong đó? Có phải một cuống hoa gãy? Có phải là một cái nụ nhỏ xíu đang cố nở hoa ở dưới một bông hoa khổng lồ? Nói tóm lại, bạn hãy thể hiện cảm xúc của mình trước đối tượng đã chọn – càng tự do, càng đầy đủ càng tốt. 
Sau này, khi đang chuẩn bị bữa tối, bạn có thể tự hỏi mình xem tại sao bạn lại thấy thương hại một cuống hoa gãy, một nụ hoa con. Quá trình phân tích này cũng rất là quan trọng, bởi vì nó sẽ giúp bạn hiểu được phản ứng của bạn đối với vật thể, và lý do tại sao bạn chụp nó chỉ theo một cách nào đó. Cảm xúc của bạn đối với cuống hoa gãy có thể chỉ là phản xạ có điều kiện -- bởi vì bạn thấy thương xót tất cả những gì bị tổn thương. Nhưng tại sao bạn lại thương xót một nụ hoa nhỏ thay vì bông hoa lớn? Có phải vì bạn cảm thấy bông hoa lớn kia đang ngăn không cho nụ hoa kia nở? Hãy cố tổng quát hóa lên. Có phải bạn không thích những vật thể và những người lớn? Có phải bạn coi họ là hung hăng? Có phải bạn tránh những màu sắc sáng và mạnh trong ảnh của mình, bởi vì bạn thấy cảm thông hơn với những màu sắc nhẹ và thanh hơn? Tại sao bạn lại không cảm thấy thương xót cho bông hoa lớn kia, vì nó sẽ sớm bị đẩy ra khỏi chỗ nhường đường cho nụ hoa bé? Đừng cảm thấy ngu ngốc khi hỏi những câu hỏi như vậy – dù là hỏi bản thân mình hay hỏi các nhiếp ảnh gia khác. Đây là những bước quan trọng để nâng cao khả năng quan sát và nâng cao chất lượng ảnh của bạn. Bạn sẽ nhìn tốt hơn nếu như bạn hiểu tại sao bạn có cảm xúc hơn đối với một số vật thể, màu sắc, đường nét, trong khi lại kị những thứ khác. 
Khi bạn đã thực hiện hết những bài thực hành này, bạn sẽ thấy có sự thay đổi đáng kể -- thậm chí là rất nhiều – trong khả năng quan sát của mình. Bạn cũng sẽ khám phá ra những khả năng tưởng tượng mà trước đó bạn không nghĩ là mình có. Đường đi làm trên xe buýt sẽ trở thành một cơ hội tốt cho những khám phá hình tượng của bạn. Bạn sẽ tìm hiểu bóng phản chiếu trên những thanh sắt, bóng in trên quần áo của mọi người, về màu sắc và hoa văn ở trên tay mọi người. Ngồi trong bếp với một chén trà, bạn sẽ trở nên hứng thú với bóng cửa sổ méo mó phản chiếu trên cửa tủ lạnh, và hơn nữa, bạn sẽ nhận ra rằng bạn trân trọng những khoảng thời gian đó biết bao. Chúng sẽ trở nên đặc biệt đối với bạn. Bạn sẽ có nhiều ý tưởng chụp ảnh hơn mà bạn chưa từng mơ tới, và sẽ rất muốn khám phá ra những gì mới lạ ở thế giới xung quanh bạn. Đó là những phần thưởng của việc tập trung trong thư giãn.

Thứ Ba, 1 tháng 5, 2012

Đất nước tôi. Tại Sao?


Trần Trung Đạo 
Những ngày còn nhỏ, tôi bị ám ảnh bởi câu hỏi tự mình đặt ra “Tại sao chiến tranh diễn ra tại Việt Nam mà không phải tại một quốc gia nào khác?”

Tôi lớn lên ở Đà Nẵng. Đường phố quê hương tôi trong khoảng thời gian từ 1968 đến 1972 có rất nhiều lính Mỹ. Những chiến tàu nhập cảng Tiên Sa chở đầy chiến xa và súng đạn mang nhãn “Made in USA”. Những đoàn xe vận tải hiệu Sealand, RMK gần như chạy suốt ngày đêm từ nơi dỡ hàng ngoài bờ biển đến các kho quân sự chung quanh Đà Nẵng. Tiếng gầm thét của các phi cơ chiến đấu có đôi cánh gắn đầy bom, lát nữa, sẽ được ném xuống một nơi nào đó trên mảnh đất Việt Nam. Những câu lạc bộ, được gọi là “hộp đêm”, mọc đầy hai bên bờ sông Hàn. Mỹ đen, Mỹ trắng chở hàng quân tiếp vụ đi bán dọc chợ Cồn, chợ Vườn Hoa.
