thư mục

Thứ Hai, 26 tháng 11, 2012

Vì sao các quốc gia thất bại (Phần kết)


LỜI CẢM ƠN
CUỐN SÁCH NÀY là đỉnh điểm của mười lăm năm nghiên cứu cộng tác, và dọc đường chúng tôi đã tích tụ rất nhiều món nợ thực tiễn và trí tuệ. Món nợ lớn nhất của chúng tôi là đối với người cộng tác lâu đời của chúng tôi Simon Johnson, người đã là đồng tác giả của nhiều bài báo khoa học then chốt mà đã định hình sự hiểu biết của chúng tôi về sự phát triển kinh tế so sánh.
Các đồng tác giả khác của chúng tôi, mà với những người chúng tôi đã làm việc trong các dự án nghiên cứu liên quan, đã đóng một vai trò đáng kể trong sự hình thành các quan điểm của chúng tôi, và trong tư cách này chúng tôi muốn đặc biệt cảm ơn Philippe Aghion, Jean-Marie Baland, María Angélica Bautista, Davide Cantoni, Isaías Chaves, Jonathan Conning, Melissa Dell, Georgy Egorov, Leopoldo Fergusson, Camilo García-Jimeno, Tarek Hassan, Sebastián Mazzuca, Jeffrey Nugent, Neil Parsons, Steve Pincus, Pablo Querubín, Rafael Santos, Konstantin Sonin, Davide Ticchi, Ragnar Torvik, Juan Fernando Vargas, Thierry Verdier, Andrea Vindigni, Alex Wolitzky, Pierre Yared, và Fabrizio Zilibotti.
Nhiều ngwoif khác đã đóng các vai trò rất quan trọng trong cổ vũ, thách thức, và phê phán chúng tôi trong nhiều năm. Chúng tôi đặc biệt muốn cảm ơn Lee Alston, Abhijit Banerjee, Robert Bates, Timothy Besley, John Coatsworth, Jared Diamond, Richard Easterlin, Stanley Engerman, Peter Evans, Jeff Frieden, Peter Gourevitch, Stephen Haber, Mark Harrison, Elhanan Helpman, Peter Lindert, Karl Ove Moene, Dani Rodrik, và Barry Weingast.
Hai người đã đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong định hình các quan điểm của chúng tôi và cổ vũ nghiên cứu của chúng tôi, và chúng tôi muốn tận dụng cơ hội này để bày tỏ món nợ trí tuệ của chúng tôi và lòng biết ơn chân thành của chúng tôi đối với họ: Joel Mokyr, và Ken Sokoloff, những người đáng tiếc đã qua đời trước khi cuốn sách này được viết. Cả hai chúng tôi vô cùng nhớ Ken.
Chúng tôi cũng rất biết ơn các học giả những người đã dự một hội nghị mà chúng tôi đã tổ chức trong tháng Hai năm 2010 về một phiên bản ban đầu của bản thảo của cuốn sách của chúng tôi ở Institute for Quantitative Social Science tại Harvard. Chúng tôi đặc biệt muốn cảm ơn các nhà đồng tổ chức, Jim Alt và Ken Shepsle, và những người thảo luận của chúng tôi tại hội nghị: Robert Allen, Abhijit Banerjee, Robert Bates, Stanley Engerman, Claudia Goldin, Elhanan Helpman, Joel Mokyr, Ian Morris, Şevket Pamuk, Steve Pincus, và Peter Temin.
Chúng tôi cũng biết ơn Melissa Dell, Jesús Fernández-Villaverde, Sándor László, Suresh Naidu, Roger Owen, Dan Trefler, Michael Walton, và Noam Yuchtman, những người đã cho chúng tôi các bình luận sâu rộng tại hội nghị và nhiều lần khác. Chúng tôi cũng biết ơn Charles Mann, Leandro Prados de la Escosura, và David Webster vì lời khuyên chuyên gia của họ.
Trong phần lớn quá trình nghiên cứu và viết cuốn sách này cả hai chúng tôi đã đều là thành viên của chương trình nghiên cứu của Canadian Institute for Advanced Research (CIFAR) về Các Thể chế, Tổ chức, và Tăng trưởng. Chúng tôi đã trình bày nghiên cứu liên quan đến cuốn sách này nhiều lần tại các buổi họp của CIFAR và đã được hưởng lợi rất nhiều từ sự hỗ trợ của tổ chức tuyệt vời này và các học giả mà nó tập hợp lại cùng nhau.
Chúng tôi cũng nhận được các bình luận đúng là từ hàng trăm người trong các seminar và các hội nghị khác nhau về nội dung được trình bày trong cuốn sách này, và chúng tôi xin lỗi vì đã không nhắc đến một cách thỏa đáng bất cứ gợi ý, ý tưởng, hay sự thấu hiểu nào mà chúng tôi đã nhận được từ các bài trình bày và các cuộc thảo luận đó.
Chúng tôi cũng rất biết ơn María Angélica Bautista, Melissa Dell, và Leander Heldring vì sự trợ giúp nghiên cứu tuyệt vời của họ trong dự án này.
Cuối cùng, nhưng chắc chắn không phải ít nhất, chúng tôi đã rất may mắn để có một người biên tập tuyệt diệu, sáng suốt, và hết sức giúp đỡ, John Mahaney. Các bình luận và những gợi ý của John đã cải thiện rất nhiều cuốn sách của chúng tôi, và sự ủng hộ và nhiệt tình của ông cho dự án đã làm cho một năm rưỡi qua thú vị hơn nhiều và ít đè nặng hơn nó đã có thể thường thế.

Chương 1: Gần Thế mà Vẫn Rất Khác Nhau

Một thảo luận kỹ về người Tây Ban Nha thăm dò Rio de La Plata là Rock (1992), chương 1. Về sự khám phá ra và thuộc địa hóa những người Guaraní, xem Ganson (2003). Các trích dẫn de Sahagún là từ de Sahagún (1975), pp. 47–49.[1] Gibson (1963) là công trình cơ bản về sự chinh phục Mexico của người Tây Ban Nha và các thể chế họ đã sắp đặt. Các trích dẫn de las Casas là từ de las Casas (1992), pp. 39, 117–18, và 107, một cách tương ứng.
Về Pizarro ở Peru, xem Hemming (1983). Các chương 1–6 bao gồm cuộc gặp tại Cajamarca và cuộc hành quân xuống phía nam và chiếm thủ đô Inca, Cuzco. Xem Hemming (1983), chương 20, về de Toledo. Bakewell (1984) cho một tổng quan về hoạt động của mita Potosí, và Dell (2010) cung cấp bằng chứng thống kê mà cho thấy nó đã có những tác động dai đẳng theo thời gian.
Trích dẫn Arthur Young được sao lại từ Sheridan (1973), p. 8. Có nhiều sách hay mô tả lịch sử ban đầu của Jamestown: thí dụ, Price (2003), và Kupperman (2007). Luận bàn của chúng tôi đã bị ảnh hưởng nhiều bởi Morgan (1975) và Galenson (1996). Trích dẫn Anas Todkill là từ p. 38 của Todkill (1885). Các trích dẫn John Smith là từ Price (2003), p. 77 (“Bạn phải biết . . .”), p. 93 (“Nếu đức Vua . . .”), và p. 96 (“Khi các ngài gửi . . .”). Hiến Chương Maryland, Các Hiến Pháp Cơ bản của Carolina, và các hiến pháp thuộc địa khác đã được đưa lên Internet bởi Yale University’s Avalon Project.
Bakewell (2009), chương14, thảo luận sự độc lập của Mexico và hiến pháp. Xem Stevens (1991) và Knight (2011) về sự bất ổn chính trị và các tổng thống sau độc lập. Coatsworth (1978) là bài báo có ảnh hưởng lớn về bằng chứng của sự suy sụp kinh tế ở Mexico sau độc lập. Haber (2010) trình bày so sánh sự phát triển ngân hàng ở Mexico và Hoa Kỳ. Sokoloff (1988) và Sokoloff and Khan (1990) cung cấp bằng chứng về bối cảnh xã hội của các nhà đổi mới ở Hoa Kỳ những người nộp đơn xin cấp bằng sáng chế. Xem Israel (2000) về một thư mục của Thomas Edison. Haber, Maurer, and Razo (2003) đề xuất một sự diễn giải về chính trị kinh tế học của chế độ Porfirio Díaz rất theo tinh thần của thảo luận của chúng tôi. Haber, Klein, Maurer, and Middlebrook (2008) mở rộng nghiên cứu này về chính trị kinh tế học của Mexico vào thế kỷ thứ hai mươi. Về sự phân bổ phân biệt đất biên cương ở Bắc Mỹ và Mỹ Latin, xem Nugent and Robinson (2010) và García-Jimeno and Robinson (2011). Hu-DeHart (1984) thảo luận sự trục xuất những người Yaqui trong chương 6. Về gia sản của Carlos Slim và nó được kiếm như thế nào, xem Relea (2007) và Martinez (2002).
Diễn giải của chúng tôi về sự phát triển kinh tế so sánh của châu Mỹ dựa trên nghiên cứu trước kia của riêng chúng tôi với Simon Johnson, đặc biệt Acemoglu, Johnson, and Robinson (2001, 2002), và cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi Coatsworth (1978, 2008) và Engerman and Sokoloff (1997).
Chương 2: Các lý thuyết không hoạt động

Quan điểm của Jared Diamond về bất bình đẳng thế giới được trình bày trong cuốn sách của ông, cuốn Guns, Germs and Steel (1997). Sachs (2006) trình bày phiên bản riêng của ông về tất định luận địa lý. Các quan điểm về văn hóa phổ biến rộng rãi trong các tài liệu tham khảo hàn lâm nhưng đã chẳng bao giờ được gom lại trong một công trình. Weber (200) đã cho rằng chính Cải cách Kháng cách (Protestant Reformation) là cái đã giải thích vì sao châu Âu là nơi đã có Cách mạng Công nghiệp. Landes (1999) đã đề xuất rằng những người Bắc Âu đã phát triển một tập duy nhất các thái độ văn hóa mà đã khiến họ làm việc siêng năng, tiết kiệm, và đổi mới. Harrison and Huntington, eds. (2000), là một tuyên bố mạnh mẽ về tầm quan trọng của văn hóa đối với sự phát triển kinh tế so sánh. Quan niệm rằng có loại gì đó của văn hóa Anh ưu việt hay tập hợp ưu việt của các thể chế Anh là phổ biến và đã được dùng để giải thích chủ nghĩa Biệt [Ngoại] lệ (exceptionalism) Hoa Kỳ (Fisher, 1989) và cả các hình mẫu của sự phát triển so sánh nói chung hơn (La Porta, Lopez-de-Silanes, and Shleifer, 2008). Các công trình của Banfield (1958) và Putnam, Leonardi, and Nanetti (1994) là những diễn giải văn hóa rất có ảnh hưởng về làm thế nào một khía cạnh của văn hóa, hay “vốn xã hội,” như họ gọi, khiến cho miền nam Italy nghèo. Về một tổng quan về các kinh tế gia sử dụng ra sao các quan niệm về văn hóa, xem Guiso, Sapienza, and Zingales (2006). Tabellini (2010) khảo sát sự tương quan giữa mức độ mà người dân tin nhau ở Tây Âu và mức thu nhập đầu người hàng năm. Nunn and Wantchekon (2010) chứng tỏ sự thiếu tin cậy và vốn con người ở châu Phi tương quan thế nào với cường độ lịch sử của buôn bán nô lệ.
Lịch sử liên quan của Kongo được trình bày trong Hilton (1985) và Thornton (1983). Về sự lạc hậu mang tính lịch sử của công nghệ Phi châu, xem các công trình của Goody (1971), Law (1980), và Austen and Headrick (1983).
Định nghĩa về kinh tế học được Robbins đề xuất là từ Robbins (1935), p. 16.
Trích dẫn Abba Lerner là trong Lerner (1972), p. 259. Ý tưởng rằng sự dốt nát giải thích sự phát triển so sánh là ngầm định trong hầu hết phân tích kinh tế về sự phát triển kinh tế và cải cách chính sách: thí dụ, Williamson (1990); Perkins, Radelet, and Lindauer (2006); và Aghion and Howitt (2009). Một phiên bản gần đây, đầy sức thuyết phục về quan điểm này được trình bày trong Banerjee and Duflo (2011).
Acemoglu, Johnson, and Robinson (2001, 2002) cung cấp một phân tích thống kê về vai trò tương đối của các thể chế, địa lý, và văn hóa, chứng tỏ rằng các thể chế trội hơn hai kiểu diễn giải khác trong giải thích cho những sự chênh lệch về thu nhập đầu người hiện nay.
 Chương 3: Tạo ra Thịnh vượng và Nghèo khó
Việc dựng lại cuộc gặp gỡ giữa Hwang Pyo ̆ng-Wo ̆n và anh ông được lấy từ phỏng vấn của James A. Foley với Hwang được chép lại trong Foley (2003), pp. 197–203.
Khái niệm về các thể chế khai thác xuất xứ từ Acemoglu, Johnson, and Robinson (2001). Thuật ngữ về các thể chế bao gồm được Tim Besley gợi ý cho chúng tôi. Thuật ngữ về những người thua (loser) về mặt kinh tế và sự phân biệt họ với những người thua về mặt chính trị là từ Acemoglu and Robinson (2000b).  Số liệu về Barbados là từ Dunn (1969). Bàn luận của chúng tôi về nền kinh tế Soviet dựa vào Nove (1992) và Davies (1998). Allen (2003) cung cấp một diễn giải khả dĩ khác và tích cực hơn về lịch sử kinh tế Soviet.
Trong các tài liệu khoa học xã hội có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến lý thuyết và lý lẽ của chúng tôi. Xem Acemoglu, Johnson, and Robinson (2005b) về một tổng quan về tài liệu khoa học này và đóng góp của chúng tôi cho nó. Cách nhìn thể chế về sự phát triển so sánh dựa trên nhiều công trình quan trọng. Đặc biệt đáng chú ý là công trình của North; xem North and Thomas (1973), North (1982), North and Weingast (1989), và North, Wallis, and Weingast (2009). Olson (1984) cũng cung cấp một sự giải thích rất có ảnh hưởng về kinh tế học chính trị của tăng trưởng kinh tế. Mokyr (1990) cũng là một cuốn sách nền tảng mà liên kết những người thua kinh tế với sự thay đổi công nghệ so sánh trong lịch sử thế giới. Quan niệm về những người thua kinh tế (economic loser) là rất phổ biến trong các khoa học xã hội như một sự giải thích vì sao các kết quả thể chế và chính sách hiệu quả lại không xảy ra. Diễn giải của chúng tôi, mà dựa vào Robinson (1998) và Acemoglu and Robinson (2000b, 2006b), khác biệt bởi sự nhấn mạnh ý tưởng rằng rào cản quan trọng nhất đối với sự nổi lên của các thể chế bao gồm là nỗi sợ của các elite rằng họ sẽ mất quyền lực chính trị của họ. Jones (2003) cung cấp một lịch sử so sánh phong phú nhấn mạnh các chủ đề tương tự, và công trình quan trọng của Engerman và Sokoloff (1997) về châu Mỹ cũng nhấn mạnh các ý tưởng này. Một diễn giải kinh tế học chính trị có ảnh hưởng lớn về sự chậm phát triển của châu Phi đã được Bates (1981, 1983, 1989) trình bày, mà công trình của ông đã ảnh hưởng mạnh đến công trình của chúng tôi. Những nghiên cứu có ảnh hưởng lớn bởi Dalton (1965) và Killick (1978) nhấn mạnh vai trò của chính trị trong sự phát triển Phi châu và đặc biệt nỗi sợ mất quyền lực chính trị ảnh hưởng thế nào đến chính sách kinh tế. Khái niệm về những người thua chính trị (political loser) trước đây đã ngầm định trong công trình lý thuyết khác về kinh tế học chính trị, chẳng hạn, Besley and Coate (1998) và Bourguignon and Verdier (2000). Vai trò của sự tập trung hóa chính trị các thể chế nhà nước trong phát triển đã được nhấn mạnh nhiều nhất bởi các nhà xã hội học lịch sử theo sau công trình của Max Weber. Đáng chú ý là công trình của Mann (1986, 1993), Migdal (1988), và Evans (1995). Ở châu Phi, công việc về mối quan hệ giữa nhà nước và sự phát triển được nhấn mạnh bởi Herbst (2000) và Bates (2001). Các nhà kinh tế học gần đây đã bắt đầu đóng góp cho các tài liệu khoa học này; thí dụ, Acemoglu (2005) và Besley and Persson (2011). Cuối cùng, Johnson (1982), Haggard (1990), Wade (1990), và Amsden (1992) nhấn mạnh kinh tế học chính trị cá biệt của các quốc gia Đông Á đã là cái cho phép họ thành công đến vậy về mặt kinh tế. Finley (1965) đưa ra một lý lẽ có ảnh hưởng sâu rộng rằng chế độ nô lệ chịu trách nhiệm về sự thiếu năng động công nghệ trong thế giới cổ.
Ý tưởng rằng sự tăng trưởng dưới các thể chế khai thác là có thể nhưng cũng chắc sẽ hết hơi được nhấn mạnh trong Acemoglu (2008).

Chương 4: Những Khác biệt Nhỏ và các Bước ngoặt

Benedictow (2004) cho một tổng quan dứt khoát về cái Chết Đen, mặc dù các đánh giá của ông về dịch hạch đã giết bao nhiêu người vẫn còn gây tranh cãi. Các trích dẫn Boccaccio và Ralph xứ Shrewsbury được sao lại từ Horrox (1994). Hatcher (2008) cho một giải thích hấp dẫn về sự lường trước và sự đến của dịch hạch ở nước Anh. Văn bản về Đạo luật Lao động là sẵn có online từ Dự án Avalon.
Các công trình cơ bản về tác động của cái Chết Đen lên sự phân kỳ của Đông và Tây Âu là North and Thomas (1973) và đặc biệt Brenner (1976), mà sự phân tích của ông về sự phân bố ban đầu của quyền lực chính trị tác động ra sao đến các hệ quả của dịch hạch đã ảnh hưởng rất nhiều đến tư duy của chúng tôi. Xem DuPlessis (1997) về Chế độ nông nô thứ Hai ở Đông Âu. Conning (2010) và Acemoglu and Wolitzky (2011) trình bày việc hình thức hóa luận đề của Brenner. Trích dẫn James Watt được sao lại từ Robinson (1964), pp. 223–24. Trong Acemoglu, Johnson, and Robinson (2005a) lần đầu chúng tôi đã trình bày lý lẽ rằng chính sự tương tác giữa thương mại Đại Tây Dương và những khác biệt ban đầu về thể chế là cái đã dẫn đến sự phân kỳ của các thể chế Anh và cuối cùng đến Cách mạng Công nghiệp. Ý niệm về quy luật sắt của chính thể đầu sỏ là của Michels (1962). Ý niệm về bước ngoặt đầu tiên được trình bày bởi Lipset and Rokkan (1967). Về vai trò của các thể chế trong sự phát triển dài hạn của Đế chế Ottoman, nghiên cứu của Owen (1981), Owen and Pamuk (1999), và Pamuk (2006) là cơ bản.
Chương 5: “Tôi đã thấy Tương lai, và Nó Hoạt động”
Về chuyến công cán của Steffens đến Nga và những lời của ông nói với Baruch, xem Steffens (1931), chương18, pp. 790–802.  Về số người chết đói trong các năm 1930, chúng tôi sử dụng số liệu của Davies and Wheatcroft (2004). Về các con số tổng điều tra dân số năm 1937, xem Wheatcroft and Davies (1994a, 1994b). Bản chất của sự đổi mới sáng tạo trong nền kinh tế Soviet được nghiên cứu trong Berliner (1976). Thảo luận của chúng tôi về chủ nghĩa Stalin, và đặc biệt về lập kế hoạch kinh tế, thực sự đã có kết quả là dựa vào Gregory and Harrison (2005). Về các tác giả của các sách giáo khoa kinh tế Mỹ vẫn tiếp tục hiểu lầm sự tăng trưởng kinh tế Soviet, xem Levy and Peart (2009).
Bàn luận và diễn giải của chúng tôi về những người Lele và Bushong dựa vào nghiên cứu của Douglas (1962, 1963) và Vansina (1978).
Về khái niệm Mùa Hè Dài, xem Fagan (2003). Một dẫn nhập có thể tiếp cận được về những người Natufian và các địa điểm khảo cổ mà chúng tôi nhắc tới có thể tìm thấy trong Mithen (2006) và Barker (2006). Công trình có ảnh hưởng lớn về Abu Hureyra là Moore, Hillman, and Legge (2000), mà chứng minh bằng tư liệu rằng cuộc sống tĩnh tại và đổi mới thể chế đã xuất hiện trước sự canh tác như thế nào. Xem Smith (1998) về một tổng quan chung về bằng chứng rằng cuộc sống tĩnh tại đã đi trước sự canh tác, và xem Bar-Yosef and Belfer-Cohen (1992) về trường hợp của những người Natufian. Cách tiếp cận của chúng tôi đến Cách mạng đồ Đá mới được gây cảm hứng bởi Sahlins (1972), mà cũng có giai thoại về Yir Yoront.
Thảo luận của chúng tôi về lịch sử Maya theo Martin and Grube (2000) và Webster (2002). Việc tái dựng lại lịch sử dân số Copán là từ Webster, Freter, and Gonlin (2000). Số các đài kỷ niệm có nghi niên đại là từ Sidrys and Berger (1979).
Chương 6: Trôi Xa nhau
Thảo luận về trường hợp của Venice theo Puga and Trefler (2010), và các chương 8 và 9 của Lane (1973).
Nội dung về La Mã có trong bất cứ sách lịch sử chuẩn nào. Diễn giải của chúng tôi về các thể chế kinh tế La Mã theo Finlay (1999) và Bang (2008). Giải thích của chúng tôi về sự suy sụp La Mã theo Ward-Perkins (2006) và Goldsworthy (2009). Về những thay đổi thể chế ở cuối Đế chế La Mã, xem Jones (1964). Các giai thoại về Tiberius và Hadrian là từ Finley (1999).
Bằng chứng từ các xác tàu đắm đầu tiên được Hopkins (1980) sử dụng. Xem De Callataÿ (2005) và Jongman (2007) về một tổng quan về việc này và Dự án Lõi Băng Greenland.
Các bản khắc Vindolanda (tablet) có sẵn online tại vindolanda.csad.ox.ac.uk. Lời trích mà chúng tôi sử dụng là từ TVII Pub. no.: 343.
Thảo luận về các nhân tố mà đã dẫn đến sự suy sụp của Anh thuộc La Mã theo Cleary (1989), chương 4; Faulkner (2000), chương 7; Dark (1994), chương 2. Về Aksum, xem Munro-Hay (1991). Công trình có ảnh hưởng lớn về chủ nghĩa phong kiến Âu châu và nguồn gốc của nó là Bloch (1961); xem Crummey (2000) về chủ nghĩa phong kiến Ethiopia. Phillipson (1998) đưa ra sự so sánh giữa sự sụp đổ của Aksum và sự sụp đổ của Đế chế La Mã.
Chương 7: Điểm Ngoặt

Chuyện về máy của Lee và cuộc gặp với Nữ Hoàng Elizabeth I sẵn có tại calverton.homestead.com/willlee.html.
Allen (2009b) trình bày số liệu về lương thực tế sử dụng Chỉ dụ về Giá Tối đa của Diocletian.
Lý lẽ của chúng tôi về các nguyên nhân của Cách mạng Công nghiệp bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các lý lẽ được đưa ra trong North and Thomas (1973), North and Weingast (1989), Brenner (1993), Pincus (2009), và Pincus and Robinson (2010). Các học giả này đến lượt lại được gây cảm hứng bởi những diễn giải Marxist sớm hơn về sự thay đổi thể chế Anh và sự nổi lên của chủ nghĩa tư bản; xem Dobb (1963) và Hill (1961, 1980). Xem cả luận đề của Tawney (1941) về dự án xây dựng nhà nước của Henry VIII đã làm thay đổi cấu trúc xã hội Anh ra sao.
Văn bản của Magna Carta sẵn có online tại Dự án Avalon.
Elton (1953) là công trình có ảnh hưởng lớn về sự phát triển của các thể chế nhà nước dưới thời Henry VIII, và Neale (1971)  liên hệ các thể chế này đến sự tiến hóa của quốc hội.
Về Nổi loạn Nông dân, xem Hilton (2003). Trích dẫn Hill về các độc quyền là từ Hill (1961), p. 25. Về giai đoạn “cai trị cá nhân” của Charles I, chúng tôi theo Sharp (1992). Bằng chứng của chúng tôi về các nhóm và các vùng khác nhau hoặc đứng về phía ủng hộ hay chống lại Quốc hội là từ Brunton and Pennington (1954), Hill (1961), và Stone (2001). Pincus (2009) là công trình cơ bản về Cách mạng Vinh quang và thảo luận nhiều thay đổi cụ thể về các chính sách và các thể chế kinh tế; thí dụ, sự bãi bỏ Thuế nền Lò sưởi và việc tạo ra Ngân hàng Anh quốc (Bank of England). Xem cả Pincus and Robinson (2010). Pettigrew (2007, 2009) thảo luận sự tấn công các độc quyền, kể cả Công ty Hoàng gia Phi châu, và số liệu của chúng ta về đơn kiến nghị là từ các bài báo của ông. Knights (2010) nhấn mạnh tầm quan trọng chính trị của việc đưa đơn kiến nghị. Thông tin về Ngân hàng của Hoare là từ Temin and Voth (2008).
Thông tin về Thanh tra Cowperthwaite và bộ máy thu thuế hàng hóa là từ Brewer (1988).
Tổng quan của chúng ta về lịch sử kinh tế của Cách mạng Công nghiệp dựa vào Mantoux (1961), Daunton (1995), Allen (2009a), và Mokyr (1990, 2009), những người cung cấp chi tiết về các nhà sáng chế nổi tiếng và các sáng chế mà chúng ta thảo luận. Câu chuyện về gia đình Baldwyn là từ Bogart and Richardson (2009, 2011), những người nhấn mạnh mối quan hệ giữa Cách mạng Vinh quang, việc tổ chức lại các quyền tài sản, và việc xây dựng đường sá và kênh rạch. Về Đạo luật Vải in hoa và các Đạo luật Manchester, xem O’Brien, Griffiths, và Hunt (1991), mà là nguồn của các trích dẫn pháp luật. Về sự chi phối của những người mới trong công nghiệp, xem Daunton (1995), chương 7, và Crouzet (1985). Sự giải thích của chúng tôi về vì sao những thay đổi lớn về thể chế đã xảy ra ở nước Anh dựa trên Acemoglu, Johnson, and Robinson (2005a) và Brenner (1976).  Dữ liệu về số các thương gia độc lập và sở thích chính trị của họ là từ Zahedieh (2010).
Chương 8: Không trên Lãnh thổ của Chúng tôi
Về sự phản đối máy in trong Đế chế Ottoman, xem Savage-Smith (2003) pp. 656–59. Dữ liệu biết đọc biết viết so sánh lịch sử là từ Easterlin (1981).
Thảo luận của chúng tôi về các thể chế chính trị của Tây Ban Nha theo Thompson (1994a, 1994b). Về bằng chứng về sự suy sụp kinh tế của Tây Ban Nha trong gia đoạn này, xem Nogal and Prados de la Escosura (2007).
Thảo luận của chúng ta về những sự trở ngại đối với sự phát triển kinh tế ở Áo-Hungary theo Blum (1943), Freudenberger (1967), và Gross (1973). Trích dẫn Maria Theresa là từ Freudenberger, p. 495. Tất cả các trích dẫn khác về Count Hartig và Francis I là từ Blum. Câu trả lời của Francis cho các đại biểu từ Tyrol được trích từ Jászi (1929), pp. 80–81. Lời bình luận của Friedrich von Gentz đối với Robert Owen cũng được trích từ Jászi (1929), p. 80. Kinh nghiệm của nhà Rothschild ở Áo được thảo luận trong chương 2 của Corti (1928).
Phân tích của chúng ta về Nga theo Gerschenkron (1970). Trích dẫn Kropotkin là từ p. 60 của lần xuất bản 2009 của cuốn sách của ông. Cuộc đối thoại giữa Nicholas và Mikhail được trích từ Saunders (1992), p. 117. Trích dẫn của Kankrin về đường sắt là ở Owen (1991), pp. 15–16.
Bài phát biểu của Nicholas cho các nhà chế tác được sao lại từ Pintner (1967), p. 100.
Trích dẫn A. A. Zakrevskii là từ Pintner (1967), p. 235.
Về Đô đốc Trịnh Hòa, xem Dreyer (2007). Lịch sử kinh tế của Trung Quốc Hiện đại ban đầu được trình bày bởi Myers và Wang (2002). Lời trích của T’ang Chen là từ Myers and Wang, pp. 564–65.
Xem Zewde (2002) về một tổng quan về lịch sử Ethiopia liên quan. Dữ liệu về Ethiopia đã mang tính kinh tế học thế nào là từ Pankhurst (1961), cũng như tất cả các trích dẫn mà chúng tôi sao lại ở đây.
Mô tả của chúng ta về các thể chế và lịch sử của Somali là theo Lewis (1961, 2002). Heer (tộc ước) Hassan Ugaas được sao lại ở p.177 của Lewis (1961); mô tả của chúng ta về một mối thù hận là từ chương 8 của Lewis (1961), nơi ông thuật lại nhiều thí dụ khác. Về Vương quốc Taqali và chữ viết, xem Ewald (1988).

Chương 9: Sự Phát triển Đảo ngược
Thảo luận của chúng ta về việc thâu tóm Ambon và Banda bởi Công ty Đông Ấn Hà Lan và tác động tiêu cực của công ty lên sự phát triển của Đông Nam Á theo Hanna (1978) và đặc biệt Reid (1993), chương 5. Các trích dẫn từ Reid về Tomé Pires là từ p. 271; nhân tố Hà Lan trong Maguindanao, p. 299; sultan của Maguindanao, pp. 299–300. Dữ liệu về tác động của Công ty Đông Ấn Hà Lan lên giá các đồ gia vị là từ O’Rourke and Williamson (2002).
Một tổng quan dứt khoát về chế độ nô lệ trong xã hội Phi châu và tác động của buôn bán nô lệ là Lovejoy (2000). Lovejoy, p. 47, Table 31, tường trình các ước lượng đồng thuận về quy mô của sự buôn bán nô lệ. Nunn (2008) đã cung cấp những ước lượng định lượng đầu tiên về tác động của buôn bán nô lệ lên các thể chế kinh tế và sự tăng trưởng kinh tế Phi châu. Dữ liệu về nhập khẩu vũ khí và thuốc súng là từ Inikori (1977).  Lời khai của Francis Moore được trích dẫn từ Lovejoy (2000), pp. 89–90. Law (1977) là nghiên cứu có ảnh hưởng lớn về sự mở rộng của nhà nước Oyo. Những ước lượng về tác động của buôn bán nô lệ lên dân số ở châu Phi được lấy từ Manning (1990). Lovejoy (2000), chương 8, các tiểu luận trong Law (1995), và cuốn sách quan trọng của Austin (2005) là cơ sở cho thảo luận của chúng ta về thời kỳ “thương mại hợp pháp.” Dữ liệu về phần của những người Phi châu những người đã là nô lệ ở châu Phi là từ Lovejoy (2000), thí dụ, p. 192, Table 9.2.
Dữ liệu về lao động ở Liberia là từ Clower, Dalton, Harwitz, and Walters (1966).
Ý tưởng nền kinh tế kép được Lewis (1954) phát triển. Fergusson (2010) phát triển một mô hình toán học của nền kinh tế kép. Quan niệm rằng đấy là một tác phẩm của chủ nghĩa thực dân đã được đề xuất đầu tiên trong tuyển tập có ảnh hưởng lớn được biên tập bởi Palmer and Parsons (1977). Giải thích của chúng tôi về Nam Phi dựa trên Bundy (1979) và Feinstein (2005).
Hội truyền giáo Moravian được trích trong Bundy (1979), p. 46, và John Hemming được trích trong Bundy, p. 72. Sự truyền bá quyền sở hữu đất ở Đông Griqualand là từ Bundy, p. 89; những kỳ công của Stephen Sonjica là từ Bundy, p. 94; trích dẫn Matthew Blyth là từ p. 97; và trích dẫn một nhà quan sát Âu châu ở Fingoland  năm 1884  là từ Bundy, pp. 100–101. George Albu được trích trong Feinstein (2005), p. 63; bộ trưởng về các vấn đề bản xứ được trích từ Feinstein, p. 45; và Verwoerd được trích từ Feinstein, p. 159. Dữ liệu về lương thực tế của các nhà khai mỏ vàng là từ p. 66 của Wilson (1972). G. Findlay được trích trong Bundy (1979), p. 242.
Quan niệm rằng sự phát triển của các nước giàu ở phương Tây là bức ảnh phản chiếu của sự chậm phát triển của phần còn lại của thế giới được phát triển ban đầu bởi Wallertsein (1974–2011), mặc dù ông nhấn mạnh cơ chế rất khác với cơ chế chúng tôi nhấn mạnh.
Chương 10: Sự truyền bá Thịnh vượng
Chương này dựa nhiều vào nghiên cứu trước đây của chúng tôi với Simon Johnson và Davide Cantoni: Acemoglu, Johnson, and Robinson (2002) và Acemoglu, Cantoni, Johnson, and Robinson (2010, 2011).
Thảo luận của chúng tôi về sự phát triển của các thể chế ban đầu ở Australia theo các công trình có ảnh hưởng lớn của Hirst (1983, 1988, 2003) và Neal (1991).  Bản thảo gốc của trát được phát ra cho Thẩm phán Collinssẵn có (nhờ Trường Luật Đại học Macquarie ở Australia).
Macarthur mô tả đặc điểm của những người ủng hộ Wentworth được trích từ Melbourne (1963), pp. 131–32.
Thảo luận của chúng tôi về nguồn gốc của nhà Rothschild theo Ferguson (1998); Lời nhận xét của Mayer Rothschild cho con trai ông được sao lại từ Ferguson, p. 76.
Thảo luận của chúng tôi về tác động của người Pháp lên các thể chế Âu châu được lấy từ Acemoglu, Cantoni, Johnson, and Robinson (2010, 2011) và các tài liệu tham khảo ở đó. Xem Doyle (2002) về một cách nhìn chuẩn về Cách mạng Pháp. Thông tin về các loại thuế phong kiến ở Nassau-Usingen là từ Lenger (2004), p. 96. Ogilivie (2011) tổng quan tác động lịch sử của các phường hội lên sự phát triển Âu châu.
Cho một bàn luận về cuộc đời của O ̄kubo Toshimichi, xem Iwata (1964). Kế hoạch tám điểm của Sakamoto Ryu ̄ma được sao lại từ Jansen (2000), p. 310.
Chương 11: Vòng Thiện
Thảo luận của chúng tôi về Đạo luật Đen theo Thompson (1975). Tường thuật của Baptist Nunn ngày 27 tháng Bảy là từ Thompson (1975), pp. 65–66. Các trích dẫn khác là từ đoạn về pháp trị của Thompson, pp. 258–69, mà đáng đọc toàn bộ đoạn này.
Cách tiếp cận của chúng tôi đến dân chủ hóa ở nước Anh dựa trên Acemoglu and Robinson (2000a, 2001, và 2006a). Bài phát biểu của Earl Grey được trích từ Evans (1996), p. 223. Bình luận của  Stephens về dân chủ được trích trong Briggs (1959), p. 34. Lời trích của Thompson là từ Thompson (1975), p. 269.
Toàn văn của Hiến chương Nhân dân có thể thấy trong Cole and Filson (1951).
Trích dẫn Burke là từ Burke (1790/1969), p. 152.
Lindert (2004, 2009) là một nghiên cứu có ảnh hưởng lớn về sự đồng tiến hóa của dân chủ và chính sách công trong hai trăm năm qua.
Keyssar (2009) là một dẫn nhập có ảnh hưởng lớn về sự tiến hóa của các quyền chính trị ở Hoa Kỳ. Vanderbilt được trích trong Josephson (1934), p. 15. Văn bản của bài nói chuyện của Roosevelt có thể thấy tại www.theodore-roosevelt.com/sotu1.html.
Trích dẫn Woodrow Wilson là từ Wilson (1913), p. 286.
Văn bản của cuộc Trò chuyện của Tổng thống Roosevelt với nhân dân trên đài phát thanh có thể thấy tại miller-center.org/scripps/archive/speeches/detail/3309.
Dữ liệu về nhiệm kỳ của các Thẩm phán Tòa Án Tối cao ở Argentina và Hoa Kỳ được trình bày trong Iaryczower, Spiller, and Tommasi (2002). Helmke (2004) thảo luận lịch sử của sự xếp người vào tòa án ở Argentina và trích Thẩm phán Carlos Fayt.
Chương 12: Vòng Luẩn quẩn
Chương này dựa nhiều vào nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm của chúng tôi về sự tồn tại dai dẳng thể chế, đặc biệt Acemoglu, Johnson, and Robinson (2005b) và Acemoglu and Robinson (2008a). Heath (1972) và Kelley and Klein (1980) đã đưa ra một ứng dụng có ảnh hưởng lớn của quy luật sắt của chính thể đầu sỏ vào Cách mạng Bolivia 1952.
Trích dẫn từ các bài báo quốc hội Anh được sao lại từ p. 15 của House of Commons (1904). Lịch sử chính trị ban đầu của Sierra Leone sau độc lập được trình bày kỹ trong Cartwright (1970). Mặc dù sự diễn giải là khác nhau về vì sao Siaka Stevens đã nhổ đường sắt đi, điều nổi bật là ông đã làm điều này để cô lập Mendeland. Trong vấn đề này chúng tôi theo Abraham and Sesay (1993), p. 120; Richards (1996), pp. 42–43; và Davies (2007), pp. 684–85. Reno (1995, 2003) là những bàn luận tốt nhất về chế độ Stevens. Dữ liệu về các hội đồng marketing nông nghiệp là từ Davies (2007). Về vụ giết Sam Bangura bằng cách quăng ra khỏi cửa sổ, xem Reno (1995), pp. 137–41. Jackson (2004), p. 63, và Keen (2005), p. 17, thảo luận các chữ viết tắt ISU và SSD.
Bates (1981) là phân tích có ảnh hưởng lớn về các hội đồng marketing đã hủy hoại thế nào năng suất nông nghiệp ở châu Phi sau độc lập, xem Goldstein and Udry (2009) về các mối quan hệ với các thủ lĩnh quyết định ra sao các quyền đối với đất ở Ghana.
Về quan hệ giữa các chính trị gia trong năm 1993 và các nhà chinh phục, xem Dosal (1995), chương 1, và Casaús Arzú (2007). Thảo luận của chúng tôi về các chính sách của Consulado de Comercio theo Woodward (1966). Trích dẫn Tổng thống Barrios là từ McCreery (1994), pp. 187–88. Thảo luận của chúng tôi về chế độ Jorge Ubico theo Grieb (1979).
Thảo luận của chúng tôi về sự chậm phát triển của miền Nam Hoa Kỳ theo Acemoglu and Robinson (2008b). Xem Wright (1978) về sự phát triển của nền kinh tế nô lệ trước Nội Chiến, và Bateman and Weiss (1981) về sự thiếu công nghiệp. Fogel and Engerman (1974) cho một diễn giải khác và gây tranh cãi. Wright (1986) và Ransom and Sutch (2001) cho các tổng quan về quy mô mà nền kinh tế miền nam đã thực sự thay đổi sau 1865. Hạ nghị sĩ George Washington Julian được trích trong Wiener (1978), p. 6. Cùng cuốn sách đó có phân tích về sự tồn tại kéo dài của elite chủ đất miền nam sau Nội Chiến. Naidu (2009) khảo sát tác động của việc đưa ra thuế thân và sát hạch biết đọc biết viết trong các năm 1890 ở các bang miền nam. Trích dẫn W.E.B. Du Bois là trong cuốn sách của ông Du Bois (1903), p. 88. Điều 256 của hiến pháp Alabama có thể tìm thấy tạiwww.legislature.state.al.us/CodeOfAlabama/Constitution/1901/CA-245806.htm.
Alston and Ferrie (1999) thảo luận các chính trị gia miền nam đã ngăn chặn ra sao luật pháp liên bang mà họ đã nghĩ sẽ phá vỡ nền kinh tế miền Nam. Woodward (1955) cho một tổng quan có ảnh hưởng lớn về sự tạo ra Jim Crow.
Các tổng quan về cách mạng Ethiopia được cung cấp trong Halliday and Molyneux (1981). Về các gối đệm chân của Hoàng đế, xem Kapus ́cin ́ski (1983). Các trích dẫn Dawit Wolde Giorgis một cách tương ứng là từ Dawit Wolde Giorgis (1989), pp. 49 và 48.
Chương 13: Vì sao các Quốc gia Thất bại Ngày nay

Về tường thuật của BBC về việc trúng xổ số của Mugabe, kể cả công bố công khai của Zimbank, xemnews.bbc.co.uk/2/hi/africa/621895.stm.
Bàn luận của chúng tôi về sự thống trị của người da trắng ở Rhodesia theo Palmer (1977) và Alexander (2006). Meredith (2007) cung cấp một tổng quan kỹ về chính trị gần đây hơn ở Zimbabwe.
Giải thích của chúng tôi về nội chiến ở Sierra Leone theo Richards (1996), Truth Reconciliation Commission (2004) [Ủy Ban Sự thật và Hòa giải], và Keen (2005). Phân tích được đăng trên một tờ báo ở thủ đô Freetown năm 1995 được trích từ Keen (2005), p. 34. Văn bản “Con đường đến Dân chủ” của RUF có thể thấy tạiwww.sierra-leone.org/AFRC-RUF/footpaths.html.
Trích dẫn người thanh niên từ Geoma là từ Keen (2005), p. 42.
Thảo luận của chúng tôi về các lực lượng nửa quân sự Colombia theo Acemoglu, Robinson, and Santos (2010) và Chaves and Robinson (2010), mà đến lượt lại dựa nhiều vào công trình sâu rộng của các học giả Colombia, đặc biệt Romero (2003), các tiểu luận trong Romero (2007), và López (2010). León (2009) là một giải thích có thể tiếp cận được và cân đối về bản chất của các cuộc xung đột đương thời ở Colombia. Cũng cơ bản là Web site được vận hành bởi tuần báo Semana, www.verdadabierta.com/. Tất cả các trích dẫn là từ Acemoglu, Robinson, and Santos (2010). Hợp đồng giữa Martín Llanos và các thị trưởng ở vùng Casanare có sẵn bằng tiếng Tây Ban Nha tại www.verdadabierta.com/victimarios/los-jefes/714-perfil-hector-german-buitrago-alias-martin-llanos.
Nguồn gốc và các hệ quả của El Corralito được trình bày kỹ trong một loạt các bài báo trong tạp chí the The Economist, sẵn có tại www.economist.com/search/apachesolr_search/corralito.
Về vai trò của nội địa trong sự phát triển của Argentina, xem Sawers (1996).
Hassig and Oh (2009) cung cấp một giải thích xuất sắc, có giá trị về cuộc sống ở Bắc Triều Tiên; chương 2 trình bày cách sống xa hoa của ban lãnh đạo, và các chương 3 và 4 về thực tế kinh tế mà hầu hết người dân đối mặt. Trình bày của BBC về cải cách tiền tệ có thể thấy tại news.bbc.co.uk/2/hi/8500017.stm.
Về lâu đài giải trí và sự tiêu thụ rượu mạnh, xem chương 12 của Post (2004).
Thảo luận của chúng tôi về lao động trẻ em và việc sử dụng nó để hái bông ở Uzbeksitan theo Kandiyoti (2008), sẵn có tại www.soas.ac.uk/cccac/events/cotton-sector-in-central-asia-2005/file49842.pdf. Trích dẫn Gulnaz là ở p. 20 của Kandiyoti. Về khởi nghĩa Andijon, xem International Crisis Group (2005). Mô tả về bầu Joseph Stalin ở Liên Xô được sao lại từ Denny (1937).
Phân tích của chúng tôi về “chủ nghĩa tư bản cánh hầu” ở Ai Cập theo Sfakianakis (2004).
Chương 14: Phá vỡ Vòng kim cô
Bàn luận của chúng tôi về Botswana theo Acemoglu, Johnson, and Robinson (2003); Robinson and Parsons (2006); và Leith (2005). Schapera (1970) và Parsons, Henderson, and Tlou (1995) là các công trình cơ bản. Cao Ủy Rey được trích trong Acemoglu, Johnson, and Robinson (2003), p. 96. Thảo luận về cuộc viếng thăm nước Anh của ba thủ lĩnh theo Parsons (1998), và tất cả các trích dẫn liên quan đến cuộc viếng thăm này là từ cuốn sách của ông: Chamberlain, pp. 206–7; Fairfield, p. 209; và Rhodes, p. 223. Schapera được trích từ Schapera (1940), p. 72. Trích dẫn Quett Masire là từ Masire (2006), p. 43. Về cơ cấu sắc tộc của các bộ lạc Tswana, xem Schapera (1952).
Bàn luận của chúng ta về sự thay đổi ở Nam Hoa Kỳ theo Acemoglu and Robinson (2008b). Về phong trào dân cư ngoài Nam Hoa Kỳ, xem Wright (1999); về cơ giới hóa hái bông, Heinicke (1994). “FRDUM FOOF SPETGH” được trích từ Mickey (2008), p. 50. Bài phát biểu 1948 của Thurmond được lấy từ www.slate.com/id/2075151/, nơi ta có thể nghe cả băng ghi âm. Về James Meredith và Oxford, Mississippi, xem Doyle (2001). Xem Wright (1999) về tác động của luật pháp các quyền dân sự về sự bầu cử của người da đen ở miền Nam.
Về bản chất và chính trị của quá độ chính trị ở Trung Quốc sau cái chết của Mao, xem Harding (1987) và MacFarquhar and Schoenhals (2008). Trích dẫn của Đặng về mèo là từ Harding, p. 58. Điểm thứ nhất của Cách mạng Văn hóa là từ Schoenhals (1996), p. 33; Mao nói về Hitler là từ  MacFarquhar and Schoenhals, p. 102; Hoa nói về “Hai Phàm là” là từ Harding, p. 56.

