thư mục

Thứ Tư, 25 tháng 4, 2012

Dã tâm của TQ trong ngày 30/4 lịch sử


Mưu sâu của Trung Quốc và tấm gương Dương Văn Minh

Dương Văn Minh là một tướng lĩnh đã từng phục vụ dưới quyền của Pháp lẫn Mỹ, nhưng sau đó được em trai mình là đại tá QĐNDVN Dương Thanh Nhựt, bí danh Mười Ty “ngụy vận” và cảm hóa được ngay từ đầu. Năm 1963, trong lúc Mỹ muốn "thay ngựa giữa dòng", lật Diệm, còn Mặt trận thì cũng muốn diệt Diệm vì gia đình này quá độc tài tàn bạo. Thế là cách mạng cũng tương kế tựu kế và “thuận nước đẩy thuyền”, ủng hộ Dương Văn Minh làm theo ý Hoa Kỳ. Dương Văn Minh cũng không từ chối đảo chính Diệm vì ông ta có tinh thần dân tộc và còn là một Phật tử sùng đạo, mắt thấy gia đình Diệm đàn áp đạo Phật dã man và “Đảng Cần Lao” lộng hành, tàn ác, xã hội không có tự do tín ngưỡng, thì tất nhiên là muốn lật Diệm.

Một thời gian sau, năm 1964, Mỹ nhận ra là họ không thể dùng được Dương Văn Minh, họ không tin dùng ông nữa và ông bị cho "ngồi chơi xơi nước". Mỹ làm cuộc đảo chính đưa “tướng râu dê” Nguyễn Khánh lên. Tướng Nguyễn Khánh sau khi lên thì độc tài quân phiệt không kém Diệm, và bị chống đối quyết liệt, nhất là sau khi hiến chương Vũng Tàu ra đời, thanh niên và sinh viên miền Nam rầm rộ biểu tình chống Mỹ-ngụy. Mỹ không yên tâm nên lại đảo chính lần nữa và đưa Thiệu-Kỳ lên, và liên danh này là 2 nhân tuyển cuối cùng của Mỹ mà họ hài lòng và an tâm nhất sau khi chọn lựa và thử nghiệm một loạt các tay sai khác nhau.

Mặt trận, thông qua người nhà của tướng Minh, đã “ngụy vận” và cảm hóa được ông. Từ chỗ còn mơ hồ về việc miền Nam bị Mỹ xâm lược và cho rằng Mỹ có giúp xã hội miền Nam, như các hành động tâm lý chiến mị dân xây nhà, sửa sang đường xá, phát đồ chơi cho trẻ em, xây trường học (cũng là để nhồi sọ), xây bệnh viện (cũng để chữa trị cho lính Mỹ, người Mỹ), chích ngừa miễn phí, khám bệnh miễn phí, bố thí thực phẩm cho dân nghèo, làm “từ thiện”, “nhân đạo” v.v. thì ông ta cũng nhận thức được bản chất của cuộc chiến, ông ta là một nhà chính trị trong cuộc, tuy đã bị “lập trình”, nhồi nhét lâu ngày dưới những mái trường và quân trường của Pháp - Mỹ nhưng sau khi nghe người của Mặt trận giải thích, phân tích thì ông ta cũng dần nhìn ra vấn đề, nhìn nhận đúng sự việc.

Ông thấy người Mỹ gây tội ác, ông thấy chính quyền của mình rõ ràng là một bọn bù nhìn nằm dưới quyền Mỹ, không có thực quyền, không có quyền quyết định cuối cùng, không có độc lập thật sự, thậm chí người Mỹ tràn lan khắp miền Nam, không coi "đồng minh Việt Nam Cộng hòa" ra gì, chà đạp lên "luật pháp VNCH", mặc tình thảm sát "công dân VNCH", sát hại một số tướng tá "đồng minh VNCH" mà Mỹ không ưa, giật dây đảo chính lật đổ, đưa lên đưa xuống các "tổng thống VNCH" như những món đồ chơi, tóm lại là thích làm gì thì làm, thích giết ai thì giết từ người dân cho tới "tổng thống". Từ đó, ông ta ý thức ra được đây đúng là một chính quyền bù nhìn của Mỹ và đang phục vụ cho cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam, xã hội miền Nam là một xã hội thực dân mới (neocolonialism).

Tuy nhiên, ông ta còn trách nhiệm với gia đình, cho nên không thể một sớm một chiều mà ly khai ngay lập tức hay theo về với cách mạng. Mặt trận biết vậy và còn khuyến khích ông ta ở lại, đối với Mặt trận thì một sĩ quan cao cấp, có chức vụ cao, “thân tại Tào, tâm tại Hán” ở trong hàng ngũ giặc thì có lợi cho cách mạng hơn. Năm 1975, Mặt trận đã dùng “con bài bí mật” này tuyên bố đầu hàng vô điều kiện làm Hoa Kỳ không phản ứng kịp và Trung Quốc cũng không kịp đục nước béo cò.

Trong những ngày cuối tháng 4 năm 1975, Trung Quốc đã tìm cách đi cửa sau để tiếp xúc tướng Minh, “tổng thống” vào ngày cuối của chế độ Sài Gòn, để tiếp tục chống lại cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân của quân dân miền Nam Việt Nam. Văn kiện “Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc 30 năm qua” của Bộ ngoại giao Việt Nam do NXB Sự Thật xuất bản vào tháng 10 năm 1979 đầu tiên công bố chuyện mờ ám này. Sau này, tướng Dương Văn Minh, tướng Nguyễn Hữu Hạnh, sĩ quan ngụy Trần Viết Đại Hưng, và nhiều cựu tướng tá, sĩ quan quân đội Sài Gòn cũng thừa nhận chuyện này.

19 giờ ngày 28 tháng 4, ngay sau khi tân "tổng thống" Dương Văn Minh vừa thu âm xong bản tuyên bố của mình với yêu cầu cả hai bên ngưng bắn, thương lượng để bàn giao chính quyền thì ông Vanussème (Vanuxem), tùy viên quân sự và an ninh của Đại sứ quán Pháp tại Sài Gòn xuất hiện. Ông này yêu cầu ngưng phát cuộn băng và đưa ra một đề nghị khiến ông Dương Văn Minh cũng phải kinh ngạc vì sợ mình nghe nhầm: Chính quyền mới do ông Dương Văn Minh đứng đầu hãy kêu gọi Trung Hoa can thiệp, ngăn chặn cộng sản Việt Nam tiến vào Sài Gòn.

Vanussème nói có những nguồn tin ở Washington, Paris và Bắc Kinh cho biết Trung Quốc không ủng hộ một thắng lợi hoàn toàn của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Ông ta còn khẳng định: "Quân đội Trung Quốc sẽ vào giúp các ông đứng vững". Tuy nhiên, tướng Minh đã từ chối đề nghị của Vanussème và nói: “Tôi cảm ơn thiện chí của ông, nhưng trong đời tôi, tôi đã từng làm tay sai cho Pháp, rồi tay sai cho Mỹ, đã quá đủ rồi. Tôi không thể tiếp tục làm tay sai cho Trung Cộng.” Sau khi Vanussème đi khỏi, Dương Văn Minh than với vài người thân hữu: "Mình đã bỏ Pháp đi theo Mỹ, bây giờ nó lại xui mình đi theo Tàu. Thật là chán quá."

Theo tướng ngụy Lý Tòng Bá và Dư Quốc Đống kể lại trên đài radio “Chân trời mới” và một số đài phát thanh Việt ngữ ở Houston, Texas, Hoa Kỳ năm 2004. Trong ngày 30 tháng 4 năm 1975, một nhân viên ngoại giao Trung Quốc đã gặp riêng Dương Văn Minh và khuyến khích hãy cố thủ, án ngữ Vùng 4 Chiến thuật, hứa hẹn sẽ đem quân đánh vào biên giới miền Bắc Việt Nam để giải vây cho ngụy Sài Gòn. Nhưng tình thế bi đát, Mỹ bất lực, buông tay, bỏ rơi, tình hình của ngụy Sài Gòn đã tuyệt vọng không còn cách nào cứu vãn. Dù quân Trung Quốc có thật sự làm vậy thì cũng không thể nào ngăn cản được khí thế tiến công của quân dân miền Nam từ nông thôn tràn về giải phóng Sài Gòn, sào huyệt của ngụy quyền Sài Gòn.

Rất nhiều tư liệu, hồi ký, hồi ức của các chóp bu ngụy, sĩ quan ngụy đã thừa nhận việc này. Ví dụ ông Dương Văn Minh sau khi định cư ở Pháp, đã kể lại cho các sinh viên Pháp gốc Việt trong một buổi nói chuyện thân mật ở Paris rằng trong ngày 30 tháng 4, khi ngụy quyền Sài Gòn trong cơn hấp hối, sắp sụp đổ, thì người của Trung Quốc đã tìm cách liên lạc với chính phủ Dương Văn Minh thông qua sự trung gian của người Pháp, đề nghị viện trợ, giúp đỡ khẩn cấp ngụy Sài Gòn chống lại quân dân miền Nam.

Theo cựu chuẩn tướng quân đội Sài Gòn Nguyễn Hữu Hạnh (hiện đang là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam), thì sáng ngày 30-4-1975, tướng tình báo Pháp Francois Vanussème đã đến “Phủ thủ tướng” gặp “tổng thống” Dương Văn Minh, đề nghị kêu gọi Trung Quốc can thiệp để cứu ngụy quyền Sài Gòn đang trong cơn nguy cấp. Tướng Minh vốn đã được Ban Binh vận Trung ương cục miền Nam thông qua em trai Dương Thanh Nhựt (bí danh Mười Ty, người của cách mạng) và gia đình đã thuyết phục từ trước, nên ông đã khước từ và nói: “Tôi cảm ơn thiện chí của ông, nhưng trong đời tôi, tôi đã từng làm tay sai cho Pháp, rồi tay sai cho Mỹ, đã quá đủ rồi. Tôi không thể tiếp tục làm tay sai cho Trung Cộng.” Cựu "dân biểu" Sài Gòn Lý Quý Chung, Bộ trưởng Thông tin trong ngụy quyền Dương Văn Minh, trong hồi ức “Hồi ký không tên” xuất bản ở Việt Nam cũng đề cập tới chuyện này.

Ông Nguyễn Hữu Thái, một chiến sĩ cách mạng, một trong những gương mặt tiêu biểu của phong trào sinh viên Sài Gòn chống Mỹ trước 1975 cũng xác nhận thông tin này. Trong bài hồi ức “Dương Văn Minh và tôi” năm 2008, ông ta kể lại: Viên tướng Pháp Francois Vanussème đội lốt ký giả hối hả đến gặp tướng Minh và các cộng sự, và nói với họ: “Hãy rút về Cần Thơ, cố thủ Vùng 4 Chiến thuật, chỉ vài ngày nữa thôi thì Trung Quốc sẽ có giải pháp trung lập hóa miền Nam”. Tướng Minh từ khước đề nghị của đặc sứ Pháp và sau đó than với cộng sự một câu khác: “Hết Tây đến Mỹ, chẳng lẽ bây giờ còn đi làm tay sai cho Tàu nữa sao!”

Đó là lý do mà trong những ngày miền Nam sôi sục khí thế, thì ít ai để ý lúc đó Trung Quốc đã tập kết trọng binh một cách bất thường ở biên giới phía Nam, đại quân áp sát biên thùy, tạo ra áp lực quân sự làm nóng biên giới. Trong khi lực lượng võ trang miền Nam Việt Nam đang tiến quân như “mưa lũ tràn về” giải phóng thành đô, thì lực lượng biên phòng miền Bắc Việt Nam phải đặt trong tình trạng báo động với một tâm trạng hoang mang không hiểu ông hàng xóm định làm gì.

Như vậy đã rõ, Trung Quốc không muốn một Việt Nam độc lập - thống nhất – hòa bình nên đã đi đêm với Mỹ, thực hiện chiến lược “liên Mỹ đả Việt” (聯美打越), sau khi Mỹ “bỏ con giữa chợ” thì Trung Quốc muốn đóng thay vai trò của Mỹ. Nhưng họ không ngờ "con bài" Dương Văn Minh của Mặt trận, vốn đã được Ban Binh vận Trung ương cục miền Nam, và đại tá QĐNDVN Dương Thanh Nhựt (em ruột của tướng Minh) cảm hóa từ lâu, “thân tại Tào – tâm tại Hán”. Mặt trận ngay từ đầu đã khuyến khích, động viên tướng Minh ở lại với Mỹ, vì một sĩ quan cao cấp, có chức tước cao ở trong hàng ngũ giặc thì có lợi cho kháng chiến hơn, phát huy giá trị hơn.

Những ngày cuối tháng 4 năm 1975, “con bài Dương Văn Minh” đã phát huy tác dụng, các tổ chức bí mật của ta ở trong chóp bu ngụy quyền đã cùng với tướng Minh giành quyền từ tay ông lão chống cộng cực đoan Trần Văn Hương, không nghe lời Mỹ, bác bỏ mọi uy hiếp, dụ dỗ của Trung Quốc, đầu hàng vô điều kiện và kêu gọi binh lính bỏ vũ khí đầu hàng làm Mỹ và Trung Quốc đều bị bất ngờ.

Sự kiện trên cũng cho thấy, Trung Quốc không chỉ muốn “liên Mỹ đả Việt”, mà còn muốn thay thế vai trò của Mỹ đối với ngụy quyền. Vì khách quan mà nói, Mỹ đã “bỏ con giữa chợ”, hoàn toàn bỏ rơi ngụy Sài Gòn từ sáng ngày 30/4/1975. 4:58 sáng thì Martin đã rời Việt Nam. 7 giờ sáng những quân nhân cuối cùng của Hoa Kỳ cũng rời khỏi Việt Nam. 7:53 sáng chiếc trực thăng quân sự cuối cùng của Mỹ chở 10 người lính Thủy quân Lục chiến Mỹ cuối cùng tháo chạy khỏi Việt Nam. Không đầy 4 giờ sau, ngụy quyền sụp đổ, ngụy quân tan rã. Còn 2 tướng Fredrick C. Weyand và John Murray thì đã bỏ chạy khỏi Việt Nam ngay từ chiến dịch Mùa xuân 1975, trước chiến dịch Hồ Chí Minh.

Như vậy, kết quả cuộc chiến đã được định đoạt vào lúc 7:53 sáng ngày 30/4 khi người lính Mỹ cuối cùng rời khỏi lãnh thổ Việt Nam, chứ không phải khi Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vào 11:30 trưa hôm đó, tướng Minh là quân bài của Mặt trận từ lâu, và tác dụng của việc tuyên bố đầu hàng và kêu gọi buông súng chỉ là để cho không còn đổ máu vô ích, đánh gục những sự ngoan cố cuối cùng của một bộ phận quá khích.

Trung Quốc lá mặt, lá trái không những với Việt Nam, mà còn với cả đồng minh mới Hoa Kỳ, đồng minh mà họ đi đêm từ năm 1972. Âm mưu qua mặt Mỹ, nhặt lại công cụ mà Mỹ đã sử dụng và vừa mới vứt bỏ cách đó vài giờ. Mỹ - Trung, một bên vỏ quýt dày thì một bên móng tay nhọn, bên tám lạng, người nửa cân, hình thành một mối quan hệ bạn thù khó phân.

Henry Kissinger khi nói về Chiến tranh biên giới Việt – Trung, cũng đã thừa nhận: “Trung Quốc giúp đỡ Hà Nội để làm cùn bớt lưỡi dao của Mỹ thọc vào châu Á.” và "Hà Nội chỉ chiến đấu với một lẽ duy nhất, đó là lòng yêu nước của họ. Và một nước Việt Nam thống nhất dưới sự lãnh đạo của những người cộng sản Việt Nam, chiến thắng vào năm 1975, chính là mối đe dọa chiến lược to lớn đối với Trung Quốc còn hơn đối với Mỹ."

Không những các thỏa thuận giữa Trung Quốc với Mỹ, những mưu đồ chiến lược của họ đã bị thất bại, mà một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa độc lập, thống nhất, phát triển, hội nhập, và có uy tín và vị thế chính trị ngày càng cao trên trường quốc tế, sẽ mãi là vật cản, chướng ngại không thể nào san bằng cho mưu đồ bành trướng bá quyền Đại Hán của Trung Quốc ở Đông Dương và Đông Nam Á. Thắng lợi lịch sử của dân tộc Việt Nam ngày 30/4/1975 không chỉ là thất bại lớn của Hoa Kỳ, mà cũng là thất bại lớn của Trung Quốc.


Và cuối cùng là những giọt nước mắt hạnh phúc của dân tộc Việt nam anh hùng

Thứ Tư, 11 tháng 4, 2012

Tại sao quan hệ Việt - Trung là quan hệ nhạy cảm?



Lâu nay một bộ phận trong dư luận hải ngoại thường cho rằng Đảng, Nhà nước, Chính phủ, những người lãnh đạo CHXHCN Việt Nam, hoặc những bộ phận của Đảng và Nhà nước cộng sản là "hèn nhát" trước Trung Quốc mỗi khi VN làm cái này hoặc không làm cái kia, đặt nặng vấn đề này hoặc không đặt nặng vấn đề kia.

Tôi thì chỉ nhìn vào vấn đề chính, cái cốt lõi nhất, đó là khi có xâm lược thì VN sẵn sàng đánh xâm lược và khi giặc chưa xâm lược thì VN đang tích cực bảo vệ chủ quyền bằng cách: Liên tục và thường xuyên tuyên bố khẳng định chủ quyền, phản đối Trung Quốc, và hiện đại hóa quân đội, nâng cao hệ thống phòng thủ và tăng cường năng lực tác chiến phòng thủ. Nghĩa là tất cả những gì liên quan đến chủ quyền thì chúng ta đều đã và đang làm, bất kể điều này đối nghịch với lợi ích và những tuyên bố của phía TQ, bất kể những điều này có làm TQ phật lòng hay không.

Từ thực tế khách quan trên, tôi cho rằng tất cả những hành động chính trị, quyết định chính trị của hệ thống chính trị Việt Nam đều có nguyên nhân của nó, và chắc chắn không thể xuất phát từ tinh thần hèn nhát. Cách đây không lâu, VN ngay cả cầm súng bắn Trung Quốc cũng đã làm thì không phải là hèn, và ngày nay, VN đang làm tất cả vì chủ quyền của mình bất kể nó mâu thuẫn với lợi ích TQ, như vậy không phải là hèn. Một người thì không thể vừa "hèn" vừa "không hèn", cho nên khi đã xác định VN không hèn thì nên có một niềm tin nhất định, đó là niềm tin thực tế, có căn cứ, chứ không phải niềm tin mù quáng, phi thực tế, vô căn cứ.

Từ sự hiểu rõ bản chất và niềm tin trên, mỗi khi tôi thấy VN nhường TQ điều gì, hay tỏ thái độ mềm dẻo gì thì tôi hiểu rằng đó là những sách lược chính trị tạm thời và đều có nguyên nhân sâu xa của nó, thậm chí có những vấn đề chính trị bên trong mà chúng ta chưa biết hết. Những hành động đó có thể đúng, có thể sai, có thể chúng ta đồng ý với nó, có thể chúng ta không đồng ý với nó, nhưng chắc chắn nó không phải xuất phát từ tâm lý hèn hạ, hèn nhát.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến quan hệ Việt - Trung là mối quan hệ nhạy cảm và Trung Quốc luôn là bóng ma ám ảnh cho chủ quyền VN và là mối đe dọa lớn nhất cho chủ quyền lãnh thổ VN. 

Có rất nhiều nguyên nhân vì sao các lãnh đạo VN coi đây là vấn đề nhạy cảm, và trong đó đều là những nguyên nhân khách quan với mong muốn trước hết là bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, sau là bảo vệ hòa bình, tránh chiến tranh tàn phá đất nước, chiến sĩ hy sinh, đồng bào đổ máu, bao nhiều thành tựu từ Đổi mới, bao nhiêu nỗ lực xây dựng đất nước và hồi phục suy thoái kinh tế toàn cầu trở thành công cốc. Chứ trong đó không có cái gì là từ sự nhát, sợ Trung Quốc, hay hèn như một số người đã lầm tưởng.

Hiện Trung Quốc là quốc gia duy nhất trên thế giới có nguy cơ xảy ra chiến tranh với VN nhất. Do địa lý gần gũi thuận lợi, do có mâu thuẫn trực tiếp chủ quyền lãnh thổ và những nguồn lợi kinh tế biển, trong đó có những nguồn dầu ở Biển Đông.

Trung Quốc chưa gây chiến, chưa xâm lược là vì họ vẫn còn đang muốn giữ hòa bình để tập trung phát triển kinh tế và đang chưa có cái cớ nào khả dĩ để mà có thể dùng làm chiêu bài chính trị. Khi phe hiếu chiến lên nắm quyền, thì bất kỳ 1 chuyện nhỏ nào cũng có thể được dùng để khai thác, đào bới, khoét sâu, thổi phồng lên để hình thành 1 chiêu bài chính trị gây chiến.

Đừng tưởng sự dung dưỡng, thả lỏng đối với những chuyện nhỏ không thể tích tụ thành một chuyện lớn, tạo điều kiện cho TQ tuyên truyền thổi phồng, nâng cao quan điểm, leo thang mâu thuẫn, leo thang xung đột, từ khẩu chiến đến chiến tranh lạnh rồi tới xung đột quân sự, rồi tới chiến tranh toàn diện chỉ trong tích tắc (xem cuộc chiến 1979).

Đối với TQ là sự chưa muốn gây chiến. Còn đối với VN là sựhoàn toàn không muốn có chiến tranh lúc này. VN đang "sợ" chiến tranh hơn TQ là vì VN có nhiều thứ để mất hơn TQ, thế yếu hơn TQ, và tiềm lực quân sự, nhất là không quân và hải quân có thể tác chiến trên biển kém xa TQ. Thực lực đôi bên một trời một vực. Thực lực tổng thể đã một trời một vực, thực lực quân sự trên biển và trên không cũng còn một khoảng cách rất xa.

Nếu chiến tranh trên bộ thì TQ chắc chắn sẽ có kết quả tương tự như năm 1979, không có cơ hội nào thôn tính VN. Nhưng nếu là những trận đánh trên biển trong 1 hình thái chiến tranh mới, phụ thuộc nhiều vào sức mạnh vũ khí không quân và hải quân để làm chủ vùng trời và vùng biển thì hầu như chắc chắn VN sẽ thua và bị mất thêm chủ quyền, hầu hết các chuyên gia quân sự quốc tế đều đồng thuận với nhau về điểm này. Bởi vì trên biển và trên không, VN không thể áp dụng chiến tranh nhân dân và khó thể áp dụng chiến tranh du kích như trên bộ.

Trong cuộc chiến, sự thiệt hại của TQ nếu có chỉ sẽ là rất nhỏ so với thực lực tổng thể của họ, họ sẽ tốn thật nhiều lính mà họ có thể đang ngầm muốn chết bớt do nạn dân số và trai thừa gái thiếu, họ đang muốn "tống khứ" bao nhiêu đàn ông TQ đi ra nước ngoài qua nhiều hình thức khác nhau còn không kịp thì họ sẽ không tiếc sinh mạng những người lính. Nhưng VN thì tiếc mạng sống binh sĩ và đồng bào.

Có thể TQ sẽ mất vài tỷ đô la, một phần vũ khí sẽ bị hư hại, một số tàu sẽ chìm, rồi sao? Họ còn bao nhiêu tiền với tiềm lực kinh tế đó và còn bao nhiêu vũ khí khác chưa dùng và họ rất sẵn sàng mua lại hoặc chế mới để bổ sung, hiện họ vẫn đang mua sắm và sản xuất đều đặn.

Dù VN có thể tiếp nối truyền thống lấy ít địch nhiều, nhưng trong 1 cuộc chiến tranh trên biển, dù 1 tàu VN, 1 máy bay VN thiện chiến nhất thế giới thì cao lắm có thể chọi 3 tàu địch, máy bay địch, VN sẽ gây thiệt hại nặng cho địch về vũ khí, mạng đổi mạng với địch, nhưng sau khi ta hết vốn, địch cho bổ sung thì ta sẽ đưa lưng ra chịu đòn. Rồi sẽ có bao nhiêu Gạc Ma khác, có bao nhiêu Vòng tròn bất tử khác, bao nhiêu Quảng Trị khác (Năm 1972, Quân Giải phóng miền Nam không có không quân và hải quân nên trơ trọi chịu trận trước không quân Mỹ và Hạm đội 7 của Mỹ dội bom và pháo kích vào, quân đội ban đầu có cả ngàn người nhưng không còn bao nhiêu người sống sót, nhưng quyết bám đất đến cùng, không bỏ chạy, đó cũng là 1 Vòng tròn bất tử trong thời chống Mỹ.). Rồi ta sẽ mất bao nhiêu bãi Gạc Ma nữa, bao nhiêu người sẽ hy sinh nữa?

Và đáng lo nhất là sau 1 cuộc chiến hết vốn, địch vẫn còn vốn và tiếp tục mua mới, sản xuất với tiềm lực kinh tế đó, còn ta thì biết bao giờ mới xây dựng lại được 1 lực lượng hải quân tạm có tính răn đe như hiện nay? Bao giờ mới có lại những vũ khí hiện đại đó? Những anh bạn "không hèn" có sẵn sàng thắt lưng buộc bụng để cho VN có thể áp dụng chính sách Tiên quân (quân đội trước) như Triều Tiên hay không?

Khi nói, phán, chửi, chê thì rất dễ, không có gì dễ hơn, nhưng khi bắt tay trực tiếp vào làm mới thấy bao nhiêu chuyện. Đứng ngoài phê phán thì bao giờ cũng là dễ nhất.

Lực lượng hải quân và không quân VN hiện nay tuy đang được hiện đại hóa, nhưng nó vẫn chỉ có tính răn đe, làm cho TQ chùn bước phần nào vì sợ tổn thất vũ khí và tiền bạc, chứ nó chưa đủ sức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ nếu có 1 cuộc chiến tranh toàn diện tại đây. Hải quân TQ năm 2012 ngày nay không phải là hải quân lạc hậu năm 1988.

Vì những lẽ đó, mới có xu hướng nhường nhịn, lấy đại cuộc làm đầu, 1 câu nhịn 9 câu lành để bảo vệ chủ quyền biển đảo và giữ gìn hòa bình và sự ổn định trong khu vực. Vì khi có chiến tranh, VN ít nhiều gì cũng sẽ mất thêm chủ quyền, mất đi năng lực phòng thủ cho sau này, tạo ra thêm nguy cơ mất chủ quyền, bao nhiêu người hy sinh, và sẽ còn nhiều mất mát khác, kinh tế bị ảnh hưởng xấu, đời sống người dân nhất là ngư dân sẽ bị ảnh hưởng to lớn. Chính những lợi ích dân tộc đó, những lợi ích quốc gia đó của đất nước, mà chúng ta cố gắng không để bất kỳ cái gì biến thành (hoặc có thể để cho TQ sử dụng) một cuộc leo thang mâu thuẫn, xung đột từng bước.

Năm 1992 VN khó khăn lắm mới đấu tranh thuyết phục TQ ký vào hiệp nghị gác lại quá khứ và không tuyên truyền chống nhau, để hoàn toàn bình thường hóa quan hệ với TQ, xây dựng không khí hòa bình, xua tan không khí chiến tranh lạnh có thể bùng nổ thành chiến tranh nóng bất cứ lúc nào giữa 2 nước. Và lâu nay TQ về cơ bản vẫn ngăn chặn những thông tin về cuộc chiến năm 1979 và hải chiến TS. Bây giờ khi xảy ra cái gì, dù là chuyện nhỏ thôi, chúng nó vin vào đó bảo VN vi phạm hiệp định rồi bật đèn xanh thả lỏng cho giới trẻ, blogger TQ, hoặc chủ động cho truyền thông chính thống tuyên truyền bôi nhọ VN, xúc phạm những anh hùng liệt sĩ VN, xuyên tạc cuộc chiến 1979 và Hải chiến TS, Vòng tròn bất tử, Gạc Ma ... thì có phải là sẽ leo thang xung đột, và xung đột kéo theo xung đột, xung đột này mở ra xung đột kia hay không?

Và VN có thắng nổi một cuộc chiến tranh thông tin với TQ hay không? Thông tấn xã Việt Nam là gì so với Tân Hoa xã, CCTV có chi nhánh khắp thế giới? Cộng đồng mạng VN tỷ lệ so sánh với cộng đồng mạng TQ thế nào, rồi sự khổng lồ áp đảo này sẽ tác động tới quốc tế thế nào?

Trung Quốc không sợ chiến tranh, càng không sợ 1 cuộc chiến trên biển với VN vì họ biết ưu thế của họ và khuyết điểm quân sự của VN chưa đủ thời gian để lấp lại. Và 1 bộ phận bá quyền, bành trướng, phản động trong giới cầm quyền Bắc Kinh vẫn còn đó, chúng nó đang chực chờ 1 cái cớ để kiến nghị gây chiến. Loại chống Việt, muốn liên Tây đả Việt, sống ký sinh trên chiến tranh, theo chủ nghĩa sô-vanh đại dân tộc thì TQ lâu nay luôn có, chỉ cần chúng có cái cớ gì đó và chúng lên cầm quyền là xong. Đại hội Đảng TQ sắp đến và chúng ta chưa biết phe nào sẽ lên nắm quyền.

Ông Bạc Hy Lai thuộc phe tả khuynh, chống Tây bị phe hữu khuynh, thân Tây Ôn Gia Bảo, Tập Cận Bình dùng con bài Vương Lập Quân để làm cái cớ cách chức chính là 1 dấu hiệu không hay cho VN. Vì lâu nay phe đậm chất ý thức hệ như Bạc Hy Lai ở Trùng Khánh luôn có những xu hướng thân VN và chống Tây, chống tư bản hơn, vì lý do ý thức hệ.

Phe thân Tây thì chủ trương "viễn giao cận công" (hòa xa, chống gần). Đó là vì sao ông tổ của Cải cách TQ và thân Mỹ là Đặng Tiểu Bình cũng chính là tên đầu sỏ xâm lược VN trong năm 1979 trong khi phe trung thành với truyền thống, đậm chất ý thức hệ như Diệp Kiếm Anh, Hoa Quốc Phong đều phản đối.

Và còn bao nhiêu thế lực Mỹ - Tây, phản động đang rình rập tìm cách kích động chiến tranh giữa 2 nước từ nhiều động cơ, động lực khác nhau. Đục nước béo cò. Thừa nước đục thả câu.

Không nên thấy biển lặng sóng yên rồi mơ mộng tình hình vẫn đang ổn lắm, tốt lắm, thật ra chiến sự có thể bùng nổ bất cứ lúc nào. Mà một khi xảy ra thì VN chắc chắn sẽ mất thêm chủ quyền và nhiều mất mát khác về vũ khí, năng lực phòng thủ, thực lực tổng thể, kinh tế, sinh mạng con người v.v.

Cách đây 1 tuần NXB Tri Thức ở VN vừa xuất bản cuốn "Xung đột trên biển Đông không còn là nguy cơ tiềm ẩn" của tác giả Lê Hồng Thọ (Mỹ) và nhiều đồng tác giả trong và ngoài nước đã cho thấy chiến tranh đang chình ình trước mắt, bất kỳ một leo thang nào, một hành động nào dẫn tới leo thang, đều có thể dẫn tới xung đột quân sự và đưa tới chiến tranh quy mô. Đồng nghĩa với việc VN sẽ mất thêm chủ quyền và thêm hàng ngàn người VN sẽ thiệt mạng, đời sống người dân đang khó khăn sẽ còn khó hơn, và bao công lao xây dựng hệ thống quốc phòng trên biển và phục hồi khủng hoảng sẽ trôi sông trôi biển.

Do địa lý gần gũi thuận tiện, Trung Quốc có quan hệ ràng buộc kinh tế rất lớn với VN, là 1 thị trường xuất khẩu khổng lồ của VN, nhất là lương thực, hiện TQ đang là thị trường rộng lớn nhất và thuận tiện nhất cho người VN trong khu vực. Trong đó, Trung Quốc hiện đang nổi lên là một thị trường nhập khẩu gạo ngày càng quan trọng của Việt Nam.

Trong vòng hơn hai tháng qua chỉ riêng Trung Quốc đã nhập khẩu từ Việt Nam 500.000 tấn gạo. Dự báo trong năm nay, TQ có thể nhập khẩu từ Việt Nam ít nhất là 1 triệu tấn gạo. Nếu xảy ra chiến tranh, TQ sẽ học Mỹ ban lệnh cấm vận như thời gian 1979-1992, bao nhiêu nông dân VN sẽ phải chật vật. Năm 1992, VN đã rất khó khăn để phá thế cấm vận của Mỹ - Trung.

Tức là bên cạnh việc mất thêm chủ quyền, lãnh thổ, lãnh hải, máu đổ, chết chóc, đời sống dân chúng cũng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, khó khăn chồng chất thêm khó khăn, khủng hoảng tài chính quốc tế vừa đẩy đi phần nào sẽ trở lại. Chứ không phải chỉ có đánh nhau đổ máu trên đất liền, trong thành phố thì mới đưa đến đổ vỡ kinh tế.

Việt Nam có hèn không? Muốn biết có hèn không thì cứ nhìn thẳng vào thực tế về những vấn đề chính: Từ khi VN giành lại được độc lập từ năm 1945 tới nay, bất kỳ bọn giặc nào, từ đâu, kéo tới xâm lược là ta đếu đánh chúng ra ngoài, hết giặc này đến giặc khác, trong đó có cả Trung Quốc. Còn khi chúng chưa kéo tới đánh thì ta luôn tuyên bố khẳng định chủ quyền và tuyên bố công khai, chính thức phản đối những hành động xâm phạm chủ quyền hoặc hành xử chủ quyền trên những vùng tạm chiếm. Và liên tục tăng cường hiện đại hóa quốc phòng, chú trọng vào hải quân, không quân, mua sắm mới, sản xuất mới.

Chúng ta đánh Trung Quốc khi chúng xâm lược, cầm súng bắn vào TQ thì sao gọi là hèn nhát? Có hành động nào dũng cảm hơn thế?

Chúng ta liên tục và thường xuyên hành xử chủ quyền, tổ chức bầu cử, khai thác tài nguyên trên những vùng TQ tuyên bố thì sao gọi là sợ TQ?

Chúng ta liên tục và thường xuyên phản đối cấp quốc gia và quốc tế đối với những tuyên bố của TQ và những hành động hành xử chủ quyền và hợp tác khai thác tài nguyên trong vùng tranh chấp, thì sao gọi là hèn nhát?

Chúng ta liên tục, thường xuyên công khai và chính thức khẳng định chủ quyền lãnh thổ mà TQ tuyên bố. Bác bỏ và phủ định những tuyên bố chính thức của TQ, sao có thể gọi là hèn nhát?

Chúng ta liên tục nâng cấp vũ khí, hiện đại hóa hải quân, không quân, mua sắm mới, sản xuất mới, trong khi đang có tranh chấp biển đảo với Trung Quốc, sao gọi là hèn nhát?

Chúng ta nhiều lần tập trận bắn đạn thật, phóng tên lửa thật ở Trường Sa, trên Biển Đông, ngay trên vùng tranh chấp, sao lại gọi là hèn nhát?

Rõ ràng VN công khai và chính thức, giữa ban ngày ban mặt quang minh chính đại làm những hành động trực tiếp như trên, trong khi TQ và cả thế giới biết VN đang có tranh chấp, bất đồng về biển đảo, lãnh hải, lãnh thổ với TQ, làm sao có thể gọi là hèn được?

Việt Nam luôn đặt chủ quyền lên trên hết, lên trên cả mong muốn hòa bình và kinh tế. Nếu VN đặt hòa bình cao hơn thì đã không có những hành động trên, mà mỗi hành động đều như tát nước vào các tuyên bố và hành động của TQ, trái ngược và đối nghịch, đối chọi chan chát với những lập trường, quan điểm, quyền lợi của TQ, mỗi hành động này đều có thể tạo ra sự leo thang thành xung đột vũ trang và chiến tranh trên biển. VN ý thức rõ điều đó, nhưng vẫn làm, vì nó là chủ quyền, VN đặt chủ quyền lên trên hòa bình.

Nếu VN đặt kinh tế lên trên chủ quyền thì cũng như đã nói, đã không tốn hàng tỷ đô la mua nhiều vũ khí tối tân, đã không dám làm những cái gì có thể gây ra sự leo thang mâu thuẫn đưa tới xung đột quân sự, gây tác động tiêu cực tới nền kinh tế.

Tất cả những gì liên quan tới chủ quyền, lãnh thổ thì VN đều đã làm những gì có thể làm, những gì trong khả năng thực tế mà thế và lực VN hiện nay có thể làm. Bất kể nó trái ngược với lợi ích kinh tế hay nguyện vọng hòa bình ổn định của VN trong khu vực. Bất kể nó đi ngược lại với những tuyên bố, khẳng định, quan điểm, lập luận, và lợi ích của TQ.

Nhưng những gì không liên quan tới chủ quyền, bất cứ cái gì khác mà không liên quan đến chủ quyền thì chúng ta đều có thể hy sinh, để bảo vệ chủ quyền và bảo vệ hòa bình, tránh chiến tranh, như những lý do đã phân tích ở trên.

Và bảo vệ hòa bình trong trường hợp này cũng chính là bảo vệ chủ quyền, vì khi có chiến tranh thì VN sẽ mất thêm lãnh thổ, lãnh hải so với tương quan lực lượng quân sự giữa hai bên lúc này. Và sau chiến tranh nguy cơ bị mất thêm, mất tiếp chủ quyền sẽ còn dài dài vì lúc đó VN phải xây dựng lại hệ thống quốc phòng gần như từ đầu, đã cạn vốn.

Cho nên, tất cả những cái gì mà một số "còm sĩ", "phán sĩ" bảo rằng tại sao không dám cái này, tại sao phải nín cái kia, tại sao phải nhịn cái nọ, tại sao phải bảo mật cái này, phải không công bố cái kia v.v. Tất cả những hành động đó không phải là xuất phát từ một tinh thần hèn nhát, mà là xuất phát từ một nhận thức rõ ràng về lợi ích quốc gia dân tộc, về yếu tố lợi - hại của vấn đề, xuất phát từ nhiều lý do khách quan nằm trong mục đích duy nhất đó là lợi ích dân tộc và sự mong muốn bảo vệ chủ quyền và hòa bình ổn định trong nước và khu vực. Đó là những cái chính, những cái cao nhất và quan trọng nhất.

Người làm chính trị có thực tâm và thực tài là những người biết phân biệt giữa cái lợi của một người, cái lợi của một nhóm, và cái lợi tổng thể của cái chung, của dân tộc, đất nước. Và chủ quyền và sự hòa bình chính là cái lợi lớn đó.

Lãnh đạo có tài và có tâm họ đặt nặng và coi trọng vào cái lợi lớn, cái lợi ích chung đó. Họ đặt tình cảm vào cái chung, cái lớn, toàn dân, toàn quốc, nặng hơn cái tình cảm cá nhân với 1 người hay 1 nhóm, cái riêng tư, cục bộ. Đặt nặng cái lâu dài hơn cái nhất thời. Lý trí làm chủ cảm tính. 

Họ cũng căm tức như chúng ta, nhưng họ có trách nhiệm khác chúng ta, họ có trách nhiệm gánh vác to lớn, họ không có quyền bị nô lệ cảm xúc, bị cảm tính điều khiển hành động, hành động cốt miễn sao hả dạ, hả giận, hả hê, thỏa mãn, bất chấp tất cả, rồi sau đó thế nào họ mặc kệ, không chịu trách nhiệm. Nếu vậy thì đó mới là một chính phủ vô trách nhiệm. Chiến tranh đổ máu, mất thêm chủ quyền lãnh hải lãnh thổ, thì ai chịu trách nhiệm? Chính họ chứ còn ai!

Cứ "ôn cố tri tân" thì chúng ta sẽ nhìn ra được rất nhiều điều. Lê Lợi sau khi giành được độc lập, lên ngôi vua, không vinh danh tưởng niệm những người lính chém chết Liễu Thăng (tướng Minh chết trận ở Đại Việt) mà lại còn đúc tượng vàng Liễu Thăng bằng tiền thuế của dân để cống cho triều Minh mỗi khi đi sứ (lệ cống người vàng này đến năm 1718 mới hết), xưng thần, tiến cống, xin sắc phong, chấp nhận làm 1 An Nam quốc vương, thần tử trên danh nghĩa, không có căn cước quốc gia chính thức, chấp nhận địa vị phiên thuộc đối với nhà Minh.

Nhưng không có sử gia nào sau này gọi Lê Lợi là hèn, bởi vì sao, bởi vì đó không phải là xuất phát từ tinh thần hèn nhát, Lê Lợi đã bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thực tế cho đất nước, xuất phát từ tinh thần thực tế, từ ý tốt muốn củng cố thái bình, muốn chấm dứt hẳn binh đao để xây dựng Đại Việt, xuất phát từ ý thức "tránh voi không hổ mặt nào", "1 câu nhịn 9 câu lành" v.v. Xuất phát từ lợi ích của quốc gia dân tộc, chủ quyền xã tắc và sự thái bình an lạc của muôn dân.

Ông hiểu rằng nước nó lớn, người nó đông, kinh tế nó mạnh, nó thua ta vài lần thì cùng lắm quân nó chết, kinh tế nó tổn hại một chút, còn dù ta thắng thì sao? Nước non tan hoang, kinh tế đổ vỡ, phải xây dựng lại từ đầu, đất nước kiệt quệ, sức dân khốn cùng. Rốt cuộc cũng vẫn phải nhượng bộ nó vấn đề này vấn đề kia để mưu cầu thái bình để cho quân dân nghỉ ngơi.

Trong thời kỳ chống Trung Quốc (1979-1992), năm 1979 quân ta đánh nhau ác liệt với quân Trung Quốc tại miền Bắc, gây cho chúng tổn thất nặng nề và đánh lui chúng về nước. Nhưng trong thời gian sau đó tới năm 1992 chúng ta vẫn chống Trung Quốc công khai, coi là "kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm nhất", nhưng cũng không có những tưởng niệm, vinh danh xứng tầm hay nhắc lại, phổ biến thông tin gì nhiều về cuộc chiến này trong thời gian đó. Nhiều thông tin về những trận đánh nhỏ sau đó để giành lại từng tấc đất của Tổ quốc, ví dụ trận đánh Lão Sơn, đều được bảo mật ngay trong thời kỳ chống Trung Quốc đó.

Năm 1988, sau hải chiến Trường Sa, đài báo VN năm đó cũng không nhắc nhiều. Như vậy có phải là hèn? Ngay cả đánh mà ta còn dám đánh thì sao có thể gọi là hèn? Đánh còn dám đánh, cầm súng bắn thẳng vào lính Tàu mà còn dám thì sao không dám nói, không dám nhắc? Đó, vấn đề là ở chỗ đó, đó không phải là hèn, mà đó là vì chúng ta không muốn leo thang chiến tranh thành một cuộc chiến quy mô lớn, chúng ta cần ổn định chính trị xã hội để xây dựng và bảo vệ nước nhà.

Trong tất cả những hành động đó, có thể thấy rõ ràng là: Xưa nay VN luôn đặt chủ quyền lên trên hết, vì chủ quyền thì khi cần đánh chúng ta vẫn phải đánh, dù những vùng đất mà TQ vẫn còn cố đóng giữ sau năm 1979 không có bao nhiêu giá trị địa lý, đất đai, kinh tế, quân sự, nhưng vì nó là đất tổ tiên, nó là chủ quyền, cho nên ta vẫn đánh để giành lại.

Ta không hy sinh chủ quyền chỉ vì muốn hòa bình. Ta không dùng chủ quyền để đánh đổi hòa bình. Nên ta đã đồng thời vừa đánh để giành lại chủ quyền, vừa bảo mật thông tin để tránh biến nó thành 1 làn sóng phẫn nộ, tạo điều kiện cho Mỹ và phản động khoét sâu và kích động leo thang lên thành 1 cuộc chiến quy mô.

Những năm tháng chống Trung Quốc trong thời gian 1979-1992 đó đã cho chúng ta thấy rất rõ sự nhất quán trước sau như 1 về đường lối chủ trương của Đảng. Đó là 1. Chủ quyền, 2. Hòa bình. Chúng ta vừa đánh để giành chủ quyền vừa tìm cách giữ cho nó trong sự kiểm soát, không để bất kỳ thế lực thứ 3 nào lợi dụng, khoét sâu, kích động để leo thang cuộc chiến, cố gắng vãn hồi hòa bình, cố gắng tránh xung đột quy mô lớn.