Phía trước tòa thị chính Đà Nẵng, trước rạp hát Trưng Vương hay trong sân vận động Chi Lăng, gần như tháng nào cũng có trưng bày chiến lợi phẩm tịch thu từ các cuộc hành quân. Những khẩu thượng liên có nòng súng cao, những khẩu pháo nòng dài, rất nhiều AK 47, B40, súng phóng lựu đạn và hàng khối đạn đồng vàng rực. Sau “Mùa hè đỏ lửa” trong số chiến lợi phẩm còn có một chiếc xe tăng T54 được trưng bày rất lâu trước tòa thị chính. Không cần phải giỏi ngoại ngữ, chỉ nhìn nhãn hiệu tôi cũng biết ngay chúng là hàng của Trung Quốc và Liên Xô.
Nhìn viên đạn của Nga và Tàu, tôi nghĩ đến trái tim của người lính trẻ miền Nam, giống như khi nhìn chiếc chiến đấu cơ của Mỹ cất cánh tôi chợt nghĩ đến các anh lính từ miền Bắc xấu số đang di chuyển bên kia sông Thu Bồn. Vũ khí là của các đế quốc. Không có khẩu súng nào chế tạo ở miền Nam hay miền Bắc. Các bà mẹ Việt Nam chỉ chế tạo được những đứa con và đóng góp phần xương máu.
Vũ khí của các đế quốc trông khác nhau nhưng nạn nhân của chúng dù bên này hay bên kia lại rất giống nhau. Nếu tháo đi chiếc nón sắt, chiếc mũ vải xanh, hai người thanh niên có mái tóc đen, vầng trán hẹp, đôi mắt buồn hiu vì nhớ mẹ, nhớ em chẳng khác gì nhau. Dù “con đường Duy Tân cây dài bóng mát” hay “mặt hồ Gươm vẫn lung linh mây trời” cũng là quê hương Việt Nam và nỗi nhớ trong tâm hồn người con trai Việt ở đâu cũng đậm đà tha thiết.
Người lính miền Nam chết vì phải bảo vệ chiếc cầu, căn nhà, xóm làng, góc phố thân yêu của họ. Nếu ai làm một thống kê để hỏi những lính miền Nam còn sống hôm nay, tôi tin không ai trả lời muốn “ăn gan uống máu quân thù” miền Bắc. Họ chỉ muốn sống yên ổn trong hòa bình để xây đắp lại mảnh đất họ đã “xin chọn nơi này làm quê hương” sau khi trải qua quá nhiều đau thương tang tóc. Họ phải chiến đấu và hy sinh trong một cuộc chiến tự vệ mà họ không chọn lựa.
Dân chủ không phải là lô độc đắc rơi vào trong túi của người dân miền Nam mà phải trải bằng một giá rất đắc. Tham nhũng, lạm quyền, ám sát, đảo chánh diễn ra trong nhiều năm sau 1960. Có một dạo, tấm hình của vị “nguyên thủ quốc gia” chưa đem ra khỏi nhà in đất nước đã có một “nguyên thủ quốc gia” khác. Nhưng đó là chuyện của chính quyền và nhân dân miền Nam không dính líu gì đến đảng Cộng Sản miền Bắc.
Dân chủ ở miền Nam không phải là sản phẩm của Mỹ được đóng thùng từ Washington DC gởi qua nhưng là hạt giống do Phan Chu Trinh, Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long, Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh và rất nhiều nhà cách mạng miền Nam khác gieo xuống hàng nửa thế kỷ trước đã mọc và lớn lên trong mưa bão. Không chỉ miền Nam Việt Nam mà ở đâu cũng vậy. Nam Hàn, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Phi Luật Tân và nhiều quốc gia khác, dân chủ đã phải trải qua con đường máu nhuộm trước khi đơm bông kết trái.