Chương 15: Hiểu sự Thịnh vượng và Nghèo khó

Về câu chuyện của Đại Quốc Phong, xem McGregor (2010), pp. 219–26. Câu chuyện về điện thoại đỏ cũng là từ McGregor, chương 1. Về sự kiểm soát của đảng đối với media, xem Pan (2008), chương 9, và McGregor (2010), pp. 64–69 và 235–62. Các trích dẫn về thái độ của đảng đối với các doanh nhân là từ McGregor (2010), pp. 200–201 và 223. Về các bình luận của Ôn Gia Bảo về cải cách chính trị ở Trung Quốc, xemwww.guardian.co.uk/world/2010/aug/29/wen-jiabao-china-reform.
Giả thuyết hiện đại hóa được trình bày rõ trong Lipset (1959). Bằng chứng chống lại nó được thảo luận chi tiết trong Acemoglu, Johnson, Robinson, and Yared (2008, 2009). Trích dẫn George H. W. Bush là từ news.bbc.co.uk/2/hi/business/752224.stm. Thảo luận của chúng tôi về hoạt động NGO và viện trợ nước ngoài ở Afghanistan sau tháng Mười Hai 2001 dựa trên Ghani and Lockhart (2008). Xem cả Reinikka and Svensson (2004) và Easterly (2006) về các vấn đề viện trợ nước ngoài.
Thảo luận của chúng tôi về các vấn đề của cải cách kinh tế vĩ mô và lạm phát ở Zimbabwe là từ Acemoglu, Johnson, Robinson, and Querubín (2008). Thảo luận Seva Mandir dựa vào Banerjee, Duflo, and Glennerster (2008).
Sự hình thành Đảng Lao động ở Brazil được trình bày trong Keck (1992); về cuộc đình công Scânia, xem chương 4. Trích dẫn Cardoso là từ Keck, pp. 44–45; trích dẫn Lula là từ Keck, p. 65.
Thảo luận về các nỗ lực của Fujimori và Montesinos để kiểm soát media là từ McMillan and Zoido (2004), và trích dẫn về sự kiểm soát của Đảng Cộng Sản Trung Quốc là từ McGregor (2010), p. 69.
--------------------------///------------------------------

Vì sao các quốc gia thất bại (P5)


