thư mục

Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2011

Hillary Clinton bàn về Libya, Trung Quốc, Trung Đông và tổng thống Barack Obama



(Richard Stengel, phụ trách bộ phận biên tập của Tạp chí TIME đã phỏng vấn Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton hôm 19 tháng 10 năm 2011. Tạp chí TIME số ra ngày 27/10/2011 trích đăng nội dung chính của cuộc phỏng vấn theo dạng ghi chép lại ghi âm phỏng vấn của Richard Stengek. Những chỗ in đậm là phần câu hỏi của TIME)
Xin cảm ơn bà rất nhiều vì đã nhận lời trả lời phỏng vấn. Chúng ta hãy bắt đầu với chuyến công du vừa rồi của bà (tới Libya, Oman, Afghanistan và Pakistan).
Vâng, xin mời.
Tôi nghĩ những nhận xét của bà về Libya là rất phấn khởi, lạc quan. Có phải đó là sự lạc quan về những gì nước Mỹ đã làm ở Libya, có phải là bà lạc quan bởi vì đây là một mô hình cho sự tham gia của nước Mỹ trong tương lai?
Thế này vậy, hãy để tôi nhắc lại một chút về giai đoạn trước đó để đặt Libya trong một hoàn cảnh mà tôi nghĩ có thể giải đáp câu hỏi trên của ông. Một phần sứ mệnh của tôi là phải giải thích rõ với các nước rằng nước Mỹ đang lấy lại vai trò lãnh đạo thế giới. Khi bắt đầu trở thành Ngoại trưởng tôi thấy các nước thân Mỹ, các đồng minh, và các nước trên khắp thế giới đều đang có rất nhiều những mối hoài nghi, rất nhiều những lo ngại và sợ hãi. Và một phần những gì tôi đã cố gắng làm trên cương vị Ngoại trưởng ấy là phải tái khẳng định vai trò lãnh đạo của nước Mỹ, song phải thừa nhận rằng trong những điều kiện của thế kỷ XXI này thì nước Mỹ phải lãnh đạo theo cách khác chứ không phải theo cách nước Mỹ đã từng làm trong lịch sử.
Và thoạt đầu thì có lẽ người ta thấy hơi khó hiểu khi thấy mục tiêu của tôi là khẳng định vai trò lãnh đạo của nước Mỹ theo cách tôi tập trung vào những giá trị quan trọng nhất của nước Mỹ, tức là tôi sử dụng những công cụ và phương pháp mới mẻ về ngoại giao và phát triển hiện đang có hiệu lực, có thể được gọi là sử dụng sức mạnh một cách khéo léo, nhằm xây dựng các mối liên minh và mạng lưới liên kết bền vững hơn. Và đây là một trong những mục tiêu của tôi trong thời gian sau đó, trong một chừng mực đáng kể, tôi đã làm thay đổi cách thức làm ăn của nước Mỹ và kết hợp khéo léo hơn những đòi hỏi về vai trò lãnh đạo hiện nay của nước Mỹ với cái cách thức chúng ta đang khẳng định sức mạnh của mình.
Như vậy nghĩa là tôi đã đến châu Á trước tiên, bởi vì đó là vùng đất của cơ hội, chứ không chỉ là vùng đất của những mối đe dọa. Hiển nhiên là gần một thập kỷ nay thì những mối đe dọa và nguy hiểm đều tập trung ở đó, điều này là có thể hiểu được, và chúng ta không được phép để cho bị xao nhãng khỏi điều đó. Nhưng chúng ta phải nhìn vào những cơ hội ở các nước trong khu vực đó, nhất là những cơ hội cho vai trò lãnh đạo của nước Mỹ, những cơ hội phát triển kinh tế v.v. và chúng ta phải có cách nghĩ khác về cách chúng ta lãnh đạo.
Như vậy là những mục tiêu nói trên đã đưa tôi đến với Mùa Xuân Ả Rập, đến với cuộc Thức tỉnh Ả Rập. Libya cho nước Mỹ một cơ hội để chứng minh thế nào là thực sự tập hợp một sự cam kết mạnh mẽ do Hoa Kỳ dẫn đầu, thế nào là thực sự tin tưởng vào sự cam kết đó nhưng mà phải là sự cam kết bằng sự tham gia trọn vẹn của cả những đồng minh mới mẻ nữa chứ không chỉ những đồng minh quen thuộc của nước Mỹ. Và phải kiên nhẫn xây dựng sự cam kết đó, như điều chúng ta đã làm được, tôi nghĩ đó là điều đã củng cố vị thế của nước Mỹ. Như ngày hôm qua ông đã chứng kiến đấy, người Libya hoàn toàn không còn nghi ngờ việc chúng ta có mặt ở đó là vì họ và chúng ta đã đảm bảo vai trò lãnh đạo mà họ cần đến trong cuộc đấu tranh vì tự do.
Hãy nhìn cái cách chúng ta xử lý Mùa Xuân Ả Rập, chúng đang cố gắng gây ảnh hưởng tới việc cai quản đất nước Libya, với sự hoàn toàn thừa nhận rằng họ tự chủ trong công việc quản lý đất nước của họ và chúng ta không kiểm soát họ. Có vô số những sự kiện xảy ra mà không thể lường trước được, song chúng ta muốn lãnh đạo bằng những giá trị và những lợi ích của nước Mỹ, bất chấp tình hình sẽ diễn biến theo con đường nào trong thập niên sắp tới, theo cách người dân Libya sẽ hiểu được rằng nước Mỹ luôn đứng về phía của dân chủ, của pháp trị, đứng về phía của cơ hội kinh tế, đứng về phía của các quyền dành cho tất cả mọi người, đặc biệt là phụ nữ. Và tôi hy vọng rằng điều này sẽ là một liều thuốc giải độc hiệu nghiệm cho những tiếng nói xuất phát từ chủ nghĩa định mệnh hoặc xuất phát từ chủ nghĩa cực đoan quá khích…
Và bằng câu trả lời, nước Mỹ đã làm được rất nhiều điều, đầu tiên là ở Ai Cập và Tunisia và tất nhiên là ở Libya, mỗi nơi theo cách khác nhau tùy thuộc vào tình hình cụ thể của mỗi nước, nhưng tôi tin rằng chúng ta đã xây dựng được một mô hình tốt về cách nước Mỹ muốn giúp đỡ các nước khác trong khi vẫn thừa nhận những giới hạn chúng ta có thể sẽ đạt được.
Chúng ta có cần đến một cách diễn đạt mới về vai trò lãnh đạo của nước Mỹ? Bởi vì sau sự can thiệp vào Libya thì Tổng thống đã bị chỉ trích từ một số người thuộc Đảng Cộng hòa, rằng Tổng thống đã lãnh đạo từ phía sau, để dùng cách nói của những người chỉ trích. Chúng ta đã quá quen với cách nói rằng nước Mỹ là nhất. Chúng ta có cần một cách nói khác nào đó để nói về chuyện này?
Tôi nghĩ đây là một câu hỏi thú vị. Dĩ nhiên tôi phản đối cơ sở lập luận nói trên, bởi vì tôi nghĩ là nước Mỹ hoàn toàn đóng vai trò lãnh đạo ở tuyến đầu. Nếu không có nước Mỹ thì làm gì có những nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Nếu không có nước Mỹ thì làm gì có sự can thiệp quân sự mạnh mẽ để góp phần hoàn tất mọi việc. Nếu không có nước Mỹ thì tôi nghĩ mọi chuyện đã diễn ra theo cách khác chứ không phải như bây giờ. Nhưng tôi cũng tin rằng chúng ta sẽ còn mạnh hơn nữa nếu chứng tỏ rành mạch rằng nước Mỹ không chỉ vẫn đang giữ vai trò lãnh đạo mà nước Mỹ còn thuyết phục được nhân dân đi theo.
Đúng vậy.
Tôi nghĩ một trong những câu hỏi lớn tôi chắc chắn đã đối mặt khi bắt đầu làm Ngoại trưởng ấy là: được, nước Mỹ đã sẵn sàng giữ vai trò lãnh đạo, vậy các nước khác đã chuẩn bị sẵn sàng cùng nước Mỹ tìm kiếm bất kỳ một chương trình nghị sự nào hay chưa? Đã có rất nhiều sự đổ vỡ trong các mối quan hệ của chúng ta và đã xảy ra một xu hướng là có nước đã thu mình lại hoặc giả cho là nước Mỹ chắc chắn sẽ không giữ trọn vẹn cam kết đâu, chưa nói gì tới người ta còn cho là nước Mỹ đang giành giật vai trò lãnh đạo. Cuộc khủng hoảng kinh tế đã khiến cho rất nhiều người tự hỏi liệu nước Mỹ có lấy lại được vai trò lãnh đạo của mình hay không.
Tôi nghĩ ông đã dùng cách nói rất khéo khi đặt câu hỏi trên, nhưng tôi cho đây mới là điểm chính yếu: ngày hôm nay chúng ta đang sống trong một thế giới đa cực được liên kết nhiều hơn trước đây rất nhiều. Vậy mà vẫn còn có những người phủ nhận điều này và không chịu thừa nhận thực tế, nhưng tôi không nằm trong số đó. Quan điểm của tôi là nếu muốn làm lãnh đạo thì phải đánh giá thận trọng xem nhân dân đang ở chỗ nào và nhân dân muốn đi tới đâu. Và nếu điều đó trùng với điều chúng ta tin tưởng, thế thì tốt quá; chúng ta có thể đi theo hướng đó và đưa nhân dân đi cùng. Nếu nhân dân tránh xa chúng ta, nếu nhân dân lựa chọn một con đường khác, khi ấy chúng ta buộc phải dùng mọi phương tiện để thuyết phục rằng con đường chúng ta muốn đi cũng là con đường vì lợi ích của nhân dân. Nước Mỹ đã làm được rất nhiều điều như vậy trong hai năm rưỡi qua.
Bà cũng có thể phủ nhận cơ sở lập luận mà tôi sắp nói ra sau đây. Nhưng bà thường xuyên nói về những giới hạn của sức mạnh Mỹ – kể từ bài diễn văn của bà tại Wellesley rồi khi bà trở thành Ngoại trưởng – vậy sức mạnh Mỹ hiện nay có giới hạn trên những phương diện nào so với thời kỳ bà còn làm một Thượng nghĩ sĩ, so với thời bà là đệ nhất phu nhân, thậm chí từ cái thời xa hơn nữa khi bà còn ở Wellesley?
Chà, tôi nghĩ theo định nghĩa thì sức mạnh nào cũng có giới hạn của nó. Tôi không nghĩ trên đời này có điều gì như là sức mạnh tuyệt đối; và những ai định dùng sức mạnh kiểu đó và lãnh đạo bằng sức mạnh kiểu đó, như Gaddafi chẳng hạn, thì rút cục sẽ thấy rằng đó chỉ là một thứ sức mạnh rởm được dùng để lừa bịp người khác (Potemkin village). Còn ở nước Mỹ thì những giới hạn của sức mạnh bao giờ cũng liên quan đến ngân sách. Giờ đây những người kiểu như Gaddafi có lẽ đang ngày càng trở nên cứng rắn hơn so với trước đây, vì thế chúng ta phải khéo léo hơn. Nước Mỹ không thể làm theo kiểu Kế hoạch Marshall trước đây (chương trình viện trợ của Mỹ nhằm tái thiết châu Âu sau Thế chiến II), như vậy thì bằng cách nào chúng ta nhắm tới điều gì là quan trọng đối với nhân dân? Ngày hôm qua ở Libya tôi đã nghe đi nghe lại câu nói này: hãy giúp chúng tôi chăm sóc vết thương; đó là một cách để giúp chúng tôi chữa lành vết thương của dân tộc. Tại sao chúng ta không nhắm tới điều đó và triển khai những nguồn lực theo những cách thức đem lại kết quả?
Chúng ta hiện đang bị hạn chế trong bối cảnh địa chiến lược bởi vì có những nước khác đang nổi lên. Đó là một thực tế lịch sử. Điều này đã từng xảy ra trong những thời điểm khác nhau trong lịch sử. Nhưng dù xảy ra theo cách nào đi nữa thì tôi cũng không coi đó là một sự giới hạn sức mạnh của nước Mỹ. Tôi coi đó như là một thách thức cho việc cách nào chúng ta sử dụng sức mạnh tốt hơn để thúc đẩy an ninh, những lợi ích và những giá trị Mỹ.
Như vậy là chúng ta không thể dùng một cây đũa thần ra lệnh cho Trung Quốc hay Brazil hoặc Ấn Độ rằng “Ngừng tăng trưởng đi, hãy chấm dứt dùng kinh tế để khắng định sức mạnh trong nền kinh tế toàn cầu”. Điều đó thật lố bịch. Và tôi cũng chưa từng thấy có bất kỳ quốc gia nào từng tuân lệnh nước Mỹ. Nước Mỹ bao giờ cũng lãnh đạo bằng những giá trị Mỹ và bằng quan niệm rằng, khác với hầu hết những quốc gia đóng vai trò dẫn đầu khác trong lịch sử thế giới, nước Mỹ không đi ra ngoài để xây dựng một đế chế, nước Mỹ không đi ra ngoài để áp đặt một ý thức hệ lên những ai không mong muốn. Chỉ là do ngẫu nhiên mà nước Mỹ đã có niềm tin rằng nước Mỹ đại diện cho sự nẩy nở trọn vẹn tiềm năng của con người và vì thế nước Mỹ mong muốn dùng mình làm ví dụ minh họa để các nước noi theo, nước Mỹ muốn ủng hộ điều đó và nước Mỹ muốn dẫn đầu để đi tới điều đó.
Vậy có phải bao giờ chúng ta cũng gặp phải những sự câu thúc? Có chứ, dĩ nhiên là vậy, chúng ta luôn luôn gặp phải những sự câu thúc. Sự câu thúc luôn thay đổi theo thời gian và điều này đòi hỏi chúng ta giữ vai trò lãnh đạo sao cho luôn duy trì sự suy nghĩ về ngày mai. Cách nào để nước Mỹ đưa những lợi ích và nhu cầu của mình vào trong tương lai? Mối quan tâm ưu tiên tới tương lai sẽ phải là, nước Mỹ phải là ai, và mối đe dọa lớn nhất đối với chúng ta như là một quốc gia ấy là chúng ta bắt đầu rụt rè và ngoảnh nhìn về quá khứ và thế là chúng ta bắt đầu hoài nghi chính mình và thậm chí chúng ta còn hoài nghi bản thân mình nhiều hơn là niềm tin cậy còn sót lại của những quốc gia khác dành cho chúng ta. Và tôi nghĩ rằng bởi vì tôi đã quá nhiễm đậm cái ý thức về chủ nghĩa biệt lệ Mỹ (American exceptionalism) và niềm tin rằng chúng ta được yêu cầu để giữ vai trò lãnh đạo, cho nên nhiệm vụ của chúng ta là tìm ra cách nào nước Mỹ tự đặt mình vào vị trí hiệu quả nhất tại những thời kỳ khác nhau trước những mối đe dọa và những cơ hội khác nhau.
Bà vừa nói rằng chúng ta đang bước vào thời kỳ nước Mỹ phải có sự tham gia, và tham gia với những điều kiện – đồng thời vượt ra khỏi quan niệm về những sự giới hạn của sức mạnh Mỹ, nhưng dường như đang xuất hiện một mối quan hệ mới mẻ giữa các công dân, điều này là do truyền thông xã hội, do công nghệ truyền thông – cho nên tôi nghĩ là có những mối quan hệ mới mẻ giữa các chính phủ, giữa các công dân và giữa chính phủ với công dân. Liệu đây có phải là điều tích cực rõ rệt dành cho nước Mỹ? Và nếu đúng vậy thì là tại sao? Và cách nào để nước Mỹ khai thác được điều đó?
Tôi nghĩ đó là một điều tích cực dành cho chúng ta. Một trong những mục tiêu của tôi khi nhậm chức Ngoại trưởng là đưa ngoại giao ra khỏi những thủ đô, ra khỏi những văn phòng bàn giấy của Chính phủ, đưa ngoại giao tới những phương tiện truyền thông, tới những đường phố của các quốc gia. Như vậy là ngay từ đầu tháng 2 năm 2009 tôi đã cố gắng kết hợp ngoại giao gặp gỡ ở cấp Chính phủ mang tính bắt buộc, tức là xây dựng những cơ chế để chúng ta đẩy mạnh sự tham gia giữa các Chính phủ, với ngoại giao nhân dân-với-nhân dân. Do truyền thông xã hội, do sự phổ biến của công nghệ truyền thông ở khắp nơi nơi hiện nay cho nên không có người lãnh đạo nào giờ đây có thể phớt lờ nhân dân của mình được nữa.
Đúng vậy.
Bây giờ không còn chỗ cho những nhà lãnh đạo độc đoán, độc tài như trước kia nữa. Lãnh đạo ngày nay bắt buộc phải ý thức được những gì đang sôi sục ở bên dưới. Vì thế tôi cho rằng ngoại giao giờ đây là sự kết hợp của từ-trên-xuống-dưới với từ-dưới-lên-trên, bởi vì nếu nhân dân có một cảm nghĩ tốt hoặc một cách hiểu đúng về chúng ta là ai với tư cách những người Mỹ, thì điều đó sẽ gây ảnh hưởng tới việc điều gì một nhà lãnh đạo có khuynh hướng thiên về hợp tác với chúng ta có thể sẽ làm và đồng thời nó còn phát đi một thông điệp tới những ai không có khuynh hướng hợp tác với chúng ta.
Chẳng hạn, chúng tôi đã bắt đầu ngoại giao như thế này: chúng tôi tiếp xúc với các tòa thị chính và chúng tôi có những cuộc phỏng vấn trước mặt những cử tọa và chúng tôi tiếp xúc rộng rãi với nhân dân và cho họ cơ hội đặt câu hỏi cho chúng tôi. Tôi đã làm ngoại giao theo cách như vậy dựa trên cơ sở những số liệu thăm dò ý kiến cho thấy thế hệ trẻ ở rất nhiều khu vực trên thế giới, châu Á chẳng hạn, thực ra chưa biết nhiều về những gì nước Mỹ đã làm ở cái thời tôi còn đang trưởng thành, đây là điều chúng ta chưa gửi thành thông điệp tới những khu vực rộng lớn trên thế giới trong tám năm qua.
Mặt khác tôi không đưa ra một sự đánh giá hoặc chỉ trích nào. Vấn đề chỉ đơn giản là mọi sự diễn ra như trong thực tế, không làm gì có sự phân loại nước Mỹ là ai, nước Mỹ là gì. Và chiến dịch tranh cử của Barack Obama và tôi đã thực sự thu hút sự chú ý của người dân các nước, và sau đó việc Obama đắc cử Tổng thống là một tín hiệu to lớn tới những người trẻ tuổi. Vì thế khi tôi bắt đầu công du thì chúng tôi đã thực sự có rất nhiều sự tò mò bởi vì nói thật là chúng tôi rất lo ngại trước số liệu thăm dò dư luận cho thấy người dân không phải là có thái độ tiêu cực đối với nước Mỹ mà là có thái độ lãnh đạm đối với nước Mỹ.
Sau vụ khủng bố 11/9, chúng ta đã đóng cửa hệ thống cấp visa, chúng ta đã gây rất nhiều khó khăn cho sinh viên ở khắp nơi tới học ở các trường tại Mỹ. Và các quốc gia khác đã bắt đầu lấp đầy chỗ trống do Mỹ để lại. Sinh viên bắt đầu tới Australia hoặc Trung Quốc hoặc những nước khác. Và như vậy là sự hiểu biết quen thuộc, những sự trao đổi là cái đã từng là dấu hiệu phân biệt quá lâu nay các mối bang giao của nước Mỹ, đã thực sự bị gián đoạn.
Cho nên tôi nghĩ là cái quan niệm cho rằng chúng ta phải truyền thông trực tiếp tới người dân giờ đây là một điều đã được định sẵn. Và khi tôi đặt làm một công trình nghiên cứu trước nay nước Mỹ chưa bao giờ làm về ngoại giao và phát triển, được gọi tên là Quadrennial Diplomacy and Development Review – QDDR (Nghiên cứu định kỳ 4 năm một lần về Ngoại giao và Phát triển), thì nghiên cứu đó đã tập trung rất nhiều vào cách thức chúng ta làm ngoại giao theo cách khác như thế nào, cách chúng ta sử dụng phương tiện truyền thông xã hội như thế nào.
Khi tôi bắt đầu vào Bộ Ngoại giao thì chúng tôi thậm chí còn chưa sử dụng điện thoại BlackBerry rộng rãi. Chúng tôi lúc đó vẫn chưa sử dụng những công cụ truyền thông của thế kỷ XXI. Một trong những lý do là người ta còn chưa chắc chắn liệu chúng có an toàn hay không, đại loại thế. Nhưng thực tế là chúng tôi đã bắt đầu gửi thông điệp trên Twitter và Facebook và tất cả những loại công cụ có tầm vươn xa khác. Và chúng tôi đã bắt đầu nói với các nhân viên ngoại giao, đặc biệt là những người trẻ tuổi: “Nào, hãy ra ngoài và chuyện trò.” Vì vụ 11/9 nên chúng ta đã thu mình lại. Các Sứ quán của Mỹ là những pháo đài. Chúng ta không có những Góc của Mỹ và những trung tâm mà chúng ta từng có rất nhiều để người dân có thể vào đó và tìm hiểu về nước Mỹ.
