thư mục

Thứ Tư, 26 tháng 12, 2012

Đi lễ Chùa


Đức Phật là một bậc Giác ngộ, một nhà tư tưởng, không phải là một vị thần có nhiều quyền năng để có thể ban phúc, hay giáng họa cho bất kỳ ai. Phật chỉ dạy chúng ta về nhân quả, nghĩa là các hành động qua thân, miệng và ý của con người tạo ra. Con người tạo nhân tốt lành thì quả tốt lành nhất định đến.

Đến chùa không thể xin được sự bình an, hạnh phúc. Muốn bình an, chúng ta phải biết rõ giá trị cuộc sống, biết rõ vị trí của mình trong xã hội. Thường ngày sống, làm việc phải theo hiến pháp, pháp luật, đúng đạo lý. Muốn ấm no, hạnh phúc không có gì khác ngoài việc phải làm việc, lao động chân chính. Mọi tư tưởng sống gấp, sống hưởng thụ, lười lao động, thiếu tu dưỡng đạo đức đều dẫn đến bất hạnh không cần phải do thần linh hay số phận an bài.

Hiện tại những giáo lý, kinh điển mà chúng ta học được, biết được đều do Đức Phật Thích Ca chỉ dạy và nói ra. Qua đó Đức Phật Thích Ca là đức Phật hiện tại và Ngài cũng có bảo rằng tương lai sẽ có Đức Phật Di Lạc hạ sanh vào thế giới loài người của chúng ta. Như thế Phật Di Lạc là vị Phật tương lai. 

Trong kinh Di Đà Đức Phật Thích Ca có nói về cõi Tây Phương hiện có Đức Phật A Di Đà là giáo chủ. Chúng ta biết được Phật A Di Đà là nhờ Đức Phật Thích Ca giới thiệu. Vậy hiện tại chỉ có Phật Thích Ca, còn Phật Di Đà là Phật quá khứ. 
Qua lời chia sẻ này chắc BC biết được câu trả lời rồi chứ.


Thứ Năm, 13 tháng 12, 2012

Namo Amitabha

Hàng ngày chúng ta vẫn thường tụng:

Nam mô A – di - đà Phật.
Nam mô Bổn sư Thích – ca Mâu – ni Phật.

Nhưng quí vị có biết, Nam – mô có nghĩa là gì không? Chắc là rất ít người biết được.
Cách đây vài năm, có lần tôi đã đặt vấn đề này trong một pháp hội nhưng chưa một người nào có được câu trả lời hoàn chỉnh cả.
Nam – mô, phiên âm chữ Nama từ tiếng Phạn. Trung Hoa dịch là “Quy y”; cũng dịch là “Quy mạng kính đầu”. Có nghĩa là:

“Con xin đem toàn thể sinh mạng của con về nương tựa vào chư Phật”. Cái bản ngã của chính mình không còn nữa. Mà con xin dâng trọn vẹn thân mạng mình lên chư Phật. Nếu chư Phật cho con sống thì con sống; bảo con chết thì con chết. Con hoàn toàn tin vào chư Phật. Đó gọi là “Quy mạng”.
Còn “Kính đầu” có nghĩa là hết sức cung kính và nương tựa vào đức Phật. Đó là ý nghĩa của Nam – mô. Còn “Quy y” có nghĩa là đem hết thân và tâm của mình, đem hết cả mạng sống của mình trở về nương tựa vào đức Phật.
Nói tổng quát. Nam mô hắc ra đát na đá ra dạ da có nghĩa là “Xin quy y Tam Bảo vô biên vô tận trong khắp mười phương”.
Đó chính là bản thể của Bồ – tát Quán Thế Âm. Quí vị nên khởi tâm Từ Bi mà trì niệm.
Mặc dù đó là bản thể của Bồ – tát Quán Thế Âm, nhưng cũng có nghĩa là quy y với toàn thể chư Phật trong mười phương, suốt cả ba đời: quá khứ, hiện tại, vị lai. Khi quí vị trì niệm thần chú này. Không những chỉ nhắc nhở mình quy y với Tam Bảo thường trụ trong khắp mười phương vô biên vô tận mà còn khiến cho tất cả mọi loài hữu tình khi nghe được thần chú này cũng đều quay về quy y, kính lễ mười phương ba đời thường trụ Tam Bảo.