(tiếp theo)
13.VÌ SAO CÁC QUỐC GIA THẤT BẠI NGÀY NAY
LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRÚNG XỔ SỐ Ở ZIMBABWE
THÁNG GIÊNG 2000 tại Harare, Zimbabwe. Fallot Chawawa viên chủ Nghi lễ đã chịu trách nhiệm rút vé trúng thưởng cho xổ số quốc gia được tổ chức bởi một ngân hàng do nhà nước sở hữu một phần, Công ty Ngân hàng Zimbabwe (Banking Corporation – Zimbank).
 Xổ số đã được mở cho tất cả các khách hàng đã giữa năm ngàn Zimbabwe dollar hoặc hơn trong tài khoản của họ trong tháng Mười Hai 1999. Khi Chawawa rút vé ra, ông đã lặng người đi vì sửng sốt. Như tuyên bố công khai của Zimbank diễn đạt, “Vị chủ Nghi lễ Fallot Chawawa đã hầu như không thể tin vào mắt mình khi chiếc vé rút trúng thưởng Z$100.000 được chuyển cho ông và ông đã thấy tên Quý Ngài RG Mugabe viết trên đó.”
Tổng thống Robert Mugabe, người đã cai trị Zimbabwe bằng trăm phương nghìn kế, và thường với bàn tay sắt, từ năm 1980, đã trúng xổ số, có giá trị một trăm ngàn dollar Zimbabwe, khoảng năm lần thu nhập bình quân đầu người hàng năm của nước này. Zimbank đã cho rằng tên của Ông Mugabe đã được rút từ hàng ngàn khách hàng đủ tư cách. Một người may mắn làm sao! Chẳng cần phải nói ông đã thực sự không cần tiền. Mugabe thực ra đã mới tự thưởng cho mình và nội các của ông sự tăng lương lên đến 200 phần trăm.
Vé xổ số đã chỉ là một chỉ báo thêm về các thể chế khai thác của Zimbabwe. Ta có thể gọi việc này là tham nhũng, nhưng nó chỉ là một triệu chứng của tình trạng bất ổn thể chế ở Zimbabwe. Sự thực rằng Mugabe đã có thể thậm chí trúng thưởng xổ số nếu ông ta muốn đã cho thấy ông ta có bao nhiêu sự kiểm soát đến các sự việc ở Zimbabwe, và cho thế giới một cái nhìn thoáng qua về mức độ của các thể chế khai thác của nước này.
Lý do phổ biến nhất vì sao các quốc gia thất bại ngày nay là bởi vì chúng có các thể chế khai thác. Zimbabwe dưới chế độ Mugabe minh họa một cách sống động các hậu quả kinh tế và xã hội. Mặc dù số liệu thống kê quốc gia ở Zimbabwe là rất không đáng tin cậy, ước lượng tốt nhất vào năm 2008, thu nhập đầu người của Zimbabwe đã là khoảng một nửa của mức nó đã có khi nước này được độc lập năm 1980. Việc này nghe có vẻ đầy kịch tính, thực ra nó chưa bắt đầu thâu tóm được sự xuống cấp về mức sống ở Zimbabwe. Nhà nước đã sụp đổ và ít nhiều đã ngừng cung cấp bất cứ dịch vụ công cơ bản nào. Trong 2008–2009 sự xấu đi trong các hệ thống sức khỏe đã dẫn đến sự bùng nổ của dịch tả khắp nước. Kể từ 10 tháng Giêng, 2010, đã có 98.741 ca được báo cáo và 4.293 người chết, làm cho nó là sự bùng nổ dịch tả gây chết người nhất ở châu Phi hơn mười lăm năm trước. Trong lúc ấy, thất nghiệp hàng loạt cũng đã đạt mức chưa từng có. Đầu năm 2009, Văn phòng Liên Hợp quốc về Điều phối các Vấn đề Con người đã xác nhận rằng tỷ lệ thất nghiệp đã đạt tới mức không thể tin được 94 phần trăm.
Gốc rễ của nhiều thể chế kinh tế và chính trị ở Zimbabwe, như cho phần lớn của châu Phi hạ-Sahara, có thể truy nguyên về đến thời kỳ thuộc địa. Năm 1890 Công ty Anh Nam Phi (British South Africa Company) của Cecil Rhodes đã gửi một đội viễn chinh quân sự vào vương quốc khi đó của những người Ndebele, ở Matabeleland, và cũng vào Mashonaland ở bên cạnh. Vũ khí ưu việt của họ đã nhanh chóng đàn áp sự kháng cự của người Phi châu, và vào năm 1901 thuộc địa Nam Rhodesia, được đặt tên theo Rhodes, đã được thành lập trong vùng mà bây giờ là Zimbabwe. Bây giờ vùng này đã là một vùng đất nhượng của Công ty Anh Nam Phi, Rhodes đã liệu trước việc kiếm tiền ở đó qua thăm dò và khai mỏ các khoáng vật quý. Những việc kinh doanh mạo hiểm đã chẳng bao giờ cất cánh khỏi mặt đất, nhưng đất canh tác rất màu mỡ đã bắt đầu thu hút sự di cư của người da trắng. Những người định cư này không lâu sau đã thôn tính phần lớn đất. Vào năm 1923 họ đã tự giải phóng mình khỏi sự cai trị của Công ty Anh Nam Phi và đã thuyết phục chính phủ Anh ban cho họ chế độ tự trị. Cái đã xảy ra sau đó là rất giống cái đã xảy ra ở Nam Phi chừng một thập niên trước. Đạo luật Đất Bản xứ năm 1913 (trang 265-266) đã tạo ra nền kinh tế kép ở Nam Phi. Rhodesia đã thông qua các luật rất giống thế, và đã được mô hình Nam Phi gây cảm hứng, một nhà nước apartheid của riêng người da trắng đã được xây dựng không lâu sau 1923.
Khi các đế chế thuộc địa Âu châu sụp đổ vào cuối các năm 1950 và đầu các năm 1960, elite da trắng ở Rhodesia, được lãnh đạo bởi Ian Smith, chiếm có lẽ 5 phần trăm dân số, đã tuyên bố độc lập khỏi Anh trong năm 1965. Ít chính phủ quốc tế đã công nhận sự độc lập của Rhodesia, và Liên Hiệp Quốc đã đưa ra những trừng phạt kinh tế và chính trị chống lại nó. Các công dân da đen đã tổ chức chiến tranh du kích từ các căn cứ ở các nước láng giềng Mozambique và Zambia. Áp lực quốc tế và cuộc nổi loạn được tiến hành bởi hai nhóm chính, ZANU (Zimbabwe African National Union – Liên Hiệp Quốc gia Phi châu Zimbabwe) của Mugabe và ZAPU (Zimbabwe African People’s Union - Liên Hiệp Nhân dân Phi châu Zimbabwe), do Joshua Nkomo lãnh đạo, đã dẫn đến một sự chấm dứt được thỏa thuận của sự cai trị da trắng. Nhà nước Zimbabwe được tạo ra năm 1980.
Sau độc lập, Mugabe đã nhanh chóng thiết lập sự kiểm soát cá nhân của mình. Ông hoặc đã loại bỏ các đối thủ của mình một cách hung dữ hay đã kết nạp họ vào. Các hành động quá xá nhất đã xảy ra ở Matabeleland, vùng đất trung tâm ủng hộ cho ZAPU, nơi nhiều đến hai mươi ngàn người đã bị giết trong đầu các năm 1980. Vào năm 1987 ZAPU đã sáp nhập với ZANU để tạo ra ZANU-PF, và Joshua Nkomo đã bị đẩy ra bên lề về mặt chính trị. Mugabe đã có thể viết lại hiến pháp mà ông ta đã kế thừa như một phần của sự đàm phán độc lập, biến ông thành tổng thống (ông đã bắt đầu như thủ tướng), bãi bỏ các danh sách người bầu cử da trắng mà đã là một phần của thỏa thuận độc lập, và cuối cùng, trong năm 1990, ông đã giải thoát hoàn toàn khỏi Thượng viện và đưa vào các vị trí trong cơ quan lập pháp mà ông ta có thể bổ nhiệm. Kết quả đã là một nhà nước độc đảng de facto (trên thực tế) do Mugabe đứng đầu.
Vào lúc độc lập, Mugabe đã tiếp quản một tập các thể chế kinh tế khai thác được tạo ra bởi chế độ da trắng. Các thể chế này gồm có một loạt quy chế về giá cả và ngoại thương, ngành công nghiệp do nhà nước vận hành, và các hội đồng marketing nông nghiệp bắt buộc. Việc làm nhà nước đã mở rộng nhanh chóng, với các việc làm trao cho những người ủng hộ của ZANU-PF. Quy chế chặt chẽ của chính phủ đối với nền kinh tế đã phù hợp với các elite ZANU-PF bởi vì nó đã gây khó khăn cho sự nổi lên của một tầng lớp doanh nhân Phi châu độc lập, những người mà sau đó có thể thách thức độc quyền chính trị của các elite. Tình hình này đã rất giống tình hình mà chúng ta đã thấy ở Ghana trong các năm 1960 ở chương 2. Một cách mỉa mai, tất nhiên, việc này đã để lại những người da trắng như tầng lớp doanh nhân chủ yếu. Trong thời kỳ này sức mạnh chính của nền kinh tế da trắng, đặc biệt là khu vực xuất khẩu nông nghiệp rất sinh lời, đã được để nguyên không bị đụng chạm đến. Nhưng tình trạng này chỉ kéo dài cho đến khi Mugabe trở nên không được dân ưa.
Mô hình điều tiết và sự can thiệp vào thị trường dần dần đã trở nên không thể chịu được nữa, và một quá trình thay đổi thể chế, với sự ủng hộ của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế, đã bắt đầu trong năm 1991 sau một cuộc khủng hoảng tài khóa nghiêm trọng. Sự xấu đi của thành tích kinh tế cuối cùng đã dẫn đến sự nổi lên của một phe đối lập chính trị nghiêm túc đối với sự cai trị độc-đảng của ZANU-PF: Phong trào Thay đổi Dân chủ (Movement for Democratic Change – MDC). Các cuộc bầu cử Quốc hội 1995 đã còn xa mới mang tính cạnh tranh. ZANU-PF đã được 81 phần trăm phiếu bầu và 118 trong số 120 ghế. Năm mươi lăm trong số đại biểu quốc hội này đã được bầu không gặp sự đối lập. Cuộc bầu cử tổng thống trong năm tiếp theo đã cho thấy thậm chí nhiều dấu hiệu hơn về những sự không tuân theo quy tắc và gian lận. Mugabe đã thắng 93 phần trăm phiếu bầu, nhưng hai đối thủ của ông, Abel Muzorewa và Ndabaningi Sithole, đã rút lại sự ứng cử của họ trước bầu cử, tố cáo sự cưỡng bức và gian lận của chính phủ.
Sau 2000, bất chấp tất cả sự tham nhũng này, sự kìm kẹp của ZANU-PF đã yếu đi. Nó đã chỉ được 49 phần trăm số phiếu bầu phổ thông, và chỉ 63 ghế. Tất cả đã đều bị tranh giành bởi MDC, những người đã được mọi ghế ở thủ đô, Harare. Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2002, Mugabe đã chỉ vét được 56 phần trăm phiếu bầu. Cả hai lần bầu cử đã xảy ra theo cách tốt nhất của ZANU-PF bởi vì bạo lực và sự đe dọa, cùng với gian lận bầu cử.
Phản ứng của Mugabe đối với sự tan vỡ kiểm soát chính trị của ông đã là tăng cường cả đàn áp lẫn sử dụng các chính sách của chính phủ để mua sự ủng hộ. Ông đã mở một cuộc tấn công toàn lực lên các địa chủ da trắng. Bắt đầu trong năm 2000, ông đã khuyến khích và ủng hộ một đợt rộng của những việc chiếm đất và tước đoạt đất. Chúng đã thường được dẫn đầu bởi các hội cựu chiến binh, các nhóm được cho là bao gồm những người đã chiến đấu trước đây trong chiến tranh độc lập. Một số đất bị tước đoạt đã được trao cho các nhóm này, nhưng phần lớn cũng đã dành cho các elite ZANU-PF. Tính không an toàn của các quyền tài sản do Mugabe và ZANU-PF gây ra đã dẫn đến một sự sụp đổ của sản lượng và năng suất nông nghiệp. Khi nền kinh tế sụp đổ, việc duy nhất còn lại là đi in tiền để mua sự ủng hộ, mà đã dẫn đến siêu lạm phát. Trong tháng Giêng 2009, đã trở nên hợp pháp để sử dụng các đồng tiền khác, như đồng rand của Nam Phi, và đồng dollar Zimbabwe đã biến khỏi lưu thông, một miếng giấy vô giá trị.
Cái đã xảy ra ở Zimbabwe sau 1980 đã là chuyện tầm thường ở châu Phi hạ-Sahara từ khi độc lập. Zimbabwe đã kế thừa một tập các thể chế chính trị và kinh tế hết sức khai thác trong năm 1980. Trong thập niên rưỡi đầu tiên, các thể chế này đã được duy trì tương đối nguyên vẹn. Trong khi đã xảy ra các cuộc bầu cử, các thể chế chính trị đã không bao gồm chút nào. Các thể chế kinh tế đã thay đổi một chút; chẳng hạn, đã không còn sự phân biệt rõ rệt chống lại những người da đen. Nhưng tổng quát các thể chế vẫn mang tính khai thác, với sự khác biệt duy nhất là thay cho Ian Smith và những người da trắng tiến hành khai thác, đã là Robert Mugabe và các elite ZANU-PF nhồi đầy túi họ. Theo thời gian các thể chế đã trởi nên thậm chí khai thác hơn, và thu nhập ở Zimbabwe đã suy sụp. Sự thất bại kinh tế và chính trị ở Zimbabwe là một sự biểu thị khác nữa của quy luật sắt của chính thể đầu sỏ – trong trường hợp này, với chế độ bóc lột và đàn áp của Ian Smith được thay thế bằng chế độ bóc lột, tham nhũng, và đàn áp của Robert Mugabe. Việc trúng xổ số giả mạo của Mugabe trong năm 2000 khi đó đã chỉ là chóp đỉnh của một tảng băng rất tham nhũng và được định hình về mặt lịch sử.
 CÁC QUỐC GIA THẤT BẠI ngày nay bởi vì các thể chế kinh tế khai thác của họ đã không tạo ra các khuyến khích cần cho người dân để tiết kiệm, đầu tư, và đổi mới. Các thể chế chính trị khai thác ủng hộ các thể chế kinh tế này bằng cách thắt chặt quyền lực của những người hưởng lợi từ sự khai thác. Các thể chế kinh tế và chính trị khai thác, mặc dù các chi tiết của chúng thay đổi theo các hoàn cảnh khác nhau, luôn luôn ở gốc rễ của sự thất bại này. Trong nhiều trường hợp, chẳng hạn, như chúng ta sẽ thấy ở Argentina, Colombia, và Ai Cập, sự thất bại này có dạng của sự thiếu hoạt động kinh tế thích đáng, bởi vì các chính trị gia đúng là quá sung sướng để khai thác các nguồn lực hay để dập tắt bất cứ loại hoạt động kinh tế độc lập nào mà đe dọa họ và các elite kinh tế. Trong một số trường hợp cực đoan, như ở Zimbabwe và Sierra Leone, mà chúng ta thảo luận tiếp sau, các thể chế khai thác mở đường cho sự thất bại nhà nước hoàn toàn, phá hủy không chỉ luật và trật tự mà thậm chí cả các khuyến khích kinh tế cơ bản nhất. Kết quả là sự đình trệ kinh tế và – như lịch sử gần đây của Angola, Cameroon, Chad, Cộng hòa Dân chủ Congo, Haiti, Liberia, Nepal, Sierra Leone, Sudan, và Zimbabwe minh họa – các cuộc nội chiến, những sự dời chỗ hàng loạt, và các bệnh dịch, làm cho nhiều trong các nước này ngày nay nghèo hơn họ đã là trong các năm 1960.
 MỘT CUỘC THẬP TỰ CHINH CỦA TRẺ CON?
Ngày 23 tháng Ba, 1991, một nhóm người được vũ trang dưới sự lãnh đạo của Foday Sankoh đã vượt qua biên giới từ Liberia vào Sierra Leone và đã tấn công thị trấn biên cương Kailahun ở miền nam. Sankoh, một hạ sĩ trước đây trong quân đội Sierra Leone, đã bị tống giam sau khi tham gia vào một cuộc đảo chính chết non chống lại chính phủ Siaka Stevens năm 1971. Sau khi được thả ra, cuối cùng ông đã đến Libya, nơi ông đã vào một trại huấn luyện mà nhà độc tài Libya Đại tá Qaddafi đã tổ chức cho các nhà cách mạng Phi châu. Tại đó ông đã gặp Charles Taylor, người đã âm mưu lật đổ chính phủ ở Liberia. Khi Taylor xâm lấn Liberia vào đêm Giáng sinh 1989, Sankoh đã cùng ông, và với một nhóm người của Taylor, hầu hết là những người Liberia và Burkinabe (các công dân của Burkina Faso), mà Sankoh đã xâm lấn Sierra Leone. Họ đã gọi mình là RUF, Revolutionary United Front (Mặt trận Thống nhất Cách mạng), và họ đã tuyên bố rằng họ ở đó để lật đổ chính phủ APC tham nhũng và bạo ngược.
Như chúng ta đã thấy ở chương trước, Siaka Stevens và đảng Hội nghi Toàn dân, APC, của ông ta đã tiếp quản và đã tăng cường các thể chế khai thác của sự cai trị thuộc địa ở Sierra Leone, hệt như Mugabe và ZANU-PF đã làm ở Zimbabwe. Vào năm 1985, khi Stevens bị bệnh ung thư, đã đưa Joseph Momoh vào để thay ông ta, nền kinh tế đang sụp đổ. Stevens, có vẻ không có sự mỉa mai, đã thường thích trích dẫn cách ngôn “Con bò ăn ở nơi nó bị cột.” và nơi Stevens một thời đã ăn, bây giờ Momoh đã nhồi nhét. Đường sá đã đổ nát thành từng khúc, và các trường học bị tan rã. Các buổi phát truyền hình toàn quốc đã ngừng trong năm 1987, khi máy phát được bộ trưởng thông tin bán đi, và năm 1989 một tháp radio chuyển tiếp các tín hiệu radio ở bên ngoài Freetown đã đổ, chấm dứt các chương trình phát thanh bên ngoài thủ đô. Một phân tích được đăng trên một tờ báo ở thủ đô Freetown trong năm 1995 nghe có vẻ rất thật:
Vào cuối sự cai trị của Momoh ông đã ngừng trả lương các công chức, các giáo viên và thậm chí Các Thủ lĩnh Tối cao. Chính phủ trung ương đã sụp đổ, và sau đó tất nhiên chúng ta đã có các cuộc xâm nhập biên giới, “những kẻ nổi loạn” và tất cả các vũ khí tự động đổ vào biên giới từ Liberia. NPRC, “những kẻ nổi loạn” và các “sobel” [binh lính (soldier) trở thành những kẻ nổi loạn (rebel)] tất cả chẳng khác gì sự hỗn độn mà ta chờ đợi khi chính phủ biến mất. Chẳng ai trong số họ là nguyên nhân của các vấn đề của chúng ta, mà họ là các triệu chứng.
Sự sụp đổ của nhà nước dưới thời Momoh, một lần nữa lại là một hệ quả của vòng luẩn quẩn được tháo ra bởi các thể chế khai thác cực đoan dưới thời Stevens, có nghĩa rằng đã chẳng có gì chặn RUF vượt qua biên giới trong năm 1991. Nhà nước đã không còn khả năng nào để chống lại nó. Stevens đã hoạn quân đội rồi, bởi vì ông đã lo quân đội có thể lật đổ ông. Khi đó đã là dễ cho một số tương đối ít người có vũ trang để tạo ra sự hỗn loạn trong hầu hết nước này. Họ thậm chí đã có một tuyên ngôn được gọi là “Con đường đến Dân chủ,” mà đã bắt đầu với một trích dẫn từ trí thức da đen Frantz Fanon: “Từ sự tối tăm tương đối, mỗi thế hệ phải tìm ra sứ mệnh của mình, thực hiện nó hoặc phản bội nó.” Đoạn “Chúng ta Chiến đấu Vì Cái gì?” bắt đầu:
Chúng ta tiếp tục chiến đấu bởi vì chúng ta chán ngấy phải làm các nạn nhân vĩnh viễn của nhà nước đã đỡ đầu cho sự nghèo khó và sự làm mất danh giá con người đã giáng xuống chúng ta trong các năm của sự cai trị độc đoán và chủ nghĩa quân phiệt. Nhưng, chúng ta sẽ thực hiện sự kiềm chế và tiếp tục kiên nhẫn chờ cuộc gặp gỡ hẹn hò của hòa bình – nơi tất cả chúng ta sẽ là những người chiến thắng. Chúng ta cam kết với hòa bình, bằng bất cứ phương tiện cần thiết nào, nhưng cái chúng ta không cam kết cho là để trở thành các nạn nhân của hòa bình. Chúng ta biết sự nghiệp của chúng ta là chính nghĩa và Chúa/Allah sẽ không bao giờ bỏ rơi chúng ta trong cuộc chiến đấu của chúng ta để xây dựng lại một Sierra Leone mới.
Mặc dù Sankoh và các lãnh đạo khác của RUF đã có thể bắt đầu với những lời trách móc chính trị, và những bất bình của nhân dân chịu đau khổ dưới các thể chế khai thác của APC đã có thể khuyến khích họ để gia nhập phong trào lúc ban đầu, tình hình đã thay đổi nhanh chóng và đã tuột khỏi sự kiểm soát. “Sứ mạng” của RUF đã đẩy nước này vào sự thống khổ, như trong lời chứng của một thiếu niên từ Geoma, ở miền nam Sierra Leone:
Họ đã tập hợp một số chúng tôi lại … Họ đã chọn một số bạn của chúng tôi và đã giết họ, hai trong số họ. Đấy đã là những người mà cha họ đã là các thủ lĩnh, và họ đã có giày ống của lính và tài sản trong nhà của họ. Họ đã bị bắn, chẳng vì lý do nào khác hơn là họ đã bị tố cáo chứa chấp binh lính. Các thủ lĩnh cũng đã bị giết – như một phần của chính phủ. Họ đã chọn ai đó làm thủ lĩnh mới. Họ đã vẫn nói họ đến để giải phóng chúng tôi khỏi APC. Sau một lúc, họ đã không chọn ra người để giết, chỉ bắn vào dân chúng.
Trong năm đầu tiên của sự xâm lấn, bất cứ gốc rễ trí tuệ nào, mà RUF đã có thể có, đã hoàn toàn tiêu tan. Sankoh đã hành quyết những người phê phán trào lưu gia tăng của các hành động tàn bạo. Không lâu sau, ít người đã tự nguyện tham gia RUF. Thay vào đó họ đã chuyển sang tuyển mộ bằng vũ lực, đặc biệt tuyển mộ trẻ em. Quả thực, tất cả các bên đã làm việc này, kể cả quân đội. Nếu nội chiến Sierra Leone đã là một cuộc thập tự chinh để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn, cuối cùng nó đã là một cuộc thập tự chinh của trẻ em. Cuộc xung đột đã mãnh liệt thêm với các cuộc tàn sát và những sự lạm dụng quyền con người hàng loạt, kể cả việc cưỡng hiếp hàng loạt và cắt cụt tay và tai. Khi RUF tiếp quản các vùng, họ cũng đã tiến hành bóc lột kinh tế. Đã hầu như hiển nhiên trong các vùng khai mỏ kim cương, nơi họ đã ép kéo bọn người dân vào khai mỏ kim cương, nhưng cũng đã phổ biến cả ở nơi khác nữa.
RUF đã không đơn độc trong việc phạm những sự tàn ác, tàn sát, và lao động cưỡng bức có tổ chức. Chính phủ đã cũng làm thế. Sự sụp đổ của luật và trật tự đã như thế nên khó cho người dân để bảo ai là một người lính và ai là một kẻ nổi loạn. Kỷ luật quân sự hoàn toàn biến mất. Vào thời gian chiến tranh hết thúc trong năm 2001, có lẽ tám mươi ngàn người đã chết và toàn bộ nước này đã bị tàn phá. Đường sá, nhà cửa, và các tòa nhà đã hoàn toàn bị phá hủy. Ngày nay, nếu bạn đi đến Koidu, một vùng sản xuất kim cương chủ yếu ở miền đông, bạn vẫn sẽ thấy các dãy nhà cháy lỗ chỗ đầy lỗ đạn.
Vào năm 1991 nhà nước ở Sierra Leone đã hoàn toàn thất bại. Hãy nghĩ về cái nhà Vua Shyaam đã bắt đầu với những người Bushong (trang 133-136): ông đã dựng lên các thể chế khai thác để thắt chặt quyền lực của ông và tước đoạt đầu ra mà phần còn lại của xã hội tạo ra. Nhưng ngay cả các thể chế khai thác với quyền lực trung ương được tập trung trong tay ông đã là một sự cải thiện so với tình hình mà không có luật và trật tự, quyền lực trung ương, hay các quyền tài sản mà đã đặc trung cho xã hội Lele ở bên phía kia của sông Kasai. Sự thiếu trật tự và quyền lực trung ương đã là số phận của nhiều quốc gia Phi châu trong các thập niên gần đây, một phần bởi vì quá trình tập trung hóa chính trị đã bị chậm trễ trong phần lớn châu Phi hạ-Sahara, mà cũng bởi vì vòng luẩn quẩn của các thể chế khai thác đã đảo ngược bất cứ sự tập trung hóa nhà nước nào mà đã tồn tại, chuẩn bị cho sự thất bại nhà nước.
Sierra Leone trong nội chiến đẫm máu của nó kéo dài mười năm, từ 1991 đến 2001, đã là một trường hợp điển hình của một nhà nước thất bại. Nó đã xuất phát như chỉ một nước khác nữa bị làm hại bởi các thể chế khai thác, mặc dù thuộc một loại đặc biệt xấu xa và không hiệu quả. Các nước trở thành các nhà nước thất bại không bởi vì địa lý của chúng hay văn hóa của chúng, mà bởi vì di sản của các thể chế khai thác, mà tập trung quyền lực và của cải vào tay của những người kiểm soát nhà nước, mở đường cho tình trạng rối ren, xung đột, và nội chiến. Các thể chế khai thác cũng trực tiếp đóng góp cho sự thất bại từ từ của nhà nước bằng cách bỏ bê đầu tư vào các dịch vụ công cơ bản nhất, chính xác là cái đã xảy ra ở Sierra Leone.
Các thể chế khai thác, mà đã tước đoạt và bần cùng hóa nhân dân và ngăn chặn sự phát triển kinh tế, là khá phổ biến ở châu Phi, châu Á, và Nam Mỹ. Charles Taylor đã giúp để khởi động nội chiến ở Sierra Leone trong khi đồng thời bắt đầu một cuộc xung đột man rợ ở Liberia, mà cũng đã dẫn đến sự thất bại nhà nước ở đó. Hình mẫu của các thể chế khai thác suy sụp thành nội chiến và sự thất bại nhà nước đã xảy ra ở những người nơi khác ở châu Phi; thí dụ, ở Angola, Côte d’Ivoire, Cộng hòa Dân chủ Congo, Mozambique, Cộng hòa Congo, Somalia, Sudan, và Uganda. Sự khai thác mở đường cho xung đột, không phải không giống xung đột mà các thể chế hết sức khai thác của các thành-quốc Maya đã gây ra gần một ngàn năm trước. Cuộc xung đột đã đẩy nhanh sự thất bại nhà nước. Cho nên một lý do khác nữa vì sao các quốc gia thất bại ngày nay là, các nhà nước của họ thất bại. Việc này, đến lượt, là một hệ quả của hàng thập niên của sự cai trị dưới các thể chế kinh tế và chính trị khai thác.
 AI LÀ NHÀ NƯỚC?
Các trường hợp của Zimbabwe, Somalia, và Sierra Leone, cho dù là điển hình của các nước nghèo ở châu Phi, và có lẽ thậm chí một số trường hợp ở châu Á, có vẻ khá cực đoan. Có chắc chắn các nước Mỹ Latin không có các nhà nước thất bại? Có chắc chắn các tổng thống của họ không đủ trơ tráo để trúng xổ số?
Ở Colombia, các dãy Núi Andean từ từ hòa vào phương bắc với một bình nguyên lớn ven biển tiếp giáp với Biển Caribe. Những người Colombia gọi đấy là tierra caliente, “vùng nóng,” như là sự khác biệt với thế giới Andean của tierra fria, “vùng lạnh.” Trong năm mươi năm vừa qua, Colombia đã được hầu hết các nhà khoa học chính trị và các chính phủ coi như một nền dân chủ. Hoa Kỳ cảm thấy vui lòng để thương lượng một hiệp định thương mại tự do với nước này và đổ mọi loại viện trợ vào đó, đặc biệt viện trợ quân sự. Sau một chính phủ quân sự ngắn ngủi, mà đã chấm dứt trong năm 1958, các cuộc bầu cử đã được tổ chức thường xuyên, cho dù cho đến 1974 một hiệp ước luân phiên quyền lực chính trị và chức tổng thống giữa hai đảng chính trị truyền thống, Bảo thủ và Tự do. Tuy nhiên, hiệp ước này, Mặt trận Quốc gia, bản thân nó đã được nhân dân Colombia phê chuẩn thông qua một cuộc trưng cầu dân ý, và tất cả việc này có vẻ khá dân chủ.
Tuy nhiên trong khi Colombia có một lịch sử dài của các cuộc bầu cử dân chủ, nó không có các thể chế bao gồm. Thay vào đó, lịch sử của nó đã bị làm hại bởi những sự vi phạm quyền tự do dân sự, những sự hành quyết không đưa ra tòa xét xử, bạo lực chống lại thường dân, và nội chiến. Không phải loại các kết quả mà chúng ta kỳ vọng từ một nền dân chủ. Nội chiến ở Colombia là khác nội chiến ở Sierra Leone, nơi nhà nước và xã hội sụp đổ và sự hỗn loạn ngự trị. Nhưng nó vẫn là nội chiến dù sao đi nữa và là một cuộc nội chiến gây ra nhiều thương vong hơn nhiều. Sự cai trị quân sự của các năm 1950 bản thân nó một phần đã là sự phản ứng lại đối với một cuộc nội chiến được biết đến trong tiếng Tây Ban Nha đơn giản như La Violencia, hay “Bạo lực.” Từ thời đó quả thực là một dãy các nhóm nổi dậy, hầu hết là các nhà cách mạng cộng sản, đã gây tai họa cho vùng nông thôn, bắt cóc và giết người. Để tránh cả hai khả năng xấu này ở nông thôn Colombia, bạn phải trả khoản vacuna, nghĩa đen là “sự tiêm chủng,” có nghĩa rằng bạn phải tiêm chủng mình để chống lại việc bị giết hay bị bắt cóc bằng cách trả mỗi tháng cho nhóm nào đó của những kẻ sát nhân có vũ trang.
Không phải tất cả các nhóm vũ trang ở Colombia đều là cộng sản. Trong năm 1981 các thành viên của nhóm du kích cộng sản chính ở Colombia, Fuerzas Armadas Revolucionarias de Colombia (FARC – Các Lực lượng Vũ trang Cách mạng Colombia) đã bắt cóc một chủ trang trại sản xuất bơ sữa, Jesus Castaño, người đã sống trong một thị trấn nhỏ được gọi là Amalfi ở vùng nóng trong phần đông bắc của hạt Antioquia. FARC đã đòi một khoản tiền chuộc lên đến 7.500 $, một gia tài nhỏ ở nông thôn Colombia. Gia đình đã huy động nó bằng cách thế chấp trang trại, nhưng dẫu sao đi nữa xác chết của cha họ đã được tìm thấy, bị xích vào một cây. Đủ đã là đủ rồi đối với ba con trai của Castaño, Carlos, Fidel, và Vicente. Họ đã lập ra một nhóm nửa quân sự, Los Tangueros, để lùng bắt các thành viên FARC và báo thù hành động này. Ba anh em đã giỏi tổ chức, và chẳng bao lâu nhóm của họ đã tăng lên và bắt đầu tìm thấy một lợi ích chung với các nhóm nửa quân sự khác tương tự mà đã phát triển từ các nguyên nhân tương tự. Những người Colombia ở nhiều vùng đã phải chịu đau khổ vì bàn tay của các du kích cánh tả, và các tổ chức nửa quân sự cánh hữu được hình thành trong sự đối lập. Các lực lượng nửa quân sự thường được dùng bởi các địa chủ để bảo vệ chính họ chống lại các du kích, nhưng họ cũng dính líu đến buôn bán ma túy, tống tiền, và bắt cóc và giết các công dân.
Vào năm 1997 các lực lượng nửa quân sự, dưới sự lãnh đạo của anh em nhà Castaño, đã tìm được cách để thành lập một tổ chức quốc gia cho các lực lượng nửa quân sự, được gọi là Autodefensas Unidas de Colombia (AUC–Các Lực lượng Tự bảo vệ Thống nhất Colombia). AUC đã mở rộng ra các phần lớn của nước này, đặc biệt vào vùng nóng, tại các hạt Córdoba, Sucre, Magdalena, và César. Vào năm 2001 AUC đã có thể có đến ba mươi ngàn người có vũ trang để nó tùy ý sử dụng và đã được tổ chức thành các khối khác nhau. Ở Córdoba, [Khối] Bloque Catatumbo nửa quân sự đã được Salvatore Mancuso lãnh đạo. Khi quyền lực của nó tiếp tục tăng lên, AUC đã đưa ra một quyết định chiến lược để dính líu vào chính trị. Các lực lượng nửa quân sự và các chính trị gia đã ve vãn nhau. Nhiều lãnh đạo của AUC đã tổ chức một cuộc gặp gỡ với các chính trị gia nổi bật tại thị trấn Santa Fé de Ralito ở Córdoba. Một văn kiện chung, một hiệp ước, kêu gọi “thành lập lại đất nước” đã được đưa ra và được ký bởi các thành viên lãnh đạo của AUC, như “Jorge 40” (biệt danh cho Rodrigo Tovar Pupo), Adolfo Paz (một nom de guerre [bí danh trong chiến tranh] cho Diego Fernando “Don Berna” Murillo), và Diego Vecino (tên thật: Edwar Cobo Téllez), cùng với các chính trị gia, kể cả các thượng nghị sĩ quốc gia William Montes và Miguel de la Espriella. Vào thời điểm này AUC đã điều hành các vùng lớn của Colombia, và đã là dễ đối với họ để ấn định ai được bầu trong các cuộc bầu cử năm 2002 cho Hạ viện và Thượng viện. Thí dụ, trong đô thị tự trị San Onofre, ở Sucre, cuộc bầu cử đã được lãnh đạo nửa quân sự Cadena (“xiềng xích”) sắp xếp. Một nhân chứng đã mô tả cái đã xảy ra như sau:
Những chiếc xe tải do Cadena phái xuống đã đi quanh các vùng lân cận, corregimientos và vùng nông thôn San Onofre tống người dân lên xe. Theo một số dân cư … cho các cuộc bầu cử 2002 hàng trăm nông dân đã được chở đến corregimiento Plan Parejo để cho họ có thể thấy mặt các ứng viên mà họ phải bầu cho trong các cuộc bầu cử quốc hội: Jairo Merlano cho Thượng viện Muriel Benito Rebollo cho Hạ viện.
Cadena đã đặt tên của các thành viên hội đồng thị trấn vào trong một chiếc túi, lấy ra hai tên và nói rằng ông sẽ giết họ và những người khác được chọn một cách ngẫu nhiên nếu Muriel không trúng cử.
Sự đe dọa có vẻ đã có kết quả: mỗi ứng cử viên đã nhận được bốn mươi ngàn phiếu bầu trong toàn bộ Sucre. Không ngạc nhiên rằng thị trưởng của San Onofre đã ký hiệp ước Santa Fé de Ralito. Có lẽ một phần ba các hạ nghị sĩ và các thượng nghị sĩ đã thắng cuộc bầu cử của họ trong năm 2002 là nhờ sự ủng hộ nửa quân sự, và Bản đồ 20 (trang sau), mà vẽ các vùng của Colombia dưới sự kiểm soát nửa quân sự, cho thấy ảnh hưởng của họ đã rộng đến thế nào. Bản thân Salvatore Mancuso đã diễn đạt trong một phỏng vấn theo cách như sau:
35 phần trăm của Hạ Viện đã được bầu trong các vùng nơi đã có các bang của các nhóm Tự-Bảo vệ, trong các bang đó chúng tôi đã là những người thu thuế, chúng tôi bảo đảm công lý, và chúng tôi đã có sự kiểm soát quân sự và lãnh thổ của vùng này và tất cả những ai muốn tham gia chính trị đã phải đến và thỏa thuận với các đại diện chính trị mà chúng tôi có ở đó.
Không khó để hình dung tác động của quy mô này của sự kiểm soát nửa quân sự đối với chính trị và xã hội lên các thể chế kinh tế và chính sách công. Sự bành trướng của AUC đã không phải là một chuyện yên bình. Nhóm này không chỉ đã chiến đấu chống lại FARC, mà cũng đã sát hại các thường dân vô tội và đã khủng bố và dời chỗ hàng trăm ngàn người khỏi nhà của họ. Theo Trung tâm Theo dõi Dời chỗ Quốc tế (Internal Displacement Monitoring Centre – IDMC) của Hội đồng Người tị nạn Na Uy, trong đầu năm 2010 khoảng 10 phần trăm dân số Colombia, gần 4,5 triệu người, đã rời nhà cửa trong nội địa. Các lực lượng nửa quân sự, như Mancuso đã gợi ý, cũng đã tiếp quản chính phủ và tất cả các chức năng của nó, trừ rằng các khoản thuế mà họ thu đã chỉ là sự tước đoạt cho túi riêng của họ. Một hiệp ước đặc biệt giữa lãnh đạo nửa quân sự Martín Llanos (tên thật là: Héctor Germán Buitrago) và các thị trưởng của các đô thị tự trị Tauramena, Aguazul, Maní, Villanueva, Monterrey, và Sabanalarga, trong hạt Casanare miền đông Colombia, liệt kê các quy tắc sau đây mà các thị trưởng đã phải tôn trọng triệt để theo lệnh của “các Nông dân Nửa quân sự của Casanare”:
9) Chuyển 50 phần trăm ngân sách của đô thị tự trị cho các Nông dân Nửa quân sự của Casanare quản lý.
10) 10 phần trăm giá trị của mỗi và mọi hợp đồng của đô thị tự trị [phải được chuyển cho các Nông dân Nửa quân sự của Casanare].
11) Sự giúp đỡ bắt buộc cho tất cả các cuộc họp do các Nông dân Nửa quân sự của Casanare triệu tập.
12) Sự bao gồm các Nông dân Nửa quân sự của Casanare trong mọi dự án hạ tầng cơ sở.
13) Sự gia nhập các đảng chính trị mới được thành lập bởi các Nông dân Nửa quân sự của Casanare.
14) Sự thực hiện chương trình quản trị của ông ta/bà ta.
Casanare không phải là một hạt nghèo. Ngược lại, nó có mức thu nhập đầu người cao nhất trong bất cứ khu hành chính nào của Colombia, bởi vì nó có các mỏ dầu đáng kể, đúng loại tài nguyên thu hút các lực lượng nửa quân sự. Thực ra, một khi họ đã giành được quyền lực, các lực lượng nửa quân sự đã tăng cường sự tước đoạt tài sản một cách có hệ thống của họ. Bản thân Mancuso được cho là đã tích tụ được tài sản đô thị và nông thôn có giá trị 25 triệu $. Những ước lượng về đất bị các lực lượng nửa quân sự tước đoạt ở Colombia cao đến mức 10 phần trăm của tất cả đất nông thôn.
Colombia không phải là một trường hợp của một nhà nước thất bại sắp sụp đổ. Nhưng nó là một nhà nước mà không có sự tập trung hóa đủ và với quyền lực còn xa mới đầy đủ trên toàn lãnh thổ. Mặc dù nhà nước có khả năng để cung cấp sự an ninh và các dịch vụ công trong các vùng đô thị lớn như Bogotá và Barranquilla, có những phần đáng kể của nước này nơi nó cung cấp ít dịch vụ công và hầu như không có luật và trật tự nào. Thay vào đó, các nhóm và những người khác, như Mancuso, kiểm soát chính trị và các tài nguyên. Trong một số phần của đất nước, các thể chế kinh tế hoạt động khá tốt, và có mức độ cao của vốn con người và kỹ năng kinh doanh khởi nghiệp; tại các phần khác các thể chế là hết sức khai thác, thậm chí không cung cấp một mức độ tối thiểu của quyền lực nhà nước.
Đã có thể là khó để hiểu làm sao mà một tình hình giống thế này lại có thể tự duy trì trong hàng thập kỷ, thậm chí thế kỷ. Nhưng thực ra, tình hình có một logic riêng của nó, như một loại vòng luẩn quẩn. Bạo lực và sự thiếu các thể chế nhà nước được tập trung hóa thuộc loại này đã tham dự vào một mối quan hệ cộng sinh với các chính trị gia vận hành các phần chức năng của xã hội. Mối quan hệ cộng sinh nổi lên bởi vì các nhà chính trị quốc gia khai thác tính vô luật pháp của các phần ngoại vi của đất nước, trong khi các nhóm nửa quân sự được chính phủ quốc gia để cho tự tung tự tác.
Hình mẫu này trở nên đặc biệt rõ ràng trong các năm 2000. Trong năm 2002 Álvaro Uribe đã thắng cuộc bầu tổng thống. Uribe đã có cái gì đó chung với anh em nhà Castaño: bố ông đã bị FARC giết. Uribe đã điều khiển một chiến dịch bác bỏ các nỗ lực của chính quyền trước để thử hòa giải với FARC. Trong năm 2002 phần phiếu bầu của ông đã cao hơn 3 điểm phần trăm ở các vùng với các lực lượng nửa quân sự so với các vùng không có. Trong năm 2006, khi ông được bầu lại, phần phiếu bầu của ông đã cao hơn 11 điểm phần trăm ở các vùng như vậy. Nếu Mancuso và các đối tác của ông đã có thể phân phát phiếu bầu cho Hạ viện và Thượng viện, họ cũng đã có thể làm thế trong bầu cử tổng thống, đặc biệt cho một tổng thống liên kết mạnh mẽ với thế giới quan của họ và chắc có thể khoan dung đối với họ. Như Jairo Angarita, phó của Salvatore Mancuso và cựu lãnh đạo của các khối Sinú và San Jorge của AUC, đã tuyên bố tháng Chín 2005, ông đã tự hào để làm việc cho “việc bầu lại tổng thống tốt nhất mà chúng ta đã từng có.”
Một khi đã được bầu lại, các thượng nghĩ sĩ và hạ nghị sĩ nửa quân sự đã bỏ phiếu cho cái Uribe đã muốn, đặc biệt sự thay đổi hiến pháp để cho ông đã có thể được bầu lại trong năm 2006, mà đã không được phép vào thời gian của lần bầu cử đầu tiên của ông, trong năm 2002. Đổi lại, Tổng thống Uribe đã đưa ra một luật hết sức khoan dung mà đã cho phép các lực lượng nửa quân sự để giải ngũ. Sự giải ngũ đã không có nghĩa là sự chấm dứt của chủ nghĩa nửa quân phiệt, đơn giản là sự thể chế hóa của nó trong các phần lớn của Colombia và nhà nước Colombia, mà các lực lượng nửa quân sự đã tiếp quản và được phép giữ lại.
Ở Colombia nhiều khía cạnh của các thể chế kinh tế và chính trị đã trở nên bao gồm hơn theo thời gian. Nhưng các yếu tố khai thác chủ yếu nhất định vẫn còn. Tình trạng vô luật pháp và các quyền tài sản không an toàn là các căn bệnh địa phương trong các dải lớn của nước này, và đấy là một hệ quả của sự thiếu kiểm soát bởi nhà nước quốc gia ở nhiều phần của đất nước, và dạng đặc biệt của sự thiếu tập trung hóa nhà nước ở Colombia. Nhưng tình trạng này không phải là một kết quả không thể tránh khỏi. Bản thân nó là một hệ quả của động học phản chiếu vòng luẩn quẩn: các thể chế chính trị ở Colombia không tạo ra các khuyến khích cho các nhà chính trị để cung cấp các dịch vụ công và luật pháp và trật tự trong phần lớn của đất nước và không đặt ra đủ các ràng buộc lên họ để ngăn chặn họ tham gia vào các thỏa thuận ngầm hay tường minh với các lực lượng nửa quân sự và những kẻ ác ôn.
EL CORRALITO
Argentina đã ở trong sự o ép của một cuộc khủng hoảng kinh tế vào cuối năm 2001. Trong ba năm, thu nhập đã giảm xuống, thất nghiệp đã tăng lên, và đất nước đã tích tụ một khoản nợ quốc tế khổng lồ. Các chính sách dẫn đến tình trạng này đã được chấp nhận sau năm 1989 bởi chính phủ Carlos Menem, để chặn siêu lạm phát và ổn định nền kinh tế. Trong một thời gian chúng đã thành công.
Năm 1991 Menem đã neo đồng peso Argentina vào đồng USD. Theo luật, một peso đã bằng một dollar. Đã không có sự thay đổi nào về tỷ giá hối đoái. Hết chuyện. Ừ, gần như thế. Để thuyết phục nhân dân rằng chính phủ thực sự có ý định vẫn giữ nghiêm luật, nó đã thuyết phục người dân mở tài khoản ngân hàng bằng USD. Dollar đã có thể được dùng trong các cửa hàng của thủ đô Buenos Aires và rút từ các máy rút tiền mặt trong khắp thành phố. Chính sách này đã có thể giúp ổn định nền kinh tế, nhưng nó đã có một bất lợi. Nó đã làm cho hàng xuất khẩu Argentina rất đắt và hàng nhập khẩu nước ngoài rất rẻ. Các hàng xuất khẩu đã nhỏ giọt dừng lại; hàng nhập khẩu tràn vào. Cách duy nhất để trả cho chúng đã là đi vay. Một tình trạng không thể duy trì được. Khi nhiều người bắt đầu lo về tính bền vững của đồng peso, họ đặt nhiều tài sản của họ vào các tài khoản dollar tại ngân hàng. Rốt cuộc, nếu chính phủ xé toạc luật và phá giá đồng peso, thì họ sẽ an toàn với tài khoản dollar, đúng không? Họ đã đúng để lo lắng về đồng peso. Nhưng họ đã quá lạc quan về dollar của họ.
Ngày 1 tháng Mười Hai, 2001, chính phủ đã đóng băng tất các các tài khoản ngân hàng, đầu tiên trong chín mươi ngày. Chỉ một khoản tiền mặt nhỏ được cho phép rút hàng tuần. Đầu tiên là 250 pesos, vẫn có giá trị 250 $; rồi 300 pesos. Nhưng việc này đã chỉ cho phép rút từ các tài khoản peso. Đã chẳng ai được phép rút tiền từ các tài khoản dollar của họ, trừ phi họ đồng ý chuyển tiền dollar sang peso. Đã chẳng ai muốn làm như vậy. Những người Argentina đã gọi tình trạng này là El Corralito, “Bãi Quây Nhỏ”: những người gửi tiền bị bao vây vào một bãi quây giống như những con bò, không thể đi đâu được. Trong tháng Giêng việc phá giá cuối cùng đã được ban hành, và thay cho một peso ăn một dollar, chẳng bao lâu đã là bốn peso cho một dollar. Đấy đã phải là một chứng minh của những người đã nghĩ rằng họ phải đặt các khoản tiết kiệm của họ vào các tài khoản dollar. Nhưng đã không, bởi vì chính phủ sau đó đã chuyển đổi bằng vũ lực tất cả các tài khoản dollar ở ngân hàng sang peso, nhưng với tỷ giá hối đoái cũ một-ăn-một. Ai đã có khoản tiết kiệm 1.000 $ đột ngột thấy mình chỉ còn 250 $. Chính phủ đã tước đoạt ba phần tư các khoản tiết kiệm của nhân dân.