Trong những ngày cuối tháng 2 trong cuộc chiến chống Trung Quốc năm 1979, Quân đội Nhân dân Việt Nam còn dám đánh sâu vào lãnh thổ Trung Quốc, đánh thẳng vào hai thị trấn Ninh Minh thuộc tỉnh Quảng Tây và Malipo thuộc tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Đó là lần thứ 2 trong lịch sử Việt Nam mà một quân đội Việt Nam đánh vào lãnh thổ Trung Quốc, lần thứ nhất là cuộc "tấn công để phòng thủ" của Lý Thường Kiệt. Lý Thường Kiệt và Tôn Đản đánh vào Trung Quốc là để tiêu diệt kho hậu cần mà giặc Tống chuẩn bị để tiến đánh Đại Việt. Quân đội Nhân dân Việt Nam đánh vào Trung Quốc là để trả đũa và răn đe. Sự việc này nhiều tài liệu quốc tế đã ghi nhận, nhưng VN lại không tuyên truyền nhiều về nó vì những phức tạp ngoại giao và chính trị, nhưng ngay cả việc đánh vào đất Tàu mà còn dám thì chúng ta nên tự hiểu là VN có hèn hay không.


Ngay sau năm 1975 thì QĐNDVN và Khmer Đỏ đã giao chiến ở biên giới Tây Nam. Quân ta đã từng đánh sâu vào lãnh thổ của chúng để răn đe. Nhưng có nhiều thông tin lúc đó ta cũng đã tạm bảo mật. Không lẽ vậy có nghĩa là ta hèn trước Pol Pot? Cái gì cũng có lý do của nó. Nhưng sự thật cho thấy là ngay cả việc đánh vào đất địch mà ta còn dám, lật đổ kẻ thù ta còn dám, thì chắc chắn không phải là hèn.

Ngày nay cũng vậy, một mặt chúng ta tích cực mua sắm và sản xuất vũ khí, hiện đại hóa hải quân, không quân, liên tục và thường xuyên tuyên bố phản đối những hành động của TQ và khẳng định chủ quyền của VN, để giữ cho những vùng tạm chiếm vẫn là "vùng tranh chấp" theo pháp lý quốc tế (Vì chủ quyền). Mặt khác chúng ta cố gắng duy trì hiện trạng, giữ gìn hòa bình, không để bất cứ sự kiện gì có thể đưa đến leo thang, có thể liên kết với các sự kiện khác trở thành leo thang xung đột rồi bùng nổ chiến tranh (Vì hòa bình).

Và bảo vệ hòa bình trong thời điểm hiện nay cũng chính là bảo vệ chủ quyền (vì tương quan hiện nay mà đánh thì sẽ mất thêm). Cho thấy sự nhất quán của VN từ trước tới nay.

Đảng và Nhà nước Việt Nam vì lợi ích đất nước, vì chủ quyền và hòa bình, quyết tâm nhất quán trước sau như 1, đó là điều chắc chắn. Giặc kéo tới xâm lược thì ta sẽ giáng trả để trực tiếp bảo vệ chủ quyền đất nước. Giặc chưa kéo tới xâm lược thì ta mua sắm, sản xuất mới, hiện đại hóa quân đội, tập trận để răn đe giặc và chuẩn bị cho công cuộc bảo vệ chủ quyền đất nước.

Và thường xuyên tuyên bố chủ quyền để địch không thể hợp thức hóa, hợp pháp hóa, chính danh hóa, biến vùng tranh chấp thành vùng sở hữu của chúng. Và đồng thời ngăn ngừa những mầm mống có thể gây leo thang xung độtmà không liên quan đến chủ quyền, nhằm bảo vệ hòa bình. Ví dụ, mọi sự tuyên bố chủ quyền có giá trị với luật pháp quốc tế hay các hành động hành xử chủ quyền, tập trận, nâng cấp, mua sắm, chế tạo vũ khí, hiện đại hóa hải quân và không quân tuy rằng sẽ gây leo thang xung đột nhưng nó vẫn cần làm vì nó liên quan trực tiếp với chủ quyền, liên quan tới mục tiêu bảo vệ chủ quyền, mà ta đặt chủ quyền ưu tiên lên trên mong muốn hòa bình.

Nhưng đồng thời, những vấn đề không liên quan tới chủ quyền thì ta có thể hy sinh, tạm gác lại, tạm khép lại v.v. để giữ gìn mục tiêu thứ hai, đó là hòa bình và ổn định, và cũng là để bảo vệ mục tiêu thứ nhất, đó là chủ quyền và lãnh thổ - lãnh hải, vì một khi chiến tranh xảy ra, với tương quan lực lượng hai bên, VN sẽ mất thêm chủ quyền và sau đó sẽ tiếp tục đối phó với nguy cơ mất thêm chủ quyền, sẽ còn mất nhiều thêm và dễ dàng mất thêm chủ quyền dài dài, còn phải nhượng bộ nhiều hơn, vì sau chiến tranh thì vũ khí của chúng ta sẽ gần như sạch vốn, hay ít nhất là yếu kém đi rất nhiều, và công cuộc hiện đại hóa sẽ phải xây lại từ đầu. Trong quan hệ quốc tế cái tư thế và thực lực yếu - mạnh là yếu tố quyết định, xưa nay đều là vậy, thế yếu với thế mạnh khác nhau xa lắm, không thể duy ý chí cái gì cũng coi là như nhau, ngang nhau, cái gì cũng có thể làm được trong một thế yếu, lực yếu, không thể ngây thơ coi mạnh - yếu như nhau và bên yếu có thể hành xử như bên mạnh.

Nhìn lại thời kỳ chống Trung Quốc, nhiều người chê trách ông Lê Duẩn quá cứng rắn nên mới để cho chiến tranh xảy ra, chứ nếu là Bác Hồ thì đã ngoại giao mềm dẻo hơn, kiềm chế hơn, đã giữ được không để leo thang xung đột thành chiến tranh. Ngày nay các lãnh đạo đã rút kinh nghiệm thời Lê Duẩn nên đang làm khác đi, thì cũng lại bị chê trách.

Nếu nhìn lại lịch sử, ôn cố tri tân, thì chúng ta thấy Việt Nam nhượng bộ Trung Quốc không phải vì VN và TQ cùng ý thức hệ, cùng phe, mà vấn đề này nằm trong một sách lược chung, một chiến lược đối Trung Quốc xuyên suốt từ lịch sử trung đại cho đến nay. Đó là sách lược mềm dẻo, nhẫn nhịn để "cận giao" (hòa gần), có thể nhượng bộ nhiều thứ, xin sắc phong, chấp nhận làm một "thần tử" trên danh nghĩa, thậm chí dùng cả tiền thuế của dân để triều cống v.v. miễn sao giữ được chủ quyền, độc lập và giữ được thái bình, yên ổn. Thời phong kiến nào cũng vậy, kể cả những triều đại, nhà nước anh hùng nhất trong lịch sử VN.

Việt Nam nhẫn nhịn thận trọng trước Trung Quốc không phải vì có cùng ý thức hệ chính trị, hệ tư tưởng chính trị, mà là vì Trung Quốc là một nước mạnh, có sức mạnh kinh tế và quân sự mạnh hơn gấp bội, hiếu chiến, và có vị trí địa lý sát bên, đúng nghĩa "núi liền núi - sông liền sông", và đã có tiền lệ hung hăng gây chiến, lấn chiếm đất đai, xung đột quân sự đẫm máu với nhiều láng giềng, trong đó có Việt Nam. Nói theo kiểu dân dã thì TQ là một "gã hàng xóm khổng lồ" của VN.

Trong Thời đại Hồ Chí Minh những ngày đầu độc lập, chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo cũng đã nhượng bộ Tàu Tưởng rất nhiều vấn đề (Tàu Tưởng với ta khác ý thức hệ). Cụ thể:

- Khi "Hoa quân nhập Việt", đội quân vô kỷ luật của Trung Hoa Quốc dân đảng cướp phá bà con, cướp gà cướp vịt để ăn nhậu, nhũng nhiễu lương dân. Chính phủ ta lúc đó vẫn ra lệnh cho các lực lượng Dân quân - Tự vệ, du kích địa phương phải đề cao cảnh giác, kiểm soát chúng (với danh nghĩa "bảo vệ" cho chúng), nhưng không được nổ súng trước. Phải kỷ luật tối đa.

- Sau khi trên 20 vạn quân Trung Hoa Dân Quốc kéo vào Hà Nội và hoàn thành việc đóng quân ở nhiều vùng trên đất Bắc, thì chúng càng tăng cường lộng hành, tác quái, vô pháp vô thiên. Quân lính ô hợp của Quốc dân đảng cướp phá khắp nơi, bắt gà bắt vịt của dân đem đi nhậu nhẹt. Bọn tay sai người Việt thì dẫn quân Tàu đi lùng giết những người mà chúng gọi là "cộng sản", "theo Việt Minh".

Được hơn 20 vạn quân Tàu chống lưng, các đảng phái phản động tác oai tác quái, dùng xe của Tàu Tưởng chạy khắp đường phố Hà thành bắc loa chửi bới Việt Minh và kể tội chủ tịch Hồ Chí Minh, hô hào tẩy chay bầu cử Quốc hội khóa 1. Các đảng phái theo Tàu liên tục dùng báo chí tuyên truyền đả kích Việt Minh: "Trúng cử chỉ là Việt Minh cộng sản... Chính quyền trong tay nên Việt Minh muốn ai trúng cũng được, tổ chức các cuộc "tuần hành", bắc loa hô hào kêu gọi tẩy chay bầu cử.

Chúng tổ chức bắt cóc, ám sát ứng cử viên, đảng viên cộng sản, cán bộ Việt Minh (ví dụ ông Trần Đình Long) hay thủ tiêu những cá nhân, tổ chức có cảm tình với chính phủ lâm thời do Hồ Chí Minh lãnh đạo. Trong ngày tổng tuyển cử Quốc hội lịch sử năm 1946, bọn tay sai Tàu Tưởng mang súng tiểu liên đến Ngũ Xã ngăn không cho đặt hòm phiếu, cấm người dân treo cờ đỏ sao vàng. Người dân Ngũ Xã rủ nhau kéo sang nơi khác bỏ phiếu.

Những tên tay sai của Tàu Tưởng dựa hơi chủ hoành hành đến như vậy nhưng Bác Hồ vẫn nhượng bộ Trung Hoa Dân Quốc mà chấp nhận "bố thí" cho Nguyễn Hải Thần (1 người luôn mặc đồ Tàu, nói tiếng Tàu rành hơn tiếng Việt), Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Tôn Hoàn, Nguyễn Tường Tam và những kẻ khác 70 ghế trong Quốc hội mà không cần bầu cử, theo thỏa thuận trước đó giữa ta và Tàu Tưởng. Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong hồi ký "Những năm tháng không thể nào quên" đã viết: "Chúng càng biết rõ một cuộc tuyển cử công bằng sẽ không mang lại gì cho chúng."

- Để đối phó với yêu sách và sức ép của Trung Hoa Dân Quốc đòi giải tán quân đội chính quy của VN, chủ tịch Hồ Chí Minh chấp nhận tạm thời nhượng bộ, tháng 11 năm 1945, Việt Nam Giải phóng quân đổi tên thành Vệ quốc đoàn, một trong những sách lược chính trị tạm thời làm nhẹ đi tính chất quốc gia, tính chất chính thức của quân đội, tạm thỏa mãn sự đòi hỏi của Tàu Tưởng. Ngày 11-11-1945, Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố tự giải tán (thực tế là rút vào hoạt động bí mật). Sau khi Tàu Tưởng về nước thì Đảng mới xuất hiện trở lại và Vệ quốc đoàn mới đổi tên thành Quân đội Quốc gia Việt Nam, rồi Quân đội Nhân dân Việt Nam, được đặt dưới sự chỉ huy tập trung thống nhất của Bộ Tổng tham mưu. 

- Chủ tịch Hồ Chí Minh đi một nước cờ chính trị táo bạo, ký tạm ước và sau đó là hiệp định Sơ Bộ với Pháp, cho phép một bộ phận của quân đội Pháp ra đóng ở miền Bắc để ép Tàu Tưởng rút về nước. Đúng như dự kiến, Tàu Tưởng trước sức ép của quân đội cộng sản Trung Quốc trong nước, không muốn lôi thôi thêm nữa với 2 thế lực mạnh là Pháp và Việt Minh. Đứng trước 2 thế lực mạnh, họ không muốn phiêu lưu thêm nữa ở miền Bắc Việt Nam, đành chấp thuận rút quân. Bác Hồ đã thành công lợi dụng Pháp đẩy Tàu về nước.

Trong lúc quân Tàu rút về, chính phủ Việt Nam đã ra quân lệnh phải "bảo vệ" cho quân Tàu Tưởng đi về an toàn, cấm không được gây hại tới họ, ai vi lệnh sẽ xử theo quân pháp. Trong thời gian đó - trước tình trạng thiếu thốn vũ khí - có nhiều chiến sĩ Vệ quốc đoàn vì tiếc số vũ khí của Nhật bị Tàu đem về gần hết, nên muốn thừa cơ phục kích cướp lấy, trước khi đi nhiều người đã trốn cả cấp chỉ huy, tự ý hành động, có người bị phát hiện và ngăn cấm thì quyết tâm nói nếu bị lộ thì sẽ chấp nhận tử hình. Kết quả nhiều người giả cướp, giả quân phỉ và cướp vũ khí trót lọt. Nhưng cũng có không ít người thất bại, có những trận thua phải chạy về, những chiến sĩ thương vong bị địch lục áo tìm thấy được giấy tờ tùy thân, chúng kéo quân tìm tới các căn cứ của Vệ quốc đoàn vặn vẹo, hạch sách, đòi lại công đạo v.v.

Vì luật pháp, vì chính trị, vì ngoại giao, mà Nhà nước non trẻ đã phải "quân pháp bất vị thân", "đại nghĩa diệt thân", giam những chiến sĩ đó lại và có nhiều trường hợp đành phải tử hình. Nghe thì thấy ác, thấy vô cảm, nhưng là lãnh đạo, là người làm chính trị chân chính, thì đôi khi phải gạt bỏ tình riêng để mà vì cái lợi chung, đặt đại cuộc lên trên hết, lấy đại cuộc làm đầu.

Nói chung, tất cả những sự nhượng bộ từ lịch sử phong kiến tới nay đều vì đại cuộc, vì lợi ích lớn của dân tộc, vì những sách lược chính trị, chiến lược đối ngoại tạm thời. Thời đó chính phủ Hồ Chí Minh cũng bị những kẻ phản động kích động, nâng quan điểm lên rồi mắng nhiếc, chửi rủa là "hèn nhát", "nhục quốc thể", "nhục nhã", "mất mặt", "mất danh dự" v.v. Tay sai của Pháp thì chửi tại sao ta nhường nhịn "kẻ thù truyền kiếp Trung Hoa". Tay sai của Tàu Tưởng, Nhật thì lại chửi việc ta ký hiệp định Sơ Bộ, họ xuyên tạc rằng đó là "hiệp ước bán nước", "Hồ Chí Minh bán nước cho Pháp" v.v. Nhưng những chiến công hiển hách và những kết quả độc lập - thống nhất - hòa bình sau đó đã cho câu trả lời, đã cho thấy những quyết sách đó là đúng.

Ngẫm nghĩ lại những sự việc trên và thời điểm lịch sử lúc đó, nên tự hỏi, vì sao chủ tịch Hồ Chí Minh không ngại một cuộc chiến với thực dân Pháp bằng e ngại một cuộc chiến với Tàu Tưởng? Trong khi quân Pháp thiện chiến, chuyên nghiệp, vũ khí hiện đại hơn quân ô hợp với những vũ khí lạc hậu của Tàu Tưởng rất nhiều. Đó là vì Bác Hồ hiểu người phương Tây vốn thực dụng và Pháp là bọn ở xa, đánh xong rồi thôi, thua xong rồi thôi. Còn một khi có chiến cuộc với người Trung Quốc, gã hàng xóm khổng lồ ở sát bên cạnh, thì sẽ lắm gay go về lâu dài. Xin lưu ý, năm 1946 Tàu Tưởng vẫn còn rất mạnh ở Trung Quốc và lúc đó vẫn chưa thể biết phe Tưởng hay phe Mao sẽ thắng.

Người làm chính trị luôn lo đến cái lợi lớn của đất nước, cái tổng thể, cái chung nhất, cái lâu dài, cái bền vững, không để những tiểu tiết làm hư đại sự, không vì muốn thỏa mãn những cảm tính, tự ái dân tộc mà làm hỏng đại cuộc.

Vì những lẽ lợi - hại đó, vẫn sẽ có những hạn chế phần nào trong báo chí và dư luận để phục vụ cho sách lược đối ngoại chung đối với Trung Quốc, giữ cho tất cả trong vòng kiểm soát, không leo thang căng thẳng, dần đưa tới mâu thuẫn, từng bước đưa đến xung đột quân sự và chiến tranh quy mô. Đồng thời không để thế lực thứ ba nào lợi dụng tình hình căng thẳng giữa hai bên để trục lợi.

Còn đối với những kẻ phản động, chống cộng ở hải ngoại, từng có "thành tích" bán nước, theo giặc 3 đời vẫn luôn miệng tuyên truyền dối trá nâng quan điểm về những cái gọi là "đại họa mất nước" (?), "Việt Cộng bán nước", "Cộng sản Việt Nam dâng đất bán biển" v.v. thì họ là những kẻ thù hận điên cuồng, u mê mù quáng, không dám chấp nhận sự thật. Chúng ta không quan tâm và không hy vọng gì vào những phần tử này. Khi Việt Nam giữ quan hệ bình thường với Trung Quốc thì họ vẫn sẽ còn tiếp tục bám vào đó, sống ký sinh lên trên đó và tiếp tục chửi bới.

Nhưng nếu Việt Nam chuyển sang chống Trung Quốc như trong giai đoạn 1979-1992 thì cũng không có khả năng nào họ theo VN chống TQ, mà trái lại họ sẽ càng lợi dụng phá thêm và mong muốn TQ chiến thắng, như họ đã từng mong muốn "Trung Cộng đánh thẳng vào Hà Nội giết sạch Việt Cộng" năm 1979. Như họ nhân lúc toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đang chống xâm lược mà kích động, tổ chức phá trại cải tạo, vào rừng lập "chiến khu" chống Việt Cộng, khủng bố đặt bom khắp các đô thị miền Nam, thời ấy họ lợi dụng thời cơ khi giặc Tàu đang xâm lược và đánh nhau với Quân đội Nhân dân Việt Nam ở miền Bắc thì ở miền Nam thỉnh thoảng vẫn có những tiếng nổ do bọn phản động - khủng bố phá hoại. Bọn Fulro và bọn khủng bố tiền thân của Việt Tân nhân cơ hội chiến tranh đó, đã "đục nước béo cò", "thừa nước đục thả câu" mà thừa cơ đánh phá vào trong nước, đem tiền giả, ma túy, súng đạn vào khủng bố trong nước. Những kinh nghiệm từ lịch sử vẫn còn rành rành ra đó.

Đây là bọn phản quốc và trên thực tế đã chống dân tộc, chống nhân dân, chống đất nước, chống Tổ quốc nhiều đời, nhiều lần trong lịch sử hiện đại, chứ không chỉ có chống Đảng Cộng sản, chống Hồ Chí Minh, chống CNXH, chống CNCS. Vì vậy chúng ta nên tin vào những người có uy tín chống xâm lược, không nên hùa theo những kẻ từng ô danh theo giặc xâm lược, phản bội Tổ quốc.

Họ trung thành với nước Mỹ chứ không phải trung thành với nước Việt. Họ yêu bản thân chứ không yêu nước. Mục đích tối hậu của họ là lật đổ Nhà nước Việt Nam để phục hận sau khi những lợi ích gắn liền với giặc xâm lược của họ bị mất sạch sau khi Việt Nam thắng Mỹ. Họ muốn trở về rửa hận, lấy lại những gì đã mất, để tranh quyền giành ghế, tranh giành quyền lực để được làm ông nọ bà kia. Mối quan hệ phức tạp Việt - Trung chính là một trong những chiêu bài để họ nắm lấy, khai thác, và lợi dụng để thực hiện mục đích tối hậu đó, vì lợi ích riêng của chính bản thân họ, bất chấp lợi ích chung của đất nước và dân tộc.

Họ hô hào kích động chiến tranh vì nếu xảy ra chiến tranh thì chỉ có máu đồng bào trong nước đổ, đất nước VN điêu tàn, kinh tế VN thảm hại, cuộc sống người dân điêu đứng, chứ họ ở bên Mỹ, ở hải ngoại, cách VN nửa vòng trái đất, họ không chịu trách nhiệm và không bị một sự ảnh hưởng nào. Đôi khi vì cái Tôi của mình, một số họ cũng tự thôi miên và tưởng rằng ta đây "yêu nước" thật, không dám nhìn thẳng vào sự thật là họ đang đi ngược lại với quyền lợi dân tộc và đất nước, làm trái lại với những nguyện vọng và lợi ích của nhân dân Việt Nam, họ dối mình gạt người và lừa gạt cả con cháu, tuy nhiên nhiều người trẻ thế hệ 3, 4 ở hải ngoại sau khi tiếp cận với những thông tin trong nước và các thông tin khách quan quốc tế, cũng đã dần dà hiểu ra vấn đề.


oOo


Việt Nam là đối tượng dễ xảy ra chiến tranh với TQ nhất không hẳn vì VN không được Mỹ chống lưng, mà chủ yếu là vì địa lý gần gũi, thuận lợi và tương quan thực lực quốc phòng giữa hai bên. Lịch sử đã cho thấy dù TQ đang quan hệ với Mỹ như thế nào thì khi cần đánh, thấy đánh được thì họ vẫn đánh, không hề sợ Mỹ. Ví dụ chiến tranh Triều Tiên và những nỗ lực thống nhất Đài Loan trong những năm cuối 1940, đầu 1950. Hay như năm 1974, Mỹ ở ngay trong khu vực, Hạm đội 7 thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ đang lù lù ngay đó nhưng họ vẫn thỏa hiệp được với Mỹ rồi tiến vào chiếm đóng Hoàng Sa.

Hiện nay, Trung Quốc chưa đánh Đài Loan không phải vì Đài có Mỹ, mà là vì sức mạnh quân sự và khả năng tự vệ của Đài Loan. Họ chưa đánh Philippines không phải vì Phi có Mỹ, mà vì Phi ở xa, Malaysia không có ai chống lưng và tiềm lực quốc phòng không mạnh, nhưng họ cũng chưa đánh vì ở xa, địa lý không thuận lợi, chưa thích hợp. TQ phải vượt qua chướng ngại vật VN rồi mới có thể mở đường ra, dùng các lãnh thổ, lãnh hải của VN làm căn cứ, làm cơ sở, làm bàn đạp, bành trướng xuống Đông Nam Á. Chưa vượt qua nổi VN thì chưa thể bành trướng xuống phương Nam.

Cũng vậy, Trung Quốc chưa đánh Hàn Quốc, Nhật Bản không phải vì Hàn - Nhật có chiếc dù Mỹ, mà vì thực lực quốc phòng của 2 nước này. Nga, Ấn Độ không có Mỹ chống lưng nhưng chưa bị TQ đánh là vì họ cũng có tiềm lực quốc phòng, năng lực tự vệ mạnh mẽ, sức mạnh răn đe đáng kể.

Tất cả những quốc gia trên đều đang có tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải, biên giới với TQ nhưng chưa bị tấn công đều không phải nhờ chiếc dù của ngoại bang nào, mà đều vì chính sức mạnh quốc phòng của họ hoặc địa lý của họ chưa thích hợp cho TQ khởi binh. Việc được các ông lớn, nhất là Mỹ chống lưng chỉ làm chùn bước TQ phần nào, nhưng như lịch sử đã cho thấy, khi cần đánh thì họ vẫn sẽ đánh, từ năm 1950 một TQ lạc hậu đã không sợ Mỹ, dám đem 100 vạn quân vào bán đảo Triều Tiêu đánh nhau trực tiếp với Mỹ, thì một TQ hiện đại hóa, kỹ thuật cao, công nghệ tối tân ngày nay cũng sẽ không sợ Mỹ.

Theo thạc sĩ Lê Hồng Hiệp, giảng viên của Khoa Quan hệ Quốc tế, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh thì Việt Nam nên tránh Mỹ và các đại siêu cường, mà nên thiết lập quan hệ an ninh – quốc phòng chiến lược với các thế lực bậc trung.

Đây là điều hợp lý, thường trong quan hệ quốc tế và trong quan hệ con người nói chung, trong bất kỳ mối quan hệ nào, thường thế và lực giữa hai bên phải không quá chênh lệch thì mối quan hệ mới công bằng và dễ có sự chân tình với nhau. Một bên quá mạnh và một bên quá yếu thì khó thể có mối quan hệ công bình, bình đẳng, đến một lúc nào đó nước nhược tiểu kia sẽ trở thành vật hy sinh của "ông bạn lớn", bị "đồng minh" bán rẻ, bán đứng, đâm sau lưng, các "ông lớn" sẽ gạt mình qua một bên để thỏa thuận sau lưng, thỏa hiệp trên lưng với nhau rồi sẵn sàng hy sinh lợi ích của mình vì lợi ích của họ.

Tuy nhiên, cái gì cũng có thể có ngoại lệ, căn cứ vào logic thông thường hiện nay, cường quốc quân sự duy nhất trên thế giới ngày nay mà VN có thể xem xét thiết lập một mối quan hệ đồng minh chiến lược chính là Nga. Hai nước có cái tình và có sự ít nhiều tin tưởng nhau (ít nhất là tin rằng 2 bên không làm hại nhau, không có nhu cầu hại nhau) từ thời Liên Xô. Và Việt Nam lâu nay vẫn là bạn hàng, đối tác tin cậy của Liên bang Nga. Không có nhiều quyền lợi, lợi ích mâu thuẫn, trái ngược nhau. Có sự thuận lợi đặc thù về địa lý, Nga - Việt không ở gần nhau và không có mâu thuẫn về lãnh thổ, mà lại có một mối quan hệ chiến lược từ vị trí địa lý, khi 2 nước cùng như một gọng kìm ép Trung Quốc vào giữa. Nếu Việt - Nga kiên quyết giữ mối quan hệ mang tầm chiến lược lâu dài này thì sẽ có tác dụng ngăn ngừa, kiềm chế và hạn chế phần nào những tham vọng và sự gây hấn của TQ.

Nga không muốn Trung Quốc vượt lên mình quá xa, làm lu mờ đi vai trò của Nga, gạt đi tầm ảnh hưởng và sức mạnh của Nga trong khu vực, thậm chí trở thành mối đe dọa thường trực của Nga ở phía Nam. Hiện Trung Quốc vẫn đang chiếm giữ nhiều lãnh thổ của Nga nơi biên giới.



Chiến tranh năm 1979 và cuộc đấu trí cân não giữa Trung Quốc - Việt Nam - Hoa Kỳ


Cuộc chiến chống bè lũ bành trướng phương Bắc năm 1979 là một trang sử hào hùng, oanh liệt trong lịch sử giữ nước mấy ngàn năm của dân tộc Việt Nam, nói lên tinh thần bất khuất, tự lực tự cường và sự trường tồn bất diệt của dân tộc ta. Đó là cuộc chiến quy mô chống Bắc xâm, chống ngoại xâm gần đây nhất, và chắc sẽ không phải là cuối cùng trong lịch sử Việt Nam.

Đó là một cuộc chiến tổng lực, quy mô, và khốc liệt giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, nổ ra vào ngày 17 tháng 2 năm 1979 khi Trung Quốc xua hơn 50 vạn quân (tài liệu của Sư đoàn 3 Sao Vàng QĐNDVN: Khoảng 625.000, văn kiện của Bộ ngoại giao VN: 600.000, tài liệu Trung Quốc: 200.000, tài liệu Thủy quân Lục chiến Mỹ: 300.000 - 400.000, tài liệu Đài Loan: 200.000 - 400.000, tài liệu nhiều nước phương Tây như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan đều nhất trí là khoảng 600.000) tấn công tổng lực Việt Nam trên toàn tuyến biên giới trên bộ giữa hai nước, cuộc chiến kéo dài hơn 1 tháng và quân Tàu phải rút đi sau khi bị tổn thất nặng nề về nhân mạng cũng như vũ khí, và không có mục tiêu chiến lược, chiến thuật nào đạt được.

Quan hệ thù địch giữa Việt Nam và Trung Quốc kéo dài từ đó đến năm 1992, hai bên có thỏa thuận "không tuyên truyền chống nhau" nhằm bình thường hóa hoàn toàn quan hệ giữa hai nước, do đó cuộc chiến tranh 1 tháng này (cũng như cuộc chiến tổng phản công vào sào huyệt Khmer Đỏ) không còn được nhắc nhiều trên thông tin đại chúng, vì lợi ích ngoại giao, vì quan hệ thân thiện giữa 2 nước, hay như cựu Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Trung Quốc Dương Danh Dy nói với Trung Quốc: Việt Nam vì đại nghĩa mà không nhắc lại chứ không phải vì sợ hãi hay chóng quên.

Việt Nam và Trung Quốc là láng giềng sát bên nhau, có vị trí địa lý núi liền núi - sông liền sông, do đó có những sự tế nhị, nhạy cảm nhất định về truyền thông chính thống. Tuy vậy, những phương tiện truyền thông phi chính thống như diễn đàn, blogs trên Internet thì không có gì phải ngại.

Tôi viết bài này là mong cung cấp một góc nhìn hơi khác và đa diện, đa chiều, đầy đủ về cuộc chiến này, và cũng hy vọng nhiều bạn khác tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu, thảo luận, tham luận về đề tài này, nhằm truyền tải các thông tin chi tiết, cụ thể về cuộc chiến, nâng cao tinh thần tự hào dân tộc, góp phần "truyền lửa" lại cho thế hệ trẻ và đời sau, đề cao cảnh giác với người hàng xóm AQ "thâm nho" phức tạp, bạn thù lẫn lộn khó phân, và củng cố lòng tin vào trường phái ngoại giao Hồ Chí Minh, đường lối đối ngoại của Đảng và chính sách ngoại giao của Chính phủ.

Trong những ngày này 33 năm trước, những người con ưu tú đất Việt, những Bộ đội cụ Hồ trong Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng đã chiến đấu quyết liệt chống trả lại cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa, phi nhân của bè lũ Đặng Tiểu Bình trên cả 2 chiến trường, 2 mặt trận phía Nam và phía Bắc... Bài viết này nói lên sự một sự tri ân sâu sắc đối những vị anh hùng, những người con ưu tú của dân tộc, những người đã viết lên một trang sử vàng trong cuộc chiến đấu chống Bắc xâm năm 1979.

Liên minh Việt - Trung từ lịch sử cận đại

Trong lịch sử cổ đại và trung đại Việt Nam, ngoài sự kiện thái tử Triệu Trung của nhà Tống cùng tàn quân sang Đại Việt tỵ nạn dưới trướng nhà Trần, sau đó cùng chống Nguyên Mông, thì không có trường hợp Việt - Trung liên minh cùng nhau chống lại một thế lực xâm lược từ bên ngoài.

Trong lịch sử cận đại Việt Nam thì có chuyện đó, do sự bành trướng toàn cầu của chủ nghĩa tư bản, thực dân, đế quốc, các đế quốc lớn từ phương Tây xâm lăng chinh phạt khắp thế giới, khắp năm châu từ Á sang Âu đều in đậm dấu chân viễn chinh của họ. Tình thế, thời cuộc, và hoàn cảnh lịch sử thời đó đã thúc đẩy hai nước châu Á Việt - Trung đến với nhau cùng chống lại hiểm họa này, do hai nước cùng là nạn nhân của chủ nghĩa thực dân, đế quốc, cùng có những kẻ thù chung. Tuy nhiên, sự liên minh, hợp tác giữa 2 triều đình, 2 nhà nước, chưa bao giờ tin cậy nhau hoàn toàn và thân thiết với nhau thật sự. Mỗi bên đều có những tính toán riêng, mỗi bên đều vì lợi ích của mình.

Năm 1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha đổ bộ tấn công vào cảng Đà Nẵng và sau đó xâm chiếm Sài Gòn. Quân Pháp sau đó mở rộng chiến tranh xâm lược ra toàn miền Nam Việt Nam. Năm 1862, vua Tự Đức ký hiệp ước nhượng ba tỉnh miền Đông Nam Bộ cho Pháp. Năm 1867, Pháp chiếm nốt ba tỉnh miền Tây Nam Bộ, tạo thành một lãnh thổ thuộc địa Cochinchine (Nam Kỳ) ở Nam Kỳ Lục tỉnh.

Trong thời gian đó, triều đình nhà Nguyễn chia làm nhiều phe, trong đó có 3 phe tiêu biểu là phe chủ trương đầu hàng (tự nhận là "chủ hòa") do đại thần Trần Tiễn Thành đứng đầu, phe chủ chiến do Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường lãnh đạo, và phe "chủ thủ" do chưởng quản Cơ-mật-viện Trương Đăng Quế chủ trì. Trong đó phe đầu hàng là lớn nhất, tuy nhiên Tôn Thất Thuyết lại là người nắm binh quyền. Sau khi vua Tự Đức băng hà, các hoàng tử còn bé, triều đình Huế lâm vào khủng hoảng, đại loạn, Tôn Thất Thuyết sẵn binh quyền trong tay, cùng với đồng liêu Nguyễn Văn Tường và những con trai của ông, dùng quân bản bộ "Phấn nghĩa" trấn áp triều đình và phế các ấu chúa cũ mà lập nên vua Hàm Nghi, quyết chống "Phú Lang Sa" đến cùng. Sau khi thất bại trong trận đánh úp quân Pháp ở kinh thành Huế, Tôn Thất Thuyết phò vua Hàm Nghi ra Tân Sở lập căn cứ chống Pháp, truyền hịch Cần vương, từ đó Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường lãnh tụ của phe chủ chiến, lãnh đạo phong trào Cần vương thường xuyên liên lạc với nhà Thanh xin giúp đỡ chống Pháp. Đích thân Tôn Thất Thuyết cũng sang Đại Thanh nhiều lần để cầu viện chống Pháp.



Triều đình nhà Thanh đồng ý sang đánh Pháp cho triều Nguyễn, cho Đại Nam, cùng với quân Cờ Đen (Hắc Kỳ quân) của tướng Lưu Vĩnh Phúc, một lực lượng quân phiệt cát cứ quanh biên giới Việt - Trung. Chiến tranh Pháp - Thanh nổ ra ở Bắc Việt, là cuộc chiến giữa Đệ Tam Cộng hòa Pháp và liên quân Đế chế Mãn Thanh - quân Cờ Đen - quân nhà Nguyễn chủ chiến (do phò mã Hoàng Kế Viêm thống lĩnh), diễn ra từ tháng 9 năm 1884 tới tháng 6 năm 1885. Cuộc chiến nổ ra vì Pháp muốn kiểm soát vùng đồng bằng Bắc Bộ và con đường nối từ thành Hà Nội đến tỉnh Vân Nam của Trung Hoa. Nhà Thanh ngược lại muốn ngăn cản sự hiện diện quân sự của Pháp tại Bắc Kỳ, vì điều này sẽ trực tiếp uy hiếp vùng biên giới phía Nam của họ. Sâu xa hơn nữa, là nhà Thanh muốn nhân cơ hội này để thừa cơ chiếm đoạt hoặc là duy trì ảnh hưởng của mình đối với An Nam, xưa nay vốn là "chư hầu" phong kiến của Trung Hoa.

Trước đó, khi phái chủ chiến của triều Nguyễn qua cầu viện, tổng đốc Lưỡng Quảng là Trương Thụ Thanh đã gửi mật sớ lên triều đình Mãn Thanh, có đoạn nói rằng: "Nước Nam và nước ta tiếp giáp với nhau mà thế lực nước Nam thật là suy hèn, không có thể tự chủ được nữa, vậy ta nên mượn tiếng sang đánh giặc mà đóng giữ ở các tỉnh thượng du. Đợi khi có biến thì ta chiếm lấy những tỉnh ở về phía Bắc sông Hồng Hà"; bởi vậy Thanh triều mới sai Tạ Kính Bưu, Đường Cảnh Tùng đem quân sang đóng ở Bắc Ninh và Sơn Tây, sau lại sai quan bố chính Quảng Tây là Từ Diên Húc đem quân sang tiếp ứng.

Sau 9 trận chiến lớn và nhiều trận đánh nhỏ khác, trong đó có trận Cầu Giấy nổi tiếng năm 1883 khi đại tá hải quân Henri Rivière bị liên quân Cờ Đen - Nguyễn giết chết, tuy nhiên cuối cùng liên quân Thanh - Cờ Đen - Nguyễn cũng thua cuộc, quân đội Pháp đã chiến thắng. Sau khi giành quyền làm chủ miền Bắc Việt Nam, chính phủ Pháp tuyên bố là họ sẽ bảo hộ Bắc Kỳ (Tonkin) và Trung Kỳ (Annam). Sau đó họ tiếp tục duy trì các hoàng đế bù nhìn cho đến Bảo Đại.


Một trong những nguyên nhân thất bại là vì sự không thật lòng giúp Đại Nam chống Pháp của nhà Thanh, hai bên không thật lòng liên minh với nhau. Còn quân Cờ Đen (Trung Quốc) gần như chỉ là một quân đội đánh thuê mặc dù Lưu Vĩnh Phúc cũng có tinh thần chống phương Tây cao độ.

Liên minh Việt - Trung từ lịch sử hiện đại

Sau khi nước Việt Nam phục hồi độc lập, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời năm 1945, Pháp quay lại xâm lược lần thứ hai với tham vọng tái chiếm thuộc địa, không muốn bỏ mất thuộc địa "béo bở" Đông Dương, không muốn bỏ mất "Hòn ngọc Viễn Đông" (hòn ngọc ở phương Đông xa xôi) của mình.

Trong kháng chiến chống Pháp, CHND Trung Hoa sau khi thành lập năm 1949, cũng có giúp đỡ một cách hạn chế cho Việt Nam DCCH chống Pháp. Họ cử một phái đoàn cố vấn vài chục chuyên gia quân sự sang tham mưu với tướng Võ Nguyên Giáp, nhưng chỉ có ý nghĩa tượng trưng và có ý nghĩa thắt chặt tình nghĩa quan hệ gần gũi hơn là cố vấn có hiệu quả, có tác dụng thật sự.

Sau khi Việt Nam thắng trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ chấn động thế giới, giải phóng miền Bắc, giành được độc lập tự chủ thực tế trên nửa nước, lúc ấy quân dân ta vẫn đủ sức để chiến đấu giải phóng nốt miền Nam, nhưng Đảng và Bác Hồ muốn tranh thủ hòa bình, dưỡng sức nuôi quân, và không muốn đồng bào, chiến sĩ phải tổn thất thêm, xương máu đổ xuống thêm, đất nước bị tàn phá thêm, và cũng không muốn "ép chó vào chân tường", chọc giận con thú dữ bị thương, nên đã mở ra một con đường cho Pháp "xuống thang" và cho họ giữ được quốc thể, chấp nhận nghị hòa và đàm phán trong hội nghị quốc tế Genève.

Lúc này Trung Quốc đáng lý ra là đồng minh của Việt Nam, nhưng quan điểm của họ trong hội nghị này lại không đồng thuận với quan điểm của VN, không phù hợp với lợi ích của VN, mà lại đồng thuận với quan điểm của Pháp, thích hợp với lợi ích của Pháp. Do họ không muốn Việt Nam hoàn toàn thắng Pháp, không muốn thấy một VN thống nhất, mạnh mẽ hiên ngang ở phương Nam, mà chỉ muốn thấy một VN không yếu, không mạnh, đủ sức chống thực dân đế quốc phương Tây nhưng vẫn phải nhờ vào sự giúp đỡ của họ, giữ cho VN không thắng, không thua, giúp đủ cho VN không bại, không chết, nhưng cũng phá cho VN không thắng. Họ muốn nhìn thấy một VN bị chia cắt lâu dài.

Trong khoảng thời gian cuối thập niên 1960, đầu thập niên 1970, Trung Quốc từng bước phản bội Việt Nam, họ muốn tranh giành địa vị đứng đầu khối XHCN với Liên Xô, nhưng lại không ép được Việt Nam bỏ Liên Xô, chống Liên Xô, đứng về phía họ hoàn toàn.

Trước đây, Trung Quốc thật sự chống Pháp - Mỹ nên đã giúp đỡ VN một cách hạn chế, một cách có toan tính. Họ giúp nhưng chỉ giới hạn ở mức đủ cho VN giữ được miền Bắc và có thể những vùng giải phóng ở miền Nam, chứ họ không muốn VN thật sự thắng Mỹ và hoàn toàn giải phóng miền Nam, họ không muốn thấy 1 Việt Nam thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, hùng cường hiên ngang ở phương Nam, ngáng chân chủ nghĩa bành trướng khu vực của họ và cạnh tranh kinh tế với họ. Do đó, Trung Quốc luôn giúp đỡ Việt Nam một cách cầm chừng, dè dặt, thận trọng, và không hết lòng, thật dạ.

Trung Quốc chỉ muốn nhờ sức Việt Nam che chắn cho Trung Quốc được an toàn, xem VN là một vùng đệm để giữ khoảng cách an toàn tối thiểu trước mối đe dọa của chủ nghĩa đế quốc Mỹ, không muốn thế lực Hoa Kỳ vượt qua VN mà đến gần cương thổ của họ, đe dọa an ninh quốc phòng của họ.

Tuy nhiên, về sau họ ngày càng theo hướng thực dụng, hữu khuynh, muốn đi cửa sau, đi đêm với Mỹ để chống Liên Xô, tranh giành quyền lực và ngôi vị với LX trong khối XHCN. Từ lúc Đặng Tiểu Bình giành ưu thế trong cuộc chiến tranh giành quyền lực nội bộ, Trung Quốc từng bước phản bội lại tinh thần vô sản quốc tế, nghĩa vụ quốc tế, dần ra mặt chống Liên Xô, phản Việt Nam, "ngoại giao bóng bàn" với Mỹ và từng bước thỏa hiệp, toa rập, thông đồng với nhau để chống Liên Xô và Việt Nam.

Trung Quốc muốn cải cách, thay đổi chính sách đối ngoại từ "cận giao viễn công" (hòa gần, chống xa, nói nôm na theo dân gian VN là "bán bà con xa, mua láng giềng gần") sang "viễn giao cận công" (hòa xa, chống gần), hướng về trời Tây, mở ra với thế giới phương Tây, họ muốn "phá băng", nối lại chiếc cầu với Mỹ và dùng Mỹ làm chiếc cầu nối họ đến với phương Tây. Đặng Tiểu Bình biết phá băng được với Mỹ là sẽ phá băng và mở ra được với Anh, Pháp, và các nước phương Tây. Mỹ thì muốn dùng Trung Quốc để chống Liên Xô, dùng cộng sản chống cộng sản, chia rẽ khối XHCN, khoét sâu rạn nứt giữa Liên Xô và Trung Quốc, giữa phe thân LX, phe thân TQ, và các đồng minh của 2 cường quốc cộng sản này. Và muốn mượn tay Trung Quốc đâm sau lưng Việt Nam.

Vào cuối thập niên 1960, Trung Quốc dùng đủ mọi cách để thuyết phục Việt Nam xa Liên Xô, xích gần và đứng hẳn về phía Trung Quốc, nhu cương đủ cách, từ mềm mỏng, năn nỉ đến hù dọa cắt quan hệ 2 Đảng, 2 chính phủ, 2 nước, từ nói úp mở, xa gần, quanh co, bóng gió đến nói thẳng, nói mạnh, nói nặng, từ lạnh nhạt đến biện pháp á khẩu (silent treatment), ăn vạ, dùng vấn đề viện trợ để khi thì dùng làm "củ cà rốt", lúc thì sử dụng làm "cây gậy" để dọa Việt Nam phải bỏ Liên Xô, đứng về phía Trung Quốc, ủng hộ Trung Quốc trong sự mâu thuẫn với Liên Xô.

Nhưng Việt Nam vẫn không nao núng, Bí thư thứ nhất Lê Duẩn sang Trung Quốc đã xác định rõ, nói thẳng, nói thật, tỏ thái độ mạnh mẽ với họ rằng Việt Nam kiên quyết giữ vững đường lối ngoại giao độc lập tự chủ, trung thành với nguyên tắc trung lập trong khối XHCN, nhất quán với đường lối duy trì tình đoàn kết, hòa thuận trong đại gia đình XHCN. Tóm lại đưa lên thông điệp trước sau như nhất: Tôi muốn đứng ở đâu thì đứng, tôi muốn chơi với ai thì chơi.