Quí vị có biết Tam bảo là gì không? Đó là Phật bảo, Pháp bảo và Tăng bảo. Quí vị nên biết rằng, trên thế gian này Phật bảo là cao quý nhất. Cũng thế, Pháp bảo và Tăng bảo là điều cao thượng và quý báu nhất. Không những cao quý ở thế gian mà còn cao quý đối với những cảnh giới xuất thế gian, cho đến đối với cõi trời phi tưởng phi phi tưởng nữa. Không còn có gì cao quý hơn Tam bảo trong Phật pháp nữa. Trong mười pháp giới thì cảnh giới Phật là cao nhất. Thế nên chúng ta cần phải cung kính quy ngưỡng và tín thọ nơi Tam bảo cao quý, phát khởi tín tâm kiên cố và thâm sâu, không một mảy may nghi ngờ.

Có người sẽ hỏi: Quy y Tam bảo sẽ có lợi ích gì? Tối thiểu nhất là khi quí vị quy y Phật rồi thì đời đời kiếp kiếp không còn đọa vào địa ngục nữa; khi quí vị quy y Pháp rồi thì đời đời kiếp kiếp không còn đọa vào hàng ngạ quỷ (quỷ đói) nữa; khi quí vị quy y Tăng rồi thì quí vị không còn bị đọa làm loài súc sinh nữa. Đây là những đạo lý căn bản của việc quy y Tam bảo.
Nhưng khi đã quy y rồi, quí vị phải tự nguyện và tinh tấn thực hành các việc lành, tương ứng với lời dạy của đức Phật thì mới xứng đáng gọi là quy y. Nếu quí vị vẫn còn giữ nguyên các tập khí ngày trước như sát sanh, trộm cắp, tà hạnh dâm dục, nói dối, nghiện ngập và làm mọi điều mình thích để thỏa mãn ngũ dục thì quí vị không thể nào tránh khỏi đọa vào 3 đường ác (ngạ quỷ, địa ngục, súc sinh). Bở vì trong Phật pháp không có sự nhân nhượng. Quí vị không thể nói: “Tôi đã quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng rồi, nên tôi sẽ không bao giờ bị đọa vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh nữa. Vậy nên tôi có quyền làm điều gì tôi muốn…”.