Đối với các nhà kinh tế học, Argentina là một nước khó hiều gây bối rối. Để minh họa đã khó đến thế nào để hiểu Argentina, Simon Kuznets nhà kinh tế học đoạt giải Nobel một lần đã nhận xét một cách nổi tiếng rằng có bốn loại nước: đã phát triển, chậm phát triển, Nhật Bản, và Argentina. Kuznets đã nghĩ như vậy bởi vì, vào khoảng thời gian của Chiến tranh Thế giới lần thứ Nhất, Argentina đã là một trong những nước giàu nhất thế giới. Sau đó nó đã bắt đầu một sự sa sút đều đặn tương đối so với các nước giàu khác ở Tây Âu và Bắc Mỹ, rồi trong các năm 1970 và 1980 đã chuyển sang một sự suy sụp tuyệt đối. Trên bề mặt của nó, thành tích kinh tế của Argentina là khó hiểu và gây bối rối, nhưng các lý do cho sự sa sút của nó trở nên rõ ràng hơn nếu được nhìn qua lăng kính của các thể chế bao gồm và khai thác.
Đúng là trước 1914, Argentina đã trải qua khoảng năm mươi năm tăng trưởng kinh tế, nhưng đấy đã là một trường hợp kinh điển của sự tăng trưởng dưới các thể chế khai thác. Argentina sau đó đã bị cai trị bởi một elite hẹp đầu tư rất nhiều vào nền kinh tế xuất khẩu nông nghiệp. Nền kinh tế đã phát triển bởi xuất khẩu thịt bò, da sống, và ngũ cốc giữa đợt tăng bột phát về giá thế giới của các mặt hàng này. Giống tất cả những kinh nghiệm như vậy về sự tăng trưởng dưới các thể chế khai thác, nó đã không kéo theo sự phá hủy sáng tạo và sự đổi mới nào. Và nó đã không bền vững. Vào khoảng thời gian Chiến tranh Thế giới lần thứ Nhất, sự bất ổn định chính trị gia tăng và các cuộc nổi loạn vũ trang đã xui khiến các elite Argentina thử mở rộng hệ thống chính trị, nhưng việc này đã dẫn đến việc huy động các lực lượng mà họ đã không thể kiểm soát được, và trong năm 1930 đã có cuộc đảo chính quân sự đầu tiên. Giữa khi đó và 1983, Argentina đã giao động lùi và tiến giữa chế độ độc tài và nền dân chủ và giữa các thể chế khai thác khác nhau. Đã có sự đàn áp hàng loạt dưới sự cai trị quân sự, mà đã lên đỉnh điểm trong các năm 1970 với ít nhất chín ngàn người bị hành quyết và có lẽ còn nhiều người hơn nhiều đã bị hành quyết một cách bất hợp pháp. Hàng trăm ngàn người đã bị tù đày và bị tra tấn.
Trong các thời kỳ của sự cai trị dân sự đã có các cuộc bầu cử – một nền dân chủ thuộc loại nào đó. Nhưng hệ thống chính trị đã còn xa mới bao gồm. Kể từ khi Perón nổi lên trong các năm 1940, Argentina dân chủ đã bị chi phối bởi đảng chính trị do ông thành lập, Partido Justicialista – Đảng Công lý, thường chỉ được gọi là Đảng Perónist. Những người Perónist đã thắng các cuộc bầu cử nhờ một bộ máy chính trị khổng lồ, mà đã thành công bằng mua phiếu bầu, phân phát sự bảo trợ, và tham nhũng, kể cả các hợp đồng và các việc làm chính phủ để đổi lại sự ủng hộ chính trị. Theo một nghĩa đấy là một nền dân chủ, nhưng đã không đa nguyên. Quyền lực đã tập trung cao độ vào Đảng Perónist, mà đã đối mặt với ít ràng buộc đối với cái nó có thể làm, chí ít trong thời kỳ khi quân đội kiềm chế không lật đổ nó khỏi quyền lực. Như chúng ta đã thấy ở trước (trang 329-332), nếu Tòa án Tối cao đã thách thức một chính sách, thì đã nguy hiểm hơn nhiều cho Tòa án Tối cao.
Trong các năm 1940, Perón đã nuôi dưỡng phong trào lao động như một cơ sở chính trị. Khi nó bị làm yếu đi bởi sự đàn áp quân sự trong các năm 1970 và 1980, đảng của ông đã đơn giản chuyển sang mua phiếu của những người khác thay vào đó. Các chính sách và các thể chế kinh tế đã được thiết kế để mang lại thu nhập cho những người ủng hộ họ, chứ không phải để tạo ra một sân chơi bình đẳng. Khi Tổng thống Menem đối mặt với giới hạn nhiệm kỳ cản ông khỏi việc được bầu lại trong các năm 1990, đã vẫn thế; ông đã có thể đơn giản viết lại hiến pháp và giải thoát khỏi giới hạn nhiệm kỳ. Như El Corralito cho thấy, cho dù Argentina có các cuộc bầu cử và các chính phủ được nhân dân bầu lên, chính phủ đã hoàn toàn có khả năng để xóa bỏ các quyền tài sản và tước đoạt công dân của chính nó mà được miễn hình phạt. Có ít sự kiểm tra ngăn cản đối với các tổng thống và các elite chính trị Argentina, và chắc chắn không có chủ nghĩa đa nguyên.
Cái đã làm cho Kuznets, và không nghi ngờ gì nhiều người khác, bối rối, những người đến thăm Buenos Aires, là thành phố có vẻ khác với Lima, Guatemala City, hay thậm chí Mexico City. Bạn không thấy những người bản xứ, và bạn không thấy các hậu duệ của các nô lệ trước kia. Phần lớn bạn thấy kiến trúc huy hoàng và các tòa nhà được dựng lên trong Belle Epoch (Thời kỳ Tốt đẹp), trong các năm tăng trưởng dưới các thể chế khai thác. Nhưng ở Buenos Aires bạn thấy chỉ một phần của Argentina. Menem, chẳng hạn, đã không từ Buenos Aires. Ông đã sinh ra ở Anillaco, trong tỉnh La Rioja, ở vùng núi xa phía tây bắc Buenos Aires, và ông đã phục vụ ba nhiệm kỳ với tư cách thống đốc tỉnh. Vào thời những người Tây Ban Nha chinh phục châu Mỹ, vùng này của Argentina đã là một phần ở xa của Đế chế Inca và đã có dân cư bản xứ đông đúc (xem Bản đồ 1 ở trang 17). Những người Tây Ban Nha đã tạo ra các encomienda ở đây, và một nền kinh tế hết sức khai thác đã phát triển nuôi trồng thực phẩm và lấy giống la cho những người khai mỏ ở Potosí về phía bắc. Thực ra, La Rioja đã giống hơn nhiều với vùng Potosí ở Peru và Bolivia hơn là giống Buenos Aires. Trong thế kỷ thứ mười chín, La Rioja đã sinh ra viên tư lệnh khét tiếng Facundo Quiroga, người đã cai trị vùng này một cách coi thường pháp luật và đã để quân đội của mình tiến vào Buenos Aires. Câu chuyện về sự phát triển của các thể chế chính trị Argentina là một câu chuyện về các tỉnh nội địa, như La Rioja, đã đạt thế nào được các thỏa thuận với Buenos Aires. Các thỏa thuận này đã là một sự ngừng bắn: các viên tư lệnh của La Rioja đã đồng ý để cho Buenos Aires đứng một mình sao cho nó có thể kiếm tiền. Đổi lại, các elite Buenos Aires từ bỏ cải cách các thể chế của “nội địa.” Cho nên thoạt tiên Argentina có vẻ rất khác Peru hay Bolivia, nhưng nó thực sự không khác đến vậy một khi bạn bỏ lại các đại lộ sang trọng của Buenos Aires. Rằng các sở thích và chính trị của nội địa đã được cấy vào các thể chế của Argentina là lý do vì sao nước này đã trải qua một con đường thể chế rất giống các con đường thể chế của các nước Mỹ Latin khai thác khác.
Rằng các cuộc bầu cử đã không mang lại hoặc các thể chế chính trị bao gồm hay các thể chế kinh tế bao gồm là trường hợp điển hình ở Mỹ Latin. Ở Colombia, các lực lượng nửa quân sự có thể cố định một phần ba các cuộc bầu cử quốc gia. Ở Venezuela ngày nay, như ở Argentina, chính phủ được bầu một cách dân chủ của Hugo Chávez tấn công các đối thủ của nó, đuổi họ khỏi các việc làm khu vực công, đóng cửa các tờ báo mà các bài xã luận nó không thích, và tước đoạt tài sản. Trong bất cứ việc gì ông ta làm, Chávez hùng mạnh hơn nhiều và ít bị kiềm chế hơn nhiều so với Sir Robert Walpole ở Anh trong các năm 1720, khi ông đã không có khả năng kết tội John Huntridge theo Bộ luật Đen (trang 302-308). Huntridge đã có thể sống tồi hơn rất nhiều ở Venezuela hay Argentina ngày nay.
Trong khi sự nổi lên của dân chủ ở Mỹ Latin về nguyên lý là đối ngược hoàn toàn với sự cai trị elite, và trong từ chương (rhetoric) và hành động nó thử phân phối lại các quyền và các cơ hội chí ít khỏi một mảng của elite, các gốc rễ của nó đã bám chắc vào các chế độ khai thác theo hai nghĩa. Thứ nhất, những sự bất bình đẳng dai dẳng trong hàng thế kỷ dưới các chế độ khai thác làm cho các cử tri trong các nền dân chủ mới nổi bỏ phiếu ủng hộ các chính trị gia với các chính sách cực đoan. Không phải là, những người Argentinia lại đúng là ấu trĩ và nghĩ rằng Juan Perón hay các chính trị gia Perónist gần đây như Menem hay nhà Kirchner là không ích kỷ và chú ý đến các lợi ích của họ, hay rằng những người Venezuela thấy sự cứu rỗi của mình trong Chávez. Thay vào đó, nhiều người Argentinia và Venezuela nhận ra rằng tất cả các chính trị gia khác và các đảng của họ cho đến nay đã không để cho họ có tiếng nói, đã không cung cấp cho họ các dịch vụ công cơ bản nhất, như đường sá và giáo dục, và đã không bảo vệ họ khỏi sự bóc lột bởi các elite địa phương. Rất nhiều người Venezuela ngày nay ủng hộ các chính sách của Chávez cho dù những chính sách này đi cùng với tham nhũng và lãng phí theo cùng cách mà nhiều người Argentinia đã ủng hộ các chính sách của Perón trong các năm 1940 và 1970. Thứ hai, lại chính các thể chế khai thác cơ bản là những cái làm cho chính trị hấp dẫn đến như vậy đối với, và thiên vị đến như vậy cho, những kẻ mạnh mẽ như Perón và Chávez, hơn là một hệ thống đảng hiệu quả tạo ra các lựa chọn khả dĩ khác đáng mong mỏi về mặt xã hội. Perón, Chávez, và hàng tá những kẻ mạnh mẽ ở Mỹ Latin chỉ là một mặt, một khía cạnh khác nữa của quy luật sắt của chính thể đầu sỏ, và như cái tên gợi ý, gốc rễ của quy luật sắt này nằm trong các chế độ do elite kiểm soát nằm ở dưới.
CHÍNH THỂ CHUYÊN CHẾ MỚI
Trong tháng Mười Một 2009, chính phủ Bắc Triều Tiên đã thực hiện cái mà các nhà kinh tế học gọi là một cải cách tiền tệ. Những đợt lạm phát nghiêm trọng thường là lý do cho những cải cách như vậy. Ở Pháp trong tháng Giêng 1960, một cuộc cải cách tiền tệ đã đưa vào đồng franc mới mà bằng 100 đồng franc hiện tồn. Các đồng franc cũ vẫn tiếp tục được lưu thông và người dân thậm chí vẫn ghi giá bằng đồng tiền cũ vì sự thay đổi sang đồng franc mới đã là từ từ. Cuối cùng, các đồng franc cũ đã ngừng là đồng tiền pháp định trong tháng Giêng 2002, khi Pháp đưa vào đồng euro. Cải cách của Bắc Triều Tiên nhìn giống thế về bề ngoài của nó. Giống những người Pháp trong năm 1960, chính phủ Bắc Triều Tiên đã quyết định bỏ bớt hai số không khỏi đồng tiền. Một tờ một trăm won, đồng tiền Bắc Triều Tiên, cũ đã có giá trị một won mới. Các cá nhân đã được phép đổi tiền của của họ lấy tiền được in mới tinh, mặc dù việc này đã phải tiến hành trong một tuần lễ, hơn là bốn mươi hai năm, như trong trường hợp của Pháp. Rồi đến cú chộp: chính phủ tuyên bố rằng không ai có thể đổi nhiều hơn 100.000 won, mặc dù muộn hơn nó đã nới giới hạn này lên 500.000. Một trăm ngàn won đã là khoảng 40 $ theo giá ngoại hối chợ đen. Bằng một cú đánh, chính phủ đã quét sạch của cải riêng tư của một phần rất lớn các công dân Bắc Triều Tiên; chúng ta không biết chính xác bao nhiêu, nhưng có lẽ lớn hơn mức mà chính phủ Argentina đã tước đoạt trong năm 2002.
Chính phủ ở Bắc Triều Tiên là một chế độ độc tài cộng sản đã chống lại quyền sở hữu tư nhân và các thị trường. Nhưng khó kiểm soát các thị trường chợ đen, và các thị trường chợ đen sử dụng các giao dịch bằng tiền mặt. Tất nhiên đã dính líu đến nhiều trao đổi ngoại hối, đặc biệt là đồng tiền Trung Quốc, nhưng nhiều giao dịch sử dụng đồng won. Cải cách tiền tệ đã được thiết kế để trừng phạt những người đã sử dụng các thị trường này, và cụ thể hơn, để bảo đảm chắc chắn rằng họ không trở nên quá giàu và đủ hùng mạnh để đe dọa chế độ. Giữ cho họ nghèo đã là an toàn hơn. Các thị trường chợ đen đã không phải là toàn bộ câu chuyện. Nhân dân ở Bắc Triều Tiên cũng giữ các khoản tiết kiệm của mình bằng đồng won bởi vì có ít ngân hàng ở Triều Tiên, và tất cả chúng đều do chính phủ sở hữu. Trên thực tế, chính phủ đã sử dụng cải cách tiền tệ để tước đoạt các khoản tiết kiệm của nhân dân.
Mặc dù chính phủ nói, nó coi các thị trường là xấu, elite Bắc Triều Tiên lại khá thích những cái các thị trường có thể sản xuất ra cho họ. Lãnh tụ, Kim Jong-Il, có một lâu đài giải trí cao bảy tầng được trang bị với một quầy bar, máy karaoke, và một rạp chiếu phim nhỏ. Tầng trệt có một bể bơi khổng lồ với một máy tạo sóng, nơi Kim thích sử dụng một ván lướt sóng vừa vặn với một motor nhỏ. Khi trong năm 2006 Hoa Kỳ đưa ra các lệnh cấm vận lên Bắc Triều Tiên, nó đã biết làm thế nào để đánh trúng chế độ nơi nó bị đau. Nó đã khiến cho việc xuất khẩu hơn sáu mươi hạng mục hàng xa xỉ sang Bắc Triều Tiên là bất hợp pháp, kể cả các thuyền buồm nhẹ, xe scooter nước, xe đua, xe motor, máy chơi DVD, và máy thu hình lớn hơn 29 inch. Sẽ không còn có các khăn quàng cổ bằng lụa, bút máy được thiết kế riêng, đồ da thú, hay hành lý da thuộc. Đấy đã chính xác là các món được Kim và các elite Đảng Cộng Sản của ông ta sưu tầm. Một học giả đã sử dụng các số liệu từ công ty Pháp Hennessy để ước lượng ngân sách hàng năm của Kim cho rượu cognac trước khi bị cấm vận đã có thể cao đến mức 800.000 $ một năm.
Là không thể để hiểu nhiều trong các vùng nghèo nhất thế giới vào cuối thế kỷ thứ hai mươi mà không hiểu chính thể chuyên chế mới của thế kỷ hai mươi: chủ nghĩa cộng sản. Tầm nhìn của Marx đã là một hệ thống mà sẽ tạo ra sự thịnh vượng dưới các điều kiện nhân đạo hơn và không có bất bình đẳng. Lenin và Đảng Cộng Sản của ông đã lấy cảm hứng từ Marx, nhưng thực tiễn đã không thể khác nhiều hơn với lý thuyết. Cách mạng Bolshevik năm 1917 đã là một câu chuyện đẫm máu, và đã chẳng có khía cạnh nhân đạo nào đối với nó. Sự bình đẳng cũng đã chẳng là phần của phương trình, vì việc đầu tiên Lenin và các tùy tùng của ông đã làm là để tạo ra một giới elite mới, bản thân họ, ở đầu não của Đảng Bolshevik. Để làm thế, họ đã thanh trừng và đã giết hại không chỉ các yếu tố không-cộng sản, mà cả những người cộng sản khác những người đã có thể đe dọa đến quyền lực của họ. Nhưng thảm kịch thực sự vẫn chưa đến: đầu tiên với Nội Chiến, và sau đó dưới sự tập thể hóa của Stalin và các cuộc thanh trừng quá thường xuyên của ông, mà có thể đã giết nhiều đến bốn mươi triệu người. Chủ nghĩa cộng sản Nga đã dã man, đàn áp, và đẫm máu, nhưng không độc nhất. Các hậu quả kinh tế và sự đau khổ con người đã là khá điển hình của cái đã xảy ra ở nơi khác – chẳng hạn, ở Cambodia trong các năm 1970 dưới thời Khmer Đỏ, ở Trung Quốc, và ở Bắc Triều Tiên. Trong tất cả các trường hợp chủ nghĩa cộng sản đã mang lại các chế độ độc tài tàn ác và những sự lạm dụng các quyền con người phổ biến. Vượt xa hơn sự đau khổ con người và sự chém giết, tất cả các chế độ cộng sản đã dựng lên các loại khác nhau của các thể chế khai thác. Các thể chế kinh tế, có hay không có các thị trường, đã được thiết kế để khai thác các nguồn lực từ nhân dân, và bằng cách hoàn toàn căm ghét các quyền tài sản, chúng thường đã tạo ra sự nghèo khó thay cho sự thịnh vượng. Trong trường hợp Soviet, như chúng ta đã thấy ở chương 5, hệ thống Cộng sản đầu tiên đã tạo ra sự tăng trưởng nhanh, nhưng sau đó đã loạng choạng và dẫn đến trì trệ. Các hậu quả đã tàn phá hơn rất nhiều ở Trung Quốc dưới thời Mao, ở Cambodia dưới thời Khmer Đỏ, và ở Bắc Triều Tiên, nơi các thể chế kinh tế Cộng sản đã dẫn đến sự sụp đổ kinh tế và nạn đói.
Các thể chế kinh tế Cộng sản đến lượt đã được ủng hộ bởi các thể chế chính trị khai thác, tập trung mọi quyền lực vào tay của các Đảng Cộng Sản và không đưa ra bất cứ sự ràng buộc nào lên việc sử dụng quyền lực này. Mặc dù về hình thức đấy đã là các thể chế khai thác khác nhau, chúng đã có các kết quả giống nhau lên kế sinh nhai của nhân dân như các thể chế khai thác tại Zimbabwe và Sierra Leone.
VUA BÔNG
Bông chiếm khoảng 45 phần trăm xuất khẩu của Uzbekistan, làm cho nó trở thành cây trồng quan trọng nhất kể từ khi nước này xác lập sự độc lập vào lúc tan rã của Liên Xô trong năm 1991. Dưới thời chủ nghĩa cộng sản Soviet tất cả đất trồng bông ở Uzbekistan đã dưới sự kiểm soát của 2.048 nông trang do nhà nước sở hữu. Các nông trang này bị phá vỡ và đất được chia lại sau 1991. Nhưng điều đó đã không có nghĩa rằng các nông dân đã có thể hành động một cách độc lập. Bông đã quá có giá trị cho chính phủ mới của Uzbekistan, trước hết, và cho đến nay duy nhất, cho tổng thống, Ismail Karimov. Thay vào đó, các quy chế được đưa ra mà đã xác định các nông dân được trồng cái gì và chính xác họ được bán bao nhiêu. Bông đã là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị, và các nông dân được trả một phân nhỏ của giá thế giới cho thu hoạch của họ, với chính phủ lấy phần còn lại. Không ai đi trồng bông với giá được trả, cho nên chính phủ buộc họ trồng. Mỗi nông dân bây giờ phải phân bổ 35 phần trăm đất của mình cho bông. Việc này đã gây ra nhiều vấn đề, khó khăn với với máy móc là một trong những khó khăn. Vào lúc độc lập, khoảng 40 phần trăm của vụ thu hoạch được hái bằng các máy thu hoạch tổng hợp. Sau năm 1991, không ngạc nhiên, căn cứ vào các khuyến khích mà chế độ của Tổng thống Karimov đã tạo ra cho các nông dân, họ đã không sẵn sàng mua và bảo dưỡng các máy ấy. Nhận ra vấn đề, Karimov đã nghĩ ra một giải pháp, thực ra, một lựa chọn rẻ hơn các máy thu hoạch tổng hợp: trẻ em học sinh.
Bông bắt đầu chín và sẵn sàng để thu hoạch vào đầu tháng Chín, vào khoảng cùng thời gian trẻ em quay lại trường học. Karimov ban lệnh cho các thống đốc địa phương phân các hạn mức thu hoạch bông cho các trường học. Vào đầu tháng Chín các trường trống rỗng với 2,7 triệu học sinh (số liệu của năm 2006). Các giáo viên, thay cho là những người dạy học, đã trở thành những người tuyển mộ lao động. Gulnaz, một bà mẹ của hai trong số các đứa trẻ này, giải thích cái gì đã xảy ra:
Vào đầu của mỗi năm học, khoảng đầu tháng Chín, các lớp học trong trường được hoãn học, và thay vào đó các học sinh được cử đi hái bông. Không ai hỏi sự đồng ý của các phụ huynh. Chúng không được nghỉ cuối tuần [trong mùa thu hoạch]. Nếu một đứa trẻ vì bất cứ lý do gì mà ở nhà, giáo viên của nó hay người phụ trách lớp đến và lăng mạ bố mẹ. Họ phân một kế hoạch cho mỗi đứa trẻ, từ 20 đến 60 kg một ngày tùy thuộc vào lứa tuổi của đứa trẻ. Nếu một đứa trẻ không hoàn thành kế hoạch này thì buổi sáng hôm sau nó bị quất trước mặt cả lớp.
Vụ thu hoạch kéo dài hai tháng. Những trẻ em nông thôn đủ may mắn để được phân về các trang trại gần nhà và có thể đi bộ hay đi xe bus đến chỗ làm việc. Các trẻ em ở xa hay từ các khu đô thị đã phải ngủ trong các lán hay các nhà kho với máy móc và súc vật. Không có các phòng vệ sinh hay các bếp ăn. Trẻ em phải mang thức ăn riêng của mình cho bữa trưa.
Những người hưởng lợi chính từ tất cả lao động cưỡng bức này là các elite chính trị, đứng đầu bởi Tổng thống Karimov, ông vua de facto (thực sự) của tất cả bông ở Uzbekistan. Các học sinh được cho là được trả tiền cho lao động của chúng, nhưng chỉ được cho là. Trong năm 2006, khi giá thế giới của bông đã khoảng $1,40 (U.S.) một kilo, trẻ em đã được trả khoảng $0,03 cho hạn mức hàng ngày của chúng là hai mươi đến sáu mươi kilo. Có lẽ 75 phần trăm của việc thu hoạch bông bây giờ do trẻ em hái. Vào mùa xuân, trường học bị đóng cửa cho công việc bắt buộc làm cỏ, nhổ cỏ, và cấy.
Làm sao mà tất cả đã đến nông nỗi này? Uzbekistan, giống các Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Soviet khác, đã được cho là nhận được sự độc lập của mình sau sự sụp đổ của Liên Xô và phát triển một nền kinh tế thị trường và nền dân chủ. Như trong nhiều nước Cộng hòa Soviet, tuy vậy điều này đã không diễn ra. Tổng thống Karimov, người đã bắt đầu sự nghiệp chính trị của mình trong Đảng Cộng Sản Liên Xô cũ, leo lên đến chức bí thư thứ nhất Uzbekistan vào thời điểm may mắn của năm 1989, đúng khi Bức tường Berlin sụp đổ, đã xoay xở để tái tạo chính mình với tư cách một nhà dân tộc chủ nghĩa. Với sự ủng hộ quyết định của các lực lượng an ninh, trong tháng Mười Hai năm 1991 ông đã thắng cuộc bầu cử Tổng thống đầu tiên chưa từng có của Uzbekistan. Sau khi nắm quyền lực, ông đã đàn áp thẳng tay phe đối lập chính trị độc lập. Các đối thủ bây giờ ở trong nhà tù hay sống lưu đày. Không có nền báo chí tự do ở Uzbekistan, và không có tổ chức phi chính phủ nào được cho phép. Đỉnh điểm của sự tăng cường đàn áp đến vào năm 2005, khi có lẽ 750, có thể nhiều hơn, những người biểu tình bị cảnh sát và quân đội sát hại ở Andijon.
Sử dụng sự chỉ huy này của các lực lượng an ninh và sự kiểm soát hoàn toàn báo chí, đầu tiên Karimov đã kéo dài nhiệm kỳ Tổng thống của ông cho năm năm, thông qua một cuộc trưng cầu dân ý, và sau đó đã thắng cuộc bầu lại cho một nhiệm kỳ mới dài bảy năm trong năm 2000, với 91,2 phần trăm phiếu bầu. Đối thủ duy nhất của ông đã tuyên bố rằng ông đã bầu cho Karimov! Trong cuộc bầu cử lại năm 2007, được cho là gian lận một cách rộng rãi, ông đã thắng với 88 phần trăm số phiếu. Các cuộc bầu cử ở Uzbekistan giống các cuộc bầu cử mà Joseph Stalin đã sử dụng để tổ chức trong thời vàng son của Liên Xô. Lần bầu cử năm 1937 đã được đưa tin một cách nổi tiếng bởi phóng viên của tờ New York Times Harold Denny, người đã tạo lại một bản dịch từ tờ Sự thật, Pravda, tờ báo của Đảng Cộng Sản, mà đã có ý truyền đạt sự căng thẳng và sự nhộn nhịp của các cuộc bầu cử Soviet:
Chuông đồng hồ điểm nửa đêm. Ngày mười hai tháng Mười Hai, ngày của cuộc tổng tuyển cử đầu tiên, các cuộc bầu cử bình đẳng và trực tiếp bầu Soviet Tối cao, đã kết thúc. Kết quả bầu cử sắp được công bố.
Hội đồng bầu cử còn lại một mình trong phòng của họ. Yên lặng, và các ngọn đèn tỏa sáng một cách trang nghiêm. Giữa sự kỳ vọng chăm chú chung và căng thẳng, chủ tịch thực hiện tất cả các thủ tục cần thiết trước khi kiểm phiếu – kiểm tra xem theo danh sách đã có bao nhiêu cử tri và bao nhiêu đã bỏ phiếu – và kết quả là 100 phần trăm. 100 phần trăm! Cuộc bầu cử nào ở nước nào cho ứng cử viên nào đã nhận được 100 phần trăm sự hưởng ứng? Công việc chính bắt đầu bây giờ. Chủ tịch hồi hộp kiểm tra dấu niêm phong trên các thùng. Rồi các thành viên của ủy ban kiểm tra chúng. Các dấu niêm phong còn nguyên vẹn và được bóc. Các hòm được mở. Yên lặng. Các giám sát viên và những người thực hiện bầu cử này, họ ngồi một cách chú ý và nghiêm trang. Bây giờ là lúc mở các phong bì. Các thành viên hội đồng lấy kéo. Chủ tịch đứng lên. Những người kiểm phiếu có các sổ của họ sẵn sàng. Phong bị đầu tiên được cắt. Tất cả các con mắt đổ dồn vào nó. Chủ tịch lấy ra hai miếng giấy nhỏ – miếng trắng [cho một ứng viên cho Soviet Liên bang] và miếng màu xanh [cho một ứng viên của Soviet Dân tộc] – và xướng to và rành mạch, “Đồng chí Stalin.”
Lập tức sự nghiêm trang bị phá vỡ. Tất cả mọi người trong phòng đều nhảy cẫng lên và hoan hô vui sướng và quyết liệt cho lá phiếu đầu tiên của cuộc tổng tuyển cử bầu bằng phiếu kín đầu tiên dưới Hiến pháp Stalinist – một lá phiếu với tên của người sáng tạo ra Hiến pháp.
Tâm trạng này đã có thể thâu tóm tình trạng hồi hộp xung quanh các cuộc bầu lại của Karimov, người có vẻ là một học trò giỏi của Stalin khi đi tới việc đàn áp và kiểm soát chính trị và có vẻ đã tổ chức các cuộc bầu cử mà có thể cạnh tranh với các cuộc bầu cử của Stalin về chủ nghĩa siêu hiện thực của chúng.
Dưới thời Karimov, Uzbekistan là một nước với các thể chế chính trị và kinh tế rất khai thác. Và nó nghèo. Có lẽ một phân ba dân số sống trong nghèo khổ, và thu nhập trung bình hàng năm là khoảng 1.000 $. Không phải tất cả các chỉ số phát triển là xấu. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ trẻ em đến trường là 100 phần trăm … phải, có lẽ trừ trong thời vụ hái bông. Tỷ lệ biết đọc biết viết cũng rất cao, mặc dù ngoài việc kiểm soát tất cả báo chí, chế độ cũng cấm sách và kiểm duyệt Internet. Trong khi hầu hết nhân dân được trả chỉ vài cent cho một ngày hái bông, gia đình Karimov và các cán bộ cộng sản trước kia, những người đã tái tạo bản thân mình sau 1989 như các elite kinh tế và chính trị mới của Uzbekistan, đã trở nên giàu có một cách cực kỳ thoải mái.
Các lợi ích kinh tế của gia đình được vận hành bởi con gái Karimov, cô Gulnora, người được kỳ vọng sẽ kế vị cha mình với tư cách Tổng thống. Trong một nước hết sức không minh bạch và bí mật, chẳng ai biết chính xác gia đình Karimov kiểm soát những gì và họ kiếm được bao nhiêu tiền, nhưng kinh nghiệm của công ty Hoa Kỳ Interspan mang tính chỉ báo về cái gì đã xảy ra trong nền kinh tế Uzbek trong hai thập niên vừa qua. Bông không phải là mùa vụ nông nghiệp duy nhất; các phần của nước này là lý tưởng cho trồng chè, và Interspan đã quyết định đầu tư. Vào năm 2005 nó đã chiếm hơn 30 phần trăm thị trường trong nước, nhưng sau đó đã vấp phải rắc rối. Gulnora đã quyết định rằng ngành chè trông có vẻ hứa hẹn về mặt kinh tế. Không lâu sau nhân viên người địa phương của Interspan bắt đầu bị bắt, bị đánh và bị tra tấn. Đã trở nên không thể để hoạt động, và vào tháng Tám 2006 công ty đã rút đi. Các tài sản của nó đã được tiếp quản bởi các nhóm lợi ích ngày càng mở rộng nhanh của gia đình Karimov, lúc đó chiếm 67 phần trăm thị trường, tăng 2 phần trăm so với vài năm trước.
Uzbekistan theo nhiều cách giống một di tích từ quá khứ, một thời đại đã bị bỏ quên. Một nước tiều tụy dưới chính thể chuyên chế của một gia đình duy nhất và những cánh hẩu xung quanh họ, với một nền kinh tế dựa trên lao động cưỡng bức – thực ra, lao động cưỡng bức của các trẻ em. Trừ điểm đó nó đã không phải là [di tích]. Phần của nó của miếng khảm (mosaic) của các xã hội thất bại dưới các thể chế khai thác, và đáng tiếc nó có nhiều nét chung với các nước Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Soviet trước kia, trải từ Armenia và Azerbaijan đến Kyrgyzstan, Tajikistan, và Turkmenistan, và nhắc nhở chúng ta rằng ngay cả trong thế kỷ thứ hai mươi mốt, các thể chế kinh tế và chính trị khai thác có thể khoác một dạng khai thác tàn bạo vô liêm sỉ.
GIỮ SÂN CHƠI NGHIÊNG
Các năm 1990 đã là một thời kỳ cải cách ở Ai Cập. Từ cuộc đảo chính quân sự mà đã xóa bỏ nền quân chủ trong năm 1954, Ai Cập đã được vận hành như một xã hội nửa-xã hội chủ nghĩa trong đó chính phủ đã đóng một vai trò trung tâm trong nền kinh tế. Nhiều khu vực của nền kinh tế đã bị chi phối bởi các doanh nghiệp nhà nước. Qua các năm, từ chương của chủ nghĩa xã hội đã mất hiệu lực, các thị trường được mở, và khu vực tư nhân phát triển. Thế nhưng đấy đã không là các thị trường bao gồm, mà là các thị trường được kiểm soát bởi nhà nước và một nhúm nhỏ các nhà kinh doanh liên minh với Đảng Dân chủ Dân tộc (National Democratic Party – NDP), đảng chính trị được thành lập bởi Tổng thống Anwar Sadat trong năm 1978. Các nhà kinh doanh ngày càng dính líu với đảng, và đảng đã trở nên ngày càng dính líu với họ dưới chính phủ của Hosni Mubarak. Mubarak, người đã trở thành Tổng thống trong năm 1981 tiếp sau vụ ám sát Anwar Sadat, đã cai trị với NDP cho đến khi bị buộc phải rời quyền lực bởi các cuộc phản đối của nhân dân và quân đội tháng Hai 2011, như chúng ta đã thảo luận trong Lời Nói Đầu (trang 1).
Các nhà kinh doanh lớn đã được bổ nhiệm vào các vị trí chủ chốt của chính phủ trong các lĩnh vực liên quan mật thiết với các lợi ích kinh tế của họ. Rasheed Mohamed Rasheed, cựu Chủ tịch của Unilever AMET (Africa, Middle East, và Turkey – phụ trách châu Phi, Trung Đông và Thổ Nhĩ kỳ), đã trở thành bộ trưởng ngoại thương và công nghiệp; Mohamed Zoheir Wahid Garana, ông chủ và giám đốc điều hành của Công ty Lữ hành Garana, một trong những công ty lớn nhất ở Ai Cập, đã trở thành bộ trưởng du lịch; Amin Ahmed Mohamed Osman Abaza, nhà sáng lập của Công ty Thương mại Bông sông Nile, công ty xuất khẩu bông lớn nhất ở Ai Cập, đã trở thành bộ trưởng nông nghiệp.
Trong nhiều khu vực của nền kinh tế, các doanh nhân đã thuyết phục chính phủ hạn chế việc gia nhập thông qua quy chế nhà nước. Các khu vực này gồm truyền thông đại chúng, sắt và thép, công nghiệp ô tô, rượu bia, và xi măng. Mỗi khu vực đã rất tập trung với các rào cản gia nhập cao bảo vệ các doanh nhân và các hãng có mối quan hệ chính trị. Các doanh nhân lớn đã thân thiết với chế độ, như Ahmed Ezz (sắt và thép), gia đình Sawiris (truyền thông đa phương tiện, đồ uống, và viễn thông), và Mohamed Nosseir (đồ uống và viễn thông) đã nhận được không chỉ sự bảo vệ từ nhà nước mà được các hợp đồng chính phủ và các khoản vay lớn của ngân hàng mà không cần có tài sản thế chấp. Ahmed Ezz đã cả là chủ tịch của Ezz Steel, công ty lớn nhất trong nghành thép của nước này, sản xuất 70 phần trăm thép của Ai Cập, và cũng là một thành viên cao cấp của NDP, chủ tịch của Ủy ban Ngân sách và Kế hoạch của Hạ viện, và một cộng sự thân cận của Gamal Mubarak, một trong những con trai của Tổng thống Mubarak.
Các cuộc cải cách kinh tế của các năm 1990 được thúc đẩy bởi các định chế tài chính quốc tế và các kinh tế gia đã nhắm đến giải phóng các thị trường và giảm vai trò của nhà nước trong nền kinh tế. Cột trụ then chốt của các cuộc cải cách như vậy ở mọi nơi đã là tư nhân hóa các tài sản do nhà nước sở hữu. Tư nhân hóa ở Mexico (trang 38-40), thay cho làm tăng cạnh tranh, đơn giản đã chuyển các độc quyền do nhà nước sở hữu thành các độc quyền do tư nhân sở hữu, trong quá trình làm giàu cho các doanh nhân có mối quan hệ chính trị như Carlos Slim. Chính xác cùng thứ đã xảy ra ở Ai Cập. Các doanh nhân có mối quan hệ với chế độ đã có khả năng ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc thực hiện chương trình tư nhân hóa của Ai Cập, sao cho nó ưu ái cho elite kinh doanh giàu có – hay “những con cá voi,” như họ được biết đến ở địa phương. Vào lúc tư nhân hóa bắt đầu, nền kinh tế đã bị chi phối bởi ba mươi hai trong số cá voi này.
Một trong số đó đã là Ahmed Zayat, ở cương vị chỉ huy của Tập đoàn Luxor Group. Năm 1996 chính phủ đã quyết định tư nhân hóa công ty Al Ahram beverages (ABC), mà đã là nhà sản xuất bia độc quyền ở Ai Cập. Một đơn đặt giá hỏi mua đã đến từ một consortium của Công ty Tài chính Ai Cập, dẫn đầu bởi nhà phát triển bất động sản Farid Saad, cùng với công ty vốn mạo hiểm đầu tiên được thành lập ở Ai Cập năm 1995. Consortium đã bao gồm Fouad Sultan, cựu bộ trưởng du lịch, Mohamed Nosseir, và Mohamed Ragab, một doanh nhân elite khác. Nhóm này đã có quan hệ tốt, nhưng đã không đủ tốt. Đơn đặt giá của nó có giá trị 400 triệu bảng Ai Cập đã hóa ra là quá thấp. Zayat đã quen biết tốt hơn. Ông đã không có tiền để mua ABC, cho nên ông đã nghĩ ra một sơ đồ khéo léo kiểu Carlos Slim. Cổ phiếu của ABC đã được thả nổi lần đầu tiên trên Trung tâm Giao dịch Chứng khoán London, và Luxor Group đã giành được 74,9 phần trăm của các cổ phiếu đó với giá 68,5 bảng Ai Cập một cổ phiếu. Ba tháng sau cổ phiếu được tách làm đôi, và Luxor Group đã có khả năng bán tất cả chúng với giá 52,5 bảng một cổ phiếu, được lãi ròng 36 phần trăm, mà với nó Zayat đã có khả năng tài trợ cho việc mua ABC với 231 triệu bảng vào tháng tiếp theo. Lúc đó, ABC đã có lợi nhuận hàng năm khoảng 41,3 triệu bảng Ai Cập và đã có dự trữ tiền mặt 93 triệu bảng Ai Cập. Đã đúng là một cuộc mặc cả. Trong năm 1999 ABC mới được tư nhân hóa đã mở rộng độc quyền của nó từ bia sang rượu bằng cách mua lại độc quyền rượu quốc gia Gianaclis đã được tư nhân hóa. Gianaclis đã là một công ty rất có lời, nép mình đằng sau thuế nhập khẩu 3.000 phần trăm được áp lên rượu nhập khẩu, và nó đã có biên lợi nhuận 70 phần trăm trên doanh số bán. Trong năm 2002 độc quyền lại thay chủ lần nữa khi Zayat bán ABC cho Heineken lấy 1,3 tỷ bảng Ai Cập. Một khoản lợi nhuận 563 phần trăm trong năm năm.
Mohamed Nosseir đã không luôn luôn ở bên thua. Trong năm 1993 ông đã mua Công ty Đóng chai El Nasr (Bottling Company) được tư nhân hóa, mà đã có các quyền độc quyền để đóng chai và bán Coca-Cola ở Ai Cập. Các mối quan hệ của Nosseir với bộ trưởng khu vực doanh nghiệp công khi đó, Atef Ebeid, đã cho phép ông tiến hành việc mua với ít cạnh tranh. Nosseir sau đó đã bán công ty này sau hai năm lấy được hơn ba lần giá mua. Một thí dụ khác nữa đã là nước đi trong cuối các năm 1990 để kéo khu vực tư nhân vào ngành chiếu phim nhà nước. Lại các mối quan hệ chính trị đã ngụ ý rằng chỉ có hai gia đình được phép đặt đơn chào mua và vận hành các rạp chiếu phim – mà một trong số đó đã là gia đình Sawiris.
Ai Cập ngày nay là một quốc gia nghèo – không nghèo như hầu hết các nước ở phía nam, ở châu Phi hạ-Sahara, nhưng vẫn là một quốc gia nghèo nơi khoảng 40 phần trăm dân số là rất nghèo và sống với ít hơn hai dollar một ngày. Thật mỉa mai, như chúng ta đã thấy ở trước (trang 61-61), trong thế kỷ thứ mười chín Ai Cập đã là nơi một cố gắng ban đầu thành công theo sự thay đổi thể chế và hiện đại hóa kinh tế dưới thời Muhammad Ali, người đã tạo ra một thời kỳ tăng trưởng kinh tế khai thác trước khi bị sáp nhập trên thực tế vào Đế chế Anh. Từ thời kỳ thuộc địa Anh một tập các thể chế khai thác đã nổi lên, và đã được tiếp tục bởi quân đội sau năm 1954. Đã có sự tăng trưởng kinh tế nào đó và sự đầu tư vào giáo dục, nhưng đa số dân cư đã có ít cơ hội kinh tế, trong khi elite mới đã có thể hưởng lợi từ các quan hệ chính trị của họ với chính phủ.
Các thể chế kinh tế khai thác này đã lại được ủng hộ bởi các thể chế chính trị khai thác. Tổng thống Mubarak đã lên kế hoạch để bắt đầu một triều đại chính trị, chuẩn bị cho con trai Gamal để thay thế ông. Kế hoạch của ông đã bị kết liễu sớm chỉ bởi sự sụp đổ của chế độ khai thác của ông vào đầu năm 2011 khi đối mặt với sự náo loạn lan rộng và các cuộc biểu tình trong cái gọi là Mùa Xuân Arab. Trong thời kỳ khi Nasser là Tổng thống, đã có khía cạnh bao gồm nào đó của các thể chế kinh tế, và nhà nước đã mở hệ thống giáo dục và cung cấp một số cơ hội mà chế độ trước của Vua Farouk đã không. Nhưng đấy đã là một thí dụ về một sự kết hợp không ổn định của các thể chế chính trị khai thác với sự bao gồm nào đó của các thể chế kinh tế.
Kết quả không thể tránh khỏi, mà đã đến trong triều đại của Mubarak, đã là các thể chế kinh tế trở nên khai thác hơn, phản ánh sự phân bố quyền lực chính trị trong xã hội. Theo nghĩa nào đó Mùa Xuân Arab đã là một phản ứng với việc này. Điều này đã đúng không chỉ ở Ai Cập mà cũng ở Tunisia. Ba thập niên của sự tăng trưởng Tunisia dưới các thể chế chính trị khai thác đã bắt đầu quay ngược khi Tổng thống Ben Ali và gia đình ông đã bắt đầu cướp bóc nền kinh tế nhiều hơn và nhiều hơn.
VÌ SAO CÁC QUỐC GIA THẤT BẠI
Các quốc gia thất bại về kinh tế bởi vì các thể chế khai thác. Các thể chế này giữ các nước nghèo ở trạng thái nghèo và ngăn cản chúng bước lên con đường đến tăng trưởng kinh tế. Điều này đúng ngày nay ở châu Phi, ở các nơi như Zimbabwe và Sierra Leone; ở Nam Mỹ, trong các nước như Colombia và Argentina; ở châu Á, trong các nước như Bắc Triều Tiên và Uzbekistan; và ở Trung Đông, trong các quốc gia như Ai Cập. Có những sự khác biệt đáng kể giữa các nước này. Một số là các nước nhiệt đới, một số trong các vùng ôn đới. Một số đã là các thuộc địa của Anh; số khác đã là thuộc địa của Nhật Bản, Tây Ban Nha, và Nga. Chúng có các lịch sử, ngôn ngữ, và văn hóa rất khác nhau. Cái tất cả chúng cùng chia sẻ là các thể chế khai thác. Trong tất cả các trường hợp này cơ sở của các thể chế này là một giới elite những người thiết kế các thể chế kinh tế để làm giàu cho bản thân họ và làm cho quyền lực của họ là vĩnh viễn gây tổn hại cho tuyệt đại đa số người dân trong xã hội. Lịch sử và cấu trúc xã hội khác nhau của các nước dẫn đến những sự khác biệt về bản chất của các elite và về chi tiết của các thể chế khai thác. Nhưng lý do vì sao các thể chế khai thác tồn tại dai dẳng luôn luôn liên quan đến vòng luẩn quẩn, và những hệ lụy của các thể chế này về mặt bần cùng hóa các công dân của chúng là giống nhau – cho dù cường độ của chúng khác nhau.
Ở Zimbabwe, chẳng hạn, elite gồm có Robert Mugabe và lõi của ZANU-PF, những người đã là mũi nhọn của cuộc chiến đấu chống thực dân trong các năm 1970. Ở Bắc Triều Tiên, họ là bè lũ quanh Kim Jong-Il và Đảng Cộng Sản. Ở Uzbekistan đó là Tổng thống Islam Karimov, gia đình ông, và những cánh hẩu thời-Liên Xô được tái tạo của ông. Các nhóm này rõ ràng là rất khác nhau, và những khác biệt này, cùng với các chính thể có màu sắc khác nhau và các nền kinh tế mà họ cai quản, có nghĩa rằng hình thức đặc thù của các thể chế khai thác là khác nhau. Thí dụ, bởi vì Bắc Triều Tiên đã được tạo ra bởi một cuộc cách mạng cộng sản, nó lấy sự cai trị độc đảng của Đảng Cộng Sản như mô hình chính trị của nó. Mặc dù Mugabe đã có mời quân đội Bắc Triều Tiên vào Zimbabwe trong các năm 1980 để tàn sát các đối thủ của ông ở Matabeleland, một mô hình như vậy cho các thể chế chính trị khai thác là không áp dụng được ở Zimbabwe. Thay vào đó, bởi vì cách ông ta đến với quyền lực trong cuộc chiến đấu chống thực dân, Mugabe đã che đậy sự cai trị của ông bằng các cuộc bầu cử, cho dù một lúc ông đã tìm được cách thực sự để bày ra một nhà nước độc đảng được thánh hóa một cách hợp hiến.
Ngược lại, Colombia đã có một lịch sử dài về các cuộc bầu cử, mà đã nổi lên về mặt lịch sử như một phương pháp cho việc chia sẻ quyền lực giữa các đảng Tự do và Bảo thủ theo sau sự độc lập khỏi Tây Ban Nha. Không chỉ bản chất của các elite là khác nhau, mà số lượng của chúng cũng khác nhau. Tại Uzbekistan, Karimov đã có thể bắt cóc các tàn dư của nhà nước Soviet, mà đã cho ông ta một bộ máy mạnh để đàn áp và giết các elite khả dĩ khác. Tại Colombia, sự thiếu quyền lực của một nhà nước trung ương ở những phần của đất nước đã dẫn một cách tự nhiên đến các elite bị chắp vá rời rạc hơn rất nhiều – thực ra, nhiều đến mức đôi khi họ giết lẫn nhau. Tuy nhiên, bất chấp các elite và các thể chế chính trị có nhiều màu sắc khác nhau này, các thể chế này thường tìm được cách để thắt chặt và tái tạo quyền lực của elite mà đã tạo ra chúng. Nhưng đôi khi sự đấu đá nội bộ quyết liệt mà họ gây ra dẫn đến sự sụp đổ của nhà nước, như ở Sierra Leone.
Đúng như lịch sử và các cấu trúc khác nhau có nghĩa rằng bản sắc của các elite và những chi tiết của các thể chế chính trị khai thác là khác nhau, các chi tiết của các thể chế kinh tế khai thác mà các elite dựng lên cũng thế. Ở Bắc Triều Tiên, các công cụ của sự khai thác đã lại được kế thừa từ bộ dụng cụ cộng sản: sự hủy bỏ sở hữu tư nhân, các nông trang và công nghiệp do nhà nước vận hành.