Trung Quốc rất cay cú, BTTN Lê Duẩn được tiễn về với một hình thức thất lễ chưa từng thấy trong nghi thức ngoại giao thông thường. Để tăng áp lực bắt Việt Nam rời xa Liên Xô, chính phủ Trung Quốc đã chỉ thị cho sứ quán của họ ở Hà Nội xúi giục, tổ chức người Hoa ở Việt Nam gây rối, chống lại Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa, cùng với mấy ngàn người thuộc lực lượng hậu cần, dân phu Trung Quốc sang làm đường giúp Việt Nam ở những tỉnh phía Bắc từ năm 1965 đến 1968, bọn phản động người Hoa tuyên truyền chủ nghĩa Mao và cái gọi là “Cách mạng văn hóa” trong cộng đồng người Hoa, xuyên tạc đường lối của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Hoa Nam Tình Báo Cục (Hoa Nam Cục, cơ quan điệp báo chuyên trách các khu vực thuộc phía Nam Trung Hoa, Đài Loan, Đông Dương, Đông Nam Á) tổ chức các mạng lưới gián điệp. Nhà cầm quyền Bắc Kinh còn cho những điệp viên, nằm vùng dùng danh nghĩa “tỵ nạn cách mạng văn hóa”, "tỵ nạn chính trị", "tỵ nạn Tứ nhân bang" (Bè lũ bốn tên) thâm nhập, trà trộn vào các tỉnh biên giới Bắc Việt để công tác tình báo và tổ chức các “đội quân thứ 5” (Trong cuộc hội đàm cấp cao Việt - Trung tháng 9 năm 1970, Mao Trạch Đông đã thừa nhận trách nhiệm của Trung Quốc đối với các hoạt động không hữu nghị này. Tháng 11 năm 1977, Chủ tịch Hoa Quốc Phong lại một lần nữa, thừa nhận như thế.).

Năm 1969, cái gọi là “Đại cách mạng văn hóa” ở Trung Quốc về cơ bản hoàn thành. Chính phủ Bắc Kinh bên trong thì ra sức củng cố quyền lãnh đạo của Mao Trạch Đông, ổn định tình hình, đẩy mạnh sản xuất, bên ngoài thì thi hành mọi biện pháp để đẩy nhanh quá trình nhích lại gần Mỹ nhằm ngoi lên địa vị một cường quốc lớn, bình thường hóa quan hệ Mỹ - Trung, và giải quyết vấn đề Đài Loan. Họ tham vọng muốn lợi dụng Việt Nam để đạt mục tiêu đối ngoại đó.

Năm 1969 là năm đầu của Nixon vào Nhà Trắng. Ông ta đưa ra “học thuyết Nixon" nhằm cứu vãn và khôi phục địa vị của đế quốc Mỹ trên thế giới đã bị suy yếu nghiêm trọng do hậu quả sa lầy và hao binh tổn tướng trong Chiến tranh Việt Nam, Mỹ bắt đầu thực hiện chiến lược “Phi Mỹ hóa chiến tranh” (sau đổi tên thành “Việt Nam hóa chiến tranh” để bớt bộc lộ bản chất xâm lược) nhằm rút được đại quân chủ lực, quân chính quy Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam mà vẫn giữ được ngụy quyền bù nhìn Nguyễn Văn Thiệu, để "thay màu da xác chết", thay xác người Mỹ bằng xác người Việt.

Từ năm 1969 trở đi là bắt đầu một thời kỳ quân dân hai miền Nam-Bắc đẩy mạnh công cuộc chống Mỹ cứu nước trên chiến trường cũng như tại Hội nghị Paris, ngày càng giành thêm nhiều thắng lợi. Đây cũng là thời kỳ Bắc Kinh và Washington tăng cường tiếp xúc, bắt tay công khai với nhau, bàn bạc không những các vấn đề song phương, mà còn những vấn đề quốc tế và khu vực, trong đó có Đông Nam châu Á, bán đảo Đông Dương, bao gồm trọng điểm Việt Nam. 

Từ đầu thập niên 1970, theo cựu Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert McNamara và nhà ngoại giao kỳ cựu, cựu cố vấn an ninh quốc phòng Hoa Kỳ Henry Kissinger trả lời phỏng vấn trên báo New York Times, Washington Post thì Mỹ và Trung Quốc đã thường xuyên "đi đêm" với nhau. Kissinger đã nhiều lần sang Trung Quốc mật đàm với Chu Ân Lai, Hoa Quốc Phong. Từ đó, Trung Quốc phát triển thành sách lược ngoại giao "liên Mỹ đả Việt" (聯美打越). Họ tìm đến nhau, sử dụng nhau, lợi dụng nhau, và cần nhau. Họ có cùng chung địch thủ là Liên Xô và Việt Nam. Bắt đầu từ đó, Trung Quốc đã bắt đầu giở trò viện trợ đạn thối, vũ khí hỏng, cũ kỹ, giấu không giao lại một số hàng Liên Xô viện trợ, viện cớ hư hỏng, hoặc tháo gỡ bớt một số tính năng vũ khí của Liên Xô, vô hiệu hóa một số tác dụng, làm giảm hiệu quả tác chiến.

Theo Hiệp định Paris về Việt Nam, Mỹ phải rút thực binh ra khỏi miền Nam Việt Nam, cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam, và các bên ở Nam Việt Nam cùng thành lập một Chính phủ liên hiệp ba thành phần. Đó là thắng lợi của đường lối độc lập, tự chủ và cuộc chiến đấu ngoan cường của Việt Nam và cũng là thất bại của sự mua bán đổi chác sau lưng Việt Nam giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc thể hiện trong Thông cáo Thượng Hải mà Chu Ân Lai và Richard Nixon ký với nhau (trước đó Kissinger đã 2 lần mờ ám sang gặp lãnh đạo Trung Quốc để dàn xếp cho cuộc gặp thượng đỉnh này).

Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa và Chính phủ Cộng hòa miền Nam Việt Nam luôn luôn chủ trương thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Paris về Việt Nam, và đòi hỏi Mỹ-Thiệu cũng phải có thái độ như vậy. Nhưng Mỹ-ngụy đã không thi hành đàng hoàng Hiệp định đó, chỉ muốn thi hành những điều khoản có lợi cho Mỹ. Còn hầu hết các điều khoản khác thì họ vi phạm ngay từ đầu.

Lúc Hiệp định Paris bắt đầu có hiệu lực cũng là lúc Mỹ-ngụy đưa hàng vạn quân có máy bay, trọng pháo và xe tăng yểm trợ đổ bộ lên Cửa Việt hòng chiếm lấy vùng giải phóng phía Bắc tỉnh Quảng Trị. Sau đó quân ngụy liên tục tấn công miền Nam Việt Nam, lấn chiếm nhiều vùng giải phóng do Cộng hòa miền Nam Việt Nam quản lý. Âm mưu của Mỹ là xóa bỏ tình hình thực tế có hai vùng, hai chính quyền, đặt lại toàn bộ miền Nam Việt Nam dưới ách thống trị thực dân kiểu mới, kéo dài chiến tranh xâm lược.

Trung Quốc bề ngoài tỏ vẻ hoan nghênh Hiệp định Paris về Việt Nam. Trên thực tế để thực hiện sự thỏa thuận với Mỹ và tăng cường câu kết với Mỹ, đồng thời tiếp tục làm suy yếu Việt Nam, họ tìm mọi cách cản trở cuộc đấu tranh của người Việt Nam nhằm đánh bại âm mưu của Mỹ phá hoại Hiệp định Paris về Việt Nam, giải phóng hoàn toàn miền Nam và thống nhất non sông.

Năm 1973, sau Hiệp định Paris về Việt Nam, Trung Quốc "khuyên" Việt Nam "trường kỳ mai phục", ẩn nhẫn chờ thời, thực chất là "nằm chờ sung rụng", tương tự như họ từng "khuyên" VN với luận điệu như thế sau Hiệp định Genève về Đông Dương, tóm lại là họ "khuyên đểu" VN không nên làm gì cả, họ không muốn Việt Nam thắng Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Để tỏ "thiện chí" với nhân dân Việt Nam và muốn "dụ dỗ" Việt Nam chấp nhận sách lược "nằm yên chờ sung rụng" này, Trung Quốc hứa hẹn sẽ tiếp tục viện trợ trong 5 năm. Sự thật là khi đó họ đã ngừng hoàn toàn viện trợ quân sự, còn về viện trợ kinh tế họ nhận chủ yếu phục hồi các cơ sở do họ giúp trước đây mà đã bị Mỹ dội bom đánh phá, nhưng lại cố ý kéo dài việc thực hiện, có nơi vờ "quên" thực hiện.

Nhà cầm quyền Trung Quốc thực chất muốn Việt Nam không làm gì cả, kể cả khi quân ngụy đánh vào và lấn chiếm vùng giải phóng, cách mạng miền Nam làm một cái bị thịt, làm một bao cát mặc cho địch đánh đấm tự do, nằm yên chờ chết.

Đứng trước thực tế quân ngụy Sài Gòn tấn công và lấn chiếm vùng giải phóng, tháng 10 năm 1973, Bộ chỉ huy các lực lượng vũ trang miền Nam Việt Nam buộc phải ra lệnh đánh trả. Gần một tháng sau đó, trong chuyến Kissinger đi thăm Bắc Kinh, hai bên ra thông cáo thỏa thuận là trong tình hình “đặc biệt nghiêm trọng hiện nay”, hai bên cần tiến hành liên hệ thường xuyên ở các cấp có thẩm quyền để trao đổi ý kiến về những vấn đề cùng quan tâm. Thực chất đó là sự phối hợp giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ nhằm ngăn cản cuộc đấu tranh của các lực lượng vũ trang miền Nam Việt Nam chống Mỹ-ngụy. Theo tướng Alexander Haig, báo Mỹ "Người hướng dẫn khoa học Cơ-đốc", ngày 20 tháng 6 năm 1979, thì lúc đó Bắc Kinh đã khuyên Mỹ “đừng thua ở Việt Nam, đừng rút lui khỏi Đông Nam Á”.

Năm 1974, Mỹ đang thực hành sách lược "phi Mỹ hóa - Việt Nam hóa chiến tranh", "thay màu da xác chết", dùng người Việt đánh người Việt. Họ vẫn làm chủ, có toàn quyền ở miền Nam Việt Nam và quần đảo Hoàng Sa. Lúc đó tình hình chiến trường càng lúc càng bi đát, ảm đạm, bi quan, họ đã nhắm không giữ nổi miền Nam Việt Nam, sớm muộn gì cũng thua, nên đã thỏa thuận nhượng lại Hoàng Sa cho Trung Quốc để đổi lấy những lợi ích kinh tế, chính trị và củng cố, thắt chặt quan hệ ngoại giao giữa hai nước, hình thành thái cực Mỹ - Trung chống Việt - Xô. Đó là thời kỳ Trung - Xô xung đột và Trung Quốc "liên Mỹ đả Việt". Đó là lý do vì sao khi hải quân Trung Quốc được Mỹ bật đèn xanh bất ngờ tấn công vào Hoàng Sa, hải quân ngụy sau khi buộc phải tự vệ thì có lệnh phải triệt thoái, và họ đã chạy khỏi và bỏ lại toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, các lực lượng hải quân hùng hậu quanh đó bị Nguyễn Văn Thiệu hạ lệnh án binh bất động, những tàu chiến hiện đại đang trên đường ra Hoàng Sa thì bị gọi quay về. Hạm đội 7 của Mỹ đóng gần đó thì mắt nhắm mắt mở, lờ đi, án binh bất động.

Có câu "đánh tớ phải nể mặt chủ", dĩ nhiên Trung Quốc đã an bài trước với Hoa Kỳ sau hậu trường, được Mỹ gật đầu, thì mới có thể "tỉnh bơ", ngang ngược, công khai đánh thẳng vào quần đảo Hoàng Sa ngay trước mặt Hạm Đội 7 của Hoa Kỳ như vậy. Lúc đó TQ không muốn và không dại gì làm mất lòng Mỹ trong khi quan hệ hai nước đang phục hồi, xích lại gần nhau và phát triển tốt đẹp. Mỹ vừa hợp tác, vừa lợi dụng Trung Quốc để chia rẽ khối XHCN châu Á, gây hại cho phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam, rình rập đâm lén sau lưng VN.

Trung Quốc nói là để "tự vệ", nhưng thực chất đó là một hành động xâm lược, một hành vi "đục nước béo cò", "thừa nước đục thả câu", một sự xâm chiếm lãnh thổ Việt Nam từ tay Mỹ để khống chế Việt Nam từ mặt biển và từng bước thực hiện mưu đồ độc chiếm Biển Đông, biến Biển Đông thành "ao nhà". Hành động xâm lược của họ có tính toán từ trước và được sự đồng tình của Mỹ. Vì vậy, khi đó người Mỹ ở Sài Gòn đã trao đổi với Nguyễn Văn Thiệu và hạm đội Mỹ ở Thái Bình Dương đã được lệnh nhắm mắt làm ngơ cho Trung Quốc tấn công quần đảo Hoàng Sa, đồng thời các lực lượng hải quân ngụy đang trên đường cứu Hoàng Sa bị buộc phải quay trở về đất liền. Thực tế Mỹ-ngụy đã bức tử quân mình ở Hoàng Sa.

Trong cuộc hội đàm với Việt Nam năm 1975, phó Thủ tướng Đặng Tiểu Bình đã thừa nhận rằng hai bên đều tuyên bố các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của mình, cho nên cần gặp gỡ để bàn bạc giải quyết. Điều đó càng chứng tỏ hành động của phía Trung Quốc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa là ngang ngược, bất chấp đạo lý và luật pháp quốc tế, gây ra một tình trạng việc đã rồi. (Về vấn đề biên giới, các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và các cộc đàm phán về vịnh Bắc Bộ và biên giới, xin tham khảo Bị vong lục của Bộ Ngoại Giao nước CHXHCN Việt Nam ngày 7 tháng 8 năm 1979 và ngày 27 tháng 9 năm 1979, và Sách trắng của Bộ Ngoại Giao CHXHCN Việt Nam công bố ngày 28 tháng 9 năm 1979)

Tại Campuchia, Pol Pot, đồng minh trung thành của Bắc Kinh, bằng những thủ đoạn lọc lừa, dối trá, lưu manh, tàn ác, kể cả việc thủ tiêu những cán bộ cách mạng chân chính, ra sức củng cố địa vị chính trị, nắm toàn bộ quyền lực để biến Đảng cộng sản Campuchia thành một đảng lệ thuộc Bắc Kinh, biến chế độ của ông ta thành một chế độ diệt chủng. Như vậy, Trung Quốc đã tiến thêm một bước trong âm mưu nắm trọn Campuchia dưới chế độ của Pol Pot, đàn em trung thành của Trung Quốc, chuẩn bị bàn đạp tấn công Việt Nam từ phía Tây Nam sau khi miền Nam Việt Nam hoàn toàn giải phóng.

Mặc dù Trung Quốc - Hoa Kỳ dùng đủ mọi cách để cản trở quân dân Việt Nam giải phóng hoàn toàn miền Nam Việt Nam, quân dân Việt Nam vẫn kiên quyết đấu tranh trên ba mặt trận quân sự, chính trị và ngoại giao chống Mỹ-ngụy tiến lên giành toàn thắng. Với cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, Việt Nam đã giành toàn thắng trước Hoa Kỳ, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất sơn hà.

Trung Quốc, đầu tiên xuất phát từ lợi ích dân tộc của chính họ, trong thời gian đầu quả thật có giúp Việt Nam khi Việt Nam bắt đầu chiến đấu chống Mỹ, nhưng cũng lại xuất phát từ lợi ích dân tộc, họ không muốn Việt Nam thắng Mỹ và trở nên mạnh, mà chỉ muốn Việt Nam yếu, phải nhờ vả và dựa vào Trung Quốc. Vì vậy, từ chỗ chống nhau, họ dần đi tới thân thiện với đế quốc Mỹ, và từng bước toa rập với Mỹ muốn Việt Nam bị chia cắt lâu dài, nhưng nhân dân Việt Nam đã đánh cho “Mỹ cút, ngụy nhào”, giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước.

Trung Quốc đi đêm với Mỹ, thông đồng với Mỹ mưu hại Việt Nam, chơi trò hai mặt, một mặt duy trì giúp đỡ cầm chừng, đủ để giữ bộ mặt "chính nghĩa" và uy tín trên trường quốc tế và trong khối XHCN, tranh giành "thương hiệu" với Liên Xô, tranh làm "hiệp sĩ" với LX, một mặt câu kết, toa rập với Hoa Kỳ chống VN, chống LX. Nhưng "cuộc tình tội lỗi" Mỹ - Trung đó không ngăn được nhân dân Việt Nam giành thắng lợi hoàn toàn. Trung Quốc muốn chia rẽ Việt Nam với Liên Xô và các anh em xã hội chủ nghĩa khác, nhưng Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam đã giữ vững đường lối độc lập, tự do của mình, tăng cường đoàn kết với Liên Xô và các đồng minh xã hội chủ nghĩa khác.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng tìm cách đi cửa sau để tiếp xúc với những tay sai của Hoa Kỳ, thậm chí cho người đến gặp và thuyết phục tướng Dương Văn Minh, “tổng thống” vào ngày cuối của chế độ Sài Gòn để tiếp tục chống lại cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân của quân dân miền Nam Việt Nam. Văn kiện “Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc 30 năm qua” của Bộ ngoại giao Việt Nam do NXB Sự Thật xuất bản vào tháng 10 năm 1979 đầu tiên công bố chuyện mờ ám này. Sau này, tướng Dương Văn Minh, tướng Nguyễn Hữu Hạnh, sĩ quan ngụy Trần Viết Đại Hưng (sở hữu một số bức thơ Dương Văn Minh gởi cho bạn thân là tướng Nguyễn Chánh Thi), và nhiều cựu tướng tá, sĩ quan QLVNCH cũng thừa nhận chuyện này.

Theo tướng ngụy Lý Tòng Bá và Dư Quốc Đống kể lại trên đài radio “Chân trời mới” và một số đài phát thanh Việt ngữ ở Houston, Texas, Hoa Kỳ năm 2004. Trong ngày 30 tháng 4 năm 1975, một nhân viên ngoại giao Trung Quốc đã gặp riêng Dương Văn Minh và khuyến khích hãy cố thủ, án ngữ Vùng 4 Chiến thuật, hứa hẹn sẽ đem quân đánh vào biên giới miền Bắc Việt Nam để giải vây cho ngụy Sài Gòn. Nhưng tình thế bi đát, Mỹ bất lực, buông tay, bỏ rơi, tình hình của ngụy Sài Gòn đã tuyệt vọng không còn cách nào cứu vãn. Dù quân Trung Quốc có thật sự làm vậy thì cũng không thể nào ngăn cản được khí thế tiến công của quân dân miền Nam từ nông thôn tràn về giải phóng Sài Gòn, hang ổ cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn.

Rất nhiều tư liệu, hồi ký, hồi ức của các chóp bu ngụy, sĩ quan ngụy đã thừa nhận việc này. Ví dụ ông Dương Văn Minh sau khi định cư ở Pháp, đã kể lại cho các sinh viên Pháp gốc Việt trong một buổi nói chuyện thân mật ở Paris rằng trong ngày 30 tháng 4, khi ngụy quyền Sài Gòn trong cơn hấp hối, sắp sụp đổ, thì người của Trung Quốc đã tìm cách liên lạc với chính phủ Dương Văn Minh thông qua sự trung gian của người Pháp, đề nghị viện trợ, giúp đỡ khẩn cấp ngụy Sài Gòn chống lại quân và dân miền Nam.

Theo cựu chuẩn tướng quân đội Sài Gòn Nguyễn Hữu Hạnh (hiện đang là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam), thì sáng ngày 30-4-1975, biệt phái viên Francois Vunuxem (tướng tình báo Pháp) đã đến “Phủ thủ tướng” gặp “tổng thống” Dương Văn Minh, đề nghị kêu gọi Trung Quốc can thiệp để cứu ngụy quyền Sài Gòn đang thoi thóp. Tướng Minh vốn đã được Ban Binh vận Trung ương cục miền Nam thông qua em trai Dương Thanh Nhựt (bí danh Mười Ty, người của cách mạng) và gia đình đã thuyết phục từ trước, nên ông đã khước từ và nói: “Tôi cảm ơn thiện chí của ông, nhưng trong đời tôi, tôi đã từng làm tay sai cho Pháp, rồi tay sai cho Mỹ, đã quá đủ rồi. Tôi không thể tiếp tục làm tay sai cho Trung Cộng.” Cựu dân biểu Sài Gòn Lý Quý Chung, Bộ trưởng Thông tin trong ngụy quyền Dương Văn Minh, trong hồi ức “Hồi ký không tên” xuất bản ở Việt Nam cũng đề cập tới chuyện này.

Ông Nguyễn Hữu Thái, một chiến sĩ cách mạng, một trong những gương mặt tiêu biểu của phong trào sinh viên Sài Gòn chống Mỹ trước 1975 cũng xác nhận thông tin này. Trong bài hồi ức “Dương Văn Minh và tôi” trên Viet-Studies năm 2008, ông ta kể lại: Viên tướng Pháp Francois Vanuxem đội lốt ký giả hối hả đến gặp tướng Minh và các cộng sự, và nói với họ: “Hãy rút về Cần Thơ, cố thủ Vùng 4 Chiến thuật, chỉ vài ngày nữa thôi thì Trung Quốc sẽ có giải pháp trung lập hóa miền Nam”. Tướng Minh từ khước đề nghị của đặc sứ Pháp và sau đó than với cộng sự một câu khác nhưng cùng một ý: “Hết Tây đến Mỹ, chẳng lẽ bây giờ còn đi làm tay sai cho Tàu nữa sao!”

Đó là lý do mà trong những ngày miền Nam sôi sục khí thế, thì ít ai để ý lúc đó Trung Quốc đã tập kết trọng binh một cách bất thường ở biên giới phía Nam, đại quân áp sát biên thùy, tạo ra áp lực quân sự làm nóng biên giới, trong khi lực lượng võ trang miền Nam Việt Nam đang tiến quân như “mưa lũ tràn về” giải phóng thành đô, thì lực lượng biên phòng miền Bắc Việt Nam phải đặt trong tình trạng báo động với một tâm trạng hoang mang không hiểu ông hàng xóm định làm gì.

Như vậy đã rõ, Trung Quốc không muốn một Việt Nam độc lập - thống nhất – hòa bình nên đã đi đêm, liên minh với Mỹ, thực hiện sách lược “liên Mỹ đả Việt”, sau khi Mỹ “bỏ con giữa chợ” thì Trung Quốc muốn đóng thay vai trò của Mỹ. Nhưng họ không ngờ con bài Dương Văn Minh của Mặt trận, vốn đã được Ban Binh vận Trung ương cục miền Nam, và đại tá QĐNDVN Dương Thanh Nhựt (em ruột của tướng Minh) cảm hóa từ lâu, “thân tại Tào – tâm tại Hán”. Mặt trận ngay từ đầu đã khuyến khích, động viên tướng Minh ở lại với Mỹ, vì một sĩ quan cao cấp, có chức tước cao ở trong hàng ngũ giặc thì có lợi cho kháng chiến hơn, phát huy giá trị hơn.

Những ngày cuối tháng 4 năm 1975, “con bài Dương Văn Minh” đã phát huy tác dụng, giành quyền từ tay ông lão cực đoan Trần Văn Hương, không nghe lời Mỹ, bác bỏ mọi uy hiếp, dụ dỗ của Trung Quốc, đầu hàng vô điều kiện và kêu gọi binh lính bỏ vũ khí đầu hàng làm Mỹ và Trung Quốc đều bị bất ngờ, Mỹ không phản ứng kịp và Trung Quốc không kịp “đục nước béo cò”. Đồng thời đặt Mỹ-ngụy và toàn quân vào một “sự đã rồi”, đánh gục tinh thần kháng cự cuối cùng của Mỹ-ngụy, làm cho họ hoàn toàn gục ngã, tuyệt vọng. Khiến cho ai còn không thức thời, không hiểu biết cũng đều phải buông súng đầu hàng.

Sự kiện trên cũng cho thấy, Trung Quốc không chỉ muốn “liên Mỹ đả Việt”, mà còn muốn thay thế vai trò của Mỹ đối với ngụy quyền. Vì khách quan mà nói, Mỹ đã “bỏ con giữa chợ”, hoàn toàn bỏ rơi ngụy Sài Gòn từ sáng ngày 30/4/1975. 4:58 sáng thì Martin đã rời Việt Nam. 7 giờ sáng những quân nhân cuối cùng của Hoa Kỳ cũng rời khỏi Việt Nam. 7:53 sáng chiếc trực thăng quân sự cuối cùng của Mỹ chở 10 người lính Thủy quân Lục chiến Mỹ cuối cùng tháo chạy khỏi Việt Nam. Không đầy 4 giờ sau, ngụy quyền sụp đổ, ngụy quân tan rã.

Như vậy, kết quả cuộc chiến đã được định đoạt vào lúc 7:53 sáng ngày 30/4 khi người lính Mỹ cuối cùng rời khỏi lãnh thổ Việt Nam, chứ không phải khi Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vào 11:30 trưa hôm đó, tướng Minh là quân bài của Mặt trận từ lâu, và tác dụng của việc tuyên bố đầu hàng và kêu gọi buông súng chỉ là để cho không còn đổ máu vô ích, đánh gục những sự ngoan cố cuối cùng của một bộ phận quá khích.

Những trò bỉ ổi của Trung Quốc như đã tường trình ở trên, chính là nằm trong khoảng thời gian 4 giờ này, sau khi Mỹ đã bỏ đi, TQ không còn người chủ để nói chuyện ở Sài Gòn nên đành đến gặp và thuyết phục “tổng thống” Dương Văn Minh. Nhưng họ không ngờ tướng Minh là lá bài của Mặt trận, vì thế đã bác bỏ đề nghị của Trung Quốc và tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.

Trung Quốc lá mặt, lá trái không những với Việt Nam, mà còn với cả đồng minh mới Hoa Kỳ, “tình nhân” mà họ đi đêm từ năm 1972. Âm mưu qua mặt Mỹ, nhặt lại công cụ mà Mỹ đã sử dụng và vừa mới vứt bỏ cách đó vài giờ. Mỹ - Trung, một bên vỏ quýt dày thì một bên móng tay nhọn, bên tám lạng, người nửa cân, hình thành một mối quan hệ bạn thù khó phân.

Không những các thỏa thuận giữa Trung Quốc với Mỹ, những mưu đồ chiến lược của họ đã bị thất bại, mà một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa độc lập, thống nhất, phát triển, hội nhập, và có uy tín và vị thế chính trị ngày càng cao trên trường quốc tế, sẽ mãi là vật cản, chướng ngại không thể nào san bằng cho mưu đồ bành trướng bá quyền đại dân tộc của Trung Quốc ở Đông Dương và Đông Nam Á. Thắng lợi lịch sử của Việt Nam ngày 30/4/1975 không chỉ là thất bại lớn của đế quốc Mỹ xâm lược, mà cũng là thất bại lớn của bọn bành trướng Bắc Kinh.

Henry Kissinger khi nói về Chiến tranh biên giới Việt – Trung cũng đã thừa nhận: “Trung Quốc giúp đỡ Hà Nội để làm cùn bớt lưỡi dao của Mỹ thọc vào châu Á.”, “Hà Nội chỉ chiến đấu với một lẽ duy nhất, đó là lòng yêu nước của họ. Và một nước Việt Nam thống nhất dưới sự lãnh đạo của những người cộng sản Việt Nam, chiến thắng vào năm 1975, chính là mối đe dọa chiến lược to lớn đối với Trung Quốc còn hơn đối với Mỹ”.

Vào những năm cuối đời của Mao Trạch Đông và sau cái chết của ông, cuộc đại khủng hoảng tại Trung Quốc tiếp tục diễn ra gay gắt, với những cuộc thanh trừng tàn bạo lẫn nhau nhân danh này, nhân danh kia để tranh giành quyền bính. Trong 20 năm liền, nền kinh tế và tình hình chính trị, xã hội của Trung Quốc đã bị suy thoái, băng hoại và hỗn loạn vì những cái gọi là “Đại nhảy vọt”, “Đại cách mạng văn hóa”. Mặc khác, sự yếu kém về quân sự và kinh tế của Trung Quốc trong thời kỳ này không cho phép bọn bá quyền Bắc Kinh thực hiện ý đồ như họ mong muốn.

Cho nên, về đối nội, họ lấy chủ nghĩa Đại Hán, lấy tư tưởng đại dân tộc để tập hợp các phe phái và động viên dân Trung Quốc nhằm thực hiện Cải cách. Về đối ngoại, họ dấn sâu vào con đường thực dụng, thực lợi, cơ hội, lợi dụng lúc chủ nghĩa đế quốc bị khủng hoảng về kinh tế và chính trị nghiêm trọng, và lúc Mỹ bị thua đau, phải điều chỉnh lại chiến lược toàn cầu, họ câu kết với chủ nghĩa đế quốc, chống Liên Xô, chống phong trào cách mạng thế giới, tranh thủ nhiều vốn và kỹ thuật của phương Tây cho kế hoạch Cải cách của mình. Họ hằn học nhìn thắng lợi của Việt Nam trước Hoa Kỳ, cho nên từ khi nhân dân Việt Nam giành được toàn thắng, họ ngày càng công khai và điên cuồng thực hành một chính sách thù địch toàn diện và chống Việt Nam một cách có hệ thống.

Thông qua Khmer Đỏ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lấn ở phía Tây Nam Việt Nam

Ngay từ giữa thập niên 1960, Trung Quốc đã mưu tính nắm trọn vấn đề Campuchia, trước mắt nhằm phá hoại Mặt trận đoàn kết các nước Đông Dương, làm yếu cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam, có thể đàm phán với Mỹ và nắm bắt Campuchia phụ thuộc lâu dài và trở thành một bàn đạp của Trung Quốc để bành trướng xuống Đông Dương và Đông Nam châu Á.

Sau ngày 17 tháng 4 năm 1975, Trung Quốc dùng bọn đệ tử chiếm quyền lãnh đạo đảng Cộng sản Campuchia, gạt quốc vương Xihanúc và những người thân cận của ông ta, xây dựng nên một chế độ phát xít diệt chủng và thông qua chế độ đó kiểm soát, thao túng nước Campuchia, biến Campuchia thành một chư hầu kiểu mới để tiến đánh Việt Nam từ phía Tây Nam.

Trung Quốc đã viện trợ tiền bạc, vũ khí và dụng cụ chiến tranh các loại và đưa hàng vạn cố vấn vào Campuchia để thành lập và huấn luyện hàng chục sư đoàn mới gồm đủ bộ binh, thiết giáp, pháo binh, xây dựng thêm hoặc mở rộng nhiều căn cứ hải quân, không quân, hệ thống kho hậu cần.

Dưới sự hậu thuẫn, ủng hộ, chống lưng của Bắc Kinh, Khmer Đỏ lúc đó tiến hành một chiến dịch tuyên truyền rộng khắp vu khống Việt Nam “âm mưu xâm chiếm, cướp nước Campuchia”, “tiểu bá Việt Nam muốn độc chiếm Đông Dương, thôn tính Lào và Campuchia”, ráo riết hô hào chiến tranh chống Việt Nam. Họ đã phá hoại cuộc đàm phám giữa hai nước nhằm giải quyết vấn đề biên giới để có cớ duy trì một tình hình ngày càng căng thẳng ở vùng biên giới Việt Nam – Campuchia.

Ngay từ năm 1975, họ đã đưa quân lấn chiếm, bắn giết, đốt phá nhiều điểm trên lãnh thổ Việt Nam và từ đó ngày càng gây thêm nhiều vụ xung đột ở biên giới, đột kích nhiều đồn biên phòng, làng xóm Việt Nam, làm cho tình hình biên giới không ổn định, ngăn cản nhân dân Việt Nam khôi phục và xây dựng kinh tế. Từ những cuộc khiêu khích vũ trang, họ tiến đến gây ra một cuộc chiến tranh biên giới chống nước Việt Nam từ tháng 4 năm 1977 suốt dọc hơn 1.000 km với những chiến dịch tấn công đại quy mô, huy động hàng vạn bộ binh có xe tăng, trọng pháo yểm trợ, có khi vào sâu lãnh thổ Việt Nam hơn 30 km, giết hại dân thường, tàn phá nhà cửa, đốt rụi làng mạc, gây ra nhiều cuộc thảm sát, trong đó có cuộc Thảm sát Ba Chúc dã man.

Chống bằng kinh tế và văn hóa

Ngoài việc chống Việt Nam bằng quân sự, chính trị, tài trợ cho bọn đệ tử, đàn em gây chiến ở biên giới Tây Nam, Trung Quốc còn thỏa thuận với Mỹ - Đài Loan, Hồng Kông, tuồn các văn hóa phẩm gây nghiện của Trung Hoa vào Việt Nam, như các tiểu thuyết kiếm hiệp, các văn hóa phẩm này dần trở thành mất kiểm soát, cộng với các văn hóa phẩm Trung Hoa đã tồn tại sẵn dưới thời Mỹ ở miền Nam, đã “đầu độc” nhiều người, khiến họ chỉ biết lao đầu vào những cái gọi là "chưởng", "khinh công", "thần công" linh tinh, mà lười lao động, lười học hành, chính vì vậy thời đó VN phải cấm lưu hành truyện kiếm hiệp và dẹp bỏ, phá hủy những kho văn hóa phẩm này. Chính phủ CHND Trung Hoa cũng cộng tác với CIA cài cắm nhiều điệp viên Hoa Nam Tình Báo Cục trong lãnh thổ Việt Nam.

Trung Quốc cũng khai thác và lợi dụng vấn đề kinh tế miền Nam phần lớn do người Tàu Chợ Lớn thao túng, đầu cơ tích trữ, giấu gạo ém muối, tạo ra khan hiếm giả sau đó trục lợi bán ra với giá “cắt cổ” trong lúc đất nước, xã hội nghèo nàn phải xây dựng lại từ đầu.

Trước năm 1975, kinh tế lớn thì do tư bản Mỹ và phương Tây nắm, kinh tế vừa và nhỏ, tiểu thương, thì do người Trung Hoa, người Minh Hương, người gốc Hoa thao túng. Tình hình rối loạn đến mức khi quyền lợi tư bản Mỹ bị ảnh hưởng, khi xã hội và kinh tế phát sinh vấn đề bất ổn, thì Mỹ phải ra lệnh cho "thủ tướng" Nguyễn Cao Kỳ đi xử bắn gian thương Tạ Vinh ở Chợ Lớn vào năm 1966.

Nhiều cựu quân nhân ngụy kể lại, thời đó vào Chợ Lớn chẳng khác nào lạc vào một xứ sở khác, lạc vào Trung Quốc. Trước và sau giải phóng đều có một bộ phận không nhỏ người Hoa, nhất là trong giới thương nghiệp lúc ấy chơi rất "bẩn", quen với mô hình kinh tế tư bản rồi nên tưởng rằng cũng sẽ tha hồ được tự do kinh doanh kiểu gian manh vô lương tâm. Và Trung Quốc tận dụng mọi yếu tố, nhân tố này để tăng cường quấy phá xã hội Việt Nam. Một phần họ ủng hộ những thành phần trên, lúc thì công khai, lúc thì ngấm ngầm, để phá hoại kinh tế và đời sống nhân dân VN.

Khi Việt Nam phải xử phạt hoặc trục xuất một bộ phận người Trung Quốc (không phải công dân VN) vi phạm luật pháp, muốn loại bỏ bớt những lũng đoạn, thao túng, lộng hành kinh tế của người Hoa ở VN, thì Trung Quốc la lối lên rằng "Việt Nam phân biệt chủng tộc, kỳ thị và trục xuất người Hoa" và dùng nó như một chiêu bài giành phần "chính nghĩa", “lẽ phải” về mình, bôi đen Việt Nam, biến VN thành "kẻ ác". Mặt khác, Trung Quốc ngầm kích động, thúc đẩy người Hoa về nước, tạo ra những phong trào hồi hương, bằng những tin đồn quái ác, hoặc bằng những mật lệnh cho bọn gián điệp Bắc Kinh, rồi lu loa lên rằng Việt Nam phân biệt chủng tộc, kỳ thị Việt - Hoa, trục xuất người Hoa. Trung Quốc đã "vừa ăn cướp vừa la làng".

Người Hoa ở Việt Nam

Việt Nam có khoảng 1 triệu 20 vạn người Hoa sinh sống; gần một triệu người ở miền Nam (chủ yếu xuất xứ từ những đoàn tàu tỵ nạn chính trị của những người Hán không chấp nhận sự cai trị của triều Mãn Thanh, gọi là người Minh Hương, trung thành với nhà Minh cũ), và trên 20 vạn người ở miền Bắc. Năm 1955, Đảng Lao động Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thỏa thuận công khai, minh bạch, rõ ràng là người Hoa ở Việt Nam là do Đảng Lao động Việt Nam lãnh đạo tuyệt đối, và sẽ dần dần chuyển thành công dân Việt Nam, và phải mang quốc tịch Việt Nam. Trong 20 năm, người Hoa ở miền Bắc và trong những vùng đã giải phóng ở miền Nam đều được hưởng quyền lợi và nghĩa vụ như công dân Việt Nam, như những người Việt Nam bình thường, hoàn toàn không có sự kỳ thị chủng tộc trong chính sách.

Sau khi giải phóng hoàn toàn miền Nam, Đảng và Chính phủ Việt Nam tiếp tục nghiêm chỉnh thực hiện sự thỏa thuận năm 1955 giữa hai Đảng về người Hoa ở miền Bắc, đồng thời tôn trọng thực tế lịch sử về người Việt gốc Hoa trong những vùng tạm chiếm ở miền Nam, coi người gốc Hoa ở bất kỳ nơi nào trên lãnh thổ VN là một bộ phận trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Một bộ phận nhỏ mang căn cước Đài Loan (lúc đó ta gọi là "Tàu Đài Bắc" để phân biệt với "Tàu Bắc Kinh"), Hồng Kông hoặc quốc tịch nước khác và số Hoa kiều tiến bộ bị Khmer Đỏ xua đuổi và tỵ nạn ở Việt Nam thì được coi là ngoại kiều.

Ngược lại, nhà cầm quyền phản động Trung Quốc xuyên tạc sự thỏa thuận năm 1955 giữa hai Đảng, phủ nhận thực tế lịch sử khách quan về những người Việt gốc Hoa ở Việt Nam, coi tất cả kiều dân ở hai miền là kiều dân Trung Quốc và đòi quyền lãnh đạo những người ấy. Trên thực tế, họ âm mưu biến những người này thành các "đội quân thứ 5", họ lập ra các tổ chức, đảng phái phản động và mạng lưới gián điệp người Hoa trên đất Việt Nam. Đơn cử một số tổ chức, băng đảng phản động như: “Hoa kiều hòa bình liên hiệp hội”, “Hoa kiều tiến bộ”, “Hoa kiều cứu vong hội”, “Đoàn thanh niên chủ nghĩa Mác-Lênin”, “Hội học sinh Hoa kiều yêu nước”, “Mặt trận thống nhất Hoa kiều” v.v. do Bắc Kinh thành lập và chỉ huy, đã hoạt động chống lại các chính sách của Việt Nam, chống lệnh đăng ký nghĩa vụ quân sự, chống việc đi khai khẩn đất hoang, xây dựng vùng kinh tế mới, xây dựng lại Việt Nam, kích động tâm lý huyết thống trong người Việt gốc Hoa, khơi lên phong trào đòi trở lại quốc tịch Trung Quốc. Người Tàu Bắc Kinh và người Tàu Đài Bắc treo hình Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch khắp nơi, xem Việt Nam như Trung Quốc, Đài Loan.

Trung Quốc in tiền giả, đầu cơ tích trữ, nâng giá hàng nhằm phá kế hoạch ổn định và phát triển kinh tế của các cơ quan Nhà nước ở Nam Bộ, Với những thủ đoạn đó, nhà cầm quyền bành trướng Bắc Kinh đã gây thêm khó khăn cho nhân dân miền Nam Việt Nam vốn đã gặp biết bao khó khăn do 30 năm chiến tranh của thực dân, đế quốc để lại, khiến cho nhiều người về sau bỏ nước tha phương cầu thực, tìm một đời sống kinh tế khá hơn. Tóm lại, Bắc Kinh đã dùng người Hoa làm công cụ gây rối loạn về chính trị, kinh tế, xã hội ở Việt Nam như họ đã làm ở một số nước Nam Á.

Cái gọi là vấn đề “nạn kiều” chủ yếu là một sự cưỡng bức người Hoa ở Việt Nam ồ ạt di cư sang Trung Quốc của giới cầm quyền Bắc Kinh, nhằm gây xáo trộn về chính trị, xã hội, kinh tế ở Việt Nam, đồng thời kích động dư luận Trung Quốc, chuẩn bị sẵn sàng “đạo quân thứ 5” cho việc tiến hành xâm lược Việt Nam trong bước sau.

Vốn là những người làm ăn sinh sống lâu đời ở Việt Nam, thông thạo địa hình, phong tục, tập quán, có nhiều cơ sở quen thuộc cũ, có nhiều khả năng nắm được nhiều tin tức, tình hình, những người Hoa ở Việt Nam trở về Trung Quốc đã được bọn bành trướng Bắc Kinh chọn lựa để đưa vào những “sư đoàn sơn cước” chuyên đánh rừng núi, thọc sâu vào hậu phương, hoặc những đơn vị đi trước mở đường, hoặc những đơn vị thám báo, dẫn đường, phá hoại cầu cống, cơ sở hạ tầng của Việt Nam. Nhiều người trong bọn họ đã bị bắt giữ và trừng trị trong cuộc chiến tranh xâm lược năm 1979.


Hơn một tháng sau vấn đề "nạn kiều", "nạn dân", Trung Quốc gọi về nước tất cả các chuyên gia và cán bộ kỹ thuật đang công tác ở Việt Nam. Đi đôi với việc rút hết chuyên gia về nước, giới cầm quyền Trung Quốc còn thông đồng với Hoa Kỳ vận động các nước, các tổ chức quốc tế ngưng viện trợ cho công cuộc xây dựng lại Việt Nam, tăng cường bao vây cấm vận, "bỏ đói", bức tử Việt Nam. Thế là Việt Nam vừa bị Mỹ và các nước đồng minh, thân Mỹ cấm vận, vừa bị Trung Quốc và các đồng minh, thân Tàu cấm vận. Trong thì bị 2 mặt giáp công (phía Nam và phía Bắc), ngoài thì bị cấm vận 2 đầu (phương Bắc và phương Tây). 


Ngoài việc cấm vận kinh tế và quân sự, Trung Quốc còn tăng cường cản trở quan hệ bình thường giữa Việt Nam và các nước ASEAN, kêu gọi các nước đó lập “mặt trận chung với Trung Quốc chống tiểu bá Việt Nam”, tuyên truyền rằng Việt Nam và "bè lũ Lê Duẩn - Lê Đức Thọ" muốn "bá chủ" Đông Dương, muốn thôn tính Đông Dương, muốn thành lập 1 Liên bang Đông Dương do Lê Duẩn làm chủ. Với cuộc vận động đó, họ hy vọng sẽ thực hiện được chính sách bao vây kinh tế, cô lập chính trị, ngoại giao, tiến công quân sự, như các đế quốc thực dân vẫn làm bấy lâu nay với một số nước. Đây là một hành động xâm phạm độc lập, chủ quyền của Việt Nam, can thiệp vào công việc của các nước khác và các tổ chức quốc tế.

Áp lực quân sự nơi biên giới

Song song với việc hoạt động phá hoại kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hóa, và tuyên truyền, bọn phản động Trung Quốc ráo riết tăng cường sức ép quân sự đối với Việt Nam từ mọi phía, đặc biệt là phía Bắc và phía Tây Nam.

Tại phía Bắc, họ đưa quân ra biên giới Việt – Trung, tăng cường những vụ khiêu khích vũ trang và xung đột quân sự, dùng mọi thủ thuật nham hiểm, âm mưu lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam, xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Tạo nên tình hình thường xuyên căng thẳng ở vùng biên giới. Theo cuốn sách "Sự thật về Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc 30 năm qua" của NXB Sự Thật xuất bản tháng 10 năm 1979, số vụ chạm súng, đụng độ quân sự, xung đột lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc năm 1975 là 234 vụ, gấp rưỡi năm 1974, còn năm 1978 tăng đột biến 2.175 vụ, gấp mười lần.

Tại phía Tây Nam, theo chỉ thị của Bắc Kinh, bè lũ diệt chủng Khmer Đỏ khước từ các đề nghị của Việt Nam về việc hai bên thành lập một khu phi quân sự ở vùng biên giới và ký một hiệp ước hữu nghị không xâm phạm lẫn nhau, không can thiệp vào nội bộ của nhau, "nước sông không phạm nước giếng", họ làm thế là để duy trì cuộc chiến tranh biên giới chống Việt Nam, đồng thời chuẩn bị những cuộc phiêu lưu quân sự đại quy mô sau này.