Quí vị phải thay đổi, chuyển hóa mọi tập khí xấu của mình và tích cực thực hành những việc thiện, dứt khoát không bao giờ làm những việc ác nữa. Nếu quí vị còn tiếp tục làm những việc xấu ác, thì quí vị sẽ bị đọa ngay vào địa ngục.
Đạo Phật không giống như ngoại đạo. Họ tuyên bố rằng: “Quan trọng nhất là niềm tin. Nếu có niềm tin thì dù có làm việc ác, cũng có thể vào được thiên đường. Còn ngược lại, nếu ai thiếu lòng tin, dù có gắng sức làm việc phúc đức, thì cũng sẽ rơi vào hỏa ngục”.
Nếu quí vị tin vào đức Phật mà vẫn tạo các nghiệp ác thì nhất định quí vị sẽ bị đọa vào địa ngục. Dù quí vị không tin vào đức Phật, mà vẫn gắng sức làm việc phước thiện thì quí vị vẫn được lên thiên đàng. Phật pháp không bao giờ mê hoặc con người bằng cách nói: “Nếu quí vị tin vào đức Phật, thì mọi điều sẽ được như ý.” Ngược lại, nếu quí vị tin vào đức Phật mà vẫn không chịu từ bỏ các việc ác thì quí vị vẫn phải bị đọa vào địa ngục.
“Được rồi”. Quí vị lại thắc mắc: “Nếu đã tin Phật rồi mà cũng đọa vào địa ngục như không tin, thì tại sao phải quy y Tam bảo?” Chân chính quy y Tam bảo có nghĩa là phải từ bỏ việc ác, quay về đường thiện, sửa đổi mọi lỗi lầm. Như một người được khai sinh lại với tên mới, từ đây chỉ làm thuần túy những việc lành. Không làm những việc xấu ác nữa. Như thế mới đạt được lợi ích thiết thực. Chính vì vậy mà câu chú: Nam mô hắc ra đát na đá ra dạ da có nghĩa là: “Quy y Tam bảo vô cùng vô tận trong khắp mười phương”.
Khi quí vị trì niệm chú này, cũng có thể giúp tiêu trừ được những ách nạn cho quí vị. Lúc gặp tai chướng, quí vị hay thường trì niệm: Nam mô hắc ra đát na đá ra dạ da thì tai chướng ấy liền được tiêu trừ. Tai nạn lớn sẽ biến thành tai nạn nhỏ, và nếu gặp tai nạn nhỏ thì cũng sẽ được tiêu sạch. Chú này được gọi là “Tiêu tai pháp”, là một trong năm bộ chú hộ ma.
Nam mô hắc ra đát na đá ra dạ da cũng còn được gọi là “Tăng ích pháp”. Nghĩa là từ trước đến nay quí vị đã từng gieo trồng nhiều thiện căn, và vẫn thường trì tụng chú này, thì thiện căn của quí vị sẽ tăng trưởng thêm gấp nhiều lần, lợi lạc không kể xiết. Nên chú này được gọi là “Tăng ích pháp”.
Quí vị có thể niệm toàn bộ chú Đại Bi, hoặc chỉ cần niệm câu chú đầu tiên này thôi: Nam mô hắc ra đát na đá ra dạ da là “Thành tựu pháp”, bất luận quí vị muốn điều gì, thì sở nguyện sở cầu của quí vị đều được thành tựu như ý muốn. Nếu quí vị không có con trai mà muốn cầu sinh con trai, hay niệm Nam mô hắc ra đát na đá ra dạ da sẽ sinh được con trai. Nhưng quí vị phải trì niệm với tâm trí thành, không phải chỉ niệm một hai ngày rồi thôI, mà phải niệm liên tục ít nhất là trong ba năm. Nếu quí vị không có được bạn tốt, mà muốn gặp được một người, hay niệm Nam mô hắc ra đát na đá ra dạ da thì liền gặp được ngay bạn lành. Nếu quí vị trì niệm được toàn thể bài chú Đại Bi thì quá tốt, nếu không chỉ cần niệm câu đầu tiên Nam mô hắc ra đát na đá ra dạ da, cũng sẽ thành tựu những công đức không thể nghĩ bàn.
Câu chú này cũng còn được gọi là “Hàng phục pháp”.
 Năng lực của câu chú đó có thể hàng phục thiên ma, chế phục ngoại đạo khi nó nghe đến câu chú này. Tuy vậy, câu chú này không phải là “Câu triệu pháp”. Khi quí vị trì niệm một câu chú thuộc trong “Câu triệu pháp” thì tất cả các loại yêu ma quỷ quái khắp nơi đều đến trình diện và có thể bắt giữ, hoặc sai khiến được chúng.
Vậy nên, câu chú Nam mô hắc ra đát ra đá ra dạ da này có công năng rất mạnh, không thể suy lường được. Nếu nói chi tiết, thì không thể nào cùng tận được.
Tóm lại, trong câu Nam mô hắc ra đát na đá ra dạ da, thì Nam mô có nghĩa là “quy mạng kính đầu”. Hắc ra đát na là “bảo”. Đá ra dạ có nghĩa là “Tam”. Da nghĩa là “Lễ”.
Nghĩa toàn câu là: “Xin đem hết thân, tâm, tính mạng của mình quy y và kính lễ Tam Bảo vô tận vô biên trong khắp cả mười phương, suốt cả ba đời”. Chúng ta phải cúi đầu đảnh lễ thường trụ Tam bảo.
Vì sao gọi là vô tận vô biên? Vì chư Phật trong thời quá khứ là vô cùng vô tận. Chư Phật trong thời hiện tại là vô cùng vô tận. Chư Phật trong thời vị lai là vô cùng vô tận. Cho nên Tam bảo là vô biên vô tận

************

Linh tại ngã, bất linh tại ngã.

Xưa có một bà cụ ở ven rừng tụng câu OM MANI PADME NO, tụng nhiều đến mức xung quanh nhà bà phát ra hào quang sáng cả một vùng. Một hôm, có vị tăng sĩ lấy làm lạ thầm nghĩ có vị tăng xuất chúng nào đang tu trì nơi đây. Vị tăng liền đi tới hỏi bà lão rằng bà niệm câu chú gì mà oai lực vậy, bà lão liền trả lời là OM MANI PADME NO, nhưng vị tăng kia liền sửa lại cho bà thành OM MANI PADME HÙM.