Ở Ai Cập, tình hình đã khá giống dưới chế độ quân sự xã hội chủ nghĩa được công khai thừa nhận do Đại tá Nasser tạo ra sau năm 1952. Nasser đã đứng về phía Liên Xô trong chiến tranh lạnh, tước đoạt các khoản đầu tư nước ngoài, như Kênh đào Suez do Anh sở hữu, và đã biến phần lớn nền kinh tế thành sở hữu nhà nước. Tuy vậy, tình hình ở Ai Cập trong các năm 1950 và 1960 đã rất khác với tình hình ở Bắc Triều Tiên trong các năm 1940. Đã dễ hơn nhiều cho những người Bắc Triều Tiên để tạo ra một nền kinh tế theo kiểu cộng sản triệt để hơn nhiều, vì họ đã có thể tước đoạt các tài sản Nhật trước đó và xây dựng một mô hình kinh tế của Cách mạng Trung Quốc.
Ngược lại, Cách mạng Ai Cập đúng hơn đã là một cuộc đảo chính bởi một nhóm sĩ quan quân đội. Khi Ai Cập thay đổi bên trong chiến tranh lạnh và và trở nên thân phương Tây, vì thế đã là tương đối dễ, cũng như thiết thực, cho quân đội Ai Cập để thay đổi từ chỉ huy tập trung sang chủ nghĩa tư bản cánh hẩu như một phương pháp khai thác. Dù có đúng như thế, thành tích kinh tế tốt hơn của Ai Cập so với Bắc Triều Tiên đã là một hệ quả của bản chất khai thác hạn chế hơn của các thể chế của Ai Cập. Một mặt, thiếu sự kiểm soát ngột ngạt của Đảng Cộng Sản Bắc Triều Tiên, chế độ Ai Cập đã phải xoa dịu dân cư của nó theo cách mà chế độ Bắc Triều Tiên không làm. Mặt khác, ngay cả chủ nghĩa tư bản cánh hẩu cũng tạo ra các khuyến khích nào đó cho đầu tư, chí ít giữa những người được chế độ ưu ái, mà hoàn toàn thiếu vắng ở Bắc Triều Tiên.
Mặc dù những chi tiết này tất cả đều quan trọng và lý thú, các bài học cốt yếu hơn là ở trong bức tranh lớn, mà tiết lộ rằng trong mỗi của các trường hợp này, các thể chế chính trị khai thác đã tạo ra các thể chế kinh tế khai thác, chuyển của cải và quyền lực về phía elite.
Cường độ khai thác trong các nước khác nhau này rõ ràng thay đổi và có những hệ quả quan trọng cho sự thịnh vượng. Tại Argentina, chẳng hạn, hiến pháp và các cuộc bầu cử dân chủ không hoạt động tốt để thúc đẩy chủ nghĩa đa nguyên, nhưng chúng có hoạt động tốt hơn nhiều so với ở Colombia. Chí ít nhà nước có thể xác nhận mình có độc quyền về bạo lực ở Argentina. Một phần như một hệ quả, thu nhập trên đầu người ở Argentina gấp đôi thu nhập đầu người của Colombia. Các thể chế chính trị của cả hai nước làm công việc tốt hơn nhiều để kiềm chế các elite so với các thể chế chính trị ở Zimbabwe và Sierra Leone, và như một kết quả, Zimbabwe và Sierra Leone nghèo hơn Argentina và Colombia rất nhiều.
Vòng luẩn quẩn cũng ngụ ý rằng ngay cả khi các thể chế khai thác dẫn đến sự sụp đổ của nhà nước, như ở Sierra Leone và Zimbabwe, điều này không đặt ra một mục đích bao gồm cho quy tắc của các thể chế này. Chúng ta đã thấy rồi rằng các cuộc nội chiến và cách mạng, trong khi chúng có thể xảy ra trong các bước ngoặt, không nhất thiết dẫn đến sự thay đổi thể chế. Các sự kiện ở Sierra Leone từ khi nội chiến chấm dứt trong năm 2002 minh họa một cách sống động khả năng này.
Năm 2007 trong một cuộc bầu cử dân chủ, đảng cũ của Siaka Stevens, APC, đã quay lại nắm quyền. Mặc dù người thắng cuộc bầu cử Tổng thống, Ernest Bai Koroma, đã không có sự liên đới nào với các chính phủ APC cũ, nhiều người trong nội các của ông đã có. Hai trong số các con trai của Stevens, Bockarie và Jengo, thậm chí đã được bổ nhiệm làm đại sứ ở Hoa Kỳ và Đức. Theo một nghĩa, đấy là một phiên bản dễ thay đổi hơn của cái chúng ta đã thấy xảy ra ở Colombia. Tại đó sự thiếu quyền lực nhà nước ở nhiều phần của nước này tồn tại dai dẳng theo thời gian bởi vì nó phù hợp với các lợi ích của một bộ phận elite chính trị quốc gia cho phép nó làm vậy, nhưng các thể chế nhà nước cốt lõi cũng đủ mạnh để ngăn chặn sự lộn xộn này khỏi biến thành hỗn loạn hoàn toàn. Ở Sierra Leone, một phần bởi vì bản chất khai thác hơn của các thể chế kinh tế và một phần bởi vì lịch sử của các thể chế chính trị hết sức khai thác của nước này, nên xã hội đã không chỉ chịu đau khổ về mặt kinh tế mà cũng đã lật đi lật lại giữa sự lộn xộn hoàn toàn và loại nào đó của trật tự. Tuy nhiên, kết quả dài hạn là như nhau: nhà nước hầu như vẫn thiếu vắng, và các thể chế là khai thác.
Trong tất cả các trường hợp này đã có một lịch sử dài của các thể chế khai thác, chí ít từ thế kỷ thứ mười chín. Mỗi nước bị sập bẫy trong một vòng luẩn quẩn. Ở Colombia và Argentina, chúng có gốc rễ trong các thể chế của sự cai trị thuộc địa Tây Ban Nha (trang 9-19). Zimbabwe và Sierra Leone đã có xuất xứ trong các chế độ thuộc địa Anh được dựng lên vào cuối thế kỷ thứ mười chín. Ở Sierra Leone, do thiếu những người định cư da trắng, các chế độ này đã dựa nhiều vào các cấu trúc quyền lực mang tính khai thác thời tiền thuộc địa và đã tăng cường chúng. Bản thân các cấu trúc này đã là kết quả của một vòng luẩn quẩn dài mà đã nêu bật đặc trưng thiếu sự tập trung hóa chính trị và các ảnh hưởng tai ác của sự buôn bán nô lệ. Tại Zimbabwe, phần nhiều đã là một dạng mới của các thể chế khai thác, bởi vì Công ty Nam Phi Anh đã tạo ra một nền kinh tế kép. Uzbekistan đã có thể tiếp quản các thể chế khai thác của Liên Xô và, giống Ai Cập, đã sửa đổi chúng thành chủ nghĩa tư bản cánh hẩu. Bản thân các thể chế khai thác của Liên Xô theo nhiều cách đã là một sự tiếp tục của các thể chế khai thác của chế độ sa hoàng, lần nữa theo một hình mẫu dựa vào quy luật sắt của chính thể đầu sỏ. Vì các vòng luẩn quẩn khác nhau này đã diễn ra trong các phần khác nhau của thế giới trong hơn 250 năm vừa qua, sự bất bình đẳng thế giới đã nổi lên, và tồn tại dai dẳng.
Giải pháp cho sự thất bại kinh tế và chính trị của các quốc gia ngày nay là đi biến đổi các thể chế khai thác của họ hướng về các thể chế bao gồm. Vòng luẩn quẩn có nghĩa rằng việc này không dễ. Nhưng không phải là không thể, và quy luật sắt của chính thể đầu sỏ không phải là không thể tránh khỏi. Hoặc một số yếu tố bao gồm tồn tại từ trước trong các thể chế, hay sự hiện diện của các liên minh rộng dẫn đến cuộc đấu tranh chống chế độ hiện tồn, hay đơn thuần bản chất tùy thuộc ngẫu nhiên của lịch sử, có thể phá vỡ các vòng luẩn quẩn. Hệt như nội chiến tại Sierra Leone, Cách mạng Vinh quang năm 1688 đã là một cuộc đấu tranh vì quyền lực. Nhưng nó đã là một cuộc đấu tranh có bản chất rất khác với nội chiến ở Sierra Leone. Có thể hiểu được rằng một số người trong Quốc hội chiến đấu để loại bỏ James II theo sau Cách mạng Vinh quang đã tưởng tượng mình đóng vai trò của nhà chuyên chế mới, như Oliver Cromwell đã đóng sau Nội Chiến Anh. Nhưng sự thực rằng quốc hội đã hùng mạnh rồi và đã cấu thành từ một liên minh rộng của các lợi ích kinh tế khác nhau và các quan điểm khác nhau đã làm cho quy luật sắt của chính thể đầu sỏ ít có khả năng áp dụng trong năm 1688. Và nó đã được giúp đỡ bởi sự thực rằng sự may mắn đã ở bên của Quốc hội chống lại James II. Trong chương tiếp theo, chúng ta sẽ thấy các thí dụ khác nữa về các nước mà đã tìm được cách để phá vỡ khuôn đúc và biến đổi các thể chế của họ cho cái tốt đẹp hơn, thậm chí sau một lịch sử dài của các thể chế khai thác.
 14.PHÁ VỠ KHUÔN ĐÚC
BA THỦ LĨNH PHI CHÂU
NGÀY 6 THÁNG CHÍN, 1895, tầu biển chở khách Tantallon Castle đã vào bến ở Plymouth miền duyên hải phía nam nước Anh. Ba thủ lĩnh Phi châu, Khama của Ngwato, Bathoen của Ngwaketse, và Sebele của Kwena, đã lên bờ và lấy chuyến xe lửa tốc hành 8 giờ 10 đi đến Ga Paddington, London. Ba thủ lĩnh đã đến Anh với một nhiệm vụ: để cứu các nhà nước của họ và năm nhà nước Tswana khác khỏi Cecil Rhodes. Ngwato, Ngwaketse, và Kwena đã là ba trong số tám nhà nước Tswana tạo thành cái khi đó được biết đến như Bechuanaland, mà sẽ trở thành Botswana sau độc lập trong năm 1966.
Các bộ lạc này đã buôn bán với những người Âu châu trong hầu hết thế kỷ thứ mười chín. Trong các năm 1840, David Livingstone nhà truyền giáo Scot nổi tiếng đã đi khắp Bechuanaland và đã cải đạo Vua Sechele của Kwena sang Kitô giáo (Christianity). Bản dịch đầu tiên của Kinh Thánh sang một ngôn ngữ Phi châu đã là bằng tiếng Setswana, ngôn ngữ của Tswana. Năm 1885 Anh đã tuyên bố Bechuanaland là một xứ bảo hộ. Những người Tswana đã thỏa mãn với sự dàn xếp, vì họ đã nghĩ rằng việc này sẽ mang lại sự bảo vệ cho họ khỏi các cuộc xâm lấn thêm của những người Âu châu, đặc biệt khỏi những người Boer, mà họ đã đụng độ với từ cuộc Di cư Lớn (Great Trek) trong năm 1835, một cuộc di cư của hàng ngàn người Boer vào nội địa để tránh chủ nghĩa thực dân Anh. Những người Anh, mặt khác, đã muốn kiểm soát vùng này để chặn cả sự bành trướng thêm bởi những người Boer (trang 260-261) và sự bành trướng khả dĩ của những người Đức, mà đã sáp nhập vùng tây nam châu Phi tương ứng với Namibia ngày nay. Những người Anh đã không nghĩ rằng một sự thuộc địa hóa quy mô rộng là bõ công. Cao ủy Rey đã tóm tắt thái độ của chính phủ Anh năm 1885 một cách rõ ràng: “Chúng ta không có lợi ích nào ở nước nằm ở phía bắc Molope [xứ bảo hộ Bechuanaland], trừ như một đường vào nội địa; vì thế hiện tại chúng ta có thể giới hạn mình để ngăn phần đó của xứ Bảo hộ bị chiếm đóng hoặc bởi bọn giặc cướp hay bởi các cường quốc nước ngoài, làm càng ít theo cách của chính quyền hay khu định cư càng tốt.”
Nhưng đối với những người Tswana tình hình đã thay đổi trong năm 1889 khi công ty Nam Phi Anh của Cecil Rhodes đã bắt đầu bành trướng lên phía bắc từ Nam Phi, cướp đoạt các dải đất lớn mà cuối cùng trở thành Bắc và Nam Rhodesia, bây giờ là Zambia và Zimbabwe. Vào năm 1895, năm của cuộc viếng thăm của ba thủ lĩnh đến London, Rhodes đã để mắt đến các vùng lãnh thổ tây nam của Rhodesia, Bechuanaland. Các thủ lĩnh đã biết rằng chỉ có tai họa và sự bóc lột nằm ở phía trước đối với các vùng lãnh thổ nếu chúng rơi vào sự kiểm soát của Rhodes. Mặc dù đã là không thể đối với họ để đánh bại Rhodes về mặt quân sự, họ đã kiên quyết để chiến đấu với ông ta theo bất cứ cách nào họ có thể. Họ đã quyết định chọn cái ít tệ hơn trong hai cái xấu: một sự kiểm soát lớn hơn của người Anh, hơn là sự sáp nhập bởi Rhodes. Với sự giúp đỡ của Hội Truyền giáo London, họ đã đi đến London để thử thuyết phục Nữ hoàng Victoria và Joseph Chamberlain, bộ trưởng thuộc địa khi đó, để có sự kiểm soát nhiều hơn đối với Bechuanaland và bảo vệ nó khỏi Rhodes.
Ngày 11 tháng Chín, 1895, họ đã có cuộc gặp đầu tiên với Chamberlain. Sebele nói đầu tiên, rồi đến Bathoen, và cuối cùng Khama. Chamberlain đã tuyên bố rằng ông sẽ xem xét việc áp đặt sự kiểm soát Anh để bảo vệ các bộ lạc khỏi Rhodes. Trong khi đó, các thủ lĩnh đã nhanh chóng bắt tay vào một tua nói chuyện khắp nước để đánh trống khua chiêng tìm kiếm sự ủng hộ cho các đòi hỏi của họ. Họ đã thăm và nói chuyện tại Windsor và Reading, gần London; tại Southampton ở duyên hải phía nam; và ở Leicester và Birmingham, tại cơ sở ủng hộ chính trị của Chamberlain, vùng Trung du. Họ đã đi lên miền bắc công nghiệp đến Yorkshire, Sheffield, Leeds, Halifax, và Bradford; họ cũng đã sang miền tây đến Bristol và rồi đến Manchester và Liverpool.
Trong khi đó, ở Nam Phi, Cecil Rhodes đã tiến hành công việc chuẩn bị cho cái trở thành cuộc Bố ráp Jameson thảm khốc, một cuộc tấn công vũ trang vào Cộng hòa Boer của Transvaal, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của Chamberlain. Các sự kiện này chắc đã làm cho Chamberlain thông cảm hơn nhiều với cảnh ngộ của các thủ lĩnh, hơn là ông đã có thể nếu khác đi. Ngày 6 tháng Mười Một, họ lại gặp ông ở London. Các thủ lĩnh đã nói thông qua một người phiên dịch:
Chamberlain: Tôi sẽ nói về các cùng đất của các thủ lĩnh, và về đường sắt, và về luật mà phải được tôn trọng trong lãnh thổ của các thủ lĩnh … Bây giờ hãy nhìn vào bản đồ … Chúng tôi sẽ lấy đất mà chúng tôi muốn cho đường sắt, và không hơn.
Khama: Tôi nói, rằng nếu Ông Chamberlain sẽ đích thân lấy đất, tôi sẽ bằng lòng.
Chamberlain: Rồi hãy bảo ông rẳng tôi sẽ đính thân sai người làm đường sắt với con mắt của người tôi sẽ phái đến đó và tôi sẽ chỉ lấy ở mức mà tôi cần đến, và sẽ đền bù nếu cái tôi lấy có giá trị.
Khama: Tôi muốn biết đường sắt sẽ đi thế nào [tức là ở đâu].
Chamberlain: Nó sẽ đi qua lãnh thổ của ông nhưng sẽ được rào lại, và chúng tôi sẽ không lấy đất nào cả.
Khama: Tôi tin rằng ông sẽ làm việc này như cho bản thân tôi, và đối xử với tôi một cách công bằng về vấn đề này.
Chamberlain: Tôi sẽ bảo vệ các lợi ích của ông.
Ngày hôm sau, Edward Fairfield, tại Văn phòng Thuộc địa, đã giải thích sự dàn xếp của Chamberlain chi tiết hơn:
Mỗi trong ba thủ lĩnh, Khama, Sebele và Bathoen, sẽ có một nước mà bên trong đó họ sẽ sống như cho đến nay dưới sự che chở của Nữ Hoàng. Nữ Hoàng sẽ chỉ định một quan chức để cư trú ở đó với họ. Các thủ lĩnh sẽ cai trị nhân dân của chính họ hầu như như hiện nay.
Phản ứng của Rhodes với việc bị sự khôn khéo của ba thủ lĩnh Phi châu làm cho thất bại đã là có thể tiên đoán được. Ông đã đánh điện cho một trong các nhân viên của mình, than, “Tôi không thích bị đánh bởi ba người bản xứ ăn nói giả dối.”
Các thủ lĩnh thực ra đã có cái gì đó có giá trị mà họ bảo vệ khỏi Rhodes và sau đó sẽ bảo vệ khỏi sự cai trị gián tiếp của Anh. Vào thế kỷ thứ mười chín, các nhà nước Tswana đã phát triển một tập lõi của các thể chế chính trị. Những thể chế này đã bao hàm cả một mức độ khác thường, theo các tiêu chuẩn Phi châu hạ-Sahara, của sự tập trung hóa chính trị và các thủ tục ra quyết định tập thể mà thậm chí có thể coi như một dạng mới sinh, thô sơ của chủ nghĩa đa nguyên. Hệt như Magna Carta đã cho phép sự tham gia của các nam tước vào quá trình ra quyết định chính trị và đưa ra một số hạn chế lên các hành động của các quốc vương Anh, các thể chế chính trị của những người Tswana, đặc biệt là kgotla, cũng đã khuyến khích sự tham gia chính trị và hạn chế các thủ lĩnh. Nhà nhân loại học Nam Phi Isaac Schapera mô tả kgotla đã hoạt động thế nào như sau:
tất cả các vấn đề về chính sách bộ lạc được giải quyết cuối cùng trước một đại hội đồng của những người đàn ông trưởng thành trong kgotla (địa điểm hội đồng) của thủ lĩnh. Các cuộc họp như vậy được tổ chức rất thường xuyên … giữa các đề tài được thảo luận … có các tranh chấp bộ lạc, những sự cãi nhau giữa thủ lĩnh và họ hàng của ông, việc đánh các loại thuế mới, tiến hành các công trình công cộng mới, ban hành các sắc lệnh mới bởi thủ lĩnh … không phải là lạ đối với hội đồng bộ lạc để bác bỏ các ý muốn của thủ lĩnh. Vì bất cứ ai có thể nói, các cuộc họp này cho phép ông biết chắc các ý kiến của nhân dân nói chung, và tạo cho nhân dân một cơ hội để nói rõ những mối bất bình của họ. Nếu có cơ hội, ông và các cố vấn của ông có thể làm nhiệm vụ này một cách nghiêm túc, vì người dân ít khi sợ để nói công khai và thẳng thắn.
Vượt xa hơn kgotla, chức thủ lĩnh Tswana đã không mang tính cha truyền con nối nghiêm ngặt mà mở ra cho bất cứ người đàn ông nào chứng minh tài năng đáng kể và năng lực. Nhà nhân loại học John Comaroff đã nghiên cứu chi tiết lịch sử chính trị của một nhà nước Tswana khác, nhà nước Rolong. Ông đã chứng tỏ rằng mặc dù về bề ngoài những người Tswana đã có các quy tắc rõ ràng quy định chức thủ lĩnh được thừa kế ra sao, trong thực tiễn các quy tắc này được diễn giải để loại bỏ các nhà cai trị xấu và cho phép các ứng viên có tài để trở thành thủ lĩnh. Ông đã chứng tỏ rằng trúng chức thủ lĩnh đã là vấn đề thành tựu, nhưng khi đó đã được hợp lý hóa sao cho đối thủ cạnh tranh thành công tỏ ra là người thừa kế hợp pháp. Những người Tswana đã thâu tóm ý tưởng này với một tục ngữ, với một nét thoáng của nền quân chủ lập hiến: kgosi ke kgosi ka morafe, “Vua là vua bởi ân huệ của nhân dân.”
Các thủ lĩnh Tswana đã tiếp tục các nỗ lực để duy trì sự độc lập của họ với Anh và bảo tồn các thể chế bản xứ của họ sau chuyến đi đến London. Họ đã nhường cho việc xây dựng đường sắt ở Bechuanaland, nhưng đã hạn chế sự can thiệp của người Anh trong các khía cạnh khác của đời sống kinh tế và chính trị. Họ đã không phản đối việc xây dựng đường sắt, chắc chắn không vì cùng các lý do như các quốc vương Áo-Hungary và Nga đã ngăn chặn đường sắt. Họ chỉ đã nhận ra rằng đường sắt, giống các chính sách khác của người Anh, sẽ không mang lại sự phát triển cho Bechuanaland chừng nào nó còn dưới sự kiểm soát thuộc địa. Kinh nghiệm ban đầu của Quett Masire, Tổng thống từ năm 1980 đến 1998 của Botswana độc lập, giải thích vì sao. Masire đã là một nông dân kinh doanh trong các năm 1950; ông đã phát triển những kỹ thuật mới cho việc trồng lúa miến và đã tìm được một khách hàng tiềm năng ở Vryburg Milling, một công ty đóng ở bên kia biên giới bên Nam Phi. Ông đã đến trưởng ga xe lửa tại Lobatse ở Bechuanaland và hỏi thuê hai toa xe để chuyển hàng của ông đến Vryburg. Trưởng ga đã từ chối. Rồi ông nhờ một người bạn da trắng can thiệp. Trưởng ga miễn cưỡng đồng ý, nhưng chào giá cho Masire cao gấp bốn lần giá cho những người da trắng. Masire đã bỏ cuộc và kết luận, “Đã là tập quán của những người da trắng, không chỉ các luật cấm những người Phi châu sở hữu đất vô thời hạn hay có được các giấy phép buôn bán mà đã không để những người da đen phát triển các doanh nghiệp ở Bechuanaland.”
Xét cho cùng, các thủ lĩnh, và nhân dân Tswana, đã may mắn. Có lẽ bất chấp mọi khó khăn bất lợi, họ đã thành công ngăn chặn sự thôn tính của Rhodes. Vì Bechuanaland đã vẫn không đáng kể đối với người Anh, việc thiết lập sự cai trị gián tiếp đã không tạo ra kiểu vòng luẩn quẩn diễn ra ở Sierra Leone (trang 335-344). Họ cũng đã tránh được loại mở rộng thuộc địa mà đã tiếp diễn ở nội địa của Nam Phi mà biến những vùng đất đó thành các nguồn lao động rẻ mạt cho các nhà khai mỏ hay chủ trang trại da trắng. Các giai đoạn ban đầu của quá trình thuộc địa hóa là một bước ngoặt cho hầu hết các xã hội, một thời kỳ quyết định mà trong thời gian đó diễn ra các sự kiện có những hệ quả dài hạn quan trọng cho sự phát triển kinh tế và chính trị của chúng. Như chúng ta đã thảo luận ở chương 9, hầu hết các xã hội ở châu Phi hạ-Sahara, hệt như các xã hội ở Nam Mỹ và nam Á, đã chứng kiến sự thiết lập hay sự tăng cường của các thể chế khai thác trong thời kỳ thuộc địa hóa. Những người Tswana thay vào đó đã tránh được cả sự cai trị gián tiếp mạnh và số phận tồi tệ hơn nhiều mà đã có thể xảy ra đối với họ giả như Rhodes đã thành công sáp nhập đất đai của họ. Đấy, tuy vậy, đã không đơn thuần là sự may rủi mù quáng. Lần nữa nó đã là kết quả của sự tác động qua lại giữa các thể chế hiện tồn, được định hình bởi sự trôi dạt thể chế của nhân dân Tswana, và bước ngoặt do chủ nghĩa thực dân gây ra. Ba thủ lĩnh đã tạo ra sự may mắn của chính họ bằng cách đưa ra sáng kiến và đi đến London, và họ đã có khả năng làm việc này bởi vì họ đã có một mức độ khác thường về quyền hạn, so với các lãnh tụ bộ lạc khác ở châu Phi hạ-Sahara, nhờ sự tập trung hóa chính trị mà các bộ lạc Tswana đã đạt được, và có lẽ họ cũng đã có một mức độ khác thường của tính hợp pháp chính đáng, bởi vì chút ít chủ nghĩa đa nguyên đã được cấy trong các thể chế bộ lạc của họ.
Một bước ngoặt khác vào lúc kết thúc thời kỳ thuộc địa có tính quyết định hơn đối với thành công của Botswana, cho phép nó phát triển các thể chế bao gồm. Vào lúc Bechuanaland trở thành độc lập năm 1966 dưới cái tên Botswana, thành công may mắn của các thủ lĩnh Sebele, Bathoen, và Khama đã là lâu trong quá khứ. Trong các năm ở giữa, những người Anh đã đầu tư ít ở Bechuanaland. Vào lúc độc lập, Botswana đã là một trong những nước nghèo nhất thế giới; nó đã có tổng cộng mười hai kilomet đường được trải bề mặt, hai mươi hai công dân tốt nghiệp đại học, và một trăm người tốt nghiệp cấp hai. Và tồi tệ nhất là, nó đã hầu như hoàn toàn bị bao vây bởi các chế độ da trắng của Nam Phi, Namibia, và Rhodesia, tất cả chúng đã đều thù địch với các nước Phi châu độc lập do những người da đen quản lý. Nó đã ở trong danh sách của ít người về các nước chắc có khả năng thành công. Thế nhưng trong hai mươi lăm năm tiếp theo, Botswana đã trở thành một trong những nước tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới. Ngày nay Botswana có thu nhập đầu người cao nhất ở châu Phi hạ-Sahara, và ở cùng mức như các nước Đông Âu thành công như Estonia và Hungary, và các quốc gia Mỹ Latin thành công nhất, như Costa Rica.
Botswana đã phá vỡ khuôn đúc như thế nào? Bằng cách phát triển nhanh các thể chế kinh tế và chính trị bao gồm sau độc lập. Kể từ đó, nó đã là dân chủ, tổ chức các cuộc bầu cử đều đặn và cạnh tranh, và đã chẳng bao giờ trải qua nội chiến hay sự can thiệp quân sự. Chính phủ đã dựng lên các thể chế kinh tế thực thi các quyền tài sản, bảo đảm sự ổn định kinh tế vĩ mô, và khuyến khích sự phát triển của một nền kinh tế thị trường bao gồm. Nhưng tất nhiên, câu hỏi thách thức hơn là, Botswana đã làm thế nào để tìm được cách thiết lập một nền dân chủ ổn định và các thể chế đa nguyên, và chọn được các thể chế kinh tế bao gồm, trong khi hầu hết các nước Phi châu khác đã làm ngược lại? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta phải hiểu một bước ngoặt, lần này là sự chấm dứt của sự cai trị thực dân, đã tương tác thế nào với các thể chế hiện tồn của Botswana.
Trong hầu hết châu Phi hạ-Sahara – chẳng hạn, Sierra Leone và Zimbabwe – sự độc lập đã là một cơ hội bị bỏ lỡ, đã đi cùng với sự tái-tạo cùng kiểu các thể chế khai thác mà đã tồn tại trong thời kỳ thuộc địa. Các giai đoạn ban đầu của sự độc lập diễn ra rất khác ở Botswana, lẫn nữa chủ yếu bởi vì cái nền do các thể chế lịch sử Tswana tạo ra. Về khía cạnh này, Botswana thể hiện nhiều sự tương tự với nước Anh gần đến Cách mạng Vinh quang. Nước Anh đã có sự tập trung hóa chính trị nhanh chóng dưới thời nhà Tudor và đã có Magna Carta và một truyền thống Nghị viện mà chí ít đã có thể mong mỏi để kiềm chế các quốc vương và bảo đảm mức độ nào đó của chủ nghĩa đa nguyên. Botswana cũng đã có mức độ nào đó của sự tập trung hóa nhà nước và các thể chế bộ lạc đa nguyên một cách tương đối mà đã sống sót qua được chủ nghĩa thực dân. Nước Anh đã có một liên minh rộng mới hình thành, gồm có các nhà buôn Đại Tây Dương, các nhà công nghiệp, và giới quý tộc nhỏ (gentry) có đầu óc thương mại, mà đã ủng hộ các quyền tài sản được thực thi nghiêm. Botswana đã có liên minh của mình ủng hộ các quyền thủ tục an toàn, các thủ lĩnh Tswana, và các elite những người đã sở hữu các tài sản chính trong nền kinh tế, gia súc. Cho dù đất đã là chung của cộng đồng, gia súc đã là tài sản tư nhân trong các nhà nước Tswana, và tương tự các elite đã ủng hộ các quyền tài sản được thực thi nghiêm. Tất cả những thứ này tất nhiên không từ chối con đường tùy thuộc ngẫu nhiên của lịch sử. Tình hình đã hóa ra rất khác ở nước Anh nếu giả như các lãnh đạo quốc hội và quốc vương mới đã thử sử dụng Cách mạng Vinh quang để chiếm đoạt quyền lực. Tương tự, tình hình đã có thể hóa ra rất khác ở Botswana, đặc biệt nếu giả như nó đã không may như vậy để có các nhà lãnh đạo như Seretse Khama, hay Quett Masire, những người đã quyết định tranh đua trong các cuộc bầu cử để nắm quyền hơn là phá vỡ hệ thống bầu cử, như nhiều lãnh tụ sau độc lập ở châu Phi hạ-Sahara đã làm.
Vào lúc độc lập những người Tswana đã nổi lên với một lịch sử của các thể chế coi là linh thiêng chức thủ lĩnh hạn chế và mức độ nào đó của trách nhiệm giải trình của các thủ lĩnh đối với nhân dân. Những người Tswana tất nhiên đã không là độc nhất ở châu Phi vì có các thể chế giống như thế này, nhưng họ đã là độc nhất trong chừng mực mà các thể chế này đã sống sót qua được thời kỳ thuộc địa mà không bị tổn thương. Sự cai trị Anh đã hầu như thiếu vắng. Bechuanaland đã được quản lý từ Mafeking, ở Nam Phi, và chỉ trong thời gian quá độ đến độc lập trong các năm 1960 thì các kế hoạch cho thủ đô Gaborone mới được vạch ra. Thủ đô và các cấu trúc mới ở đó đã không có ý định để xóa các thể chế bản xứ, mà để xây dựng trên chúng; khi Gaborone được xây dựng, các kgotla mới được lên kế hoạch cùng với nó.
Độc lập cũng đã là chuyện tương đối trật tự. Cuộc vận động cho độc lập đã được lãnh đạo bởi Đảng Dân chủ Botswana (BDP), được thành lập năm 1960 bởi Quett Masire và Seretse Khama. Khama đã là cháu của Vua Khama III; tên của ông, Seretse, có nghĩa “đất sét mà kết dính với nhau.” Nó đã là một cái tên đặc biệt thích hợp. Khama đã là thủ lĩnh thừa kế của người Ngwato, và hầu hết các thủ lĩnh Tswana và các elite đã gia nhập Đảng Dân chủ Botswana. Botswana đã không có một hội đồng marketing, bởi vì những người Anh đã rất không quan tâm đến thuộc địa này. BDP đã nhanh chóng dựng lên một hội đồng trong năm 1967, Ủy Ban Thịt Botswana. Nhưng thay cho việc tước đoạt các chủ trại nuôi súc vật và các chủ sở hữu súc vật, Ủy Ban Thịt đã đóng một vai trò chính trong phát triển nền kinh tế chăn nuôi gia súc; nó đã dựng lên các hàng rào để kiểm soát bệnh lở mồm long móng và thúc đẩy xuất khẩu, mà cả đóng góp cho sự phát triển kinh tế và làm tăng sự ủng hộ cho các thể chế kinh tế bao gồm.
Mặc dù sự tăng trưởng ban đầu ở Botswana đã dựa trên xuất khẩu thịt, tình hình đã thay đổi đột ngột khi kim cương được phát hiện ra. Việc quản lý các tài nguyên thiên nhiên ở Botswana cũng đã khác một cách rõ rệt với việc quản lý ở các quốc gia Phi châu khác. Trong thời kỳ thuộc địa, các thủ lĩnh Tswana đã thử ngăn chặn thăm dò khoáng sản ở Bechuanaland bởi vì họ đã biết rằng nếu những người Âu châu khám phá ra các kim loại hay đá quý, thì sự tự trị của họ sẽ không còn. Sự phát hiện lớn đầu tiên thấy kim cương đã ở dưới lòng đất Ngwato, quê hương truyền thống của Seretse Khama. Trước khi sự phát hiện được công bố, Khama đã xúi giục một sự thay đổi về luật sao cho tất cả các quyền khoáng sản dưới đất thuộc về quốc gia, chứ không thuộc về bộ lạc. Việc này bảo đảm rằng của cải kim cương sẽ không tạo ra những sự bất bình đẳng lớn ở Botswana. Nó cũng đã tạo thêm sự thúc đẩy quá trình tập trung hóa nhà nước vì các nguồn thu kim cương bây giờ có thể được dùng cho việc xây dựng một bộ máy nhà nước và hạ tầng cơ sở và đầu tư vào giáo dục. Ở Sierra Leone và nhiều quốc gia Phi châu hạ-Sahara khác, kim cương đã kích động, đã cấp nhiên liệu cho xung đột giữa các nhóm khác nhau và đã giúp duy trì các cuộc nội chiến, có được nhãn Kim cương Đẫm Máu vì sự tàn sát do các cuộc chiến tranh để giành quyền kiểm soát kim cương. Ở Botswana, các nguồn thu kim cương đã được quản lý cho lợi ích của quốc gia.
Sự thay đổi về các quyền khoáng sản dưới đất đã không chỉ là chính sách duy nhất của việc xây dựng nhà nước mà chính phủ Seretse Khama đã thực hiện. Cuối cùng Đạo luật Chức thủ lĩnh năm 1965 đã được hội đồng lập pháp thông qua trước khi độc lập, và Đạo Luật sửa đổi luật Chức thủ lĩnh năm 1970 đã tiếp tục quá trình tập trung hóa chính trị, tôn thờ quyền lực nhà nước và Tổng thống được bầu bằng cách bãi bỏ quyền phân bổ đất của các thủ lĩnh và cho phép Tổng thống loại bỏ một thủ lĩnh khỏi chức nếu cần thiết. Một mặt khác nữa của sự tập trung hóa chính trị đã là nỗ lực để thống nhất đất nước hơn nữa, thí dụ, với luật pháp bảo đảm rằng chỉ tiếng Setswana và tiếng Anh được dạy ở trường. Ngày nay Botswana trông giống một nước thuần nhất, không có sự chắp vá sắc tộc và ngôn ngữ như ở nhiều quốc gia Phi châu khác. Nhưng đấy là một kết quả của chính sách để có chỉ tiếng Anh và một ngôn ngữ dân tộc duy nhất, tiếng Setswana, được dạy ở trường để tối thiểu hóa xung đột giữa các bộ lạc và các nhóm khác nhau bên trong xã hội. Tổng điều tra dân số cuối cùng đưa ra các câu hỏi về sắc tộc đã là cuộc điều tra được tiến hành năm 1946, mà đã tiết lộ tính không đồng nhất đáng kể ở Botswana. Trong khu bản địa Ngwato, chẳng hạn, chỉ 20 phần trăm dân cư tự nhận diện mình như người Ngwato thuần khiết; mặc dù đã có các bộ lạc Tswana khác hiện diện, đã cũng có nhiều nhóm không-Tswana mà ngôn ngữ đầu tiên của họ đã không là tiếng Setswana. Tính không đồng đều cơ bản này đã bị biến điệu đi bởi cả các chính sách của chính phủ sau độc lập và bởi các thể chế bao gồm tương đối của các bộ lạc Tswana theo cùng cách như tính không đồng đều ở Vương quốc Anh, chẳng hạn, giữa những người Anh và những người Welsh, đã bị biến điệu bởi nhà nước vương quốc Anh. Nhà nước Botswana đã làm cùng như thế. Từ khi độc lập, tổng điều tra dân số ở Botswana đã chẳng bao giờ hỏi về sắc tộc nữa, bởi vì ở Botswana mọi người đều là người Tswana.
Botswana đã đạt tốc độ tăng trưởng xuất sắc sau độc lập bởi vì Seretse Khama, Quett Masire, và Đảng Dân chủ Botswana đã lãnh đạo Botswana đi lên con đường của các thể chế kinh tế và chính trị bao gồm. Khi các mỏ kim cương đi vào hoạt động trong các năm 1970, chúng đã không dẫn đến nội chiến, mà đã cung cấp một cơ sở tài khóa mạnh cho chính phủ sử dụng các nguồn thu này để đầu tư vào các dịch vụ công. Đã có rất ít khuyến khích để thách thức hay lật đổ chính phủ và nắm quyền kiểm soát nhà nước. Các thể chế chính trị bao gồm đã sản sinh ra sự ổn định chính trị và đã ủng hộ các thể chế kinh tế bao gồm. Theo một hình mẫu quen thuộc từ vòng thiện được mô tả trong chương 11, các thể chế kinh tế bao gồm đã làm tăng khả năng đứng vững và tính lâu bền của các thể chế chính trị bao gồm.
Botswana đã phá vỡ khuôn đúc bởi vì nó đã có khả năng nắm lấy bước ngoặt, sự độc lập hậu thuộc địa, và dựng lên các thể chế bao gồm. Đảng Dân chủ Botswana và các elite truyền thống, kể cả bản thân Khama, đã không thử tạo ra một chế độ độc tài hay dựng lên các thể chế khai thác mà đã có thể làm giàu cho chính họ với cái giá của toàn xã hội phải trả. Đấy một lần nữa đã là kết quả của sự tương tác giữa một bước ngoặt và các thể chế hiện tồn. Như chúng ta đã thấy, khác với hầu hết nơi khác ở châu Phi hạ-Sahara, Botswana đã có rồi các thể chế bộ lạc mà đã đạt mức độ nào đó của quyền lực tập trung và đã chứa các đặc tính đa nguyên quan trọng. Hơn nữa, nước này đã có các elite kinh tế những người bản thân họ đã có nhiều để được từ các quyền tài sản an toàn.
Không ít quan trọng hơn là, con đường tùy thuộc ngẫu nhiên của lịch sử đã ưu ái Botswana. Nó đã hết sức may bởi vì Seretse Khama và Quett Masire đã không phải là Siaka Stevens và Robert Mugabe. Họ đã làm việc siêng năng và chân thật để xây dựng các thể chế bao gồm dựa trên nền tảng của các thể chế bộ lạc của những người Tswana. Tất cả những thứ này đã làm cho có khả năng hơn rằng Botswana sẽ thành công đi con đường hướng tới các thể chế bao gồm, trong khi phần lớn phần còn lại của châu Phi hạ-Sahara đã thậm chí không thử đi, hay đã thất bại hoàn toàn.
KẾT THÚC SỰ BÓC LỘT Ở MIỀN NAM
Đó là ngày 1 tháng Mười Hai, 1955. Thành phố Montgomery, Alabama, lệnh bắt ghi thời gian xảy ra sự phạm tội là 6 giờ 06 phút chiều. James Blake, một lái xe bus, đã gặp rắc rối, ông đã gọi cảnh sát, và Officers Day và Mixon đã đến hiện trường. Họ đã ghi trong báo cáo của họ:
Chúng tôi đã nhận được một cuộc gọi đến người điều hành xe bus nói [xe] ông ta có một phụ nữ da màu ngồi ở khu vực dành cho người da trắng của xe bus, và không muốn quay về [khu vực cho người da đen]. Chúng tôi … cũng đã nhìn thấy cô ta. Người điều hành xe bus đã ký một trát cho cô ta. Rosa Parks (cf) bị buộc tội theo khoản 11 chương 6 của Điều lệ Thành phố Montgomery.
Rosa Parks đã phạm tội ngồi ở một khu vực của xe bus Cleveland Avenue được dành riêng cho những người da trắng, một tội dưới các luật Jim Crow của Alabama. Parks đã bị phạt mười dollar ngoài phí tòa án bốn dollar. Rosa Parks đã không phải là bất cứ ai. Cô đã là thư ký rồi của chi hội Montgomery của Hội Quốc gia cho sự Tiến bộ của những người Da Màu (National Association for the Advancement of Colored People, NAACP), mà từ lâu đã đấu tranh đòi thay đổi các thể chế của miền Nam Hoa Kỳ. Việc bắt cô đã kích động một phong trào quần chúng, phong trào Tẩy chay xe Bus Montgomery, được đạo diễn bởi Martin Luther King, Jr. Vào ngày 3 tháng Mười Hai, King và các lãnh tụ da đen đã tổ chức một cuộc tẩy chay xe bus được phối hợp, thuyết phục tất cả những người da đen rằng họ không nên đi bất cứ xe bus nào ở Montgomery. Cuộc tẩy chay đã thành công và nó đã kéo dài đến 20 tháng Mười Hai, 1956. Nó đã khởi động một quá trình mà đã lên đỉnh điểm trong quyết định của Tòa án Tối cao rằng các luật mà đã tách biệt các xe bus ở Alabama và Montgomery là vi hiến.
Cuộc Tẩy chay xe Bus Montgomery đã là một thời điểm mấu chốt trong phong trào các quyền dân sự ở miền Nam Hoa Kỳ. Phong trào này đã là phần của một chuỗi các sự kiện và những thay đổi mà cuối cùng đã phá vỡ khuôn đúc ở miền Nam và đã dẫn đến những thay đổi cơ bản của các thể chế. Như chúng ta đã thấy ở chương 12, sau Nội Chiến, các elite sở hữu đất ở miền nam đã tìm được cách để tái tạo các thể chế kinh tế và chính trị khai thác mà đã chi phối miền Nam trước Nội Chiến. Mặc dù các chi tiết của các thể chế này đã thay đổi – thí dụ, tình trạng nô lệ đã không còn có thể nữa – tác động tiêu cực lên các khuyến khích kinh tế và sự thịnh vượng ở miền Nam vẫn như thế. Miền Nam đã nghèo hơn một cách đáng kể so với phần còn lại của Hoa Kỳ.
Bắt đầu trong các năm 1950, các thể chế miền nam đã bắt đầu đưa khu vực này lên một quỹ đạo tăng trưởng nhanh hơn nhiều. Kiểu của các thể chế khai thác cuối cùng đã bị loại bỏ ở miền Nam Hoa Kỳ đã khác với các thể chế thuộc địa của Botswana trước độc lập. Kiểu của bước ngoặt mà đã khởi động quá trình của sự sụp đổ của chúng đã cũng khác nhau nhưng chia sẻ nhiều đặc điểm chung. Bắt đầu trong các năm 1940, những người mà đã chịu tác động của sự phân biệt và các thể chế khai thác ở miền Nam, những người như Rosa Parks, đã trở nên được tổ chức tốt hơn nhiều trong cuộc đấu tranh chống lại chúng. Đồng thời, Tòa án Tối cao Hoa Kỳ và chính phủ liên bang cuối cùng đã bắt đầu can thiệp một cách có hệ thống để cải cách các thể chế khai thác ở miền Nam. Như thế một nhân tố chính tạo ra một bước ngoặt cho sự thay đổi ở miền Nam đã là sự trao quyền cho những người Mỹ da đen ở đó và sự kết thúc của sự cai trị không bị thách thức của các elite miền Nam.
Các thể chế chính trị miền nam, cả trước và sau Nội Chiến, đã có một logic kinh tế rõ ràng, không quá khác với chế độ Apartheid Nam Phi: để bảo đảm lao động rẻ mạt cho các đồn điền. Nhưng vào các năm 1950, logic này trở nên ít hấp dẫn hơn. Một mặt, khối lượng lớn người da đen di cư ra khỏi miền Nam đã đang diễn ra, một di sản của cả Đại Suy Thoái và Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai. Trong các năm 1940 và 1950, việc di cư này đã đạt trung bình một trăm ngàn người một năm. Trong khi đó, đổi mới công nghệ trong nông nghiệp, tuy chỉ được chấp nhận chậm chạp, đã làm giảm sự phụ thuộc của các chủ đồn điền vào lao động rẻ. Hầu hết lao động trong các đồn điền đã được dùng để hái bông. Trong năm 1950 hầu như tất cả bông miền nam đã vẫn được hái bằng tay. Nhưng việc cơ giới hóa hái bông đã làm giảm cầu đối với kiểu công việc này. Vào năm 1960, trong các bang chủ chốt Alabama, Louisiana, và Mississippi, hầu như một nửa sản xuất đã được cơ giới hóa. Hệt như những người da đen đã trở nên khó hơn để bị bẫy ở miền Nam, họ cũng đã trở nên không còn là không thể thiếu đối với các chủ đồn điền. Như thế đã có ít lý do cho các elite để chiến đấu quyết liệt nhằm duy trì các thể chế kinh tế khai thác cũ kỹ. Điều này, tuy vậy, đã không có nghĩa rằng họ vui lòng chấp nhận những thay đổi về thể chế. Thay vào đó, một cuộc xung đột kéo dài đã xảy ra sau đó. Một liên minh khác thường, giữa những người da đen miền nam và các thể chế liên bang bao gồm của Hoa Kỳ, đã tạo ra một lực hùng mạnh kéo ra khỏi sự khai thác miền nam và hướng đến các quyền chính trị và dân sự bình đẳng cho những người da đen miền nam, mà cuối cùng đã dỡ bỏ các rào cản đáng kể đối với sự tăng trưởng kinh tế ở miền Nam Hoa Kỳ.
Sự thúc đẩy quan trọng nhất cho sự thay đổi đã đến từ phong trào các quyền dân sự. Nó đã trao quyền cho những người da đen ở miền Nam mà đã đi đầu, như ở Montgomery, bằng cách thách thức các thể chế khai thác xung quanh họ, bằng cách đòi các quyền của họ, và bằng cách phản đối và huy động [quần chúng] nhằm đạt được chúng. Nhưng họ đã không đơn độc trong việc này, bởi vì miền Nam Hoa Kỳ đã không là một nước tách biệt và các elite miền Nam đã không có sự kiểm soát tự do, chẳng hạn như các elite Guatemala đã có. Như một phần của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, miền Nam đã phải tuân thủ Hiến pháp Hoa Kỳ và luật pháp liên bang. Sự nghiệp cho cải cách cơ bản ở miền Nam cuối cùng đã nhận được sự ủng hộ từ hành pháp, lập pháp và Tòa án Tối cao Hoa Kỳ một phần bởi vì phong trào các quyền dân sự đã có khả năng khiến cho tiếng nói của nó được lắng nghe ở bên ngoài miền Nam, và vì thế huy động được chính phủ liên bang.
Sự can thiệp liên bang để thay đổi các thể chế ở miền Nam đã bắt đầu với quyết định của Tòa án Tối cao trong năm 1944 rằng các cuộc bầu cử sơ bộ nơi chỉ có những người da trắng đã có thể ra ứng cử là vi hiến. Như chúng ta đã thấy, những người da đen đã bị tước quyền bầu cử chính trị trong các năm 1890 với việc sử dụng thuế thân và kiểm tra biết đọc biết viết (trang 351-357). Các việc kiểm tra này đã thường bị thao tác để phân biệt đối xử chống những người da đen, trong khi vẫn cho phép những người da trắng nghèo và mù chữ bầu cử. Trong một thí dụ nổi tiếng từ đầu các năm 1960, tại Louisiana một nguyên cáo da trắng được phán là biết đọc biết viết sau khi cho câu trả lời “FRDUM FOOF SPETGH – QUÊN SỰ ĐO NGÔNG NUẬN” cho một câu hỏi về hiến pháp bang. Quyết định của Tòa án Tối cao năm 1944 đã là một loạt đạn mở đầu trong cuộc đấu tranh dài hơn để mở cửa hệ thống chính trị cho những người da đen, và Tòa án đã hiểu tầm quan trọng của việc nới lỏng sự kiểm soát của người da trắng đối với các đảng chính trị.