Do đó chúng tôi đã nói là chúng ta phải làm theo cách khác. Người dân đang đi về đâu? Vì thế chúng tôi đã thành lập một Trung tâm Mỹ tại khu mua sắm lớn nhất tại Jakarta. Và thoạt đầu thì người dân đã nói “Ôi, Chúa ơi. Thế này nghĩa là sao?” Vậy đấy, điều này nghĩa là chúng tôi đang đưa thông điệp của nước Mỹ tới những nơi người dân đang thực sự sống và làm việc.
Bà có nêu rằng bản thân bà là một người theo chủ nghĩa biệt lệ Mỹ. Tổng thống có phải là một người theo chủ nghĩa biệt lệ Mỹ theo cách như bà không? Và cách của ông ấy là sao – có phải là biểu hiện theo cách khác với cách của bà, và ông ấy dùng cách nào để chứng tỏ với nước ngoài?
Chà, tôi nghĩ là Tổng thống hầu như theo định nghĩa thì là một người theo chủ nghĩa biệt lệ Mỹ. Ông ấy là ví dụ của chủ nghĩa biệt lệ Mỹ. Nhưng tôi nghĩ là ông ấy còn điều hành đất nước bằng niềm tin đó (niềm tin nước Mỹ là cái gì đó đặc biệt, biệt lệ). Ông ấy rất tôn trọng quan điểm của nhân dân các nước khác và những giá trị văn hóa và lịch sử riêng của họ, điều này tôi cho là hợp lý bởi vì chúng ta làm việc với nhân dân của đất nước, chúng ta cần biết họ từ đâu tới và không chỉ đơn thuần khẳng định vị thế của riêng mình. Và tôi nghĩ rằng điều cuốn hút người dân ở các nước khác về việc ông ấy được bầu làm Tổng thống nằm ở chỗ họ hiểu rằng điều đó chỉ có thể xảy ra ở nước Mỹ.
Chúng ta không cần phải đi khắp nơi đeo một tấm biển lớn có dòng chữ, chẳng hạn, “Tôi là một người theo chủ nghĩa biệt lệ Mỹ”. Chúng ta chỉ đơn thuần thể hiện nó ra và thế là xong – có thể gọi đó là phương tiện gửi thông điệp. Và tôi bị ấn tượng mạnh trong những chuyến công du đầu tiên, một trong những câu hỏi phổ biến nhất mà người ta thường hỏi tôi, nhất là cử tọa trẻ tuổi ở các trường đại học và ở những môi trường khác, là thế này: Bà làm việc như thế nào với Tổng thống Obama? Bà từng là đối thủ của ông ấy khi vận động tranh cử. Bởi vì ngay cả những nước dân chủ, thậm chí ngay cả những người mà chúng ta coi là đã hoàn toàn trưởng thành, thì vẫn tồn tại một suy nghĩ cho rằng sẽ là điều hoàn toàn kỳ cục khi hai đối thủ chính trị rút cục lại làm việc cùng nhau. Như vậy đó cũng là một thông điệp tinh tế nhưng quan trọng về chủ nghĩa biệt lệ Mỹ.
Và bao giờ tôi cũng trả lời thế này: Đúng như các bạn nghĩ, chúng tôi đã tranh cử chống lại nhau rất quyết liệt. Ông ấy đã cố gắng đánh bại tôi, tôi thì cố gắng đánh bại ông ấy. Nhưng ông ấy chiến thắng, rồi sau đó ông ấy đã đề nghị tôi làm việc cho ông ấy. Và tôi đã đồng ý bởi vì cả hai chúng tôi đều yêu đất nước của chúng tôi. Như vậy là tôi nghĩ rằng cái thông điệp đó đã gây ra tác dụng cộng hưởng ở rất nhiều người dân, và một lần nữa tôi muốn nhấn mạnh đặc biệt tới những người trẻ tuổi.
Nếu bà nhìn lại những gì đang xảy ra ở Ai Cập hiện nay thì thấy người dân bình thường coi đó như là một cuộc cách mạng ngọt ngào và nhẹ nhàng. Giờ đây người dân nhìn vào Ai Cập rồi nói, chà, họ đang chuyển từ một chính phủ quân sự sang một chính phủ khác. Giả dụ bà phải kết luận về Mùa Xuân Ẩ Rập, không chỉ tại Ai Cập mà còn những nơi khác nữa, thì bà nhìn nhận sự kiện ở đó như thế nào? Bà có coi đó như là một sự đổi thay lịch sử của toàn thế giới?
Tôi hoàn toàn coi đó là một sự đổi thay lịch sử toàn thế giới. Tôi nghĩ rằng đó là một sự kiện có thể làm đổi thay lịch sử. Tôi phần nào là người – hoặc chắc chắn ít nhất tôi không thể nói rằng tôi đã dự đoán được điều đó, song vì đã làm việc trong lĩnh vực này trong nhiều năm, cho nên tôi đã dự đoán là những gì đã xảy ra là không thể cưỡng lại. Hồi đầu tháng 1 tôi đã có bài diễn văn tại Doha trong đó tôi đã nói rằng cát dưới chân đang dịch chuyển, rằng trên thực tế thì các thiết chế chắc chắn sẽ sụp đổ. Lúc đó người ta đã nói, ồ, bà thật là tiên tri. Nhưng đó không phải là tôi có khả năng tiên tri. Đó là những gì đã xảy ra sau vụ người bán hoa quả người Tunisie. Điều đó phản ánh sự thừa nhận rằng trong thời đại mới của sự tham gia, trong thời đại mới của tính minh bạch và truyền thông tức thời thì các nhà lãnh đạo sẽ chắc chắn ngày càng khó mà lãnh đạo độc đoán theo những cách thức thường thấy như trước đây.
Vậy mà trên thế giới vẫn còn rất nhiều những nhà lãnh đạo vẫn còn bị tụt hậu, và chắc chắn sẽ còn lâu nữa thì điều này mới thay đổi, cho nên tôi nghĩ rằng chúng ta không nên quá hưng phấn và kỳ vọng một sự đổi thay kỳ diệu nào đó trong ngày một ngày hai. Theo quan điểm của tôi thì các xu hướng lịch sử không triển diễn theo cách như vậy.
Cho nên tôi không biết đích xác phải kết luận thế nào. Phần lớn điều này phụ thuộc vào liệu các lực lượng đã đem lại kết quả ban đầu tại Tunisia, tại Egypt, có đủ sức tự tổ chức lại mình và tìm ra cách để biến những khát vọng của họ thành những hành động hay không.
Điều này đúng với mọi cuộc cách mạng hoặc mọi trào lưu lớn. Bởi vì thường xảy ra điều là những nhà cách mạng, có thể nói như vậy, những người trên quảng trường Tahrir, họ đã mở cánh cửa, song họ không phải là những người thực sự có chuyên môn hoặc phương pháp làm việc, buộc phải tổ chức để tận dụng những lợi thế của những gì sẽ xảy ra tiếp theo. Các lực lượng đóng vai trò tổ chức – dù là quân đội hay các nhóm Hồi giáo đã tồn tại như là thể chế trong xã hội, đều đang ở vị thế tốt hơn để tận dụng cơ hội.
Vì thế tôi nghĩ rằng sẽ có rất nhiều sự nhân nhượng trong những năm tới để cho những thành công hôm nay sẽ tiếp tục được phát triển sau đó. Nhưng tôi tin rằng về căn bản thì các lực lượng của tự do, các lực lượng của sự cởi mở, đều rất mạnh. Cách nào để họ triển khai thành các hướng là điều tôi đang quan sát với nhiều lo lắng. Và vì thế lại càng là lý do để chúng ta không chỉ hỗ trợ cải cách chính trị mà còn cả cải cách kinh tế nữa – bởi vì tôi là một người vô cùng tin rằng tầng lớp trung lưu là trụ cột của dân chủ. Nhân dân phải cảm thấy họ đang ngày càng khấm khá lên thì họ mới chấp nhận các luật của trò chơi, có thể nói như vậy, tức là họ chịu để cho các nhà lãnh đạo đất nước thực sự cai trị họ. Chúng ta (người Mỹ) được may mắn hưởng điều đó từ bao lâu nay và chúng ta không thể đánh mất nó.
Ở những quốc gia khác thì sự bất bình đẳng kinh tế, của cải nằm trong tay một số ít, thì tất cả những điều đó đều phải được thay đổi, không phải chỉ bởi vì giờ đây người dân được bầu cử và thành lập các đảng phái chính trị, mà còn là cách nào để mở của nền kinh tế và làm cho ngày càng có nhiều người hơn được hưởng sự thịnh vượng.
Cho nên là có rất nhiều việc phải làm cùng một lúc. Và tôi nghĩ rằng rất nhiều người tôi đã gặp trong năm qua nhất là tại Tunisia và Ai Cập thì đều hiểu được họ muốn đi tới đâu, song họ vẫn còn chưa thực sự biết được cách nào để tiếp tục con đường sẽ đưa họ tới chỗ đó. Rất nhiều cuộc cách mạng hồi tháng 5 đã bắt đầu trong niềm hy vọng lớn. Niềm hy vọng sau đó đã bị tiêu tan bởi thực tế của nền chính trị được thực thi dưới hình thức này hay hình thức khác ở khắp nơi. Và chúng tôi đã cố gắng rất nhiều để làm cho người dân ở những nơi như Ai Cập hiểu rằng chính trị không phải là một từ ngữ bẩn thỉu, rằng không thể đi từ biểu tình tự phát tới chính quyền, rằng một nền dân chủ bao giờ cũng đòi hỏi sự xây dựng những thiết chế dân chủ. Và người dân vẫn còn chưa thực sự cảm thấy thoải mái khi nghe nói tới điều đó.
Như vậy là chúng ta đang làm hết sức mình để cung cấp những ví dụ và cung cấp sự hỗ trợ phi đảng phái. Chúng ta không đặt cược vào bất cứ ai hoặc chống lại bất cứ ai. Chúng ta chỉ đơn thuần cố gắng đảm bảo rằng người dân hiểu được phải làm điều gì để đi đến nơi mà họ tin rằng họ đang cố gắng đi đến.
Tôi nghĩ một số nhân vật chủ chốt của cuộc Chiếm đóng Phố Wall giờ đây đang đánh giá (nghe không rõ)… phải được truyền bá trên toàn thế giới, sẽ tìm thấy sự an ủi trong điều bà đang nói. Có phải cảnh sát đã làm dụng thẩm quyền…? Bà có theo dõi chút nào tình hình không?
Tôi chỉ theo dõi tin tức thôi. Ý tôi muốn nói là, tôi không thể giả vờ biết hết những gì những người chiếm đóng Phố Wall đang chủ trương bởi lẽ họ thực sự không có một chương trình nghị sự. Nhưng trước khi có cuộc chiếm đóng Phố Wall thì tôi đã nghĩ rằng đảng Tea Party cũng có động cơ nực cười giống như những người đang chiếm đóng Phố Wall hiện nay. Và tôi biết đảng Tea Party không thích nghe điều tôi vừa nói, nhưng rất nhiều người của đảng Tea Party đã thực sự khó chịu về các khoản cứu trợ tài chính của Chính phủ. Họ nghĩ, Thế quái nào mà Chính phủ lại cứu trợ những ngân hàng khổng lồ và đồng thời để họ tịch thu nhà thế nợ người hàng xóm của tôi? Ý tôi muốn nói là người dân thấy sự cứu trợ tài chính của Chính phủ là vô lý. Và tôi nghĩ rằng câu hỏi nói trên là công bằng.
Rất nhiều những người chiếm đóng Phố Wall là từ cùng một thành phần, nghĩa là sẽ không có sự nhân rộng. Cha tôi là người theo Đảng Cộng hòa, từng là một chủ doanh nghiệp nhỏ. Ý tôi nói là thực sự là nhỏ. Cha tôi thường xuyên chỉ có một hoặc hai người làm; hầu như chỉ là mẹ tôi, các anh trai tôi và tôi. Ông ấy theo quan điểm phần nào giống quan điểm kiểu Jefferson rằng chúng ta nên thận trọng với những cái gì “to”, bởi vì quan liêu cồng kềnh quá sẽ khiến chúng ta không còn giữ được cái làm nên điều đặc biệt ở nước Mỹ.
Và đến bây giờ tôi vẫn luôn suy nghĩ về quan điểm của cha tôi, bởi vì chuyện của cha tôi đã xảy ra rất lâu rồi song nó vẫn có liên hệ với cả sự kiện đảng Tea Party lẫn sự kiện Chiếm đóng Phố Wall. Hượm chút, chúng ta sẽ có sự phản ứng lại, đừng hưởng quá nhiều hơn người khác. Cái chính phải hiệu quả, đừng lãng phí tiền, và đừng có để những ông lớn cuỗm tiền mang đi chỗ khác. Đó là cái tâm trạng của cha tôi.
Nhân nói tới cái to, hãy nói một chút về Trung Quốc.
Xin mời.
Gần đây bà nói nhiều về châu Á, theo cách bà đã đưa ngoại giao Mỹ tới sức mạnh khéo léo và mềm mỏng hơn, dường như Trung Quốc lại đang áp dụng sức mạnh kiểu cũ nhưng lại hiệu quả theo cách mà nước Mỹ đã từng làm song giờ đây không thể tiếp tục làm theo cách đó được nữa. Bà có thấy điều đó – đó là điều mà chúng ta có thể nói mãi không hết. Rõ ràng là Trung Quốc đang cạnh tranh với Mỹ, nhưng đó là sự cạnh tranh gì mới được chứ – bà thấy gì ở tương lai của sức mạnh Trung Quốc, trên phương diện khả năng điều hành đất nước của họ và [họ đang trở thành] bá quyền giống như nước Mỹ từng là?
Chà, tôi nghĩ rằng điều quan trọng là chúng ta đã chuyển trọng tâm tới châu Á. Và tôi muốn nhấn mạnh lại rằng không phải là nước Mỹ đang bỏ qua những rủi ro và mối nguy hiểm vẫn tiếp tục tồn tại ở Nam Á, Trung Đông, Bắc Phi v.v., song giờ đây chúng ta phải quay trở lại với cơ hội kinh doanh. Chúng ta phải tìm kiếm những cách thức để nước Mỹ có thể mở rộng sự hiện diện về kinh tế, gây ảnh hưởng, và hợp tác với Trung Quốc. Mục tiêu của tôi phần nào là đưa Hoa Kỳ hòa nhập vào cái kết cấu đang tồn tại sẵn ở khu vực châu Á.
Tôi hiểu.
Và rất nhiều người Mỹ đang thực sự bác bỏ điều này. Khi tôi tới Indonesia hồi tháng 2 năm 2009 và nói rằng chúng tôi sẽ ký một Hiệp ước hữu nghị và hợp tác và tham gia vào ASEAN thì mọi người đều cho là chuyện hoàn toàn bịa. Có sự phấn khích ở châu Á, đối với những người đề cao giá trị của các thiết chế của họ thì đây là sự chứng tỏ rằng Mỹ tôn trọng nước họ. Còn đối với những ai muốn tin chắc Hoa Kỳ là một cường quốc có mặt thường trực ở Thái Bình Dương để giúp tạo thế cân bằng với Trung Quốc thì tuyên bố của tôi là một sự thở phào nhẹ nhõm. Rồi sau đó là hội nghị Thượng đỉnh Đông Á. Chúng tôi muốn tổ chức một hội nghị thượng đỉnh ASEAN-HOA KỲ. TẤT CẢ đều có mặt, chúng tôi đã làm được rất nhiều điều ở châu Á, và cả Tổng thống và tôi đều coi châu Á là một ưu tiên thực sự.
Nếu chúng ta nhìn vào Trung Quốc, nhìn vào những gì họ từng làm trong khoảng thập niên vừa qua thì chúng ta sẽ thấy là họ sử dụng rất hiệu quả sức mạnh mềm của họ.
Đúng vậy.
Nếu chúng ta coi sức mạnh mềm như là sức mạnh ngoại giao và sức mạnh kinh tế, khi ấy các sức mạnh đó rất hiệu quả trong việc truyền bá rộng khắp khu vực, tạo ra đầu tư, xây dựng những gì mà các nước cần, làm việc để xây dựng các mối quan hệ nhằm thay đổi mối hận thù lịch sử hoặc sự nghi ngờ nhau. Và điều này không chỉ ở châu Á. Ý tôi muốn nói là Trung Quốc đã đưa sức mạnh mềm tới châu Phi, châu Mỹ La tinh, họ làm những điều giống hệt nhau.
Vậy là họ đang hoàn toàn có quyền làm như vậy. Tôi tin vào một thị trường kinh tế toàn cầu, như vậy là nếu như Trung Quốc muốn tham gia vào đó và cạnh tranh với ngành khai khoáng chẳng hạn, thế thì họ hoàn toàn có quyền làm điều đó. Nhưng tôi hoàn toàn không tin chúng ta nên nhượng bộ họ, chúng ta cũng cần cạnh tranh với họ về ảnh hưởng của quyền lực mềm. Như vậy là dù tham gia vào nhiều tổ chức hơn nữa hoặc đầu tư là điều người dân coi là quan trọng, đối phó với thiên tai là điều xảy ra rất nhiều trên thế giới và ở khu vực đó thì nước Mỹ có rất nhiều điều để nói và chúng ta sẽ bỏ lỡ một cơ hội lớn nếu như chúng ta không có mặt ở thực địa để nói ra câu chuyện.
Đồng thời chúng ta đều biết – đây chẳng phải điều bí mật gì phải giữ kín – rằng Trung Quốc đang gia tăng tài sản quân sự. Vâng, đó là điều một nước thường làm nếu họ có những nguồn lực, mà Trung Quốc thì đang có. Bổn phận của chúng tôi là phải đảm bảo rằng chúng ta có mặt ở nước đồng minh của chúng ta theo hiệp ước, chẳng hạn như Philippines, Nhật Bản, Thái Lan, ở nơi chúng ta có mối quan hệ chặt chẽ, chẳng hạn Australia, và trên khắp châu Á ở nơi chúng ta có những đối tác rất quan trọng.
Và như vậy khi Trung Quốc bắt đầu lên gân, và tôi nghĩ họ lên gân một phần là vì họ muốn khẳng định do cái vị thế kinh tế hiện nay của họ, thì lúc ấy chúng ta không thể thực sự tham gia theo cách như trước đây. Tôi nghĩ là tương lai đang đòi hỏi chúng ta phải tham gia theo cách khác. Có rất nhiều hoạt động đang xảy ra ở biển Hoa Nam [tức Biển Đông], có rất nhiều điều đang xảy ra liên quan đến việc Trung Quốc đang tự khẳng định mình, Trung Quốc đang có động thái ngăn cấm các nước thăm dò dầu mỏ, và nhiều chuyện khác nữa theo hướng đó. Cho nên tôi có quan điểm rõ ràng là Mỹ phải tuyên bố tự do hàng hải là một quyền quốc tế. Có những phương pháp để giải quyết tranh chấp về lãnh thổ, vì thế chúng ta không lựa chọn đứng về phe nào. Tôi sẽ không nói hòn đảo này là thuộc về Indonesia còn hòn đảo kia thuộc về Trung Quốc Đó không phải là vai trò của Hoa Kỳ. Nhưng chúng ta sẽ khẳng định rõ ràng nguyên tắc của pháp luật và giải pháp giải quyết vấn đề dựa vào pháp luật.
Và điều này dẫn dắt tôi tới một vấn đề rộng hơn là một phần của những gì chúng ta phải làm cho thế kỷ XXI, ấy là phải tạo ra một khung khổ mới dựa vào những nguyên tắc. Những gì tỏ ra có hiệu quả ở thế kỷ XX, những gì chắc chắn đã từng đem lại lợi ích cho chúng ta song tôi nghĩ cũng đã đem lại lợi ích cho phần còn lại của thế giới, hiện đang chứng tỏ có những dấu hiệu hao mòn và hoàn toàn không phản ánh được những diễn biến mới mẻ. Vì thế chúng ta cần một cách tiếp cận dựa vào nguyên tắc để giải quyết những vấn đề kinh tế và tranh cãi chính trị. Tôi gọi đó là sự tương hỗ dựa trên nguyên tắc; chúng ta phải có một bộ nguyên tắc để mọi người tuân thủ và hưởng lợi từ việc đó bởi vì bên kia cũng đang tuân thủ.
Và đây là một công cuộc lâu dài. Tôi đã nói điều này với người Trung Quốc. Hãy lấy ví dụ về biển Hoa Nam [Biển Đông]. Nếu chúng ta không có một cách tiếp cận dựa trên nguyên tắc ở biển Hoa Nam để sao cho chúng ta nhìn vào luật quốc tế và luật dựa vào tập tục và giải quyết tranh chấp bằng những cơ chế hoặc đã được xác lập chắc chắn hoặc cần thiết phải được tạo ra, khi ấy chúng ta sẽ nói gì khi chúng ta quyết định chúng ta muốn đi qua Nam Cực bởi vì ở đó giờ đây có thể đi lại được do băng đã tan bớt đi rồi và người Nga nói “không được”, “đó là của chúng tôi” hoặc ở một vùng biển nào đó khác mà người ta đang bắt đầu tuyên bố chủ quyền bằng vũ lực đi ngược lại những chuẩn mực quốc tế?
Và chuyện này không chỉ liên quan đến bất kỳ một quốc gia duy nhất nào. Chuyện này có liên quan đến việc bằng cách nào chúng ta có được một bộ nguyên tắc để tuân thủ, để tất cả mọi người đều được hưởng tối đa những kết quả tích cực từ bộ nguyên tắc đó.
P.A.T. dịch từ swampland.time.com