Khi đi ra khỏi ngôi nhà, ngoái đầu lại không thấy còn vầng hào quang đó nữa, vị tăng lại lật đật chạy vào rồi nói rằng tôi nhầm. Vậy là bà lão vẫn tiếp tục niệm OM MANI PADME NO.
Vị tăng đi khuất, ngôi nhà đó vẫn tỏa ánh hào quang sáng cả một vùng.

Theo thầy thấy, một người trì chú đúng âm hay không chưa quan trọng, vì cũng như tiếng gõ cửa, nhiều người cùng gõ một cái cửa, nhưng âm thanh thì không phải ai cũng giống ai. Cho nên việc chấp vào âm thanh là không đúng, phần nhiều các thần chú Phiên Âm đều sai lệch như chú Đại Bi, Vãng sanh. Nhưng do đâu mà lại linh ứng như thường?
Đó chính là tâm chí thành chí kính của hành giả khi tu. Người tu chú Đại Bi mà tâm chẳng từ bi thì không thể thành tựu. Người tu chú Vãng sanh mà tâm chẳng nhàm sanh tử cầu Cực Lạc thì cũng chẳng chứng đắc. Cho nên mới nói linh tại ngã bất linh tại ngã.
Người Trung Hoa niệm Nam Mo Am mi to fo, Việt tụng Nam Mô A Di Đà Phật, đức Phật A Di Đà vẫn tiếp dẫn, hành giả vẫn tu chứng như thường thôi.

Vạn Pháp Duy Tâm Tạo

OM MANI PADME HUM



Om Mani Padme Hum là một câu thần chú tiếng Phạn, được xem là thần chú cầu Quán Thế Âm Bồ Tát (Avalokiteshvara) và là thần chú quan trọng và lâu đời nhất của Phật giáo Tây Tạng. Nó còn được mệnh danh là “Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn” tức là “Chân ngôn sáng rõ bao gồm sáu chữ”.

Om : Quy mệnh

Mani : Viên ngọc như ý

Padme : Bên trong hoa sen

Hum : Tự ngã thành tựu

Có thể dịch câu này là Om, ngọc quý trong hoa sen, Hum. (Om, to the Jewel in the Lotus, hum). Theo âm Hán-Việt, câu này được đọc là Úm ma ni bát ni hồng hoặc Án ma ni bát mê hồng.

Thông thường người ta không giảng nghĩa thần chú, nhưng ở đây cần nói thêm là: “ngọc quý” biểu hiện cho Bồ-đề tâm (bodhicitta), “hoa sen” chỉ tâm thức con người, ý nghĩa là tâm Bồ-đề nở trong lòng người. Tuy nhiên thần chú có những âm thanh riêng biệt và những tác dụng bí ẩn theo cách trình bày của Kim cương thừa. Đối với Phật giáo Tây tạng thì Om Mani Padme Hum chính là lòng từ bi rộng lớn, muốn đạt Niết-bàn vì lợi ích của chúng sinh. Vì vậy sáu âm tiết của thần chú này cũng được xem là tương ưng với sáu cõi tái sinh của dục giới.


 Các thần chú là biểu hiện của âm thanh bắt nguồn từ sự rỗng không. Nó là âm thanh xác thực của khoảng trống không.

Bắt nguồn từ khái niệm về chân lý tuyệt đối và trạng thái rỗng không, câu chú không hiện hữu. Không có âm thanh hay câu chú. Âm thanh và câu chú, như tất cả những dạng biểu thị khác nhau, đều ở vị trí của cõi tương đối xuất hiện từ rỗng không. Trong cõi tương đối, mặc dù âm thanh chính nó không có thực thể, nó vẫn có năng lực để chỉ định, đặt tên, và có sự hoạt động ở tâm thức.

Thí dụ, khi có ai đó nói với chúng ta « Anh là một người tốt » hoặc « Anh là một người khó ưa » , những chữ « tốt » hoặc « khó ưa » không phải là « vật gì » . Đó chỉ là những âm thanh mà tự nó không « tốt » hay « khó ưa », nhưng đơn giản gợi lên ý nghĩ về « tốt » hoặc « khó ưa », và gây ra một tác dụng nơi tâm thức. Cũng như vậy, trong phạm vi tương đối nơi hành động, thần chú được phú cho một năng lực không thể sai lạc.