Tại phía Tây, Trung Quốc dùng các gói viện trợ, dùng "cây gậy và củ cà rốt" để gây áp lực đối với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Họ thông đồng với CIA Mỹ, nuôi dưỡng tàn quân của lực lượng đặc biệt Mèo do CIA tổ chức và chỉ huy trước đây, thông qua đạo quân làm đường của họ để tìm cách can thiệp sâu vào các tỉnh Bắc Lào, vu cáo Việt Nam “thôn tính” Lào, ly gián, chia rẽ Lào với Việt Nam, đưa nhiều sư đoàn áp sát biên giới Lào – Trung. Mục tiêu của họ là để tăng thêm sự uy hiếp Việt Nam về quân sự từ phía Tây, đồng thời làm suy nhược và từng bước khống chế Lào.


thieulongtexas # vendredi 24 février 2012 22:19:44
Tình hình Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc

Ngày 3/7/1978 chính phủ Trung Quốc tuyên bố cắt hết viện trợ và rút hết chuyên gia đang làm việc tại Việt Nam về nước. Xung đột biên giới trên đất liền, nhất là tại điểm nối ray trên đường sắt liên vận Hà Nội-Bằng Tường ngày càng tăng (có lúc có nơi đã xảy ra đổ máu). 

Tháng 7 năm 1978, các nhân viên ngoại giao của Việt Nam ở Bắc Kinh được phổ biến Nghị quyết TW 4, tinh thần là phải thấu suốt quan điểm nắm vững cả hai nhiệm vụ vừa xây dựng kinh tế vừa tăng cường lực lượng quốc phòng, chuẩn bị tốt và sẵn sàng chiến đấu với giặc xâm lược. Tháng 11 năm 1978, Việt Nam ký “hiệp ước hữu nghị và hợp tác” với Liên Xô.

Đến tháng 12 năm 1978, mọi việc chuẩn bị cho tình huống xấu nhất trong đại sứ quán đã làm xong. Sứ quán nhận được máy phát điện chạy xăng (đề phòng bọn bá quyền chơi xấu, cố ý cúp điện), gạo nước, thực phẩm khô (đề phòng bọn bành trướng chơi bẩn, cúp những cung cấp cơ bản, giữ không cho ra ngoài đi chợ, mua đồ) đã được tích trữ đầy đủ, đại sứ quán các nước anh em thân thiết cũng nhận được các đề nghị cụ thể khi bất trắc xảy ra, thỏa thuận, nhất trí với nhau cùng chống bành trướng, chống bá quyền… Ông Dương Danh Dy và một số đồng chí lúc đó được phân công đọc và lựa chọn các tài liệu lưu trữ quan trọng, cái phải gửi về nhà, cái có thể hủy.

Tháng 12, năm 1978, theo lời kể của ông Dương Danh Dy trên đài BBC, trong chuyến thăm các nước ASEAN với mục đích trấn an, xoa dịu, làm công tác tư tưởng, công tác chính trị, chia rẽ, ly gián, nói xấu Việt Nam với các nước Đông Nam Á. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn, Đặng Tiểu Bình cố ý tỏ ra hùng hổ và "tức tối" nói nguyên văn: “Việt Nam là bạo đồ (chính xác là "bạo đồ", 暴徒), phải dạy cho Việt Nam bài học”. Sáng hôm sau, báo chí Trung Quốc thấy câu này không phù hợp với tư cách một lãnh đạo quốc gia, một lãnh tụ quốc gia lại có thể chửi bới mất tư cách, mang tính chất "hàng tôm hàng cá" như thế, nên họ đã cắt xén bớt đi phần: "Việt Nam là bạo đồ", chỉ giữ lại phần "phải dạy cho Việt Nam bài học".

Thật ra Đặng Tiểu Bình “nhập vai” trên truyền hình và nói vậy là để gián tiếp tuyên truyền cho quan điểm "Trung Quốc chỉ đánh Việt Nam vì VN xấu, vì VN sai, vì VN là bạo đồ, để dạy VN một bài học thôi chứ không xâm lược VN, không tham lam 1 tấc đất ngọn cỏ nào của VN". Nhằm trấn an quốc tế và làm cho VN lơ là, chủ quan, nguội đi nhiệt huyết và quyết tâm đánh giặc.

Ngày 22 tháng 12 năm 1978, Trung Quốc đơn phương ngừng vận chuyển hành khách xe lửa liên vận tới Việt Nam, rất nhiều cán bộ, sinh viên Việt Nam từ Liên Xô, Đông Âu trở về bị kẹt lại trong nhà khách sứ quán chờ đường hàng không và cuối cùng đến đầu tháng 1 năm 1979 đường bay Bắc Kinh - Hà Nội cũng bị cắt. 

Đầu tháng 1 năm 1979, quân đội Việt Nam bất ngờ tổng phản công thần tốc trên toàn tuyến biên giới Tây Nam, chỉ trong thời gian ngắn đã đập tan sức chống cự của Khmer Đỏ, đánh mau đánh mạnh, tốc chiến tốc thắng tiến vào giải phóng Nam Vang. Hành động quân sự và chiến công nhanh chóng này của Việt Nam là điều mà Đặng Tiểu Bình và Trung Quốc không thể nào ngờ trước. Đây là một quả đắng khó nuốt trôi đối với tên trùm xâm lược Đặng Tiểu Bình.

Cuối tháng 1 năm 1979, Đặng Tiểu Bình thăm Mỹ, được Tổng thống Jimmy Carter đón tiếp với nghi lễ long trọng chưa từng thấy trong lịch sử ngoại giao Hoa Kỳ, hai nước quyết định thiết lập quan hệ bang giao, và Trung Quốc đã nhận được sự đồng thuận, bật đèn xanh của Mỹ. Hai lãnh đạo nhất trí cùng nhau chống Liên Xô, Đông Âu, và Việt Nam. Như vậy, Trung Quốc càng dấn thân vào con đường phản trắc, "đi đêm" với đế quốc, phản bội lại những đồng minh cũ, phản bội các nước XHCN, đón gió trở cờ, chơi trò hai mặt, lá phải lá trái.

Nguyên nhân Trung Quốc xâm lược Việt Nam

Đầu tiên là quan hệ Mỹ - Trung, lúc bấy giờ Hoa Kỳ và Trung Quốc đều có chính sách thù địch với Liên Xô và Việt Nam. Mỹ muốn "trả thù chính trị" VN, đồng thời cũng muốn chia rẽ Việt Nam và Trung Quốc, muốn kích cho Trung Quốc đem quân đánh Việt Nam, chia rẽ 2 nước cộng sản, muốn quan hệ hai nước bị "mất cầu" và không còn đường về.

Trung Quốc thì cay cú trước một nước Việt Nam thống nhất, vốn đã hằn học, thù địch với VN từ lâu, từ giấu mặt đến công khai, do đó 2 tên cướp này hình thành một "liên minh ma quỷ" để thực hiện những mưu đồ riêng, dụng tâm riêng và mục đích chung, nhu cầu chung của hai nước, chủ yếu đó là chống Liên Xô và chống Việt Nam, chống VN để cho LX mất một đồng minh chiến lược quan trọng. Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh đã cho biết trong cuộc trả lời phỏng vấn trên BBC: "Vì Trung Quốc lúc bấy giờ muốn phát triển quan hệ với Mỹ. Đánh Việt Nam là một món quà tặng cho Mỹ."

Tất cả đều nằm trong ý đồ chia rẽ Trung - Việt của Mỹ và ý đồ "liên Mỹ đả Việt" của Trung Quốc. Một tên thực dụng và một tên "thâm nho", đều biết mánh của nhau nhưng vì những lợi ích của mình, chấp nhận "thuận nước đẩy thuyền", "tương kế tựu kế", lợi dụng lẫn nhau trong một ván bài lật ngửa. Đây thật sự là một cuộc đấu trí chính trị ngoạn mục nhưng cũng đầy thủ đoạn dơ bẩn của hai cường quốc.

Trong bản dịch của học giả Dương Danh Dy nhân kỷ niệm 32 năm Chiến tranh Biên giới, Đặng Tiểu Bình tiết lộ là Mỹ đã cung cấp nhiều tin tức tình báo cho Trung Quốc trước cuộc chiến, những tin tức tình báo này có lợi cho việc đánh Việt Nam, và trong cuộc chiến thì Mỹ cũng tiếp tục giúp đỡ, hỗ trợ tình báo cho Trung Quốc qua cơ quan CIA. Nhiều quan chức CIA đã sang Trung Quốc để nghiên cứu, tư vấn, chia sẻ, và nhiều quan chức tình báo Trung Quốc cũng sang Mỹ lúc đó để tham vấn, bàn thảo, học hỏi. Hai bên đã chia sẻ thông tin tình báo về Việt Nam cho nhau. Tình báo về VN là những thông tin mà Mỹ nắm rõ nhất, nhất là trong thời điểm đó, ở miền Nam VN vẫn còn rất nhiều "chó săn" làm việc cho CIA.

Thứ nữa là quan điểm cá nhân của trùm xâm lăng Đặng Tiểu Bình, trong bài dịch của học giả Dương Danh Dy từ một số tư liệu Trung Quốc thì cho thấy Đặng Tiểu Bình tỏ ra có quan điểm thù ghét Việt Nam một cách khác thường, có cách nhìn về VN một cách cực đoan hơn hẳn các đồng liêu.

Lịch sử chính trị của CHND Trung Hoa cũng cho thấy, từ khi Đặng Tiểu Bình thắng thế trong cuộc tranh quyền đoạt vị, đấu tranh quyền lực quyết liệt và đẫm máu thì Trung Quốc dần chuyển sang hướng thân Mỹ, thân Tây, chống Việt, chống Xô, "viễn giao cận công", "bán láng giềng gần mua người dưng xa". Quyền lực của Đặng Tiểu Bình càng củng cố, càng mạnh, quyền hành của ông ta càng nhiều, càng rộng lớn, thì Trung Quốc càng hung hăng và quan hệ Trung - Việt càng tồi tệ hơn. Cho thấy Đặng Tiểu Bình chính là kẻ đứng đầu bọn bành trướng, bá quyền, phản động trong giới cầm quyền Bắc Kinh.

Trong lịch sử quan hệ Việt - Trung mấy nghìn năm nay, phần lớn thời gian là hai bên sống chung hòa thuận trong sự dè dặt, cẩn trọng nhất định. Xung đột, chiến tranh nổ ra thường đầu tiên xuất phát từ mâu thuẫn lợi ích giữa 2 nước, 2 dân tộc, sau đó chủ yếu là từ một bọn chống Việt, hiếu chiến, cực đoan, quá khích trong triều đình, nhà nước Trung Hoa.

Sau những cuộc cách mạng tư sản lật đổ chủ nghĩa phong kiến, trong các quốc gia tư bản luôn có một bộ phận lớn chính trị gia như những ký sinh trùng, ăn bám, sống bám trên chiến tranh, quân sự. Có chiến tranh, có đổ máu, có các chiến dịch quân sự, có xung đột quân sự, phải dùng đến súng đạn, vũ khí, khí tài chiến tranh, công nghệ quốc phòng, ngân sách quốc phòng phải cao thì họ mới làm giàu được. Trung Quốc tuy mang danh là một nước XHCN, nhưng dần chệch hướng và phản bội, và với thực lực quân sự đáng kể của một đại cường quốc, trong giới cầm quyền Bắc Kinh cũng có những bộ phận sống ký sinh trên chiến tranh này, phải có chiến tranh thì họ mới có lợi, chiến tranh, quân sự, công nghiệp vũ khí, giao dịch vũ khí v.v. đã gắn liền với lợi ích, quyền lợi của họ.

Những thành phần trên (chống Việt, hiếu chiến, cực đoan, ký sinh trùng) chưa hội đủ quyền lực thì Việt Nam và Trung Quốc yên ổn, đến khi họ hội đủ quyền lực, có được quyền cao, hay nguy hiểm hơn là họ lên nắm quyền, thì Việt - Trung khó tránh khỏi chiến tranh. Đây là một quy luật chính trị, một vòng lẩn quẩn suốt nhiều ngàn năm nay. Do đó, khi Đặng Tiểu Bình và đồng bọn cùng tư tưởng, cùng quan điểm, cùng ý chí, "ngưu tầm ngưu, mã tầm mã" lên cầm quyền thì có thể thấy quyết định xâm lược Việt Nam chỉ còn là vấn đề thời gian.

Trong một nghiên cứu năm 2010, tiến sĩ người Mỹ gốc Hoa Trương Tiểu Minh từ U.S. Air War College, Hoa Kỳ cũng thừa nhận Đặng Tiểu Bình có vai trò cá nhân nổi bật, và là vai trò quyết định trong chiến tranh xâm lấn Việt Nam. Theo ông, nhìn từ quan điểm của ban lãnh đạo TQ khi đó thì có 3 yếu tố khiến cho cuộc chiến trở nên khả thi; đó là quan hệ đặc biệt giữa Moscow và Hà Nội sau hiệp định 1978, vai trò chủ chốt, thiết yếu của Việt Nam ở Đông Dương, đối với Campuchia và Lào, cản đường Trung Quốc mở ra và tiến xuống Đông Nam Á, và quan hệ xấu đi nghiêm trọng giữa Bắc Kinh và Hà Nội. Còn về nội bộ, theo tiến sĩ Trương Tiểu Minh, chính việc thăng chức của Đặng Tiểu Bình, từ vị trí phó thủ tướng lên chức vụ cao nhất, nắm Quân ủy Trung ương tại Hội nghị Trung ương 3, Ban Chấp hành Trung ương khóa 11 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, là yếu tố quyết định cho việc xâm lược CHXHCN Việt Nam.

Đó là đại cương về yếu tố Hoa Kỳ, yếu tố Đặng Tiểu Bình, người nắm quyền cao nhất Trung Quốc thời đó. Bây giờ chúng ta hãy cùng đi sâu vào các chi tiết cụ thể, các mục tiêu, mục đích Trung Quốc, để giải đáp câu hỏi: Trung Quốc muốn gì, Trung Quốc xâm lược Việt Nam để làm gì.

Quan hệ ngoại giao rạn nứt giữa Việt – Trung

Có nguyên nhân thì mới có hậu quả, trước hết cần xem xét lại những mâu thuẫn đưa tới sự rạn nứt, dần đưa tới sự xung đột, và rồi là chiến tranh tổng lực, chiến tranh toàn diện giữa Trung Quốc và Việt Nam năm 1979. Đi ngược thời gian, năm 1972, chuyến thăm của tổng thống Mỹ Nixon tới Bắc Kinh và thỏa thuận giữa Mỹ và Trung Quốc được Việt Nam xem là một sự phản bội và ta công khai nói rõ điều này, triệu tập quan chức đại sứ quán Trung Quốc đến để bày tỏ bất bình và phản đối.

Năm 1975, trong chuyến thăm Bắc Kinh, Bí thư thứ nhất Lê Duẩn đã thẳng thừng từ chối đưa Việt Nam vào liên minh chống Liên Xô của Trung Quốc, bác bỏ ngay quan điểm của Trung Quốc rằng "chủ nghĩa bá quyền Liên Xô" là mối đe dọa đối với các nước cộng sản châu Á.

Ông Lê Duẩn rời Trung Quốc mà không tổ chức tiệc đáp lễ theo truyền thống, và cũng bác bỏ không ký vào thỏa thuận chung. Tư thế của ông Lê Duẩn lúc đó xứng đáng là của một người Việt Nam, một VN đã dám đánh Mỹ và biết thắng Mỹ. Bắc Kinh điên tiết, từ đó bắt đầu nói về một Việt Nam "hắc tâm", "vô ân", "ngạo mạn". Viện trợ của Trung Quốc sau đó giảm xuống không còn bao nhiêu, đến năm 1978 thì cắt toàn bộ. Để vừa có thể chấm dứt viện trợ cho Việt Nam, thất hứa (năm 1973 Trung Quốc trước áp lực của Liên Xô và các nước XHCN, muốn giữ uy tín nên đã cam kết viện trợ cho VN) mà không bị "mất mặt bầu cua", muốn vớt vát chút uy tín, mặt mũi, giữ tư cách đứng đầu phe XHCN, Trung Quốc bày ra trò đặt "điều kiện" cho Việt Nam, rằng muốn TQ viện trợ thì phải từ chối tất cả các khoản viện trợ của Liên Xô, trong khi đã biết trước Việt Nam không bao giờ làm thế, và dĩ nhiên Việt Nam không quan tâm và không đáp ứng.

Từ đó, nhà cầm quyền Trung Quốc nói chung và Đặng Tiểu Bình nói riêng có ác cảm với Lê Duẩn, sau này Mỹ - Trung tăng cường ráo riết tuyên truyền chống Lê Duẩn. Trung Quốc tập trung tuyên truyền trong nội bộ những người cộng sản. Hoa Kỳ tập trung tuyên truyền trong bọn phản động gốc Việt. Đồng thời, một số sai lầm trong công tác lãnh đạo, những tính chất độc tài, độc đoán, chuyên quyền trong phong cách lãnh đạo của Lê Duẩn cũng làm những tuyên truyền này phát huy hiệu quả nhất định.

Tự "mua dây buộc mình", Trung Quốc càng ngang ngược gây sức ép thì càng đẩy Việt Nam quan hệ chặt chẽ hơn với Liên Xô, ép Trung Quốc vào giữa, vào thế gọng kìm, rồi Trung Quốc lại thấy mình bị đe dọa từ hai phía. Đồng thời, Việt Nam cũng đang cố gắng xây dựng mối quan hệ đoàn kết giữa 3 nước Đông Dương mà Việt Nam giữ vị thế đứng đầu. Cùng với thực tế rằng nước Việt Nam thống nhất đã trở thành một sức mạnh quan trọng trong vùng, làm suy giảm đáng kể ảnh hưởng của Trung Quốc. Những điều này làm cho Trung Quốc cay cú không muốn chấp nhận, và luôn rêu rao, lu loa tuyên truyền về một "tiểu bá quyền", "tiểu bá Việt Nam" và "đại bá quyền Liên Xô bao vây chúng tôi từ phía Bắc, khiến chúng tôi không có lối ra". Từ đó, một Nhà nước Campuchia chống Việt Nam đã trở thành một quân cờ, một lá bài quan trọng đối với TQ.

Quan hệ Việt Nam - Khmer Đỏ ngày càng đi xuống, bắt đầu từ tháng 5 năm 1975, ngay sau khi Việt Nam thắng Mỹ, Khmer Đỏ dưới sự xúi giục của quan thầy Trung Hoa, cho quân xâm lược, đánh chiếm các đảo Phú Quốc, Thổ Chu và bắt cóc hàng trăm dân thường, lên cao trào vào những năm 1977-1978 khi Khmer Đỏ liên tục quấy phá đánh sâu vào lãnh thổ Việt Nam tàn sát hàng chục ngàn dân thường. Trong suốt thời gian đó và cả về sau, Trung Quốc luôn là nước viện trợ đắc lực cho Khmer Đỏ về vũ khí, khí tài cũng như cố vấn quân sự. Hoa Kỳ thì ngầm ủng hộ và bênh vực, giúp đỡ Khmer Đỏ trên mặt trận ngoại giao. Các nỗ lực ngoại giao của Việt Nam nhằm đạt được mục tiêu hòa bình, hay chí ít để xoa dịu căng thẳng với Trung Quốc và Khmer Đỏ đều vô hiệu, sự thật là Trung Quốc đã sử dụng chư hầu Khmer Đỏ tấn công Việt Nam.

Từ năm 1973, Liên Hiệp Quốc bắt đầu thảo luận về vấn đề chủ quyền của các quốc gia đối với vùng đặc quyền kinh tế trên biển. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khi đó đã tuyên bố ngay chủ quyền với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa dựa theo hiệp ước Pháp - Thanh ký kết năm 1887. Về phía Trung Quốc, với cuộc khủng hoảng dầu lửa những năm 1970, họ đã tìm kiếm các nguồn khai thác dầu mỏ trên Biển Đông sát với Việt Nam, đồng thời cũng nhân việc này thực hiện chiến lược bao vây Việt Nam, "nhất thạch nhị điểu", "một đá chọi hai chim". Tranh chấp giữa hai nước về hai quần đảo này đã bắt đầu ngay từ năm 1975 sau khi nước Việt Nam thống nhất tiếp tục tuyên bố chủ quyền đối với hai quần đảo này.

Tuyên bố chủ quyền của nước Việt Nam thống nhất năm 1975 đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; cách ứng xử của Việt Nam đối với một bộ phận người Hoa; và cố gắng của Việt Nam trong việc xây dựng quan hệ chặt chẽ giữa ba nước Đông Dương được bọn bá quyền Trung Quốc xem là nỗ lực nhằm "thống trị Đông Dương" và là ví dụ về sự "vô ơn", "đen tối" và "tham vọng", "cuồng vọng" của Việt Nam. Ngay trong năm 1975, Trung Quốc viện trợ không hoàn lại (cho không) Khmer Đỏ một số vũ khí Liên Xô viện trợ trước đây, và một số vũ khí Liên Xô viện trợ cho Việt Nam nhờ TQ chuyển hộ, nhưng TQ giấu lại rồi báo cáo gian trá, cũng như một số quyền lợi kinh tế.

Họ cho Khmer Đỏ vay không lấy lãi 1 tỷ USD và ký kết một hiệp ước quân sự bí mật với chính quyền Khmer Đỏ vào tháng 2 năm 1976. Chính sách ngoại giao của Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á cũng được thay đổi theo hướng tăng cường quan hệ và chơi trò mặt trái, mặt phải với khối ASEAN, mưu đồ chia rẽ, ly gián, muốn "bẻ gãy từng chiếc đũa một", đồng thời dụ dỗ các nước này theo Trung Quốc chống Việt Nam và Liên Xô, thân Khmer Đỏ, và cắt bỏ viện trợ của các nước này đối với các đảng cộng sản ở Đông Nam Á. Càng lúc càng lún sâu vào con đường bội phản.

Cuối năm 1978, căng thẳng giữa Việt Nam với cả hai thầy trò Trung Quốc và Khmer Đỏ đều lên một đỉnh cao mới. Ngày 23 tháng 12 năm 1978, Quân đội Nhân dân Việt Nam tổng phản công trên biên giới Tây Nam, đánh mau đánh mạnh, tốc chiến tốc thắng, tiến vào thủ đô Nam Vang lật đổ chính quyền diệt chủng Khmer Đỏ. Đặng Tiểu Bình cũng vừa kết thúc chuyến công du và công tác ở Mỹ, cùng với việc ông ta lớn tiếng đe dọa "dạy cho Việt Nam một bài học", Trung Quốc tự tin vì có được hậu thuẫn, tán thành từ Hoa Kỳ. Trung Quốc thâm hiểm cắt nguồn viện trợ dầu cho Việt Nam vào cuối năm 1978, vốn chiếm tới hơn một nửa tiêu thụ dầu của Việt Nam, trong khi Liên Xô chưa kịp viện trợ bổ sung, cũng khiến dự trữ dầu chiến lược của Việt Nam bị thiếu hụt trong thời điểm quyết định khi quân Trung Quốc tấn công.

Ngày 24 tháng 2, Trưởng Ngân khố Mỹ Blumenthal và các cộng sự của chính quyền Carter công du và làm việc với CHND Trung Hoa, ủng hộ và khuyến khích Trung Quốc mạnh tay hơn, và đảm bảo với TQ tình hình tại vùng duyên hải Phúc Kiến đối diện với Đài Loan sẽ yên tĩnh trong thời gian đầu năm 1979, để cho họ có thể yên tâm tái bố trí các lực lượng tại Phúc Kiến về hướng biên giới phía Nam với VN. Sách lược "liên Mỹ đả Việt" đã quá rõ ràng.

Quan hệ trong khu vực

Cùng lúc căng thẳng Việt Nam - Trung Quốc lên cao thì ở biên giới phía Tây Nam của Việt Nam, chính quyền Khmer Đỏ, với sự bảo trợ của Trung Quốc, cũng bắt đầu leo thang hoạt động quân sự xâm lấn miền Nam Việt Nam. Các xung đột lẻ tẻ ở khu vực này đã nhanh chóng bùng nổ thành Chiến tranh biên giới Tây Nam với hệ quả là Việt Nam đưa quân vào Campuchia lật đổ chính quyền diệt chủng Khmer Đỏ. Việt Nam phải giải quyết vấn đề Campuchia, tiêu diệt Khmer Đỏ gấp, vì tình hình căng thẳng với Trung Quốc đã rõ, lúc đó TQ đã dồn trọng binh lên biên giới Việt - Trung, sớm muộn gì cũng sẽ có chiến tranh với bọn bá quyền phương Bắc, nếu khi đó Khmer Đỏ chưa bị diệt thì VN sẽ lâm vào tình thế "lưỡng đầu thọ địch", bị cô lập và dồn vào trong thế gọng kìm. Trong lịch sử phong kiến, Lê Đại Hành, Lý Thường Kiệt đều phải đánh Chiêm Thành trước khi đánh Tống là vì thế.

Do đó, Trung Quốc quyết định tấn công xâm lược Việt Nam một phần là để phân chia lực lượng quân đội của Việt Nam, giúp Khmer Đỏ, ép VN phải rút quân về hoặc điều bớt quân từ Campuchia lên Bắc Việt phòng thủ để giảm áp lực quân sự cho dư đảng Khmer Đỏ.

Ngoài ra, theo một số nhà nghiên cứu quân sự Nga và phương Tây, do Việt Nam gia nhập Hội đồng Tương trợ Kinh tế (SEV), và ký hiệp ước Hữu nghị và hợp tác với Liên Xô năm 1978, trong đó có điều khoản về tương trợ quân sự lẫn nhau. Theo nhận định của Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, thỏa ước này là hiểm họa quốc phòng lớn của TQ vì đặt nước này vào tình thế "lưỡng đầu thọ địch" khi xảy ra chiến tranh với Việt Nam hoặc Liên Xô.

Do đó, Trung Quốc đã sắp xếp sẵn con bài Hoàng Văn Hoan và đồng bọn, khi nào cần thì sẽ dùng danh nghĩa "diệt Duẩn phò Hoan", "cùng nhân dân Việt Nam tiêu diệt tập đoàn Lê Duẩn", nếu tình thế chiến sự thuận lợi thì sẽ đánh tới thủ đô Hà Nội, và nếu chiếm được Hà Nội thì sẽ dựng lên ngụy quyền Hoàng Văn Hoan, đóng quân lâu dài dùng chiêu bài "chống Lê Duẩn" để chống Việt Nam và xâm lược VN lâu dài, để giữ cho Trung Quốc không bị rơi vào thế gọng kìm Xô - Việt. Bởi nếu họ chỉ đánh rồi về, thì thế gọng kìm vẫn còn, họ vẫn "lưỡng đầu thọ địch". Tương tự, Việt Nam muốn phá thế gọng kìm Trung Quốc - Khmer Đỏ, không muốn bị "lưỡng đầu thọ địch" thì phải tận diệt Pol Pot và đóng quân lâu dài để ổn định tình thế, không để dư đảng Khmer Đỏ từ trong rừng chui ra hồi phục, "chặt đầu này mọc đầu khác".

Do đó cuộc chiến này không phải chỉ là cuộc chiến "dạy cho Việt Nam bài học" như Đặng Tiểu Bình và Trung Quốc tuyên truyền, không phải là một cuộc xung đột quân sự hạn chế, đánh một chút rồi về, "trừng phạt" rồi về, quấy nhiễu rồi về, mà là một cuộc chiến tranh xâm lược thời đại mới, thuận theo tình hình rồi tính, nếu thuận lợi thì sẽ chiếm đóng lâu dài, dựng lên ngụy quyền (do Hoàng Văn Hoan đứng đầu) và thực hiện chế độ thực dân kiểu mới. Nếu tình hình bất lợi, thì sẽ rút về rồi tuyên bố "đã trừng phạt xong", "đã dạy xong bài học".

Như vậy thì dù kết quả cuộc chiến có thế nào thì Trung Quốc cũng đều có thể tuyên bố "chiến thắng". Đó là lý do vì sao mà ngay từ đầu Bộ ngoại giao Trung Quốc và Đặng Tiểu Bình lặp đi lặp lại "dạy cho Việt Nam một bài học", "không tham vọng 1 tấc đất nào của Việt Nam", che giấu ý đồ thật sự. Một tác dụng khác nữa là để trấn an dư luận trong nước và thế giới và làm giảm quyết tâm bảo vệ đất nước của quân đội VN, hy vọng một bộ phận nào đó nghe vậy sẽ an lòng, lơ là, chủ quan, giảm bớt ý chí quyết chiến. Họ lặp đi lặp lại điều này trước cuộc chiến, và ngay trong cuộc chiến thì họ cũng vẫn tuyên truyền như thế để hạ bớt tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ VN, đồng thời làm giảm thiểu sự phẫn nộ của dư luận quốc tế, và sau cuộc chiến thì họ càng gia tăng tuyên truyền điều này để biện hộ, bào chữa cho việc bại trận, che giấu sự thật thua trận, và giữ lại phần nào thể diện.

Đặng Tiểu Bình và các "mưu sĩ", "quân sư" nghĩ ra tiểu xảo này là vì họ không tự tin sẽ chiến thắng trước Việt Nam, một quốc gia vừa mới ban cho đại cường quốc Hoa Kỳ một thất bại chưa từng có trong lịch sử, một quân đội vừa mới thần tốc đánh đổ chế độ diệt chủng Khmer Đỏ với khí thế "sấm chớp không kịp bưng tai". Quan điểm chiến lược không công khai của họ là "cứ đánh, dựa trên kết quả và tình hình thế nào rồi sẽ tính". Nếu tình hình chiến cuộc thuận lợi thì họ sẽ tuyên bố "thay đổi kế hoạch cho phù hợp với tình hình mới" và sẽ có hàng chục lý do, danh nghĩa, chiêu bài chính trị khác ra đời. Nếu tình hình bất lợi thì rút quân về, tàn phá những vùng tạm chiếm, phá hủy cơ sở hạ tầng, cướp bóc tài sản nhân dân, và cướp được tấc đất nào hay tấc đất đó, giữ được nhiều đất đai càng tốt, đó chính là lý do sau cuộc chiến, Trung Quốc vẫn giữ một số địa điểm mà Việt Nam phải đánh vào trong những trận đụng độ lẻ tẻ sau này mới giành lại được.

Về phía Liên Xô, nguy cơ bị cô lập về ngoại giao sau khi quan hệ Trung Quốc - Hoa Kỳ trở nên nồng ấm khiến họ phải tìm cách tăng cường quan hệ đối với ta. Viện trợ kinh tế của Liên Xô cho Việt Nam tăng đều từ năm 1975 đến 1979, viện trợ quân sự cũng tăng mạnh do sự kiện xung đột Việt Nam - Campuchia.

Mục tiêu của Trung Quốc

Tuyên bố chiến tranh của bọn bành trướng Trung Quốc nói rằng đây là cuộc chiến để quân Trung Quốc "phản kích tự vệ" chống lại các khiêu khích của Việt Nam. Phát ngôn viên của Tân Hoa xã nói: "Các lực lượng biên phòng Trung Quốc đã hành động khi tình hình trở nên không thể chấp nhận được và không còn lựa chọn nào khác. Chúng tôi không muốn một tấc đất nào của Việt Nam. Cái chúng tôi muốn là một đường biên giới ổn định và hòa bình." Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, Trung Quốc muốn đánh, xem tình hình thế nào, nếu chiếm được thủ đô Hà Nội thì sẽ chiếm đóng lâu dài ở miền Bắc VN, và trước đó họ đã dự tính trước khả năng này nên đã thủ sẵn con bài Hoàng Văn Hoan và các chiêu bài chính trị, những con bài chính trị cần thiết. Và thực tế sau này đã cho thấy họ có tham vọng đất đai, do đó những gì mà họ tuyên bố, tuyên truyền, chỉ là dối trá.

Trước cuộc xâm lược, tướng Dương Đắc Chí còn hung hăng nói với thuộc cấp và binh lính: Chúng ta sẽ ăn Phở ở Hà Nội. Và nếu muốn thì chúng ta cũng thừa sức ăn Phở ở Hà Nội buổi sáng, ở Huế buổi trưa, và Thành phố Hồ Chí Minh buổi chiều... Điều này càng cho thấy tham vọng của bọn phản động Trung Quốc.

Nhiều nhà sử học phương Tây cho rằng cuộc chiến có những mục đích không rõ ràng do bọn bá quyền phương Bắc giấu kín, chỉ tuyên bố, tuyên truyền những lời hay ý đẹp để giải thích cho dư luận trong nước, trấn an dư luận quốc tế, và để cho phía VN bị hoang mang không rõ ràng. Trong đó, theo họ, việc dễ thấy nhất là Trung Quốc muốn cứu nguy Khmer Đỏ, là một trong những chế độ độc tài tàn bạo nhất của thế kỷ 20.

Theo nhà nghiên cứu, chuyên gia quân sự, giáo sư người Úc Carl Thayer trên BBC, trong mắt Trung Quốc, Hà Nội đã "quên ơn" Bắc Kinh: Sau khi được giúp đỡ trong 2 cuộc chiến chống Pháp và chống Mỹ thì quay sang bạc đãi cộng đồng người Hoa, quan hệ nồng ấm với Liên Xô mà khi đó Trung Quốc coi là kẻ thù, rồi lại tấn công quân sự lật đổ đồng minh Khmer Đỏ của Bắc Kinh. Bọn phản động phương Bắc không chinh phạt Việt Nam thì danh dự, quốc thể, thương hiệu, uy thế của Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng không tốt, gần như họ sa vào cái thế phải đánh, không đánh không xong. Bọn bành trướng phương Bắc mở cuộc nam chinh, xua quân vào phương Nam là vì Việt Nam "dám" thách thức uy quyền, tầm vóc, vị thế, địa vị, và tầm ảnh hưởng của Trung Quốc trên bán đảo Đông Dương nói riêng và châu Á nói chung. Bên cạnh việc xâm lấn Việt Nam để "bình định vùng biên giới" sau nhiều năm căng thẳng với các xung đột ngày càng nhiều, ngày càng lớn, bọn họ phải hành động để chứng tỏ uy tín của mình trong việc bảo vệ đồng minh Khmer Đỏ, và để chứng minh họ không thua Liên Xô.
Theo Trung tướng Lưu Á Châu của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, Chính ủy Đại học Quốc phòng Trung Quốc, giáo sư thỉnh giảng của Đại học Stanford ở Mỹ, mà dịch giả Vũ Hồng Ngự và Nguyễn Hải Hoành dịch lại một số bài viết, bài nói của ông và đăng trên Tuần Việt Nam và tạp chí Hồn Việt, thì: "Cuộc chiến này của đồng chí Đặng Tiểu Bình là đánh để hai người xem, một là Đảng Cộng sản Trung Quốc, hai là người Mỹ." và: "Vừa rồi, tôi nói gây ra cuộc chiến tranh này vì người Mỹ, chính là trả hận cho người Mỹ. Có bằng chứng không? Có đấy. Ngày hôm trước rời Nhà Trắng thì ngày hôm sau, Đặng Tiểu Bình bắt đầu đánh Việt Nam. Vì sao có thể giúp Mỹ hả giận? Bởi vì, người Mỹ vừa tháo chạy nhục nhã khỏi Việt Nam. Chúng ta sao lại giúp người Mỹ hả giận? Thực ra không phải vì Mỹ, mà là vì chúng ta, vì cải cách mở cửa. Trung Quốc không thể cải cách mở cửa mà không có viện trợ của các nước phương Tây, đứng đầu là Mỹ. Nhờ cuộc chiến này, Mỹ đã ồ ạt viện trợ kinh tế, kỹ thuật, khoa học kỹ thuật và cả viện trợ quân sự, tiền vốn cho Trung Quốc... Cuộc chiến này đem lại cho Trung Quốc những gì? Đó là một lượng lớn thời gian, tiền bạc và kỹ thuật. Nhờ những yếu tố này, Trung Quốc tiếp tục đứng vững sau khi Liên Xô sụp đổ. Đây là thành công vĩ đại. Thậm chí có thể nói, bước đi đầu tiên của cải cách mở cửa Trung Quốc chính là từ cuộc chiến tranh này."

Đối với Việt Nam, cuộc chiến là một phần trong kế hoạch bành trướng, Nam xâm của bọn bá quyền phương Bắc, noi gương bọn phong kiến phương Bắc. Theo phân tích của giới quân sự và các chuyên gia Việt Nam, mục tiêu chính của Trung Quốc trong hành động quân sự lần này gồm:

- Nhanh chóng chiếm đóng vùng biên giới Việt - Trung, đặc biệt là các thị xã trọng yếu gồm Lạng Sơn (chốt chặn nối Quốc lộ 1A của Việt Nam với Trung Quốc), Cao Bằng và Lào Cai. Vùng chiếm đóng dự kiến với bề sâu chừng vài chục km sẽ được Trung Quốc sử dụng làm bàn đạp cho các cuộc tấn công vào sâu nội địa Việt Nam.

- Tiêu hao lực lượng chủ lực và làm suy yếu khả năng phòng ngự phía Việt Nam bằng việc quét sạch các đồn biên phòng, tiêu diệt một phần lực lượng quân địa phương và các đơn vị võ trang độc lập khác của Việt Nam.

- Hủy diệt cơ sở hạ tầng và nền kinh tế ở các vùng chiếm đóng để đưa nền kinh tế Việt Nam tới chỗ kiệt quệ, sụp đổ.

Tương quan lực lượng tham chiến

Để tấn công Việt Nam, Trung Quốc sử dụng 9 Quân đoàn chủ lực và 32 sư đoàn bộ binh, 6 trung đoàn xe tăng, 4 sư đoàn và nhiều trung đoàn pháo binh, phòng không. Lực lượng được huy động khoảng trên 40 vạn binh sĩ, 550 xe tăng, 480 khẩu pháo, 1.260 súng cối và dàn tên lửa, chưa kể hơn 200 tàu chiến của hạm đội Nam Hải và 1.700 máy bay sẵn sàng phía sau. Quân đội nam chinh đặt dưới sự thống lĩnh của hai tướng Hứa Thế Hữu và Dương Đắc Chí.

Tướng Hứa Thế Hữu, tư lệnh Đại Quân khu Quảng Châu chỉ huy hướng tiến công vào vùng Đông Bắc Việt Nam với trọng điểm là Lạng Sơn và Cao Bằng. Tướng Dương Đắc Chí, tư lệnh Đại Quân khu Côn Minh đảm nhiệm hướng Tây Bắc với trọng điểm là Hoàng Liên Sơn (nay là Lào Cai). Đây là đợt huy động quân sự lớn nhất của Trung Quốc kể từ chiến tranh Triều Tiên. 

Ngoài lực lượng quân chính quy, Trung Quốc còn huy động hàng chục vạn dân công và lực lượng dân binh ở các tỉnh biên giới để tải đồ tiếp tế, phục vụ, tải thương, hỗ trợ quân chính quy, phục vụ cho chiến dịch xâm lược. Tại Quảng Tây đã có đến 21 vạn dân phu được huy động. Về phân phối lực lượng của Trung Quốc: Hướng Lạng Sơn có Quân đoàn 43, 54, 55; hướng Cao Bằng có Quân đoàn 41, 42, 50; hướng Hoàng Liên Sơn có Quân đoàn 13, 14; hướng Lai Châu có Quân đoàn 11; hướng Quảng Ninh, Hà Tuyên (nay là Hà Giang) mỗi nơi cũng có từ 1 đến 2 sư đoàn. Tổng số khoảng 60-65 vạn người.

Về phía Việt Nam, do phần lớn các Quân đoàn chính quy (3 trong số 4 Quân đoàn) đang chiến đấu ở Campuchia hoặc đóng ở miền Nam Việt Nam đề phòng Mỹ quay lại, tàn quân ngụy nổi loạn, sự phá hoại của bọn khủng bố "Mặt trận Hoàng Cơ Minh" (tiền thân của tổ chức khủng bố Việt Tân), và để tiếp ứng cho quân đội ta ở Campuchia, đặt trọng tâm vào chiến cuộc phía Nam, nên phòng thủ ở biên giới với Trung Quốc chỉ có một số sư đoàn chủ lực quân khu (chủ yếu là tân binh) của Quân khu I và II cùng các đơn vị bộ đội biên phòng, bộ đội địa phương tỉnh, huyện, công an vũ trang (biên phòng), công an xung phong, du kích xã và dân quân - tự vệ.

Lực lượng thiện chiến nhất của Việt Nam đóng ở biên giới Việt - Trung là Sư đoàn 3 (vốn là sư đoàn có truyền thống hào hùng, lập nhiều chiến công, thành tích trong kháng chiến chống Mỹ, từng trải qua trăm trận, có kinh nghiệm và năng lực chiến đấu cao, được điều động từ miền Nam lên đóng tại Lạng Sơn để đề phòng bọn bá quyền) và sư đoàn 316A (đóng tại Sa Pa), ngoài ra còn có các sư đoàn 346 ở Cao Bằng, 325B ở Quảng Ninh, 345 ở Lào Cai, 326 ở Phong Thổ, Lai Châu.

Sư đoàn 346 đóng tại Cao Bằng nhiều năm chủ yếu làm nhiệm vụ kinh tế, thời gian huấn luyện sẵn sàng chiến đấu trở lại chưa nhiều. Lực lượng biên giới có khoảng 7 vạn quân, về sau được hai sư đoàn (327 và 337) từ tuyến sau lên Lạng Sơn tiếp viện. Lực lượng độc lập gồm các trung đoàn 141, 147, 148, 197, trung đoàn pháo binh 68, các trung đoàn quân địa phương 95, 121, 192, 254 và 741. Quân đoàn 1 được xây dựng thành một phòng tuyến, thành những hàng rào phòng thủ đóng quanh Hà Nội, bảo vệ thủ đô, ngăn chận Trung Quốc tiến sâu vào vùng trung châu.

Ngày 27 tháng 2, Quân đoàn 2 là chủ lực của Bộ quốc phòng được lệnh cơ động về để bảo vệ miền Bắc, đến ngày 5 tháng 3 bắt đầu triển khai trên hướng Lạng Sơn. Do 3 danh tướng Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu, Lê Trọng Tấn đều chỉ huy ở Campuchia chống Khmer Đỏ nên chiến dịch chống Trung Quốc lần này do 3 tướng Văn Tiến Dũng, Đàm Quang Trung, và Vũ Lập thống lĩnh.

Xâm lăng Việt Nam từ hai hướng

Suốt thời gian này, Trung Quốc dần hiện nguyên hình, lộ chân tướng ngụy quân tử, đạo đức giả, từ chống Việt Nam một cách giấu mặt đến chống công khai. Những mưu đồ chống phá đó đều hiểm độc và đã gây khó khăn cho Việt Nam, nhưng cuối cùng đều thất bại, cho nên đầu năm 1979, Trung Quốc phải tính đến việc tấn công trực tiếp, xâm lược thẳng thừng Việt Nam từ hai phía.

Phía Tây Nam, theo kế hoạch của Bắc Kinh, sau khi tập trung khoảng 20 vạn quân ở sát biên giới Việt - Miên, ngày 22 tháng 12 năm 1978, Pol Pot đã sử dụng những sư đoàn tinh nhuệ, thiện chiến nhất của họ, có xe tăng và pháo binh yểm trợ, đánh vào khu vực Bến Sỏi thuộc tỉnh Tây Ninh (cách TPHCM 100 km), với ý đồ đánh chiếm chớp nhoáng thị xã Tây Ninh, mở đường tiến sâu vào miền Nam Việt Nam, đồng thời làm suy yếu Việt Nam để quân Trung Quốc đánh vào Việt Nam từ phía Bắc.

Việt Nam đã phản công mạnh mẽ và làm thất bại hoàn toàn kế hoạch quân sự đó. Đồng thời, tiến quân đánh thẳng vào và san bằng sào huyệt của giặc xâm lược, phá tan hang ổ của Pol Pot, lật đổ chế độ Khmer Đỏ, cứu người dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng, làm tròn nghĩa vụ quốc tế, tận diệt mầm mống xâm lược, ổn định lại biên giới Việt Nam – Campuchia, các tỉnh biên giới, và miền Nam VN, phá thế gọng kìm, thoát khỏi tình trạng "lưỡng đầu thọ địch".

Phía Bắc, Trung Quốc huy động hơn 50 vạn quân, gồm nhiều Quân đoàn và sư đoàn, nhiều đơn vị binh chủng kỹ thuật với gần 800 xe tăng, hàng ngàn khẩu pháo, hàng trăm máy bay các loại của hầu hết các quân khu của Trung Quốc, phát động chiến tranh xâm lược tổng lực và toàn diện vào Việt Nam ngày 17 tháng 2 năm 1979 trên toàn tuyến biên giới.

Để lừa gạt dư luận Trung Quốc và dư luận thế giới, những người cầm quyền Bắc Kinh đã tuyên bố rằng đấy chỉ là một cuộc “phản kích tự vệ”, một cuộc "Chiến tranh đánh trả tự vệ trước Việt Nam" (对越自卫还击战, Đối Việt tự vệ hoàn kích chiến) bằng những đơn vị biên phòng, nhiều tài liệu quốc tế đã cho thấy là có ít nhất 50 vạn quân, tài liệu của một số nước châu Âu như Tây Ban Nha, Hà Lan, Bồ Đào Nha và tài liệu của Liên Xô cũ và Nga ngày nay đều cho thấy là có từ 50 đến 60 vạn quân, nhưng trong tài liệu của Trung Quốc thì chỉ còn "20 vạn quân".