Khác với người lính miền Nam, người lính miền Bắc chết vì viên thuốc độc bọc đường “thống nhất đất nước”. Bác sĩ Đặng Thùy Trâm bị giết ở Quảng Ngãi đã uống viên thuốc đó. Anh Nguyễn Văn Thạc, tác giả của hồi ký “Mãi mãi tuổi hai mươi” bị giết ở Quảng Trị đã uống viên thuốc đó. Cô bé Trần Thị Hường 17 tuổi và chín cô gái ở Ngã Ba Đồng Lộc bị bom Mỹ rơi trúng ngay hầm đã uống viên thuốc đó. Họ không biết đó là thuốc độc. Không biết thì không đáng trách. Nhà văn Dương Thu Hương trải qua một thời thanh niên xung phong nhưng chị may mắn còn sống để nhắc cho các thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay biết “chế độ ngoài Bắc là chế độ man rợ vì nó chọc mù mắt con người, bịt lỗ tai con người.”
Tại sao chiến tranh diễn ra tại Việt Nam mà không phải tại một quốc gia nào khác?
Thật không công bằng cho đảng nếu tôi chỉ dùng tài liệu trong các thư viện ở Mỹ để chứng minh âm mưu xích hóa Việt Nam của đảng. Tôi sẽ trích những câu do đảng viết ra. Theo quan điểm lịch sử của đảng CSVN chiến tranh đã xảy ra bởi vì “Ở miền Nam, lợi dụng sự thất bại và khó khăn của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ đã nhảy vào để thay chân Pháp nhằm biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ.”
Không ai hình dung “thuộc địa kiểu mới” hình dáng ra sao và đảng cũng chưa bao giờ giải thích một cách rõ ràng.
Sau Thế chiến thứ hai, hàng loạt quốc gia trong đó có những nước vốn từng là đế quốc, đã nằm trong vòng ảnh hưởng kinh tế và cả chính trị của Mỹ. Chẳng lẽ 18 nước châu Âu bao gồm Tây Đức, Áo, Bỉ, Pháp, Ý, Anh, Hòa Lan v.v… trong kế hoạch Marshall chia nhau hàng trăm tỉ đô la của Mỹ để tái thiết đất nước sau thế chiến thứ hai đều trở thành những “thuộc địa mới” của Mỹ hay sao? Chẳng lẽ các nước Á châu như Nam Hàn, Nhật Bản, Đài Loan được viện trợ không những tiền của mà còn bằng cả sức người để xây dựng lại đất nước họ là “thuộc địa mới” của Mỹ hay sao?
Chuyện trở thành một “căn cứ quân sự” của Mỹ lại càng khó hơn.
Chính sách vô cùng khôn khéo của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ dùng Đệ Lục Hạm Đội Mỹ làm hàng rào bảo vệ đất nước Thổ ngăn chặn làn sóng đỏ Liên Xô xâm lược là một bài học cho các lãnh đạo quốc gia biết mở mắt nhìn xa. Mặc dù là một nước trung lập trong thế chiến thứ hai, để lấy lòng Mỹ, lãnh đạo Thổ đã tình nguyện gởi 5500 quân tham chiến bên cạnh Mỹ trong chiến tranh Triều Tiên. Quân đội Thổ chiến đấu anh dũng nhưng cũng chịu đựng tổn thất rất nặng nề. Một nửa lực lượng Thổ đã chết và bị thương trong ba năm chiến tranh. Ngày 18 tháng 2 năm 1952, Thổ Nhĩ Kỳ chính thức trở thành hội viên của NATO và hùng mạnh đến ngày nay.
Nhật Bản là một ví dụ khác. Trong cuốn phim tài liệu Thế Giới Thiếu Mỹ (The World Without US) đạo diễn Mitch Anderson trích lời phát biểu của Thủ tướng Nhật Yasuhiro Nakasone “Nếu Mỹ rút khỏi Nhật Bản, chúng tôi phải dành suốt mười năm tới chỉ để lo tái võ trang trong nhiều mặt, kể cả sản xuất võ khí nguyên tử”. Một quốc gia có nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới với Tổng Sản Lượng Nội Địa năm 2011 lên đến 5855 tỉ đô la nhưng dành vỏn vẹn một phần trăm cho ngân sách quốc phòng chỉ vì Nhật dựa vào khả năng quốc phòng của Mỹ và sự có mặt của 35 ngàn quân Mỹ. Khác với chủ trương “đánh cho Mỹ cút ngụy nhào” của Hồ Chí Minh, trong một thống kê mới đây, 73 phần trăm công dân Nhật biết ơn quân đội Mỹ bảo vệ họ.