Thứ Năm, 20 tháng 10, 2011

Cảm tác mùa thu


Hôm rồi, leo Phansipan về có viết một vài dòng ghi lại cảm xúc khi leo núi, nào ngờ vợ đọc được, biết mình có chút tài lẻ viết văn, nên “đặt hàng” luôn vài bài ghi lại vẻ đẹp... (của Phan Thiết hay là vợ mình)??? ngồi nghĩ mãi mà chẳng tìm được từ nào cho vừa ý vợ nên đành viết vài dòng để chiều lòng mình vậy!

Cảm tác mùa thu

Ngay đến cái thân mình, bình thường chẳng làm sao, vậy mà không hiểu cơn cớ nào, thấy gió thu về xào xạc ngoài hiên mình cũng tự nhiên thấy thương cho thân thể và bâng khuâng buồn nhớ. Nhớ cái gì, buồn cái gì, không làm sao rõ được.
Chính vào lúc gió mùa đang thổi, bóng tối chưa tan, vợ thấy mình chong một ngọn đèn con lên pha trà uống một mình và thả hồn theo mấy bản nhạc tiền chiến cũng không hiểu tại sao chồng lại bâng khuâng như vậy.

Trăng tà con quạ kêu sương,
Lửa chài le lói, sầu vương giấc hồ.
Thuyền ai đâu bến Cô tô,
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San
.
Chính thực ra nghe thấy gió thu đuổi lá chạy ở rặng cây ngoài vườn, vợ mình cũng bâng khuâng, nhớ nhung
nhưng chính mình không nhận ra đó thôi.

Lúc ấy, muốn chiều chồng cách gì đi nữa thì cái buồn vô căn cớ của người chồng cũng không thể, bao nhiêu cuộc ân tình ngang trái, bao nhiêu mộng ước không thành, bao nhiêu cuộc phù trầm cay đắng của những ngày xa thật là xa, tưởng đâu như ở một tiền kiếp đã lu mờ, tự nhiên trở lại như vang như bóng, ẩn ẩn hiện hiện trong khúc ngâm cảm khái của mấy cụ đồ nho ngày xửa ngày xưa...

Cái buồn mùa thu man mác, cái buồn mùa thu không tê tái mà nhẹ nhàng lan tỏa ngấm vào tâm hồn của những người có biểu đồ tâm lý luôn ở trạng thái hình SIN.

Ai mua trăng, tôi bán trăng cho
Chẳng bán tình duyên ước hẹn hò.

 Ấy là vì gió thu buồn nhưng trời thu lại đẹp, đẹp nhất là trăng thu, đẹp đến nỗi làm cho người ta buồn nhưng vẫn cứ muốn sống, để hưởng cái đẹp bàng bạc trong khắp trời cây mây nước, nếu có phải chết, mình cũng xin được chết vào một đêm trăng mùa thu.
Trong một năm, không có mùa nào trăng lại sáng và đẹp như trăng mùa thu, không có cuộc chia tay nào lại day dứt như chia tay bởi mùa thu...




SỰ THAY ĐỔI BỐ TRÍ CHIẾN LƯỢC CỦA MỸ Ở CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG


(Tạp chí “Quan hệ quốc tế hiện đại”. Trung Quốc, số 5/2011)
Sau khi đã xác định mục tiêu “trở lại châu Á” vào năm 2009, Mỹ đã đẩy nhanh chiến lược tiến về phía Đông trong năm 2010. Họ đã tăng cường can dự ngoại giao và quân sự đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương, nhanh chóng bố trí lại thế trận ở khu vực này, nhằm thực hiện quyền lãnh đạo và quyền kiểm soát đối với khu vực. Hành động chiến lược chủ yếu gồm:
Thứ nhất, Mỹ sử dụng sự kiện chìm tàu Choenan của Hàn Quốc (tháng 3/2010) để tăng cường trở lại ảnh hưởng và địa vị lãnh đạo cục diện an ninh Đông Nam Á. Sau khi xảy ra sự kiện này, Mỹ ủng hộ các phản ứng cứng rắn của Hàn Quốc như: Tiến hành tập trận bắn đạn thật ở khu vực tranh chấp, liên tục gây căng thẳng trong quan hệ Triều Tiên – Hàn Quốc. Mỹ đã lợi dụng sự phụ thuộc về an ninh ngày càng nhiều của Hàn Quốc đối với Mỹ để tăng cường quan hệ đồng minh Mỹ – Hàn, hiệu quả trực tiếp nhất là kéo dài thời gian chuyển giao quyền chỉ huy tác chiến cho Hàn Quốc từ năm 2012 sang năm 2015. Thứ hai là họ thiết lập được cơ chế hội đàm “2+2” (Ngoại trưởng, Bộ trưởng Quốc phòng). Trong thời gian đó, Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng hai nước đã đến thị sát giới tuyến 38 vĩ độ bắc giữa Triều Tiên và Hàn Quốc. Ngoài ra, Hội nghị Đảm bảo an ninh Hàn – Mỹ lần thứ 42 đã quyết định thiết lập “Uỷ ban Chính sách răn đe lâu dài”, thực hiện cam kết của Mỹ làm chiếc ô hạt nhân và đảm bảo cho Hàn Quốc khả năng tấn công bằng vũ khí thông thường. Hàn Quốc bày tỏ sẽ tích cực xem xét để triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. Đồng thời với tăng cường quan hệ đồng minh Mỹ – Hàn, Mỹ cũng lợi dụng tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên để tăng cường quan hệ đồng minh Mỹ – Nhật. Mỹ đã từ chối thoả hiệp với chính quyền Hatoyama có khuynh hướng “thoát khỏi Mỹ” trong vấn đề căn cứ quân sự Futenma ở Okinawa, làm cho ông này bị mất chức do sức ép trong nước và của Mỹ. Sau khi chính quyền Naoto Kan cầm quyền, Nhật Bản trở lại chính sách phụ thuộc Mỹ, chấp nhận xử lý tranh cãi về căn cứ quân sự theo hiệp định Nhật – Mỹ được ký năm 2006. Đồng minh Mỹ – Hàn, Mỹ – Nhật, Mỹ – Nhật – Hàn từ mối quan hệ qua lại song phương đã trở thành sự phối hợp giữa ba bên. Do sự tác động mạnh mẽ của Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã tăng cường hợp tác ngoại giao và an ninh. Tháng 7/2010, Nhật Bản lần đầu tiên tham gia cuộc tập trận chung trên biển Hoàng Hải giữa Mỹ và Hàn Quốc với tư cách quan sát viên. Tháng 1/2011, Nhật Bản và Hàn Quốc tổ chức hội nghị Bộ trưởng quốc phòng, hai bên đã đàm phán về việc cung cấp hậu cần, đồng thời đồng ý ký “Hiệp định an ninh chung về thông tin quân sự”.
Thứ hai, Mỹ sử dụng vấn đề tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và các quốc gia ở Biển Đông làm chỗ dựa chiến lược để quay trở lại Đông Nam Á. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, xuất phát từ yêu cầu chiến lược kiềm chế ngăn chặn Liên Xô, Mỹ đã thực hiện chính sách không can thiệp vào vấn đề Nam Hải (Biển Đông), được gọi là “chủ nghĩa trung lập thực sự”. Tuy nhiên, sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, đặc biệt là vào thập niên 90 của thế kỷ XX, do Philíppin và Trung Quốc xảy ra xung đột trong sự kiện đảo Mỹ Tế (Đảo Vành Khăn), Chính quyền Bill Clintơn đã quan tâm hơn vấn đề Nam Hải, kêu gọi giải quyết tranh chấp một cách hoà bình. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Joseph Nye cho rằng nội dung quan trọng trong chính sách Nam Hải của Mỹ là “chủ nghĩa trung lập tích cực”. Tuy nhiên, kể từ năm 2010 đến nay, hàng loạt quan chức của Mỹ đã cho biết chính sách của nước này về Nam Hải đã chuyển sang phương hướng “can dự tích cực”. Trong thời gian diễn ra hội nghị ngoại trưởng ASEAN lần thứ 17, Mỹ đã đưa ra vấn đề Nam Hải, lần đầu tiên công khai khẳng định vấn đề Nam Hải liên quan đến “lợi ích quốc gia” của Mỹ. Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton nói: “Hoa Kỳ, như tất cả các nước khác, có lợi ích quốc gia trong việc tự do hàng hải, hàng không trên vùng biển chung của châu Á. Chúng tôi chia sẻ những lợi ích không chỉ với các thành viên ASEAN hoặc những người tham dự Diễn đàn Khu vực ASEAN, mà còn với các quốc gia ven biển khác và cộng đồng quốc tế”. Tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (10+8) lần đầu tiên, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khẳng định lại Mỹ có lợi ích quốc gia trong tự do hàng hải, trong phát triển kinh tế và thương mại không thể ngăn cấm. Mỹ tuân thủ nguyên tắc cơ bản là mở cửa vùng biển vùng trời trên vùng biển quốc tế và trên khoảng không vũ trụ. Mỹ còn công khai khởi xướng giải quyết vấn đề Nam Hải bằng phương thức đa phương, thậm chí muốn trực tiếp can dự vào tiến trình đàm phán đa phương. Đại sứ Mỹ ở Philíppin Thomas Harriol bày tỏ muốn giúp ASEAN soạn thảo “Nguyên tắc ứng xử” mang tính chất ràng buộc pháp lý. Gates còn nói Mỹ hoan nghênh thông qua ngoại giao đa phương để giải quyết tranh chấp lãnh thổ ở Nam Hải, đồng thời, giúp đỡ khởi xướng tiến trình này.
Thứ ba, Mỹ tham gia cơ chế đa phương khu vực một cách toàn diện, có ý đồ xây dựng tiến trình hợp tác khu vực do Mỹ giữ vai trò chủ đạo. Chính quyền Obama thực hiện “nguyên tắc tại chỗ” đối với cơ chế đa phương mang tính khu vực châu Á. Sau khi chính thức gia nhập “Hiệp ước hữu nghị Đông Nam Á” vào năm 2009, Mỹ đã tích cực tìm cách trở thành thành viên lâu dài của Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á. Tại Hội nghị không chính thức Ngoại trưởng của Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á tổ chức tại Hà Nội, Mỹ đã hoàn thành bước đi chiến lược quan trọng. Họ đã coi ASEAN là chỗ dựa của cơ cấu mang tính khu vực đang được hình thành. Thông qua hợp tác “thiết thực” với ASEAN, Mỹ phát huy “vai trò lãnh đạo” khu vực Đông Nam Á. Năm 2010, Mỹ và ASEAN đã tổ chức hội nghị cấp cao song phương lần thứ hai. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác rỗng rãi trong các lĩnh vực như thương mại, kinh tế, biến đổi khí hậu, an ninh. Hai bên đã chính thức khởi động “kế hoạch đối tác” giữa Uỷ ban Tiểu vùng sông Mê Công và Uỷ ban sông Misisipi, chuẩn bị thông qua phương thức viện trợ “đa phương” để tăng cường quan hệ với các nước thuộc Tiểu vùng sông Mê Công.
Hoạt động chiến lược lớn nhất của Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương là tham gia đàm phán “Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương” (TPP), thúc đẩy mở rộng TPP. Kể từ khi chính thức tham gia đàm phán TPP vào tháng 3/2010, Mỹ đã tiến hành 4 vòng đàm phán với bốn nước khởi xướng TPP (Chilê, Niu Dilân, Xinhgapo Brunây) cùng Pêru,Việt Nam, Ôxtrâylia, Malaixia. Theo lộ trình đã vạch sẵn, Mỹ sẽ thúc đẩy TPP đi đến một hiệp định vào cuối năm 2011 vào trước dịp Hội nghị Thượng đỉnh Tổ chức hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) diễn ra tại Haoai, để TPP tăng lên 9 thành viên. Mục tiêu tiếp theo của Mỹ là kết nạp thêm Hàn Quốc, Nhật Bản, Inđônêxia, đến trước năm 2015 sẽ biến TPP thành tổ chức “Hiệp mậu dịch tự do xuyên Thái Bình Dương”. Obama nói: “Mỹ sẽ tiếp xúc với các đối tác TPP, nhằm xây dựng một hiệp định thương mại khu vực vừa có thể nạp nhiều thành viên, vừa có tiêu chí cao phù hợp với thế kỷ XXI”.
Thứ tư, Mỹ tăng cường sự có mặt về quân sự và bố trí lực lượng phía trước ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Từ năm 2010 đến nay, các cuộc tập trận của quân đội Mỹ ở khu vực này liên tục gia tăng với quy mô lớn hơn. Vào nửa cuối năm 2010, Mỹ và đồng minh ở Châu Á – Thái Bình Dương đã tổ chức hơn 20 cuộc tập trận. Để ứng phó với sự kiện tàu Choenan, Mỹ và Hàn Quốc đã tổ chức một cuộc tập trận với quy mô chưa từng có trên Biển Nhật Bản, lực lượng tham gia gồm hơn 200 máy bay chiến đấu trong đó có máy bay chiến đấu “Đại bàng” F22 và hơn 8000 binh lính  để phô trương sức mạnh. Sau sự kiện đấu pháo ở đảo Yeonpyeong, Mỹ còn điều động tàu sân bay tham gia tập trận trên biển Hoàng Hải, đưa cả một phần biển Trung Quốc vào khu vực tác chiến của Mỹ. Mỹ và Nhật Bản cũng đã tổ chức hai cuộc tập trận chung với quy mô lớn nhất trên vùng biển đảo Okinawa. Cuộc tập trận này có sự tham gia của hơn 4 vạn binh sĩ cùng tàu sân bay “George Washington” và máy bay ném bom B-52. Động thái mới đáng chú ý là quân đội Mỹ đã tổ chức tập trận “Lá chắn dũng cảm” ở gần Đảo Guam. Khu vực giả tưởng của Mỹ không còn là eo biển Đài Loan mà là Nam Hải (Biển Đông), căn cứ quân sự của Mỹ trên đất Nhật Bản đã cử rất nhiều binh sĩ tham gia cuộc tập trận này.
Mỹ đã tăng cường rõ rệt hợp tác quân sự với các nước Đông Nam Á, trong đó, một số chương trình hợp tác khu vực mang tính đột phá. Chẳng hạn, Tàu sân bay “George Washington” chạy bằng năng lượng hạt nhân đến thăm Việt Nam, lần đầu tiên tiến hành tập trận tìm kiếm cứu nạn ở Nam Hải với Việt Nam. Mỹ cam kết cung cấp tên lửa hành trình chính xác trị giá 184 triệu USD cho Philíppin. Đây là lần đầu tiên Philíppin sở hữu loại vũ khí này. Mỹ và Inđônêxia đã ký “Hiệp định khung về hợp tác phòng thủ”. Hiệp định đó đã khôi phục quan hệ hợp tác bị gián đoạn trong 12 năm. Ngoài ra, nhân dịp này, Mỹ còn nghiên cứu khả năng thiết lập căn cứ quân sự xung quanh Nam Hải.
Ngoài việc tìm kiếm hợp tác quân sự, Mỹ còn đầu tư tiền của để nâng cấp căn cứ quân sự của Mỹ ở đảo Guam, biến hòn đảo này trở thành “căn cứ quân sự đa năng” nhất thể hoá chức năng tiếp tế hậu cần và chức năng chỉ huy. Theo Nhật báo “The Daily Telegraph” của Anh, Mỹ đã bỏ ra 12,6 tỷ USD để xây dựng tại công trình Guam công trình căn cứ quân sự có cảng neo đậu tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân, hệ thống phòng thủ tên lửa và căn cứ tập trận bắn đạn thật. Đây là dự án căn cứ quân sự có quy mô lớn nhất, chi phí tốn kém nhất được Mỹ xúc tiến ở phía Tây Châu Á – Thái Bình Dương kể từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Để tăng cường khả năng kiểm soát trên không tại khu vực này, không quân Mỹ bắt đầu triển khai máy bay trinh sát không người lái “Đại bàng toàn cầu” ở Guam vào năm 2010. Đến nửa đầu năm 2011, 3 máy bay trinh sát không người lái đã đến trực chiến tại khu vực phía Tây Thái Bình Dương.
(II)
Việc Mỹ tăng cường triển khai chiến lược ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương có mục đích chủ yếu là để đáp ứng vị thế chiến lược toàn cầu không ngừng tăng lên của khu vực châu Á – Thái Bình Dương, vai trò của khu vực này ngày càng quan trọng đối với lợi ích của Mỹ, đồng thời thách thức đối với Mỹ cũng gia tăng.
Trước hết, từ khi bước vào thế kỷ XXI đến nay, kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương phát triển nhanh chóng, trọng tâm của nền kinh tế thế giới bắt đầu chuyển dịch từ khu vực Đại Tây Dương sang Châu Á – Thái Bình Dương. Đây là một trong những khu vực kinh tế phát triển năng động nhất, có thị trường mới nổi lớn nhất thế giới. Hiện nay, xuất khẩu ở khu vực này chiếm 30% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn cầu, dự trữ ngoại hối chiếm 2/3, quy mô kinh tế chiếm hơn một nửa. Theo dự báo của Công ty Goldman Sachs, trọng tâm kinh tế toàn thế giới có thể nhanh chóng chuyển dịch sang khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc sẽ vượt Mỹ vào năm 2027. Đến năm 2050, 4 quốc gia châu Á, 8 quốc gia ven bờ Thái Bình Dương sẽ nằm trong danh sách 10 nền kinh tế hàng đầu thế giới. Nền kinh tế Đông Á lúc đó sẽ vượt xa Bắc Mỹ và Châu Âu.
Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương ngày càng quan trọng trong chiến lược toàn cầu của Mỹ. Trung Quốc và Nhật Bản lần lượt là chủ nợ lớn nhất và thứ hai của Mỹ. Mọi hoạt động mua bán trái phiếu Mỹ của hai nước này đều tác động với hiệu quả thực tế đối với chính sách kinh tế của Mỹ. Ba nước Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc nằm trong số 7 đối tác thương mại hàng đầu của Mỹ. Mỹ đã ký hiệp định tự do thương mại với Xinhgapo, Ôxtrâylia, ngoài ra còn đang đàm phán hiệp định này với Malaixia. Hillary tuyên bố: “Về kinh tế và chiến lược, Mỹ có lợi ích quan trọng trong việc lãnh đạo Châu Á”; “Về kinh tế, Mỹ không thể tách rời khu vực này. Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ của các công ty Mỹ sang các nước châu Á – Thái Bình Dương lên tới 320 tỷ USD, đồng thời tạo cơ hội việc làm lương cao cho hàng triệu lao động. Ngoài ra, còn có hàng trăm ngàn quân nhân và phụ nữ phục vụ trong lĩnh vực an ninh tại khu vực này…”.
Thứ hai, Mỹ lo lắng chủ nghĩa khu vực ngày càng gia tăng ở châu Á sẽ gây nguy hiểm cho lợi ích của Mỹ tại khu vực này. Những năm gần đây, các cơ chế hợp tác châu Á phát triển mạnh mẽ, mối liên hệ nội bộ khu vực ngày càng chặt chẽ. ASEAN “10+1”, “10+3”, Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, Hợp tác kinh tế Tiểu vùng sông Mê Công… đã thể hiện sức sống mạnh mẽ trong khu vực. Ngày 1/1/2010, khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Ôxtrâylia – Niu Dilân cũng chính thức có hiệu lực. ASEAN còn lần lượt xây dựng khu vực mậu dịch tự do với Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ. Ba nước Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đã xây dựng cơ chế Hội nghị lãnh đạo định kỳ và cơ chế hội đàm cấp ngoại trưởng nằm ngoài cơ chế “10+3”. Ba nước có kế hoạch thành lập Ban thư ký hợp tác trong năm 2011. Chính phủ Hatoyama của Nhật Bản đã đưa ra sáng kiến xây dựng “Cộng đồng Đông Á” không có sự tham gia của Mỹ. Cơ chế hợp tác đa phương khu vực không ngừng gia tăng làm cho ý thức cộng đồng của cả khu vực cũng tăng lên. Theo tờ “Washington Quarterly” của Mỹ, Châu Á đang hình thành mô hình phát triển kinh tế song song kiểu “mành trúc”, các công ty châu Á ngày càng có xu hướng xây dựng hệ thống sản xuất phục vụ chính khu vực của mình, đồng thời liên kết kinh tế đã mở đầu cho việc xây dựng sự đồng thuận văn hoá Đông Á.
Trái với chủ nghĩa khu vực ngày càng phát triển ở châu Á, từ khi bước vào thế kỷ XXI đến nay, Mỹ lại thiếu coi trọng và bàng quan với cơ chế đa phương hình thành trong nội bộ Đông Á do phải tập trung vào cuộc chiến chống khủng bố và hai cuộc chiến tranh Irắc và Ápganixtan. Mỹ lo ngại nếu để mặc cho nội bộ châu Á phát triển với sự lãnh đạo của nước lớn châu Á thì họ sẽ bị loại ra khỏi các tổ chức kinh tế và an ninh khu vực quan trọng này, từ đó khả năng can dự của Mỹ vào châu Á sẽ yếu hẳn; Mỹ cần ngăn ngừa việc xuất hiện trên Thái Bình Dương giới tuyến chia cắt Mỹ với Đông Á. Do đó, họ phải tham gia vào các cơ chế có thể định hướng tương lai của châu Á, xây dựng khuôn khổ hợp tác khu vực phục vụ lợi ích của Mỹ.
Với mục đích đó, chính quyền Obama đã cố gắng nhấn mạnh ý tưởng Mỹ là “quốc gia ở Châu Á – Thái Bình Dương” và là “nước lớn thường trú ở châu Á”, mong muốn tham gia bàn bạc những công việc liên quan đến tương lai của khu vực, can dự toàn diện vào các cơ chế đa phương của Đông Á. Đồng thời, Mỹ còn xây dựng cơ chế mới bên ngoài khu vực châu Á, mở rộng thành viên TPP trong khuôn khổ APEC, lấy TPP làm vũ đài để đối chọi lại cơ chế nội bộ châu Á. Do đó, Mỹ không chỉ muốn APEC có vị trí liên kết lãnh đạo châu Á, mà còn muốn xoá bỏ ảnh hưởng bất lợi của các khu vực mậu dịch tự do châu Á khác đối với thương mại Mỹ. Ngoài ra, Mỹ còn có ý đồ thâu tóm các tổ chức mang tính khu vực ở châu Á. Uỷ ban quan hệ đối ngoại Mỹ đã kiến nghị Chính phủ Obama thúc đẩy tổ chức lại APEC và Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á. Mỹ muốn Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) trở thành Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước Châu Á, APEC trở thành Hội nghị Bộ trưởng Thương mại Châu Á – Thái Bình Dương. Từ đó, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương sẽ hình thành khuôn khổ một Hội nghị thượng đỉnh cộng thêm hai diễn đàn chức năng, Mỹ sẽ phát huy ảnh hưởng hiệu quả hơn trong tiến trình liên kết châu Á.
Ba là, Mỹ không lường hết được tốc độ trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc, nên lo ngại, hoài nghi Trung Quốc nhiều hơn. Đặc điểm nổi bật nhất của sự chuyển trọng tâm chiến lược toàn cầu của Mỹ sang hướng Đông là sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc. Năm 2010, Trung Quốc vượt qua Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới sau Mỹ, vượt qua Đức trở thành nước xuất khẩu lớn nhất thế giới, công nghiệp chế tạo cũng vượt lên trên Mỹ, đứng đầu thế giới. Kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc với Hàn Quốc và Trung Quốc với Nhật Bản đã lớn hơn giữa Mỹ với hai nước này. Điều đó đã thể hiện rõ nét “quyền lực châu Á đang nhanh chóng chuyển dịch về phía Trung Quốc”, tâm lý lo ngại của Mỹ lớn chưa từng có. “Thuyết về Trung Quốc vượt Mỹ”, “Thuyết Mỹ suy thoái” đã xuất hiện trong lòng nước Mỹ. Những luận thuyết này cho rằng Trung Quốc sẽ vượt Mỹ trong khoảng 20, 30 năm nữa, thậm chí sớm hơn nếu Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng trưởng nhanh như vậy. Trong “Thông điệp liên bang” năm 2011, Tổng thống Mỹ Obama đã 10 lần nhắc đến Trung Quốc, dẫn ra hàng loạt thành tựu Trung Quốc vượt trước Mỹ trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học, giáo dục… Đồng thời, ông còn lấy việc Liên Xô lần đầu tiên phóng vệ tinh lên vũ trụ vào năm 1657 làm ví dụ, nói rằng Mỹ đang đứng trước “thời khắc vũ trụ mới”, người dân trong nước phải có tâm lý bị đe doạ, nếu không sẽ gặp nguy hiểm tụt hậu trong cạnh tranh sau này. Điều khiến Mỹ bất an là Trung Quốc đã thành công mà không hề theo mô hình chính trị, tôn giáo và luật lệ tự do kinh tế của Mỹ. Mô hình phát triển của Trung Quốc được các nước đang phát triển ưa thích, tạo ra thách thức đối với mô hình của Mỹ. Ngoài ra, do kinh tế phát triển nhanh chóng, Trung Quốc ngày càng có khả năng tăng cường xây dựng trật tự khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt là tăng cường ảnh hưởng ở Đông Nam Á trong những năm gần đây, khiến Mỹ cảm nhận được sức ép cạnh tranh to lớn.
Đồng thời, Mỹ hoài nghi về hướng đi của Trung Quốc sau khi trỗi dậy, nghi ngờ sự “thiếu minh bạch” về phát triển quân sự của Trung Quốc. Mỹ đặc biệt quan tâm đến “những hoạt động nhộn nhịp” của hải quân Trung Quốc ở Biển Hoa Đông, biển Nam Hải. Họ nhận định đây là thách thức trực tiếp đối với lợi ích của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương. Tạp chí “Thời đại” của Mỹ viết: Sự trỗi dậy của hải quân Trung Quốc có thể so sánh với Hải quân Hoàng gia Anh thời kỳ Nữ Hoàng Victoria và Hải quân Mỹ thời kỳ Chiến tranh Lạnh, “đám mây đen hoài nghi bao trùm báo trước điều gì sẽ xảy ra”. Hiện tại sức mạnh hải quân của Trung Quốc vẫn chỉ ở tầm khu vực, đến một thời điểm nào đó sẽ thay đổi hẳn tình thế. Ngoài ra, Mỹ càng nhạy cảm hơn trước ý chí và việc làm bảo vệ lợi ích cốt lõi của Trung Quốc, họ phán đoán nội hàm chiến lược trong “luận điệu mới” của Trung Quốc, lo lắng “việc định nghĩa lại” những vấn đề vốn có sẽ loại Mỹ ra khỏi châu Á.
Trước sức ép từ sự trỗi dậy của Trung Quốc, Mỹ đã thực hiện sách lược “cạnh tranh” và “hai mặt”: Một mặt, Mỹ cạnh tranh với Trung Quốc về ngoại giao ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, lấy lại những ảnh hưởng ngày càng mở rộng của Trung Quốc ở khu vực này. Họ tiếp tục lợi dụng khoét sâu mâu thuẫn giữa các quốc gia châu Á với Trung Quốc để đánh vào điểm yếu trong quan hệ giữa Trung Quốc và các quốc gia xung quanh, lôi kéo những nước muốn cân bằng giữa Trung Quốc và Mỹ, thắt chặt và củng cố quan hệ đồng minh quân sự trong khu vực. Mặt khác, Mỹ duy trì chiến lược “kiên nhẫn”, thông qua tham gia và xây dựng cơ chế đa phương ngày càng mở rộng, tìm kiếm hợp tác với Trung Quốc, nhằm tăng cường “lòng tin” của các nước trong khu vực và các nước đồng minh đối với Mỹ.
Cuối cùng, vấn đề điểm nóng khu vực và những nhân tố bất ổn khác ở Châu Á – Thái Bình Dương, trực tiếp liên quan đến lợi ích an ninh của Mỹ. Tại Đông Nam Á, vấn đề hạt nhân của Triều Tiên là nhân tố khó lường nhất ảnh hưởng đến ổn định khu vực. Nếu vấn đề này không được xử lý tốt, không những có thể ảnh hưởng đến quan hệ giữa Mỹ và các nước đồng minh, mà còn có thể kích động Nhật Bản và Hàn Quốc quyết tâm phát triển vũ khí hạt nhân. Hàn Quốc và Nhật Bản đã có biểu hiện khuynh hướng xa rời Mỹ, vấn đề chuyển giao quyền chỉ huy của quân đội Mỹ tại Hàn Quốc và vấn đề di chuyển căn cứ quân sự Futenma ở Okinawa chính là những bằng chứng về khuynh hướng rõ rệt đó. Ngoài ra, Mỹ còn lo ngại về sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ kinh tế thương mại, văn hoá giữa Trung Quốc và Hàn Quốc, lo ngại vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên ảnh hưởng tiêu cực đến cả khu vực, có thể tác động xấu đến sự kiểm soát của Mỹ đối với khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Do đó, Mỹ luôn chờ thời cơ để tăng cường kiểm soát quan hệ đồng minh Mỹ – Hàn, Mỹ – Nhật.