Sự thật đây là một cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện bằng quân lực chính quy, bằng lực lượng chủ lực có tuyển chọn, tinh nhuệ, thiện chiến nhất từ hầu hết các quân khu của Trung Quốc, nhiều tướng lĩnh, sĩ quan có kinh nghiệm chiến đấu trong nội chiến Trung Quốc chống quân Quốc dân đảng và chiến tranh Triều Tiên chống liên quân Liên Hiệp Quốc do Mỹ cầm đầu. Ngoài ra có nhiều lão thành quân sự đã từng trải trong cuộc chiến tranh Trung - Nhật chống phát xít, chống Tưởng Giới Thạch, chống quân phiệt, từng thân chinh bách chiến, thân trải trăm trận vào sinh ra tử trên các chiến trường Đại Lục và Triều Tiên, chống với nhiều quân đội khác nhau, trong đó có những người nguyên là thuộc cấp dưới trướng của danh tướng Bành Đức Hoài trước đây, cũng tham gia với vai trò cố vấn quân sự.

Đây là một cuộc chiến tranh xâm lược được chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, tỉ mỉ về các mặt, từ việc xây dựng những công trình quân sự, đường xá, hầm hào, sân bay dọc biên giới Việt – Trung đến việc vu cáo Việt Nam, phá hoại tình hữu nghị Việt – Trung, kích động tư tưởng đại dân tộc, tinh thần Đại Hán trong nhân dân Trung Quốc hòng biện bạch và che giấu hành động xâm lược. Về mặt đối ngoại, họ cũng chuẩn bị chu đáo, đặc biệt là họ đã phát động cuộc chiến tranh xâm lược sau khi Phó thủ tướng Đặng Tiểu Bình đi thăm Mỹ về, thực tế là sau khi tranh thủ được sự đồng tình của Mỹ và Nhật, một đàn em thân cận của Mỹ.

Tướng Diệp Kiếm Anh của QGPNDTQ lúc đó vốn đang tranh giành quyền lực và có nhiều bất bình, bất đồng chính kiến với Đặng Tiểu Bình và chính sách cải cách, đã nói: Diệu võ dương oai đánh Việt Nam thì được gì? Không khác gì Gia Cát Lượng Bắc phạt Tư Mã Ý, đánh vào nơi nào và làm sao đánh thắng được? Chúng ta không thể đánh thắng một đội quân lưu động trong nhà của họ. Mỹ muốn báo thù Việt Nam bằng máu Trung Quốc. Không được dùng máu của người Trung Quốc để phục hận cho người Mỹ... Rất tiếc Đặng Tiểu Bình và đồng bọn hiếu chiến, hiếu thắng đã không nhận ra điều này và bỏ ngoài tai những lời can gián trung thực, ngay thẳng.

Hai cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam mà Trung Quốc gây ra từ hai hướng là bước leo thang cao nhất trong cả một quá trình hành động tội ác chống lại sự độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam từ trước đến nay nhằm làm yếu, thôn tính và khuất phục Việt Nam. Trái với mọi tính toán của Bắc Kinh, cuộc chiến tranh xâm lược của họ đã thất bại thảm hại, đã bị toàn thế giới (trừ Mỹ và các đồng minh thân cận) lên án và một bộ phận nhân dân Trung Quốc phản đối. Ngày 5 tháng 3 năm 1979, do bị tổn thất, thiệt hại, thương vong nặng nề, không còn đủ sức duy trì cuộc chiến, và nhìn thấy nhiều đơn vị khác của Việt Nam từ Campuchia quay về, từ miền Nam trùng trùng điệp điệp kéo ra Bắc, họ đành phải lui quân kịp thời trước khi quân bổ sung của Việt Nam tới nơi.

Dùng đàn em Khmer Đỏ xâm lấn từ phía Tây Nam

Sau cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam, Trung Quốc và Khmer Đỏ ngày càng hiện rõ chân tướng, lộ diện chân dung, bộc lộ bản chất đón gió trở cờ và bộ mặt thật của mình, càng lúc càng dấn thân vào con đường phản bội phong trào giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người trên thế giới, câu kết với Hoa Kỳ và chủ nghĩa đế quốc, trở mặt với Việt Nam, Liên Xô, và cả Cuba. Trong thời gian đó Đặng Tiểu Bình và truyền thông Trung Quốc liên tục chửi bới Cuba là "tay sai của Điện Cẩm Linh" là "một Việt Nam mới của châu Mỹ", "tiểu bá châu Mỹ" v.v. Hai thầy trò Đặng Tiểu Bình - Pol Pot lúc đó không dám nói động đến Hoa Kỳ, nhưng lại liên tục chửi bới Việt Nam, Liên Xô, Cuba và ép cả Bắc Triều Tiên cùng đứng về chiến tuyến của họ, đồng thanh chửi bới và tuyên truyền xuyên tạc. Áp lực Bắc Triều Tiên phái cố vấn quân sự, một số quân lính vào Campuchia và viện trợ một số vũ khí cho Khmer Đỏ.

Tranh chấp và xung đột biên giới phía Bắc và phía Nam xảy ra liên tục trong các năm 1977 và 1978, nhưng cuộc xung đột quân sự thực ra đã bắt đầu ngay sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng. Ngày 4 tháng 5 năm 1975, một toán quân Khmer Đỏ đã đột kích đảo Phú Quốc; 6 ngày sau, quân Khmer Đỏ xâm chiếm, thảm sát và hành quyết hơn 500 dân thường ở đảo Thổ Chu.

Căm giận, phẫn nộ trước hành vi xâm lấn tàn ác của Khmer Đỏ, quân ta đã phản công và nhanh chóng tái chiếm các đảo này. Trận Phú Quốc làm quan hệ Việt Nam - Trung Quốc và tình hình khu vực vốn đang rất tồi tệ lại càng xấu đi. Mặt nạ của Trung Quốc đã hoàn toàn rơi xuống, mặt thật của họ đã hoàn toàn phơi bày với sự hiện diện của cố vấn Trung Quốc trong những đội quân Khmer Đỏ xâm lược và có rất nhiều trong nội địa Campuchia, và sự tăng cường viện trợ kinh tế và quân sự cho lực lượng khủng bố Khmer Đỏ. Theo nhà sử học Ben Kiernan trong sách "The Pol Pot Regime: Race, Power, and Genocide in Cambodia Under the Khmer Rouge", xuất bản năm 1996, thì trong khoảng thời gian 1975 - 1977 Trung Quốc đã viện trợ cho Pol Pot 2 tàu chiến tốc độ cao tải trọng 800 tấn, 4 tàu tuần tiễu, 200 xe tăng, 300 xe bọc thép, 300 pháo, 6 máy bay tiêm kích, 2 máy bay ném bom, 1300 xe vận tải và 30.000 tấn đạn dược các loại.

Tiếp theo cuộc đột kích vào các đảo Thổ Chu và Phú Quốc, bên cạnh nhiều cuộc đột kích nhỏ thì bọn khủng bố Khmer Đỏ còn tiến hành 2 cuộc xâm lăng quy mô vào miền Nam Việt Nam. Cuộc tấn công lớn đầu tiên diễn ra vào tháng 4 năm 1977, quân chủ lực Khmer Đỏ tiến sâu 10 km vào lãnh thổ Việt Nam, chiếm một số vùng ở tỉnh An Giang và tàn sát một số lớn dân thường. Cuộc tấn công thứ hai diễn ra vào ngày 25 tháng 9 cùng năm. Lần này, 4 sư đoàn Khmer Đỏ đánh chiếm nhiều điểm ở các huyện Tân Biên, Bến Cầu, Châu Thành (tỉnh Tây Ninh), đốt phá 471 ngôi nhà, làm gần 800 người dân bị giết, bị thương hoặc mất tích.

Ngày 31 tháng 12 năm 1977, 6 sư đoàn Quân đội Nhân dân Việt Nam đánh sâu vào đất Campuchia đến tận Neak Luong rồi mới rút lui từ ngày 5 tháng 1 năm 1978, giải cứu một số nhân vật lãnh đạo quan trọng của Campuchia, trong đó có đồng chí Hun Sen. Đây là một cuộc phản công khá lớn, mang tính chất trừng phạt, cảnh cáo, răn đe đối với Khmer Đỏ. Việt Nam đề nghị một giải pháp ngoại giao nhằm thiết lập một vùng phi quân sự dọc biên giới, nhưng Pol Pot gạt đi, và điên loạn chống Việt Nam tiếp tục.

Ngày 1 tháng 2 năm 1978, Trung ương Khmer Đỏ họp bàn chủ trương chống Việt Nam triệt để, chống VN toàn diện, và quyết định thành lập 15 sư đoàn. Pol Pot ra Nghị quyết: "Chỉ cần mỗi ngày diệt vài chục, mỗi tháng diệt vài ngàn, mỗi năm diệt vài ba vạn thì có thể đánh 10, 15, đến 20 năm. Thực hiện 1 diệt 30, hy sinh 2 triệu người Campuchia để tiêu diệt 50 triệu người Việt Nam". Pol Pot đã điều 13 trong số 17 sư đoàn chủ lực và một số trung đoàn địa phương liên tục tấn công vào lãnh thổ Việt Nam, có nơi vào sâu tới 15-20 km. Trong các đợt tấn công đó, Khmer Đỏ đã gây ra nhiều cuộc thảm sát đối với người Việt Nam, một ví dụ là vụ thảm sát Ba Chúc vào tháng 4 năm 1978 với 3157 dân thường bị giết hại. Điều này cho thấy đôi thầy trò Trung Quốc - Khmer Đỏ đã lộ ra bộ mặt phát xít dã man tàn bạo, vô nhân đạo, mất tính người, "noi gương" và nối nghiệp Đức Quốc Xã của Hitler. Với một chính sách phân biệt chủng tộc, bài Việt Nam, kỳ thị và tẩy chay người Việt, và đại diệt chủng, những cái gọi là "nghị quyết", "chính sách", cách làm, hành vi, hành động của họ rất quái đản và mang tính chất bệnh hoạn, biến thái. 

Ngày 13 tháng 12 năm 1978, Khmer Đỏ huy động 10 trong 19 sư đoàn tấn công, xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới. Ba sư đoàn đánh vào Bến Sỏi với mục tiêu chiếm thị xã Tây Ninh, 2 sư đoàn đánh vào Hồng Ngự, 2 sư đoàn đánh khu vực Bảy Núi, 1 sư đoàn đánh Trà Phô, Trà Tiến thuộc tỉnh Kiên Giang. Quân đội Việt Nam đã chống trả quyết liệt và đã kìm chân bước tiến, đồng thời làm tiêu hao sinh lực của giặc. Các hướng tiến quân của bọn khủng bố bị chặn lại và không thể phát triển được. Ngoại trừ Hà Tiên bị chiếm giữ trong thời gian ngắn, không một thị xã nào của Việt Nam bị chiếm được. Theo Tạp chí Time, Không quân Nhân dân Việt Nam đã tiến hành những cuộc không kích và lực lượng bộ binh giao tranh trên bộ, đánh vào các đơn vị quân Khmer Đỏ dọc biên giới nhằm làm suy yếu quân Khmer Đỏ trước khi quân Việt Nam bắt đầu chiến dịch phản công thì đã tiêu diệt khoảng gần 2 vạn quân Khmer Đỏ.
Dùng đại quân trực tiếp xâm lược từ phía Bắc

Giai đoạn chuẩn bị:

Từ tháng 10 năm 1978 cho đến 15 tháng 2 năm 1979, Trung Quốc cho quân báo, thám báo, trinh sát, và cả một số điệp viên Hoa Nam Cục dò thám và thực hiện nhiều cuộc tấn công thăm dò vào các vị trí phòng thủ của Việt Nam nơi biên ải, với mục đích thu thập thông tin (địa hình, trận thế, chiến hào, công sự phòng ngự, địa điểm đóng quân, hệ thống phòng thủ, vũ khí, khí cụ, kỹ năng tác chiến cá nhân, sức chiến đấu tập thể của lực lượng biên phòng VN), đe dọa tâm lý và tinh thần quân lính Việt Nam, và đánh lạc hướng khỏi mục tiêu chính của chiến dịch sắp tới.

Những cuộc tấn công nhỏ, lẻ này tăng dần về quy mô và tần số khi lực lượng Trung Quốc tập trung tại biên giới ngày càng đông. Trung Quốc cắt đứt tuyến đường sắt Hữu Nghị nối liền hai nước vào ngày 22 tháng 12 năm 1978. Đến cuối tháng 1 năm 1979, gần 20 sư đoàn chính quy Trung Quốc (trên dưới 25 vạn quân), đã tập trung gần biên giới giáp ranh Việt Nam. Hơn 700 máy bay chiến đấu và máy bay ném bom - 1/5 lực lượng không quân Trung Quốc - đã được đưa đến các sân bay gần biên giới, phối hợp với các lực lượng lục quân, chuẩn bị một chiến dịch tấn công tổng lực, đại quy mô, xâm lược trực diện, xâm lược toàn diện. Các động thái leo thang này của Trung Quốc đã bị Việt Nam - với tư cách là 1 thành viên trong Liên Hiệp Quốc - lên án quyết liệt tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ngày 11 tháng 2 năm 1979.

Ngày 7 tháng 2, Bắc Kinh đưa ra thông cáo chính thức của chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa phản đối việc quân đội Việt Nam tiến đánh Khmer Đỏ và đề nghị quốc tế "dùng mọi biện pháp có thể để chấm dứt cuộc xâm lược dã man này". Về mặt ngoại giao, sau khi bang giao với Hoa Kỳ từ tháng 12 năm 1978, trong chuyến thăm Washington từ 28 đến 30 tháng 1, Đặng Tiểu Bình nhận được sự ủng hộ cần thiết của đồng minh mới Hoa Kỳ trong kế hoạch tấn công Việt Nam.

Ngày 15 tháng 2 năm 1979, nhân dịp 29 năm hiệp ước Trung - Xô về vấn đề Mông Cổ và thời điểm kết thúc chính thức Hiệp ước hợp tác Trung - Xô, Các Đại biểu Nhân dân (Quốc hội) Trung Quốc tuyên bố chiến tranh với Việt Nam. Để cảnh cáo Liên Xô và cũng nhằm đề phòng bị Liên Xô thừa cơ xâm phạm biên giới, Trung Quốc đặt toàn bộ quân đội đóng dọc biên giới Trung - Xô vào tình trạng báo động, đồng thời thiết lập một sở chỉ huy quân đội mới ở Tân Cương và di tản trên dưới 300.000 dân khỏi vùng biên giới giáp Liên Xô.

Để đối phó lại việc Trung Quốc tập trung đại quân và vũ khí hạng nặng tại biên giới, cũng như việc các cuộc đột kích vũ trang ngày càng gia tăng, Việt Nam tiến hành chuẩn bị công cuộc phòng thủ, chuẩn bị các vị trí phòng ngự, làm công tác tư tưởng chuẩn bị tinh thần cho chiến sĩ, đồng bào, sẵn sàng một khi chiến tranh xảy ra. Một số đơn vị quân đội ở miền Nam VN được lệnh chuẩn bị ra Bắc. Một số đơn vị quân đội đang ở Campuchia được lệnh chuẩn bị tinh thần để khi có lệnh thì lập tức quay về bảo vệ đất nước.

Do nhiều đơn vị chủ lực đều kẹt ở xa, quân đội chủ lực vẫn đang ở Campuchia đối phó với lực lượng tàn dư du kích Khmer Đỏ. Các lực lượng chủ lực ở miền Nam Việt Nam thì có đơn vị chưa xuất phát, có đơn vị chỉ đang trên đường Bắc tiến, nên lực lượng Việt Nam đương đầu với những cuộc tấn công đầu tiên của Trung Quốc chủ yếu là dân quân, tự vệ, tân binh, nữ binh, bạch đầu quân (lão binh), du kích địa phương, công an xung phong, lính biên phòng, và bộ đội địa phương. 

Từ vài tháng trước khi chiến tranh nổ ra, Việt Nam đã lường trước và có những sự chuẩn bị, cảnh giác đáng kể, do đó đã tiến hành huấn luyện và trang bị vũ khí hạng nhẹ cho dân quân - tự vệ, dân phòng, lực lượng du kích xã ở các tỉnh biên giới. Tuy nhiên, do bị thiếu quân, lại không ngờ Trung Quốc lại tấn công tổng lực bằng đại quân hùng hậu với lực lượng lớn như thế, với số lượng quân sĩ như thế, với tầm mức như thế, nên Việt Nam chỉ có một số đơn vị quân chủ lực tham gia chiến trận, nhất là các đơn vị phòng thủ Lạng Sơn, nhưng ngay cả tại đây, lực lượng chủ yếu vẫn là dân quân tự vệ và quân địa phương. Việt Nam giữ 5 sư đoàn chủ lực ở tuyến sau, phòng tuyến thứ hai, án ngữ đề phòng Trung Quốc tiến sâu về đồng bằng, hình thành một lớp phòng ngự đầu tiên bảo vệ thủ đô.



Giai đoạn 1:

5 giờ sáng ngày 17 tháng 2 năm 1979, lực lượng Trung Quốc khoảng 12 vạn quân bắt đầu tiến vào Việt Nam trên toàn tuyến biên giới, mở đầu là pháo binh, tiếp theo là xe tăng và bộ binh. Cánh phía Đông có sở chỉ huy tiền phương đặt tại Nam Ninh và mục tiêu chính là Lạng Sơn.

Có hai hướng tiến song song, hướng thứ nhất do Quân đoàn 42A dẫn đầu từ Long Châu đánh vào Đồng Đăng nhằm làm bàn đạp đánh Lạng Sơn, hướng thứ hai do Quân đoàn 41A dẫn đầu từ Tĩnh Tây và Long Châu tiến vào Cao Bằng và Đông Khê.

Ngoài ra còn có Quân đoàn 55A tiến từ Phòng Thành vào Móng Cái. Cánh phía Tây có sở chỉ huy tiền phương đặt tại Mông Tự, có 3 hướng tiến công chính: Hướng thứ nhất do các Quân đoàn 13A và 11A dẫn đầu đánh từ vào thị xã Lào Cai. Hướng thứ hai từ Văn Sơn đánh vào Hà Giang. Hướng thứ 3 do sư đoàn 42D của Quân đoàn 14A dẫn đầu đánh từ Kim Bình vào Lai Châu.

Trung Quốc tấn công vào tổng cộng 26 địa điểm của Việt Nam, những khu vực bị tấn công dữ dội nhất từ đợt tấn công đầu tiên này là Lào Cai, Mường Khương, Cao Bằng, Lạng Sơn và Móng Cái. Tất cả các hướng tấn công đều có hàng hàng lớp lớp xe tăng, pháo binh hỗ trợ. Quân Trung Quốc vừa chiếm ưu thế về lực lượng, vừa chủ động về thời gian tiến công, lại còn có "lực lượng thứ 5" gồm một bộ phận Hoa kiều và người Việt gốc Hoa cài cắm từ lâu trên đất Việt Nam. Tuy nhiên, cũng có nhiều người Hoa, người gốc Hoa, người Minh Hương đứng về phía VN, chống lại bọn gây chiến xâm lược Bắc Kinh và chủ nghĩa bá quyền.

Từ đêm 16 tháng 2, các tổ thám báo Trung Quốc đã mang theo bộc phá luồn sâu vào nội địa Việt Nam móc nối với "lực lượng thứ 5" lập thành các toán vũ trang phục sẵn các ngã ba đường, bờ suối, các cây cầu để ngăn chặn quân tiếp viện của Việt Nam từ phía sau lên. Trước giờ nổ súng, các lực lượng này cũng bí mật cắt các đường dây điện thoại để cô lập chỉ huy sư đoàn với các chốt, trận địa pháo. Cuộc chiến tranh xâm lược này đã được hoạch định chu đáo và tỉ mỉ. Trung Quốc muốn đem 5000 năm truyền thống văn hóa vào cuộc chiến, đem từ Tôn Tử binh pháp của Tôn Vũ, Long Trung quyết sách của Khổng Minh, Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Luận trì cửu chiến của Mao Trạch Đông, đến những kinh nghiệm, bài học xương máu trong Chiến tranh Trung - Nhật, Nội chiến Trung Quốc và Chiến tranh Triều Tiên vào cuộc chiến, đem kinh nghiệm từ 5000 năm lịch sử vào trong cuộc chiến.

Hùng hổ, hung hãn xua quân tấn công khắp nơi, kéo quân đánh mạnh vào những trọng điểm phòng ngự, thế tiến quân như chẻ tre trong thời gian đầu, nhưng quân Tàu nhanh chóng bị hụt hẫng và phải chững lại, phải giảm tốc độ do gặp nhiều trở ngại về địa hình, phong thổ, khí hậu. Họ gặp khó khăn vì địa lý rừng núi hiểm trở của Việt Nam, và chịu nhiều bệnh tật từ thiên nhiên, vi khuẩn, điều mà hơn 30 vạn quân Pháp và gần 60 vạn quân Mỹ đã nếm trải cách đây không lâu. Và hệ thống hậu cần lạc hậu của họ càng làm cho địa lý hiểm trợ, kiên cố, thiên nhiên ưu đãi của VN càng phát huy tác dụng.

Hệ thống phòng thủ của Việt Nam dọc theo biên giới rất mạnh, với các hầm hào, hang động tại các điểm cao dọc biên giới do lực lượng quân sự có trang bị và huấn luyện tốt trấn giữ. Kết quả là Trung Quốc phải chịu thương vong lớn. Trong ngày đầu của cuộc chiến, chiến thuật dùng biển lửa (hỏa hải), biển người (nhân hải), và "tiền pháo hậu xung" của giặc đã gây không ít khó khăn cho ta, họ tiến được vào sâu trong lãnh thổ Việt Nam hơn 10 dặm và cướp phá một số thị trấn. Chiến sự ác liệt nhất diễn ra tại các vùng Bát Xát, Mường Khương ở Tây Bắc và Đồng Đăng, cửa khẩu Hữu Nghị, Thông Nông ở Đông Bắc. Quân Trung Quốc cũng đã vượt sông Hồng và đánh mạnh về phía Lào Cai.

Việt Nam dùng chiến thuật phòng ngự mềm dẻo, đánh tiêu hao, từng bước làm hao mòn sinh lực giặc, "cong nhưng không gãy" (bend but don't break defense), phát huy cao độ nghệ thuật chiến tranh du kích và hiệu quả chiến tranh nhân dân, tận dụng địa thế hiểm trở, ưu thế về địa lợi, nhân hòa, phong thổ khắc nghiệt với quân thù, mà thường xuyên tổ chức mai phục, đặt phục binh phục kích, đánh lén, đánh úp, đánh tập hậu, tận dụng yếu tố bất ngờ, thoạt ẩn thoạt hiện v.v. Có nơi vừa đánh vừa lui chiến thuật, nhử địch vào sâu, vào hiểm địa. Có nơi giữ được chút nào hay chút nấy, cố gắng tiêu diệt sinh lực địch.

Từng bước dụ địch vào sâu, câu giờ, hoãn binh, chờ các đơn vị chủ lực từ phía Nam quay về trợ chiến, cùng nhau tung một mẻ lưới, phá giặc trong một trận quyết chiến chiến lược lớn và thừa thế mở rộng tổng phản công, truy quét địch, với sức của 5 sư đoàn hàng rào sẽ đổi vai trò từ thủ sang công, và với khí thế và sức mạnh của các đơn vị chính quy từ phía Nam, sẽ phá tan giặc và đuổi giặc về nước. Đó là chiến lược cơ bản của Việt Nam. Nhưng Trung Quốc cũng "đáo để", trong chiến cuộc họ đã nảy sinh nghi ngờ nên họ liên tục tuyên truyền rằng đây là cuộc chiến tranh giới hạn, chừa cho mình một con đường lui, chừa một cái thang để leo xuống, và khi "đánh hơi" thấy gì không đúng thì sẽ rút lui ngay. 

Trong hai ngày 18 và 19 tháng 2, chiến sự lan rộng hơn. Quân ta kháng cự anh dũng và với tinh thần chiến đấu cao độ. Quân giặc hầu như không thể sử dụng lực lượng ở mức sư đoàn mà phải dùng đội hình nhỏ và thay đổi chiến thuật. Họ tiến chậm chạp, giành giật từng đường hầm, từng điểm cao, và tiến vào Mường Khương, Trùng Khánh, và Đồng Đăng. Tại Móng Cái, ta và địch giành giật dai dẳng. Ít nhất 4.000 lính Trung Quốc bỏ xác trong hai ngày đầu này. Sau hai ngày chiến tranh, quân cướp nước đã vào được 11 làng mạc và thị trấn sau khi bị chống trả ác liệt, nhưng họ cũng không thể sử dụng được nhiều tài nguyên trong những vùng tạm chiếm, họ không thể “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” vì gặp khó khăn trước mẹo "vườn không nhà trống" của quân dân biên giới.

Quân Tàu dùng chiến thuật biển người và tiền pháo hậu xung bao vây Đồng Đăng, thị trấn có vị trí then chốt trên đường biên giới Trung - Việt. Trận chiến tại Đồng Đăng bắt đầu ngay từ ngày 17 và là trận ác liệt nhất. Đây là trận địa phòng thủ của Trung đoàn 12 Tây Sơn, Sư đoàn 3 Sao Vàng đầy quân công chiến tích.

Tấn công vào Đồng Đăng là 2 sư đoàn bộ binh, 1 trung đoàn xe tăng, và chi viện của 6 trung đoàn pháo binh Trung Quốc. Cụm điểm tựa Thâm Mô, Pháo Đài, 339 tạo thế chân kiềng bảo vệ phía Tây Nam thị xã Đồng Đăng, do lực lượng của 2 tiểu đoàn 4, 6, Trung đoàn 12 trấn giữ, bị Trung Quốc bao vây và tấn công dồn dập ngay từ đầu với lực lượng cấp sư đoàn. Đây là địa điểm then chốt nên lực lượng phòng thủ đã chiến đấu đến những người cuối cùng, viện binh bị quân Trung Quốc dự liệu trước nên đã dàn quân khắp nơi án ngữ, chăn chận.

Đồng Đăng trụ được cho đến ngày 22. Ngày cuối cùng tại Pháo Đài, nơi có hệ thống phòng thủ kiên cố nhất, địch liên tục bắc loa kêu gọi đầu hàng, hù dọa, dụ dỗ, nhưng quân ta kiên quyết chống trả tới hơi thở cuối cùng, giọt máu cuối cùng. Quân Trung Quốc chở bộc phá tới đánh sập cửa chính, dùng súng phun lửa, thả lựu đạn, dùng vũ khí hóa học thu được từ phát xít Nhật và quân Tưởng Giới Thạch trước đây bắn vào các lỗ thông hơi làm thiệt mạng cả những thương bệnh binh cũng như dân quanh vùng đến đây lánh nạn.

Ngày 19 tháng 2, Đặng Tiểu Bình kiên trì với kế sách cũ, cố ý đi gặp giới ngoại giao Argentina và tuyên bố "đây chỉ là cuộc chiến tranh hạn chế" để trấn an dư luận, muốn Việt Nam bị hoang mang, và chừa một đường lui, giữ một chiếc thang để trèo xuống. Cùng ngày, Liên Xô viện trợ gấp một số vũ khí khí tài cho Việt Nam qua cảng Hải Phòng, đồng thời dùng máy bay vận tải chuyển một số sư đoàn chủ lực của Việt Nam từ Campuchia về.



Đến 21 tháng 2, Trung Quốc tăng cường thêm 2 sư đoàn và tiếp tục tấn công mạnh hơn nữa. Ngày 22, các thị xã Lào Cai và Cao Bằng bị chiếm. Quân Trung Quốc tấn công thêm một số vùng tại Hà Tuyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, và Quảng Ninh. Chiến sự lan rộng tới các khu đô thị ven biển ở Móng Cái. Về phía Việt Nam, cùng lúc với việc triển khai phòng ngự quyết liệt, khoảng từ 3 đến 5 sư đoàn (gồm khoảng 3 vạn quân) cũng được giữ lại để thành lập một tuyến phòng ngự cánh cung từ Yên Bái tới Quảng Yên với nhiệm vụ bảo vệ Hà Nội và Hải Phòng.

Ngày 23 tháng 2, Đặng Tiểu Bình thấy quân đội và vũ khí bị tổn thất quá nhiều, thấy hình hình có vẻ không ổn, liền nhắc lại tuyên bố về "cuộc chiến tranh hạn chế" và nói tùy theo tình hình có thể rút quân trong vòng 10 ngày hoặc hơn. Tuyên bố nước đôi, ba phải, huề vốn này được xem là thông điệp nhằm ngăn Liên Xô tăng cường áp lực quân sự ở biên giới Trung - Xô, xoa dịu dư luận trong và ngoài nước, gây khó hiểu cho Việt Nam, làm giảm xuống tinh thần chiến đấu của VN, và chừa một con đường lui, giữ lại quốc thể một khi thua trận.

Trong khi đó, một tuần dương hạm Sverdlov và một khu trục hạm Krivak của Liên Xô đã rời cảng từ ngày 21 tiến về phía vùng biển Việt Nam. Liên Xô cũng đã bắt đầu dùng máy bay giúp Việt Nam chở quân lính và vũ khí ra Bắc. Hai chuyến bay đặc biệt của Liên Xô và Bulgaria chở vũ khí khí tài bay tới Hà Nội. Một phái đoàn quân sự của Liên Xô cũng bay tới Hà Nội.

Ngày 26 tháng 2, thêm nhiều quân Trung Quốc tập trung quanh khu vực Lạng Sơn chuẩn bị cho trận chiến đánh chiếm thị xã này. Ngày 25 tháng 2, tại Mai Sao, Quân đoàn 14 thuộc Quân khu 1, Quân đội Nhân dân Việt Nam cùng Bộ chỉ huy thống nhất Lạng Sơn được thành lập, lực lượng bao gồm các sư đoàn 3, 327, 338, 337 (đang từ quân khu 4 ra) và sau này có thêm sư đoàn 347 cùng các đơn vị trực thuộc khác.
Trong giai đoạn đầu đến ngày 28 tháng 2 năm 1979, quân Trung Quốc đánh chiếm các thị xã Lào Cai, Cao Bằng, và một số thị trấn. Các cơ sở vật chất, kinh tế ở những nơi này bị phá hủy triệt để. Tuy nhiên, do vấp phải sự phòng ngự hiệu quả của Việt Nam cũng như có chiến thuật lạc hậu so với phía Việt Nam nên quân Trung Quốc tiến rất chậm và bị thiệt hại nặng nề. Quân đội Nhân dân Việt Nam còn mở cuộc tấn công khá sâu vào lãnh thổ Trung Quốc, đánh thẳng vào hai thị trấn biên giới Ninh Minh thuộc tỉnh Quảng Tây và Malipo thuộc tỉnh Vân Nam của Trung Quốc.



Giai đoạn 2:

Giai đoạn 2 bắt đầu từ ngày 27 tháng 2. Đây là giai đoạn bộc lộ sự gian dối, tráo trở và dã tâm xâm lược của Trung Quốc. Chiến sự tập trung tại Lạng Sơn tuy giao tranh tại Lào Cai, Cao Bằng, và Móng Cái vẫn tiếp diễn. Trận đánh chiếm thị xã Lạng Sơn bắt đầu lúc 6 giờ sáng cùng ngày. Trung Quốc điều tới đây thêm 2 sư đoàn từ Đồng Đăng và Lộc Bình (phía Đông Nam Lạng Sơn). Áp dụng chính sách hai mặt, Trung Quốc tiếp tục điều quân từ Trung Quốc sang Việt Nam để tăng viện, trợ lực, tiếp chiến. Điều này đã cho thấy những lời hứa hẹn "cuộc chiến giới hạn", "có thể sẽ rút quân" chỉ là dối trá. Một mặt họ tuyên bố đây là cuộc chiến "giới hạn", mặt khác họ điều thêm quân. Họ vừa tuyên bố có thể sẽ rút quân vừa tăng cường thêm quân mới. Thay vì giữ lời rút quân về sau giai đoạn 1, thì họ tiếp tục giai đoạn 2 và tăng cường, bổ sung thêm đông đảo viện binh từ chính quốc.

Tại Lạng Sơn, các Sư đoàn 3, 337, của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã tổ chức phòng thủ chu đáo và đánh trả mãnh liệt trước các đợt tấn công lớn của quân xâm lược. Từ ngày 2 tháng 3, Sư đoàn 337 trụ tại khu vực cầu Khánh Khê. Một mình Sư đoàn 3 QĐNDVN chống lại 3 sư đoàn bộ binh 160, 161, 129, cùng nhiều tăng, pháo của TQ, vốn đang tiến công trên một chiều dài 20 km từ xã Hồng Phong huyện Văn Lãng đến xã Cao Lâu huyện Cao Lộc.

Suốt ngày 27 cùng tháng, ở hướng Cao Lộc, sư đoàn 129 Trung Quốc không phá nổi trận địa phòng thủ của trung đoàn 141; ở hướng đường 1B, sư đoàn 161 TQ bị trung đoàn 12 QĐNDVN kìm chân; ở hướng đường 1A, một mình trung đoàn 2 QĐNDVN vừa chặn đánh sư đoàn 160 từ phía Bắc vừa chống lại cánh quân của sư đoàn 161 từ hướng Tây Bắc bất ngờ đánh thọc sang vào hông, một mình chống cự lại 2 cánh quân của giặc chia quân đánh ập vào hai bên hông, bên sườn của mình.

14 giờ ngày hôm đó, 1 tiểu đoàn giặc bí mật luồn qua phía sau bất ngờ đánh tập hậu và chiếm được điểm cao 800, nơi đặt đài quan sát pháo binh của sư đoàn 3 Sao Vàng. Mất điểm cao 800, thế trận phòng ngự của ta ở phía tây đường 1A từ Cốc Chủ đến điểm cao 417 bị chọc thủng.

Tuy chiếm được điểm cao 800 và Tam Lung, nhưng trong suốt các ngày từ 28 tháng 2 đến 2 tháng 3, quân xâm lược vẫn không vượt qua được đoạn đường 4 km để vào thị xã Lạng Sơn, dù đã dùng cho hướng tiến công này tới 5 sư đoàn bộ binh để đánh ập vào (đúng như lời Đặng Tiểu Bình nói: 5 đánh 1) mà vẫn không vượt qua nổi.

Sau nhiều trận đánh đẫm máu giành giật các điểm cao quanh Lạng Sơn, mà trong đó có những trận quân phòng thủ Quân đội Nhân dân Việt Nam bắn hết viên đạn cuối cùng, đánh tới người lính cuối cùng, quyết chiến liều mạng chết chung với giặc, có những lần giặc ném lựu đạn vào, chưa kịp nổ thì quân ta đã nhanh tay cầm lựu đạn ném trả lại, có những lúc những chiến sĩ QĐNDVN anh hùng đã rút chốt lựu đạn lao vào cùng chết với giặc trong những trận giáp chiến xáp lá cà.

Quân Trung Quốc bắt đầu bao vây thị xã Lạng Sơn ngày 2 tháng 3 sử dụng thêm sư đoàn 162 dự bị chiến dịch của Quân đoàn 54 và dùng 6 sư đoàn tấn công đồng loạt trên nhiều hướng. Chiều ngày 4, một cánh quân Trung Quốc đã vượt sông Kỳ Cùng, chiếm điểm cao 340 và vào tới thị xã Lạng Sơn, một cánh quân khác của sư đoàn 128 Trung Quốc cũng chiếm sân bay Mai Pha, điểm cao 391 ở phía Tây Nam thị xã.

Đến đây, phía Việt Nam đã điều các sư đoàn chủ lực có xe tăng, pháo binh, không quân hỗ trợ áp sát mặt trận, chuẩn bị phản công giải phóng các khu vực bị chiếm đóng. Quân đoàn 14 với các sư đoàn 337, 327, 338 hầu như còn nguyên vẹn đang bố trí quân quanh thị xã Lạng Sơn. Quân đoàn 2, chủ lực của Quân đội Nhân dân Việt Nam, đã tập kết sau lưng Quân đoàn 14.

Lui quân về nước

Sau khi thấy các lực lượng chủ lực của Việt Nam đã đến nơi và các lực lượng chính quy khác cũng đang ầm ầm kéo quân ra Bắc, cộng với kết quả thương vong, tổn thất to lớn của Trung Quốc, ngày 5 tháng 3 năm 1979, Đặng Tiểu Bình tuyên bố đã "hoàn thành mục tiêu chiến tranh", "chiến thắng" và bắt đầu rút lui. Cũng ngày 5 tháng 3 năm 1979, Việt Nam ra lệnh tổng động viên toàn quốc. Mặc dù Trung Quốc tuyên bố rút quân, chiến sự vẫn tiếp diễn ở một số nơi.

Việt Nam bí mật điều động sư đoàn 338 mai phục ở ngả Chi Mã, rồi ngày 7 tháng 3 nói với Trung Quốc rằng để thể hiện thiện chí hòa bình, Việt Nam sẽ cho phép Trung Quốc rút quân, nhưng sau đó bất ngờ cho sư đoàn 337 truy kích, ý muốn đánh đuổi và đẩy quân Trung Quốc vào địa điểm đã có phục binh. Sư đoàn 337 của Việt Nam vốn đã tham chiến từ ngày 2 tháng 3 tại khu vực cầu Khánh Khê ở Lạng Sơn để tiếp viện cho các đơn vị đang chặn đánh quân Trung Quốc. Sư đoàn này đến nơi quá muộn để thay đổi cục diện trận đánh tại Lạng Sơn, và do thời gian phối hợp không ăn ý giữa 2 sư đoàn 337 và 338, và với sự đề phòng từ trước của Trung Quốc (phục binh bị phát hiện sớm, giặc chưa vào sâu trận địa mai phục), cuộc truy kích và phục kích đã không đem lại kết quả đại thắng như mong đợi. Nhưng 2 sư đoàn này cũng tổ chức phản kích đánh vào quân xâm lược đang tháo lui qua ngả Chi Mã và gây tổn thương lớn cho giặc. Đầu tiên là sư đoàn 338 tuy bị phát hiện nhưng vẫn chặn đánh quân xâm lăng, sau đó sư đoàn 337 đến muộn nhưng vẫn tận lực trợ chiến, hai lực lượng đã hiệp đồng tác chiến một cách hiệu quả, gây thiệt hại nặng cho quân cướp nước. Sau trận này, tướng Hứa Thế Hữu nói: Người Việt Nam quả thật gian trá.

Ngày 18 tháng 3 năm 1979, người lính Trung Quốc cuối cùng đành ôm vết thương thể xác và tinh thần rời khỏi Việt Nam. Việt Nam đã thành công gây tổn thương nặng cho quân giặc cả về quân đội và vũ khí, nhân mạng và khí tài, và đánh lui, đẩy lùi quân giặc ra khỏi cõi bờ, bảo vệ thắng lợi miền Bắc và biên giới phía Bắc, viết thêm một trang sử hào hùng trong lịch sử chống ngoại xâm, chống Bắc xâm của dân tộc.

Đối với người dân Campuchia, Quân đội Nhân dân Việt Nam được coi là “Đội quân nhà Phật”, nhưng đối với giặc Nam, giặc Bắc thì các chiến sĩ QĐNDVN đã chiến đấu anh dũng không kém tổ tiên, không thẹn với tiền nhân, không hổ danh với ông cha anh hùng, và xứng danh Bộ đội cụ Hồ.

"Đạo quân thứ 5" của Trung Quốc

Theo "truyền thống" ăn không nói có, đổi trắng thay đen, gắp lửa bỏ tay người, vừa ăn cướp vừa la làng, bóp méo xuyên tạc v.v., Trung Quốc ráo riết tuyên truyền bêu xấu, kể tội Việt Nam trong binh lính và dân chúng của họ, biện minh, lấp liếm bản chất phi nghĩa của cuộc chiến, và rêu rao về "chính nghĩa" của họ trong cuộc chiến “thảo phạt”, tấn công Việt Nam.

Ngay từ trước khi quân Trung Quốc vượt biên giới đánh vào Việt Nam, Trung Quốc đã xuyên tạc tố cáo Việt Nam là khiêu khích, là gây hấn khắp vùng biên giới. Theo bịa đặt của Trung Quốc, quân Việt Nam đã tiến hành "1100 vụ" xâm nhập biên thùy. Trong khi sự thật là lính biên phòng Trung Quốc khiêu khích hàng ngày, thường xuyên nổ súng về phía Nam. Sự gây sự này của Trung Quốc làm cho tình hình biên cương luôn căng thẳng và những vụ đấu súng tại biên giới giữa 2 bên cũng tăng lên, từ khoảng 100 vụ năm 1974 lên tới hơn 900 vụ năm 1976. Việc Trung Quốc đi đêm với Kissinger, dùng vũ lực chiếm Hoàng Sa năm 1974, cũng như việc Việt Nam đưa quân giải phóng Trường Sa từ tay Mỹ cũng góp phần khiến cho Trung Quốc bức xúc, cay cú.

Trung Quốc nhồi sọ người dân và đánh lừa dư luận thế giới rằng đây là cuộc chiến "phản công", “phản kích”, “tự vệ”, chống Việt Nam là để "bảo vệ lãnh thổ quốc gia", rằng chiến dịch quân sự này được tiến hành để "trừng phạt", “trừng trị” nhà cầm quyền Việt Nam, cụ thể là "bè lũ Lê Duẩn", và rằng quân đội cần giành được sự ủng hộ của nhân dân Việt Nam (?). Chiến dịch vận động, lôi kéo, dụ dỗ, mua chuộc của Trung Quốc có kết quả với dân chúng và cán bộ Trung Quốc tại vùng biên, khiến họ có thể huy động hàng chục vạn dân công tham gia các hoạt động bảo đảm an ninh và tiếp tế cho quân đội.

Đối với dân thường ở Việt Nam, Trung Quốc bỏ ra nhiều công sức tuyên truyền lôi kéo người dân vùng biên, đặc biệt là với các dân tộc thiểu số sống vắt qua biên giới hai nước như Tày, Nùng (ở Trung Quốc gọi là dân tộc Choang), Dao, Hmong và các nhóm người thiểu số gốc Hoa. Móc nối, liên lạc, sắp đặt, an bài kế hoạch với bọn thám báo, bọn gián điệp nằm vùng đã được TQ cài cắm sẵn, len lỏi vào trong dân.

Kết quả là trong ngày đầu của cuộc chiến, có nơi quân Trung Quốc đã được dẫn vòng qua đồn biên phòng tiến sâu vào đất Việt Nam mà không bị phát hiện. Phục vụ công tác mua chuộc, dụ dỗ, lừa gạt dân chúng tại các khu vực chiến sự, Trung Quốc còn thành lập các đơn vị đặc biệt mà nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức cũng như kiểm tra hoạt động của các đội "dân vận" trong tất cả các đơn vị quân. Theo đó, quân Trung Quốc tiến sang Việt Nam phải kỷ luật, phải giảm tối thiểu những hành động gây xáo trộn, phiền hà đến dân chúng, tôn trọng phong tục tập quán, tài sản, cung cấp gạo, muối, dầu thắp, thuốc chữa bệnh... cho dân cư bản địa.

Chính sách mị dân thâm độc này được một số đơn vị Trung Quốc ở vùng Lào Cai thực hiện. Theo sử gia Edward C. O’Dowd, trong sách "Chinese Military Strategy in the Third Indochina War", ông trích lại tài liệu của Trung Quốc, cho biết đơn vị 56041 (một trung đoàn bộ binh của Sư đoàn 149, Quân đoàn 13, Quân khu Thành Đô) tại Lào Cai và đơn vị 33762 (một trung đoàn thuộc quân khu Vũ Hán) đã thực hiện rất thành công chính sách mị dân này, thành công dối gạt, đánh lừa được một bộ phận cư dân, đặc biệt các dân tộc ít người.

Tuy nhiên, sau khi thua trận, Trung Quốc không còn nhu cầu mị dân nữa, thì họ không còn dùng "đạo quân thứ 5" để lung lạc nhân tâm, trấn an dân chúng nữa mà họ cay cú, cáu tiết, chuyển sang phá hoại toàn bộ, trên đường về nước họ đã thực hiện nhiều hành động giết dân làng, đốt phá, cướp đoạt gia súc, vô kỷ luật, không khác gì một đám sơn tặc, mã tặc, quân phỉ, quân phiệt.

Ngoài việc cướp bóc vô kỷ luật thì Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã phá hủy các cơ sở hạ tầng, các công trình xây dựng một cách có hệ thống, với mục đích đánh vào nền kinh tế đang lao đao, khủng hoảng của Việt Nam. Hầu hết các thị xã thị trấn mà Trung Quốc chiếm được đều bị phá hủy một cách có hệ thống. Tại thị xã Cao Bằng, quân Trung Quốc dùng thuốc nổ phá sập bất cứ công trình gì từ công sở đến bưu điện, từ bệnh viện đến trường học, từ chợ đến cầu.