Đứng trước một miền Bắc điêu tàn sau mấy trăm năm nội chiến và thực dân áp bức, một giới lãnh đạo nếu thật tâm thương yêu dân tộc trước hết phải nghĩ đến việc vá lại những tang thương đổ vỡ, đưa đất nước ra khỏi cảnh đói nghèo, lạc hậu. Ngay cả thống nhất là một ước mơ chung và có thật đi nữa cũng cần thời gian và điều kiện. Con người trước hết phải sống, phải có cơm ăn, áo mặc, nhà ở, học hành trước khi nghĩ đến chuyện đoàn tụ với đồng bào và bà con thân thuộc.
Ngoại trừ các lãnh đạo Cộng Sản, trên thế giới chưa có một giới lãnh đạo thể hiện lòng yêu nước bằng cách giết đi một phần mười dân số, đốt cháy đi một nửa giang sơn của tổ tiên để lại, dâng hiến hải đảo chiến lược cho kẻ thù truyền kiếp của dân tộc mà gọi đó là “thống nhất đất nước” và “hòa hợp dân tộc”.
Cũng trong tài liệu chính thức của đảng, ngay cả trước khi ký hiệp định Geneve và khi Việt Nam chưa có một dấu chân người lính Mỹ nào, hội nghị lần thứ sáu của Trung ương Đảng CSVN từ ngày 15 đến 17 tháng 7 năm 1954, Hồ Chí Minh và bộ chính trị đảng CSVN đã nghĩ đến chuyện đánh Mỹ “Hiện nay đế quốc Mỹ là kẻ thù chính của nhân dân thế giới và nó đang trở thành kẻ thù chính và trực tiếp của nhân dân Đông Dương, cho nên mọi việc của ta đều nhằm chống đế quốc Mỹ”.
Vào thời điểm trước 1954, dân tộc Việt Nam thật sự có một mối thù không đội trời chung với Mỹ sâu đến thế sao hay giới lãnh đạo CSVN chỉ vẽ hình ảnh một “đế quốc Mỹ thâm độc đầu sỏ” như một lý do để chiếm toàn bộ Việt Nam bằng võ lực, và cùng lúc để phụ họa theo quan điểm chống Mỹ điên cuồng của chủ nô Mao Trạch Đông sau cuộc chiến Triều Tiên?
Ngày 30 tháng 4 năm 1975, sau gần một thế kỷ với bao nhiều tổn thất máu xương, tù ngục, mục tiêu Cộng Sản hóa Việt Nam của đảng cuối cùng đã đạt được. Lê Duẩn, trong diễn văn mừng chiến thắng vài hôm sau đó đã nói “vinh quang này thuộc về đảng Lao Động Việt Nam quang vinh, người tổ chức và lãnh đạo mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam”.
Lời phát biểu của họ Lê nhất quán với nghị quyết của đại hội Đảng Cộng sản Đông Dương do Trần Phú chủ trì năm 1930 và được Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương phê chuẩn vào tháng 4 cùng năm, ghi rõ: “Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong cuộc cách mạng; hai giai đoạn cách mạng từ cách mạng tư sản dân quyền chống đế quốc và phong kiến nhằm thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và người cày có ruộng và sau đó chuyển sang làm cách mạng xã hội chủ nghĩa.”
Mới đây, Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư đảng CSVN, trong chuyến viếng thăm Cu Ba, cũng lần nữa khẳng định “Ngay khi mới ra đời và trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn khẳng định: chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam; đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan, là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam…. Vào những năm cuối thế kỷ XX, mặc dù trên thế giới chủ nghĩa xã hội hiện thực đã bị đổ vỡ một mảng lớn, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa không còn, phong trào xã hội chủ nghĩa đang trong giai đoạn khủng hoảng, thoái trào, gặp rất nhiều khó khăn, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục khẳng định: “Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh”.
Nhiều người cho rằng Nguyễn Phú Trọng nói những câu lạc hậu, lỗi thời mà không biết mắc cỡ. Tôi tin y nói một cách chân thành và hãnh diện. Nhờ tài lãnh đạo mà đảng CSVN đã tồn tại dù cả một hệ thống xã hội chủ nghĩa lớn mạnh như Liên Xô đã phải sụp đổ.