Tại khu vực Đông Nam Á, các thế lực khủng bố Hồi giáo ở Inđônêxia và Philíppin đã ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định của chính quyền những quốc gia trong khu vực là đồng minh và có quan hệ thân thiện với Mỹ. Chính quyền quân sự Mianma luôn hoàn toàn bác bỏ sự chỉ đạo của Mỹ; ngoại giao dân chủ, nhân quyền của Mỹ gặp trắc trở ở Mianma. Nhiều năm nay, quan hệ Mỹ – Mianma luôn gây cản trở quan hệ hợp tác của Mỹ với ASEAN. Ngoài ra, khu vực này còn có các vấn đề an ninh khác như cướp biển, tranh chấp đảo, bệnh truyền nhiễm xuyên quốc gia… Hillary nói: “Châu Á không những là nơi trỗi dậy của nhiều quốc gia, mà còn là mảnh đất của những chính quyền biệt lập với cộng đồng quốc tế; không những tồn tại thách thức lâu dài mà còn đối mặt với mối đe doạ chưa từng có”. Mỹ coi Diễn đàn ASEAN (ARF) là sân chơi mang lại hiệu quả để họ can dự vào những nhân tố bất ổn trên. Do đó, họ đã tích cực lợi dụng những cơ chế đối thoại đa phương chính thức để đưa ASEAN vào quỹ đạo chiến lược của Mỹ.
(III)
Mỹ tăng cường điều chỉnh bố trí chiến lược ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, phân phối lại nguồn lực ngoại giao và quân sự của mình. Điều này sẽ khó tránh khỏi gây ảnh hưởng lớn đối với tình hình an ninh và cục diện ngoại giao trên toàn bộ khu vực.
Thứ nhất, Mỹ bắt đầu từ vấn đề điểm nóng, định hướng khủng hoảng, làm cho tình hình an ninh khu vực phát triển theo xu thế phức tạp hơn. Mỹ tăng cường quan hệ với đồng minh ở Đông Bắc Á, trực tiếp ảnh hưởng đến đánh giá của các nước có liên quan về tình hình an ninh và việc lựa chọn biện pháp đối đầu. Thái độ củ Hàn Quốc trong vấn đề quan hệ Nam Bắc có xu hướng cứng rắn hơn, liên tục tổ chức tập trận chung với Mỹ ở khu vực nhạy cảm. Tuy Triều Tiên không trực tiếp phản ứng quân sự đối với hoạt động tập trận, nhưng tuyên bố họ có cơ sở tinh chế uranium, khẳng định đang tích cực xây dựng lò phản ứng nước nhẹ, nhà máy làm giàu uranium hiện đại được trang bị hàng nghìn máy ly tâm đang nhanh chóng được vận hành. Hàn Quốc và Mỹ liên tục duy trì sức ép quân sự đối với Triều Tiên, không những không làm cho tình hình khu vực này ổn định trở lại mà còn làm cho việc xử lý vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên trở nên khó khăn hơn.
Nhật Bản dựa vào sức mạnh của Mỹ nên có thái độ cứng rắn với Trung Quốc trong vấn đề va chạm tàu ở đảo Điếu Ngư, có ý đồ sử dụng luật pháp trong nước đê lên tiếng mạnh mẽ về chủ quyền. Mỹ lại tỏ rõ lập trường “đảo Điếu Ngư nằm trong phạm vi Hiệp ước phòng thủ an ninh Mỹ – Nhật, đồng thời tổ chức tập trận chung với Nhật Bản. Phe đối lập cứng rắn ở Nhật Bản đã ra sức thúc đẩy nới lỏng hạn chế về chính sách quốc phòng an ninh. Đề cương kế hoạch phòng vệ mới trong văn kiện của Đảng Dân chủ sẽ sửa đổi khái niệm “lực lượng phòng vệ cơ sở” thành “lực lượng răn đe tình thế”. sửa lại ba nguyên tắc về xuất khẩu vũ khí, tổ chức hội nghị bảo đảm an ninh quốc gia, tăng cường triển khai lực lượng vũ trang.
Những động thái khác thường trong chính sách an ninh của ba nước Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã gây ra sự bất an cho các nước lớn khác. Đúng vào lúc diễn ra cuộc tập trận chung “Vành đai Thái Bình Dương” do Mỹ chỉ đạo, Nga đã triển khai cuộc tập trận “Đông Dương – 2010” tại vùng Viễn Đông và Tây Xibêri với quy mô lớn nhất kể từ khi Liên Xô tan rã. Tổng thống Nga Medvedev đặt chana lên quần đảo Sakhalin, Bộ Quốc phòng Nga lập tức tuyên bố sẽ tăng cường triển khai phòng thủ ở khu vực này. Nhân dịp kỷ niệm 65 năm sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ hai, các nhà lãnh đạo của Trung Quốc và Nga đã ra tuyên bố chung, nhấn mạnh “nội dung quan trọng hợp tác giữa hai nước là sự ủng hộ lẫn nhau vấn đề lợi ích cốt lõi của mỗi bên liên quan đến chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia”. Hai nước kiên quyết lên án âm mưu thay đổi lịch sử Chiến tranh thế giới thứ hai, tô hồng các phần tử theo chủ nghĩa phát xít, bôi đen những người giải phóng”.
Thứ hai, Mỹ tác động tiêu cực vào tiến trình hợp tác khu vực Đông Á. Tại Đông Bắc Á, Mỹ tăng cường quan hệ với các đồng minh thời kỳ Chiến tranh Lạnh, làm gia tăng khoảng cách quan hệ giữa Trung Quốc với Nhật Bản và Hàn Quốc, tiến trình hợp tác giữa ba nước chậm lại. Nhân dịp kỷ niêm 100 năm “Ngày liên kết Nhật Bản – Hàn Quốc”, Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan nói “Nhật Bản và Hàn Quốc là hai nước láng giềng quan trọng nhất, mật thiết nhất trong thế kỷ XXI; dân chủ, tự do và kinh tế thị trường là quan niệm giá trị chung của hai nước”. Phát biểu đó mang ý nghĩa đề cao sắc thái ý thức hệ, vì thế nó gây mối hiềm nghi, đi ngược lại tinh thần hợp tác khu vực đã được cam kết tại Hội nghị cấp cao ba nước.
Ngoài cơ chế hợp tác khu vực Đông Á, Mỹ còn xây dựng Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), kìm hãm sự phát triển liên kết Đông Á. Hiện nay, liên kết khu vực Đông Á chủ yếu là lấy cơ chế hợp tác “10+3” làm nền tảng. Việc Mỹ kết nạp một số nước Đông Á vào quỹ đạo đàm phán TPP, chắc chắn sẽ tác động xấu đến tiên trình hợp tác khu vực vốn có ở Đông Á. Đồng thời với việc làm suy yếu chủ nghĩa khu vực Đông Á, Mỹ đã tăng cường xây dựng lại trật tự khu vực. Khi nhắc đến tương lại phát triển của TPP, Trợ lý Đại diện thương mại Mỹ Julia Muir tuyên bố không úp mở rằng: “Mục đích của Mỹ là làm thế nào để đạt được hiệp định phù hợp với tất cả các nước ở Châu Á – Thái Bình Dương. Mọi quốc gia trước khi gia nhập đều đáp ứng được tiêu chuẩn xây dựng TPP”.
Thứ ba, sức ép ngoại giao và an ninh với Trung Quốc gia tăng. Việc làm của Mỹ tích cực lãnh đạo và tham gia vào các giải pháp đối trọng với Trung Quốc, sẽ phá hoại thế cân bằng hiện nay ở Đông Á. Mỹ tăng cường hợp tác quân sự với “một nhóm nhỏ”. Điều này có nghĩa là Mỹ gây trở ngại mang tính cơ cấu đối với việc hợp tác an ninh của các nước Châu Á. Quan hệ đồng minh Mỹ – Hàn, Mỹ – Nhật đi vào chiều sâu, khiến Hàn Quốc và Nhật Bản nhân cơ hội điều chỉnh xây dựng quân đội, mua sắm thêm vũ khí. Hơn nữa, hậu quả trực tiếp của sự phối hợp quân sự giữa ba nước này là tăng cường hơn nữa mô hình an ninh “Thời kỳ Chiến tranh Lạnh” ở Đông Bắc Á, làm cho Trung Quốc phải đối mặt với môi trường phức tạp hơn khi thúc đẩy đối thoại và hợp tác khu vực.
Mỹ dấy lên vấn đề Nam Hải (Biển Đông), coi việc Trung Quốc trỗi dậy đồng nghĩa với “mất an ninh”, “vô trách nhiệm”, “phô trương vũ lực”, “mạnh bắt nạt yếu”, làm sứt mẻ nghiêm trọng hình ảnh Trung Quốc. Đồng thời, thông qua chia rẽ quan hệ Trung Quốc với các nước ven biển Nam Hải, Mỹ xúi giục các nước này lựa chọn hợp tác an ninh với Mỹ. Quân đội Mỹ còn nhân cơ hội hối thúc chính phủ và quốc hội đầu tư cho hướng tây Thái Bình Dương, đặc biệt là hoạt động ở Nam Hải. Họ tăng cường trinh sát trên biển trên không thuộc khu vực đặc quyền kinh tế của Trung Quốc và tập trận chung với các nước xung quanh Trung Quốc.
Đi đôi với không ngừng hoàn thiện căn cứ quân sự tại Guam và triển khai máy bay chiến đấu và tàu ngầm tiên tiến tại đây, đảo Guam đã dần dần trở thành “căn cứ địa chiến đấu” bậc nhất ở khu vực Tây Thái Bình Dương. Việc Mỹ tăng cường vai trò căn cứ chiến lược của đảo Guam đã nâng caao đáng kể khả năng giám sát và can dự của họ vào tình hình trên biển Đông Hải (Biển Hoa Đông), Nam Hải (Biển Đông). Theo báo cáo của cơ quan nghiên cứu thuốc Quốc hội Mỹ, lực lượng không quân Mỹ có thể cất cánh từ đảo Guam để tấn công quân sự khu vực Châu Á – Thái Bình Dương chỉ mất 2-5 giờ. Chỉ cần hai ngày, lực lượng tàu chiến của quân đội Mỹ xuất phát từ đảo Guam có thể đến làm nhiệm vụ ở vùng ven biển Châu Á chỉ cần 2 ngày, nhanh hơn nhiều so với từ Haoai (4 ngày rưỡi).
(IV)
Năm 2011, việc triển khai bố trí chiến lược của Mỹ tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tiếp tục được tăng cường, có mấy sự kiện mang tính cột mốc đáng chú ý. Một là Hội nghị thượng đỉnh phi chính thức APEC được tổ chức lần đầu tại Haoai. Điều này chứng tỏ Mỹ muốn đạt được nhận thức chung, nhân cơ hội này đưa ra chủ đề TPP, nâng cấp quan hệ thương mại với các nước trong khu vực, xây dựng hình tượng lãnh đạo của “quốc gia Thái Bình Dương”. Hillary nói: “Năm 2011 sẽ là năm then chốt của vấn đề thương mại, bắt đầu từ Hiệp định thương mại tự do Mỹ – Hàn Quốc, tiếp theo là đàm phán hiệp định TPP, sau đó là Hội nghị Thượng đỉnh G20 chung sức đi đến cân bằng trở lại về kinh tế, cuối cùng là Hội nghị thượng đỉnh APEC ở Haoai hội tụ thành công. Chúng ta sẽ gặp cơ hội ngàn năm có một để tạo ra sự tăng trưởng mở rộng, bền vững, cân bằng hơn ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, chúng ta nhất định sẽ nắm lấy cơ hội này”. Để chuẩn bị tốt cho APEC, Mỹ sẽ đẩy nhanh đàm phán TPP, dự kiến TPP sẽ thực hiện kế hoạch kết nạp thêm thành viên vào giai đoạn một.
Hai là việc đàm phán Hiệp định tự do thương mại giữa Mỹ và Hàn Quốc bước vào giai đoạn cơ quan nhà nước phê chuẩn. Nếu Hiệp định thương mại giữa Mỹ và Hàn Quốc được quốc hội thông qua sẽ trở thành Hiệp định thương mại tự do lớn thứ hai tiếp sau Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ được ký kết năm 1994 giữa Mỹ với đối tác thương mại lớn nhất là Canada và Mêhicô. Một trong những nội dung của Hiệp định này là Mỹ sẽ mở cửa thị trường sản xuất ôtô cho Hàn Quốc, tạo ra ít nhất 70 nghìn việc làm ở Mỹ. Sau khi ký hiệp định này, Mỹ sẽ thúc đẩy Hàn Quốc sớm gia nhập TPP.
Ba là Mỹ và Nhật Bản sẽ tổ chức cuộc gặp cấp cao. Mỹ sẽ tận dụng cơ hội Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan thăm chính thức Mỹ để ra Tuyên bố chung trong đó có nội dung “Lộ trình đồng minh Nhật – Mỹ hướng tới Thế kỷ XXI”, xác nhận lại tầm quan trọng của quan hệ đồng minh Mỹ – Nhật đối với tương lai châu Á. Phía Nhật Bản đã tỏ ý muốn gia nhập TPP. Phía Mỹ mong muốn đàm phán với Nhật Bản về vấn đề “chiến lược dân sinh toàn cầu”, giúp Nhật Bản phát huy vai trò tích cực hơn trong các hoạt động gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc, viện trợ phát triển của chính phủ, viện trợ nhân đạo và cức trợ thảm hoạ trên quy mô toàn cầu…
Bốn là Tổng thống Mỹ sẽ lần đầu tiên tham gia Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á. Điều này có nghĩa là Mỹ và ASEAN sẽ quy chế hoá các cuộc gặp gỡ cấp cao. Mỹ coi Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á là “Diễn đàn thảo luận các vấn đề chính trị và chiến lược khu vực Châu Á – Thái Bình Dương”. Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á sẽ giúp Mỹ xích lại gần hơn các nước Đông Á. Nếu tổng thống Mỹ mỗi năm dự hội nghị này một lần, thì có nghĩa là ít nhất mỗi năm một lần đến thăm Đông Nam Á. Mỹ có thể tận dụng thời gian tham gia hội nghị này để tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ – ASEAN, còn có thể kết hợp đi thăm các nước chủ nhà đăng cai hội nghị. Theo trình tự, khi Campuchia làm Chủ tịch ASEAN vào năm 2012, nếu Obama đến dự Hội nghị thượng đỉnh Đông Á, ông ta sẽ trở thành tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên đến thăm Campuchia, quan hệ hai nước sẽ có thêm cơ hội phát triển mới. Cũng như vậy, nếu Obama tái đắc cử tổng thống, ông ta sẽ đến thăm Lào – nước chủ nhà Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á vào năm 2013 và cũng sẽ trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên đến thăm Lào.
Tuy nhiên, do việc đảm bảo chuẩn bị cho chuyến thăm nước ngoài của Tổng thống Mỹ khá phức tạp, cũng như Tổng thống Mỹ chỉ tham dự Hội nghị cấp cao Đông Á trùng hợp thời gian với hội nghị APEC do ASEAN tổ chức, nên ông ta cũng có thể lựa chọn cứ 2-3 năm một lần dự Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á.
Những sự kiện mang tính tiêu chí này có ý nghĩa quan trọng đối với việc Mỹ tăng cường bố trí chiến lược ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, nhưng mức độ thúc đẩy chiến lược này như thế nào, các bước đi nhanh đến đâu sẽ có còn chịu ảnh hưởng bởi sự phân phối nguồn lực chiến lược toàn cầu, sự định vị chiến lược của Mỹ tại khu vực này và phản ứng của các nước Châu Á – Thái Bình Dương như thế nào.
Trước hết, Mỹ làm thế nào để phân phối cân bằng nguồn lực chiến lược? Về ý nghĩa địa chính trị, Trung Đông và Đông Nam Á vẫn là khu vực chiến lược quan trọng hàng đầu trong chiến lược đối ngoại của Mỹ. Một thời gian tương đối dài từ này về sau, Mỹ sẽ vẫn tập trung tâm sức chủ yếu vào khu vực này. Hiện nay, vấn đề Irắc vẫn chưa hoàn toàn được giải quyết, Mỹ vẫn còn 5 vạn quân đóng tại Irắc. Lực lượng Taliban ở Ápganixtan lúc tiến lúc lui, số lính Mỹ chết và bị thương tiếp tục gia tăng. Chính quyền Obama vốn định rút quân ra khỏi nước này vào tháng 7/2011, nhưng lực lượng quân đội Mỹ ở Ápganixtan không những giảm mà còn tăng, đã lên tới 10 vạn người. Mỹ đã tiêu tốn 150 tỷ USD mỗi năm cho hai cuộc chiến ở Irắc và Ápganixtan. Số tiền này chiếm 10-15% phần ngân sách bội chi của chính quyền Mỹ. Để nhanh chóng thoát khỏi tình thế khó khăn bế tắc, Mỹ đang tích cực tìm kiếm sự giúp đỡ của các nước xung quanh Apganixtan như Nga, Trung Quốc. Ngoài ra, từ năm 2010 đến nay, tình hình các nước Arập khu vực Tây Á, Bắc Phi liên tục rối ren. Những nhân tố bất ổn mới đó không những đe doạ an ninh dầu mỏ của Mỹ ở khu vực này, mà còn ảnh hưởng xấu đến quan hệ Mỹ với các đồng minh truyền thống trong khu vực, ảnh hưởng đến chiến lược chống khủng bố của Mỹ, dẫn đến một bộ phận lực lượng quân sự và nguồn lực ngoại giao bị lôi kéo trở lại khu vực này. Cho dù Mỹ không mong muốn, nhưng về khách quan, khu vực Trung Đông vẫn phân tán sự chú ý của Mỹ đối với Châu Á – Thái Bình Dương. Nói cách khác, sự xoay xở chiến lược đã kiềm chế tiến trình chuyển dịch chiến lược sang hướng Đông của Mỹ. Do đó, mức độ can dự vào điểm nóng khu vực Châu Á – Thái Bình Dương sẽ bị hạn chê. Khả năng nhiều hơn là Mỹ sẽ điều động lực lượng của đồng minh, vừa đạt được mục đích đe doạ, lại vừa không mất kiểm soát đối với tình hình khu vực này.
Thứ hai là làm thế nào để Mỹ nhận thức được vai trò của mình ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương? Mỹ là một bộ phận không thể tách rời của sự trỗi dậy kinh tế ở châu Á. Tuy nhiên, sự trỗi dậy về kinh tế và nâng cao vị thế địa chính trị châu Á trước hết được quyết định bởi bản thân các nước châu Á. Mỹ là một trong những nước quan trọng hợp tác, đầu tư, cung cấp kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý cho các nước châu Á, nhưng châu Á cũng có tiềm năng thị trường to lớn và ưu thế phát triển lâu dàu sau này. Giữa Mỹ và các nước châu Á có quan hệ mang tính phụ thuộc và bổ sung cho nhau. Nhiều nước châu Á (trong đó có những nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Xinhgapo, Ôxtrâylia và những nền kinh tế mới nổi như Inđônêxia, Trung Quốc) hoan nghênh Mỹ tiếp tục tham gia các hoạt động kinh tế ở châu Á. Đồng thời, các nước châu Á cũng ủng hộ mô hình “10+1”, “10+x” của ASEAN, ủng hộ ASEAN phát huy vai trò trung tâm trong các cơ  chế hợp tác khu vực. Tuy nhiên, Mỹ cao giọng tuyên bố mình “lãnh đạo châu A” đã đi ngược lại tinh thần cơ bản “hợp tác bình đẳng”, trái với lợi ích của ASEAN, nhất định sẽ khiến các nước lớn châu Á phải cảnh giác.
Ngoài ra, do sự gia tăng của vấn đề an ninh phi truyền thống nên thách thức đặt ra trước các nước Châu Á – Thái Bình Dương cũng rất khác với trước kia. Mỹ không nên chỉ quan tâm nhiều đến bảo vệ lợi ích quốc gia của mình, mà còn phải chia sẻ khó khăn hoạn nạn với các nước trong khu vực. Trận động đất mạnh ở Nhật Bản và khủng hoảng hạt nhân ở đảo Fukushima chứng tỏ, khả năng đoàn kết ứng phó với thảm hoạ của các quốc gia khu vực này được tăng lên, trong khi dân chúng Nhật Bản lại phê phán quân đội Mỹ cứu nạn chưa tích cực, tàu sân bay biết tin sự cố điện hạt nhân đã bỏ đi, đơn phương tuyên bố phạm vi sơ tán… Do trong quá trình cứu nạn và giải quyết khủng hoảng hạt nhân, giữa Mỹ và Nhật Bản thường xuyên có bất đồng, hơn nữa, do Nhật Bản có khuynh hướng quan tâm nhiều hơn đến những vấn đề nội bộ, sự phối hợp của Nhật Bản đối với chiến lược Châu Á – Thái Bình Dương có thể giảm bớt nên Mỹ phải điều chỉnh trọng điểm chương trình ngoại giao Châu Á – Thái Bình Dương của họ.
Thứ ba là nhìn nhận như thế nào vấn đề mâu thuẫn giữa các quốc gia trong khu vực. Do nguyên nhân lịch sử, một bộ phận khu vực Châu Á – Thái Bình Dương còn tồn tại di sản Chiến tranh Lạnh, một số nước có tranh chấp chủ quyền mang tính nhạy cảm, nhưng xu thế hợp tác khu vực đang khiến những bất đồng giữa các nước giảm đi, sự rủi ro tranh chấp an ninh cũng ít hơn, nếu mục đích của Mỹ tham gia vào hợp tác châu Á – Thái Bình Dương là để thực hiện cùng có lợi, các nước châu Á đương nhiên sẽ hoan nghênh; nếu ý đồ chiến lược của Mỹ là để ngăn chặn sự hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực, chia rẽ và lợi dụng mâu thuẫn giữa các nước nhằm bám giữ trật tự Châu Á – Thái Bình Dương dưới sự thống trị bá quyền của Mỹ thì nhất định sẽ vấp phải sự phản đối của các nước trong khu vực. Tại hội nghị cấp cao Mỹ – ASEAN năm 2010, một số nước không muốn thảo luận với Mỹ vấn đề Nam Hải khi không có sự hiện diện của Trung Quốc, trên thực tế đã phản ánh các nước trong khu vực không muốn địa bàn này trở thành nơi tranh giành của các nước lớn. Ngoại trưởng Thái Lan nói: “Nếu ASEAN thảo luận với Mỹ về vấn đề này (vấn đề Nam Hải) trong khi không có sự tham gia của Trung Quốc thì rất không hợp lý, chúng tôi không muốn bị coi là có ý đồ kết bè kéo cánh với Mỹ để chống lại Trung Quốc”. Mặc dù Mỹ rêu rao “Thuyết về mối đe doạ từ Trung Quốc”, nhưng trong bài viết của minh, Phó thủ tướng Malixia Muhyiddin lại cho rằng: “nên nhìn nhận sức mạnh quân sự của Trung Quốc một cách tích cực”, “sức mạnh quân sự của Trung Quốc được tăng cường có thể sẽ khiến Trung Quốc đóng góp được nhiều hơn cho hoà bình và an ninh quốc tế”. Ông cũng cho rằng mặc dù sức mạnh quân sự của Trung Quốc được tăng cường, nhưng Trung Quốc vẫn hợp tác với các nước Châu Á – Thái Bình Dương thông qua quan hệ đa phương hiện có, nên Malaixia không cảm thấy Trung Quốc là mối đe doạ.
Cuối cùng, làm thế nào để xử lý mối quan hệ với Trung Quốc? Với vị trí địa lý đặc thù của Trung Quốc ở Đông Á và sức mạnh của nước này không ngừng tăng lên, việc Mỹ xử lý mối quan hệ với Trung Quốc như thế nào sẽ quyết định hiệu quả lâu dài chiến lược Châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ. Do sự khác biệt về truyền thống văn hoá và chế độ xã hội, phương thức xử lý và trọng tâm của hai nước Trung – Mỹ đối với vấn đề khu vực cũng khác nhau, va chạm là điều khí tránh khỏi. Nhưng bất đồng có thể giải quyết bằng hiệp thương hoặc lựa chọn phương thức quản lý để duy trì trong phạm vi có thể kiểm soát được, hoặc tạm thời gác lại, không để ảnh hưởng đên hợp tác song phương. Nguyên cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Brêdinxki đã chỉ rõ: “Đối với những bất đồng, hai nước Trung – Mỹ không nên lảng tránh thảo luận thẳng thắn mà nên xử lý trên tinh thần hiểu biết lẫn nhau; nếu hai nước không thể củng cố và mở rộng hợp tác thì không những tổn hại đến lợi ích của hai nước mà còn bất lợi cho cả thế giới”. Nếu trong hoạch định chính sách Châu Á – Thái Bình Dương, Mỹ quan tâm nhiều hơn đến việc làm thế nào để gây sức ép với Trung Quốc, ly gián quan hệ giữa Trung Quốc với các nước xung quanh, bao vây và kiềm chế Trung Quốc, thì sự điều chỉnh chiến lược Châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ nhất định sẽ bị Trung Quốc phản ứng mạnh mẽ, từ đó sẽ tác động tiêu cực đến toàn bộ lợi ích của Mỹ. Nếu Mỹ có thái độ hợp tác tích cực, mang tính xây dựng, cùng Trung Quốc thiết lập quan hệ hợp tác, cùng tìm kiếm con đường giải quyết vấn đề điểm nóng khu vực, vấn đề phát triển chênh lệch thì sự hợp tác với Trung Quốc sẽ ngày càng mở rộng, hai nước sẽ cùng các quốc gia Châu Á – Thái Bình Dương thực hiện phồn thịnh chung trong mối quan hệ cùng có lợi cùng thắng lợi./.