Tại Đồng Đăng, quân lính Trung Quốc hiện rõ nguyên hình là một bọn phỉ quân, lưu manh, côn đồ, cướp cạn, khi họ lấy đi tất cả những gì có thể mang theo, từ xe đạp cho đến thanh ray tàu hỏa, những gì không mang được đều bị đập phá theo tư tưởng "ăn không được thì đạp đổ, phá cho hôi". Tại thị xã Cam Đường trên bờ sông Hồng, cách biên giới khoảng 10km, ngoài việc phá hủy thị xã, quân Trung Quốc còn cho đốt cả mỏ apatit, cướp tài nguyên không được thì phá tài nguyên.

Giáo sư sử học O'Dowd tổng kết là chính sách mị dân của quân đội Trung Quốc và "đạo quân thứ 5" của họ đã không thành công đối với quân và dân Việt Nam. Ông lý giải rằng "người Việt Nam rất yêu nước, thấm nhuần tư tưởng chính trị, giỏi chịu đựng, không dễ bị lung lạc,..." Ngoài ra, những hành động tàn phá, giết chóc dân thường, cũng như ngược đãi tù binh của quân Trung Quốc đã gây hại cho nỗ lực mị dân của họ. Những hoạt động này một phần là do binh lính Trung Quốc sang Việt Nam bị sốc vì sự khốc liệt, sức kháng cự của quân đội Việt Nam cũng như sự bất hợp tác, xa lánh, chống đối của dân bản xứ, một phần nằm trong các phá hoại có kế hoạch và tổ chức, ví dụ như tại thị xã Lạng Sơn. Hoạt động lôi kéo người thiểu số tại biên giới của Trung Quốc cũng không đạt được kết quả mong đợi. Khi quân Trung Quốc từ quân khu Vân Nam rút về nước, tất cả những điệp viên và quân du kích người thiểu số, các nhóm "đạo quân thứ 5" mà họ xây dựng được đều bị lực lượng an ninh Việt Nam bắt giữ và xử tử, trừ khử hoàn toàn.

Chiến tranh tâm lý của Trung Quốc với các lực lượng phòng thủ của Việt Nam cũng thất bại thảm hại. Trong suốt cuộc chiến, tất cả các đơn vị của Việt Nam đều đánh trả quyết liệt quân Trung Quốc xâm lược. Quân Trung Quốc cuối cùng cũng hiểu rằng ngoài việc sử dụng sức mạnh quân sự thuần túy, họ không có khả năng giành thắng lợi trong chiến tranh tuyên truyền chính trị.

Phản ứng quốc tế trong cuộc chiến

Ngay trong khi Trung Quốc bắt đầu xâm lăng Việt Nam, Hoa Kỳ tuyên bố rằng ta đây "trung lập", kêu gọi chung chung, phát biểu nước đôi, ba phải, áp dụng tiêu chuẩn kép, chơi trò hai mặt. Họ thường xuyên kêu gào về "sự rút quân lập tức của Việt Nam khỏi Campuchia và Trung Quốc khỏi Việt Nam", ngụ ý ám chỉ rằng "việc Trung Quốc xâm lược Việt Nam là sự tiếp nối của việc Việt Nam xâm lược Campuchia", họ đánh tráo khái niệm, đánh đồng bản chất 2 cuộc chiến tranh, vàng thau lẫn lộn, xuyên tạc bóp méo.

Theo giáo sư sử học Nayan Chanda trong sách "Brother Enemy, The War after the War", NXB Harcourt Brace Jovanovich xuất bản năm 1986 và nhiều trí thức, chuyên gia, nhà nghiên cứu khác thì Hoa Kỳ chính là quốc gia duy nhất trên thế giới gần như ủng hộ công khai cuộc xâm lược Việt Nam của Trung Quốc; trái với lời lên án việc Việt Nam tiến đánh Khmer Đỏ là "một mối đe dọa cho hòa bình và ổn định", tuyên bố của Mỹ về cuộc xâm lăng của Trung Quốc có hàm ý bào chữa rằng "việc Trung Quốc tấn công Việt Nam là kết quả của việc Việt Nam xâm lược Campuchia", "Việt Nam ráng chịu", "Việt Nam gieo gió gặt bão". Ngoài Hoa Kỳ thì đa số các quốc gia trên thế giới đều phản đối mạnh mẽ hành động thô bạo của Trung Quốc, sự cô lập này đã ảnh hưởng khá lớn tới chính sách ngoại giao bước đầu mở cửa của Bắc Kinh khi đó.

Ngày 18 tháng 2 năm 1979, Liên Xô viện dẫn hiệp định ký với Việt Nam, kêu gọi Trung Quốc "ngừng trước khi quá muộn" và yêu cầu Trung Quốc rút quân lập tức và toàn bộ. Trong thời gian xảy ra cuộc chiến, Liên Xô đã lên án cuộc tấn công của Trung Quốc là "hành động man rợ bất chấp đạo lý của kẻ cướp", đòi Trung Quốc lập tức chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược này, và cảnh báo Trung Quốc về lòng trung thành của Liên Xô đối với hiệp ước quân sự Xô - Việt.

Ngoài những tuyên bố mạnh mẽ và đanh thép, Liên Xô không có hành động trợ giúp quân sự nào đáng nói, mà chỉ hỗ trợ vận chuyển bằng hàng không và triển khai hải quân ngoài bờ biển Việt Nam, họ nhu nhược, e ngại, sợ “mất cầu”, sợ đổ vỡ quan hệ vốn đã căng thẳng với Trung Quốc.

Liên Xô cũng cảnh báo Trung Quốc về việc đặt các lực lượng vũ trang Liên Xô ở Siberia vào tình trạng báo động đồng thời cung cấp cho Việt Nam một số thông tin quân sự thu được từ vệ tinh do thám. Bản thân Việt Nam cũng từ chối sự tham gia của các phi công Liên Xô vào các trận đánh.

Cuba cảnh báo Trung Quốc là nước này sẽ hỗ trợ Việt Nam, kể cả việc đưa quân đến nếu cần. Chủ tịch Cuba Fidel Castro đã nói câu nổi tiếng: "Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình!" Sau khi biết tin Trung Quốc rút quân, nhật báo Pravda của Liên Xô cũng đưa ra biện luận rằng: Liên Xô hiểu được dã tâm của Bắc Kinh vì vậy đã không đáp lại những khiêu khích quân sự của Trung Quốc với mục đích duy nhất là làm leo thang căng thẳng giữa Liên Xô và Hoa Kỳ.

Tại Liên Hiệp Quốc, tranh cãi kịch liệt xảy ra xung quanh vấn đề an ninh Đông Nam Á. Hai sự kiện Việt Nam tiến vào Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng Khmer Đỏ và Trung Quốc đánh vào Việt Nam cùng được đưa ra bàn luận. Hội đồng Bảo An LHQ bị chia rẽ sâu sắc sau các cuộc họp vào các ngày cuối tháng 2. Mỹ thì vẫn hùa theo Bắc Kinh nhai đi nhai lại một điệp khúc: Yêu cầu Việt Nam ngưng ngay lập tức hành động xâm lược Campuchia và rút quân toàn bộ và vô điều kiện ra khỏi Campuchia.

Ông Lê Duẩn khi trả lời phỏng vấn trong họp báo quốc tế đã phát biểu đanh thép, hùng hồn: "Tình hình ở Campuchia là không thể đảo ngược!" Đáp trả lại đòi hỏi vô lý của Hoa Kỳ, Bộ ngoại giao Việt Nam cũng tuyên bố thẳng: Nếu muốn Việt Nam rút quân khỏi Campuchia thì tất cả các lực lượng quân sự nước ngoài trong khu vực đều phải rút quân về nước, trong đó có quân đội Trung Quốc, Hạm Đội 7 và các căn cứ quân sự của Mỹ ở Đông Nam Á, không làm được thì đừng áp đặt Việt Nam phải đơn phương rút quân một mình. Nếu rút thì cùng nhau rút hết.

Liên Xô thì đứng về phía đồng minh Việt Nam, tuyên bố không ủng hộ bất cứ nghị quyết nào mà không lên án Trung Quốc, và kêu gọi Trung Quốc rút quân. Ngày 23 tháng 2 năm 1979, Liên Xô cùng Tiệp Khắc đưa dự thảo nghị quyết trong đó lên án Trung Quốc xâm lược, đòi Trung Quốc rút quân và bồi thường chiến tranh, và vận động cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc. Còn Trung Quốc thì chỉ trích Liên Xô "khuyến khích Việt Nam tấn công Trung Quốc và xâm lược Campuchia". Ngày 24 tháng 2, Trung Quốc đưa dự thảo nghị quyết đòi Việt Nam "lập tức rút quân hoàn toàn khỏi Campuchia", Mỹ là nước duy nhất ủng hộ nghị quyết này. Cuối cùng, Liên Hiệp Quốc không đi đến được một nghị quyết nào.

Trong lúc cuộc chiến còn đang giằng co, thì Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ bất chợt đem một số chiến hạm chở những Đội đặc nhiệm tiến vào Biển Đông để phô trương thanh thế và muốn gián tiếp tiếp ứng cho Trung Quốc bằng cách "xù lông" uy hiếp, gây sức ép quân sự thêm cho VN ở phía Nam, và dùng kế nghi binh khiến VN hoang mang, lo lắng sợ Mỹ quay lại, muốn VN lo ngại không dám điều quân từ miền Nam ra miền Bắc.

Đối với Trung Quốc thì Hoa Kỳ tỏ ra hành động này là "giúp đỡ" gián tiếp cho Trung Quốc, làm theo sự yêu cầu trợ giúp, hậu thuẫn của Trung Quốc, nhưng bên trong thực chất Hoa Kỳ cũng hy vọng nếu như Trung Quốc thắng thì họ sẽ nhảy vào chia chác / tranh giành lợi ích với Trung Quốc, nhưng do hải quân Liên Xô đã triển khai, nhiều tàu chiến Liên Xô, được sự cho phép của Việt Nam, đã tích cực hoạt động ngăn chặn tàu Mỹ ở Biển Đông, hạn chế phần nào hoạt động của tàu chiến Mỹ. Sau đó do sợ leo thang căng thẳng, xung đột với đối thủ Chiến tranh Lạnh Liên Xô, lại thấy tình hình chiến sự ở miền Bắc VN bất lợi cho Trung Quốc, nên Mỹ lảng vảng khoảng 2 tuần rồi đành phải rút đi.

Sự kiện này cho thấy sự giúp đỡ có hiệu quả trong việc giúp Việt Nam bảo vệ Biển Đông của hải quân Liên Xô trong cuộc chiến. Và cho thấy mặc dù Mỹ - Trung cùng chung một chiến tuyến, nhưng hai bên không thật lòng với nhau, mà mỗi bên đều có những dụng ý riêng, toan tính riêng, mưu mô khác nhau, và đều vì cái lợi của chính mình.

Kết quả

Tuy Việt Nam đã chiến thắng, gây tổn hại nặng nề cho quân đội Trung Quốc, thành công đẩy lui giặc xâm lược, và Trung Quốc đã thua to về quân sự, chính trị, chiến thuật, chiến lược, nhưng trong cuộc chiến Việt Nam cũng chịu thiệt hại nặng nề về người và của. Cuộc xâm lấn của Trung Quốc đã để lại nhiều tác hại lớn cho kinh tế và xã hội Việt Nam. Ngoài những thương vong về con người, thiệt hại cụ thể về cơ sở vật chất hạ tầng ở 6 tỉnh biên giới bị phá hủy do trận chiến, Việt Nam còn phải gánh chịu nhiều khó khăn, tổn thất, do thái độ và chính sách thù nghịch, thù hằn, vây hãm mà các thế lực thù địch ở Trung Quốc, Hoa Kỳ và các đồng minh, đàn em, chư hầu của họ gây ra trên các mặt trận quân sự, kinh tế, ngoại giao, văn hóa...

Theo tướng Ngũ Tu Quyền, phó tổng tư lệnh Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc thừa nhận, thì Trung Quốc có hơn 2 vạn chiến binh tử trận trên chiến trường Bắc Việt Nam. Theo nhà sử học Gilles Férier thì có khoảng 25.000 lính Trung Quốc thiệt mạng và gần 500 xe bọc thép hoặc pháo bị phá hủy, con số này phía Việt Nam cũng là gần tương tự nhưng thấp hơn một chút. Ông Russell D. Howard thì cho rằng quân Trung Quốc thương vong 6 vạn người, trong đó số chết là 26.000. Một số nguồn khác cũng đồng ý với con số thương vong ít nhất khoảng 50.000 của phía Trung Quốc. Nguồn của sử gia Mỹ gốc Hoa King C. Chen cho rằng riêng tại các bệnh viện lớn ở Quảng Tây đã có ít nhất 30.000 thương binh Trung Quốc. Tháng 4 năm 1979, Tạp chí Quân đội Nhân dân của Việt Nam ước lượng tổng thương vong của quân Trung Quốc là 62.500 người. Việt Nam có hàng nghìn dân thường chết và bị thương. Theo Tạp chí Time thì có khoảng dưới 10.000 lính Việt Nam thiệt mạng (con số này Trung Quốc đưa lên thành "20.000"). Trung Quốc bắt được khoảng 1.600 tù binh trong tổng số hơn 5 vạn quân Việt Nam tham chiến tại mặt trận Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn.

Theo nghiên cứu chính thức của giới sử học Việt Nam và Quân đội Nhân dân, kết quả chiến đấu của quân ta như sau:

Mặt trận Lạng Sơn: Diệt 19.000 tên giặc, phá hủy 76 xe tăng, thiết giáp và 52 xe quân sự, 95 khẩu pháo-cối và giàn phóng hoả tiễn, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 3 trung đoàn, 4 tiểu đoàn (tương đồng nhưng hơi khác biệt so với ký sự của Sư đoàn Sao Vàng).

Mặt trận Cao Bằng: Diệt 18.000 lính giặc, phá hủy 134 xe tăng, thiết giáp và 23 xe quân sự, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 7 tiểu đoàn.

Mặt trận Hoàng Liên Sơn (Lào Cai): Diệt 11.500 quân giặc, phá hủy 66 xe tăng, thiết giáp và 189 xe quân sự, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 4 tiểu đoàn.

Mặt trận Quảng Ninh, Lai Châu và Hà Tuyên: Diệt 14.000 tên địch, phá hủy 4 xe tăng, thiết giáp, 6 xe quân sự, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 3 tiểu đoàn.

Cuộc chiến cũng đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho kinh tế Việt Nam; các thị xã Lạng Sơn, Cao Bằng, thị trấn Cam Đường bị hủy diệt hoàn toàn, 320/320 xã, 735/904 trường học, 428/430 bệnh viện, bệnh xá, 41/41 nông trường, 38/42 lâm trường, 81 xí nghiệp, hầm mỏ và 80.000 ha hoa màu bị tàn phá, 400.000 gia súc bị giết và bị cướp. Khoảng một nửa trong số 3,5 triệu dân bị mất nhà cửa, tài sản và phương tiện sinh sống. Về phía Trung Hoa, cuộc chiến ngắn ngày đã tiêu tốn của nước này khoảng 1,3 tỷ USD và làm ảnh hưởng tiêu cực nặng nề đến quá trình cải cách kinh tế.

Về lâu dài, nó mở đầu cho hơn 10 năm căng thẳng trong quan hệ và xung đột vũ trang dọc biên giới giữa hai quốc gia, buộc Việt Nam phải thường xuyên duy trì một lực lượng quân sự khổng lồ dọc biên giới, gây hậu quả mất cân đối, mất cân bằng, ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế. Sinh hoạt và sản xuất của người dân vùng biên giới bị ảnh hưởng tiêu cực. Sau chiến bại, Đặng Tiểu Bình và chính phủ Trung Quốc liền cấp tốc hiện đại hóa quân đội.

Đánh giá

Đặng Tiểu Bình thú nhận đã thất bại về quân sự và chiến thuật, nhưng cũng cố chống chế rằng "chúng tôi đã thắng về chính trị và chiến lược". Trần Vân, phó Thủ tướng, 1 trong 5 nhân vật quyền lực nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc cùng với Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai và Chu Đức cũng thừa nhận rằng đánh Việt Nam không được cái gì, dù có cố gắng thì cũng không chịu được quá 6 tháng. Ông ta không dám trơ tráo vỗ ngực "chiến thắng" như Đặng Tiểu Bình và chỉ nói rằng vì lý do kinh tế, không nên lặp lại một cuộc chiến "bất phân thắng bại", "không có kết quả" như vậy. Như vậy dù không trơ trẽn như Đặng Tiểu Bình nhưng ông ta vẫn không dám nói thẳng ra sự thật là Trung Quốc đã thua.

Theo đánh giá của nhà sử học người Mỹ gốc Hoa King C. Chen, Trung Quốc chỉ đạt được vòng quanh 50% các mục tiêu của mình. Ngoài ra Trung Quốc đã không đạt được kết quả như các mục tiêu họ công bố: Họ không tiêu diệt được sư đoàn nào của Việt Nam. Không chấm dứt được xung đột vũ trang ở biên giới Việt – Trung. Không buộc được Việt Nam rút quân khỏi Campuchia. Không làm cho chính phủ Việt Nam sửa đổi chính sách đối với Hoa kiều, chính sách đối với Campuchia, chính sách đối với Trung Quốc, với Liên Xô, với Hoa Kỳ v.v., không buộc được Việt Nam thay đổi bất kỳ chính sách nào, từ nội trị tới đối ngoại, từ chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao đến văn hóa. Không làm cho Việt Nam sợ mà "xuống nước", nhường nhịn, hay lùi 1 bước nào trước Trung Quốc, Khmer Đỏ, không làm cho VN thay đổi thái độ và chính sách với Liên Xô, Hoa Kỳ và các nước. Không làm VN bỏ chính sách và thái độ chống đối, thù nghịch đối với Trung Quốc - Khmer Đỏ.

Tóm lại, Trung Quốc không gây được một chút ảnh hưởng, tác động, thay đổi nào lên chính phủ Việt Nam theo ý muốn của họ, Việt Nam vẫn kiên cường, kiên định, nhất quán trước sau như một với các chính sách, thái độ, phong cách của mình với các vấn đề nội trị, với các quốc gia khác, và đồng thời càng gia tăng sự căm thù đối với Trung Quốc và đồng minh, xem Trung Quốc là "kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm" nhất, và tăng cường tuyên truyền chống Trung Quốc trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong nước và quốc tế, và càng ở "lỳ" Campuchia, cho thêm quân vào Campuchia, và càng đóng giữ lâu hơn. Trung Quốc càng hung hăng thì Việt Nam càng xa lánh họ hơn và càng tăng cường làm trái, làm ngược lại với tất cả mọi yêu cầu, đòi hỏi, đề nghị, quan điểm, chính kiến và lợi ích của họ. Ngang nhiên "thách thức" Trung Quốc và tựa hồ "chọc giận" họ, làm Đặng Tiểu Bình và đồng bọn rất cay cú, điên tiết.

Về quân sự, giáo sư Edward C. O'Dowd đánh giá rằng quân Trung Quốc rất thiện nghệ khi thao luyện trong quân trường ở miền Nam Trung Hoa, nhưng khi vào thực chiến trên chiến trường miền Bắc Việt Nam thì họ lại thể hiện một phong độ chiến đấu tồi tệ. Tại Lạng Sơn, 2 Quân đoàn Trung Quốc đã bị một trung đoàn Quân đội Nhân dân Việt Nam cầm chân trong 1 tuần, một Quân đoàn khác cần 10 ngày để tiến vào Lào Cai và Cam Đường - hai đô thị cách biên giới không đến 15 km. Trung Quốc chiếm Cao Bằng vất vả đến mức cần ít nhất 2 Quân đoàn để tiếp tục tấn công một thị xã mà Trung Quốc tuyên bố đã chiếm được. Tại Quảng Ninh, một trung đội QĐND Việt Nam đã cầm chân 5 tiếng đồng hồ một trung đoàn Trung Quốc đang trên đường chiếm núi Cao Ba Lanh giáp biên giới, gây thương vong cho 360 trong quân số 2800 của trung đoàn này. Những tổn thất nhân mạng như vậy lặp đi lặp lại trên toàn mặt trận và đem lại thương vong và tổn thất nặng nề cho Trung Quốc.

Quân Trung Quốc đã không sử dụng được số quân đông vượt trội đối thủ một cách hiệu quả và do đó không thể đạt được tốc độ hành binh như mong muốn của chiến lược "tốc chiến tốc quyết". Đây là hậu quả của sự lạc hậu về chiến thuật tác chiến của quân đội Trung Quốc vốn gần như không được cải thiện kể từ sau chiến thuật biển người (nhân hải) trong chiến tranh Trung - Nhật, nội chiến Trung Quốc, và chiến tranh Triều Tiên. Thất bại của quân đội Trung Quốc đã buộc Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc phải chú tâm đẩy mạnh quá trình hiện đại hóa quân đội, đặt việc hiện đại hóa quân đội làm trọng tâm hàng đầu, ưu tiên quân sự, quốc phòng.

Trên phương diện quan hệ quốc tế, cuộc chiến Việt - Trung cho thấy rằng Trung Quốc, với sự ủng hộ của Hoa Kỳ, sẵn sàng can thiệp quân sự vào Việt Nam, một quốc gia theo XHCN, từng là đồng minh trong nhiều năm, kết quả chiến tranh cũng cho thấy Việt Nam đủ sức chống lại sự tiến công đó mà không phải điều động quân chủ lực từ biên giới Tây Nam và miền Nam Việt Nam. Những sự kiện từ cuộc chiến cũng cho thấy mối quan hệ đan xen phức tạp giữa Liên Xô - Việt Nam - Trung Quốc - Hoa Kỳ, đồng thời cho thấy Liên Xô cũng không sẵn sàng dùng quân đội giúp Việt Nam chống xâm lược, mà chỉ tăng cường viện trợ kinh tế, quân sự một cách có hạn và có hoàn lại. Sau này Việt Nam vẫn phải trả nợ dần và được Liên bang Nga xóa nợ sớm. Những điều này đã khiến nhiều người Việt Nam sau đó nghi ngờ về đồng minh Liên Xô và việc này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của Liên bang Xô Viết.

Kết quả cuộc chiến cũng cho thấy Trung Quốc đã hoàn toàn bất lực, bó tay, thúc thủ trong việc hỗ trợ đệ tử Khmer Đỏ và thất bại trong việc điều chỉnh quan hệ ngoại giao để tăng cường ảnh hưởng trong khu vực Đông Nam Á.

Mặc dù không có mục tiêu chiến thuật, chiến lược, quân sự, chính trị nào đạt được, nhưng đến nay những lãnh đạo đương nhiệm của Trung Quốc vẫn cố chấp, bảo thủ, vẫn chưa thay đổi quan điểm, họ thừa nhận Trung Quốc đã thất bại về quân sự nhưng lại cố bao biện rằng "đã đạt được một số thành công về chiến lược, và vì vậy chúng tôi chiến thắng". Cuộc xâm lược này cũng là một thất bại ngoại giao và thất bại uy tín của Trung Quốc không những trên quốc tế, không những với đệ tử Pol Pot, mà còn với khu vực, vô tình họ đã tỏa ra một "sát khí" đầy đe dọa, phô bày ác tính, vô hình trung cho các nước trong khu vực, các láng giềng hàng xóm chung quanh thấy rằng, đấy, "thiên triều", "Bắc triều" sẵn sàng dùng bạo lực và đi xâm lược, bành trướng, giết chóc nếu vị thế và uy lực của mình bị thách thức. Vô ý tạo ra một nhu cầu đoàn kết giữa các nước Đông Nam Á, hình thành một động lực cho các quốc gia trong khu vực cùng nhau bắt tay đề phòng hiểm họa Trung Quốc, và khi cần thiết thì sẽ chống lại họ.

Trong cuộc chiến này, Trung Quốc cũng thể hiện một tư thế thấp kém qua phong cách tiến hành chiến tranh mang tính chất "cắn trộm", "đánh lén". Trung Quốc và cả thế giới đều biết quân lực của Việt Nam đều tập trung ở miền Nam Việt Nam và chiến trường Campuchia, và TQ đã thừa cơ hội đó đã bất ngờ xua quân tràn sang tấn công Việt Nam. Họ phát ngôn nghe rất oai phong lẫm liệt nhưng khi quân đội chính quy Việt Nam ào ào kéo ra Bắc thì họ lập tức lui nhanh. Đánh xong rồi chạy.

Thật ra họ đánh giá thấp khả năng tự vệ, đánh trả của các lực lượng tân binh, quân đội địa phương, và dân quân - tự vệ của Việt Nam, họ cho rằng trước khi đại quân Việt Nam đến nơi thì họ đã dễ dàng vượt qua các hàng phòng ngự VN với thương vong không đáng kể, và đã đánh tới Hà Nội hoặc chiếm xong thủ đô của Việt Nam, biến thành một sự đã rồi. Nhưng thực tế lại khác, "thiên bất dung gian", TQ không ngờ sinh lực của họ bị thiệt hại nặng nề đến vậy chỉ với những lực lượng kể trên, và hầu như không có một cơ hội nào kéo quân đến được Hà Nội chứ đừng nói là đánh chiếm được. Nên khi quân đội chủ lực VN tới nơi, và các lực lượng khác đang trên đường đi tới, thì họ vội “chuồn êm” vì biết rõ kết quả sẽ như thế nào nếu ngoan cố ở lại. Trung Quốc không thể thắng nổi những tân binh địa phương, bạch đầu quân, nữ du kích, công an xung phong, dân quân, tự vệ thì họ không thể chống được với lực lượng đại quân, tinh binh, các lực lượng chính quy, chủ lực, tinh nhuệ, nhiều kinh nghiệm chiến đấu, nhiều chiến công của quân đội VN.

Trong một bài viết hiếm hoi trên báo chí Trung Quốc về cuộc xâm lược Việt Nam năm 1979, bài nghiên cứu “Trong cuộc chiến năm 1979: Vì sao không chia cắt Việt Nam, vì sao thương vong khi rút về lớn hơn khi tấn công?” trên báo điện tử China.com do ông Dương Danh Dy dịch thuật, họ đã thừa nhận: “Lâu nay chúng ta luôn tuyên truyền rằng chúng ta ‘chiến thắng‘, nhưng cùng với thời gian, những văn kiện của ta, những tư liệu của Việt Nam và quốc tế cho thấy cuộc chiến này không lạc quan như tuyên truyền trước đây, trong đó có nhiều bài học nặng nề đau đớn khiến chúng ta không thể không phản tỉnh một cách sâu sắc”.

Sau khi xem lại, đánh giá lại và thừa nhận kết quả cuộc chiến, bài viết tiếp tục thừa nhận bản chất của cuộc chiến: “Ba đại kỷ luật, tám điều chú ý mà quân đội ta giữ nghiêm đã phát huy tác dụng trong cuộc kháng chiến chống phát xít Nhật và cuộc Quốc-Cộng nội chiến; thế nhưng khi chúng ta vào Việt Nam đánh họ mà vẫn thực hiện 3 đại kỷ luật, 8 điều chú ý là tự trói chân tay mình lại, hy vọng dùng những kỷ luật đó để tranh thủ sự giúp đỡ và ủng hộ của nhân dân Việt Nam chống đất nước của họ thì chẳng khác gì đàn gẩy tai trâu, tự chuốc nhục nhã.”, “Nhân dân Việt Nam không phải là công dân Trung Quốc, làm sao họ có thể gần gũi quân đội nước ngoài đánh vào nước họ?”, “Chiến tranh là chiến tranh, nhất là chiến tranh giữa các quốc gia, anh không thể hy vọng nhân dân nước khác đánh trống khua chiêng hoan nghênh anh xâm chiếm người ta, đó chẳng qua chỉ là trò bịt tai trộm chuông, dối mình dối người.”

Hậu chiến

Sau khi bị Việt Nam đánh bại, Trung Quốc tiếp tục uy hiếp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, can thiệp vào công việc nội bộ của nước Cộng hòa Campuchia, che giấu bộ mặt đại bá quyền của mình bằng cách đặt điều, vu khống Việt Nam là "tiểu bá". Theo văn kiện “Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc 30 năm qua” do NXB Sự Thật phát hành năm 1979, thì ngay sau cuộc chiến Trung Quốc đã cùng với Hoa Kỳ lợi dụng chiêu bài "nhân quyền" để bôi đen Việt Nam trên trường quốc tế, với mục tiêu lâu dài lúc đó là thôn tính ba nước Đông Dương, dùng Đông Dương làm bàn đạp bành trướng xuống Đông Nam Á.

Trong suốt cuộc chiến, nhất là sau khi thua chạy, Trung Quốc luôn tuyên bố họ "không tham vọng dù chỉ một tấc đất lãnh thổ Việt Nam" để đỡ mất thể diện, đỡ mặc cảm bại trận, một dạng của tâm lý AQ. Trên thực tế, Trung Quốc xâm lược với một hình thức tương tự Pháp - Mỹ trong thời đại mới, xâm lược kiểu thực dân mới chứ không phải xâm lược để sát nhập đất đai vào trong lãnh thổ Trung Quốc như phong kiến phương Bắc, họ tuyên bố như vậy trong suốt cuộc chiến là để che giấu bản chất xâm lược phi nghĩa, lừa dối dư luận Trung Quốc và quốc tế, làm nhẹ đi các lên án, chỉ trích từ các nước yêu hòa bình, công lý và nhân dân tiến bộ trên thế giới, và gây hoang mang cho quân đội Việt Nam (không biết rõ mục tiêu chiến lược của nó, nó muốn gì, sẽ làm gì), gây giảm sút tinh thần đề kháng và cường độ chống trả của các chiến sĩ Việt Nam (vì chủ quan cả tin rằng chúng đánh một chút rồi lui ngay, chúng "không muốn chiếm miền Bắc", "không muốn chiếm nước ta").

Tuy nhiên, sau khi thua trận, thất bại không thể dựng lên được ngụy quyền Hoàng Văn Hoan, không lật đổ được "bè lũ Lê Duẩn", không có cơ hội sử dụng những con bài chính trị, quân đội Trung Quốc liền gian trá, lật lọng vẫn giữ lấy một số địa điểm, đất đai ở biên giới phía Bắc Việt Nam. Tại một số nơi như khu vực quanh Ải Nam Quan gần Lạng Sơn, quân Trung Quốc vẫn "cù nhầy" cố giữ một số lãnh thổ. Tại các nơi khác, quân Trung Quốc chiếm giữ các vị trí chiến lược quân sự làm bàn đạp để từ đó có thể tiến đánh Việt Nam. Vì vậy Việt Nam sau đó phải tiến hành một loạt chiến dịch quân sự nhằm giải phóng các khu vực đó. Những sự kiện này được ghi nhận trong các tài liệu của Mỹ, Pháp, Úc như giáo sư Carlyle A. Thayer trong tài liệu "Security Issues in Southeast Asia: The Third Indochina War, Conference on Security and Arms Control in the North Pacific", Đại học Quốc gia Úc Đại Lợi, Canberra, 1987, François Joyaux trong sách "La Tentation impériale - Politique extérieure de la Chine depuis 1949", Paris: Imprimerie nationale xuất bản năm 1994, hay Edward C. O'Dowd trong sách "Chinese Military Strategy in the Third Indochina War", NXB Rutledge xuất bản năm 2007.

Tới đầu những năm 1990, cùng với việc Việt Nam rút quân khỏi Campuchia làm Trung Quốc lấy lại chút thể diện và Liên Xô sụp đổ làm TQ "lạnh gáy" trong lúc phong trào cộng sản quốc tế bị suy thoái, và cũng vì nhu cầu hòa bình, ổn định trong khu vực, gác lại quá khứ, bắt tay nhau hợp tác, phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng hai nước, hướng tới tương lai v.v., nên quan hệ giữa hai nước dần hồi phục trở lại bình thường.

Sau khi thua đau, Trung Quốc quyết tâm bắt tay vào thực hiện cải cách và hiện đại hóa quân đội cho đến ngày nay. Có thể nói chính Việt Nam đã dạy cho Đặng Tiểu Bình và Trung Quốc một bài học, chứ Trung Quốc không "dạy" được Việt Nam điều nào cả, không buộc VN phải xuống 1 nước nào, lui 1 bước nào, phải nhượng bộ 1 điều gì, phải làm 1 việc gì theo ý muốn Trung Quốc. Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc phải tăng từ 15% năm 1978 lên 18% năm 1979 trong một bối cảnh kinh tế chưa thấy gì sáng lạn.

Tuy nhiên, khách quan nhìn nhận thì quan hệ thù địch giữa 2 quốc gia đã làm Việt Nam đã phải trả một cái giá rất đắt. Việc Trung Quốc dùng đại quân duy trì áp lực quân sự nặng nề và đầy hiểm họa tại vùng biên giới trong suốt 10 năm sau đó buộc Việt Nam cũng phải duy trì đại quân, bao gồm các sư đoàn thiện chiến, tinh nhuệ nhất, có kinh nghiệm chiến đấu nhất, từng thân chinh bách chiến trên khắp chiến trường chống Mỹ ở biên giới và miền Bắc. Cùng với việc bị vướng víu ở Campuchia đối với tàn dư, tàn quân Pol Pot, xung đột quân sự biên giới với Thái Lan v.v., cộng với sự tuyên truyền chống Việt Nam dai dẳng và tinh vi của Mỹ - Trung, khiến Việt Nam bị cô lập trên trường quốc tế.

Bao vây kinh tế, cô lập chính trị, cấm vận quân sự, thậm chí cấm vận nhân đạo, nhiều tổ chức nhân đạo, từ thiện quốc tế thời đó muốn viện trợ nhân đạo cho Việt Nam đều bị Mỹ - Trung tìm cách ngăn cản, áp lực, gây sức ép, nhiều đoàn tàu chở thực phẩm, gạo, nước ngọt, gia súc tới VN, có khi chỉ để giúp đỡ người dân miền Trung VN thường xuyên căng mình chịu thiên tai, lũ lụt, cũng bị hải quân Mỹ, Thủy quân Lục chiến Mỹ, Hạm đội 7 ngăn lại và bắt phải quay về, và đe dọa xa gần rằng sẽ "không bảo đảm an toàn cho quý vị nếu gặp hải tặc". Nhiều thông tin thời đó cho biết Mỹ - Trung còn giả dạng cướp biển hoặc báo tin, chỉ điểm, đứng sau, ủng hộ cho bọn cướp biển, bọn hải tặc Thái Lan đón đường, trấn lột, cướp bóc những đoàn tàu viện trợ nhân đạo này, với mục đích duy nhất là bao vây, cô lập, cấm vận, và dồn Việt Nam vào chỗ sụp đổ.

Nền kinh tế Việt Nam yếu kém, nhiều người dân phải xếp hàng nhận bo bo ăn thay cơm, bị Hoa Kỳ, Trung Quốc và phương Tây cấm vận, phải căng ra duy trì một lực lượng quân đội lớn ở cả phía Nam và phía Bắc, trong khi vẫn phải trả nợ những viện trợ của Liên Xô cho cuộc chiến chống Pháp, Mỹ. Sau khi Liên Xô tan rã và Việt Nam rút quân khỏi Campuchia, đến năm 1992 quan hệ giữa hai nước mới được bình thường hóa chính thức.

Sau khi thất bại tại Việt Nam, các phương tiện truyền thông đại chúng của Trung Quốc không còn nói gì nhiều về cuộc chiến này, cuộc chiến tranh này bị bưng bít hoàn toàn trong tất cả sách giáo khoa lịch sử ở Trung Quốc. Trong khi sách giáo khoa phổ cập trung học lớp 12 ở Việt Nam ngày nay vẫn ghi nhận rõ ràng: Quân xâm lược bành trướng Bắc Kinh đã tấn công toàn tuyến biên giới phía Bắc, và bộ đội, du kích ta đã chiến đấu anh dũng đánh đuổi chúng đi, đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của chúng, đánh bại chủ nghĩa bá quyền nước lớn của Bắc Kinh.

Tại Trung Quốc, theo giáo sư Howard French trên báo New York Times số ngày 1 tháng 3 năm 2005, các phương tiện truyền thông Đại Lục, Hồng Kông, Ma Cao gần như lãng quên nó, các tuyển tập bài hát không còn dám in các ca khúc nói về cuộc chiến, sách nghiên cứu viết về cuộc chiến bị từ chối không dám xuất bản, đa số cựu chiến binh từng tham gia cuộc chiến buồn không muốn nhắc đến nó, không còn muốn nói về nỗi nhục bại trận này.

Sau khi rút quân về nước 1 tháng, theo bản dịch của ông Dương Danh Dy gởi tới BBC bài phát biểu của Đặng Tiểu Bình trong hội nghị nội bộ ngày 16/3/1979, Đặng Tiểu Bình đã phẫn nộ nói với các cộng sự và các lãnh đạo quân đội: "Đánh lần này vũ khí, quân số đều gấp mấy lần Việt Nam. Chiến đấu ở Cao Bằng chí ít là 5 đánh 1, 6 đánh 1. Chiến đấu ở Lạng Sơn, Lào Cai cũng đều gấp mấy lần, thậm chí 6 đánh 1, 7 đánh 1." và "Thương vong của chúng ta là 4 lần so với 1. Thần thoại của chúng ta đã bị hủy diệt." Điều này do chính người lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc thời đó đã thú nhận, càng cho thấy truyền thống "lấy ít địch nhiều", "lấy yếu thắng mạnh", “lấy thế thắng lực” của quân dân Việt Nam, nối tiếp từ những gương xưa trong các cuộc chiến chống Bắc xâm, chống ngoại xâm.

Tại Việt Nam, những nhạc phẩm, tác phẩm, sách báo, bài viết, bài nói, hồ sơ, tài liệu về cuộc chiến đó tuy không tái xuất bản nhưng vẫn được lưu hành ngoài thị trường chứ không bị thu hồi như ở Trung Quốc. Những bài hát sáng tác trong thời kỳ đó vẫn lưu hành. Sách "Sự thật quan hệ Việt Nam - Trung Quốc 30 năm qua" của NXB Sự thật, xuất bản năm 1979, hay sách “Tam giác Trung Quốc - Campuchia - Việt Nam” của Wilfred Burchett, NXB Thông tin Lý luận và nhiều sách cũ, truyện cũ, tiểu thuyết, truyện tranh, tuyển tập truyện ngắn, sử liệu, tư liệu v.v. có nội dung tương tự đến nay vẫn có lưu trữ trong một số thư viện nhà nước, bày bán trong một số nhà sách chính thức, hiệu sách hợp pháp.

Tuy nhiên, Việt Nam ít nhắc lại cuộc chiến 1 tháng này, hay nghiên cứu, hội thảo chuyên sâu, không tái bản những tác phẩm, nhạc phẩm, văn hóa phẩm về nó một phần là vì Việt Nam và Trung Quốc đã thỏa thuận là "không tuyên truyền chống nhau", một trong những điều kiện để bình thường hóa quan hệ hai nước năm 1992, phần khác là vì cuộc chiến chỉ kéo dài 1 tháng, không có nhiều diễn biến, sự kiện, hay hội chứng từ nó để nói như cuộc kháng chiến chống Pháp 9 năm và chống Mỹ 21 năm. Và chủ yếu là, theo giải thích nguyên văn của ông Dương Danh Dy, cựu Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh, thì Việt Nam: "Không nói lại chuyện cũ là vì nghĩa lớn, chứ không phải vì chúng ta không có lý, không phải vì người Việt Nam sợ hãi hay chóng quên". Một số hồ sơ, tài liệu, sử liệu về cuộc chiến này vì sự "lấy đại cuộc làm trọng" mà tạm cất vào kho, những nghiên cứu chuyên sâu, cao cấp về cuộc chiến này tạm gác lại, nhưng sau này khi hữu sự nó sẽ lại được bung ra.

Trong buổi Thông cáo báo chí năm 2009, khi được hỏi về cuộc chiến từ 30 năm trước, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói khỏa lấp rằng từ nhiều năm trước lãnh đạo hai nước đã "thỏa thuận khép lại quá khứ và mở ra tương lai" và từ chối bình luận gì về nó, rõ ràng, đây là một nỗi đau khó quên, một vết nhơ, một vết thương khó lành, một quốc nhục khó phai, khó nuốt, khó tiêu hóa trong lịch sử Trung Quốc và CHND Trung Hoa.

Cuối thập niên 1970, đầu thập niên 1980, nhà cầm quyền Trung Quốc giương cao chiêu bài “nhân quyền” của tổng thống Mỹ Jimmy Carter, lợi dụng vấn đề người Việt Nam xuất ngoại làm một vũ khí mới để chống Việt Nam. Những người Việt Nam đi ra nước ngoài một phần là những người giàu có và những sĩ quan trước đây sống nhờ Mỹ và chế độ bù nhìn Sài Gòn, có "dây mơ rễ má" với Mỹ-ngụy, quyền lợi của họ gắn liền với bộ máy chiến tranh của Mỹ, một phần những người Hoa do Bắc Kinh dụ dỗ, cưỡng bức ra đi; một số là những người trước đây sống trong xã hội tiêu thụ kiểu Mỹ và nay không chịu nổi những khó khăn do cuộc chiến tranh xâm lược 30 năm của Pháp - Mỹ và sự xâm lăng, phá hoại của bọn bành trướng Bắc Kinh và đàn em gây ra, phần lớn là những người không sống nổi trong tình hình xã hội và kinh tế hỗn loạn, nghèo đói thời đó, muốn tìm tới Mỹ và những nước giàu để có một cuộc sống kinh tế tốt hơn.

Thật ra ngay từ tháng 1 năm 1979, Chính phủ Việt Nam đã tuyên bố cho phép những người có nguyện vọng ra nước ngoài để sum họp gia đình hoặc làm ăn sinh sống được xuất cảnh một cách hợp pháp sau khi đã làm đầy đủ các thủ tục cần thiết. Mặt khác, các cơ quan có trách nhiệm của Việt Nam đã cùng cơ quan Cao ủy Liên Hiệp Quốc về vấn đề người tỵ nạn thỏa thuận một chương trình 7 điểm được công bố ngày 30 tháng 5 năm 1979, nhằm tạo điều kiện dễ dàng cho những người nói trên ra đi một cách có trật tự và an toàn, đồng thời làm giảm bớt khó khăn cho các nước Đông Nam Á.

Song Bắc Kinh và Washington đều huy động bộ máy tuyên truyền, truyền thông khổng lồ và mọi phương tiện chính trị, kinh tế, tài chính của họ, lợi dụng khía cạnh nhân đạo của vấn đề, sử dụng mọi thủ đoạn gian dối, xuyên tạc, kích động để bóp méo sự thật về vấn đề những người Việt Nam vượt biên, xuất cảnh, phát động những chiến dịch thông tin quy mô chống Việt Nam.

Vai trò của Mỹ - Trung trong sự kiện thuyền nhân

Việt Nam cũng có những thiếu sót, sai lầm trong thời hậu chiến, về chính sách, về cách làm, về chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao, văn hóa v.v., nhưng không nên quên rằng Mỹ đã tiến hành một cuộc chiến tranh xâm lược có tính chất hủy diệt chống Việt Nam, Nixon đã nhiều lần hô hào đòi “đưa Việt Nam về thời kỳ đồ đá”. Và sau khi bại trận, họ để lại một đất nước tàn phá, một nền kinh tế tê liệt, với hàng triệu nạn nhân chất độc màu da cam, trên 3 triệu người thất nghiệp, trên một triệu người bị tàn phế. Gần 800.000 trẻ em mồ côi, trên 600.000 gái mại dâm, trên 1 triệu thanh niên nghiện ma túy...

Trung Quốc thì "ném đá xuống giếng", "xát muối vào vết thương", gây ra “nạn kiều”, cưỡng ép, dụ dỗ người Hoa bỏ bê lao động, xây dựng, bỏ lại nhà cửa, ruộng đồng, nhà máy để đi Trung Quốc, dùng những tổ chức của Cục tình báo Hoa Nam để quấy rối về chính trị, đầu cơ, tích trữ, nâng giá hàng, in bạc giả, nhằm phá hoại nền kinh tế của Việt Nam, chồng chất thêm khó khăn cho người dân Việt Nam.

Trong lúc các cơ quan hữu quan của Việt Nam đang cùng Cơ quan Cao ủy LHQ về vấn đề người tỵ nạn, tổ chức việc ra đi có trật tự và an toàn, thì Bắc Kinh cho tay sai trà trộn vào dân tổ chức việc ra đi bất hợp pháp, gọi là "đi chui", móc nối với những cán bộ tha hóa, biến chất, bọn tham nhũng, chia rẽ và gây thù hận giữa người dân và chính quyền, công an, rồi kêu la rằng Việt Nam “xuất cảng nạn dân”, (rất nhiều người / nhóm tổ chức vượt biên trái phép thời đó là người Trung Quốc hoặc gốc Hoa, có người với động cơ phi chính trị, có người với động cơ chính trị) mặc dù chính họ cho hàng ngàn người Trung Quốc hàng ngày sang Hồng Kông để từ đó đi Singapore và các nước Đông Nam Á, và hoàn toàn bỏ rơi, không quan tâm đến số phận hơn 26.000 Hoa kiều tiến bộ, yêu hòa bình đã bị Khmer Đỏ trục xuất khỏi Campuchia. Lúc ấy có những chính phủ, tổ chức phương Tây vì không hiểu sự thật ở Việt Nam, hoặc vì mờ mắt trước thị trường kinh tế đang mở cửa đầy tiềm năng, muốn lấy lòng Trung Quốc để được TQ cho vào buôn bán làm ăn, đã a dua, phụ họa theo chiến dịch kích động và vu cáo của Mỹ - Trung.