Quyết định đó đã được tiếp theo bởi vụ kiện Brown đối lại Hội đồng Giáo dục năm 1954, trong đó Tòa án Tối cao đã phán quyết rằng việc các bang tách riêng các trường học và các địa điểm công cộng khác đã là vi hiến. Trong năm 1962 Tòa án đã đập tan cột trụ khác nữa của sự thống trị chính trị của các elite gia trắng: sự chia lô sai về lập pháp. Khi một cơ quan lập pháp bị chia lô sai (malapportioned) – như “các thành phố thối nát” ở nước Anh trước Đạo luật Cải cách thứ Nhất – một số vùng hay khu vực nhận được sự đại diện lớn hơn nhiều so với mức dựa trên phần của chúng về dân số liên quan. Sự phân lô sai ở miền Nam đã có nghĩa rằng các vùng nông thôn, trung tâm của elite đồn điền miền Nam, đã được đại diện quá đáng so với các vùng đô thị. Tòa án Tối cao đã chấm dứt tình trạng này năm 1962 với quyết định của nó trong vụ kiện Baker đối lại Carr, mà đã đưa vào tiêu chuẩn “một-cá-nhân, một-phiếu.”.
Nhưng tất cả các phán quyết từ Tòa án Tối cao đã ít có ý nghĩa nếu chúng không được thực thi. Trong các năm 1890, thực ra, việc pháp luật liên bang trao quyền bầu cử cho những người da đen miền nam đã không được thực hiện, bởi vì việc thực thi pháp luật ở địa phương đã nằm dưới quyền kiểm soát của elite miền nam và Đảng Dân chủ, và chính phủ liên bang đã vui lòng để tiếp tục với tình trạng này. Nhưng khi những người da đen bắt đầu đứng lên chống elite miền nam, pháo đài này của sự ủng hộ cho Jim Crow đã sụp đổ, và Đảng Dân chủ, được lãnh đạo bởi các yếu tố phi-niềm nam, đã quay sang chống sự tách biệt chủng tộc. Các đảng viên Dân chủ miền nam phản bội đã tập hợp lại dưới ngọn cờ của States’ Rights Democratic Party (Đảng Dân chủ giữ các Quyền của các Bang) và đã cạnh tranh trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 1948. Ứng viên của họ, Strom Thurmond, đã thắng bốn bang và đã thu được ba mươi chín phiếu trong Đại hội Cử tri. Nhưng đấy đã rất xa lạ với sức mạnh của Đảng Dân chủ thống nhất trong chính trị quốc gia và phần giành được của các elite miền nam trong đảng đó. Chiến dịch của Strom Thurmond đã tập trung vào thách thức của ông ta đối với khả năng của chính phủ liên bang để can thiệp vào các thể chế của miền Nam. Ông đã tuyên bố lập trường của mình một cách mạnh mẽ: “Tôi muốn nói với các vị, các quý bà và các quý ông, rằng không có đủ binh lính trong quân đội để buộc nhân dân miền nam xóa bỏ sự tách riêng và nhận chủng tộc da đen vào các nhà hát của chúng ta, vào các bể bơi của chúng ta, vào nhà của chúng ta, và vào các nhà thờ của chúng ta.”
Hóa ra ông đã sai. Các phán quyết của Tòa án Tối cao đã có nghĩa rằng các cơ sở giáo dục miền nam đã phải bỏ sự tách riêng, kể cả Đại học Mississippi ở Oxford. Năm 1962, sau một cuộc chiến pháp lý dài, các tòa án liên bang đã phán quyết rằng James Meredith, một cựu binh không quân da đen, phải được nhận vào “Ole Miss [Đại học Mississippi].” Sự phản đối việc thực hiện phán quyết này đã được phối hợp bởi cái gọi là các Hội đồng Công dân, mà hội đồng đầu tiên đã được thành lập ở Indianola, Mississippi, năm 1954 để chống lại việc phá bỏ sự tách riêng của miền Nam. Thống đốc Bang Ross Barnett đã từ chối công khai sự dỡ bỏ tách riêng do tòa án ra lệnh trên truyền hình ngày 13 tháng Chín, tuyên bố rằng các đại học bang sẽ đóng cửa trước khi họ đồng ý dỡ bỏ sự tách riêng. Cuối cùng, sau nhiều thương lượng giữa Barnett và Tổng thống John Kennedy và Tổng Chưởng lý Robert Kennedy ở Washington, chính phủ liên bang đã can thiệp bằng vũ lực để thực hiện phán quyết này. Một ngày được định khi các cảnh sát trưởng sẽ đưa Meredith đến Oxford. Lường trước, những kẻ coi dân da trắng là tối cao đã bắt đầu tổ chức. Ngày 30 tháng Chín, một ngày trước khi Meredith đến hạn phải có mặt, các cảnh sát trưởng Hoa Kỳ đã tiến vào khu trường đại học và đã bao quanh tòa nhà hành chính chủ yếu. Một đám đông khoảng 2.500 đã đến để phản đối, và không lâu sau một cuộc nổi loạn đã nổ ra. Các cảnh sát trưởng đã sử dụng hơi cay để giải tán những người nổi loạn, nhưng không lâu sau họ đã ở dưới làn đạn. Vào 10:00 giờ đêm hôm đó, các binh lính liên bang tiến vào thành phố để khôi phục trật tự. Không bao lâu đã có 20.000 lính và 11.000 Vệ binh Quốc gia ở Oxford. Tổng cộng, 300 người đã bị bắt. Meredith đã quyết định ở lại trường, nơi được các cảnh sát trưởng Hoa Kỳ và 300 lính bảo vệ khỏi các mối đe dọa chết người, cuối cùng ông đã tốt nghiệp.
Luật pháp liên bang đã là mấu chốt trong quá trình cải cách thể chế ở miền Nam. Trong thời gian thông qua Đạo luật các Quyền Dân sự thứ nhất trong năm 1957, Strom Thurmond, khi đó là một thượng nghị sĩ, đã nói liên tục suốt hai mươi bốn giờ và mười tám phút để ngăn cản, hay chí ít để làm chậm, việc thông qua đạo luật. Trong lúc phát biểu ông đã đọc mọi thứ từ Tuyên ngôn Độc lập đến các cuốn danh bạ điện thoại khác nhau. Nhưng vô ích. Đạo luật 1957 đã lên đỉnh điểm trong Đạo luật các Quyền Dân sự năm 1964 đặt ra ngoài vòng pháp luật toàn bộ luật pháp và sự thực hành mang tính tách riêng của các bang. Đạo luật các Quyền Bầu cử năm 1965 đã tuyên bố các trắc nghiệm biết đọc biết viết, các loại thuế thân, và các phương pháp khác được dùng để tước đoạt quyền bầu cử của những người da đen miền nam là bất hợp pháp. Nó cũng đã mở rộng rất nhiều sự giám sát liên bang vào các cuộc bầu cử bang.
Tác động của tất cả những sự kiện này đã là một sự thay đổi đáng kể về các thể chế kinh tế và pháp lý ở miền Nam. Tại Mississippi, chẳng hạn, chỉ khoảng 5 phần trăm những người da đen đủ tư cách đã bầu trong năm 1960. Vào năm 1970 con số này đã tăng lên 50 phần trăm. Tại Alabama và Nam Carolina, nó đã tăng từ khoảng 10 phần trăm năm 1960 lên 50 phần trăm năm 1970. Các hình mẫu này đã làm thay đổi bản chất của các cuộc bầu cử, cả cho các chức vụ địa phương và quốc gia. Quan trọng hơn, sự ủng hộ chính trị từ Đảng Dân chủ chiếm ưu thế cho các thể chế khai thác phân biệt chống lại những người da đen đã bị xói mòn. Con đường đã mở ra cho một loạt những thay đổi về các thể chế kinh tế. Trước các cuộc cải cách thể chế của những năm 1960, những người da đen đã hầu như bị loại trừ khỏi các việc làm trong các nhà máy dệt. Trong năm 1960 chỉ khoảng 5 phần trăm nhân viên trong các nhà máy dệt miền nam đã là người da đen. Luật các Quyền Dân sự đã chấm dứt sự phân biệt này. Vào năm 1970 tỷ lệ này đã tăng lên 15 phần trăm; vào năm 1990 nó đã là 25 phần trăm. Sự phân biệt đối xử kinh tế chống lại những người da đen đã bắt đầu giảm đi, các cơ hội giáo dục cho những người da đen đã được cải thiện đáng kể, và thị trường lao động miền Nam đã trở nên cạnh tranh hơn. Cùng với các thể chế bao gồm những sự cải thiện kinh tế đã đến nhanh hơn ở miền Nam. Trong nă 1940 các bang miền nam đã chỉ có mức thu nhập bằng khoảng 50 phần trăm của mức thu nhập đầu người của Hoa Kỳ. Tình hình này đã bắt đầu thay đổi trong cuối các năm 1940 và các năm 1950. Vào năm 1990 khoảng cách này đã cơ bản biến mất.
Như ở Botswana, chìa khóa ở miền Nam Hoa Kỳ đã là sự phát triển của các thể chế chính trị và kinh tế bao gồm. Điều này đạt được bằng đặt cạnh nhau sự bất mãn ngày càng tăng giữa những người da đen chịu đau khổ dưới các thể chế khai thác miền nam và sự tan rã của sự cai trị độc đảng của Đảng Dân chủ ở miền Nam. Lại một lần nữa, các thể chế hiện tồn đã định hình con đường thay đổi. Trong trường hợp này, đã là mấu chốt rằng các thể chế miền nam ở bên trong các thể chế liên bang bao gồm của Hoa Kỳ, và điều này cuối cùng đã cho phép những người da đen miền nam để huy động chính phủ và các thể chế liên bang cho sự nghiệp của họ. Toàn bộ quá trình đã cũng được làm cho dễ hơn bởi sự thực rằng, với sự di cư ồ ạt của những người da đen ra khỏi miền Nam và sự cơ giới hóa sản xuất bông, các điều kiện kinh tế đã thay đổi cho nên các elite miền nam đã ít sẵn sàng để chiến đấu nhiều hơn.
TÁI SINH Ở TRUNG QUỐC
Đảng Cộng Sản dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông cuối cùng đã lật đổ các nhà Dân tộc Chủ nghĩa, do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo, trong năm 1949. Cộng hòa Nhân dân Trung hoa đã được công bố ngày 1 tháng Mười. Các thể chế chính trị và kinh tế được tạo ra sau 1949 đã hết sức khai thác. Về mặt chính trị, họ đề cao chế độ chuyên chế của Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Không tổ chức chính trị khác nào được cho phép ở Trung Quốc kể từ đó. Cho đến khi ông chết trong năm 1976, Mao đã hoàn toàn thống trị Đảng Cộng Sản và chính phủ. Đi cùng các thể chế chính trị khai thác, độc đoán này đã là các thể chế kinh tế hết sức khai thác. Mao ngay lập tức đã quốc hữu hóa đất và xóa bỏ mọi loại quyền tài sản trong một cú đột kích tàn ác. Ông đã sai hành quyết các địa chủ, cũng như những người khác mà ông cho rằng chống lại chế độ. Nền kinh tế thị trường đã cơ bản bị xóa bỏ. Nhân dân ở các vùng nông thôn đã dần dần được tổ chức vào các nông trại chung. Tiền và lương được thay bằng “công điểm,” mà có thể được trao đổi lấy hàng hóa. Hộ chiếu nội địa được đưa ra vào năm 1956 cấm đi lại mà không có sự cho phép thích hợp, nhằm tăng cường kiểm soát chính trị và kinh tế. Tất cả công nghiệp đã được quốc hữu hóa một cách tương tự, và Mao đã khởi động một cố gắng đầy tham vọng để thúc đẩy sự phát triển nhanh công nghiệp thông qua việc sử dụng các “kế hoạch năm năm,” làm theo mô hình Liên Xô.
Như với tất cả các thể chế khai thác, chế độ Mao đã cố gắng khai thác nguồn lực từ đất nước khổng lồ mà bây giờ ông kiểm soát. Như trong trường hợp của chính phủ Sierra Leone với hội đồng marketing của nó, Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã có độc quyền về bán sản phẩm, như gạo và ngũ cốc, mà đã được dùng để đánh thuế nặng các nông dân. Những cố gắng công nghiệp hóa đã biến thành Đại nhảy Vọt khét tiếng sau 1958 với sự diễn ra của kế hoạch năm năm lần thứ hai. Mao đã tuyên bố rằng sản lượng thép sẽ tăng gấp đôi trong một năm dựa trên các lò cao quy mô nhỏ ở “sân sau”. Ông đã đòi hỏi rằng trong mười lăm năm, Trung Quốc sẽ đuổi kịp Anh trong sản xuất thép. Vấn đề chỉ là đã không có cách khả thi nào để đạt các mục tiêu này. Để đạt được các mục tiêu của kế hoạch, phải tìm được sắt vụn, và nhân dân đã phải nung chảy chậu và xoong chảo của họ và thậm chí các công cụ nông nghiệp như cuốc và cày của họ. Những người lao động chăm sóc đồng ruộng đã sản xuất gang thép bằng phá hủy cày bừa của họ, và như thế phá hủy khả năng tương lai của họ để cấp thức ăn cho chính họ và cho đất nước. Kết quả đã là một nạn đói gây tai họa ở nông thôn Trung Quốc. Mặc dù các học giả tranh luận về vai trò của chính sách của Mao so với tác động của các đợt hạn hán xảy ra đồng thời, không ai nghi ngờ vai trò trung tâm của Đại nhảy Vọt trong gây ra cái chết của giữa hai mươi và bốn mươi triệu người. Chúng ta không biết chính xác bao nhiêu, bởi vì Trung Quốc dưới thời Mao đã không thu thập các số liệu mà ghi lại làm tư liệu các hành động tàn bạo. Thu nhập đầu người đã giảm khoảng một phần tư.
Một hệ quả của Đại nhảy Vọt đã là thành viên kỳ cựu của Đảng Cộng Sản, Đặng Tiểu Bình, một tướng rất thành công trong cách mạng, người đã lãnh đạo phong trào “chống hữu” gây ra sự hành quyết của nhiều “kẻ thù của cách mạng,” đã có một sự thay đổi tấm lòng. Tại một hội nghị ở Quảng Châu miền Nam Trung Quốc năm 1961, Đặng lập luận, “Không quan trọng liệu mèo là đen hay trắng, nếu nó bắt được chuột, nó là con mèo tốt.” Không quan trọng liệu các chính sách có vẻ cộng sản hay không; Trung Quốc đã cần các chính sách mà khuyến khích sản xuất sao cho nó có thể cho nhân dân của nó ăn.
Thế nhưng không lâu sau Đặng phải chịu đau khổ vì tính thực tiễn mới tìm thấy của ông. Ngày 16 tháng Năm, 1966, Mao tuyên bố rằng cách mạng bị đe dọa bởi những phần tử “tư sản” đang làm xói mòn xã hội cộng sản của Trung Quốc và muốn tái lập chủ nghĩa tư bản. Để đáp lại, ông đã tuyên bố Đại Cách mạng Văn hóa Vô sản, thường được nhắc tới như Cách mạng Văn hóa. Cách mạng Văn hóa đã dựa trên mười sáu điểm. Điểm đầu tiên bắt đầu thế này:
Mặc dù tầng lớp tư sản đã bị lật đổ, nó vẫn thử dùng các ý tưởng, văn hóa, và các phong tục cũ, và các tập quán bóc lột các giai cấp để tha hóa quần chúng, thâu tóm đầu óc họ, và cố gắng để tổ chức việc quay trở lại. Giai cấp vô sản phải làm đúng điều ngược lại: nó phải đối đầu với mọi thách thức của tầng lớp tư sản trong lĩnh vực tư tưởng và sử dụng các ý tưởng mới, văn hóa, và các phong tục, và các tập quán của giai cấp vô sản để thay đổi quan điểm tư tưởng của toàn xã hội. Hiện tại mục tiêu của chúng ta là để đấu tranh chống lại và đè bẹp những người trong chính quyền những kẻ đi con đường tư bản chủ nghĩa, để phê phán và bác bỏ các nhà chức trách hàn lâm tư sản phản động và ý thức hệ của tầng lớp tư sản và của tất cả các giai cấp bóc lột khác và biến đổi nền giáo dục, văn học, và nghệ thuật và tất cả các phần khác của thượng tầng kiến trúc mà không phù hợp với cơ sở kinh tế xã hội chủ nghĩa, để tạo thuận lợi cho sự củng cố và sự phát triển của hệ thống xã hội chủ nghĩa.
Không lâu sau Cách mạng Văn hóa, hệt như Đại nhảy Vọt, đã bắt đầu đánh đắm cả nền kinh tế lẫn nhiều sinh mệnh con người. Các Đơn vị Hồng Vệ Binh được thành lập khắp đất nước: các thành viên trẻ, nhiệt tình của Đảng Cộng Sản những người được sử dụng để thanh trừng các đối thủ của chế độ. Nhiều người bị giết, bị bắt, hay bị đi đày. Bản thân Mao đã bắt bẻ lại các mối lo ngại về quy mô bạo lực, nói rõ, “Cái ông Hitler này đã thậm chí còn tàn bạo hơn. Càng tàn bạo càng tốt, anh không nghĩ thế sao? Anh giết càng nhiều người, anh càng cách mạng.”
Đặng đã thấy mình được dán nhãn kẻ số hai đi con đường tư bản chủ nghĩa, và bị tù trong năm 1967, và sau đó bị đày đi tỉnh Giang Tây năm 1969, để làm việc trong một nhà máy máy kéo ở nông thôn. Ông đã được phục hồi năm 1974, và Mao đã được Thủ tướng Chu Ân Lai thuyết phục để bổ nhiệm Đặng làm phó thủ tướng thứ nhất. Ngay trong năm 1975, Đặng đã giám sát rồi việc soạn ba văn kiện đảng mà đã vẽ ra một hướng mới giả như chúng được chấp nhận. Chúng kêu gọi một sự phục hưng giáo dục bậc cao, một sự quay lại với các khuyến khích vật chất trong công nghiệp và nông nghiệp, và việc loại bỏ các phần tử “tả khuynh” khỏi đảng. Vào lúc đó, sức khỏe của Mao đã xấu đi và quyền lực đã ngày càng tập trung vào tay của những người rất tả khuynh mà Đặng Tiểu Bình đã muốn loại bỏ khỏi quyền lực. Vợ Mao, Giang Thanh, và ba cộng sự thân cận của bà, được gọi chung là Bè Lũ Bốn Tên, đã là những người ủng hộ mạnh mẽ của Cách mạng Văn hóa và sự đàn áp nảy sinh từ đó. Họ đã có ý định tiếp tục sử dụng bản kế hoạch này để vận hành đất nước dưới chế độ độc tài của Đảng Cộng Sản. Ngày 5 tháng Tư 5, một cuộc kỷ niệm tự phát tán dương cuộc đời của Chu Ân Lai ở Quảng trường Thiên An Môn đã biến thành một cuộc phản đối chống lại chính phủ. Bè Lũ Bốn Tên đã đổ lỗi cho Đặng về cuộc biểu tình, và một lần nữa ông bị tước hết mọi chức vụ và bị sa thải. Thay cho đạt được việc loại bỏ những kẻ khuynh tả, Đặng thấy mình bị những kẻ tả khuynh loại bỏ. Sau cái chết của Chu Ân Lai, Mao đã bổ nhiệm Hoa Quốc Phong làm quyền thủ tướng thay cho việc cất nhắc Đặng. Trong chân không quyền lực tương đối của năm 1976, Hoa đã có khả năng tích lũy rất nhiều quyền lực cá nhân.
Trong tháng Chín đã có một bước ngoặt: Mao chết. Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã dưới sự thống trị của Mao, và Đại nhảy Vọt và Cách mạng Văn hóa đã chủ yếu là các sáng kiến của ông. Với việc ra đi của Mao, đã có một chân không quyền lực thật sự, mà đã dẫn đến một cuộc đấu tranh giữa những người với các tầm nhìn khác nhau và các niềm tin khác nhau về các hệ quả của sự thay đổi. Bè Lũ Bốn Tên đã có ý định tiếp tục với các chính sách của Cách mạng Văn hóa như cách duy nhất để củng cố quyền lực của họ và của Đảng Cộng Sản. Hoa Quốc Phong đã muốn từ bỏ Cách mạng Văn hóa, nhưng ông đã không thể tách mình quá xa nó, bởi vì chính nhờ các ảnh hưởng của nó mà ông đã thăng tiến trong đảng. Thay vào đó, ông đã chủ trương quay lại với một tầm nhìn cân đối hơn của Mao, mà ông đã nói vắn tắt trong “Hai Phàm là,” như tờ Nhân dân Nhật báo, tờ báo của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, đã diễn đạt trong năm 1977. Hoa lập luận, “Chúng ta sẽ kiên quyết giữ vững bất cứ quyết định chính sách nào mà Chủ tịch Mao đã đưa ra, và kiên định đi theo bất cứ chỉ thị nào mà Chủ tịch Mao đã truyền đạt.”
Đặng Tiểu Bình đã không muốn hủy bỏ chế độ cộng sản và thay thế nó bằng các thị trường bao gồm hơn Hoa đã làm một chút nào. Ông cũng đã là phần của cùng nhóm những người được cách mạng cộng sản đưa lên nắm quyền lực. Nhưng ông và những người ủng hộ ông đã nghĩ rằng sự tăng trưởng kinh tế đáng kể có thể đạt được mà không gây nguy hiểm cho sự kiểm soát chính trị của họ: họ đã có một mô hình tăng trưởng dưới các thể chế chính trị khai thác mà sẽ không đe dọa quyền lực của họ, bởi vì nhân dân Trung Quốc đã cần kinh khủng mức sống được cải thiện và bởi vì tất cả sự chống đối có ý nghĩa đối với Đảng Cộng Sản đã bị xóa sạch trong triều đại của Mao và Cách mạng Văn hóa. Để đạt điều này, họ đã muốn từ chối không chỉ Cách mạng Văn hóa mà cả nhiều trong số di sản thể chế Maoist. Họ đã nhận ra rằng sự tăng trưởng kinh tế sẽ là có thể chỉ với các bước đáng kể theo hướng các thể chế kinh tế bao gồm. Như thế họ đã muốn cải cách nền kinh tế và nâng đỡ vai trò của các lực lượng thị trường và các khuyến khích. Họ cũng đã muốn mở rộng phạm vi của quyền sở hữu tư nhân và giảm vai trò của Đảng Cộng Sản trong xã hội và sự cai quản, thoát khỏi các khái niệm như đấu tranh giai cấp. Nhóm của Đặng đã cũng mở cửa cho đầu tư nước ngoài và thương mại quốc tế, và đã muốn theo đuổi một chính sách năng nổ hơn nhiều về hội nhập với nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, đã có những giới hạn, và việc xây dựng các thể chế kinh tế bao gồm thật sự và sự làm giảm đi sự kìm kẹp mà Đảng Cộng Sản đã có lên nền kinh tế đã không thậm chí là các lựa chọn.
Điểm ngoặt đối với Trung Quốc đã là quyền lực của Hoa Quốc Phong và sự sẵn sàng của ông để sử dụng nó chống lại Bè Lũ Bốn Tên. Trong vòng một tháng sau khi Mao chết, Hoa đã bố trí một cú chống lại Bè Lũ Bốn Tên, bắt tất cả họ. Rồi ông đã phục hồi chức cho Đặng trong tháng Ba 1977. Đã chẳng có gì là không thể tránh khỏi hoặc về sự diễn tiến này của các sự kiện hay về các bước quan trọng tiếp theo, mà đã do bản thân Hoa bị Đặng Tiểu Bình khôn khéo đánh bại về mặt chính trị. Đặng đã khuyến khích sự phê phán công khai Cách mạng Văn hóa và đã bắt đầu bổ nhiệm vào các vị trí then chốt trong Đảng Cộng Sản ở mọi cấp những người, giống ông, đã chịu đau khổ trong thời kỳ này. Hoa đã không thể từ chối Cách mạng Văn hóa, và việc này đã làm yếu ông. Hoa cũng đã là một người mới đến đối với các trung tâm quyền lực, và ông đã thiếu mạng lưới quan hệ và các mối quan hệ phi chính thức mà Đặng đã xây dựng trong nhiều năm. Trong một loạt bài phát biểu, Đặng đã bắt đầu phê phán các chính sách của Hoa. Trong tháng Chín 1978, ông đã công khai tấn công Hai Phàm Là, lưu ý rằng thay cho để bất cứ cái gì Mao đã nói quyết định chính sách, cách tiếp cận đúng đã là “tìm kiếm chân lý từ các sự thực.”
Đặng cũng đã bắt đầu một cách tài ba để dùng sức ép công khai đối với Hoa, mà đã được phản ánh một cách mạnh mẽ nhất trong phong trào Bức Tường Dân chủ trong năm 1978, trong đó người dân đã dán các lời phàn nàn về đất nước lên một bức tường ở Bắc Kinh. Trong tháng Bảy 1978, một trong những người ủng hộ Đặng, Hồ Kiều Mộc, đã trình bày một số nguyên lý cơ bản của cải cách kinh tế. Các nguyên lý này bao gồm các quan niệm rằng các hãng phải được trao quyền hạn và sự chủ động lớn hơn để đưa ra các quyết định sản xuất riêng của chúng. Giá cả phải đưa cung và cầu lại với nhau, hơn là chỉ được chính phủ định ra, và sự điều tiết nhà nước của nền kinh tế nói chung nên giảm đi. Đấy là là những gợi ý cấp tiến, nhưng Đặng đang có được ảnh hưởng. Trong các tháng Mười Một và Mười Hai 1978, Hội nghị toàn thể Thứ Ba của Ban Chấp Hành Trung Ương Khóa Mười Một đã tạo ra bước đột phá. Ngược với sự phản đối của Hoa, đã quyết định rằng, từ nay trở đi, tiêu điểm của đảng sẽ không là đấu tranh giai cấp mà là hiện đại hóa kinh tế. Hội nghị toàn thể đã công bố các thí điểm thăm dò với một “hệ thống trách nhiệm hộ gia đình – khoán hộ” trong một số tỉnh, mà đã là một cố gắng để đẩy lùi nông nghiệp tập thể và đưa những khuyến khích kinh tế vào canh tác. Vào năm tiếp theo, Ban Chấp hành Trung Ương đã ghi nhận tính trung tâm của quan niệm “chân lý từ các sự thực” và tuyên bố Cách mạng Văn hóa đã là một tai họa lớn đối với nhân dân Trung Quốc. Suốt thời kỳ này, Đặng đã bảo đảm việc bổ nhiệm những người ủng hộ của riêng ông vào các vị trí quan trọng trong đảng, quân đội, và chính phủ. Mặc dù ông đã phải hành động chậm chống lại những người ủng hộ Hoa trong Ban Chấp hành Trung Ương, ông đã tạo ra các cơ sở song song của quyền lực. Vào năm 1980 Hoa đã bị buộc phải từ chức thủ tướng, được thay thế bởi Triệu Tử Dương. Vào năm 1982 Hoa đã bị loại khỏi Ban Chấp hành Trung Ương. Nhưng Đặng đã không dừng lại ở đây. Tại Đại Hội lần thứ Mười Hai của Đảng năm 1982, và sau đó trong Hội nghị Đảng Toàn Quốc tháng Chín 1985, ông đã đạt được sự cải tổ lại hoàn toàn ban lãnh đạo đảng và các cán bộ cấp cao. Những người trẻ hơn nhiều, có đầu óc cải cách đã tham gia. Nếu so sánh 1980 với 1985, thì vào năm sau, hai mươi mốt trong số hai mươi sáu ủy viên Bộ Chính trị, tám trong số mười một thành viên Ban Bí Thư Đảng Cộng Sản, và mười trong số mười tám phó thủ tướng đã được thay.
Bây giờ vì Đặng và các nhà cải cách đã hoàn thành cuộc cách mạng chính trị của họ và đã kiểm soát nhà nước, họ đã tung ra một loạt những thay đổi thêm về các thể chế kinh tế. Họ đã bắt đầu trong nông nghiệp: Vào năm 1983, theo các ý tưởng của Hồ Kiều Mộc, hệ thống khoán hộ, mà đã cung cấp các khuyến khích kinh tế cho các nông dân, đã được chấp nhận một cách phổ quát. Trong năm 1985 việc nhà nước mua ngũ cốc bắt buộc đã bị từ bỏ và được thay thế bởi một hệ thống của các hợp đồng tự nguyện hơn. Sự kiểm soát hành chính giá cả nông nghiệp đã được nới lỏng rất nhiều trong năm 1985. Trong nền kinh tế đô thị, các doanh nghiệp nhà nước đã được trao nhiều quyền tự trị hơn, và mười bốn “thành phố mở” đã được nhận diện và được trao khả năng để thu hút đầu tư nước ngoài.
Chính nền kinh tế nông thôn đã cất cánh đầu tiên. Việc đưa ra các khuyến khích đã dẫn đến một sự tăng lên đột ngột về năng suất nông nghiệp. Vào năm 1984 sản lượng ngũ cốc đã cao hơn sản lượng của năm 1978 một phần ba, mặc dù ít người hơn đã tham gia vào nông nghiệp. Nhiều người đã chuyển vào làm việc trong các ngành công nghiệp mới ở nông thôn, trong cái gọi là các Doanh Nghiệp Hương Trấn. Các doanh nghiệp này đã được cho phép phát triển ngoài hệ thống kế hoạch công nghiệp nhà nước sau 1979, khi được chấp nhận rằng các hãng mới đã có thể tham gia và cạnh tranh với các hãng do nhà nước sở hữu. Từ từ các khuyến khích kinh tế cũng đã được đưa vào khu vực công nghiệp, đặc biệt vào hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước, mặc dù tại giai đoạn này đã không có ám chỉ nào về tư nhân hóa, mà đã phải đợi đến giữa các năm 1990.
Sự tái sinh của Trung Quốc đến với một sự dịch chuyển quan trọng khỏi một trong những tập khai thác nhất của các thể chế kinh tế và hướng tới các thể chế bao gồm hơn. Các khuyến khích thị trường trong nông nghiệp và công nghiệp, rồi sau đó tiếp theo bởi đầu tư nước ngoài và công nghệ, đặt Trung Quốc lên một con đường tăng trưởng kinh tế nhanh. Như chúng ta sẽ thảo luận thêm trong chương tiếp theo, đấy là sự tăng trưởng dưới các thể chế chính trị khai thác, cho dù chúng không khắc nghiệt như dưới Cách mạng Văn hóa và cho dù các thể chế kinh tế đã trở nên một phần bao gồm. Tất cả điều này không làm giảm đi mức độ mà những thay đổi về các thể chế kinh tế ở Trung Quốc đã là căn bản. Trung Quốc đã phá vỡ khuôn đúc, cho dù nó đã không biến đổi các thể chế chính trị của nó. Như ở Botswana và miền Nam Hoa Kỳ, những thay đổi cốt yếu đã đến trong thời gian một bước ngoặt – trong trường hợp của Trung Quốc, tiếp theo cái chết của Mao. Chúng đã cũng tùy thuộc, thực ra hết sức tùy thuộc ngẫu nhiên, vì đã chẳng có gì là không thể tránh khỏi về Bè Lũ Bốn Tên thua cuộc chiến quyền lực; và nếu giả như họ đã không, thì Trung Quốc đã không trải qua sự tăng trưởng kinh tế kéo dài mà nó đã thấy trong ba mươi năm vừa qua. Nhưng sự tàn phá và sự đau khổ con người, mà Đại nhảy Vọt và Cách mạng Văn hóa đã gây ra, đã tạo ra cầu đủ cho sự thay đổi mà Đặng Tiểu Bình và các đồng minh của ông đã có thể thắng cuộc đấu tranh chính trị.
BOTSWANA, TRUNG QUỐC, và miền Nam Hoa Kỳ, hệt như Cách mạng Vinh quang ở nước Anh, Cách mạng Pháp, và Minh Trị Duy Tân ở Nhật Bản, là những minh họa sống động rằng lịch sử không phải là định mệnh. Bất chấp vòng luẩn quẩn, các thể chế khai thác có thể được thay thế bởi các thể chế bao gồm. Nhưng nó chẳng tự động cũng không dễ. Một sự hợp lưu của các nhân tố, đặc biệt một bước ngoặt gắn liền với một liên minh rộng của những người thúc đẩy cho cải cách hay các thể chế hiện tồn thuận lợi khác, thường là cần thiết cho một quốc gia để đi những bước dài hướng tới các thể chế bao gồm hơn. Ngoài ra sự may mắn nào đó là chìa khóa, bởi vì lịch sử luôn luôn diễn ra theo cách tùy thuộc ngẫu nhiên.
15. HIỂU SỰ THỊNH VƯỢNG VÀ NGHÈO KHÓ
CÁC NGUỒN GỐC LỊCH SỬ
CÓ NHỮNG KHÁC BIỆT khổng lồ về mức sống quanh thế giới. Ngay cả các công dân nghèo nhất của Hoa Kỳ cũng có thu nhập và sự tiếp cận đến chăm sóc sức khỏe, giáo dục, các dịch vụ công, và các cơ hội kinh tế và xã hội mà ưu việt hơn rất nhiều so với những thứ đó sẵn có cho số rất đông người sống ở châu Phi hạ-Sahara, Nam Á, và Trung Mỹ.
 Sự tương phản của Nam và Bắc Triều Tiên, của hai Nogalese, và Hoa Kỳ với Mexico nhắc nhở chúng ta rằng đấy là các hiện tượng tương đối gần đây. Năm trăm năm trước, Mexico, quê hương của nhà nước Aztec, đã chắc chắn giàu hơn các chính thể ở phía bắc, và Hoa Kỳ đã không vượt trước Mexico cho đến thế kỷ thứ mười chín. Khoảng cách giữa hai Nogalese thậm chí còn mới đây hơn. Nam và Bắc Triều Tiên về mặt kinh tế, cũng như về mặt xã hội và văn hóa, đã không thể phân biệt được trước khi nước này bị chia cắt tại vĩ tuyến thứ 38 sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Tương tự, hầu hết những sự khác biệt kinh tế khổng lồ mà chúng ta quan sát thấy xung quanh chúng ta hôm nay đã nổi lên trong hai trăn năm vừa qua.
Tất cả những thứ này có cần phải như thế? Có phải đã được xác định trước về mặt lịch sử – hay về mặt địa lý hay văn hóa hay sắc tộc – rằng Tây Âu, Hoa Kỳ, và Nhật Bản trở nên giàu hơn nhiều đến thế so với châu Phi hạ-Sahara, Mỹ Latin, và Trung Quốc trong khoảng hai trăm năm qua? Đã có phải là không thể tránh được rằng Cách mạng Công nghiệp đã tiến triển trong thế kỷ thứ mười tám ở Anh, và sau đó lan sang Tây Âu và các nhánh của châu Âu ở Bắc Mỹ và Australasia? Liệu một thế giới phản thực (counterfactual) nơi Cách mạng Vinh quang và Cách mạng Công nghiệp xảy ra ở Peru, mà sau đó thuộc địa hóa Tây Âu và bắt những người da trắng làm nô lệ, là có thể, hay chỉ là một dạng của khoa học viễn tưởng lịch sử?
Để trả lời – thực ra, ngay cả để suy luận về – các câu hỏi này, chúng ta cần một lý thuyết về vì sao một số quốc gia thịnh vượng trong khi các quốc gia khác thất bại và nghèo. Lý thuyết này cần phác họa cả các nhân tố mà tạo ra và làm chậm sự thịnh vượng và các nguồn gốc lịch sử của chúng. Cuốn sách này đã đề xuất một lý thuyết như vậy. Bất cứ hiện tượng xã hội phức tạp nào, như nguồn gốc của các quỹ đạo kinh tế và chính trị khác nhau của hàng trăm chính thể quanh thế giới, chắc có vô số nguyên nhân, khiến cho hầu hết các nhà khoa học xã hội tránh các lý thuyết một nguyên nhân, đơn giản, và có thể áp dụng một cách rộng rãi, và thay vào đó tìm kiếm những sự giải thích khác nhau cho những kết quả có vẻ tương tự nổi lên trong các thời đại và các vùng khác nhau. Thay vào đó chúng tôi đã đề nghị một lý thuyết đơn giản và đã sử dụng nó để giải thích những đường nét chính của sự phát triển kinh tế và chính trị khắp thế giới từ Cách mạng đồ Đá Mới. Sự lựa chọn của chúng tôi đã được thúc đẩy không phải bởi một lòng tin ấu trĩ rằng một lý thuyết như vậy có thể giải thích mọi thứ, mà bởi lòng tin rằng một lý thuyết như vậy sẽ cho phép chúng ta tập trung vào những sự tương tự, đôi khi phải trả giá bằng trừu tượng hóa khỏi [tức là phải bỏ qua] nhiều chi tiết lý thú. Một lý thuyết thành công, khi đó, không tái tạo một cách trung thành các chi tiết, nhưng cung cấp một sự giải thích có ích và có cơ sở về mặt kinh nghiệm cho một loạt các quá trình trong khi cũng làm rõ các lực chính đang hoạt động.
Lý thuyết của chúng tôi đã thử đạt điều này bằng hoạt động trên hai mức. Mức thứ nhất là sự phân biệt giữa các thể chế kinh tế và chính trị khai thác với các thể chế kinh tế và chính trị bao gồm. Mức thứ hai là sự giải thích của chúng tôi vì sao các thể chế bao gồm đã nổi lên ở một số phần của thế giới và không ở các phần khác. Trong khi mức đầu tiên của lý thuyết của chúng tôi là về một sự diễn giải mang tính thể chế của lịch sử, mức thứ hai là về lịch sử đã định hình thế nào các quỹ đạo thể chế của các quốc gia.
Trung tâm của lý thuyết của chúng tôi là mối liên kết giữa các thể chế kinh tế và chính trị bao gồm và sự thịnh vượng. Các thể chế kinh tế bao gồm, mà thực thi các quyền tài sản, tạo ra một sân chơi bình đẳng, và khuyến khích đầu tư vào các công nghệ mới và các kỹ năng, là có ích cho sự tăng trưởng kinh tế hơn các thể chế kinh tế khai thác mà được xếp đặt để khai thác các nguồn lực từ nhiều người bởi số ít và không bảo vệ các quyền tài sản hay không tạo ra những khuyến khích cho hoạt động kinh tế. Các thể chế kinh tế bao gồm đến lượt được ủng hộ bởi, và ủng hộ cho, các thể chế chính trị bao gồm, tức là, các thể chế phân bổ quyền lực chính trị rộng rãi theo cách đa nguyên và cho phép đạt một mức độ nào đó của sự tập trung hóa chính trị để thiết lập luật pháp và trật tự, nền tảng của các quyền tài sản an toàn, và một nền kinh tế thị trường bao gồm. Tương tự, các thể chế kinh tế khai thác liên kết một cách đồng vận với các thể chế chính trị khai thác, mà tập trung quyền lực vào tay của số ít người, những người sau đó sẽ có các khuyến khích để duy trì và phát triển các thể chế kinh tế khai thác cho lợi ích của họ và sử dụng các nguồn lực họ có được để thắt chặt sự nắm giữ quyền lực chính trị của họ.
Các xu hướng này không ngụ ý rằng các thể chế kinh tế và chính trị khai thác là không nhất quán với tăng trưởng kinh tế. Ngược lại, trong điều kiện mọi thứ khác bằng nhau, mọi elite đều muốn khuyến khích tăng trưởng càng nhiều càng tốt nhằm có nhiều hơn để khai thác. Các thể chế khai thác mà đã đạt ít nhất một mức tối thiểu của sự tập trung hóa chính trị thường có khả năng tạo ra mức tăng trưởng nào đó. Cái quyết định, tuy vậy, là sự tăng trưởng dưới các thể chế khai thác sẽ không bền vững, vì hai lý do. Thứ nhất, sự tăng trưởng kinh tế bền vững đòi hỏi đổi mới, và đổi mới không thể tách khỏi sự phá hủy sáng tạo, mà thay thế cái cũ bằng cái mới trong lĩnh vực kinh tế và cũng làm mất ổn định các mối quan hệ quyền lực đã được thiết lập trong chính trị. Bởi vì các elite chi phối các thể chế khai thác sợ sự phá hủy sáng tạo, họ sẽ chống lại nó, và bất cứ sự tăng trưởng nào nảy sinh dưới các thể chế khai thác cuối cùng đều sẽ ngắn ngủi. Thứ hai, khả năng của những người chi phối các thể chế khai thác để hưởng lợi rất nhiều với sự tổn hại của phần còn lại của xã hội ngụ ý rằng quyền lực chính trị dưới các thể chế khai thác là hết sức đáng thèm muốn, làm cho nhiều nhóm và nhiều cá nhân chiến đấu để có được nó. Như một hệ quả, sẽ có các lực hùng mạnh đẩy các xã hội dưới các thể chế khai thác theo hướng bất ổn chính trị.
Sự đồng vận giữa các thể chế kinh tế và chính trị khai thác tạo ra một vòng luẩn quẩn, nơi các thể chế khai thác, một khi ở đúng vị trí, có xu hướng tồn tại dai dẳng. Tương tự, có một vòng thiện gắn với các thể chế kinh tế và chính trị bao gồm. Nhưng cả vòng luẩn quẩn lẫn vòng thiện đều không là tuyệt đối. Thực ra, một số quốc gia sống dưới các thể chế bao gồm ngày nay bởi vì, mặc dù các thể chế khai thác đã là tiêu chuẩn trong lịch sử, một số xã hội đã có khả năng phá vỡ khuôn đúc và chuyển tiếp theo hướng các thể chế bao gồm. Sự giải thích của chúng ta cho những sự chuyển tiếp này mang tính lịch sử, nhưng không phải được định trước về mặt lịch sử. Sự thay đổi thể chế lớn, điều kiện tiên quyết cho sự thay đổi kinh tế lớn, xảy ra như kết quả của sự tương tác giữa các thể chế hiện tồn và các bước ngoặt. Các bước ngoặt là các sự kiện lớn mà phá vỡ sự cân bằng chính trị và kinh tế hiện tồn trong một hay nhiều xã hội, như cái Chết Đen, mà đã giết có lẽ nhiều đến một nửa dân số của hầu hết các vùng ở châu Âu trong thế kỷ thứ mười bốn; việc mở các đường buôn bán Đại Tây Dương, mà đã tạo ra những cơ hội sinh lời khổng lồ cho nhiều người ở Tây Âu; và Cách mạng Công nghiệp, mà đã tạo ra khả năng cho những thay đổi nhanh nhưng cũng phá hủy trong cấu trúc của các nền kinh tế quanh thế giới.
Bản thân những khác biệt thể chế hiện tồn giữa các xã hội là kết quả của những sự thay đổi thể chế trong quá khứ. Vì sao con đường thay đổi thể chế là khác nhau từ xã hội này sang xã hội khác? Câu trả lời cho câu hỏi này nằm ở sự trôi dạt thể chế. Theo cùng cách mà các gene của hai quần thể biệt lập của các sinh vật trôi dạt khỏi nhau một cách chậm chạp bởi vì các đột biến ngẫu nhiên trong quá trình được gọi là tiến hóa hay trôi dạt genetic, hai xã hội mặt khác giống nhau cũng sẽ trôi dạt xa nhau về mặt thể chế – mặc dù, lại, cũng chậm. Xung đột về thu nhập và quyền lực, và một cách gián tiếp về các thể chế, là liên tục trong mọi xã hội. Xung đột này thường có một kết quả tùy thuộc ngẫu nhiên, cho dù sân chơi mà trên đó nó diễn ra là không bằng phẳng. Kết quả của xung đột này dẫn đến sự trôi dạt thể chế. Nhưng đấy không nhất thiết là một quá trình tích lũy. Nó không ngụ ý rằng những sự khác biệt nhỏ mà nổi lên tại điểm nào đó sẽ nhất thiết trở nên lớn hơn theo thời gian. Ngược lại, như thảo luận của chúng ta về Anh thuộc La Mã ở chương 6 minh họa, những sự khác biệt nhỏ mở ra, và rồi biến mất, và sau đó lại xuất hiện trở lại. Tuy nhiên, khi một bước ngoặt đến, những sự khác niệt nhỏ này, mà đã nổi lên như một kết quả của sự trôi dạt thể chế, có thể là những khác biệt nhỏ mà quan trọng trong việc dẫn các xã hội mặt khác khá giống nhau rẽ theo các hướng khác nhau căn bản.
Như chúng ta đã thấy trong chương 7 và chương 8 rằng bất chấp nhiều sự giống nhau giữa các nước Anh, Pháp, và Tây Ban Nha, bước ngoặt của buôn bán Đại Tây Dương đã có tác động biến đổi nhất lên nước Anh bởi vì những sự khác biệt nhỏ như thế – sự thực rằng bởi vì những sự phát triển trong các thế kỷ mười lăm và mười sáu, Quốc vương Anh đã không thể kiểm soát toàn bộ ngoại thương, trong khi ngoại thương đã hầu như dưới sự độc quyền của Quốc vương ở Pháp và Tây Ban Nha. Như một kết quả, ở Pháp và Tây Ban Nha, chính nền quân chủ và các nhóm liên minh với nó đã là những người hưởng lợi chính của các khoản lợi nhuận lớn do thương mại Đại Tây Dương và sự mở rộng thuộc địa tạo ra, trong khi ở Anh lại chính là các nhóm chống lại mạnh mẽ nền quân chủ đã là những người hưởng lợi từ các cơ hội kinh tế được mở ra bởi bước ngoặt này. Mặc dù sự trôi dạt thể chế dẫn đến những sự khác biệt nhỏ, sự tác động qua lại của nó với các bước ngoặt dẫn đến sự phân kỳ thể chế, và như thế sự phân kỳ này rồi bây giờ tạo ra những sự khác biệt lớn hơn về thể chế mà bước ngoặt tiếp theo sẽ tác động đến.
Lịch sử là chìa khóa, vì chính là quá trình lịch sử, qua sự trôi dạt thể chế, tạo ra những khác biệt mà có thể trở nên quan trọng trong các bước ngoặt. Bản thân các bước ngoặt là các điểm ngoặt lịch sử. Và các vòng luẩn quẩn và vòng thiện ngụ ý rằng chúng ta phải nghiên cứu lịch sử để hiểu bản chất của những sự khác biệt thể chế mà đã được xếp đặt về mặt lịch sử. Thế nhưng lý thuyết của chúng ta không ngụ ý chủ nghĩa tất định lịch sử – hay bấy cứ loại tất định luận nào. Chính vì lý do này mà câu trả lời cho câu hỏi ở đầu chương này là không: không có sự tất yếu lịch sử nào rằng Peru cuối cùng lại hóa ra nghèo hơn Tây Âu hay Hoa Kỳ rất nhiều.
Để bắt đầu, ngược với các giả thuyết địa lý và văn hóa, Peru không bị buộc phải nghèo bởi vì địa lý hay văn hóa của nó. Trong lý thuyết của chúng ta, ngày nay Peru nghèo hơn Tây Âu hay Hoa Kỳ rất nhiều là bởi vì các thể chế của nó, và để hiểu các lý do của tình trạng này, chúng ta cần hiểu quá trình lịch sử của sự phát triển thể chế ở Peru. Như chúng ta đã thấy ở chương 2, năm trăm năm trước Đế chế Inca, mà đã ở Peru hiện nay, đã giàu hơn, có công nghệ tinh vi hơn, và được tập trung về mặt chính trị hơn các chính thể nhỏ hơn ở Bắc Mỹ. Điểm ngoặt đã là cách mà theo đó vùng này bị thuộc địa hóa và cách này tương phản ra sao với sự thuộc địa hóa ở Bắc Mỹ. Đấy đã không phải là kết quả từ một quá trình được định trước về mặt lịch sử mà như kết quả tùy thuộc ngẫu nhiên của nhiều sự tiến triển thể chế mấu chốt trong các bước ngoặt. Ít nhất ba nhân tố đã có thể làm thay đổi quỹ đạo này và dẫn đến các hình mẫu dài hạn rất khác nhau.