Chủ Nhật, 16 tháng 10, 2011

Thế kỷ Thái Bình Dương của Mỹ



                                                                                                          Hillary Clinton, November 2011
Ngay cả khi chúng ta tăng cường những quan hệ song phương này, chúng ta đã nhấn mạnh sự quan trọng của hợp tác đa phương, vì chúng ta tin rằng muốn đối phó các thử thách xuyên quốc gia như loại vấn đề mà châu Á đang gặp phải hiện nay, chúng ta cần đến một loạt định chế có khả năng vận dụng hành động tập thể. Và một cơ cấu khu vực vững mạnh và chặt chẽ hơn tại châu Á sẽ tăng cường hệ thống luật lệ và trách nhiệm, từ việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đến việc đảm bảo quyền tự do lưu thông trên biển, những thứ quyền tạo cơ sở cho một trật tự quốc tế hữu hiệu. Trong các bối cảnh đa phương, hành vi có trách nhiệm [của một chế độ] sẽ được tưởng thưởng bằng tính chính danh và sự kính trọng của thế giới, và chúng ta có thể cùng nhau làm việc để buộc những ai phá hoại hòa bình, ổn định và thịnh vượng phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
Vào năm 2010, tại Diễn đàn Khu vực ASEAN tại Hà Nội, Hoa Kỳ đã giúp phát động một nỗ lực toàn khu vực nhằm bảo vệ quyền tiếp cận không hạn chế và tự do thông thương trên Biển Nam Trung Hoa, và hỗ trợ những luật lệ quốc tế quan trọng nhằm xác định các tuyên bố chủ quyền trong vùng Biển Nam Trung Hoa. Với sự kiện một nửa trọng tải hàng hóa của thế giới đi qua vùng biển này, đây là một nỗ lực rất quan trọng. Và trong năm qua, chúng ta đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc bảo vệ những lợi ích quan trọng của chúng ta liên quan đến sự ổn định và tự do thông thương và dọn đường cho một chính sách ngoại giao đa phương và bền vững giữa những nước có tuyên bố chủ quyền trong Biển Nam Trung Hoa, cố gắng đảm bảo rằng các tranh chấp sẽ được dàn xếp một cách hòa bình và phù hợp với các nguyên tắc hiện hữu của luật pháp quốc tế.
Tăng trưởng kinh tế ngoạn mục của châu Á trong thập niên qua và tiềm năng tăng trưởng liên tục vào tương lai của châu Á tùy thuộc vào nền an ninh và ổn định từ lâu được bảo đảm bởi quân đội Mỹ, bao gồm 50.000 lính Mỹ phục vụ tại Nhật Bản và Nam Hàn. Những thách đố do tình hình biến chuyển nhanh chóng trong khu vực hiện nay – từ những tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải đến những đe dọa mới mẻ đối với tự do thông thương trên biển đến hậu quả thiên tai trầm trọng – đòi hỏi Hoa Kỳ phải theo đuổi các khả năng quân sự được phân bố theo địa lý, có sức bật trong chiến đấu, và có lợi thế chính trị.
Nhưng thậm chí còn hơn cả sức mạnh quân sự của chúng ta hay tầm cỡ của nền kinh tế của chúng ta, tài sản giàu có nhất của chúng ta trong tư thế một quốc gia là sức mạnh nội tại trong các giá trị của chúng ta – đặc biệt là sự hậu thuẫn vững chắc của chúng ta cho dân chủ và nhân quyền. Điều này chứng minh phẩm cách quốc gia sâu sắc nhất của chúng ta và nằm ngay trung tâm của chính sách đối ngoại Mỹ, kể cả sự chuyển hướng chiến lược của chúng ta nhắm vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Chúng ta không thể và không muốn áp đặt hệ thống chính trị của chúng ta lên các nước khác, nhưng chúng ta thực sự tin tưởng một số giá trị nhất định là phổ quát – rằng người dân trong mọi quốc gia trên thế giới, kể cả châu Á, trân quý chúng – và rằng những giá trị này gắn liền với các quốc gia ổn định, hòa bình, và phồn thịnh. Cuối cùng, việc theo đuổi những quyền tự do và nguyện vọng của mình là hoàn toàn tùy thuộc vào người dân châu Á, y hệt như chúng ta nhận thấy người dân đã làm khắp nơi trên thế giới.
Chúng ta biết rằng những thực tế mới mẻ này đòi hỏi chúng ta phải có sáng kiến, phải cạnh tranh, và phải lãnh đạo bằng những đường lối mới. Thay vì phải rút khỏi thế giới, chúng ta cần phải xốc tới và đổi mới cách lãnh đạo của chúng ta. Trong một thời kỳ khan hiếm nguồn lực, hẳn nhiên là chúng ta cần phải đầu tư những nguồn lực này một cách khôn ngoan vào những nơi chúng có thể tạo ra nhiều lợi nhuận nhất, đó là lý do tại sao khu vực châu Á-Thái Bình Dương tượng trưng cho một vận hội đích thực của Thể kỷ XXI đối với chúng ta.
Hillary Clinton
Tương lai chính trị thế giới sẽ được định đoạt tại châu Á, chứ không phải tại Afghanistan hay Iraq, và Hoa Kỳ sẽ ở ngay trung tâm của biến chuyển này.
Trong khi cuộc chiến tại Iraq lắng dịu và Mỹ bắt đầu rút quân ra khỏi Afghanistan, Hoa Kỳ đang đứng vào một vị trí bản lề. Trong 10 năm qua, chúng ta đã dành những nguồn lực to lớn cho hai chiến trường nói trên. Trong 10 năm tới, chúng ta cần phải khôn khéo và làm việc có hệ thống liên quan đến những vùng chúng ta sẽ đầu tư thì giờ và năng lực, ngõ hầu chúng ta có thể đặt mình vào vị trí thuận lợi nhất nhằm duy trì vai trò lãnh đạo của chúng ta, đảm bảo lợi ích của chúng ta, và cổ vũ những giá trị của chúng ta. Vì thế, một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của lãnh đạo Mỹ trong thập kỷ tới sẽ là tập trung vào một nỗ lực đầu tư được tăng cường đáng kể – về ngoại giao, kinh tế, chiến lược, và các lãnh vực khác – tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Châu Á - Thái Bình Dương đã trở thành một động cơ chủ yếu của chính trị toàn cầu. Trải dài từ tiểu lục địa Ấn Độ đến bờ Tây châu Mỹ, khu vực này đã vắt ngang hai đại dương – Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương – những đại dương ngày càng được nối kết nhiều hơn bằng tàu bè và ý nghĩa chiến lược. Khu vực này cũng tự hào vì chiếm gần nửa dân số thế giới. Nó chứa đựng nhiều cỗ máy then chốt của kinh tế toàn cầu, cũng như các quốc gia đã tung ra những lượng khí thải nhà kính lớn nhất. Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương là quê hương của một số đồng minh chủ yếu của chúng ta và những cường quốc mới nổi (mới vươn dậy) quan trọng như Trung Quốc, Ấn Độ, và Indonesia.
Vào một thời điểm mà khu vực này đang xây dựng một cấu trúc kinh tế và an ninh già dặn hơn nhằm củng cố ổn định và thịnh vượng, sự cam kết của Hoa Kỳ đối với vùng này là thiết yếu. Sự cam kết này sẽ đóng góp cho việc xây dựng cấu trúc nói trên và mang lại lợi lộc cho vai trò lãnh đạo liên tục của Hoa Kỳ vào thế kỷ XXI này, giống hệt như sự cam kết của chúng ta sau Thế chiến II đối với việc xây dựng một mạng lưới gồm các định chế (institutions) và các mối quan hệ toàn diện và bền vững xuyên Đại Tây Dương đã từng mang lại lợi lộc nhiều lần hơn – và sẽ còn tiếp tục mang lại lợi lộc như thế. Đã đến lúc Hoa Kỳ cần thực hiện những đầu tư tương tự trong vai trò một cường quốc Thái Bình Dương, đây là một đường lối chiến lược được Tổng thống Barack Obama đưa ra từ đầu nhiệm kỳ của chính quyền ông và là một đường lối đã mang lại nhiều lợi lộc.
Trong khi Iraq và Afghanistan đang còn ở thời kỳ chuyển tiếp và đất nước chúng ta đang đối đầu với những thử thách kinh tế nghiêm trọng, có một số người trên sân khấu chính trị Mỹ đang đòi hỏi chúng ta không được tái phối trí lực lượng (reposition) mà phải mang các lực lượng về nước. Họ tìm cách cắt giảm sự hiện diện của chúng ta ở nước ngoài để hậu thuẫn các ưu tiên bức thiết ở trong nước. Những thôi thúc này là dễ hiểu, nhưng chúng rất sai lầm. Những kẻ cho rằng chúng ta không còn đủ sức để tích cực tham gia cùng thế giới rõ ràng đã đặt ngược vấn đề – sự thật là, chúng ta không thể không tham gia cùng thế giới. Từ việc mở ra các thị trường mới mẻ cho các doanh nghiệp Mỹ đến việc chặn đứng sự bành trướng vũ khí hạt nhân đến việc giữ cho các tuyến đường trên biển được tự do sử dụng cho mậu dịch và thông thương, các nỗ lực của chúng ta ở nước ngoài giữ vai trò then chốt cho sự thịnh vượng và an ninh của chúng ta ở trong nước. Hơn 60 năm qua, Hoa Kỳ đã nhiều lần chống lại sự thu hút của các cuộc tranh luận “đưa quân về nước” này cũng như cái logic tiềm ẩn “bên lở bên bồi” (zero-sum) của những lý luận này. Một lần nữa chúng ta phải chống lại khuynh hướng cô lập này.
Ở nước ngoài, người ta đang phân vân về các ý định của Mỹ – tức quyết tâm tiếp tục tham gia và lãnh đạo thế giới của chúng ta. Tại châu Á, họ thắc mắc liệu chúng ta sẽ duy trì sự hiện hiện ở đó hay không, liệu chúng ta có thể một lần nữa bị chia trí vì những biến cố ở những nơi khác hay không, liệu chúng ta có thể đưa ra – và giữ vững – những cam kết khả tín về kinh tế và chiến lược hay không, và liệu chúng ta có thể hậu thuẫn những cam kết đó bằng hành động cụ thể hay không. Câu trả lời là: Chúng ta có thể và chúng ta có quyết tâm.
Vận dụng được sức tăng trưởng và tính năng động của châu Á là điều rất quan trọng đối với các lợi ích kinh tế và chiến lược của Mỹ và là một ưu tiên chủ yếu của Tổng thống Obama. Thị trường thông thoáng tại châu Á cung ứng cho Hoa Kỳ những cơ hội chưa từng có về đầu tư, mậu dịch, và sự tiếp cận công nghệ tinh vi. Sự phục hồi kinh tế ở trong nước chúng ta sẽ tùy thuộc vào hàng xuất khẩu và khả năng của các công ty Mỹ trong việc tiếp cận giới tiêu thụ rộng lớn và ngày càng đông đảo tại châu Á. Về chiến lược, duy trì hoà bình và an ninh trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương là ngày càng thiết yếu cho sự tiến bộ toàn cầu, dù bằng cách bảo vệ sự tự do thông thương trên Biển Đông, hay bằng cách chống lại các nỗ lực phổ biến vũ khí hạt nhân của Bắc Hàn, hay bằng cách đảm bảo tính minh bạch trong các hoạt động quân sự của các nước quan trọng trong vùng.
Cũng như Châu Á là rất thiết yếu đối với tương lai của nước Mỹ, một nước Mỹ tích cực tham gia (engaged) là rất thiết yếu đối với tương lai châu Á. Khu vực này rất mong muốn sự lãnh đạo của Mỹ và doanh nghiệp Mỹ – có lẽ còn thiết tha hơn bất cứ thời nào trong lịch sử hiện đại. Chúng ta là cường quốc duy nhất có một mạng lưới liên minh vững mạnh ở trong khu vực, chúng ta không có tham vọng lãnh thổ, nhưng có một thành tích lâu dài là đã làm được nhiều ích lợi chung. Cùng với các đồng minh, chúng ta đã bảo đảm được an ninh khu vực qua hàng chục năm nay – tuần tra các tuyến đường biển châu Á và duy trì sự ổn định khu vực – và nỗ lực này đã giúp tạo điều kiện thuận lợi cho sự tăng trưởng kinh tế nơi đây. Chúng ta đã giúp hàng tỉ người trong khu vực hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu bằng cách thúc đẩy năng suất kinh tế, tăng cường xã hội dân sự, và phát triển các quan hệ nhân dân-với-nhân dân (people-to-people ties). Chúng ta là một đối tác đầu tư và mậu dịch quan trọng, là nguồn sáng tạo đã làm lợi cho giới công nhân và các doanh nghiệp trên cả hai bờ Thái Bình Dương, là nước chủ nhà đón mời 350.000 du học sinh châu Á mỗi năm, một quán quân về thị trường cởi mở, và là quốc gia cổ vũ các nhân quyền phổ quát.
Tổng thống Obama đã lãnh đạo một nỗ lực đa diện và kiên trì để nhận lãnh trọn vẹn vai trò không thể thay thế của chúng ta tại Thái Bình Dương, vận dụng toàn bộ Chính phủ Hoa Kỳ. Bấy lâu nay, đây là một nỗ lực khá âm thầm. Phần lớn nỗ lực này của chúng ta không nằm trên trang nhất của báo chí, một phần vì bản chất của nó – đầu tư dài hạn không gây được cảm tính bằng các khủng hoảng trước mắt – và một phần vì các tít lớn về tin tức của các vùng khác trên thế giới đã giành mất sự chú ý của mọi người.
Trong vai trò Bộ trưởng Ngoại giao, tôi đã đi ra ngoài thông lệ khi mở cuộc thăm viếng chính thức đầu tiên của tôi ở nước ngoài tại châu Á. Trong bảy chuyến thăm viếng tiếp theo đó, tôi đã có đặc ân nhìn tận mắt những chuyển biến nhanh chóng đang diễn ra trong khu vực, nêu bật sự kiện tương lai của Mỹ sẽ được liên kết thiết thân với tương lai của khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Sự chuyển hướng chiến lược nhắm vào khu vực này là rất hợp lý đối với nỗ lực toàn cầu tổng quát của chúng ta nhằm đảm bảo và duy trì vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ. Sự thành công của việc chuyển hướng này đòi hỏi phải duy trì và gia tăng sự đồng thuận của hai đảng về tầm quan trọng của khu vực châu Á-Thái Bình Dương đối với lợi ích quốc gia của chúng ta; chúng ta sẽ dựa vào truyền thống hữu nghị vững chắc đã được các Tổng thống và các Bộ trưởng Ngoại giao của cả hai đảng đã xây dựng qua nhiều thập niên. Sự thành công của việc chuyển hướng này cũng đòi hỏi phải khôn khéo thi hành một chiến lược khu vực chặt chẽ, hàm chứa ý nghĩa toàn cầu trong các lựa chọn của chúng ta.
Chiến lược khu vực đó sẽ như thế nào? Trước hết, nó đòi hỏi một sự cam kết bền vững đối với điều mà tôi gọi là chính sách ngoại giao “tiền phương” (forward-deployed diplomacy). Điều này có nghĩa là liên tục gởi đủ mọi thành phần trong vốn quý ngoại giao của chúng ta – gồm các viên chức cao nhất, các chuyên gia phát triển, các toán liên ngành, và các trang bị thường trực của chúng ta – đến mọi quốc gia và mọi nơi trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Chiến lược của chúng ta là sẽ liên tục tìm hiểu và thích ứng với mọi biến chuyển khẩn trương và sôi động diễn ra khắp châu Á. Với quan niệm này, công tác của chúng ta sẽ tiến hành theo sáu nguyên tắc hành động chủ yếu sau đây: tăng cường các liên minh an ninh song phương; củng cố các quan hệ hợp tác với các cường quốc mới trỗi dậy, kể cả TQ; tham gia các định chế đa phương trong khu vực; phát triển thương mại và đầu tư; tạo sự hiện diện quân sự trên cơ sở rộng lớn; và phát huy dân chủ và nhân quyền.
Nhờ địa lý độc đáo của mình, Hoa Kỳ vừa là cường quốc Đại Tây Dương vừa là cường quốc Thái Bình Dương. Chúng ta hãnh diện về những đối tác châu Âu của chúng ta và tất cả những gì họ đã thể hiện. Thách thức của chúng ta hiện nay là xây dựng cho được một mạng lưới gồm có những đối tác và định chế khắp khu vực Thái Bình Dương vừa vững bền vừa phù hợp với lợi ích và các giá trị của Mỹ như mạng lưới chúng ta đã xây dựng khắp khu vực Đại Tây Dương. Đó là mục tiêu mà các nỗ lực của chúng ta trong tất cả những vùng này phải nhắm tới.
Các liên minh có thỏa ước (treaty alliances) giữa chúng ta với Nhật Bản, Nam Hàn, Australia, Philippines, và Thái Lan là điểm tựa cho sự chuyển hướng chiến lược của chúng ta nhắm vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Các liên minh này đã đảm bảo hòa bình và an ninh khu vực hơn nửa thế kỷ nay, tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển kinh tế ngoạn mục trong khu vực. Chúng đã tạo thế đòn bẫy cho sự hiện diện của chúng ta trong khu vực và gia tăng vai trò lãnh đạo của chúng ta trong khu vực ở vào một thời điểm có những thử thách an ninh đang diễn ra.
Mặc dù những liên minh này đã rất thành công, nhưng chúng ta không thể chỉ giản dị duy trì chúng như cũ – chúng ta cần phải hiện đại hóa chúng cho phù hợp với một thế giới đang thay đổi. Trong nỗ lực này, chính quyền Obama được hướng dẫn bởi ba nguyên tắc cốt lõi. Một là, chúng ta phải duy trì đồng thuận chính trị trên các mục tiêu cốt lõi của các liên minh của chúng ta. Hai là, chúng ta phải bảo đảm rằng các liên minh của chúng ta là gọn nhẹ và dễ thích ứng (nimble and adaptive) ngõ hầu chúng có thể đối phó thành công những thách đố mới và nắm bắt những vận hội mới. Ba là, chúng ta phải đảm bảo rằng khả năng phòng thủ và cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc của các liên minh này có đủ khả năng hoạt động và đủ trang bị vật chất để chặn đứng các hành động khiêu khích dù đến từ bất cứ một quốc gia nào hay một phe nhóm phi-nhà nước (nonstate actor) nào.
Liên minh với Nhật Bản, nền tảng của hòa bình và ổn định trong khu vực, chứng tỏ cách thế mà chính quyền Obama đang thể hiện những nguyên tắc nói trên. Hai quốc gia chúng ta chia sẻ một viễn kiến chung về trật tự ổn định trong khu vực với một thứ luật đi đường rõ ràng – từ tự do thông thương trên biển đến thị trường cởi mở và cạnh tranh công bằng. Chúng ta đã thoả thuận một sự dàn xếp mới, gồm có sự đóng góp trên 5 tỉ đôla từ Chính phủ Nhật Bản, nhằm đảm bảo việc tiếp tục duy trì sự hiện diện của các lực lượng Mỹ tại Nhật Bản, đồng thời mở rộng các hoạt động tình báo, giám sát, do thám hỗn hợp nhằm chặn đứng và phản ứng kịp thời các thách thức an ninh khu vực, cũng như chia sẻ thông tin để đối phó các đe dọa trên mạng lưới Internet. Chúng ta đã ký kết một thỏa ước Bầu trời mở (Open Skies agreement) nhằm gia tăng khả năng tiếp cận thị trường của các doanh nghiệp và thắt chặt các quan hệ giữa nhân dân với nhân dân (people-to-people ties), đã phát động một cuộc đối thoại chiến lược về châu Á-Thái Bình Dương, và đã và đang hợp tác chặt chẽ trong tư thế là hai nước đóng góp nhiều nhất tại Afghanistan.