Trung Quốc vẫn "liên Mỹ đả Việt", 2 chính phủ tiếp tục "vừa ăn cướp, vừa la làng", 2 kẻ có nhiều "thành tích" chà đạp nhân quyền và luật pháp quốc tế, 1 kẻ xâm lăng bành trướng khu vực, vi phạm nhân quyền nghiêm trọng trong "Cách mạng văn hóa", 1 kẻ xâm lược bành trướng toàn cầu, vi phạm nhân quyền nghiêm trọng ở VN và nhiều nước khác khắp Á - Phi, gây ra nhiều cuộc thảm sát thường dân, nhiều tội ác chiến tranh, nhiều tội ác diệt chủng chống nhân loại, lại giương cao chiêu bài "nhân quyền", “nhân đạo” để thực hiện mục đích chính trị của họ.

Mục đích của Mỹ là trả thù chính trị, vớt vát chút quốc thể, danh dự nước lớn, rằng đây là kết quả mà “mày” phải chịu khi dám chống “tao”, và cũng để phá hoại VN, một nước đang thân Liên Xô, kẻ thù Chiến tranh lạnh của Mỹ, có ý thức hệ và những lợi ích khác Mỹ. Mục đích của Bắc Kinh là xóa nhòa những tội ác của họ ở Campuchia và trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, che đậy việc họ kích động người Hoa ở Việt Nam ra đi và “xuất cảng” hàng chục vạn người Trung Quốc ra nước ngoài, gây khó khăn cho các nước ASEAN, chia rẽ các nước ASEAN với Việt Nam, đánh lạc hướng về nguy cơ của chủ nghĩa bành trướng nước lớn và chủ nghĩa bá quyền đại dân tộc, chủ nghĩa bá quyền Đại Hán, và vai trò của “đạo quân thứ 5” người Hoa ở châu Á.

Các thế lực đế quốc và bá quyền, chủ yếu là Washington và Bắc Kinh, đã thất bại trong âm mưu biến Hội nghị quốc tế ở Geneve tháng 7, 1979 về vấn đề người Đông Dương đi ra nước ngoài thành một diễn đàn để vu cáo và chửi bới Việt Nam. Những đề nghị của Đoàn đại biểu Chính phủ Cộng hòa XHCN Việt Nam tỏ rõ thái độ xây dựng và hợp tác trong việc giải quyết vấn đề những người di cư, đã được sự đồng tình rộng rãi của đại biểu nhiều quốc gia, và đã góp phần quan trọng vào thành công của Hội nghị là đặt được nền tảng của một giải pháp cho vấn đề như Tổng thư ký LHQ lúc đó đã kết luận. Nhưng thực tế còn nhiều khó khăn và phức tạp do những hoạt động phá hoại của Washington và Bắc Kinh.

Những năm sau chiến tranh, suốt từ giai đoạn 1979 - 1992 trong lúc Bắc Kinh lớn tiếng đe dọa chiến tranh, đòi “chủ quyền” đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, thì Mỹ - vốn đang thân Tàu, chống Việt - đã đưa Hạm đội 7 vào hoạt động ngoài khơi Việt Nam không những để khuyến khích những người di tản vượt biên bất hợp pháp, mà còn để phối hợp / giành giật với Bắc Kinh trong những âm mưu / lợi ích của họ ở khu vực Biển Đông và Đông Nam Á.

Những xuyên tạc của bọn phản động tay sai Mỹ

Chiến công đánh lui Trung Quốc xâm lược góp phần củng cố tư cách lãnh đạo của Đảng, khiến cho những tuyên truyền "Việt Cộng là tay sai Tầu Cộng", "Cộng sản Việt Nam bán nước cho thiên triều Bắc phương", "CSVN là đệ tử của quan thầy Chệt đỏ" trở thành buồn cười, trơ trẽn và vô nghĩa. Do đó, lâu nay họ cố ý lờ đi, tránh nói về cuộc chiến này. Tuy nhiên lịch sử thì khó thể tránh né, nên khi buộc phải đề cập tới chủ đề này thì họ thường có những xuyên tạc như sau: "Trung Cộng trừng phạt Việt Cộng", họ xem sự kiện "Tàu Cộng đánh Việt Cộng" là một điều gì đó thích thú để họ hả hê, hả dạ và đứng ngoài cười cợt, chế giễu, lườm nguýt với thái độ rất tiểu nhân. Họ rập khuôn, đồng tình, và nhái theo luận điệu chính thức của Trung Quốc về cuộc chiến, rằng "Trung Cộng thắng Việt Cộng", "Trung Cộng dạy cho VC một bài học nên thân" v.v. Rập khuôn và hót theo luận điệu bao đời nay của vua quan phong kiến Trung Quốc, lần nam chinh, xuất chinh nào thua về cũng đều "chiến thắng", "khải hoàn", hoặc thua nặng thì cũng nói thành "trừng phạt xong nên về", "giặc gian trá, ta tha cho giặc nên rút về".

Họ tự biến mình thành người Tàu, nhìn nhận theo góc độ, quan điểm của Tàu, đem Tàu đặt làm trung tâm, nên thay vì nhìn thấy Việt Nam thắng Trung Quốc, đánh lui hơn 50 vạn quân Trung Quốc, thì họ chỉ thấy "Trung Cộng dạy Việt Cộng bài học", "Trung Cộng trừng phạt VC", "cuộc chiến răng cắn môi chảy máu", "đáng đời Vi Xi", "đáng kiếp cộng sản" v.v.

Tương tự, về công hàm xã giao của ông Phạm Văn Đồng vốn không nói gì đến Hoàng Sa và cho biết sẽ tôn trọng 12 hải lý của Trung Quốc, công hàm sau khi bị Trung Quốc diễn giải xuyên tạc theo lợi ích của họ, từ tham vọng, dã tâm độc chiếm Biển Đông của họ, thì những phần tử phản động người Việt đã rập khuôn luận điệu xuyên tạc này của Trung Quốc, a dua, phụ họa với tuyên bố chính thức của Trung Quốc, hùa theo hành động xuyên tạc để bành trướng và cướp đảo của Trung Quốc, tự biến bản thân thành người Trung Quốc, phục vụ cho lợi ích của Trung Quốc.

Ngoài ra, họ còn xuyên tạc Việt Nam chống Trung Quốc là chống cho Liên Xô, rằng VN là "tay sai" của Nga Xô, Nga Cộng. Trong khi thực binh Liên Xô không tham gia chiến sự, viện trợ của LX là có giới hạn và có hoàn lại (về sau mới được Liên bang Nga xóa nợ sớm). Liên Xô chỉ giúp Việt Nam chống Trung Quốc trên mặt trận ngoại giao, truyền thông, tuyên truyền, giúp VN chuyển quân một vài lần, các lực lượng lục quân và không quân của họ đều án binh bất động, hải quân của họ không có động thái gì đáng kể. Liên Xô không có quyền tiến hành chiến tranh trên lãnh thổ Việt Nam.

Bỉ ổi, vô liêm sỉ hơn nữa là họ xuyên tạc rằng Quân đội Nhân dân Việt Nam đã “giả dạng Khmer Đỏ gây ra cuộc thảm sát Ba Chúc" để kiếm cớ "xâm lược" Campuchia. Họ tự biến bản thân thành tay sai, chó săn, con vẹt của Khmer Đỏ và Trung Quốc, tình nguyện làm một cái loa rè cho bọn diệt chủng và bành trướng. Nhưng họ tuyên truyền còn bỉ ổi, điên rồ hơn cả bọn diệt chủng Pol Pot và bọn bành trướng Bắc Kinh. Ngay cả bọn diệt chủng và bọn bành trướng cũng không "gắp lửa bỏ tay người" vô sỉ tới mức độ như thế. Đây là tuyên truyền của những kẻ phản động trình độ thấp, tư chất kém và vô văn hóa, kém giáo dục, chứ ngay cả Mỹ, Khmer Đỏ, Bắc Kinh lúc ấy (và sau này) cũng không ai tuyên truyền phản tác dụng, phản văn hóa, và xuẩn động đến như vậy.

Họ không đủ IQ trung bình để hiểu rằng lúc đó Việt Nam vừa mới vượt qua một thời kỳ chiến tranh dài nhất trong lịch sử dân tộc, và một trong những thời kỳ chiến tranh dài nhất trong lịch sử thế giới, gần 2 thế kỷ binh đao khói lửa, bị chiến tranh, bị bom Mỹ, bị chất độc hóa học của Mỹ tàn phá tới mức nào, vừa qua khỏi 2 cuộc kháng chiến gian khổ, đầy hy sinh chết chóc, Mỹ ra đi để lại một Việt Nam đổ nát, hoang tàn, người VN phải xây dựng lại đất nước từ một đống đổ nát, thì làm sao còn hơi sức nào, tinh thần nào để muốn có chiến tranh với bọn quá khích cuồng đồ Khmer Đỏ, bọn "cùi không sợ lở" Pol Pot liều mạng có Trung Quốc chống lưng, hậu thuẫn, còn tâm hồn nào để mà ham muốn chiến tranh, để mà "dây với hủi"?

Giả sử Việt Nam muốn chiến tranh với Khmer Đỏ thì không cần có cuộc Thảm sát Ba Chúc cũng quá thừa nguyên nhân, có quá nhiều lý do, danh nghĩa khác để đánh vào Campuchia tiêu diệt bè lũ Khmer Đỏ. Pol Pot đã xâm lược vào lãnh thổ Việt Nam, giết chóc người dân và đốt phá làng mạc Việt Nam trong những năm 1975-1978, giết hại, diệt chủng Việt kiều và người Campuchia. Gây ra nhiều tội ác diệt chủng, tội ác chống nhân loại.

Ngay sau khi Việt Nam hoàn toàn giải phóng, ngày 4 tháng 5 năm 1975, quân đội Khmer Đỏ đột kích đảo Phú Quốc, 6 ngày sau đánh chiếm và hành quyết hơn 500 dân thường ở đảo Thổ Chu. Tiếp theo cuộc đột kích vào các đảo Thổ Chu và Phú Quốc, bên cạnh nhiều cuộc đột kích nhỏ, Khmer Đỏ đã tiến hành 2 cuộc xâm lược quy mô lớn vào Việt Nam. Cuộc tấn công lớn đầu tiên diễn ra vào tháng 4 năm 1977, quân chính quy Khmer Đỏ tiến sâu 10 km vào lãnh thổ Việt Nam, chiếm một số vùng ở tỉnh An Giang và tàn sát một số lớn dân thường. Cuộc tấn công thứ hai diễn ra vào ngày 25 tháng 9 cùng năm, lần này 4 sư đoàn quân chủ lực Khmer Đỏ đánh chiếm nhiều điểm ở các huyện Tân Biên, Bến Cầu, Châu Thành (tỉnh Tây Ninh), đốt phá 471 ngôi nhà, làm gần 800 người dân bị giết, bị thương hoặc mất tích. Sau khi đánh lùi quân giặc, Việt Nam đề nghị một giải pháp ngoại giao nhằm thiết lập một vùng phi quân sự dọc biên giới, nhưng Pol Pot cự tuyệt và giao tranh tiếp diễn.

Ngày 1 tháng 2 năm 1978, Pol Pot họp bàn chủ trương chống Việt Nam và quyết định thành lập 15 sư đoàn. Trong nghị quyết của họ có ghi: "Chỉ cần mỗi ngày diệt vài chục, mỗi tháng diệt vài ngàn, mỗi năm diệt vài ba vạn thì có thể đánh 10, 15, đến 20 năm. Thực hiện 1 diệt 30, hy sinh 2 triệu người Campuchia để tiêu diệt 50 triệu người Việt Nam". Pol Pot đã điều 13 trong số 17 sư đoàn chủ lực và một số trung đoàn địa phương liên tục tấn công vào lãnh thổ Việt Nam, có nơi vào sâu tới 15-20 km.

Ngày 13 tháng 12 năm 1978, được sự trang bị, huấn luyện, cố vấn và chống lưng của Trung Quốc, Khmer Đỏ đã huy động 10 trong 19 sư đoàn tiến công xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới Tây Nam. 3 sư đoàn đánh vào Bến Sỏi với mục tiêu chiếm thị xã Tây Ninh, 2 sư đoàn đánh vào Hồng Ngự (Đồng Tháp), 2 sư đoàn đánh khu vực Bảy Núi (An Giang), 1 sư đoàn đánh Trà Phô, Trà Tiến (Kiên Giang). Tại những vùng chiếm đóng, Khmer Đỏ đã thực hiện chính sách diệt chủng đối với người Việt, như đã làm với người Khmer. Trùm khủng bố Pol Pot công khai tuyên bố chủ quyền lên trên nhiều lãnh thổ của Việt Nam, trong đó có đảo Phú Quốc, Thổ Chu, và hoang đường ở nữa là hô hào đánh tới Thành phố Hồ Chí Minh, tuyên bố chủ quyền lên trên TPHCM, xuyên tạc rằng Sài Gòn trước đây là của họ. Tuyên truyền bóp méo rằng: "Nơi nào có cây thốt nốt thì nơi đó là lãnh thổ của Campuchia."

Trong xã hội Campuchia dưới sự "lãnh đạo" của Pol Pot và Khmer Đỏ, họ chủ trương xây dựng một xã hội không trường học, không tiền bạc, không chợ búa, người đẹp phải lấy người xấu trong những cuộc hôn nhân sắp đặt, cưỡng bách. Họ cho rằng đó là vì sự "công bằng xã hội", "cân bằng sinh học".

Trẻ em Campuchia thì bị đào tạo thành những cỗ máy sát nhân, trẻ em 5 tuổi đã được luyện hành hạ thú vật, gia súc, và con người, lớn lên một chút thì được luyện giết người, luyện cho các em quen dần với cảm giác giết chóc, tra tấn, bắn giết, phá hoại, hủy diệt, cảm giác "say máu".

Trí thức thì trở thành đối tượng đều tiêu diệt tận gốc rễ, và tiêu chí để nhận biết ai có phải là "trí thức" hay không đó là sự đeo kính, bất kỳ ai đeo mắt kính thì đều là "trí thức" và bị hành quyết. Một tiêu chí khác nữa là xem bàn tay, dù ai đó không bị cận thị, không đeo kính, nhưng nếu bàn tay mịn màng, sạch sẽ, đẹp đẽ, không thô kệch, không dơ dáy, không có dấu hiệu của việc lao động tay chân cơ bắp thì sẽ bị coi là "lười lao động", "biếng nhác", "con nhà giàu", "trí thức" v.v. và nhẹ thì bị chặt ngón tay, vừa thì bị chặt nhiều ngón tay, chặt bàn tay, cánh tay, nặng thì bị giết.

Pol Pot cai trị độc tài khát máu và man rợ như một tù trưởng của các bộ lạc ăn thịt người thời thượng cổ hay một bạo chúa chuyên tru di cửu tộc, ngũ mã phanh thây thời trung cổ. Ông ta giết sạch bất kỳ ai dám lên tiếng phản đối, vu cho là "theo Việt Nam", "theo Liên Xô", "kẻ phản bội" v.v. Triệt hạ, thanh trừng nội bộ bằng nhiều hình thức khác nhau, bắt cóc, ám sát (bắn lén, đập chết, đầu độc, chích thuốc độc, trói hoặc bỏ vào bao rồi thả xuống sông cho chết đuối), khủng bố, hành quyết v.v. 

Với những thực tế khách quan như thế, thì Việt Nam có cần cuộc Thảm sát Ba Chúc để lấy cớ đánh Khmer Đỏ hay không?
Tổng kết

Trong lịch sử hiện đại, Trung Quốc đã 3 lần phản bội nhân dân Việt Nam:

1. Tại Hội nghị Genève năm 1954, họ mưu đồ bán rẻ lợi ích của nhân dân Đông Dương, không những để bảo đảm cho nước họ một vành đai an ninh ở phía Nam, mà còn chuẩn bị địa bàn cho việc thực hiện mưu đồ bành trướng ở Đông Dương và Đông Nam Á. Họ muốn duy trì tình trạng Việt Nam bị chia cắt lâu dài, hòng làm cho Việt Nam suy yếu và phải nhờ vả Trung Hoa.

2. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu quốc, sau khi chế độ Ngô Đình Diệm bị Mỹ "vắt chanh bỏ vỏ", "thay ngựa giữa dòng" thì họ xúi Mỹ ném bom miền Bắc Việt Nam và ủng hộ Mỹ đưa gần 60 vạn quân vào trực tiếp xâm lược Việt Nam để ngăn cản cách mạng miền Nam mở rộng tiến công, phát triển vùng giải phóng và phá "Ấp Chiến Lược", làm chùn bước phong trào kháng chiến ở miền Nam. Sau những sự đàm phán với thực dân Pháp - Mỹ trên lưng Việt Nam năm 1954 trong Hội nghị quốc tế Genève, thì trong Hội nghị Paris, VN rút kinh nghiệm không cho TQ vào đàm phán, Việt Nam muốn đàm phán với Hoa Kỳ, để cho Mỹ rút quân trong danh dự trong Hội nghị Paris, tận dụng mặt trận ngoại giao để chống Mỹ thì TQ liên tục bàn lùi, bàn ra. Khi Việt Nam đang trên đà đi tới thắng lợi hoàn toàn thì họ "liên Mỹ đả Việt" (聯美打越), bắt tay với chính quyền Nixon.

3. Sau khi quân đội Việt Nam giải phóng hoàn toàn miền Nam khỏi ách thống trị thực dân mới của Mỹ và thống nhất nước nhà, họ đã dùng mọi thủ đoạn chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao để làm suy yếu nước CHXHCN Việt Nam, tiến đến dùng lực lượng quân sự của bè lũ cực đoan quá khích ở Campuchia xâm lược Việt Nam từ phía Tây Nam, và đem trên 50 vạn quân trực tiếp xâm lược Việt Nam ở phía Bắc, phá hoại nghiêm trọng các cơ sở kinh tế, văn hóa của Việt Nam ở những vùng giao tranh, vùng tạm chiếm. Mưu toan dùng con bài chính trị Hoàng Văn Hoan, thông qua ngụy quyền để chiếm đóng lâu dài, thực hành chính sách thực dân mới như đế quốc Mỹ trước đây, âm mưu lấn chiếm, cướp giật đất đai, lãnh thổ, mưu đồ nhổ đi cái gai Việt Nam, dùng đất Việt làm bàn đạp, từng bước bành trướng xuống Nam.

Đây là chân dung, chân tướng của người hàng xóm khổng lồ, vừa đểu giả vừa phức tạp, vừa to xác vừa "thâm nho", mà Việt Nam phải tận lực đề phòng, đề cao cảnh giác. Chơi thì chơi, "anh em" thì "anh em", nhưng không bao giờ được thật lòng với họ, và luôn phải cảnh giác như hàng ngàn năm qua.

Thiếu Long

Tài liệu tham khảo


ANTONantonhvluu # samedi 25 février 2012 17:31:12
Nhiều tư liệu hay và tương đối khách quan . Bỏ qua nhừng vấn đề về từ ngữ ,đọc dể hiểu một điều : không ai giúp vô vụ lợi , chúng ta tranh thủ các nước ủng hộ , khi cần có thể tranh thủ giúp đỡ có điều kiện nhưng phải cố đứng bằng chính đôi chân của mình . Một nước VN trên dưới một lòng , công bằng và phồn vinh . Nước nào muốn gây hấn cũng phải e ngại
Tôi nhớ năm 1979 , khi tin tức chính thức chưa được nhà nước VN công nhận , trong lớp học của tôi qua kênh thông tin ngoài luồng biết tội ác của Pon Pot . Lúc đó cả lớp chất vấn GV chính trị tại sao không đánh lại Pon Pot mà lại hèn nhát để chúng giết dân lành vô tội . Tôi còn nhớ cô giáo chính trị nói không bao giờ có chuyện đó vì Campuchia là XHCN anh em . Cả lớp chúng tôi sôi xục chỉ muốn cầm súng chiến đấu trong khi ban giám hiệu nhà trường trấn an và khẳng định không có chuyện đó.....

Tội ác của bọn TQ nhân dân VN không bao giờ quên , thà đối địch như Pháp , Mỹ dễ đề phòng . TQ không bao giờ muốn bất kỳ nước nào mạnh hơn , không muốn Triều Tiên và Hàn Quốc thống nhất , bao giờ cũng thọc gậy bánh xe , ngăn cản các nước chung quanh tiến bộ . TQ sợ kẻ mạnh hơn mình và chuyên lấy thịt đè người , hiếp đáp kẻ yếu . Thật sự TQ có mạnh không ?

Theo tôi biết , Mỹ bỏ chính quyền miền Nam do nhiều lý do , một trong lý do đó do sức ép của giới tài phiệt Mỹ , một cuộc chiến quá dài , quá tốn kém nên rút dần viện trợ (dẫn đến câu nói nổi tiếng của TT Nguyễn Văn Thiệu : " viện trợ đến đâu đánh đến đó "). Nếu không vì nguyên nhân đó rất khó có ngày 30/4/1975 lịch sử . Một quân đội với các chỉ huy ra lệnh tử thủ nhưng lặng lẽ đem gia đình di tản ra nước ngoài , .....Sống nhờ viện trợ Mỹ mà cắt viện trợ , rút hết lính Mỹ về thì còn gì mà giữ nữa
++ Có câu trong bài nói về chính sách của TQ thời 197x-198x "bán láng giềng gần mua anh em xa" thì phải đổi lại thành:

"Bán anh em gần để mua người dưng xa"
Đúng là "người dưng xa" trong trường hợp này chính xác hơn "bà con xa", vì Mẽo và Khựa đúng là chả có bà con họ hàng gì với nhau cả.   Để em sửa lại.
++ Có 1 chi tiết cần nói thêm về hồi đó: Khi TQ đánh sang VN, thì Mỹ nhảy vào biển đông hòng lăm le nhảy vào VN, Mỹ hy vọng nếu như TQ chiếm lợi thế thì Mỹ sẽ nhảy vào chia chác với TQ, nhưng hồi đó nhiều tàu chiến của LX đã ngăn chặn tàu Mỹ ở biển Đông, Mỹ không vào được, không dám sinh sự với LX, hơn nữa Mỹ thấy TQ cũng không có cửa chiếm được tý nào ở miền Bắc VN, nên Mỹ lảng vảng khoảng 2 tuần rồi rút đi. Đây chính là việc làm vô cùng quan trọng của LX giúp VN hồi 2/1979 mà ta rất ít biết.
Một thông tin nên ghi nhận. Em kiểm chứng lại sơ qua chút rồi sẽ bổ sung sau.

Originally posted by antonhvluu:
Tôi nhớ năm 1979 , khi tin tức chính thức chưa được nhà nước VN công nhận , trong lớp học của tôi qua kênh thông tin ngoài luồng biết tội ác của Pon Pot . Lúc đó cả lớp chất vấn GV chính trị tại sao không đánh lại Pon Pot mà lại hèn nhát để chúng giết dân lành vô tội . Tôi còn nhớ cô giáo chính trị nói không bao giờ có chuyện đó vì Campuchia là XHCN anh em . Cả lớp chúng tôi sôi xục chỉ muốn cầm súng chiến đấu trong khi ban giám hiệu nhà trường trấn an và khẳng định không có chuyện đó.....


Ban đầu các bác lãnh đạo muốn làm việc riêng và giải quyết riêng với 2 bố con nhà nó dựa trên tình đồng minh đã có với nó từ thời cùng chiến tuyến chống lại kẻ thù chung Pháp - Mỹ, không muốn leo thang rồi bùng phát lên thành chiến tranh. Chiến tranh biên giới Tây Nam sau này cũng là bất đắc dĩ thôi.

Vì khách quan mà nói, sau một thời kỳ chiến tranh dài nhất lịch sử Việt Nam và 1 trong những thời kỳ chiến tranh dài nhất lịch sử nhân lọai, và đất nước đã thành hoang tàn như vậy, vừa mới hết chiến tranh, bây giờ đánh ngay nữa thì đất nước sẽ thành cái gì. Sau một thời gian dài chiến tranh lọan lạc như thế thì ai cũng mệt mỏi, chỉ muốn hòa bình, yên ổn, khỏi phải đánh đấm bắn giết nữa. Cho nên lúc đó mình tìm đủ mọi phương cách để có hòa bình, bao nhiêu đề nghị đàm phán, bao nhiêu giải pháp hòa bình đều bị Pol Pot gạt bỏ và ngày càng lấn tới.

Tóm lại là bọn này quá điên cho nên phải đập thôi. Bọn Pháp, Mỹ cũng đều là giặc nhưng khôn ngoan, biết nói lý lẽ nên có đàm phán Genève, đàm phán Paris. Còn bọn Pol Pot này thì ko nói lý lẽ gì cả mà như 1 lũ điên, như 1 bọn lên đồng, cuồng tín, cuồng sát khắp nơi, cho nên ko đập ko đc.

Khmer Đỏ khác với Chiêm Thành, Chân Lạp ngày xưa ở chỗ là Chiêm Thành, Chân Lạp ngày xưa chỉ đánh kiểu phá rối rồi chạy về, quấy nhiễu cướp bóc là chính. Ngay cả Chế Bồng Nga đánh vào tới Thăng Long thì cũng cướp phá rồi rút về. Còn Khmer Đỏ thì tuyên bố chủ quyền lên trên các lãnh thổ của VN, đảo Phú Quốc, đảo Thổ Chu, TPHCM, các địa điểm có cây thốt nốt ở miền Nam VN v.v.

Mình không hèn nhát, có đánh đó chứ, không đánh thì nó đã chiếm đóng Thổ Chu, Phú Quốc và đánh tới TPHCM rồi. Đánh và chiếm lại lãnh thổ đồng thời trừng phạt sâu vào lãnh thổ Campuchia. Nhưng mình cố gắng kềm chế không muốn leo thang xung đột lên thành chiến tranh. Mình chỉ muốn nó để mình yên.
Theo tôi biết , Mỹ bỏ chính quyền miền Nam do nhiều lý do , một trong lý do đó do sức ép của giới tài phiệt Mỹ , một cuộc chiến quá dài , quá tốn kém nên rút dần viện trợ (dẫn đến câu nói nổi tiếng của TT Nguyễn Văn Thiệu : " viện trợ đến đâu đánh đến đó "). Nếu không vì nguyên nhân đó rất khó có ngày 30/4/1975 lịch sử . Một quân đội với các chỉ huy ra lệnh tử thủ nhưng lặng lẽ đem gia đình di tản ra nước ngoài , .....Sống nhờ viện trợ Mỹ mà cắt viện trợ , rút hết lính Mỹ về thì còn gì mà giữ nữa Một vài chia sẻ , mong cao nhân góp ý
Thì tất cả các hành động của Mỹ đều là theo ý của giới tài phiệt Mỹ, hệ thống tư bản Mỹ nó vận hành theo kiểu đó. Từ lúc can thiệp vào chiến tranh Việt - Pháp, viện trợ 80% chiến phí cho Pháp xâm lược Đông Dương, rồi sau đó thay thế Pháp xâm lược Việt Nam, rồi bỏ rơi chế độ Sài Gòn, rút lui khỏi VN đều xuất phát từ nguyện vọng và lợi ích của giới tài phiệt. Xơ múi, cướp đọat ko xong mà còn tổn thất, tốn kém quá thì rút thôi. Chú đọc phần "Nguyên nhân Mỹ xâm lược Việt Nam" trong bài "Nhìn lại sự thật để hòa hợp dân tộc" trong blog này để tham khảo chi tiết hơn.

Ứng cử viên TT đc các nhà tư bản tài trợ vào quỹ tranh cử và lobby sau hậu trường. Sau khi lên làm TT thì đương nhiên phải phục vụ cho lợi ích của người tài trợ, đầu tư cho mình. Ai phản bội lợi ích của tài phiệt hay đi ngược lại, có nhữNg chính sách, quyết định ko phù hợp với lợi ích của giới tài phiệt, nhẹ thì lần sau ko đc bầu lên nữa, vừa vừa thì bị cáo buộc "tham nhũng", "hiếp dâm", thêu dệt thổli phồng lên những tai tiếng tình dục hoặc phanh phui ra những bê bối tình dục v.v., "ám sát tư cách cá nhân", nặng thì ám sát thật. Lịch sử chính trị nước Mỹ quanh đi quẩn lại thấy nhiêu đó diễn đi diễn lại mà. Clinton, Monica, Lincoln, Kennedy (về sau phản đối Chiến tranh Việt Nam nên bị diệt) v.v. Ông tổng thống nào bị ám sát đến nay cũNg đều ko có kết quả điều tra, "chưa tìm ra đc người đứng sau", và các vụ án đều chìm xuồng.
thieulongtexas # lundi 27 février 2012 00:45:10
Bài viết của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trước cuộc tấn công của quân đội Trung Quốc trên toàn tuyến biên giới Trung - Việt. Trong không khí sục sôi căm thù, cả nước ra trận, Đại Tướng Võ Nguyên Giáp đã chấp bút bài kêu gọi toàn dân và toàn quân đứng lên đánh đuổi quân xâm lược phương Bắc. Bài viết được đăng trên Tạp chí cộng sản số 3 năm 1979:


Cuộc kháng chiến cứu nước thần thánh chống giặc Trung Quốc xâm lược, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đang diễn ra quyết liệt ở các tỉnh biên giới phía bắc của nước ta.

Ngày 17 tháng 2 năm 1979, bọn cầm quyền phản động Bắc Kinh đã phát động cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn chống nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Từ những ngày đầu, quân và dân ta ở các tỉnh biên giới, từ Lai Châu, Hoàng Liên Sơn, đến Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh đã nêu cao tinh thần quyết chiến quyết thắng, chiến đấu cực kỳ anh dũng bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của tổ quốc, gây cho quân giặc những tổn thất nặng nề.
Hưởng ứng Lời kêu gọi của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta từ Bắc chí Nam, ức triệu người như một, nhất tề đứng lên, chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Cả nước ta đang hướng về tiền tuyến phía bắc, sôi sục căm thù, tăng cường sẵn sàng chiến đấu, ra sức lao động quên mình, quyết tâm đánh thắng hoàn toàn giặc Trung Quốc xâm lược.
Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã công bố lệnh tổng động viên trong cả nước, để bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa: chủ trương quân sự hóa toàn dân, vũ trang toàn dân đang được khẩn trương thực hiện để đánh thắng hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược của bọn bành trướng và bá quyền Trung Quốc.

Cuộc chiến tranh xâm lược do bọn cầm quyền phản động Trung Quốc gây ra đã ngang nhiên xâm phạm độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt-nam, chà đạp lên mọi tiêu chuẩn của luật pháp quốc tế và những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước độc lập có chủ quyền.

Tập đoàn phản động Băc Kinh đã phát hành một cuộc chiến tranh xâm lược không tuyên bố, mở những cuộc tiến công quy mô lớn vào các tỉnh biên giới ở phía Bắc nước ta. Trong lúc đó, chúng rêu rao là đang tiến hành cái gọi là “một cuộc phản công tự vệ”
Chúng đã tuôn ra trên chiến trường một lực lượng quân sự trên nửa triệu quân gồm nhiều quân đoàn và sư đoàn với nhiều đơn vị xe tăng, pháo binh và không quân, ồ ạt đánh sang nước ta trên toàn tuyến biên giới. Chúng đã bị tiêu diệt hàng vạn sinh lực, hàng trăm xe tăng và nhiều phương tiện chiến tranh khác; mặc dù đã bị tổn thất nặng nề, chúng vẫn hung hăng tiếp tục chiến tranh. Trong lúc đó, chúng lại rêu rao là đang tiến hành cái gọi là “những hành động quân sự có tính chất hạn chế về không gian và thời gian” với những lực lượng được gọi là bộ đội biên phòng.

Chúng đốt phá làng bản, cướp bóc của cải, giết người già, trẻ em, hãm hiếp phụ nữ, gây ra những tội ác trời không dung, đất không tha. Chúng đến đâu cũng bị đồng bào, chiến sĩ ta đánh trả mãnh liệt. Thế mà, chúng lại rêu rao về cái gọi là thái độ “hữu nghị” với nhân dân địa phương.
Tại sao bọn giặc Trung Quốc xâm lược lại phải bưng bít giấu giếm, hành động xâm lược bỉ ổi của chúng như vậy ?

Đó là về cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam do chúng gây ra là một trong những cuộc chiến tranh phi nghĩa, tàn bạo nhất trong lịch sử. Cuộc chiến tranh ấy là cuộc chiến tranh bẩn thỉu và hèn hạ chống lại nhân dân một nước xã hội chủ nghĩa, một nước từ lâu đã từng là người bạn chiến đấu của nhân dân cách mạng Trung Quốc. Cuộc chiến tranh ấy đã xâm phạm độc lập và chủ quyền của một nước đã được thế giới coi là biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, một nước đã từng hy sinh tất cả vì độc lập, tự do của Tổ quốc mình, vì sự nghiệp cách mạng và hòa bình của nhân dân các dân tộc trên thế giới, trong đó có nhân dân Trung Quốc.
Đó là vì, cuộc chiến tranh xâm lược nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là biểu hiện tập trung bản chất phản bội, độc ác và nham hiểm của bọn cầm quyền phản động Trung Quốc. Cuộc chiến tranh ấy chính là sản phẩm của sự câu kết giữa tập đoàn phản bội Trung Quốc với các giới chống cộng khét tiếng ở Mỹ và các giới quân phiệt phản động ở Nhật.
Trong lịch sử phong trào cộng sản Quốc tế, cũng đã từng có bọn phản động đội lốt xã hội chủ nghĩa Mác để chống lại chủ nghĩa Mác, làm tay sai cho chủ nghĩa đế quốc để phá hoại phong trào cách mạng. Đặc điểm nổi bật của các thế lực phản bội Bắc Kinh là chúng đang lũng đoạn quyền bính trong một nước đất rộng người đông, có sẵn trong tay một tiềm lực kinh tế và quân sự đáng kể. Chúng luôn luôn nói đến chủ nghĩa Mác – Lênin để chống chủ nghĩa Mác – Lênin, đội lốt cách mạng để chống phá cách mạng. Chẳng thế mà chúng không ngới hò hét chiến tranh, tự hào là NATO của phương đông, là “người bạn nghèo” của chủ nghĩa đế quốc Mỹ và chủ nghĩa tư bản phương Tây. Chúng điên cuồng chống liên xô và các nước xã hội chủ ngĩa khác, chống phong trào giải phóng dân tộc, phá hoại hòa bình thế giới với hành động phiêu lưu quân sự xâm lược Việt Nam, chúng đã nghiễm nhiên trở thành một thứ sen đầm quốc tế mới, một tên lính xung kích của chủ nghĩa đế quốc quốc tế.
Chính vì vậy, mà bọn cầm quyền phản động Trung Quốc là bọn phản bội lớn nhất của thời đại. Chúng là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm của nhân dân ta, đồng thời là kẻ thù nguy hiểm của cả toàn bộ hệ thống xã hội chủ nghĩa, của phong trào độc lập dân tộc, dân chủ và hòa bình ở châu Á và trên thế giới.
Đối với nước Việt Nam ta, thì chính sách xâm lược tàn bạo của chúng chính là sự kế tục ở một thời kỳ mới của chủ nghĩa bành trướng đại dân tộc đã từng ngự trị trong lịch sử lâu đời của các triều đại phong kiến Trung Quốc. Chính sách ấy là sự biểu hiện tập trung của tất cả những gì là phản động nhất, độc ác và nham hiểm nhất trong quốc sách thôn tính nước ta mà bọn hoàng đế Trung Quốc đã từng theo đuổi qua mấy ngàn năm. Trước chí khí quật cường của dân tộc ta, quốc sách ấy đã bị đập nát tan tành.
Cũng cần nói rằng, chúng ta đã sớm phát hiện dã tâm của các thế lực bành trướng ngày nay, từ lúc chúng chưa có điều kiện xuất đầu lộ diện một cách trắng trợn, ngay trong những năm tháng nhân dân ta còn đang kề vai sát cánh với nhân dân cách mạng Trung Quốc, cùng nhau chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc quốc tế. Dã tâm của bọn chúng là luôn luôn tìm mọi cách làm cho nước ta suy yếu, buộc nhân dân ta phải thần phục chúng. Đi vào quỹ đạo của chúng.
Ngay lúc đế quốc Mỹ mới phát động chiến tranh phá hoại bằng không quân đánh phá miền Bắc nước ta, nhân dân Trung Quốc đang ủng hộ và giúp đỡ nhân dân ta chiến đấu, thì giới cầm quyền Trung Quốc đã từng nói cho Mỹ biết: hễ Mỹ không đụng đến Trung Quốc, Trung Quốc không đụng đến Mỹ. Nói một cách khác, Mỹ có thể yên tâm đánh phá Việt Nam.
Đến lúc nhân dân ta giành được thắng lợi vang dội, quân đội viễn chinh Mỹ đang lâm vào thế bị suy sụp thì giới cầm quyền Bắc Kinh đã vội vã đón tiếp Ních-xơn, lợi dụng thắng lợi của ta để gây dựng nên cái gọi là “kỷ nguyên mới” trong quan hệ Trung Mỹ, một điều mà họ đã từng ước mơ từ lâu.
Tiếp đó, với sự thỏa thuận ngầm của Mỹ, họ đã thừa lúc ta còn phải dồn sức vào kháng chiến, ngang nhiên đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của nước ta.
Mùa xuân năm 1975, nhân dân ta phát động cuộc Tổng tiến công và nổi dậy, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, thì trong giới cầm quyền Băc Kinh lại có những kẻ trách cứ chúng ta không làm theo lời khuyên của họ: nên để công việc thống nhất nước nhà lại cho thế hệ con cháu mai sau.
Họ đã coi thắng lợi vĩ đại của cả nhân dân ta là thất bại thảm hại của đế quốc Mỹ, đồng thời là thất bại nghiêm trọng của chính bản thân họ.
Với thắng lợi hoàn toàn và trọn vẹn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời; ước mơ lâu đời của nhân dân ta đã biến thành hiện thực. Anh em bè bạn khắp năm châu đều đón mừng sự kiện vĩ đại ấy, coi đó là biểu tượng sức mạnh vô địch của độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, của chủ nghĩa Mác – Lênin. Thế nhưng, đối với bọn bành trướng Trung Quốc thì lại khác. Chúng cho rằng, một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày càng giàu mạnh, có đường lối cách mạng Mác – Lênin chân chính, độc lập và tự chủ là một trở ngại to lớn đối với cuồng vọng của chúng, là một nguy cơ không cho phép chúng dễ dàng bành trướng xuống các nước Đông Nam Châu Á.
Chính vì vậy, mà ngay từ những ngày đầu nhân dân ta giành được toàn thắng, các thế lực bành trướng Bắc Kinh ngày càng công khai theo đuổi một chính sách thù địch có hệ thống đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Chúng không ghê tay sử dụng một bọn đồ tể man rợ là bọn Pôn Pốt – Iêng-xa-ry để tàn sát cho hết những người dân yêu nước Cam-pu-chia. Biến nước này thành nước chư hầu và căn cứ quân sự của chúng, gây ra cuộc chiến tranh biên giới ngày càng đẫm máu ở Tây nam nước ta. Trong lúc đó, chúng xúc tiến mọi mưu đồ nham hiểm, dựng nên cái gọi là “Nạn kiều” mượn cớ cắt hết viện trợ gầy ra tình hình căng thẳng ở biên giới phía bắc, chuẩn bị thế trận thôn tính nước ta từ hai hướng, buộc nước ta phải khuất phục chúng.
Nhân dân ta hết sức bình tĩnh, vững vàng, quyết không rời bỏ con đường cách mạng chân chính của mình. Tiếp tục theo sự vùng lên đấu tranh thắng lợi của nhân dân Cam-pu-chia anh em, trận đồ bát quái của chúng đã bị phá vỡ. Tập đoàn phản bội Trung Quốc bèn điên cuồng phát động chiến tranh xâm lược nước ta hòng thực hiện mưu đồ đen tối của chúng.
Cuộc xâm lược quy mô lớn vào nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã làm cho tập đoàn phản động Trung Quốc lộ rõ nguyên hình. Chúng là bọn phản bội lớn nhất của thời đại, phản cách mạng, phản chủ nghĩa Mác – Lê nin. Chúng là một “bầy quạ đội lốt công”, đã vứt bỏ cái mặt nạ giả danh cách mạng. Cuộc chiến tranh xâm lược nước ta thực chất là một bộ phận của chiến lược bành trướng đại dân tộc và bá quyền nước lớn của chúng, của chiến lược toàn cầu phản cách mạng của chúng, đồng thời là một bộ phận của chiến lược toàn cầu phản cách mạng của chủ nghĩa đế quốc quốc tế.
Chúng là những tên tội phạm chiến tranh độc ác hơn cả Hitler, gây ra những tội ác tày trời trên đất nước ta, coi thường xương máu của bản thân nhân dân nước chúng. Chúng đantg ra sức kế tục và hoàn thiện hơn nữa cái thứ đạo đức kinh tởm mà một nhà văn vô sản vĩ đại Trung Quốc dã từng mệnh danh là “đạo đức ăn thịt người” của các triều đại phong kiến (1). Chúng đã làm ô nhục truyền thống và thanh danh của nhân dân cách mạng Trung Quốc và của những người cộng sản Trung Quốc chân chính. Chúng muốn biến nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa, thành quả cách mạng của nhân dân Trung Quốc thành dinh lũy của một tập đoàn phát xít hiếu chiến, biến quân giải phóng nhân dân Trung Quốc thành một công cụ bành trướng xâm lược.
Các thế lực phong kiến phương Bắc cũng như các nước đế quốc đã mang quân xâm lược nước ta đều đã phạm sai lầm chiến lược, do đó mặc dù hung hăng, tàn bạo đến đâu, cuối cùng đều đi đến thất bại nhục nhã.

Tập đoàn phản động Bắc Kinh hãy coi chừng. Chúng hẵn chưa lường hết những thất bại thảm hại trước mắt và cả lâu dài đang chờ đợi chúng.
Tổ quốc Việt Nam anh hùng từng là mồ chôn của tất cả mọi kẻ thù xâm lược. Bọn bành trướng ngày nay nhất định không thể nào thoát khỏi quy luật của lịch sử. Chúng sẽ cùng chung một số phận, chuốc lấy thất bại hoàn toàn.

Dân tộc Việt Nam là một dân tộc độc lập, có hơn bốn nghìn năm văn hiến, một quốc gia có chủ quyền từ thuở xa xưa. Với một sức sống và chiến đấu mãnh liệt, nhân dân ta đã sớm cùng nhau chung lưng đấu cật, đem hết sức lực và trí tuệ để dựng nước và giữ nước, rèn luyện nên một khí phách kiên cường, một truyền thống bất khuất chống mọi kẻ thù xâm lược.
Qua các thế hệ, chúng ta đã biết bao phen đứng lên chiến đấu và chiến thắng bọn phong kiến xâm lược phương Bắc, giữ gìn độc lập, chủ quyền của Tổ quốc. Hết diệt Tần, chống Hán, phạt Đường, lại đánh Tống, thắng Nguyên, bình Ngô, phá Thanh. Dân tộc ta có thể tự hào rằng, vào thế kỉ XIII, nước đại Việt đã đánh thắng giặc Nguyên là kẻ xâm lăng hung bạo nhất bấy giờ, không những bảo vệ được nền độc lập của mình mà còn góp phần quan trọng ngăn chận giặc Nguyên tràn xuống Đông – Nam châu Á.
Bước vào thời kì lịch sử hiện đại, dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, nhân dân Việt Nam đã tiến hành cuộc chiến tranh chống ngoại xâm oanh liệt nhất trong lịch sử của dân tộc. Nhân dân ta có thể tự hào rằng, trải qua ba mươi năm chiến tranh giải phóng và chiến tranh giữ nước dân tộc ta đã lần lượt đánh đổ chủ nghĩa phát xít Nhật, dánh thắng chủ nghĩa đế quốc Pháp, đánh thắng chủ nghĩa đế quốc Mỹ là tên đế quốc đầu sỏ có tiềm lực kinh tế và quân sự hết sức to lớn.
Ngày nay, đi theo vết xe cũ của bọn phong kiến Trung Quốc và bọn đế quốc thực dân, tập đoàn phản động Bắc Kinh lại ngang nhiên phát động chiến tranh quy mô lớn nhằm thôn tính nước ta, nô dịch nhân dân ta. Chúng ta đang đứng trước một sứ mệnh lịch sử mới, một nhiệm vụ trọng đại không những có ý nghĩa quyết định đối với vận mệnh của dân tộc ta, mà còn có ý nghĩa thời dại sâu sắc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, toàn dân ta cả nước một lòng đứng lên tiến hành cuộc kháng chiến thần thánh cứu nước nhằm bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước ta. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta còn mang tính chất một cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt nhằm đánh bại kẻ thù nguy hiểm của hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
Trong cuộc đụng đầu lịch sử mới giữa chính nghĩa và phi nghĩa, giữa văn minh với bạo tàn, giữa cách mạng với phản cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam ta nhất định thắng lợi, giặc Trung Quốc xâm lược nhất định sẽ thất bại.
Chúng ta nhất định thắng, bởi vì chúng ta chiến đấu cho hòa bình, cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Chúng ta có đường lối Mác – Lê nin đúng đắn và sáng tạo của Đảng ta. Chúng ta có sức mạnh của chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, của nền kinh tế mới, nền văn hóa mới và con người mới xã hội chủ nghĩa.