Đối diện với thời đại toàn cầu hóa, nội chung chủ nghĩa Mác về mặt kinh tế đã phải thay đổi để đáp ứng nhu cầu tồn tại của đảng nhưng cơ chế nhà nước toàn trị sắc máu theo kiểu Lê Nin, Stalin chẳng những được duy trì mà còn củng cố chặt chẽ và nâng cấp kỹ thuật cao hơn. Dù ngoài miệng có hát bài hòa hợp hòa giải thắm đượm tình dân tộc, bên trong, các chính sách của Đảng vẫn luôn kiên trì với mục tiêu toàn trị và bất cứ ai đi ngược với mục tiêu đó đều bị triệt tiêu một cách tàn nhẫn.
Dưới chế độ Cộng Sản, không những người dân bị ràng buộc vào bộ máy mà cả các lãnh đạo cũng sinh hoạt trong khuôn khổ tổ chức và nghiêm chỉnh thực thi các nguyên tắc lãnh đạo độc tài sắc máu do đảng của họ đề ra. Điều đó giải thích lý do giọng điệu của những cựu lãnh đạo Cộng Sản như Võ Văn Kiệt, Nguyễn Văn An, Nguyễn Khoa Điềm sau khi rời chức vụ giống như những người vừa được giải phẫu thanh quản, nói dễ nghe hơn nhiều so với thời còn trong bộ máy cầm quyền. Họ không phải là những người “buông dao thành Phật” nhưng chỉ vì họ đã trở về với vị trí một con người bình thường, ít bị ràng buộc trong cách ăn cách nói, cách hành xử, cách khen thưởng và trừng phạt như khi còn tại chức.
Giới lãnh đạo Cộng Sản được trui rèn trong tranh đấu, được huấn luyện chính trị từ cấp đội, cấp đoàn trước khi giữ các vị trí then chốt trong đảng và nhà nước CS. Họ nắm vững tâm lý và vận dụng một cách khéo léo tâm lý quần chúng để phục vụ cho các chính sách của đảng trong từng thời kỳ. Sau biến cố Thiên An Môn, để đánh lạc hướng cuộc đấu tranh đòi dân chủ của thanh niên sinh viên, nhà cầm quyền Cộng Sản Trung Quốc khai thác lòng căm thù chính sách quân phiệt của Nhật đã xảy ra từ thế kỷ trước. Lợi dụng việc Bộ Giáo dục Nhật bản liệt kê biến cố tàn sát Nam Kinh như một tai nạn trong sách giáo khoa, nhà cầm quyền Trung Quốc đã khuyến khích hàng chục ngàn thanh niên sinh viên Trung Quốc biểu tình suốt 3 tuần lễ trước tòa đại sứ Nhật. Việt Nam cũng thế. Trong chiến tranh biên giới 1979, các lãnh đạo CSVN đã lần nữa sử dụng thành công viên thuốc độc bọc đường “bảo vệ tổ quốc”. Máu của hàng vạn thanh niên Việt Nam đổ xuống dọc biên giới Việt Trung phát xuất từ tình yêu quê hương trong sáng và đáng được tôn vinh, tuy nhiên, nếu dừng lại một phút để hỏi, họ thật sự chết vì tổ quốc hay chỉ để trả nợ xương máu giùm cho đảng CSVN?
Với tất cả thông tin được phơi bày, tài liệu được giải mật cho thấy, cuộc chiến “chống Mỹ cứu nước” mà giới lãnh đạo CSVN đưa ra thực chất chỉ là cái cớ. Không có một người lính Mỹ nào đến Việt Nam, đảng vẫn cộng sản hóa miền Nam cho bằng được. Bộ máy tuyên truyền tinh vi của đảng thừa khả năng để nghĩ ra hàng trăm lý do khác để đánh miền Nam.
Đảng CSVN là nguyên nhân khiến cho nhiều triệu người Việt vô tội ở hai miền đã phải chết một cách oan uổng, bao nhiêu thế hệ bị suy vong, bao nhiêu tài nguyên bị tàn phá và quan trọng nhất, chiếc còng Trung Quốc mà đảng thông đồng để đeo trên cổ dân tộc Việt Nam mỗi ngày ăn sâu vào da thịt nhưng không biết làm sao tháo gỡ xuống đây.