Thứ nhất, những sự khác biệt thể chế bên trong châu Mỹ trong thế kỷ thứ mười lăm đã định hình các vùng này bị thuộc địa hóa thế nào. Bắc Mỹ đã đi theo một quỹ đạo thể chế khác với Peru bởi vì nó được định cư thưa thớt trước thuộc địa hóa và đã thu hút những người định cư Âu châu những người sau đó đã thành công đứng lên chống lại elite những người mà các thực thể như Công ty Virginia và Quốc vương Anh đã thử tạo ra. Ngược lại, các nhà chinh phục Tây Ban Nha đã tìm thấy một nhà nước tập trung, khai thác ở Peru mà họ đã có thể tiếp quản và một dân cư đông mà họ đã có thể đưa vào làm việc tại các mỏ và các đồn điền. Cũng đã chẳng có gì được quyết định trước về mặt địa lý về địa hình địa vật bên trong châu Mỹ vào lúc những người Âu châu đến. Theo cùng cách mà sự nổi lên của một nhà nước tập trung do Vua Shyaam lãnh đạo giữa những người Bushong đã là một kết quả của một đổi mới thể chế lớn, hay có lẽ của một cách mạng chính trị, như chúng ta đã thấy ở chương 5, nền văn minh Inca ở Peru và dân cư đông ở vùng này đã là kết quả của những đổi mới thể chế lớn. Những điều này thay vào đó đã có thể xảy ra ở Bắc Mỹ, tại các nơi như Thung lũng Mississippi hay thậm chí đông bắc Hoa Kỳ. Giả như điều này đã thế, thì những người Âu châu đã có thể bắt gặp các vùng đất trống ở vùng Andes và các nhà nước tập trung ở Bắc Mỹ, và các vai trò của Peru và Hoa Kỳ đã có thể đảo ngược. Những người Âu châu sau đó đã có thể định cư ở các vùng quanh Peru, và xung đột giữa đa số những người định cư và elite đã có thể dẫn đến sự tạo ra các thể chế bao gồm ở đó thay cho ở Bắc Mỹ. Các con đường phát triển kinh tế sau đó chắc đã khác nhau.
Thứ hai, Đế chế Inca đã có thể chống lại chủ nghĩa thực dân Âu châu, như Nhật Bản đã làm khi các tàu của Commodore Perry đến Vịnh Edo. Mặc dù sự khai thác lớn hơn của Đế chế Inca ngược lại với Tokugawa, Nhật Bản, chắc đã làm cho một cuộc cách mạng chính trị na ná như Minh trị Canh tân là ít có khả năng ở Peru, đã không có sự tất yếu lịch sử nào rằng những người Inca hoàn toàn chịu thua ưu thế Âu châu. Nếu giả như họ đã có thể kháng cự và thậm chí hiện đại hóa về mặt thể chế trong việc đáp lại các mối đe dọa, thì toàn bộ con đường lịch sử của Thế giới Mới, và toàn bộ lịch sử của thế giới, đã có thể khác đi.
Thứ ba và triệt để nhất, thậm chí đã không được quyết định trước về mặt lịch sử hay địa lý hay văn hóa rằng những người Âu châu là những người thuộc địa hóa thế giới. Đã có thể là những người Trung Quốc hay thậm chí những người Inca. Tất nhiên, một kết quả như vậy là không thể khi chúng ta nhìn vào thế giới từ vị trí thuận lợi của thế kỷ thứ mười lăm, mà vào thời gian đó Tây Âu đã vượt trước châu Mỹ, và Trung Quốc đã quay sang hướng nội rồi. Nhưng Tây Âu của thế kỷ thứ mười lăm bản thân nó đã là một kết quả của một quá trình tùy thuộc ngẫu nhiên của sự trôi dạt thể chế được ngắt quãng bởi các bước ngoặt, và không có gì đã là không thể tránh khỏi về nó cả. Các cường quốc Tây Âu đã có thể không dấy lên trước và chinh phục thế giới mà không có vài điểm ngoặt lịch sử. Các điểm ngoặt này bao gồm con đường đặc thù mà chủ nghĩa phong kiến đã đi, thay thế chế độ nô lệ và trên đường làm yếu quyền lực của các quốc vương; sự thực rằng các thế kỷ tiếp sau sự chuyển tiếp thiên niên kỷ thứ nhất ở châu Âu đã chứng kiến sự phát triển của các thành phố độc lập và tự trị về thương mại; sự thực rằng các quốc vương Âu châu đã không bị đe dọa bởi, và vì thế đã không thử làm nản chí, việc buôn bán với nước ngoài như các hoàng đế Trung Quốc đã làm trong triều đại nhà Minh; và sự xảy ra của cái Chết Đen, mà đã làm lung lay nền tảng của trật tự phong kiến. Nếu giả như các sự kiện này đã diễn ra một cách khác đi, thì chúng ta đã có thể sống trong một thế giới rất khác, một thế giới trong đó Peru đã có thể giàu hơn Tây Âu hay Hoa Kỳ.
 TẤT NHIÊN, SỨC MẠNH TIÊN ĐOÁN của một lý thuyết, nơi cả những sự khác biệt nhỏ và sự tùy thuộc ngẫu nhiên đóng các vai trò chủ chốt, sẽ là hạn chế. Ít người đã có thể tiên đoán trong thế kỷ thứ mười lăm hay thậm chí thế kỷ thứ mười sáu, nói chi đến trong nhiều thế kỷ tiếp sau sự sụp đổ của Đế chế La Mã, rằng sự đột phá lớn hướng tới các thể chế bao gồm sẽ xảy ra ở Anh. Chỉ quá trình đặc thù của sự trôi dạt thể chế và bản chất của bước ngoặt được tạo ra bởi thương mại Đại Tây Dương là những cái đã làm cho điều này là có thể. Nhiều người cũng đã chẳng thể tin trong các năm 1970 giữa Cách mạng Văn hóa rằng chẳng bao lâu Trung Quốc sẽ bước lên con đường hướng tới những thay đổi triệt để về các thể chế kinh tế của nó và rồi sau đó lên một quỹ đạo tăng trưởng nhanh dễ gây tai nạn. Tương tự là không thể để tiên đoán với bất cứ sự chắc chắn nào xem tình hình sẽ ra sao trong năm trăm năm nữa. Thế nhưng đấy không phải là những thiếu sót của lý thuyết của chúng ta. Sự giải thích lịch sử mà chúng ta đã trình bày đến nay cho biết rằng bất cứ cách tiếp cận nào dựa trên tất định luận lịch sử – dựa vào địa lý, văn hóa, hay thậm chí các nhân tố lịch sử khác – là không thỏa đáng. Những sự khác biệt nhỏ và sự tùy thuộc ngẫu nhiên không chỉ là phần của lý thuyết của chúng ta; chúng là phần của hình thù của lịch sử.
Cho dù việc đưa ra các tiên đoán chính xác về các xã hội nào sẽ phát đạt tương đối so với các xã hội khác là khó, chúng ta đã thấy suốt cuốn sách này rằng lý thuyết của chúng ta giải thích khá tốt những sự khác biệt rộng về sự thịnh vượng và nghèo khó của các quốc gia khắp thế giới. Chúng ta sẽ thấy trong phần còn lại của chương này rằng nó cũng cung cấp một số chỉ dẫn về những kiểu nào của các xã hội có nhiều khả năng hơn để đạt sự tăng trưởng kinh tế trong nhiều thập niên tới.
Thứ nhất, các vòng luẩn quẩn và vòng thiện tạo ra nhiều sự dai dẳng và sự chậm chạp. Chắc có ít nghi ngờ rằng trong năm mươi hay thậm chí một trăm năm, Hoa Kỳ và Tây Âu, dựa vào các thể chế kinh tế và chính trị bao gồm của chúng, sẽ giàu hơn, rất có thể giàu hơn đáng kể, so với châu Phi hạ-Sahara, Trung Đông, Trung Mỹ, hay Nam Á. Tuy nhiên, bên trong các hình mẫu rộng này sẽ có những thay đổi thể chế lớn trong thế kỷ tiếp, với một số nước phá vỡ khuôn đúc và chuyển từ nghèo sang giàu.
Các quốc gia mà đã hầu như không đạt sự tập trung hóa chính trị nào, như Somalia và Afghanistan, hay các quốc gia mà đã trải qua một sự sụp đổ nhà nước, như Haiti đã trải qua trong mấy thập kỷ qua – trước xa cơn động đất mạnh ở đó trong năm 2010 đã dẫn đến sự tàn phá hạ tầng cơ sở của nước này – không chắc đạt được sự tăng trưởng dưới các thể chế chính trị khai thác hay đưa ra những thay đổi lớn hướng tới các thể chế bao gồm. Thay vào đó, các quốc gia chắc sẽ tăng trưởng trong vài thập niên tiếp theo – mặc dù dưới các thể chế khai thác – là các quốc gia đã đạt mức độ nào đó của sự tập trung hóa chính trị. Ở châu Phi hạ-Sahara, các quốc gia này gồm có Burundi, Ethiopia, Rwanda, các quốc gia với lịch sử lâu đời về các nhà nước tập trung, và Tanzania, mà đã tìm được cách để xây dựng sự tập trung hóa như vậy, hay chí ít đã đặt vào vị trí những điều kiện tiên quyết cho sự tập trung hóa, kể từ khi độc lập. Ở Mỹ Latin, nó bao gồm Brazil, Chile, và Mexico, mà không chỉ đã đạt sự tập trung hóa chính trị mà cũng đã có những bước dài hướng tới chủ nghĩa đa nguyên non trẻ. Lý thuyết của chúng ta gợi ý rằng tăng trưởng kinh tế bền vững là rất ít có khả năng ở Colombia.
Lý thuyết của chúng ta cũng gợi ý rằng sự tăng trưởng dưới các thể chế chính trị khai thác, như ở Trung Quốc, sẽ không mang lại sự tăng trưởng bền vững, và chắc sẽ hết hơi. Ngoài các trường hợp này, có nhiều sự không chắc chắn. Cuba, chẳng hạn, có thể chuyển tiếp theo hướng đến các thể chế bao gồm và trải qua một sự biến đổi kinh tế lớn, hay nó có thể chần chừ dưới các thể chế chính trị và kinh tế khai thác. Cũng đúng thế về Bắc Triều Tiên và Burma (Myanmar) ở châu Á. Như thế, trong khi lý thuyết của chúng ta cung cấp các công cụ cho tư duy về các thể chế thay đổi thế nào và các hệ quả của những thay đổi như vậy, bản chất của sự thay đổi này – vai trò của những sự khác biệt nhỏ và của sự tùy thuộc ngẫu nhiên – khiến cho các tiên đoán chính xác hơn là khó.
Thậm chí sự thận trọng lớn hơn là cần thiết trong rút ra các khuyến nghị chính sách từ sự đánh giá rộng này về các nguồn gốc của sự thịnh vượng và nghèo khó. Theo cùng cách mà sự tác động của các bước ngoặt phụ thuộc vào các thể chế hiện tồn, một xã hội sẽ phản ứng thế nào đối với cùng sự can thiệp chính sách phụ thuộc vào các thể chế hiện đang tồn tại. Tất nhiên, tất cả lý thuyết của chúng ta là về các quốc gia có thể tiến hành các bước thế nào hướng tới sự thịnh vượng – bằng cách biến đổi các thể chế của họ từ khai thác sang bao gồm. Nhưng nó cũng nêu rất rõ ngay từ đầu rằng không có các công thức dễ dàng nào cho việc đạt được một sự chuyển tiếp như vậy. Thứ nhất, vòng luẩn quẩn ngụ ý rằng sự thay đổi thể chế là khó hơn rất nhiều so với nó có vẻ lần đầu tiên. Đặc biệt, các thể chế khai thác có thể tái tạo mình dưới những vỏ bọc khác nhau, như chúng ta đã thấy với quy luật sắt của chính thể đầu sỏ trong chương 12. Như thế sự thực rằng chế độ khai thác của Tổng thống Mubarak bị lật đổ bởi sự phản đối của dân chúng trong tháng Hai 2011 không bảo đảm rằng Ai Cập sẽ chuyển theo con đường tới các thể chế bao gồm hơn. Thay vào đó các thể chế khai thác có thể tái tạo mình bất chấp phong trào sôi động và hy vọng thân-dân chủ. Thứ hai, bởi vì con đường tùy thuộc ngẫu nhiên của lịch sử ngụ ý rằng là khó để biết liệu một sự tác động qua lại cá biệt của các bước ngoặt và những sự khác biệt thể chế hiện tồn liệu có dẫn tới các thể chế bao gồm hơn hay khai thác hơn không, sẽ là quả cảm để đưa ra các khuyến nghị chính sách chung để cổ vũ sự thay đổi hướng tới các thể chế bao gồm. Tuy nhiên, lý thuyết của chúng ta vẫn hữu ích cho phân tích chính sách, vì nó cho phép chúng ta nhận ra lời khuyên chính sách tồi, dựa hoặc trên các giả thuyết không đúng hay trên sự hiểu biết không thỏa đáng về các thể chế có thể thay đổi ra sao. Trong việc này, như trong hầu hết sự việc, tránh các sai lầm tồi tệ nhất là quan trọng như – và thực tiễn hơn – việc thử phát triển các giải pháp đơn giản. Có lẽ điểm này có thể thấy được rõ nhất khi chúng ta xem xét các khuyến nghị chính sách hiện thời cổ vũ cho “sự tăng trưởng độc đoán” dựa trên kinh nghiệm tăng trưởng thành công của Trung Quốc trong vài thập niên qua. Tiếp theo chúng ta giải thích vì sao các khuyến nghị chính sách này làm cho lầm đường lạc lối và vì sao tăng trưởng Trung Quốc, như nó đã diễn ra cho đến nay, chỉ là một dạng khác nữa của sự tăng trưởng dưới các thể chế chính trị khai thác, không chắc để chuyển sang sự phát triển kinh tế bền vững.
 SỰ QUYẾN RŨ KHÔNG CƯỠNG LẠI ĐƯỢC CỦA SỰ TĂNG TRƯỞNG ĐỘC ĐOÁN
Đại Quốc Phong từ sớm đã nhận ra sự đến của đợt hưng thịnh bột phát đô thị ở Trung Quốc. Các đường cao tốc mới, các trung tâm thương mại, nhà ở, và các tòa nhà chọc trời đã vươn ra ở mọi nơi khắp Trung Quốc trong các năm 1990, và Đại đã nghĩ sự tăng trưởng này sẽ chỉ tăng tốc trong thập niên tới.
 Anh đã suy luận rằng công ty của anh, công ty Sắt và Thép Giang Tô [Thiết Bản] (Jingsu Tieben Iron and Steel), có thể chiếm một thị trường lớn với tư cách một nhà sản xuất chi phí thấp, đặc biệt so với các nhà máy quốc doanh kém hiệu quả. Đại đã lên kế hoạch để xây dựng một công ty thép khổng lồ thật sự, và với sự ủng hộ của các lãnh đạo đảng địa phương ở Giang Tô, anh đã bắt đầu xây dựng trong năm 2003. Tuy vậy, vào tháng Ba 2004, dự án bị ngừng lại theo lệnh của Đảng Cộng Sản Trung Quốc ở Bắc Kinh, và Đại đã bị bắt vì các lý do chẳng bao giờ được nói rõ ràng. Các nhà chức trách đã có thể cho rằng họ tìm thấy bằng chứng phạm tội nào đấy trong các tài khoản của Đại. Khi điều đó xảy ra, anh đã ở trong tù và bị giam lỏng tại gia suốt năm năm tiếp theo, và bị tuyên bố có tội vì một sự buộc tội nhỏ trong năm 2009. Tội thật của anh đã là khởi động một dự án cạnh tranh với các công ty do nhà nước bảo trợ và làm vậy mà không có sự chuẩn y của các quan chức cao hơn trong Đảng Cộng Sản. Đấy chắc chắn là bài học mà những người khác rút ra từ vụ này.
Phản ứng của Đảng Cộng Sản đối với các doanh nhân như Đại không phải là một sự ngạc nhiên. Trần Vân, một trong những người bạn thân cận nhất của Đặng Tiểu Bình và được cho, nhưng chưa ngã ngũ, là nhà kiến trúc chính đứng sau các cuộc cải cách thị trường ban đầu, đã tóm tắt cách nhìn của hầu hết cán bộ đảng với sự tương tự “con chim trong lồng’ cho nền kinh tế: nền kinh tế của Trung Quốc là con chim; sự kiểm soát của đảng, cái lồng, phải được mở rộng để làm cho con chim khỏe hơn và năng động hơn, nhưng cái lồng không thể được mở khóa hay bị loại bỏ, e rằng con chim sẽ bay mất. Giang Trạch Dân, không lâu sau khi trở thành tổng bí thư của Đảng Cộng Sản trong năm 1989, chức vụ quyền lực nhất ở Trung Quốc, đã đi thậm chí còn xa hơn và đã tóm tắt sự ngờ vực của đảng về các doanh nhân bằng cách mô tả đặc điểm của họ như “các nhà buôn tự thuê mình làm việc và những người bán hàng rong [những người] lừa đảo, tham ô, đút lót và trốn thuế.” Suốt các năm 1990, ngay cả khi đầu tư nước ngoài đổ vào Trung Quốc và các doanh nghiệp nhà nước được khuyến khích để mở rộng, tinh thần kinh doanh tư nhân được đón chào với sự ngờ vực, và nhiều doanh nhân đã bị tước đoạt hay thậm chí bị tù. Cách nhìn của Giang Trạch Dân về các doanh nhân, mặc dù đã giảm đi tương đối, vẫn phổ biến ở Trung Quốc. Theo lời của một kinh tế gia Trung Quốc, “Các doanh nghiệp nhà nước lớn có thể tham gia vào các dự án khổng lồ. Nhưng khi các công ty tư nhân làm vậy, đặc biệt khi cạnh tranh với nhà nước, thì rắc rối đến từ mọi xó xỉnh [sic].”
Trong khi rất nhiều công ty tư nhân bây giờ hoạt động có lời ở Trung Quốc, nhiều yếu tố của nền kinh tế vẫn dưới sự chỉ huy và bảo hộ của đảng. Nhà báo Richard McGregor tường thuật rằng trên bàn của lãnh đạo của mỗi công ty nhà nước lớn nhất ở Trung Quốc có một điện thoại đỏ. Khi nó reo chuông, đấy là đảng gọi với các mệnh lệnh về công ty phải làm gì, phải đầu tư vào đâu, và các mục tiêu của nó là gì. Các công ty khổng lồ vẫn dưới sự chỉ huy của đảng, một sự thực nhắc nhở chúng ta khi đảng quyết định thay đổi các tổng giám đốc của chúng, sa thải họ, hay cất nhắc họ, với ít sự giải thích.
Những câu chuyện này không phủ nhận rằng Trung Quốc đã đi những bước dài vĩ đại hướng tới các thể chế kinh tế bao gồm, những bước dài mà làm nòng cốt cho tốc độ tăng trưởng ngoạn mục của nó trong hơn ba mươi năm qua. Hầu hết các doanh nhân có sự an toàn nào đó, nhất là bởi vì họ nuôi dưỡng sự ủng hộ của các cán bộ địa phương và các elite của Đảng Cộng Sản ở Bắc Kinh. Hầu hết các doanh nghiệp nhà nước tìm kiếm lợi nhuận và cạnh tranh trên các thị trường quốc tế. Đấy là một sự thay đổi triệt để từ Trung Quốc của Mao. Như chúng ta đã thấy trong chương trước, Trung Quốc trước tiên đã có thể tăng trưởng bởi vì dưới thời Đặng Tiểu Bình đã có những cải cách triệt để khỏi các thể chế kinh tế khai thác nhất và hướng tới các thể chế kinh tế bao gồm. Sự tăng trưởng đã tiếp tục khi các thể chế kinh tế Trung Quốc đã trên con đường hướng tới tính bao gồm lớn hơn, mặc dù với một nhịp điệu chậm. Trung Quốc cũng hết sức hưởng lợi từ cung lớn của nó về lao động rẻ và sự tiếp cận của nó đến các thị trường, vốn và công nghệ nước ngoài.
Cho dù các thể chế kinh tế Trung Quốc ngày nay là bao gồm hơn ba thập kỷ trước một cách không thể so sánh nổi, kinh nghiệm Trung Quốc là một thí dụ về sự tăng trưởng dưới các thể chế chính trị khai thác. Bất chấp sự nhấn mạnh gần đây ở Trung Quốc đến đổi mới và công nghệ, sự tăng trưởng Trung Quốc dựa trên việc chấp nhận và làm theo các công nghệ hiện tồn và đầu tư nhanh, không phải sự phá hủy sáng tạo. Một khía cạnh quan trọng của điều này là, các quyền tài sản là không hoàn toàn an toàn ở Trung Quốc. Thỉnh thoảng, đúng như Đại, các doanh nhân nào đó bị tước đoạt. Tính di động của lao động bị điều tiết chặt chẽ, và quyền cơ bản nhất của các quyền tài sản, quyền để bán lao động của chính mình theo cách mình muốn, vẫn hết sức không hoàn hảo. Mức độ mà các thể chế kinh tế vẫn còn xa mới thật sự bao gồm được minh họa bởi sự thực rằng chỉ có ít doanh nhân thậm chí dám bạo gan lao vào bất cứ hoạt động nào mà không có sự ủng hộ của cán bộ đảng địa phương hay, thậm chí còn quan trọng hơn, của Bắc Kinh. Quan hệ giữa doanh nghiệp và đảng là hết sức béo bở cho cả hai. Các doanh nghiệp được đảng ủng hộ nhận được các hợp đồng với các điều kiện thuận lợi, có thể đuổi dân thường để tước đoạt đất của họ, và vi phạm luật pháp và các quy định mà không bị trừng phạt. Những người chặn đường kế hoạch kinh doanh này sẽ bị chà đạp và thậm chí có thể bị tù hay bị sát hại.
Mức ảnh hưởng hiện diện nhan nhản của Đảng Cộng Sản và các thể chế khai thác ở Trung Quốc khiến chúng ta nhớ đến nhiều sự tương tự giữa sự tăng trưởng Soviet trong các năm 1950 và 1960 và tăng trưởng Trung Quốc ngày nay, mặc dù cũng có những sự khác biệt đáng kể. Liên Xô đã đạt sự tăng trưởng dưới các thể chế kinh tế khai thác và các thể chế chính trị khai thác bởi vì nó đã phân bổ bằng vũ lực các nguồn lực sang công nghiệp dưới một kết cấu chỉ huy tập trung, đặc biệt là vũ khí và công nghiệp nặng. Sự tăng trưởng như vậy đã là khả thi một phần bởi vì đã có nhiều sự đuổi kịp để được tiến hành. Sự tăng trưởng dưới các thể chế khai thác là dễ hơn khi sự phá hủy sáng tạo không phải là một sự bắt buộc. Các thể chế kinh tế Trung Quốc chắc chắn là bao gồm hơn các thể chế ở Liên Xô, nhưng các thể chế chính trị của Trung Quốc vẫn là khai thác. Đảng Cộng Sản nắm hết quyền lực ở Trung Quốc và kiểm soát toàn bộ bộ máy nhà nước quan liêu, các lực lượng vũ trang, báo chí, và các phần lớn của nền kinh tế. Nhân dân Trung Quốc có ít quyền tự do chính trị và rất ít sự tham gia vào quá trình chính trị.
Nhiều người đã tin từ lâu rằng tăng trưởng ở Trung Quốc sẽ mang lại dân chủ và chủ nghĩa đa nguyên lớn hơn. Đã có một cảm giác thật sự trong năm 1989 rằng các cuộc biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn có thể dẫn tới sự mở cửa lớn hơn và có lẽ sự sụp đổ của chế độ cộng sản. Nhưng các xe tank đã được thả ra nghiền những người biểu tình, và thay cho một cuộc cách mạng hòa bình, các sách lịch sử bây giờ gọi nó là cuộc Tàn sát Quảng trường Thiên An Môn. Theo nhiều cách, các thể chế chính trị Trung Quốc đã trở nên khai thác hơn do hậu quả của Thiên An Môn; các nhà cải cách như Triệu Tử Dương, người với tư cách tổng bí thư của Đảng Cộng Sản đã ủng hộ các sinh viên ở Quảng trường Thiên An Môn, đã bị thanh trừng, và đảng đã kiểm soát chặt chẽ hơn các quyền tự do dân sự và quyền tự do báo chí với sự sốt sắng lớn hơn. Triệu Tử Dương đã bị giam lỏng tại gia hơn mười lăm năm, và hồ sơ công khai của ông đã bị xóa bỏ dần dần, sao cho ông thậm chí không thể là một biểu tượng cho những người đã ủng hộ sự thay đổi chính trị.
Ngày nay sự kiểm soát của đảng đối với báo chí, kể cả Internet, là chưa từng có. Phần lớn việc kiểm soát này đạt được thông qua sự tự-kiểm duyệt: các phương tiện truyền thông đại chúng biết rằng họ không được nhắc đến Triệu Tử Dương hay Lưu Hiểu Ba, nhà phê phán chính phủ đòi dân chủ hóa nhiều hơn, người vẫn tiều tụy trong nhà tù ngay cả sau khi ông được trao giải Nobel Hòa Bình. Sự tự kiểm duyệt được hỗ trợ bởi một bộ máy Orwellian mà có thể theo dõi các cuộc đối thoại và những sự liên lạc thông tin, đóng cửa các Web site và các tờ báo, và thậm chí ngăn chặn một cách có chọn lọc sự truy cập đến các chuyện tin tức cá nhân trên Internet. Tất cả việc này đã được phơi bày khi tin tức về những lời buộc tội tham nhũng chống lại con trai của tổng bí thư đảng từ 2002, Hồ Cẩm Đào, đã nổ ra trong năm 2009. Bộ máy của đảng đã ngay lập tức nhảy vào cuộc và đã không chỉ có khả năng ngăn chặn báo chí Trung Quốc đưa tin về vụ này mà cũng đã tìm được cách chặn một cách có chọn lọc các câu chuyện về vụ này trên các Web site của New York Times  Financial Times.
Bởi vì sự kiểm soát của đảng lên các thể chế kinh tế, mức độ của sự phá hủy sáng tạo bị cắt bớt nghiêm trọng, và nó vẫn như thế cho đến khi có sự cải cách triệt để về các thể chế chính trị. Hệt như ở Liên Xô, kinh nghiệm Trung Quốc về tăng trưởng dưới các thể chế chính trị khai thác được tạo thuận lợi rất nhiều bởi vì còn rất nhiều sự đuổi kịp để làm. Thu nhập đầu người ở Trung Quốc vẫn là một phần nhỏ của thu nhập đầu người ở Hoa Kỳ và Tây Âu. Tất nhiên, tăng trưởng của Trung Quốc được đa dạng hóa hơn đáng kể so với tăng trưởng Soviet; nó không chỉ dựa vào vũ khí hay công nghiệp nặng, và các doanh nhân Trung Quốc cho thấy rất nhiều tài khéo léo. Dẫu sao, sự tăng trưởng này sẽ hết hơi trừ phi các thể chế chính trị khai thác mở đường cho các thể chế bao gồm. Chừng nào các thể chế chính trị còn là khai thác, sự tăng trưởng sẽ bị hạn chế một cách cố hữu, như đã được thấy trong tất cả các trường hợp tương tự.
Kinh nghiệm Trung Quốc có nêu ra vài câu hỏi lý thú về tương lai của sự tăng trưởng Trung Quốc và, quan trọng hơn, tính đáng mong mỏi và khả năng đứng vững của sự tăng trưởng độc đoán. Sự tăng trưởng như vậy đã trở thành một lựa chọn khả dĩ được ưa chuộng đối với “đồng thuận Washington,” mà nhấn mạnh tầm quan trọng của thị trường và tự do hóa thương mại và dạng nào đó của cải cách thể chế cho việc kích-khởi động sự tăng trưởng kinh tế trong nhiều phần chậm phát triển của thế giới. Trong khi một phần của sự kêu gọi về tăng trưởng độc đoán đến như một phản ứng đối với đồng thuận Washington, có lẽ sự quyến rũ lớn hơn của nó – chắc chắn cho các nhà cai trị chịu trách nhiệm về các thể chế khai thác – là, nó thả lỏng cho họ tự do hành động trong duy trì và thậm chí tăng cường sự nắm chắc quyền lực của họ và hợp pháp hóa sự khai thác của họ.
Như lý thuyết của chúng ta nêu bật, đặc biệt trong các xã hội mà đã trải qua mức độ nào đó của sự tập trung nhà nước, kiểu tăng trưởng này dưới các thể chế khai thác là có thể và có thể thậm chí là kịch bản có khả năng nhất cho nhiều quốc gia, trải từ Cambodia và Việt Nam đến Burundi, Ethiopia, và Rwanda. Nhưng nó cũng ngụ ý rằng tất cả các thí dụ về tăng trưởng dưới các thể chế chính trị khai thác, sẽ không bền vững.
Trong trường hợp của Trung Quốc, quá trình tăng trưởng dựa vào việc đuổi kịp, nhập khẩu công nghệ nước ngoài, và xuất khẩu các sản phẩm chế tác cấp thấp chắc còn có thể tiếp tục trong một thời gian. Tuy nhiên, tăng trưởng Trung Quốc cũng chắc sẽ đến một hồi kết, đặc biệt một khi Trung Quốc đạt mức sống của một nước có thu nhập trung bình. Kịch bản có khả năng nhất có thể là, Đảng Cộng Sản Trung Quốc và elite kinh tế Trung Quốc ngày càng hùng mạnh xoay xở để duy trì sự nắm rất chặt quyền lực trong vài thập niên tiếp. Trong trường hợp này, lịch sử và lý thuyết của chúng ta gợi ý rằng sự tăng trưởng với sự phá hủy sáng tạo và đổi mới thực sự sẽ không đến, và tốc độ tăng trưởng ngoạn mục ở Trung Quốc sẽ chầm chậm biến mất. Nhưng kết quả này còn xa mới là định trước; nó có thể được tránh nếu Trung Quốc chuyển đổi sang các thể chế chính trị bao gồm trước khi sự tăng trưởng của nó dưới các thể chế chính trị khai thác đạt giới hạn của nó. Tuy nhiên, như chúng ta sẽ thấy tiếp theo, có ít lý do để kỳ vọng rằng một sự chuyển đổi ở Trung Quốc hướng tới các thể chế chính trị bao gồm là chắc có khả năng hay nó sẽ xảy ra một cách tự động và không đau đớn.
Ngay cả một số tiếng nói bên trong Đảng Cộng Sản Trung Quốc đang nhận ra các mối nguy hiểm trên con đường phía trước và đã tung ra ý tưởng rằng cải cách chính trị – tức là, một sự chuyển đổi hướng tới các thể chế chính trị bao gồm hơn, để dùng thuật ngữ của chúng ta – là cần thiết. Thủ tướng mạnh mẽ Ôn Gia Bảo mới đây đã cảnh báo về mối nguy hiểm rằng sự tăng trưởng kinh tế sẽ bị cản trở trừ phi cải cách chính trị được tiến hành. Chúng tôi nghĩ phân tích của ông Ôn là tiên tri, cho dù một số người nghi ngờ tính chân thật của ông. Nhưng nhiều người ở phương Tây không đồng ý với những tuyên bố của ông Ôn. Đối với họ, Trung Quốc khám phá ra một con đường khả dĩ khác đến tăng trưởng kinh tế bền vững, một sự tăng trưởng dưới chủ nghĩa độc đoán hơn là dưới các thể chế kinh tế và chính trị bao gồm. Nhưng họ sai. Chúng ta đã vừa thấy rồi những gốc rễ quan trọng nổi bật của thành công Trung Quốc: một sự thay đổi triệt để về các thể chế kinh tế khỏi các thể chế kinh tế cộng sản cứng nhắc và hướng tới các thể chế tạo ra các khuyến khích cho việc tăng năng suất và thương mại. Nhìn từ viễn cảnh này, chẳng có gì khác cơ bản về kinh nghiệm của Trung Quốc so với kinh nghiệm của các nước đã tìm được cách để đi những bước khỏi các thể chế kinh tế khai thác và hướng tới các thể chế kinh tế bao gồm, ngay cả khi việc này xảy ra dưới các thể chế chính trị khai thác, như trong trường hợp Trung Quốc. Trung Quốc như vậy đã đạt sự tăng trưởng kinh tế không phải nhờ các thể chế chính trị khai thác của nó, mà bất chấp chúng: kinh nghiệm tăng trưởng thành công của nó trong ba thập niên qua là do một sự thay đổi triệt để khỏi các thể chế kinh tế khai thác và hướng tới các thể chế kinh tế bao gồm hơn một cách đáng kể, mà bị làm cho khó hơn, chứ không phải dễ hơn, bởi sự hiện diện của các thể chế chính trị khai thác hết sức độc đoán.
 MỘT KIỂU KHÁC của sự tán thành tăng trưởng độc đoán nhận ra bản chất không hấp dẫn của nó nhưng lại cho rằng chủ nghĩa độc đoán chỉ là một giai đoạn thoáng qua. Ý tưởng này quay lại ý tưởng của các lý thuyết kinh điển của xã hội học chính trị, lý thuyết hiện đại hóa, được Seymour Martin Lipset trình bày. Lý thuyết hiện đại hóa cho rằng tất cả các xã hội, khi chúng tăng trưởng, đều hướng tới sự tồn tại hiện đại hơn, phát triển hơn và văn minh hơn, và đặc biệt hướng tới dân chủ. Nhiều người theo lý thuyết hiện đại hóa cũng cho rằng, giống dân chủ, các thể chế bao gồm sẽ nổi lên như một sản phẩm phụ của quá trình tăng trưởng. Hơn nữa, cho dù dân chủ và các thể chế chính trị bao gồm là không như nhau, các cuộc bầu cử đều đặn và sự cạnh tranh chính trị không bị gây trở ngại một cách tương đối, chắc là có khả năng sinh ra sự phát triển của các thể chế chính trị bao gồm. Các phiên bản khác nhau của lý thuyết hiện đại hóa cũng cho rằng một lực lượng lao động được đào tạo sẽ dẫn một cách tự nhiên đến dân chủ và các thể chế tốt hơn. Trong một phiên bản hơi hậu hiện đại của lý thuyết hiện đại hóa, nhà bình luận của tờ New York Times Thomas Friedman còn đi xa tới mức để gợi ý rằng một khi một nước đã có đủ số quán ăn McDonald, thì dân chủ và các thể chế nhất định đi theo sau. Tất cả điều này vẽ lên một bức tranh lạc quan. Trong sáu mươi năm qua, hầu hết các nước, thậm chí nhiều trong các nước đó với các thể chế khai thác, đã trải qua sự tăng trưởng nào đó, và hầu hết đã chứng kiến sự tăng lên đáng kể về sự đạt được giáo dục của lực lượng lao động của họ. Vì thế, khi thu nhập và trình độ giáo dục của họ tiếp tục tăng, bằng cách này hay cách khác, tất cả các thứ tốt khác, như dân chủ, nhân quyền, các quyền tự do dân sự, và các quyền tài sản an toàn, phải theo sau.
Lý thuyết hiện đại hóa có số người theo rộng lớn cả bên trong và bên ngoài giới hàn lâm. Thái độ của Hoa Kỳ gần đây với Trung Quốc, chẳng hạn, đã được định hình bởi lý thuyết này. George H. W. Bush đã tóm tắt chính sách Hoa Kỳ hướng tới dân chủ ở Trung Quốc như “Buôn bán tự do với Trung Quốc và thời gian ở bên phía chúng ta.” Ý tưởng đã là, khi Trung Quốc buôn bán tự do với phương Tây, nó sẽ tăng trưởng, và sự tăng trưởng đó sẽ mang lại dân chủ và các thể chế tốt hơn ở Trung Quốc, như lý thuyết hiện đại hóa đã tiên đoán. Thế mà sự tăng nhanh về thương mại Hoa Kỳ-Trung Quốc từ giữa các năm 1980 đã làm ít cho dân chủ ở Trung Quốc, và thậm chí sự hội nhập mật thiết hơn mà chắc sẽ tiếp theo trong thập niên tới sẽ cũng làm ít ngang thế.
Thái độ của nhiều người về tương lai của xã hội và nền dân chủ Iraq sau hậu quả của sự xâm chiếm do Hoa Kỳ lãnh đạo đã lạc quan một cách tương tự bởi vì lý thuyết hiện đại hóa. Bất chấp thành tích kinh tế tai hại của nó dưới chế độ Saddam Hussein, trong năm 2002 Iraq đã không nghèo như nhiều quốc gia châu Phi hạ-Sahara, và nó đã có dân cư được giáo dục tốt một cách tương đối, vì thế đã tin rằng là chín muồi cho sự phát triển dân chủ và các quyền tự do dân sự, và thậm chí cho cái mà chúng ta mô tả như chủ nghĩa đa nguyên. Những hy vọng đó nhanh chóng bị tan vỡ khi sự hỗn loạn và nội chiến đổ xuống xã hội Iraq.
Lý thuyết hiện đại hóa cả là sai và và vô ích cho tư duy về làm thế nào để đương đầu với các vấn đề lớn của các thể chế khai thác trong các quốc gia thất bại. Mẩu bằng chứng mạnh nhất ủng hộ lý thuyết hiện đại hóa là, các quốc gia giàu là các quốc gia có các chế độ dân chủ, tôn trọng các quyền dân sự và các quyền con người, và có được các thị trường hoạt động và các thể chế kinh tế bao gồm nói chung. Tuy thế lại diễn giải sự liên kết này như sự ủng hộ lý thuyết hiện đại hóa bỏ qua ảnh hưởng lớn của các thể chế kinh tế và chính trị bao gồm lên sự tăng trưởng kinh tế. Như chúng ta đã lập luận suốt cuốn sách này, chính các xã hội với các thể chế bao gồm là các xã hội đã tăng trưởng trong ba trăm năm qua và ngày nay đã trở nên tương đối giàu. Rằng việc này giải thích cho cái chúng ta thấy xung quanh chúng ta được chứng minh một cách rõ ràng nếu chúng ta nhìn vào các sự thực hơi khác đi một chút: trong khi các quốc gia mà đã xây dựng các thể chế kinh tế và chính trị bao gồm trong nhiều thế kỷ qua đã đạt sự tăng trưởng kinh tế bền vững, các chế độ độc đoán mà đã tăng trưởng nhanh hơn trong sáu mươi năm hay một trăm năm qua, ngược với cái lý thuyết hiện đại hóa của Lipset khẳng định, đã không trở nên dân chủ hơn. Và điều này thực ra là không đáng ngạc nhiên. Tăng trưởng dưới các thể chế khai thác là có thể chính xác bởi vì nó không nhất thiết hay tự động ngụ ý sự chết đi của chính các thể chế này. Thực ra, sự tăng trưởng thường được tạo ra bởi vì những người kiểm soát các thể chế khai thác coi sự tăng trưởng kinh tế không như một mối đe dọa mà như một sự ủng hộ chế độ của họ, như Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã làm từ các năm 1980. Cũng không ngạc nhiên rằng sự tăng trưởng được tạo ra bởi sự tăng lên về giá trị của các tài nguyên thiên nhiên của một quốc gia, như ở Gabon, Nga, Saudi Arabia, và Venezuela, là không chắc dẫn tới một sự biến đổi cơ bản của các chế độ độc đoán này hướng tới các thể chế bao gồm.
Hồ sơ lịch sử thậm chí còn ít rộng lượng hơn với lý thuyết hiện đại hóa. Nhiều quốc gia tương đối thịnh vượng đã chịu thua và đã ủng hộ các chế độ độc tài đàn áp và các thể chế khai thác. Cả Đức và nhật Bản đã là giữa các quốc gia giàu nhất và được công nghiệp hóa nhất trên thế giới trong nửa đầu thế kỷ hai mươi, và đã có các công dân được giáo dục tốt một cách tương đối. Điều này đã không cản sự nổi lên của Đảng Xã hội Chủ nghĩa Dân tộc (Quốc xã) ở Đức và một chế độ quân phiệt có ý định bành trướng lãnh thổ qua chiến tranh ở Nhật Bản – làm cho cả các thể chế chính trị lẫn kinh tế quay đột ngột theo hướng các thể chế khai thác. Argentina cũng đã là một trong những nước giàu nhất thế giới trong thế kỷ thứ mười chín, giàu như hoặc thậm chí hơn Anh, bởi vì nó đã là người hưởng lợi của đợt hưng thịnh bột phát tài nguyên khắp thế giới; nó cũng đã có dân cư được giáo dục nhất ở Mỹ Latin. Nhưng dân chủ và chủ nghĩa đa nguyên đã không thành công hơn, và đã có lẽ có thể được cho là ít thành công hơn, ở Argentina so với phần lớn phần còn lại của Mỹ Latin. Một cuộc đảo chính tiếp theo cuộc khác, và như chúng ta đã thấy trong chương 11, thậm chí các nhà lãnh đạo được bầu một cách dân chủ cũng vẫn hành động như các nhà độc tài tham lam. Thậm chí gần đây hơn đã có ít sự tiến bộ hướng đến các thể chế kinh tế bao gồm, và như chúng ta đã thấy ở chương 13, các chính phủ Argentina thế kỷ thứ hai mươi mốt vẫn có thể tước đoạt của cải của các công dân của mình mà không bị trừng phạt.
Tất cả những thứ này làm nổi bật vài ý tưởng quan trọng. Thứ nhất, sự tăng trưởng dưới các thể chế chính trị độc đoán, khai thác ở Trung Quốc, mặc dù chắc vẫn tiếp tục trong một thời gian, sẽ không chuyển thành sự tăng trưởng bền vững, được ủng hộ bởi các thể chế kinh tế thực sự bao gồm và sự phá hủy sáng tạo. Thứ hai, ngược với các khẳng định của lý thuyết hiện đại hóa, chúng ta không nên tính đến sự tăng trưởng độc đoán sẽ dẫn đến dân chủ hay các thể chế chính trị bao gồm. Trung Quốc, Nga, và nhiều chế độ độc đoán khác hiện nay đang trải qua sự tăng trưởng nào đó chắc sẽ đạt các giới hạn của sự tăng trưởng khai thác trước khi chúng biến đổi các thể chế chính trị của chúng theo một hướng bao gồm hơn – và thực ra, có lẽ trước khi có bất cứ mong muốn nào giữa các elite đối với những thay đổi như vậy hay bất cứ sự phản đối mạnh nào buộc họ phải làm vậy. Thứ ba, sự tăng trưởng độc đoán không đáng mong mỏi cũng chẳng có thể đứng vững trong dài hạn, và như thế không nên nhận được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế như một mẫu cho các quốc gia ở Mỹ Latin, châu Á, và châu Phi hạ-Sahara, cho dù nó là con đường mà nhiều quốc gia sẽ chọn chính xác bởi vì nó đôi khi phù hợp với các lợi ích của các elite kinh tế và chính trị chi phối chúng.
17kKHÔNG THỂ SẮP ĐẶT SỰ THỊNH VƯỢNG
Không giống lý thuyết mà chúng ta đã phát triển trong cuốn sách này, giả thuyết ngu dốt (không hiểu biết) đến dễ dàng với một gợi ý về làm thế nào để “giải” vấn đề nghèo khó: nếu sự thiếu hiểu biết đã đưa chúng ta đến đây, thì sự khai sáng và các nhà cai trị và các nhà hoạch định chính sách có hiểu biết có thể đưa chúng ta ra khỏi đây, và chúng ta phải có khả năng để “sắp đặt-engineer” sự thịnh vượng quanh thế giới bằng cung cấp lời khuyên đúng và bằng cách thuyết phục các chính trị gia về hoạt động kinh tế tốt là gì.
 Trong chương 2, khi chúng ta thảo luận về giả thuyết này, chúng ta đã cho thấy kinh nghiệm của thủ tướng Ghana Kofi Busia vào đầu các năm 1970 đã nhấn mạnh như thế nào sự thực rằng cản trở chính đối với việc chấp nhận các chính sách mà sẽ làm giảm các khuyết tật thị trường và khuyến khích tăng trưởng kinh tế không phải là sự ngu dốt của các chính trị gia, mà là các khuyến khích và các ràng buộc mà họ đối mặt từ các thể chế chính trị và kinh tế trong các xã hội của họ. Tuy nhiên, giả thuyết dốt nát vẫn ngự trị tối cao trong các giới hoạch định chính sách phương Tây, mà, hầu như loại trừ mọi thứ khác, chỉ chú tâm vào làm thế nào để sắp đặt sự thịnh vượng.
Các nỗ lực sắp đặt này đến với hai hương vị. Thứ nhất, thường được chủ trương bởi các tổ chức quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế, nhận ra rằng sự phát triển nghèo là do các chính sách và các thể chế kinh tế tồi gây ra, và sau đó đề xuất một danh sách những cải thiện mà các tổ chức quốc tế này thử xui các nước nghèo chấp nhận. (Đồng thuận Washington pha chế một danh mục như vậy.) Những sự cải thiện này tập trung vào các thứ nhạy cảm như ổn định kinh tế vĩ mô và các mục tiêu kinh tế vĩ mô có vẻ hấp dẫn như giảm quy mô của khu vực nhà nước, tỷ giá hối đoái linh hoạt, và tự do hóa tài khoản vốn. Họ cũng tập trung vào các mục tiêu kinh tế vi mô hơn, như tư nhân hóa, cải thiện hiệu quả của việc cung ứng dịch vụ công, và có lẽ cũng gợi ý làm thế nào để cải thiện sự hoạt động của bản thân nhà nước bằng cách nhấn mạnh các biện pháp chống tham nhũng. Mặc dù tự chúng những cải cách này có thể hợp lý, cách tiếp cận của các tổ chức quốc tế ở Washington, London, Paris, và những nơi khác vẫn đắm mình trong một viễn cảnh sai mà không nhận ra vai trò của các thể chế chính trị và các ràng buộc chúng đặt ra cho việc hoạch định chính sách. Các nỗ lực của các tổ chức quốc tế để sắp đặt sự tăng trưởng kinh tế bằng cách bắt nạt các nước nghèo phải chấp nhận các chính sách và các thể chế tốt hơn là không thành công bởi vì chúng không xảy ra trong bối cảnh của một sự giải thích vì sao các chính sách và các thể chế tồi lại ở đó trước tiên, ngoại trừ rằng các lãnh đạo của các nước nghèo là dốt nát. Hệ quả là, các chính sách không được chấp nhận và không được thực hiện, hay chỉ được thực hiện trên danh nghĩa mà thôi.
Thí dụ, nhiều kinh tế gia quanh thế giới làm ra vẻ thực hiện những cải cách như vậy, đáng chú ý nhất ở Mỹ Latin, đã đình trệ suốt các năm 1980 và 1990. Trên thực tế, những cải cách như vậy đã bị áp đặt lên các nước này trong các bối cảnh nơi chính trị tiếp tục như bình thường. Vì thế, ngay cả khi những cải cách được chấp nhận, ý định của chúng đã bị phá vỡ, hay các chính trị gia đã sử dụng những cách khác để làm cùn tác động của chúng. Tất cả những điều này được minh họa bởi “sự thực hiện” của một trong những khuyến nghị chủ chốt của các tổ chức quốc tế nhắm tới việc đạt sự ổn định kinh tế vĩ mô, sự độc lập của ngân hàng trung ương. Khuyến nghị này hoặc được thực hiện trên lý thuyết nhưng không trong thực tiễn hay đã bị làm xói mòn bởi việc sử dụng các công cụ chính sách khác. Đã khá đúng đắn về nguyên lý. Nhiều chính trị gia quanh thế giới đã chi tiêu nhiều hơn mức họ thu thuế và sau đó đã buộc ngân hàng trung ương phải bù khoản chênh lệch bằng in thêm tiền. Lạm phát nảy sinh do đó đã tạo ra sự bất ổn định và sự bất trắc. Lý thuyết đã là, các ngân hàng trung ương độc lập, như Bundesbank ở Đức, sẽ kháng cự lại áp lực chính trị và kiềm chế lạm phát. Tổng thống Zimbabwe Mugabe đã quyết định để lưu ý đến lời khuyên quốc tế; ông đã tuyên bố ngân hàng trung ương Zimbabwe độc lập trong năm 1995. Trước việc này, tỷ lệ lạm phát ở Zimbabwe đã quanh quẩn khoảng 20 phần trăm. Vào năm 2002 nó đã lên 140 phần trăm; vào 2003, gần 600 phần trăm; vào năm 2007, 66.000 phần trăm; và vào năm 2008, 230 triệu phần trăm! Tất nhiên, trong một nước nơi tổng thống trúng xổ số (trang 368-373), thì không làm ai ngạc nhiên rằng việc thông qua một luật biến ngân hàng trung ương thành độc lập chẳng có ý nghĩa gì. Thống đốc ngân hàng trung ương Zimbabwe có lẽ đã biết người tương nhiệm của ông ở Sierra Leone đã “rơi” từ tầng trên cùng của tòa nhà ngân hàng trung ương khi ông không đồng ý với Siaka Stevens (trang 344). Độc lập hay không, tuân theo các đòi hỏi của tổng thống đã là lựa chọn khôn ngoan cho sức khỏe cá nhân của ông, cho dù không tốt cho sức khỏe của nền kinh tế. Không phải tất cả các nước đều giống Zimbabwe. Tại Argentina và Colombia, các ngân hàng trung ương cũng đã được biến thành độc lập trong các năm 1990, và chúng thực sự đã làm công việc của mình để làm giảm lạm phát. Nhưng vì chẳng ở nước nào đã có sự thay đổi chính trị, các elite chính trị đã có thể sử dụng những cách khác để mua phiếu bầu, duy trì các lợi ích của họ, và thưởng cho bản thân họ và những người theo họ. Vì họ đã không thể làm việc này bằng in tiền nữa, họ đã phải dùng một cách khác. Trong cả hai nước việc đưa các ngân hàng trung ương thành độc lập đã trùng với một sự mở rộng to lớn của chi tiêu chính phủ, được tài trợ chủ yếu bằng tiền vay.