Tương tự như thế, liên minh giữa chúng ta và Nam Hàn đã trở nên vững mạnh hơn và hoạt động hiệp đồng hơn, đồng thời chúng ta tiếp tục phát triển các khả năng hỗn hợp [của hai quân đội] để chặn đứng và trả lời các khiêu khích của Bắc Hàn. Hai nước đã chấp nhận một kế hoạch để đảm bảo sự chuyển giao tốt đẹp quyền điều khiển các cuộc hành quân trong thời chiến và để chuẩn bị cho việc Thỏa ước Mậu dịch Tự do Mỹ-Hàn được thông qua [Đã được Quốc hội Mỹ thông qua hôm 12-10 – DG]. Và liên minh giữa hai nước chúng ta đã mang tính toàn cầu, xuyên qua sự hợp tác của chúng ta tại các cuộc họp của nhóm G-20 và Hội nghị Thượng đỉnh Hạt nhân và xuyên qua các nỗ lực chung tại Haiti và Afghanistan.
Chúng ta cũng đang mở rộng liên minh với Australia từ một quan hệ đối tác Thái Bình Dương sang một quan hệ đối tác Ấn Độ-Thái Bình Dương, và thật ra đây là một quan hệ đối tác toàn cầu. Từ vấn đề an ninh mạng đến vấn đề Afghanistan đến cuộc Nổi dậy của Thế giới Ả Rập đến nỗ lực tăng cường cơ cấu khu vực tại châu Á-Thái Bình Dương, ý kiến và cam kết của Australia là không thể thiếu. Và tại Đông Nam Á, chúng ta đang phục hồi và tăng cường các liên minh giữa Hoa Kỳ với Philippines và Thái Lan, gia tăng, chẳng hạn, số thăm viếng của các chiến hạm Mỹ tại Philippine và đang hoạt động để đảm bảo huấn luyện thành công các lực lượng chống khủng bố Philippine xuyên qua Lực lượng Hành quân Đặc nhiệm Hỗn hợp (Joint Special Operations Task Force) tại Mindanao. Tại Thái Lan – đối tác có hiệp ước lâu đời nhất của chúng ta tại châu Á – chúng ta hoạt động để thành lập một trung tâm gồm những nỗ lực nhân đạo và cứu trợ thiên tai trong khu vực.
Trong khi chúng ta cập nhật hóa các liên minh của chúng ta để đáp ứng những đòi hỏi mới, chúng ta cũng xây dựng các quan hệ đối tác mới để giúp giải quyết các vấn đề chung. Bàn tay hữu nghị của chúng ta đối với Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Singapore, Tân Tây Lan, Malaysia, Mông Cổ, Việt Nam, Brunei, và các Đảo quốc Thái Bình Dương là nằm trong một nỗ lực rộng lớn hơn để đảm bảo một đường lối toàn diện cho chiến lược Mỹ và sự tham gia của Mỹ trong khu vực này. Chúng ta yêu cầu những đối tác đang trỗi dậy này cùng chúng ta hình thành và tham gia một trật tự khu vực và toàn cầu dựa trên luật lệ.
Một trong các quốc gia nổi bậc nhất trong những đối tác đang trỗi dậy này dĩ nhiên là Trung Quốc. Giống như rất nhiều nước khác trước nó, Trung Quốc đã phồn thịnh trong hệ thống kinh tế cởi mở và dựa vào luật lệ, một hệ thống mà Hoa Kỳ đã có công xây dựng và đang có nỗ lực duy trì. Và ngày nay, Trung Quốc tiêu biểu cho một trong những quan hệ song phương thách đố và quan trọng nhất mà Hoa Kỳ chưa từng phải đối phó. Điều này đòi hỏi một sự quản lý chính sách thận trọng, vững chãi, năng động; về phần chúng ta, đây là một đường lối đối với Trung Quốc đặt trên cơ sở thực tế, tập trung vào kết quả, và phù hợp với các nguyên tắc và lợi ích của chúng ta.
Tất cả chúng ta đều biết rằng những lo sợ và những nhận thức sai lầm vẫn tiếp tục tồn tại trên cả hai bờ Thái Bình Dương. Một số người trên đất nước chúng ta coi sự tiến bộ của Trung Quốc như một đe dọa cho Hoa Kỳ; một số người tại Trung Quốc lo rằng Mỹ đang tìm cách kềm hãm sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc. Chúng ta bác bỏ cả hai quan niệm ấy. Sự thật là một nước Mỹ thịnh vượng là tốt lành cho Trung Quốc và một Trung Quốc thịnh vượng là tốt lành cho Mỹ. Cả hai nước chúng ta sẽ gặt hái rất nhiều điều tốt đẹp từ sự hợp tác hơn là từ xung đột. Nhưng chúng ta không thể xây dựng một quan hệ hữu nghị chỉ dựa vào các điều mong ước mà thôi. Việc biến những lời nói tốt đẹp thành sự hợp tác hữu hiệu một cách thường xuyên hơn – và, rất quan trọng, việc thể hiện trách nhiệm và bổn phận toàn cầu của mỗi nước là hoàn toàn tùy thuộc vào cả hai quốc gia chúng ta. Đây là những điều sẽ quyết định là mối quan hệ của chúng ta có phát triển hết tiềm năng trong những năm sắp tới hay không. Chúng ta cũng phải thẳng thắn nói ra những dị biệt giữa hai nước. Chúng ta phải cương quyết giải quyết những dị biệt này trong khi chúng ta theo đuổi công việc khẩn cấp mà hai nước chúng ta cùng nhau thực hiện. Và chúng ta cần phải tránh những kỳ vọng thiếu thực tế.
Trong hai năm rưỡi vừa qua, một trong những ưu tiên hàng đầu của tôi là tìm cách nhận ra và mở rộng các lãnh vực lợi ích chung, hợp tác với Trung Quốc để xây dựng sự tin tưởng lẫn nhau, và khuyến khích các nỗ lực tích cực của Trung Quốc trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu. Đó là lý do tại sao Bộ trưởng Tài chính Timothy Geithner và tôi đã phát động cuộc Đối thoại Chiến lược và Kinh tế, những cuộc thảo luận sâu sắc và rộng rãi nhất từ trước đến nay giữa hai Chính phủ chúng ta, có sự tham dự của hàng chục cơ quan của cả hai bên để bàn thảo những vấn đề song phương bức thiết nhất, từ an ninh đến năng lượng đến nhân quyền.
Chúng ta cũng đang tìm cách gia tăng tính minh bạch và giảm rủi ro vì tính toán sai lầm hoặc hiểu sai tín hiệu giữa hai quân đội. Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế đã và đang theo dõi những nỗ lực hiện đại hóa và bành trướng quân đội của Trung Quốc, và chúng ta còn đang tìm kiếm sự minh bạch về những ý định của Trung Quốc. Cả hai phía sẽ hưởng lợi từ sự tiếp xúc bền vững và có thực chất giữa quân đội với quân đội (military-to-military engagement), nhờ vậy sẽ gia tăng tính minh bạch. Do đó lắm lúc chúng ta mong đợi Trung Quốc khắc phục được sự do dự của mình và tham gia cùng chúng ta trong việc hình thành một cuộc đối thoại bền vững giữa quân đội với quân đội. Và chúng ta cần phải hợp tác với nhau để tăng cường cuộc Đối thoại An ninh Chiến lược (the Strategic Security Dialogue), một cuộc đối thoại quy tụ các lãnh đạo quân đội và dân sự để thảo luận các vấn đề nhạy cảm như an ninh trên biển và an ninh trên mạng Internet.
Trong khi chúng ta cùng nhau xây dựng niềm tin, chúng ta cam kết hợp tác với Trung Quốc để đối phó với những vấn đề nghiêm trọng về an ninh khu vực và toàn cầu. Đây là lý do tôi thường xuyên gặp gỡ – lắm lúc trong bối cảnh thiếu nghi thức – với các đồng nhiệm Trung Quốc, Ủy viên Quốc vụ viện Đới Bỉnh Quốc và Bộ trưởng Ngoại giao Dương Thiết Trì để thảo luận thẳng thắn về những thách đố nghiêm trọng như Bắc Hàn, Afghanistan, Pakistan, Iran, và những diễn biến tình hình trong Biển Nam Trung Hoa.
Trên mặt trận kinh tế, Hoa Kỳ và Trung Quốc cần phải hợp tác để đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu vững mạnh và quân bình. Tiếp theo sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, Hoa Kỳ và Trung Quốc đã cùng nhau làm việc một cách hữu hiệu xuyên qua nhóm G-20 để giúp kéo nền kinh tế toàn cầu ra khỏi bờ vực thẳm. Chúng ta cần phải đặt tin tưởng trên sự hợp tác ấy. Các công ty Mỹ muốn có cơ hội đồng đều để xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường đang tăng trưởng của Trung Quốc, những thị trường này có thể là động cơ quan trọng tạo ra công ăn việc làm tại Mỹ. Và các công ty Mỹ cũng muốn đảm bảo rằng 50 tỷ đôla tiền vốn của Mỹ đầu tư vào Trung Quốc sẽ tạo ra một nền móng vững chắc cho các cơ hội mới mẻ về thị trường và đầu tư nhằm hậu thuẫn tính cạnh tranh toàn cầu. Trong khi đó, các công ty Trung Quốc muốn có thể mua thêm nhiều sản phẩm công nghệ cao từ Hoa Kỳ, đầu tư thêm vào đây, và cùng được hưởng những điều kiện tiếp cận mà các nền kinh tế thị trường được hưởng. Chúng ta có thể hợp tác trên những mục tiêu này, nhưng Trung Quốc vẫn cần phải thực hiện những bước quan trọng để tiến tới cải tổ thị trường. Đặc biệt là, chúng ta đang làm việc với Trung Quốc để chấm dứt các phân biệt đối xử bất công đối với các công ty Mỹ và các công ty nước ngoài khác hay đối với các công nghệ đầy sáng kiến của họ, tháo gỡ những ưu đãi mà Trung Quốc dành cho các công ty nội địa, và chấm dứt những biện pháp gây bất lợi hay chiếm đoạt đối với quyền sở hữu trí tuệ nước ngoài. Và chúng ta cũng mong đợi Trung Quốc thực hiện những buớc cần thiết để cho phép tiền tệ của mình [tức đồng Nhân dân tệ] tăng giá nhanh hơn nữa, so với đồng đôla Mỹ cũng như so với tiền tệ của các đối tác thương mại quan trọng khác của Trung Quốc. Chúng ta tin rằng những cải tổ này không những có lợi cho cả hai nước (thật ra, chúng sẽ hậu thuẫn những chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm của Trung Quốc, kêu gọi sự tăng trưởng dựa vào tiêu thụ nội địa), mà lại còn đóng góp cho sự quân bình kinh tế toàn cầu, cho khả năng dự đoán kinh tế, và sự thịnh vượng rộng lớn hơn.
Tất nhiên, chúng ta cũng khẳng định rõ ràng, một cách công khai hoặc riêng lẻ, những quan ngại nghiêm trọng của chúng ta về nhân quyền. Và khi chúng ta thấy được những tin tức liên quan đến các luật sư, văn sĩ, nghệ sĩ, và những người hoạt động vì công ích khác bị giam giữ hoặc bị biến mất, Hoa Kỳ cần phải lên tiếng, một cách công khai hay một cách riêng lẻ, với những mối quan ngại của chúng ta về nhân quyền. Chúng ta từng biện minh với các đồng nhiệm Trung Quốc rằng một sự tôn trọng sâu sắc đối với luật quốc tế và một hệ thống chính trị cởi mở hơn sẽ tạo cho Trung Quốc nền móng vững chắc để đạt được ổn định chính trị và tăng trưởng kinh tế to lớn hơn nhiều – đồng thời tăng thêm niềm tin của các quốc gia đối tác của Trung Quốc. Nếu không thực hiện những điều vừa nói, Trung Quốc đang đặt ra những giới hạn không cần thiết cho sự phát triển của chính mình.
Xét cho cùng, không có một cẩm nang nào hướng dẫn mối quan hệ đang diễn tiến giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Nhưng vì những quyền lợi là quá cao, chúng ta không thể chịu thất bại. Khi xúc tiến các hoạt động, chúng ta sẽ tiếp tục đưa quan hệ của chúng ta với Trung Quốc vào trong một khuôn khổ khu vực rộng lớn hơn gồm có các liên minh an ninh, mạng lưới kinh tế, và các mối liên hệ xã hội.
Trong số những cường quốc mới nổi quan trọng mà chúng ta sẽ hợp tác chặt chẽ là Ấn Độ và Indonesia, hai trong những cường quốc dân chủ năng động và đáng kể nhất của châu Á, và là hai quốc gia mà chính quyền Obama đã và đang theo đuổi những mối quan hệ rộng lớn hơn, sâu sắc hơn, và có chủ đích hơn. Vùng biển từ Ấn Độ Đương xuyên qua Eo biển Malacca đến Thái Bình Dương chứa đựng những tuyến đường mậu dịch và năng lượng sinh động nhất thế giới. Kết hợp lại, Ấn Độ và Indonesia đã chiếm hết 1/4 dân số thế giới. Những quốc gia này là động cơ chủ yếu của kinh tế toàn cầu, đối tác quan trọng của Hoa Kỳ, và ngày càng có những đóng góp quan trọng cho hòa bình và an ninh khu vực. Và vai trò quan trọng của hai nước này có khả năng gia tăng trong những năm sắp tới.
Tổng thống Obama đã phát biểu trước Quốc hội Ấn Độ rằng quan hệ giữa Ấn Độ và Mỹ sẽ là một trong những quan hệ đối tác có ý nghĩa nhất của Thế kỷ XXI, đặt cơ sở trên những giá trị chung và lợi ích chung. Cả hai bên vẫn còn có những trở ngại phải vượt qua và những vấn đề cần được giải đáp, nhưng Hoa Kỳ đang đánh cá chiến lược [đặt tin tưởng chiến lược] vào tương lai của Ấn Độ – rằng một vai trò to lớn hơn của Ấn Độ trên sân khấu thế giới sẽ gia tăng hòa bình và ổn định, rằng mở cửa thị trường Ấn Độ cho thế giới sẽ dọn đường cho sự thịnh vượng khu vực và toàn cầu rộng lớn hơn, rằng những tiến bộ khoa học và công nghệ của Ấn Độ sẽ cải thiện đời sống và nâng cao kiến thức nhân loại khắp mọi nơi, và rằng thể chế dân chủ sinh động và đa nguyên của Ấn Độ sẽ mang lại những kết quả có thể đo lường được và những cải thiện cụ thể cho người dân và khuyến khích các nước khác đi theo một đường lối cởi mở và bao dung tương tự. Vì vậy, chính quyền Obama đã mở rộng quan hệ đối tác song phương của hai nước; tích cực hậu thuẫn các nỗ lực Nhìn sang phía Đông (Look East efforts) của Ấn Độ, kể cả bằng cách tham dự một cuộc đối thoại ba bên (trilateral dialogue) với Ấn Độ và Nhật Bản; và phác họa một viễn kiến mới mẻ cho một khu vực Nam và Trung Á hội nhập kinh tế và ổn định chính trị hơn, với Ấn Độ ở vị trí then chốt.
Chúng ta cũng đang thiết lập một quan hệ đối tác mới mẻ với Indonesia, nước dân chủ lớn thứ ba thế giới, quốc gia Hồi giáo đông nhất thế giới, và là một thành viên của Nhóm G-20. Chúng ta đã tiếp tục lại chương trình huấn luyện hỗn hợp các đơn vị lực lượng đặc biệt và ký một số thỏa ước về y tế, trao đổi giáo dục, khoa học và công nghệ, và quốc phòng. Và năm nay, đáp lời mời của Chính phủ Indonesia, Tổng thống Obama sẽ mở đầu sự tham dự của Mỹ tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (the East Asia Summit) – Nhưng chúng ta vẫn còn một đoạn đường phải đi – chúng ta cần phải hợp tác với nhau để khắc phục những trở ngại hành chính, những nghi ngờ còn tồn đọng trong lịch sử, và những thiếu sót trong việc tìm hiểu quan điểm và lợi ích của nhau.
Ngay cả khi chúng ta tăng cường những quan hệ song phương này, chúng ta đã nhấn mạnh sự quan trọng của hợp tác đa phương, vì chúng ta tin rằng muốn đối phó các thử thách xuyên quốc gia như loại vấn đề mà châu Á đang gặp phải hiện nay, chúng ta cần đến một loạt định chế có khả năng vận dụng hành động tập thể. Và một cơ cấu khu vực vững mạnh và chặt chẽ hơn tại châu Á sẽ tăng cường hệ thống luật lệ và trách nhiệm, từ việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đến việc đảm bảo quyền tự do lưu thông trên biển, những thứ quyền tạo cơ sở cho một trật tự quốc tế hữu hiệu. Trong các bối cảnh đa phương, hành vi có trách nhiệm [của một chế độ] sẽ được tưởng thưởng bằng tính chính danh và sự kính trọng của thế giới, và chúng ta có thể cùng nhau làm việc để buộc những ai phá hoại hòa bình, ổn định và thịnh vượng phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
Vì thế, Hoa Kỳ đã bắt đầu tham dự đầy đủ các định chế đa phương trong khu vực như Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), ý thức rằng sự hợp tác của chúng ta với các định chế khu vực chỉ bổ túc chứ không thể thay thế các quan hệ song phương. Có một đòi hỏi từ khu vực này rằng Mỹ cần phải đóng một vai trò tích cực trong việc sắp xếp nghị trình của những định chế này – và sự kiện các định chế này cần phải hoạt động hữu hiệu và sẵn sàng đáp ứng với tình hình cũng nằm trong lợi ích của chúng ta.
Đó là lý do tại sao Tổng thống Obama sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á lần đầu tiên vào tháng Mười một này. Để chuẩn bị, Hoa Kỳ đã mở một Văn phòng Đại diện mới tại ASEAN ở Jakarta và đã ký kết Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác với ASEAN. Sự tập trung của chúng ta vào việc phát triển một nghị trình nhắm vào kết quả (results-oriented agenda) đã rất hữu ích trong các nỗ lực nhằm giải quyết các cuộc tranh chấp trong Biển Nam Trung. Vào năm 2010, tại Diễn đàn Khu vực ASEAN tại Hà Nội, Hoa Kỳ đã giúp phát động một nỗ lực toàn khu vực nhằm bảo vệ quyền tiếp cận không hạn chế và tự do thông thương trên Biển Nam Trung Hoa, và hỗ trợ những luật lệ quốc tế quan trọng nhằm xác định các tuyên bố chủ quyền trong vùng Biển Nam Trung Hoa. Với sự kiện một nửa trọng tải hàng hóa của thế giới đi qua vùng biển này, đây là một nỗ lực rất quan trọng. Và trong năm qua, chúng ta đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc bảo vệ những lợi ích quan trọng của chúng ta liên quan đến sự ổn định và tự do thông thương và dọn đường cho một chính sách ngoại giao đa phương và bền vững giữa những nước có tuyên bố chủ quyền trong Biển Nam Trung Hoa, cố gắng đảm bảo rằng các tranh chấp sẽ được dàn xếp một cách hòa bình và phù hợp với các nguyên tắc hiện hữu của luật pháp quốc tế.