Nói theo cách viết của nhạc sĩ Việt Khang “Việt Nam ơi thời gian quá nửa đời, và ta đã tỏ tường rồi”, chiến tranh xảy ra tại Việt Nam mà không ở đâu khác chỉ vì Việt Nam có đảng Cộng Sản.
Ngoại trừ các em, các cháu bị nhào nặn trong nền giáo dục ngu dân một chiều chưa có dịp tiếp xúc với các nguồn thông tin khách quan khoa học, nếu hôm nay, những người có học, biết nhận thức mà còn nghĩ rằng cuộc chiến kết thúc vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 là cuộc chiến “chống Mỹ cứu nước”, những kẻ đó hoặc bị tẩy não hoàn toàn hoặc biết mình sai nhưng tự dối lòng để tiếp tục sống cho hết một kiếp người.
Cuộc đấu tranh vì tự do dân chủ đất nước hiện nay, do đó, còn rất khó khăn, đôi gánh non sông còn rất nặng và hành trình tự do còn khá xa xôi.
Sau 37 năm, “hàng triệu người buồn” như ông Võ Văn Kiệt nói, nếu chưa qua đời, hôm nay vẫn còn buồn.
Nhưng người buồn không phải chỉ từ phía những người lính Việt Nam Cộng Hòa bị buộc buông súng, từ phía nhân dân miền Nam bị mất tự do mà còn là những người miền Bắc, cả những người trong đảng CS đã biết ra sự thật, biết mình bị lừa gạt, biết mình đã dâng hiến cả một cuộc đời trai trẻ cho một chủ nghĩa độc tài, ngoại lai, vong bản.
Gần mười năm trước tôi kết luận bài viết về ngày 30 tháng 4 bằng ba phân đoạn dưới đây và năm nay, tôi kết luận một lần nữa cũng bằng những dòng chữ đó để chứng minh một điều, tuổi trẻ của tôi có thể qua đi nhưng niềm tin vào tuổi trẻ trong tôi vẫn còn nguyên vẹn.
Như lịch sử đã chứng minh, chính nghĩa bao giờ cũng thắng. Không có vũ khí nào mạnh hơn sức mạnh đoàn kết dân tộc. Chỉ có sức mạnh Đoàn Kết Dân Tộc, chúng ta mới có khả năng bảo vệ được chủ quyền và lãnh thổ Việt Nam, chỉ có sức mạnh Đoàn Kết Dân Tộc chúng ta mới có khả năng vượt lên những hệ lụy quá khứ để hướng vào tương lai tươi sáng cho đời đời con cháu mai sau và chỉ có sức mạnh Đoàn Kết Dân Tộc chúng ta mới có khả năng phục hồi sự kính trọng Việt Nam trong lân quốc cũng như trong bang giao quốc tế.
Ngày 30 tháng 4, ngoài tất cả ý nghĩa mà chúng ta đã biết, còn là ngày để mỗi chúng ta nhìn lại chính mình, ngày để mỗi chúng ta tự hỏi mình đã làm gì cho đất nước, và đang đứng đâu trong cuộc vận hành của lịch sử hôm nay. Mỗi người Việt Nam có hoàn cảnh sống khác nhau, quá khứ khác nhau, tôn giáo khác nhau và mang trên thân thể những thương tích khác nhau, nhưng chỉ có một đất nước để cùng lo gánh vác. Đất nước phải vượt qua những hố thẳm đói nghèo lạc hậu và đi lên cùng nhân loại. Không ai có quyền bắt đất nước phải đau nỗi đau của mình hay bắt đất nước phải đi ngược chiều kim lịch sử như mình đang đi lùi dần vào quá khứ. Sức mạnh của dân tộc Việt Nam không nằm trong tay thiểu số lãnh đạo CSVN. Tương lai dân tộc không nằm trong tay thiểu số lãnh đạo CSVN. Sinh mệnh dân tộc Việt Nam do chính nhân dân Việt Nam quyết định. Và do đó, con đường để đến một điểm hẹn lịch sử huy hoàng cho con cháu, chính là con đường dân tộc và không có một con đường nào khác.
Ba mươi bảy năm là một quảng đường dài. Chúng ta đã hơn một lầ