Chúng ta nhất định thắng, bởi vì chúng ta có sức mạnh tổng hợp vô địch của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc và của nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, có lực lượng vũ trang nhân dân anh hùng, có khoa học giữ nước ưu việt và nghệ thuật quân sự sáng tạo.
Chúng ta nhất định thắng, bởi vì chúng ta có sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ quốc tế to lớn và có hiệu lực của Liên xô, của các nước xã hội chủ nghĩa anh em khác, của nhân dân các nước yêu chuộng hòa bình và công lý trên thế giới, kể cả nhân dân cách mạng Trung Quốc. Chúng ta có sức mạnh to lớn của dân tộc kết hợp với sức mạnh của ba dòng thác sức mạnh của thời đại.
Không kể tập đoàn phản động Bắc Kinh gây ra chiến tranh xâm lược với quy mô nào, sử dụng lực lượng và phương tiện vũ khí như thế nào, không kể mưu mô và thủ đoạn của chúng tàn bạo và nham hiểm như thế nào, nhân dân ta quyết dứng lên giết giặc cứu nước, quyết đưa cuộc kháng chiến thần thánh chống giặc Trung Quốc xâm lược đến thắng lợi hoàn toàn, làm tròn nghĩa vụ dân tộc vẻ vang và nghĩa vụ quốc tế cao cả của mình trong giai đoạn mới của cách mạng.
Phải chăng giặc Trung Quốc xâm lược cho rằng, nước chúng lớn, dân chúng đông, quân chúng nhiều thi nhân dân Việt Nam phải sợ chúng, phải khuất phục chúng ?
Tập đoàn phản động Bắc Kinh phải biết rằng: Dân tộc Việt Nam không hề biết sợ. Ngay từ thuở xa xưa, khi số dân nước ta mới trên dưới một triệu người, dân tộc ta đã từng đứng lên chiến đấu thắng lợi, lật đổ ách thống trị của bọn phong kiến phương Bắc. Với số quân ít hơn địch, chúng ta đã từng chiến thắng oanh liệt những đội quân đông hơn mình gấp nhiều lần, từ những đội quân xâm lược của các triều đại phong kiến Trung Quốc cho đến những đội quân xâm lược của các nước đế quốc.
Bọn xâm lược Trung Quốc phải biết rằng: đất nước chúng rộng, người chúng nhiều, nhưng sức chúng nào có mạnh; quân chúng đông mà lại yếu. Đó là vì sức mạnh kháng chiến của cả một dân tộc, cả nước đứng lên chiến đấu, dũng cảm và thông minh, quyết đánh và biết đánh, bao giờ cũng là một sức mạnh vô địch. Đó là vì cuộc chiến chúng gây ra là phi nghĩa, lòng dân ly tán, nội bộ lục đục, làm sao có đủ sức để cướp nước ta. Đó là vì nước Việt Nam ta có chủ; non sông Việt Nam là của người Việt Nam; bất cứ kẻ thù nào đến xâm phạm, nhất định nhân dân Việt Nam ta dánh bại.
Phải chăng tập đoàn phản động Bắc Kinh cho rằng, với đường biên giới chung dài trên một nghìn ki lô mét - một đường biên giới mà nhân dân hai nước bao giờ cũng mong muốn xây dựng thành đừơng biên giới hữu nghị – chúng có thể lợi dụng địa thế nước ta ở gần nước chúng mà mang quân ồ ạt đánh chiếm nước ta, buộc chúng ta phải khuất phục chúng chăng ?
Bọn chúng hẵn còn nhớ: 600 năm trước đây, giặc Nguyên đã từng cho rằng, nước Nam ở gần như trong lòng bàn tay, còn Gia-va thì xa hơn như ở đầu ngón tay, vì vậy cần phải xâm lược nước Nam trước để mở đường tràn xuống các nước khác sau. Và chúng đã ba lần phát động chiến tranh xâm lược nước Nam, đã ba lần bị đánh bại hoàn toàn. Xưa nay, nước ta vẫn ở gần Trung Quốc, những điều kiện địa lý ấy nào có cứu vãn được cho các đạo quân xâm lược đông đảo từ đời Tần, đời Tống, cho đến đời Nguyên, Minh, Thanh tránh khỏi số phận bị nhân dân ta đánh bại. Chúng ta càng thấy rõ, nhân tố quyết định thắng bại trong chiến tranh đâu phải là đường đất xa gần; bọn xâm lược bao giờ cũng là kẻ thù địch, xa lạ đối với nhân dân ta, đất nước ta. Vì vậy, chúng làm thế nào lường được hết sức mạnh to lớn của dân tộc ta trong thời đại mới khi vùng lên chiến đấu vì đại nghĩa. Chúng làm thế nào hiểu được núi sông, cây cỏ, bầu trời và vùng biển của Việt Nam, làm thế nào hiểu được cái thế thiên hiểm của địa hình Việt Nam, “bất cứ nơi nào trên đất nước ta cũng là những Chi Lăng, Đống Đa, sông biển ta đều là những Bạch Đằng, Hàm Tử”.
Phải chăng tập đoàn phản động Bắc Kinh đang muốn diễn lại thế trận xâm lược Việt Nam của các thế lực bành trướng phương Bắc dưới thời phong kiến ?
Chúng ta đều biết rằng mỗi khi muốn đánh nước ta thì bọn phong kiến phương Bắc thường đánh chiếm Lâm ấp, Chiêm Thành để tạo nên thế trận bao vây từ hai hướng. Ngày nay, để chuẩn bị xâm lược Việt Nam, tập đoàn phản động Bắc Kinh lại ra sức biến Cam-pu-chia thành căn cứ quân sự vững chắc của chúng, và để phối hợp với quân của chúng từ phía Bắc đánh xuống, vừa để chuẩn bị cho cuộc chinh phục Đông Nam châu Á sau này. Thế nhưng, nhân dân Cam-pu-chia đã vùng lên làm chủ vận mệnh của mình, khôi phục tình hữu nghị lâu đời với nhân dân Việt Nam anh em, giáng cho bọn bành trướng một đòn chí mạng, thế trận nham hiểm của chúng đã bị phá vỡ.

Phải chăng tập đoàn phản động Bắc Kinh cho rằng, chúng là tập đoàn cầm quyền ở một nước lớn đang đội lốt Mác – Lê nin, lại câu kết chặt chẽ với chủ nghĩa đế quốc quốc tế và mọi loại phản động nhất trên thế giới, thì chúng đã có vây cánh hơn trước, cho nên đã đủ sức để phát động chiến tranh xâm lược quy mô lớn thôn tính nước ta, buộc nhân dân ta phải khuất phục ?
Ngang nhiên xâm lược nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chúng đã lộ rõ bộ mặt phản cách mạng trước dư luận tiến bộ toàn thế giới. Không những nhân dân ta đang quyết tâm chống lại chúng, đánh bại chúng, mà nhân dân Liên-xô và các nước xã hội chủ nghĩa anh em khác, nhân dân tiến bộ cả thế giới đều đứng lên chống lại chúng; những người cộng sản chân chính và phong trào cộng sản và công nhân khắp trái đất đang kiên quyết chống lại chúng. Ngay nhân dân cách mạng Trung Quốc và những người cộng sản Trung Quốc chân chính cũng đang đứng lên và sẽ đứng lên ngày càng đông đảo chống lại chúng. Chúng không nghe thấy tiếng thét phẩn nộ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới nguyền rủa chúng, lên án chúng đó sao ?
Hơn thế nữa, những kẻ đồng minh của chúng là chủ nghĩa đế quốc quốc tế và mọi loại phản động hiện đang trên con đường suy yếu, nội bộ đầy mâu thuẫn, làm sao có thể hà hơi tiếp sức để cứu vớt chúng khỏi cảnh cô lập. Còn ba dòng thác cách mạng của thời đại thì đang ở trên thế tiến công mạnh mẽ. Hệ thống xã hội chủ nghĩa ngày nay mạnh hơn bao giờ hết, không ngừng phát huy tác dụng là nhân tố chủ yếu quyết định sự phát triển của xã hội loài người trong thời đại mới, bất chấp sự phản bội của các thế lực bành trướng đại dân tộc và bá quyền nước lớn câu kết với chủ nghĩa đế quốc, bất chấp sự giãy giụa điên cuồng của chủ nghĩa đế quốc liên minh với các thế lực bành trướng và bá quyền nước lớn.
Chúng phải biết rằng, chỉ có chủ nghĩa Mác- Lê-nin chân chính, chỉ có lý tưởng độc lập và chủ nghĩa xã hội, chỉ có nhân dân cách mạng và những người cộng sản chân chính mới có sức mạnh vô địch, sức mạnh đó nhất định sẽ đánh bại tất cả mọi thế lực phản động, kể cả bọn phản động Trung Quốc xâm lược.
Tổ quốc ta một lần nữa dang đứng trước nguy cơ còn mất.
Toàn quân và toàn dân ta hưởng ứng lời kêu gọi của Trung ương Đảng, với niềm tin vô hạn, với tinh thần quyết chiến quyết thắng cao nhất, đang anh dũng lên đường ra trận, giáng cho quân xâm lược Trung Quốc những đòn chí mạng.

Tiếp theo cuộc chiến tranh giải phóng chống đế quốc Pháp và đế quốc Mỹ, cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc chống giặc Trung Quốc xâm lược là một cuộc chiến tranh toàn dân phát triển đến những đỉnh cao mới. Trong lịch sử chống ngoại xâm, chúng ta đã từng lấy nhân nghĩa thắng bạo tàn, lấy chính nghĩa thắng phi nghĩa, lấy những giá trị cao quý nhất của con người mà thắng sức mạnh của sắt thép.
Ngày nay, vì độc lập, chủ quyền của đất nước, vì sự sống còn của dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội, vì sự trong sáng của chủ nghĩ Mác – Lê-nin, chúng ta nhất định đánh thắng hoàn toàn chủ nghĩa bành trướng đại dân tộc và bá quyền nước lớn, đánh thắng hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược của bọn cầm quyền phản động Trung Quốc.

Bí quyết bách chiến bách thắng của dân tộc ta là cả nước chung sức lại, toàn dân đoàn kết chiến đấu, phát động và tổ chức chiến tranh toàn dân, phát huy đến trình độ cao sức mạnh của cả nước đánh giặc, thề không đội trời chung với kẻ thù xâm lược. Từ miền biên cương đến các hải đảo, từ thành thị đến nông thôn, toàn thể đồng bào các dân tộc trong cả nước, các tôn giáo, các đảng phái, bất kể già, trẻ, gái, trai, hễ là người dân Việt Nam thì đều kiên quyết đứng lên giết giặc, cứu nước; năm mươi triệu đồng bào từ Bắc chí Nam kết thành đội ngũ chiến đấu là 50 triệu dũng sĩ giết giặc Trung Quốc xâm lược.
Hơn lúc nào hết, sự nghiệp giữ nước vĩ đại đòi hỏi ở mỗi người chúng ta những hy sinh lớn lao. Trên con đường đi đến thắng lợi, khó khăn gian khổ còn nhiều. Tuy nhiên, sức mạnh giữ nước của dân tộc ta ngày nay lớn mạnh hơn bao giờ hết, chúng ta có những điều kiện cơ bản hơn bao giờ hết.
Đã qua rồi những ngày mà nhân dân ta chưa có một tấc đất tự do, chưa có một tấc sắt trong tay, trong khi nhiệm vụ đề ra là phải chớp lấy thời cơ đưa Tổng khởi nghĩa tháng Tám đến thắng lợi. Cũng đã qua rồi những năm tháng của hai cuộc kháng chiến thần thánh, lúc đầu còn phải chiến đấu với gậy tầm vông và súng kíp, về sau cũng chỉ mới có nửa nước được giải phóng làm hậu phương.
Bước vào kỷ nguyên mới, đất nước ta đã thay đổi và khác xưa. Cả nước Việt Nam đã hoàn toàn độc lập và thống nhất, đang vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Trên cơ sở chế độ xã hội mới, với sự nhất trí chính trị và tinh thần, với lòng yêu nước xã hội chủ nghĩa và tinh thần làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa ngày càng cao, chúng ta đã xây dựng được nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, một lực lượng vũ trang hùng mạnh hơn bao giờ hết.

Cả nước một lòng, phát huy truyền thống đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc, nhân dân ta quyết nâng cao hơn nữa những kinh nghiệm đánh giặc, cứu nước, phát triển hơn nữa khoa học và nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc.
Ngày nay, chiến tranh nhân dân ở các địa phương trên mọi miền đất nước đã có một bước phát triển mới, một sức mạnh chiến đấu mới hết sức to lớn. Mỗi một người dân là một chiến sĩ. Mỗi bản làng, xí nghệp, nông trường, hợp tác xã, thị xã, quận huyện, là một pháo đài kiên cường chống giặc. Mỗi tỉnh, thành là một đơn vị chiến lược có đủ sức mạnh tiêu diệt hàng vạn quân địch. Cả nước ta là một chiến trường rộng lớn. Thực tế đó đã được chứng minh ngay từ những ngày đầu kháng chiến khi giặc Trung Quốc xâm lược đặt chân lên mảnh đất biên cương của Tổ quốc ta. Trong cuộc đọ sức với dân quân tự vệ và bộ đội địa phương của ta, quân đội chính quy của chúng đã bị giáng trả những đòn trừng phạt nặng nề. Mỗi một ngọn đồi ở biên cương là một Chi Lăng chồng chất xác thù. Mỗi một con suối, dòng sông là một Bạch Đằng nhuộm đỏ máu giặc. Ý nghĩa quan trọng của những thắng lợi đầu tiên của quân và dân ta là ở chỗ đó.
Ngày nay, quân đội ta đã có những binh đoàn chủ lực hùng mạnh, có sức đột kích lớn, khả năng cơ động cao, sức chiến đấu mạnh, đã từng tiêu diệt hàng chục vạn quân địch trong một trận tiến công, dù kẻ địch đông như thế nào, hung hãn và được trang bị như thế nào. Trước họa xâm lăng, phối hợp chặt chẽ với cuộc chiến đấu tại chỗ của nhân dân, cả ba thứ quân đều đánh giỏi. Lục quân, hải quân, không quân đều đánh giỏi. Bộ đội thường trực phải thật tinh. Lực lượng hậu bị phải thật mạnh. Vừa chiến đấu vừa rèn luyện, nêu cao tinh thần quyết chiến quyết thắng, nâng cao kỷ luật trong toàn quân, làm chủ mọi thứ binh khí kỹ thuật hiện đại, nâng cao trình độ hiệp đồng tác chiến, tạo nên chất lượng chiến đấu thật cao, sức mạnh và hiệu lực chiến đấu thật lớn. Các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam quyết làm tròn xuất sắc mọi nhiệm vụ, phát huy tác dụng to lớn trên chiến trường, tiêu diệt quân giặc Trung Quốc xâm lược.
Trong cuộc kháng chiến thần thánh bảo vệ Tổ quốc hiện nay, với ý chí chiến đấu cao, với những kinh nghiệm sẵn có, với những tổ chức đã được hình thành, với những thế trận đã được bố trí, quân và nhân dân ta nhất định phát huy lên một trình độ mới khả năng chủ động và sáng tạo của mình, đánh bại hoàn toàn quân xâm lược. Nhanh chóng phát hiện và nắm vững quy luật của chiến tranh, bám sát và nắm chắc quân địch, nhanh chóng phát hiện chỗ yếu cơ bản và chỗ mạnh tạm thời của quân địch. Lấy đó làm cơ sở để thực hiện chiến lược làm chủ đất nước để tiêu diệt địch, tiêu diệt địch để giữ vững quyền làm chủ đất nước. Làm chủ chiến trường trong từng trận chiến đấu, trong từng hướng chiến dịch cũng như trong toàn bộ cuộc chiến tranh. Luôn luôn chủ động, luôn luôn quán triệt tư tưởng tiến công, Kiên quyết và linh hoạt, giỏi đánh địch bằng mọi hình thức, tiến công dũng mãnh, phản công kiên quyết, phòng ngự ngoan cường. Bất luận trong tình hình so sánh lực lượng như thế nào, điều kiện và phương tiên vũ khí như thế nào đều phải tạo nên sức mạnh tổng hợp áp đảo, đánh địch trên thế mạnh, giành chủ động về ta, dồn địch vào thế bị động. Đó chính là biểu hiện cao nhất của tư tưởng cách mạng tiến công, là biểu hiện tập trung của tinh thần làm chủ tập thể ở trên chiến trường.
Cuồng vọng của bọn bành trướng Trung Quốc và vô hạn độ. Mưu đồ độc ác và nham hiểm của chúng là trường kỳ tiêu hao lợc lượng của ta, trường kỳ phá hoại công cuộc hòa bình xây dựng đất nước ta. Mục đích sâu xa mà chúng theo đuổi là dùng trăm phương nghìn kế làm sao cho nước Việt Nam ta không thể trở nên một nước xã hội chủ nghĩa giàu mạnh để chúng dễ dàng khuất phục, dễ dàng thôn tính.
Chính vì vây, mà trong lúc tập trung sức lực ra chiến trường để tiêu diệt chúng, quét sạch chúng ra khỏi bờ cõi, bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta, thì nhân dân ta phải ra sức phấn đấu, vừa chiến đấu, vừa xây dựng, hoàn thành xuất sắc nhỡng nhiệm vụ cấp bách mà Trung ương Đảng để ra, thực hiện kỳ được phương sách giữ nước và dựng nước về lâu dài.
Trên mặt trận, đồng bào và chiến sĩ ta phải chiến đấu kiên cường cũng cảm, đánh bại quân xâm lược. Ở hậu phương, khắp cả nước, đồng bào và chiến sĩ ta phải luôn luôn sẵn sàng chiến đấu, chi viện cho tiền tuyến và ra sức xây dựng kinh tế, phát triển văn hóa, ổn định đời sống của nhân dân. Lao động quên mình với năng suất cao, luyện tập quân sự để sẵn dàng ra trận. Giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong cả nước phải có sự cố gắng vượt bậc về mọi mặt, kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế, thực hiện càng đánh càng thắng, càng đánh càng mạnh.
Để bảo vệ độ lập, chủ quyền của tổ quốc, chỉ có một con đường là tiêu diệt hoàn toàn giặc Trung Quốc xâm lược. Để làm cho nước ta ngày càng giàu mạnh lên, chỉ có một con đường là vừa giành thắng lợi trên mặt trận, vừa giành thắng lợi trong lao động sản xuất, chăm lo đời sống cho chiến sĩ và đồng bào ta trong cả nước. Đó là nhiệm vụ cao nhất mà Đảng và Tổ quốc đề ra cho các chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân, cho giai cấp công nhân, giai cấp nông dân tập thể, tầng lớp trí thức xã hội chủ nghía, cho mỗi một người công dân yêu nước trong lúc này. Hơn lúc nào hết, với tính sáng tạo phi thường, toàn dân và toàn quân ta nhất định sẽ lập nên những chiến công vang dội trên tiền tuyến, đồng thhời lập nên những chiến công to lớn trong công cuộc xây dựng kinh tế, xây dựng đất nước.

Trước tình hình mới, chúng ta cần ra sức biến tiềm lực mọi mặt của đất nước thành sức mạnh quân sự trên chiến trường, chuyển sức mạnh tổng hợp của nền quốc phòng toàn dân thành sức mạnh lớn nhất của chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc, muốn vậy cần căn cứ vào kế hoạch đã được chuẩn bị và tình hình diễn biến thực tế của chiến tranh mà nhanh chóng động viên sức người, sức của phục vụ tốt nhất cho chiến tranh và quốc phòng, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, bảo đảm đời sống của nhân dân.
Đây là một công tác tổ chức thực tiễn cực kỳ quan trọng, có liên quan đến mọi mặt đời sống của xã hội. Chúng ta phải làm thật tốt công tác tổ chức thực tiễn ấy, vừa tập trung lực lượng để đánh thắng quân xâm lược, vừa tăng cường quản lý kinh tế – xã hội, nâng cao kỷ luật lao động và hiệu quả kinh tế trong tất cả các ngành, các địa phương. Có làm được như vậy, chúng ta mới phát huy được tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, động viên được mạnh mẽ và kịp thời sức người, sức của cho tiền tuyến, thực hiện “Tất cả để đánh thắng giặc Trung Quốc xâm lược”, đồng thời bảo vệ tính mệnh, tài sản của nhân dân, xây dựng hậu phương ngày càng vững mạnh.

Trong những thế kỷ trước đây, trước họa xâm lăng, chúng ta chứ hề có những bạn đồng minh lớn mạnh như bây giờ. Tuy vậy, dân tộc ta đã nêu cao tinh thần chiến đâu bất khuất, tự lực tự cường và tài thao lược kiệt xuất, đánh thắng các cuộc chiến tranh xâm lược của các thế lực bành trướng thống trị ở Trung Quốc lúc bấy giờ.

Ngày nay, trong thời đại mới, sự nghiệp chiến đấu chính nghĩa của nhân dân Việt Nam ta có một ý nghĩ quốc tế to lớn. Đứng lên chiến đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội dân tộc Việt Nam đã được coi như lương tri và trái tim của cả loài người. Dựa vào sức mình là chính, chúng ta có cả loài người tiến bộ cổ vũ và ủng hộ mạnh mẽ. Chúng ta só sự ủng hộ và giúp đỡ to lớn và có hiệu lực của Liên-xô -nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên trái đất- và của các nước xã hội chủ nghĩa anh em khác. Chúng ta có tình đoàn kết chiến đấu keo sơn của nhân dân Lào và nhân dân Cam-pu-chia anh em” “Hết lòng ủng hộ Việt Nam”, “không được đụng đến Việt Nam”, đó là ý chí và hành động của mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam chống Trung Quốc xâm lược. Trong lịch sử của dân tộc, chưa bao giờ bằng lúc này, kể cả trong những năm kháng chiến chống Mỹ, nhân dân Việt Nam ta lại được sự đồng tình, ủng hộ quốc tế mạnh mẽ, rộng rãi, kịp thời và kiên quyết như ngày nay.
“Không có gì quý hơn độc lập, tự do”
Cả nước lên đường ra trận.
Giương cao ngọn cờ của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh đứng đầu là đồng chí Lê Duẩn kính mến, với quyết tâm cao, với niềm tin lớn, quân và dân ta kiên quyết tiến lên, đánh thắng cuộc chiến tranh phi nghĩa của giặc Trung Quốc xâm lược, đưa sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam đến toàn thắng, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
Bọn phản động Trung Quốc xâm lược nhất định sẽ thất bại !
Nhân dân Việt Nam nhất định thắng lợi !
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa muôn năm !
Chú thích
(1)- Lỗ Tấn: “Mở lịch sử ra tra cứu … Chỉ thấy trên mỗi tờ giấy viết xiêu xiêu những chữ nhân, nghĩa, đạo đức … mà nhìn thấu đến giữa những dòng chữ thì ra cả cuốn đều chép rặt có ba chữ: “Ăn thịt người” … “.


Nguồn: Sách “Đại Tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp - Vị Tướng Của Hòa Bình", PGS-TSKH Bùi Loan Thùy chủ biên, NXB Văn Hóa Sài Gòn 5/2009, trang 1266-1277

Unregistered user # lundi 27 février 2012 03:35:59
"một VN không yếu, không mạnh, đủ sức chống thực dân đế quốc phương Tây nhưng vẫn phải nhờ vào sự giúp đỡ của họ". Câu này cũng giống như ý muốn bây giờ của TQ đối với VN thôi a ơi.
Lịch sử, hiện nay, sau này đều như vậy mà em. Chỉ là vài điểm khác 1 chút và với những hình thức khác 1 tí. Bây giờ thì trọng tâm là Biển Đông với tiềm năng dầu mỏ và tài nguyên vô tận. Đó là "túi tiền" của VN mà Mỹ - Trung đang lăm le cướp giật. Buồn cười là 1 số người cứ hô Mỹ đang chống TQ vì vậy Mỹ sẽ giúp mình chống TQ ở Biển Đông.

Thứ nhất, Mỹ nó không công khai chống Trung Quốc như hồi xưa cả thế giới đều biết nó chống Liên Xô (đố ai tìm ra đc 1 tuyên bố chính thức nào của Bộ ngọai giao Hoa Kỳ mà đi ngược lại với tuyên bố chính thức của TQ, kể cả vấn đề Biển Đông), nó vẫn chơi kiểu ba phải, nước đôi, hai mặt, tiêu chuẩn kép như hồi xưa. Mỹ chống Iran, chống Syria, Triều Tiên, chứ không chống TQ. Đối với Nga và TQ thì Mỹ chỉ có vài bất mãn và thỉnh thỏang đấu võ mồm với nhau, có một số lợi ích khác nhau, còn vấn đề ý thức hệ với TQ thì ngày nay vấn đề này đã mờ nhạt.

Thứ nữa là Mỹ nó không phải vào BĐ để giúp VN hay ngăn chặn TQ gì cả, mà nó vào BĐ là để ăn chia / thỏa hiệp / tranh giành lợi ích ở Biển Đông với TQ.

Đàn em Đài Loan vốn đang phụ thuộc Mỹ, đang xâm chiếm đảo Ba Bình lớn nhất Trường Sa và 1 bãi đá khác. Khi nói đến Biển Đông thì nhiều người có thói quen cứ ngó về Tàu, nhưng quên rằng Mỹ đang dùng đàn em Đài Loan, Philipines chiếm đóng và sử dụng thực tế bất hợp pháp 8 đảo (7 Phi, 1 Đài), 1 bãi đá (Đài), 2 bãi đá chìm, 1 đảo nhỏ (Phi), và 11 bãi đá ngầm và vũng cát khác (Phi) của Việt Nam và tuyên bố chủ quyền lên nhiều lãnh thổ, lãnh hải khác của VN trên Biển Đông.

Họ chiếm cứ và có chủ quyền thực tế trên diện tích lớn hơn hẳn phần TQ đang giữ trên quần đảo Trường Sa, mặc dù VN vẫn làm chủ phần lớn quần đảo. Đài và Phi mà tổ chức khai thác trong bất kỳ lãnh thổ nào mà họ đang làm chủ thực tế thì chắc chắn họ phải dạt qua một bên cho tư bản Mỹ vào kiếm tiền, kiếm chác. Tuy nói là Đài, Phi đang chiếm đóng bất hợp pháp các đảo này của VN, nhưng rõ ràng là Mỹ có quyền rất lớn trong nhữNg đảo này, vì hiện nay Đài Loan còn nhờ vả, lệ thuộc Mỹ rất nhiều, thậm chí chưa có cả căn cước quốc gia, không thể quan hệ ngọai giao với ai khác và còn không được Mỹ xem là 1 quốc gia có chủ quyền (Mỹ đã thỏa thuận với TQ tôn trọng 1 nước Trung Quốc), còn Phi thì là đàn em lâu năm của Mỹ, rất nghe lời Mỹ.

Cờ Tướng VNcotuongvn # mardi 28 février 2012 21:47:17
Originally posted by femmedutl:
Anh ơi. bài viết ra để đại bộ phận ai đọc cũng hiểu, thì mới thích chứ. Em sửa lại và đăng bên blog em nha anh.
Thì em sửa và đăng sao cho phù hợp với blog và khách khứa. Anh thì quan niệm quan trọng là nói đúng hay ko, nói hợp lý hợp tình hay ko, nói cái gì, chứ ko quan trọng nói thế nào.

thieulongtexas # mardi 13 mars 2012 08:59:22
Đài RFI của Pháp tố cáo Trung Quốc, Mỹ, Anh là tòng phạm của bọn diệt chủng Pol Pot:

Trung Quốc, Hoa Kỳ, Anh Quốc : tòng phạm của Khmer đỏ

Mai Vân

Nhân dịp Toà Án Quốc tế xét xử tội ác Khờ Me Đỏ mở ra tại Phnom Penh, và những kẻ phạm tội diệt chủng lần lượt ra trước vành móng ngựa, các tuần báo Pháp đã nhìn lại thời kỳ đen tối của lịch sử Cam Bốt, để tìm hiểu và đưa ra ánh sáng những tòng phạm, đã từng đứng sau lưng hỗ trợ chế độ này.
Tạp chí Le Courrier International đặt câu hỏi : Những kẻ đồng lõa với Khmer Đỏ sao không không thấy đâu cả ? Nêu bật thắc mắc của một chuyên gia về Khmer Đỏ, ông John Pilger, đã không thấy nhắc đến những lãnh đạo phương Tây, đã từng hỗ trợ cho chế độ Pol Pot nhân phiên tòa, Le Courrier Inetrnational đã trích đang bài viết của chuyên gia này trên tờ báo anh ngữ độc lập, Phnom Penh Post xuất bản ở thủ đô Cam Bốt.

Nixon và Kissinger đã gián tiếp giúp Pol Pot lên cầm quyền

Tác giả bài báo có vẻ lấy làm tiếc là hiện nay chỉ có các lãnh đạo Khmer Đỏ bị đem ra xét xử, trong lúc thảm kịch Cam Bốt bao gồm 3 giai đoạn, trong vụ diệt chủng chỉ là một giai đoạn, và duy nhất được ghi lại trong ký ức chính thức. Theo John Pilger, Pol Pot không thể nào lên nắm quyền nếu tổng thống Mỹ thờI đó Richard Nixon và cố vấn của ông là Henry Kissinger đã không mở chiến dịch tấn công tại Cam Bốt, vào thời nước này còn là một quốc gia trung lập.

Năm 1973, pháo đài bay B.52 đã dội xuống Cam Bốt một lượng bom còn cao hơn số bom mà Nhật Bản hứng chiụ trong suốt Đệ nhị Thế chiến. Theo Pilger, số người Cam Bốt bị chết ước tính khoảng 600.000 người. Một số hồ sơ đã cho thấy là cơ quan tình báo Mỹ CIA đã đo lường đươc hậu quả chính trị của chiến dịch. Họ đã cảnh báo : thiệt hại do B.52 gây ra là trọng tâm tuyên truyền của Khmer Đỏ, mà theo CIA, ''đã tuyển mộ đươc một số lớn thanh niên, trong số những người chạy lánh nạn chiến sự".

John Pilger kết luận miả mai là Khmer Đỏ đã hoàn tất những gì mà Nixon và Kissinger đã bắt đầu. Thế nhưng Kissinger sẽ không ngồi vào ghế bị cáo ở Phnom Penh vì ông đang bận cố vấn cho tổng thống Barack Obama trên các vấn đề điạ lý chiến lược.

Nước Anh của Thatcher bí mật tiếp tay cho Khmer Đỏ

Nhưng không phải có Hoa Kỳ và Henry Kissinger bị lên án. John Pilger còn nêu tên một người khác : cựu thủ tướng Anh, bà Margaret Thatcher, và những viện chức cao cấp của Anh, nay đã về hưu. Họ đã bí mật hỗ trợ cho Khmer Đỏ, sau khi chế độ này bị Việt Nam đánh đuổi. Đây là giai đoạn 3.

Năm 1979, Hoa Kỳ và Anh Quốc đã áp đặt cấm vận đối với một nhà nước Cam Bốt bị kiệt quệ. Vì là người giải phóng Cam Bốt, Việt Nam đã không đứng về phe tốt trong thời kỳ chiến tranh lạnh

Pilger còn nhận thấy là chưa bao giờ một chiến dịch do bộ ngoại giao Anh tổ chức lại trắng trợn và dữ dằn như thế. Anh Quốc đòi hỏi là chế độ không còn nữa của nước Kampuchéa Dân chủ, được giữ ''quyền'' đại diện cho nạn nhân của họ ở Liên Hiệp Quốc. Hoa Kỳ, Anh Quốc và Trung Quốc, đã biạ đặt ra một liên minh ''không cộng sản'' lưu vong, mà thật ra chủ yếu gồm phe Khmer Đỏ. Ở Thái Lan, các cơ quan tình báo Mỹ CIA và DIA (tình báo quốc phòng) đã duy trì quan hệ mật thiết với Khmer Đỏ.

Năm 1983, chính quyền Anh của bà Margaret Thatcher, còn cử lực lượng đặc biệt SAS đến huấn luyện cho các thành phần này, đặc biệt là các kỹ thuật gài mìn. Khi trả lời dân biẻu đối lập Neil Kinnock, bà Thatcher khi đó đã hoàn toàn phủ nhận, khẳng định rằng chính quyền Anh không hề dính líu vào việc huấn luyện, trang bị, hay một hình thức hợp tác nào, với lực lượng Khmer Đỏ hay đồng minh của họ. Có điều là năm 91, chính phủ kế nhiệm là John Major đã phải thú nhận trước Quốc Hội Anh là lực lượng đặc biệt SAS đã thực sự tham gia huấn luyện một cách bí mật cho lực lượng Pol Pot.

Tác giả bài báo kết luận, nếu công lý quốc tế không phải là một tấn hài kịch, thì phải gọi những người đồng hành với kẻ phạm tội ác ra trưóc toà án Phnom Penh. Ít ra là phải ghi tên họ vào ‘’danh sách nhục nhã’’. John Pilger là một chuyên gia về thời kỳ Khmer Đỏ, từng là phóng viên chiến trường, đồng thời là nhà văn, nhà đạo diễn phim. Ông là tác giả 2 bộ phim về thời kỳ Khmer Đỏ.

Hoa Kỳ đẩy Sihanouk vào vòng tay Khmer Đỏ

Le Monde 2, tạp chí hàng tuần của nhật báo Le Monde, đã ghi nhận một hệ quả khác của chiến dịch Mỹ tiến hành ở Cam Bốt : đẩy quốc vương Sihanouk đến với Khờ me đỏ.

Dưới tựa đề ‘’Sihanouk trong bóng Khmer Đỏ’’, tạp chí đăng lại một số bức ảnh ông Sihanouk chụp với các chiến sĩ trẻ hoặc bên cạnh các lãnh đạo Khmer Đỏ như Khiêu Samphan, trong bức ảnh đến tham quan thác Phnom Kulen ở vùng giải phóng, hay ảnh hoàng hậu Monique đứng bên cạnh vợ của Pol Pot. Theo lời chú thích, hai tấm ảnh này chụp vào tháng 3 và tháng tư năm 1973.

Một bức ảnh nữa cũng chụp Khiêu Samphan và Sihanouk ở Siem Reap, gần đền Angkor, chụp thời kỳ ông trở lại Phnom Penh, sau tháng 4 năm 1975. Hàng chú thích dưới bức ảnh giải thích : đây là một trong nhũng lần hiếm hoi mà ông Sihanouk rời cung điện ở Phnom Penh. Ông là nguyên thủ quốc gia nhưng không có quyền hạn gì và thật ra là tù nhân của Khmer Đỏ, từ tháng tư năm 1975 cho đến đầu năm 1976 (lúc ông từ chức).

Tạp chí Le Monde 2 cho biết là các bức ảnh trên nằm trong tài liệu lưu trữ cá nhân mà cưụ quốc vương Cambốt đã tặng cho Trưòng Viễn Đông Bác Cổ vào năm 2004. Hàng trăm ngàn tài liệu mà công việc kiểm kê, sắp xếp lại số tài liệu này chỉ vừa mới kết thúc. Tạp chí hoan nghênh thái độ minh bạch hoá lịch sử hiếm thấy của một nguyên thủ quốc gia.

Về bức ảnh đầu tiên, Francis Deron, tác giả bài báo dài lược qua thời kỳ này, và giải thích rằng : vào một ngày tháng 3 năm 1973, ở một góc rừng Cam Bốt, những chiến sĩ Khmer Đỏ đươc chọn lựa kỹ càng, đã được đưa đến chào người Cha đất nước, trước ống kính của một nhiếp ảnh gia do Trung Quốc đào tạo và trang bị.

Do đâu ông Sihanouk đã đến với Khmer Đỏ ? Dĩ nhiên là do chiến dịch của Hoa Kỳ ở Cam Bốt, việc dựng lên chính quyền Lon Nol, năm 1970. Bị quân đội lật đổ, không còn đươc hậu thuẩn của phưong Tây, Quốc vương Sihanouk, lánh nạn ở Bắc Kinh, đã không còn con đường nào khác là nghe lời của Trung Quốc liên minh với du kích quân Khmer Đỏ, mà trước đó ông vẫn cho săn đuổi.

Trong bài lược lại tình hình, Francis Deron nêu bật trở lại sự thay đổi thái độ của Henry Kissinger. Theo bài báo khi Pol Pot lên nắm quyền ở Phnom Penh, các nhà phân tích của CIA đã cố cảnh báo về chế độ độc tài đang đươc thiết lập ở đây. Nhưng CIA không phải là một nguồn tin đáng tin cậy. Chỉ có một người lắng nghe họ : Henry Kissinger, nhưng không phải là để ngăn chặn .

Bài báo trích lại lời của Kissinger, ngày 26 tháng 11 năm 1975, trong buổi ăn trưa ở bộ Ngoại giao với một đoàn đại diện Thái Lan : ‘’Chúng tôi nghĩ là mối đe doạ lớn nhất đối với Đông Nam Á hiện giờ, đến từ Miền Bắc Việt Nam. Chiến lược của chúng tôi là, là lôi kéo Trung Quốc đến Lào và Cam Bốt để ngăn chăn Việt Nam. Hãy nói với những người ở Cam Bốt rằng chúng tôi sẽ là bạn của họ. Họ là những tên côn đồ sát nhân, nhưng nói riêng giữa chúng ta thì điều đó không quan trọng. Chúng tôi sẳn sàng cải thiện quan hệ với họ. Hãy nói lại vớI họ phần cuối những gì tôi vừa nêu, đừng lập lại phần đầu’’.
(Những lời lẽ này nằm trong số tài liệu giải mật ngày 27 tháng 7 năm 2004). Và dĩ nhiên phía Thái Lan đã tường thuật lại cho Trung Quốc, và Bắc Kinh lập lại cho Khmer Đỏ.

Francis Deron nhận định là để trừng phạt Việt Nam, Henry Kissinger không ngần ngại sử dụng mọi phương cách. Việc Khmer Đỏ thù ghét Việt Nam là một công cụ tốt. Vả lại từ năm 1972, Bắc Kinh và Washignton không còn là kẻ thù nữa. Năm 1976, Trung Quốc ở vào một thờI điểm then chốt. Mao Trạch Đông qua đờI, Đặng Tiểu Bình sẽ cầm cương Trung Quốc. Đặng Tiều Bình, theo Deron, thù ghét Việt Nam không kém gì Kissinger.

Bài báo cũng nhắc lại là từ 1975 đến cuối 1978, Khmer Đỏ thực hiện kế hoạch thảm sát. Được sự hổ trợ của Trung Quôc và sự đồng ý ngầm của Phương Tây.


Như trả lờI thắc mắc của đồng nghiệp John Pilger, không thấy nhũng nguời bạn của Khmer Đỏ ở đâu trong vụ xét xử hiện nay, Deron cho là đã có những cuộc mặc cả gay go và thoả hiệp để chỉ xét xử những hành vi Khmer Đỏ trong giai đoạn từ năm 1975 đến ngày mùng 7 tháng giêng 1979. Phần còn lại, lịch sử sẽ phán xét.

Thái Lan chưa thoát khỏi quá khứ phong kiến

Tiếp tục nhìn sang Châu Á, le Courrier International chú trọng đến Thái Lan. DướI tựa đề ‘’Bất bình đẳng như là nền tảng của xã hội’’, tạp chí trích dẫn tờ Bangkok Post, lấy làm tiếc là khái niệm nhân quyền chưa thâm nhập thực sự vào xã hội Thái, và sở dĩ Thái Lan vẫn là đứa học trò kém cỏi về nhân quyền, đó là vì chưa thóat ra khỏi quá khứ phong kiến.

Bài báo nhắc lại là sau khi bị tố cáo ngược đãi ngườì tỵ nạn sắc tộc Rohingya (Miến Điện), chính quyền Bangkok đã mở cửa cho Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc, và cho các tổ chức phi chinh phủ để vào điều tra.

Nhưng câu hỏi được nêu ra là chính quyền có thực sự giải quyết tận gốc vấn đề hay không ? Theo bài báo, người Thái Lan không chia sẻ khái niệm nhân quyền như người ta thấy ở phương Tây, ví dụ như đối với người hồi giáo Thái Lan. Việc họ bị đẩy ra bên lề xã hội là một thực tế, và phần lớn xã hội không thấy đoái hoài, tỏ cảm tình đối vơí thành phần này.

Suy nghĩ là mọi người đều có những quyền bình đẳng như nhau không có ở Thái Lan. Xã hội được xây dựng trên một nền tảng tôn ti trật tự. Thời phong kiến, mỗi tầng lớp xã hội có những quyền lợi khác nhau, trong mỗi tầng lớp thì đàn ông vẫn có quyền hơn đàn bà.

Cho đến nay thì người ta cũng không thực sự đòi hỏi quyền bình đẳng, Mọi người có vẻ an phận với chỗ đứng của mình bất kỳ là trong tầng lớp xã hội nào. Người Thái đã không thoát khỏi cơ cấu xã hội cứng nhắc dù quyền lợi của họ bị chà đạp. Không ai muốn thay đổi, kể cả giới chính trị.

Bài báo kết luận nếu thủ tướng Abhisit muốn thật sự cải thiện, tìm giải pháp cho vấn đề nhân quyền hiện nay thì ông phải thay đổi cả hệ thống xã hội, chính trị Thái, cách quan hệ giữa con người và con người. Tóm lại điều khó thể hay chưa thể làm được.

Trung Quốc : từ đại nhảy vọt đến đại hoài nghi

Tạp chí Anh The Economist tuần này chú trọng đến việc Bắc Kinh kềm hãm Tây Tạng với bàn tay sắt, trong lúc tạp chí kinh tế Pháp l'Expansion thì nhìn kinh tế Trung Quốc, và tóm lược tình hình trong hàng tựa hóm hỉnh : "Trung Quốc đi từ đại nhảy vọt đến đại hoài nghi". Tất cả các vùng miền, các vùng phát triển nhất cũng như tầng lớp trung lưu, không ai thoát khỏi tác động khủng hoảng kinh tế.
Năm nay theo l'Expansion, tình hình càng nguy hiểm với những lễ kỷ niệm lịch sử, 60 năm ngày Mao Trạch Đông nắm quyền ở Trung Quốc, 50 năm ngày Đức Đạt Lai Lạt Ma lưu vong, 20 năm ngày đàn áp phong trào sinh viên Thiên An Môn.

L'Expansion ghi nhận yếu tố đáng ngại đối với chính quyền là người dân không còn sợ xuống đường để đấu tranh cho quyền lợi của mình. Năm 2005, theo số liệu chính thức, đã có 87.000 cụôc biểu tình, phần lớn do các do vụ trưng thu đất đai. Nhưng bây giờ tình hình càng nguy hiểm do nạn thất nghiệp, đặc biệt trong số các dân công, ước tính có 20 triệu người mất việc làm. Ngày càng nhiều các công ty bị lỗ lã phải đóng cửa, và thường khi là không trả đươc lương công nhân. Tình cảnh bị sa thải, lại không tiền, họ là một thách thức lớn lao về mặt xã hội đối với chính quyền.

Trở lại vớí tạp chí Anh the Economist, nhận định về đối sách của Bắc Kinh đối với Tây Tạng, Tạp chí này nhìn thấy Trung Quốc chọn biện pháp mạnh vì có nhiều thuận lợi : tình hình êm xuôi, Tây Tạng không còn được thế giới quan tâm như vào năm ngoái. Trong chuyến công du vừa qua, tân ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton không đặt nặng vấn đề nhân quyền và Tây Tạng.

Nhưng the Economist cảnh báo là đàn áp không phải phương thức dẫn đến thành công chính trị. Theo tạp chí Anh, cái gai đối với chính quyền Bắc Kinh vẫn là Đức Đạt lai Lạt Ma. Lãnh đạo Trung Quốc nghĩ là mọi vấn đề sẽ đươc giải quyết khi ngài mất đi. Nhưng theo the Economist hệ quả có thể ngược lại, và Bắc Kinh có thể sẽ tiếc nuối ảnh hưởng ôn hoà của ngài.