Cách tiếp cận thứ hai đến sắp đặt sự thịnh vượng đang là cách được ưa chuộng nhiều ngày nay. Nó nhận ra rằng không có cách sửa chữa dễ dàng để chuyển một quốc gia từ nghèo sang thịnh vượng trong một sớm một chiều hay thậm chí trong tiến trình của vài thập kỷ. Thay vào đó, nó khẳng định, có nhiều “khuyết tật thị trường vi mô” mà có thể được uốn nắn với lời khuyên đúng, và sự thịnh vượng sẽ nảy sinh nếu các nhà hoạch định chính sách tận dụng lợi thế của các cơ hội này – mà, lần nữa, lại có thể đạt được với sự giúp đỡ và tầm nhìn của các nhà kinh tế học và những người khác. Các khuyết tật nhỏ của thị trường là khắp mọi nơi trong các nước nghèo, cách tiếp cận này khẳng định – chẳng hạn, trong các hệ thống giáo dục, trong cung ứng chăm sóc sức khỏe của họ, và cách mà các thị trường của họ được tổ chức. Điều này không nghi ngờ gì là đúng. Nhưng vấn đề là, những khuyết tật thị trường nhỏ này có thể chỉ là cái chóp của tảng băng, là triệu chứng của các vấn đề nằm sâu hơn trong một xã hội hoạt động dưới các thể chế khai thác. Hệt như không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên rằng các nước nghèo đã có các chính sách kinh tế vĩ mô tồi, không là một sự trùng hợp ngẫu nhiên rằng các hệ thống giáo dục của họ không hoạt động tốt. Những khuyết tật thị trường này có thể không phải chỉ do sự dốt nát. Các nhà hoạch định chính sách và các quan chức quan liêu, những người được cho là hoạt động theo lời khuyên có ý định tốt, có thể phần nhiều chính là một phần của vấn đề, và nhiều cố gắng để chỉnh sửa những sự thiếu hiệu quả này có thể lại gây ra kết quả không mong đợi chính xác bởi vì những người chịu trách nhiệm không vật lộn trước hết với những nguyên nhân thể chế của sự nghèo khó.
Các vấn đề này được minh họa bởi sự can thiệp được sắp đặt bởi tổ chức phi chính phủ (NGO) Seva Mandir để cải thiện việc cung ứng chăm sóc sức khỏe tại bang Rajasthan ở Ấn Độ. Câu chuyện về cung ứng chăm sóc sức khỏe ở Ấn Độ là câu chuyện về sự kém hiệu quả và thất bại đã ăn sâu. Chăm sóc sức khỏe do chính phủ cung cấp, ít nhất trên lý thuyết, là sẵn có rộng rãi và rẻ, và nhân viên nói chung đủ tiêu chuẩn. Nhưng ngay cả những người Ấn Độ nghèo nhất cũng không sử dụng các phương tiện chăm sóc sức khỏe của chính phủ, thay vào đó chọn các nhà cung cấp tư nhân đắt hơn rất nhiều, không được điều tiết, và đôi khi thậm chí không đủ khả năng. Việc này không phải bởi vì loại nào đó của tính phi lý: người dân không có khả năng nhận được bất cứ sự chăm sóc nào từ các cơ sở của chính phủ, mà bị cản trở bởi sự vắng mặt. Nếu một người Ấn Độ đến cơ sở do chính phủ điều hành, không chỉ không có ý tá nào ở đó, mà có lẽ anh ta không có khả năng vào trong tòa nhà, bởi vì các cơ sở chăm sóc sức khỏe đóng cửa hầu hết thời gian.
Năm 2006 Seva Mandir, cùng với một nhóm các kinh tế gia, đã thiết kế một sơ đồ để động viên các ý tá đến làm việc ở quận Udaipur của Rajasthan. Ý tưởng đã đơn giản: Seva Mandir đưa vào các đồng hồ bấm giờ mà sẽ bấm ngày và giờ khi các y tá ở trong cơ sở. Các y tá được cho là phải bấm thẻ thời gian ba lần một ngày, để bảo đảm rằng họ đến đúng giờ, ở quanh đó, và ra về đúng giờ. Nếu một sơ đồ như vậy hoạt động, và làm tăng chất lượng và số lượng cung ứng chăm sóc sức khỏe, thì sẽ là một minh họa mạnh mẽ cho lý thuyết rằng có những lời giải dễ cho các vấn đề then chốt trong sự phát triển.
Khi điều đó xảy ra, sự can thiệp đã tiết lộ cái gì đó rất khác. Không lâu sau khi chương trình được thực hiện, đã có sự tăng đột ngột về sự có mặt của các y tá. Nhưng tình hình này đã rất ngắn ngủi. Trong hơn một năm một chút, cơ quan quản lý ý tế địa phương của quận đã chủ tâm làm xói mòn sơ đồ khuyến khích do Seva Mandir đưa vào. Sự vắng mặt đã quay trở lại mức bình thường của nó, thế nhưng đã có một sự tăng đột ngột về “những ngày được miễn,” mà đã có nghĩa rằng các y tá đã thực sự không ở quanh đó – nhưng việc này đã thừa nhận bởi cơ quan quản lý y tế địa phương. Đã cũng có sự tăng đột ngột về “các vấn đề máy móc,” vì các đồng hồ bấm giờ bị hỏng hóc. Nhưng Seva Mandir đã không có khả năng thay thế chúng bởi vì bộ trưởng y tế địa phương đã không hợp tác.
Buộc các y tá bấm đồng hồ thời gian ba lần một ngày có vẻ không giống một ý tưởng đổi mới. Quả thực, nó là một sự thực hành được sử dụng khắp ngành công nghiệp, ngay cả công nghiệp Ấn Độ, và nó hẳn đã phải xuất hiện cho các nhà quản lý y tế như một giải pháp tiềm năng cho các vấn đề của họ. Có vẻ không chắc, khi đó, rằng sự không biết về một sơ đồ đơn giản như vậy là cái trước hết đã ngăn chặn việc sử dụng nó. Cái xảy ra trong chương trình đã đơn giản xác nhận điều này. Các nhà quản lý y tế đã phá hoại chương trình bởi vì họ đã móc ngoặc với các y tá và đồng lõa trong các vấn đề vắng mặt mà trở thành căn bệnh địa phương. Họ đã không muốn một sơ đồ khuyến khích buộc các y tá đến, hay giảm lương của họ nếu họ không đến.
Cái mà tình tiết này minh họa là một phiên bản vi mô của sự khó khăn để thực hiện những sự thay đổi có ý nghĩa khi trước hết các thể chế là nguyên nhân của các vấn đề. Trong trường hợp này, đã không phải là các chính trị gia tham nhũng hay các doanh nghiệp hùng mạnh làm xói mòn cải cách thể chế, mà đúng hơn, cơ quan quản lý y tế địa phương và các y tá đã có khả năng phá hoại sơ đồ khuyến khích của Seva Mandir và các nhà kinh tế học phát triển. Việc này gợi ý rằng nhiều khuyết tật thị trường vi mô mà có vẻ dễ sửa có thể là hão huyền: cấu trúc thể chế mà tạo ra các khuyết tật thị trường sẽ cũng ngăn cản việc thực hiện những can thiệp để cải thiện các khuyến khích ở mức vi mô. Cố gắng để sắp đặt sự thịnh vượng mà không đối mặt với nguyên nhân gốc rễ của các vấn đề – các thể chế khai thác và nền chính trị giữ chúng trong vị trí – là không chắc có kết quả.
 SỰ THẤT BẠI CỦA VIỆN TRỢ NƯỚC NGOÀI
Tiếp sau các cuộc tấn công của Al Qaeda ngày 11 tháng Chín, 2001, các lực lượng do Hoa Kỳ lãnh đạo đã nhanh chóng lật đổ chế độ áp bức Taliban ở Afghanistan, mà đã che dấu và từ chối giao nộp các thành viên chủ chốt của Al Qaeda. Hiệp định Bonn tháng Mười Hai 2001 giữa các lãnh đạo của mujahideen Afghan trước đây những người đã hợp tác với các lực lượng Hoa Kỳ và các thành viên chủ chốt của cộng đồng Afghan hải ngoại, kể cả Hamid Karzai, đã tạo ra một kế hoạch cho việc thiết lập một chế độ dân chủ. Bước đầu tiên đã là đại hội đồng toàn quốc, Loya Jirga, mà đã bầu Karzai để lãnh đạo chính phủ lâm thời. Tình hình đã trở nên tốt hơn cho Afghanistan. Đa số nhân dân Afghan đã mong đợi để Taliban lại đằng sau. Cộng đồng quốc tế đã nghĩ rằng tất cả cái Afghanistan cần bây giờ là một sự bơm mạnh viện trợ nước ngoài vào. Các đại diện từ Liên Hiệp Quốc và nhiều NGO hàng đầu chẳng mấy chốc đã xuống thủ đô Kabul.
Cái xảy ra sau đó đã không phải là một sự ngạc nhiên, đặc biệt căn cứ vào sự thất bại của viện trợ nước ngoài cho các nước nghèo và các nhà nước thất bại trong năm thập kỷ qua. Ngạc nhiên hay không, lễ nghi thường lệ đã được lặp lại. Rất nhiều nhà viện trợ và tùy tùng của họ đã đến thành phố với các máy bay phản lực riêng của họ, các NGO thuộc đủ loại đổ vào để theo đuổi các chương trình nghị sự riêng của họ, và các cuộc nói chuyện cấp cao giữa các chính phủ và các đoàn đại biểu từ cộng đồng quốc tế. Hàng tỷ dollar bây giờ đổ vào Afghanistan. Nhưng ít trong số đó đã được dùng để xây dựng hạ tầng cơ sở, các trường học, hay các dịch vụ công khác thiết yếu cho sự phát triển của các thể chế bao gồm hay thậm chí cho việc tái lập luật pháp và trật tự. Trong khi phần lớn hạ tầng cơ sở vẫn rách rưới, khoản tiền đầu tiên đã được sử dụng để đưa vào vận hành một tuyến hàng không hoạt động con thoi quanh các quan chức Liên Hiệp Quốc và quốc tế khác. Việc tiếp theo họ đã cần đến là các lái xe và các phiên dịch. Cho nên họ đã thuê số quan chức ít ỏi nói được tiếng Anh và các giáo viên còn lại ở các trường học Afghan để làm lái xe và đi kèm họ đó đây, trả cho họ nhiều lần lương Afghan hiện hành. Vì số các quan chức có kỹ năng là ít và lại bị chuyển sang công việc phục vụ cộng đồng viện trợ nước ngoài, các luồng viện trợ, thay cho xây dựng cơ sở hạ tầng ở Afghanistan, lại đã bắt đầu làm xói mòn nhà nước Afghan mà họ được cho là để dựa vào và để củng cố.
Những người dân làng trong một huyện xa trong thung lũng trung tâm của Afghanistan đã nghe một công bố trên radio về một chương trình mới nhiều triệu dollar để phục hồi lại nhà cửa cho vùng của họ. Sau một thời gian dài, một ít xà gỗ, được chở bởi cartel vận tải của Ismail Khan, viên cựu tư lệnh nổi tiếng và thành viên của chính phủ Afghan, đã được giao. Nhưng chúng đã quá lớn để sử dụng vào bất cứ việc gì trong huyện, và các dân làng đưa chúng vào việc sử dụng khả dĩ duy nhất: làm củi. Thế thì cái gì đã xảy ra với hàng triệu dollar được hứa cho các dân làng? Trong số tiền được hứa, 20 phần trăm của nó được lấy ra như các chi phí của văn phòng trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva. Phần còn lại được thầu lại cho một NGO, mà lấy 20 phần trăm nữa cho các chi phí văn phòng trụ sở chính của nó ở Brussels, và vân vân, cho ba lớp nữa, với mỗi bên lấy khoảng 20 phần trăm nữa của phần còn lại. Số tiền ít ỏi đến được Afghanistan đã được dùng để mua gỗ từ miền tây Iran, và phần lớn của nó được trả cho cartel vận tải của Ismail Khan để bù cho giá vận tải đã được thổi phồng lên. Đã phải có một chút phép mầu rằng các xà gỗ quá khổ đó thậm chí đã đến được làng.
Cái đã xảy ra ở thung lũng trung tâm của Afghanistan không phải là một sự cố cô lập. Nhiều nghiên cứu ước lượng rằng chỉ khoảng 10 hoặc nhiều nhất 20 phần trăm của viện trợ từng đến được mục tiêu của nó. Có hàng tá cuộc điều tra gian lận đang diễn ra về các lời tố giác các quan chức Liên Hiệp Quốc và địa phương chuyển lấy tiền viện trợ. Nhưng phần lớn sự lãng phí nảy sinh từ viện trợ nước ngoài không là gian lận, mà chỉ là sự bất tài hay thậm chí tồi hơn: công việc đơn thuần như bình thường đối với các tổ chức viện trợ.
Kinh nghiệm Afghan với viện trợ đã thực ra có lẽ được cho là một thành công so với những nơi khác. Suốt năm thập kỷ qua, hàng trăm tỷ dollar đã được trả cho các chính phủ xung quanh thế giới như viện trợ “phát triển”. Phần lớn của số đó đã bị lãng phí về chi phí chung và tham nhũng, hệt như ở Afghanistan. Tồi hơn, rất nhiều trong số đó đã thuộc về những kẻ độc tài như Mobutu, người phụ thuộc vào viện trợ nước ngoài từ những người đỡ đầu ông ta ở phương Tây cả để mua sự ủng hộ từ các khách hàng của ông ta để đỡ chế độ của ông ta và làm giàu cho chính ông ta. Bức tranh ở phần lớn phần còn lại của châu Phi hạ-Sahara đã là tương tự. Viện trợ nhân đạo được cấp cho sự cứu tế tạm thời trong các thời kỳ khủng hoảng, chẳng hạn, gần đây nhất ở Haiti và Pakistan, đã chắc chắn hữu ích hơn, cho dù sự phân phát của nó cũng đã bị làm hại trong các vấn đề tương tự.
Bất chấp thành tích không tâng bốc này của viện trợ “phát triển,”, viện trợ nước ngoài là một trong những chính sách phổ biến nhất mà các chính phủ phương Tây, các tổ chức quốc tế như Liên Hiệp Quốc, và các NGO thuộc các hạng khác nhau khuyến nghị như một cách để chiến đấu với nghèo khó quanh thế giới. Và tất nhiên, chu trình thất bại của viện trợ nước ngoài tự lặp lại mình hết lần này đến lần khác. Ý tưởng rằng các nước phương Tây giàu phải cung cấp lượng lớn “viện trợ phát triển” nhằm giải quyết vấn đề nghèo ở châu Phi hạ-Sahara, vùng Caribe, Trung Mỹ, và Nam Á dựa trên một sự hiểu sai về cái gì gây ra nghèo khó. Các nước như Afghanistan là nghèo bởi vì các thể chế khai thác của họ – mà dẫn đến sự thiếu các quyền tài sản, thiếu luật pháp và trật tự, hay thiếu các hệ thống pháp lý hoạt động tốt và sự thống trị ngạt thở của các elite quốc gia và, thường xuyên hơn, của elite địa phương lên đời sống chính trị và kinh tế. Cùng các vấn đề thể chế có nghĩa rằng viện trợ nước ngoài sẽ không hiệu quả, vì nó sẽ bị tước đoạt và không chắc được giao đến nơi mà nó được cho là phải đến. Trong kịch bản xấu nhất, nó sẽ làm chỗ dựa cho các chế độ mà ở chính gốc rễ của các vấn đề của các xã hội này. Nếu sự tăng trưởng kinh tế bền vững phụ thuộc vào các thể chế bao gồm, cấp viện trợ cho các chế độ chủ trì các thể chế khai thác không thể là giải pháp. Việc này không để phủ định rằng, thậm chí vượt quá viện trợ nhân đạo, lợi ích đáng kể đến từ các chương trình viện trợ đặc thù mà xây dựng các trường học tại các vùng nơi đã không có trước đó và trả lương cho các giáo viên những người khác đi không được trả. Trong khi phần lớn của cộng đồng viện trợ mà đã đổ vào Kabul đã làm được ít để cải thiện đời sống của những người Afghan bình thường, đã cũng có thành công đáng kể trong xây dựng các trường học, đặc biệt cho con gái, những người đã hoàn toàn bị loại trừ khỏi giáo dục dưới thời Taliban và thậm chí trước nữa.
Một giải pháp – mà gần đây trở nên phổ biến hơn, một phần dựa vào sự nhận ra rằng các thể chế có liên quan gì đó đến sự thịnh vượng và ngay cả đến việc phân phát viện trợ – là để biến viện trợ thành “có điều kiện.” Theo quan điểm này, viện trợ nước ngoài được tiếp tục phải phụ thuộc vào các chính phủ nhận viện trợ thỏa mãn các điều kiện nào đấy – chẳng hạn, tự do hóa các thị trường hay tiến theo hướng dân chủ. Chính quyền George W. Bush đã tiến hành bước lớn nhất theo hướng loại này của viện trợ có điều kiện bằng bắt đầu các Tài Khoản Thách Thức Thiên Niên Kỷ, mà làm cho việc rót tiền viện trợ tương lai phụ thuộc vào những cải thiện chất lượng trong nhiều chiều kích của sự phát triển kinh tế và chính trị. Nhưng tính hiệu quả của viện trợ có điều kiện tỏ ra không tốt hơn loại không có điều kiện. Các nước không thỏa mãn các điều kiện này một cách điển hình vẫn nhận được nhiều viện trợ như các nước thỏa mãn. Có một lý do đơn giản: họ có nhu cầu lớn hơn đối với viện trợ thuộc loại hoặc phát triển hay nhân đạo. Và hoàn toàn có thể tiên đoán được, viện trợ có điều kiện có vẻ có ít ảnh hưởng lên các thể chế của một quốc gia. Rốt cuộc, sẽ hoàn toàn ngạc nhiên đối với ai đó như Siaka Stevens ở Sierra Leone hay Mobutu ở Congo đột nhiên bắt đầu dỡ bỏ các thể chế khai thác mà ông ta đã phụ thuộc vào chỉ vì một chút viện trợ nước ngoài nhiều hơn. Ngay cả ở châu Phi hạ-Sahara, nơi viện trợ nước ngoài là một phần đáng kể của ngân sách toàn bộ của nhiều chính phủ, và thậm chí sau các Tài Khoản Thách Thức Thiên Niên Kỷ, mà đã làm tăng phạm vi của tính có điều kiện, số lượng thêm viện trợ nước ngoài mà một nhà độc tài có thể nhận được bằng cách làm xói mòn quyền lực riêng của ông ta là cả nhỏ lẫn không bõ công để mạo hiểm hoặc sự thống trị được tiếp tục của ông ta đối với đất nước hay đối với cuộc sống của ông ta.
Nhưng tất cả điều này không ngụ ý rằng nên dừng viện trợ nước ngoài, trừ loại nhân đạo. Chấm dứt viện trợ nước ngoài là không thực tế và sẽ chắc dẫn đến thêm sự đau khổ con người. Nó không thực tiễn bởi vì các công dân của nhiều quốc gia phương Tây cảm thấy tội lỗi và lo lắng về những thảm họa kinh tế và con người quanh thế giới, và viện trợ nước ngoài làm cho họ tin rằng cái gì đó được làm để chiến đấu với các vấn đề. Cho dù cái gì đó này không rất hiệu quả, mong muốn của họ để làm việc đó sẽ tiếp tục, và như thế viện trợ nước ngoài sẽ tiếp tục. Các tổ chức quốc tế hết sức phức tạp và các NGO sẽ cũng không ngừng đòi hỏi và huy động các nguồn lực để bảo đảm sự tiếp tục của hiện trạng. Hơn nữa, sẽ là nhẫn tâm đi cắt viện trợ cho các quốc gia cần đến nhất. Đúng, phần lớn nó bị lãng phí. Nhưng nếu từ mỗi dollar cho viện trợ, mười cent được đưa cho người nghèo nhất trên thế giới, đó là mười cent nhiều hơn số họ đã có trước đó để xóa sự nghèo khốn nạn nhất, và nó vẫn có thể tốt hơn không có gì.
Có hai bài học quan trọng ở đây. Thứ nhất, viện trợ nước ngoài không phải là một phương tiện rất hiệu quả để giải quyết sự thất bại của các quốc gia quanh thế giới. Còn xa mới thế. Các nước cần các thể chế kinh tế và chính trị bao gồm để phá vỡ vòng nghèo khó. Viện trợ nước ngoài một cách điển hình có thể làm ít trong khía cạnh này, và chắc chắn không với cách mà nó hiện đang được tổ chức. Nhận ra gốc rễ của sự bất bình đẳng thế giới và của sự nghèo khó là quan trọng chính xác sao cho chúng ta đừng đặt những hy vọng của mình vào các triển vọng giả. Vì các gốc rễ ấy nằm trong các thể chế, viện trợ nước ngoài, bên trong khung khổ của các thể chế cho trước trong các quốc gia nhận viện trợ, sẽ làm ít để kích thích mạnh mẽ sự tăng trưởng bền vững. Thứ hai, vì sự phát triển các thể chế kinh tế và chính trị bao gồm là chìa khóa, việc sử dụng các luồng viện trợ nước ngoài hiện tồn chí ít một phần để tạo thuận lợi cho sự phát triển như vậy sẽ là hữu ích. Như chúng ta đã thấy, tính có điều kiện không phải là câu trả lời ở đây, vì nó đòi hỏi các nhà cai trị hiện hành đưa ra những sự nhượng bộ. Thay vào đó, có lẽ cấu trúc viện trợ nước ngoài sao cho việc sử dụng và quản lý của nó đưa các nhóm và các nhà lãnh đạo mặt khác bị loại trừ khỏi quyền lực vào quá trình ra quyết định và trao quyền cho một mảng rộng của dân cư có thể là một triển vọng tốt hơn.
SỰ TRAO QUYỀN
Ngày 12 tháng Năm, 1978, đã có vẻ cứ như là một ngày bình thường tại nhà máy xe tải Scânia trong thành phố São Bernardo tại bang São Paulo của Brazil. Nhưng các công nhân đã bồn chồn. Các cuộc đình công đã bị cấm ở Brazil từ 1964, khi quân đội lật đổ chính phủ dân chủ của Tổng thống João Goulart.
 Nhưng tin tức đã vừa được đưa ra rằng chính phủ đã sang sửa các số liệu lạm phát quốc gia sao cho sự gia tăng về chi phí sống được đánh giá thấp đi. Khi ca làm việc 7:00 giờ sáng bắt đầu, các công nhân bỏ công cụ của họ xuống. Vào 8:00 giờ sáng, Gilson Menezes, một nhà tổ chức nghiệp đoàn làm việc ở nhà máy, đã gọi nghiệp đoàn. Chủ tịch của Tổ chức Công nhân Kim khí São Bernardo (São Bernardo Metalworkers) đã là một nhà hoạt động ba mươi ba tuổi có tên là Luiz Inácio Lula da Silva (“Lula”). Vào buổi trưa Lula đã có mặt tại nhà máy. Khi công ty yêu cầu ông thuyết phục các nhân viên quay lại làm việc, ông đã từ chối.
Cuộc bãi công Scânia đã là cuộc đầu tiên trong một làn sóng bãi công quét ngang Brazil. Trên bề mặt của nó đấy đã là về lương, nhưng như Lula muộn hơn đã lưu ý,
Tôi nghĩ chúng ta không thể tách các nhân tố kinh tế và chính trị… Cuộc … đấu tranh đã là về lương, nhưng trong đấu tranh vì lương, giai cấp lao động đã có một chiến thắng chính trị.
Sự phục hồi của phong trào lao động Brazil đã chỉ là một phần của phản ứng xã hội rộng hơn nhiều đối với một thập kỷ rưỡi của sự cai trị quân sự. Nhà trí thức cánh tả Fernando Henrique Cardoso, giống Lula đã được định trước để trở thành tổng thống của Brazil sau khi tái lập nền dân chủ, đã chỉ rõ trong năm 1973 rằng nền dân chủ sẽ được tạo ra ở Brazil bởi nhiều nhóm xã hội mà tập hợp lại chống lại chế độ quân sự. Ông đã nói rằng cái cần đã là một “sự phục hồi hoạt động của xã hội dân sự … các hội chuyên nghiệp, các nghiệp đoàn, các giáo phái, các tổ chức sinh viên, các nhóm nghiên cứu và các nhóm tranh luận, các phong trào xã hội” – nói cách khác, một liên minh rộng với mục tiêu tái tạo nền dân chủ và thay đổi xã hội Brazil.
Nhà máy Scânia đã báo trước sự hình thành của liên minh này. Vào cuối 1978, Lula đã thả nổi ý tưởng tạo ra một đảng chính trị mới, Đảng của những người Lao động (Đảng Lao động). Đấy, tuy nhiên, là đảng không chỉ của các nghiệp đoàn viên. Lula đã khăng khăng rằng nó phải là một đảng của tất cả những người làm công ăn lương và người nghèo nói chung. Ở đây các nỗ lực của các nhà lãnh đạo nghiệp đoàn để tổ chức một cương lĩnh chính trị đã bắt đầu thống nhất với nhiều phong trào xã hội đang nổi lên. Vào ngày 18 tháng Tám, 1979, một cuộc họp đã được tổ chức tại São Paulo để thảo luận về sự hình thành của Đảng Lao động, mà đã tập hợp lại các cựu chính trị gia đối lập, các lãnh đạo nghiệp đoàn, các sinh viên, các trí thức, và những người đại diện cho một trăm phong trào xã hội khác nhau mà đã bắt đầu để tổ chức trong các năm 1970 khắp Brazil. Đảng Lao động, được khởi đầu tại quán ăn São Judas Tadeo ở São Bernardo trong tháng Mười 1979, sẽ đại diện cho tất cả các nhóm khác nhau này.
Đảng đã nhanh chóng bắt đầu để hưởng lợi từ sự mở cửa chính trị mà giới quân sự đã miễn cưỡng tổ chức. Trong các cuộc bầu cử địa phương của năm 1982, nó đã đưa ra các ứng viên lần đầu tiên, và đã thắng hai cuộc đua thị trưởng. Suốt các năm 1980, khi nền dân chủ từ từ được tái tạo ở Brazil, Đảng Lao động đã bắt đầu tiếp quản nhiều và nhiều hơn các chính quyền địa phương. Vào năm 1988 nó đã kiểm soát các chính quyền ở ba mươi sáu đô thị tự trị, kể cả các thành phố lớn như São Paulo và Porto Alegre. Trong năm 1989, trong các cuộc bầu cử tổng thống tự do đầu tiên kể từ khi đảo chính quân sự, Lula đã thắng 16 phần trăm số phiếu trong vòng một với tư cách ứng viên của đảng. Trong vòng hai với Fernando Collor, ông đã được 44 phần trăm.
Trong tiếp quản nhiều chính phủ địa phương, cái gì đó đã được tăng tốc trong giữa các năm 1990, Đảng Lao Động đã bắt đầu tham gia vào một mối quan hệ cộng sinh với nhiều phong trào xã hội địa phương. Ở Porto Alegre chính quyền đầu tiên của Đảng Lao Động sau năm 1988 đã đưa vào “việc lập ngân sách tham gia,” mà đã là một cơ chế để đưa các công dân bình thường vào việc đề ra các ưu tiên chi tiêu của thành phố. Nó đã tạo ra một hệ thống mà trở thành một mô hình thế giới cho trách nhiệm giải trình và sự đáp ứng nhanh nhạy của chính quyền địa phương, và nó đã đi cùng với những cải thiện khổng lồ trong cung ứng dịch vụ công và chất lượng cuộc sống ở thành phố. Cấu trúc cai quản thành công của đảng ở mức địa phương đã được chuyển thành một cuộc động viên và thành công chính trị lớn hơn trên quy mô quốc gia. Mặc dù Lula đã bị Fernando Henrique Cardoso đánh bại trong các cuộc bầu cử tổng thống năm 1994 và 1998, ông đã được bầu làm tổng thống Brazil năm 2002. Đảng Lao Động đã nắm quyền kể từ đó.
Sự hình thành một liên minh rộng ở Brazil như một kết quả của sự tập hợp cùng nhau của các phong trào xã hội khác nhau và lao động được tổ chức đã có một tác động đáng chú ý đến nền kinh tế Brazil. Từ năm 1990 tăng trưởng kinh tế đã nhanh, với tỷ lệ dân số nghèo đã giảm từ 45 phần trăm xuốngo 30 phần trăm trong năm 2006. Sự bất bình đẳng, mà đã tăng nhanh dưới thời chính quyền quân sự, đã giảm đột ngột, đặc biệt sau khi Đảng Lao Động lên nắm quyền, và đã có một sự mở rộng khổng lồ về giáo dục, với số năm trung bình học tại trường của dân cư tăng từ sáu năm trong năm 1995 lên tám năm trong năm 2006. Brazil bây giờ đã trở thành một phần của các quốc gia BRIC (Brazil, Nga, Ấn Độ, và Trung Quốc), nước Mỹ Latin đầu tiên thực sự có trọng lượng trong giới ngoại giao quốc tế.
 SỰ TRỖI DẬY CỦA BRAZIL từ các năm 1970 đã không được sắp đặt (thiết kế) bởi các nhà kinh tế học của các định chế quốc tế chỉ dẫn cho các nhà hoạch định chính sách Brazil về làm thế nào để thiết kế các chính sách tốt hơn hay tránh các thất bại (khuyết tật) thị trường. Nó đã không đạt được bằng việc bơm viện trợ nước ngoài vào. Nó đã là kết quả tự nhiên của sự hiện đại hóa. Đúng hơn, nó đã là hệ quả của các nhóm người dân khác nhau dũng cảm xây dựng các thể chế bao gồm. Cuối cùng những việc này đã dẫn đến các thể chế kinh tế bao gồm hơn. Nhưng sự biến đổi của Brazil, giống sự biến đổi của nước Anh trong thế kỷ thứ mười bảy, đã bắt đầu bằng việc tạo ra các thể chế chính trị bao gồm. Nhưng làm cách nào xã hội có thể xây dựng các thể chế chính trị bao gồm?
Lịch sử, như chúng ta đã thấy, bị bày bừa bộn với các thí dụ của các phong trào cải cách mà đã chịu thua quy luật sắt của chính thể đầu sỏ và đã thay thế một tập của các thể chế khai thác bằng các tập thậm chí còn độc hại hơn. Chúng ta đã thấy rằng nước Anh trong năm 1688, Pháp trong năm 1789, và Nhật Bản trong Minh Trị Duy Tân năm 1868 đã bắt đầu một quá trình tạo dựng các thể chế chính trị bao gồm với một cuộc cách mạng chính trị. Nhưng nói chung các cuộc cách mạng chính trị như vậy gây ra nhiều sự tàn phá và gian khổ, và thành công của chúng còn xa mới chắc chắn. Cách mạng Bolshevik đã thông báo mục đích của nó như để thay thế hệ thống kinh tế bóc lột của nước Nga Sa hoàng bằng một hệ thống công bằng và hiệu quả hơn mà sẽ mang lại quyền tự do và sự thịnh vượng cho hàng triệu người Nga. Chao ôi, kết quả đã ngược lại, và các thể chế đàn áp và khai thác hơn đã thay thế các thể chế của chính phủ mà những người Bolshevik đã lật đổ. Những kinh nghiệm ở Trung Quốc, Cuba, và Việt Nam đã tương tự. Nhiều cuộc cải cách không-cộng sản, từ trên xuống đã chẳng tốt hơn. Nasser đã thề để xây dựng một xã hội bình quân chủ nghĩa hiện đại ở Ai Cập, nhưng việc này đã chỉ dẫn đến chế độ thối nát của Hosni Mubarak, như chúng ta đã thấy trong chương 13. Robert Mugabe đã được nhiều người coi như một chiến sĩ đấu tranh cho tự do hất cẳng chế độ Rhodesia phân biệt chủng tộc và hết sức khai thác của Ian Smith. Nhưng các thể chế của Zimbabwe đã trở nên không ít khai thác hơn, và thành tích kinh tế của nó thậm chí còn tồi hơn trước khi độc lập.
Cái chung giữa các cuộc cách mạng chính trị, mà đã mở đường thành công cho các thể chế bao gồm hơn và những thay đổi thể chế từ từ ở Bắc Mỹ, ở Anh trong thế kỷ thứ mười chín, và ở Botswana sau độc lập – mà cũng đã dẫn đến sự củng cố đáng kể của các thể chế chính trị bao gồm – là, chúng đã thành công trong trao quyền cho một bộ phận tiêu biểu khá rộng của xã hội. Chủ nghĩa đa nguyên, hòn đá tảng của các thể chế chính trị bao gồm, đòi hỏi quyền lực chính trị phải được nắm giữ một cách rộng rãi trong xã hội, và xuất phát từ các thể chế khai thác mà trao quyền vào tay một elite hẹp, thì việc này đòi hỏi một quá trình trao quyền (empowerment). Quá trình này, như chúng ta đã nhấn mạnh trong chương 7, là cái làm cho Cách mạng Vinh quang khác với việc một elite lật đổ một elite khác. Trong trường hợp của Cách mạng Vinh quang, gốc rễ của chủ nghĩa đa nguyên đã là sự lật đổ James II bởi một cuộc cách mạng chính trị được lãnh đạo bởi một liên minh rộng bao gồm các nhà buôn, các nhà công nghiệp, giới quý tộc nhỏ (gentry), và thậm chí nhiều thành viên của giới quý tộc Anh không liên minh với Quốc vương. Như chúng ta đã thấy, Cách mạng Vinh quang đã được tạo thuận lợi bởi sự huy động trước và sự trao quyền của một liên minh rộng, và quan trọng hơn, đến lượt nó lại đã dẫn đến sự trao quyền thêm cho một mảng còn rộng hơn nữa của xã hội so với sự trao quyền trước đó – cho dù rõ ràng mảng này đã ít rộng rãi hơn rất nhiều so với toàn bộ xã hội, và nước Anh vẫn còn xa một nền dân chủ thực sự trong hơn hai trăm năm. Các nhân tố dẫn đến sự nổi lên của các thể chế bao gồm ở các thuộc địa Bắc Mỹ cũng đã tương tự, như chúng ta đã thấy ở chương đầu tiên. Một lần nữa, con đường xuất phát ở Virginia, Carolina, Maryland, và Massachusetts và dẫn đến Tuyên ngôn Độc lập và đến sự củng cố của các thể chế chính trị bao gồm ở Hoa Kỳ đã là một sự trao quyền cho các mảng ngày càng rộng hơn trong xã hội.
Cách mạng Pháp, cũng vậy, là một thí dụ về sự trao quyền cho một mảng rộng của xã hội, mà đã đứng lên chống ancien régime (chế độ cũ) ở Pháp và đã tìm được cách để mở đường cho một hệ thống chính trị đa nguyên hơn. Nhưng Cách mạng Pháp – đặc biệt là giai đoạn chuyển tiếp, giai đoạn Khủng Bố dưới Robespierre, một chế độ đàn áp và giết chóc – cũng minh họa thế nào về quá trình trao quyền không phải là không có những cạm bẫy của nó. Cuối cùng, tuy vậy, Robespierre và các cán bộ Jacobin của ông ta đã bị ném sang một bên, và di sản quan trọng nhất từ Cách mạng Pháp đã không là máy chém mà là các cuộc cải cách sâu rộng mà cách mạng đã thực hiện ở Pháp và các phần khác của châu Âu.
Có nhiều sự tương tự giữa các quá trình lịch sử này về sự trao quyền và cái đã xảy ra ở Brazil bắt đầu trong các năm 1970. Mặc dù gốc rễ của Đảng Lao Động là phong trào nghiệp đoàn, ngay từ những ngày đầu của nó, các lãnh tụ như Lula, cùng với nhiều trí thức và các chính trị gia đối lập những người đã dành sự ủng hộ cho đảng, đã tìm cách biến nó thành một liên minh rộng. Những sự thôi thúc này đã bắt đầu hợp nhất với các phong trào xã hội địa phương trên khắp cả nước, khi đảng tiếp quản các chính phủ địa phương, cổ vũ sự tham gia của công dân và gây ra một loại cách mạng về cai quản (quản trị) khắp đất nước. Ở Brazil, ngược với Anh trong thế kỷ thứ mười bảy hay Pháp vào lúc chuyển giao thế kỷ thứ mười tám, đã không có cách mạng cấp tiến nào kích thích quá trình biến đổi các thể chế chính trị bằng một cú đột kích. Nhưng quá trình trao quyền mà đã bắt đầu ở các nhà máy của São Bernardo đã có kết quả một phần bởi vì nó đã biến thành một sự thay đổi chính trị cơ bản ở mức quốc gia – thí dụ, sự chuyển tiếp từ sự cai trị quân sự sang nền dân chủ. Quan trọng hơn, sự trao quyền ở mức cơ sở ở Brazil bảo đảm rằng sự chuyển đổi sang nền dân chủ đã tương ứng với một sự dịch chuyển hướng tới các thể chế chính trị bao gồm, và như thế đã là nhân tố then chốt trong sự nổi lên của một chính phủ cam kết để cung ứng các dịch vụ công, mở rộng giáo dục, và một sân chơi thực sự bình đẳng. Như chúng ta đã thấy, dân chủ không phải là sự bảo đảm rằng sẽ có chủ nghĩa đa nguyên. Sự tương phản giữa sự phát triển các thể chế đa nguyên ở Brazil với kinh nghiệm Venezuela là đích đáng trong bối cảnh này. Venezuela cũng đã chuyển sang nền dân chủ sau 1958, nhưng việc này đã xảy ra mà không có sự trao quyền ở mức cơ sở và đã không tạo ra một sự phân bố đa nguyên của quyền lực chính trị. Thay vào đó, nền chính trị thối nát, các mạng lưới đỡ đầu, và xung đột đã kéo dài ở Venezuela, và một phần như một kết quả, khi các cử tri đi bỏ phiếu, họ thậm chí sẵn sàng ủng hộ những kẻ bạo ngược như Hugo Chávez, rất có thể bởi vì họ đã nghĩ chỉ mình ông ta có thể đứng lên đương đầu với các elite đã được thiết lập của Venezuela. Vì thế, Venezuela vẫn tiều tụy dưới các thể chế khai thác, trong khi Brazil đã phá vỡ vòng kim cô.
 CÓ THỂ LÀM GÌ để kích-khởi động, hay có lẽ chỉ tạo thuận lợi cho, quá trình trao quyền và như thế cho sự phát triển của các thể chế chính trị bao gồm? Câu trả lời chân thật tất nhiên là, không có công thức nào cho sự xây dựng các thể chế như vậy. Tất nhiên có một số nhân tố hiển nhiên mà có thể làm cho quá trình trao quyền có nhiều khả năng hơn để cất cánh khỏi mặt đất. Những cái này bao gồm sự hiện diện của mức độ nào đó của trật tự được tập trung sao cho các phong trào xã hội thách thức các chế độ hiện hành không ngay lập tức sa vào tình trạng vô trật tự; các thể chế chính trị có trước nào đó mà đưa vào chút ít chủ nghĩa đa nguyên, như các thể chế chính trị truyền thống ở Botswana, sao cho các liên minh rộng có thể hình thành và tiếp tục tồn tại; và sự hiện diện của các tổ chức xã hội dân sự mà có thể điều phối các đòi hỏi của dân cư sao cho các phong trào đối lập không dễ bị nghiền nát bởi các elite hiện thời cũng chẳng biến một cách không thể tránh khỏi thành một phương tiện cho một nhóm khác để nắm quyền kiểm soát các thể chế khai thác hiện tồn. Nhưng nhiều trong số các nhân tố này được xác định trước về mặt lịch sử và chỉ thay đổi một cách chậm chạp. Trường hợp Brazil minh họa các tổ chức xã hội dân sự và các thể chế đảng liên kết có thể được xây dựng ra sao từ cơ sở lên, nhưng quá trình này là chậm, và nó có thể thành công ra sao dưới các hoàn cảnh khác nhau chưa được hiểu kỹ.
Một nhân vật khác, hay tập hợp các nhân vật, có thể đóng một vai trò biến đổi trong quá trình trao quyền: media, báo chí, các phương tiện truyền thông đại chúng. Sự trao quyền của xã hội nói chung là khó để điều phối và duy trì mà không có thông tin rộng rãi về có những sự lạm dụng kinh tế và chính trị bởi những kẻ đang nắm quyền hay không. Như chúng ta đã thấy trong chương 11 vai trò của media trong cấp thông tin cho đại chúng và điều phối các đòi hỏi của họ chống lại các lực lượng làm xói mòn các thể chế bao gồm ở Hoa Kỳ. Media cũng có thể đóng một vai trò then chốt trong chuyển sự trao quyền của một mảng rộng của xã hội thành các cải cách chính trị lâu bền hơn, lại như đã được minh họa trong thảo luận của chúng ta ở chương 11, đặc biệt trong bối cảnh của sự dân chủ hóa ở Anh.
Các cuốn sách mỏng và những cuốn sách cung cấp thông tin cho và khích động nhân dân đã đóng một vai trò trong Cách mạng Vinh quang ở nước Anh, trong Cách mạng Pháp, và trong sự tiến triển hướng tới nền dân chủ ở Anh thế kỷ thứ mười chín. Tương tự, media, đặc biệt là các hình thức mới dựa trên sự tiến bộ của công nghệ thông tin và truyền thông, như các Web blog, các phòng chat nặc danh, Facebook, và Twitter, đã đóng một vai trò trung tâm trong phe đối lập Iran chống lại cuộc bầu cử gian lận của Ahmadinejad trong năm 2009 và sự đàn áp sau đó, và chúng có vẻ đóng một vai trò tương tự trong các cuộc phản kháng Mùa Xuân Arab mà đang tiếp diễn khi bản thảo của cuốn sách này được hoàn tất.
Các chế độ độc đoán thường biết kỹ về tầm quan trọng của media tự do, và làm mọi thứ để chống nó. Một minh họa cực đoan về điều này đến từ sự cai trị của Alberto Fujimori ở Peru. Mặc dù ban đầu được bầu một cách dân chủ, chẳng bao lâu sau Fujimori đã dựng lên một chế độ độc tài ở Peru, lên đến một cuộc đảo chính trong khi vẫn tại chức trong năm 1992. Sau đó, mặc dù các cuộc bầu cử vẫn tiếp tục, Fujimori đã xây dựng một chế độ thối nát và đã cai trị thông qua đàn áp và mua chuộc. Trong việc này ông đã dựa nhiều vào người là cánh tay phải của ông, Valdimiro Montesinos, người đã đứng đầu ngành tình báo quốc gia hùng mạnh của Peru. Montesinos đã là một người có tổ chức, cho nên ông giữ hồ sơ kỹ lưỡng về chính quyền đã trả bao nhiêu cho các cá nhân khác nhau để mua sự trung thành của họ, thậm chí ghi băng video nhiều hành động đút lót thực sự. Có một logic cho việc này. Vượt quá sự lưu trữ hồ sơ đơn thuần, bằng chứng này làm cho chắc chắn rằng những kẻ đồng lõa bây giờ có trên hồ sơ và sẽ được coi là có tội như Fujimori và Montesinos. Sau khi chế độ sụp đổ, các hồ sơ này đã lọt vào tay của các nhà báo và các nhà chức trách. Các khoản tiền tiết lộ về giá trị của media đối với một chế độ độc tài. Một thẩm phán Tòa án Tối cao đã đáng giá giữa 5.000 $ và 10.000 $ một tháng, và các chính trị gia trong cùng hay trong các đảng khác được trả các khoản tương tự. Nhưng khi về các báo và các đài phát TV, các khoản tiền đã là hàng triệu. Fujimori và Montesinos đã trả 9 triệu $ trong một dịp và hơn 10 triệu $ trong một dịp khác để kiểm soát các đài phát TV. Họ đã trả hơn 1 triệu $ cho một tờ báo chủ lưu, và cho các báo khác họ đã trả bất cứ khoản nào giữa 3.000 $ và 8.000 $ cho mỗi đề mục. Fujimori và Montesinos đã nghĩ rằng kiểm soát media quan trọng hơn kiểm soát các chính trị gia và các thẩm phán rất nhiều. Một trong những tay sai của Montesinos, Tướng Bello, đã tóm tắt việc này ở một trong những video bằng cách tuyên bố, “Nếu chúng tôi không kiểm soát truyền hình chúng tôi không làm bất cứ việc gì.”
Các thể chế khai thác hiện tại ở Trung Quốc cũng phụ thuộc một cách cốt yếu vào sự kiểm soát media của các nhà chức trách Trung Quốc, mà, như chúng ta đã thấy, đã trở nên tinh vi một cách đáng sợ. Như một nhà bình luận Trung Quốc tóm tắt, “Để duy trì sự lãnh đạo của Đảng trong cải cách chính trị, phải theo ba nguyên tắc: rằng Đảng kiểm soát các lực lượng vũ trang; Đảng kiểm soát cán bộ; và Đảng kiểm soát tin tức mới nhất.”
Nhưng tất nhiên một media tự do và các công nghệ truyền thông mới có thể giúp đỡ chỉ ở bên lề, bằng cách cung cấp thông tin và sự điều phối các đòi hỏi và những hành động của những người tranh đua vì các thể chế bao gồm hơn. Sự giúp đỡ của chúng sẽ chuyển thành sự thay đổi có ý nghĩa chỉ khi một mảng rộng của xã hội huy động và tổ chức nhằm để ảnh hưởng đến sự thay đổi chính trị, và làm vậy không vì các lý do bè phái hay để nắm quyền kiểm soát các thể chế khai thác, mà để biến đổi các thể chế khai thác thành các thể chế bao gồm hơn. Liệu một quá trình như vậy sẽ có được khởi hành và mở cửa cho sự trao quyền hơn nữa, và cuối cùng đến cải cách chính trị lâu bền hay không, sẽ phụ thuộc, như chúng ta đã thấy trong nhiều thí dụ khác nhau, vào lịch sử của các thể chế kinh tế và chính trị, vào nhiều sự khác biệt nhỏ mà quan trọng và vào chính con đường rất tùy thuộc ngẫu nhiên của lịch sử.