Chúng ta cũng có nỗ lực củng cố APEC như một định chế cấp lãnh đạo (leaders-level institution) tập trung vào việc xúc tiến hội nhập kinh tế và quan hệ mậu dịch xuyên Thái Bình Dương. Tiếp theo việc nhóm APEC mạnh dạn kêu gọi thành lập một khu mậu dịch tự do của châu Á-Thái Bình Dương, Tổng thống Obama sẽ là gia chủ của Cuộc họp các Lãnh đạo APEC năm 2011 tại Hawaii tháng Mười một này. Chúng ta cam kết xây dựng APEC thành một định chế kinh tế khu vực hàng đầu của châu Á-Thái Bình Dương, đưa ra nghị trình kinh tế theo một đường lối có thể kết hợp các nền kinh tế tiên tiến và các nền kinh tế mới nổi nhằm đẩy mạnh tự do mậu dịch và đầu tư, cũng như xây dựng khả năng và cải thiện các chế độ điều tiết (regulatory regimes). APEC và hoạt động của nó giúp bành trướng các mặt hàng xuất khẩu của Mỹ, tạo ra và yểm trợ các việc làm có chất lượng cao tại Hoa Kỳ, đồng thời nuôi dưỡng mức tăng trưởng kinh tế trong khu vực. APEC cũng cung cấp một phương tiện quan trọng để thúc đẩy một nghị trình rộng lớn nhằm giải phóng tiềm năng tăng trưởng kinh tế mà phụ nữ là tiêu biểu. Về phương diện này, Hoa Kỳ cam kết hợp tác với các đối tác của chúng ta bằng những bước đầy tham vọng nhằm thúc đẩy sự ra đời của Thời đại Tham gia (the Participation Age), trong đó mọi cá nhân, bất chấp giới tính hay các đặc tính khác, đều là thành viên có đóng góp và quý báu của thị trường toàn cầu.
Ngoài cam kết của chúng ta đối với những định chế đa phương rộng lớn này, chúng ta đã cố gắng tổ chức và phát động một số các cuộc họp “đa phương nhỏ”, các nhóm nhỏ những quốc gia có quan tâm để đối phó những vấn đề riêng biệt, chẳng hạn Sáng kiến Hạ lưu Sông Mê Kông (the Lower Mekong Initiative) mà chúng ta đã phát động nhằm hỗ trợ giáo dục, y tế, và những chương trình bảo vệ môi trường tại Căm Pu Chia, Lào, Thái Lan, và Việt Nam, và Diễn đàn các Đảo Thái Bình Dương (the Pacific Islands Forum), ở đó chúng ta đang hoạt động để hỗ trợ các thành viên trong khi họ đương đầu với các thử thách, từ thay đổi khí hậu đến đánh bắt cá quá mức quy định đến tự do thông thương trên biển. Chúng ta cũng đang bắt đầu theo đuổi các cơ hội ba bên mới mẻ (new trilateral opportunities) với những nước khác nhau như Mông Cổ, Indonesia, Nhật Bản, Kazakhstan, và Nam Hàn. Và chúng ta cũng đang nhắm vào việc cải thiện việc điều hợp (coordination) và tham gia của ba đại cường [ba anh khổng lồ] của châu Á-Thái Bình Dương: Trung Quốc, Ấn Độ, và Hoa Kỳ.
Bằng tất cả các đường lối khác nhau này, chúng ta đang cố gắng ảnh hưởng và tham dự vào một cơ cấu khu vực linh động, hiệu quả, và có khả năng đáp ứng tình hình – và đảm bảo rằng cơ cấu này nối kết với một cơ cấu toàn cầu rộng lớn hơn, không những bảo vệ sự ổn định và thương mại quốc tế mà còn phổ biến các giá trị của chúng ta.
Chúng ta nhấn mạnh chức năng kinh tế của APEC trong việc theo đuổi những cam kết rộng lớn hơn là để nâng cao chính sách kinh tế như là một cột trụ của chính sách đối ngoại Mỹ. Sự tiến bộ kinh tế ngày càng lệ thuộc vào các quan hệ ngoại giao vững mạnh, và sự tiến bộ ngoại giao ngày càng lệ thuộc vào các quan hệ kinh tế vững mạnh. Và lẽ tự nhiên, một sự tập trung vào việc thúc đẩy sự thịnh vượng của Mỹ có nghĩa là một sự tập trung lớn hơn vào mậu dịch và sự cởi mở kinh tế tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Khu vực này đã tạo ra hơn nửa sản lượng toàn cầu và gần nửa lượng mậu dịch toàn cầu. Trong khi chúng ta đang phấn đấu để đạt mục tiêu của Tổng thống Obama là tăng gấp đôi lượng hàng xuất khẩu vào năm 2015, chúng ta cũng đang tìm kiếm cơ hội để phát triển doanh nghiệp Mỹ hơn nữa tại châu Á. Năm ngoái, lượng hàng xuất khẩu của Mỹ đến các nước ở Bờ Tây Thái Bình Dương (the Pacific Rim) lên đến tổng số 320 tỷ đôla, hỗ trợ cho 850.000 việc làm tại Mỹ. Như vậy có rất nhiều yếu tố thuận lợi khi chúng ta cân nhắc việc tái phối trí [chiến lược] này.
Khi tôi nói chuyện với các đồng nhiệm châu Á của tôi, một đề tài thường xuyên nổi bật: Họ vẫn muốn Hoa Kỳ là một đối tác tích cực và đầy sáng kiến trong các tương tác thương mại và mậu dịch đang gia tăng trong khu vực. Và khi tôi nói chuyện với các lãnh đạo doanh nghiệp khắp đất nước chúng ta, tôi nghe rằng việc Hoa Kỳ mở rộng các cơ hội xuất khẩu và đầu tư của chúng ta tại các thị trường năng động của châu Á là rất quan trọng.
Tháng Ba vừa qua tại các cuộc họp APEC tại Washington, và một lần nữa tại Hồng Kông vào tháng Bảy, tôi đã nêu ra bốn thuộc tính (attributes) mà tôi cho là mô tả tính cách của một sự cạnh tranh kinh tế lành mạnh: thông thoáng, tự do, minh bạch, và công bằng. Qua sự tham gia tích cực của chúng ta trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, chúng ta đang giúp thể hiện những nguyên tắc này và chứng minh giá trị của chúng với thế giới.
Chúng ta đang theo đuổi những hiệp ước thương mại tiên phong có khả năng nâng cao tiêu chuẩn cạnh tranh công bằng ngay cả khi những hợp đồng này mở ra những thị trường mới mẻ. Chẳng hạn, Hiệp ước Tự do mậu dịch Mỹ-Hàn sẽ loại bỏ thuế quan trên 95% hàng xuất khẩu tiêu thụ và hàng xuất khẩu công nghiệp của Mỹ trong vòng 5 năm và hỗ trợ khoảng 75.000 việc làm tại Mỹ. Nội việc giảm thuế quan này mà thôi cũng có thể gia tăng các mặt hàng xuất khẩu của Mỹ thêm hơn 10 tỉ đôla và giúp kinh tế Nam Hàn tăng trưởng thêm 6% của tỷ lệ tăng trưởng hàng năm. Hiệp ước này sẽ san bằng sân chơi cho các công ty xe hơi Mỹ và công nhân Mỹ. Vì thế, bất luận bạn là một nhà chế tạo máy móc Mỹ hay một người xuất khẩu hóa chất Nam Hàn, hiệp ước này sẽ hạ thấp các rào cản đã ngăn cấm bạn với tới các khách hàng mới.
Chúng ta cũng đạt được tiến bộ về Quan hệ Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TTP), một thỏa ước sẽ tập hợp một số nền kinh tế xuyên Thái Bình Dương – phát triển cũng như đang phát triển – thành một cộng đồng thương mại đơn nhất [còn đang trong vòng đàm phán giữa Hoa Kỳ và 8 quốc gia khác trong đó có Việt Nam – DG.] Mục đích của chúng ta là tạo ra tăng trưởng không những nhiều hơn, nhưng còn tốt đẹp hơn. Chúng ta tin rằng các thỏa ước thương mại cần phải có những điều khoản bảo vệ công nhân, môi trường, quyền sở hữu trí tuệ, và sáng kiến. Những điều khoản này cũng phải khuyến khích dòng giao lưu tự do của công nghệ thông tin và truyền bá công nghệ xanh [bảo vệ môi trường], cũng như sự chặt chẽ trong hệ thống điều tiết của chúng ta và hiệu năng của hệ thống cung cấp sản phẩm. Sau cùng, sự tiến bộ của chúng ta sẽ được đo lường bằng phẩm chất của đời sống dân chúng – là liệu cả đàn ông lẫn đàn bà có được việc làm phù hợp với nhân phẩm, có kiếm được đồng lương đủ sống, có nuôi gia đình được khỏe mạnh, có giáo dục được con cái, và có nắm bắt cơ hội để cải thiện vận mệnh của chính họ hay của thế hệ tiếp theo hay không. Chúng ta hy vọng một hiệp ước TTP với tiêu chuẩn cao có thể được dùng làm mẩu mực cho các hiệp ước tương lai – và sẽ phát triển để trở thành một diễn đàn cho sự tương tác rộng lớn hơn trong khu vực và sau cùng trở thành một khu mậu dịch tự do của châu Á-Thái Bình Dương.
Muốn đạt được quân bình trong những quan hệ mậu dịch, chúng ta cần có sự cam kết hai chiều. Đó là bản chất của quân bình – nó không thể được áp đặt một cách đơn phương. Vì thế, chúng ta đang làm việc thông qua APEC, nhóm G-20, và các quan hệ song phương để cổ vũ thêm nhiều thị trường tự do hơn nữa, giảm các hạn chế trên hàng xuất khẩu, tăng cường tính minh bạch, và đòi hỏi một cam kết chung cho sự công bằng. Doanh nghiệp Mỹ và công nhân Mỹ cần có sự tin tưởng là họ đang hoạt động trên một sân chơi bằng phẳng, với những luật lệ có thể tiên đoán được trên mọi phương diện từ sở hữu trí tuệ đến sáng kiến của người bản xứ.
Tăng trưởng kinh tế ngoạn mục của châu Á trong thập niên qua và tiềm năng tăng trưởng liên tục vào tương lai của châu Á tùy thuộc vào nền an ninh và ổn định từ lâu được bảo đảm bởi quân đội Mỹ, bao gồm 50.000 lính Mỹ phục vụ tại Nhật Bản và Nam Hàn. Những thách đố do tình hình biến chuyển nhanh chóng trong khu vực hiện nay – từ những tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải đến những đe dọa mới mẻ đối với tự do thông thương trên biển đến hậu quả thiên tai trầm trọng – đòi hỏi Hoa Kỳ phải theo đuổi các khả năng quân sự được phân bố theo địa lý, có sức bật trong chiến đấu, và có lợi thế chính trị.
Chúng ta đang hiện đại hóa các căn cứ quân sự Mỹ với các đồng minh truyền thống trong khu vực Đông Bắc Á – và sự cam kết của chúng ta trên vấn đề này là rất vững chắc – trong khi chúng ta gia tăng sự hiện diện của mình tại Đông Nam Á và vào trong Ấn Độ Dương. Chẳng hạn Hoa Kỳ sẽ triển khai các chiến hạm đến Singapore, và chúng ta đang điều nghiên các phương thức khác để gia tăng cơ hội cho hai quân đội huấn luyện và hoạt động với nhau. Ngoài ra, Hoa Kỳ và Australia vào năm nay đã đồng ý thăm dò một sự hiện diện quân đội Mỹ to lớn hơn tại Australia để gia tăng cơ hội cho việc huấn luyện và thao diễn hỗn hợp. Chúng ta cũng đang thăm dò phương cách để gia tăng khả năng tiếp cận hành quân của chúng ta tại Đông Nam Á và khu vực Ấn Độ Dương đồng thời tăng cường những tiếp xúc của chúng ta với các quốc gia đồng minh và đối tác.
Làm thế nào để diễn dịch đường nối kết ngày càng phát triển giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương thành một ý niệm hành quân là một câu hỏi chúng ta cần phải trả lời nếu chúng ta muốn thích ứng với những thách đố mới mẻ ở trong khu vực. Trong bối cảnh này, một sự hiện diện quân sự được phân bố rộng rãi hơn nữa khắp khu vực sẽ tạo ra những lợi thế rất quan trọng. Hoa Kỳ nhờ thế sẽ ở vào một vị trí thuận lợi hơn để hỗ trợ các sứ mệnh nhân đạo. Cũng không kém phần quan trọng là, có thêm nhiều đồng minh và đối tác để cùng làm việc sẽ tạo được một lực lượng phòng thủ vững chắc hơn để chống lại những đe dọa hay các nỗ lực phá hoại hòa bình và an ninh khu vực.
Nhưng thậm chí còn hơn cả sức mạnh quân sự của chúng ta hay tầm cỡ của nền kinh tế của chúng ta, tài sản giàu có nhất của chúng ta trong tư thế một quốc gia là sức mạnh nội tại trong các giá trị của chúng ta – đặc biệt là sự hậu thuẫn vững chắc của chúng ta cho dân chủ và nhân quyền. Điều này chứng minh phẩm cách quốc gia sâu sắc nhất của chúng ta và nằm ngay trung tâm của chính sách đối ngoại Mỹ, kể cả sự chuyển hướng chiến lược của chúng ta nhắm vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Trong khi chúng ta tăng cường sự cam kết của chúng ta với những đối tác mà chúng ta bất đồng ý kiến về những vấn đề này, chúng ta sẽ tiếp tục thúc đẩy họ chấp nhận các cải tổ nhằm cải thiện việc quản trị quốc gia, bảo vệ nhân quyền, và gia tăng các tự do chính trị. Chẳng hạn, chúng ta đã nói rõ với Việt Nam rằng nguyện vọng phát triển một quan hệ đối tác chiến lược của chúng ta đòi hỏi quốc gia này phải có hành động bảo vệ nhân quyền và đẩy mạnh tự do chính trị hơn nữa. Hay hãy xét đến Miến Điện, một nơi mà chúng ta cương quyết đòi trách nhiệm giải trình của Chính phủ về các vi phạm nhân quyền. Chúng ta chăm chú theo dõi những diễn biến tại Nay Pyi Taw [thủ đô mới của Miến Điện] và những tương tác đang gia tăng giữa Bà Aung San Suu Kyi và giới lãnh đạo Chính phủ. Chúng ta đã nhấn mạnh với Chính phủ rằng họ phải thả tù chính trị, đẩy mạnh các tự do chính trị và nhân quyền, và từ bỏ các chính sách trong quá khứ. Còn về Bắc Hàn, chế độ Bình Nhưỡng đã chứng tỏ luôn luôn coi thường các quyền của người dân trong nước, và chúng ta tiếp tục lên tiếng mạnh mẽ chống lại các đe dọa mà họ đặt ra cho khu vực và các nơi khác.
Chúng ta không thể và không muốn áp đặt hệ thống chính trị của chúng ta lên các nước khác, nhưng chúng ta thực sự tin tưởng một số giá trị nhất định là phổ quát – rằng người dân trong mọi quốc gia trên thế giới, kể cả châu Á, trân quý chúng – và rằng những giá trị này gắn liền với các quốc gia ổn định, hòa bình, và phồn thịnh. Cuối cùng, việc theo đuổi những quyền tự do và nguyện vọng của mình là hoàn toàn tùy thuộc vào người dân châu Á, y hệt như chúng ta nhận thấy người dân đã làm khắp nơi trên thế giới.
Trong thập kỷ vừa qua, chính sách đối ngoại của chúng ta đã chuyển biến từ những lợi lộc nhờ hòa bình sau Chiến tranh Lạnh đến đòi hỏi những cam kết tại Iraq và Afghanistan. Khi những cuộc chiến này tàn lụi, chúng ta sẽ cần tăng tốc những nỗ lực để hướng về những tình hình thực tế mới mẻ trên toàn cầu.
Chúng ta biết rằng những thực tế mới mẻ này đòi hỏi chúng ta phải có sáng kiến, phải cạnh tranh, và phải lãnh đạo bằng những đường lối mới. Thay vì phải rút khỏi thế giới, chúng ta cần phải xốc tới và đổi mới cách lãnh đạo của chúng ta. Trong một thời kỳ khan hiếm nguồn lực, hẳn nhiên là chúng ta cần phải đầu tư những nguồn lực này một cách khôn ngoan vào những nơi chúng có thể tạo ra nhiều lợi nhuận nhất, đó là lý do tại sao khu vực châu Á-Thái Bình Dương tượng trưng cho một vận hội đích thực của Thể kỷ XXI đối với chúng ta.
Tất nhiên, những khu vực khác vẫn còn rất quan trọng. Châu Âu, quê hương của hầu hết các đồng minh truyền thống của chúng ta, vẫn còn là một đối tác hàng đầu, gần như hoạt động sát cánh với Hoa Kỳ trước mọi thử thách toàn cầu khẩn cấp, và chúng ta đầu tư vào việc cập nhật hóa các cấu trúc của liên minh chúng ta. Nhân dân Trung Đông và Bắc Phi đang vạch ra một con đường mới, việc này đang có những hậu quả toàn cầu sâu sắc, và Hoa Kỳ cam kết duy trì những quan hệ đối tác tích cực và bền vững trong khi khu vực này đang chuyển mình. Châu Phi đang giữ tiềm năng to lớn chưa được khai thác cho việc phát triển kinh tế và chính trị trong những năm sắp tới. Và tất cả những quốc gia láng giềng của chúng ta tại Tây Bán cầu không những chỉ là những đối tác xuất khẩu to lớn nhất của chúng ta; họ còn đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong các vấn đề chính trị và kinh tế toàn cầu. Mỗi một khu vực này đòi hỏi Hoa Kỳ phải tích cực tham gia và lãnh đạo.
Và chúng ta sẵn sàng lãnh đạo. Trong giờ phút này, tôi biết rằng có những người đang hoài nghi khả năng tồn tại của chúng ta khắp thế giới. Khi Chiến tranh Việt Nam chấm dứt, có một công nghiệp rất thịnh hành gồm các bình luận gia đưa ra ý kiến cho rằng Hoa Kỳ đang tháo chạy, và đây là một đề tài cứ lặp đi lặp lại mỗi vài thập niên. Nhưng bất cứ khi nào Hoa Kỳ tạm thời gặp thất bại, chúng ta lại khắc phục chúng bằng tái phát minh và sáng kiến. Khả năng hồi phục mạnh mẽ hơn trước của chúng ta là vô địch trong lịch sử hiện đại. Khả năng này phát sinh từ mô hình dân chủ tự do và tự do kinh doanh của chúng ta, một mô hình vẫn còn là nguồn tạo ra phồn vinh và tiến bộ mạnh mẽ nhất mà nhân loại biết tới. Khắp mọi nơi tôi đến, tôi nghe rằng thế giới vẫn còn trông đợi Hoa Kỳ lãnh đạo. Quân đội của chúng ta rõ ràng là hùng mạnh nhất, và nền kinh tế của chúng ta rõ ràng là lớn nhất. Công nhân của chúng ta có năng suất cao nhất. Đại học của chúng ta nổi tiếng khắp hoàn cầu. Vì thế hiển nhiên là, Hoa Kỳ có khả năng đảm bảo và duy trì quyền lãnh đạo của chúng ta trong thế kỷ này cũng như đã từng làm trong thế kỷ trước.
Khi chúng ta bước tới chuẩn bị tham gia các hoạt động tại châu Á trong 60 năm tới, chúng ta luôn luôn ý thức cái di sản lưỡng đảng đã ảnh hưởng sự dấn thân của chúng ta trong 60 năm qua. Và chúng ta đang tập trung vào những việc mà chúng ta phải thực hiện ở trong nước – tăng quỹ tiết kiệm, cải tổ các hệ thống tài chính của chúng ta, giảm bớt việc vay nợ, khắc phụ nạn chia rẽ đảng phái – để đảm bảo và duy trì quyền lãnh đạo của chúng ta ở nước ngoài.
Tuy rằng sự chuyển hướng này không phải là dễ dàng, nhưng chúng ta đã dọn đường cho nó trong 2 năm rưỡi vừa qua, và chúng ta cương quyết phải thấy nó hoàn thành như một trong những nỗ lực ngoại giao quan trọng nhất thời đại chúng ta.
Nguồn: http://www.foreignpolicy.com