Các câu chú thường là tên các vị Phật, Bố Tát, hoặc thần thánh. Thí dụ, OM MANI PADME HUNG (ÁN MA-NI BÁT DI HỒNG) là cách gọi ngài Chenrezig (Quán Âm). Từ quan điểm tuyệt đối, Chenrezig không có tên, nhưng trong phạm vi ý nghĩa tương đối hoặc nghĩa đen, ngài có tên gọi riêng. Những tên nầy là trung gian của lòng từ bi, vẻ thanh nhã, và sức mạnh cùng các nguyện ước của ngài làm lợi ích cho chúng sinh. Bằng cách niệm danh hiệu của ngài để những phẩm chất tâm thức nầy được truyền đến ta. Ở đây, việc giải nghĩa về năng lực lợi ích của thần chú, danh hiệu của ngài. Như chúng ta đồng hóa chúng ta với tên họ và những gì liên hệ đến nó, cũng bằng cách nầy, trên bình diện tương đối, thần chú đồng nhất với vị thần. Cả hai trở thành một thực tại duy nhất. Khi một người niệm chú, người ấy nhận được vẻ thanh nhã của vị thần ; bằng cách hình dung vị thần, vị thánh ấy, người niệm chú nhận được vẻ thanh nhã không khác biệt của các vị thánh.

Thần chú OM MANI PADME HUNG đôi lúc được giải thích với những ý nghĩa cầu kỳ và thần bí. Tuy nhiên, như chúng ta đã nói, đây đơn giản chỉ là tên của Bố Tát Quan Âm (Chenrezig) được đặt giữa hai âm thanh truyền thống và thiêng liêng, OM và HUNG.

- OM tượng trưng cho thân các vị Phật, các thần chú đều bắt đầu từ âm nầy.

- MANI nghĩa « châu báo » trong Sanksrit ;

- PADME, phát âm theo Sankrit, or PEME trong tiếng Tây Tạng, có nghĩa « hoa sen » ;

- HUNG tượng trưng cho tâm thức tất cả các vị Phật và thường là câu cuối trong các thần chú.

- MANI nói về châu báo mà Bố Tát Quan Âm (Chenrezig) cầm trong hai tay giữa và PADME là hoa sen cầm ở tay trái thứ nhì. Khi gọi MANI PADME là gọi tên ngài Chenrezig xuyên qua những phẩm hạnh của ngài : « Người đang cầm châu báu và hoa sen. » « Chenrezig » hoặc « Hoa sen báu » là hai tên gọi của ngài Chenrezig (Quán Âm).



Khi chúng ta niệm chú, thật ra chúng ta đang tiếp tục lặp lại tên ngài Chenrezig. Thực tập nầy có lẽ trông lạ lùng. Tỷ như có một người mang tên Sonam Tsering và chúng ta lặp đi lặp lại tên người đó không ngừng nghỉ theo kiểu đọc thần chú. Sonam Tsering, Soanm Tsering, Sonam Tsering, v..v.. Điều nầy thật là lạ và có thể là vô dụng. Mặt khác, nếu như niệm câu chú OM MANI PADME HUNG thì có ý nghĩa hơn, vì câu chú nầy được « đầu tư » bởi sự thanh nhã và năng lực tâm thức của ngài Quan âm (Chenrezig), ngài Chenrezig đã gom sự thanh nhã và từ bi của tất cả các vị Phật và Bố Tát. Trong cách nhìn nầy, câu chú được phú cho khả năng vén màn tâm tối, và thanh tịnh hóa tâm thức chúng ta. Thần chú mở mang tâm thức thương yêu và từ bi, đưa đến sự tỉnh thức giác ngộ.

Các vị bồ tát và thần chú là một nguyên thể, nghĩa là một người có thể niệm chú mà không cần thiết phải hình dung, tưởng tượng. Niệm chú vẫn có hiệu quả.

Phẩm chất xác thực của mỗi âm trong sáu âm của câu chú được giải thích rất phù hợp.

Trước tiên, hãy để chúng ta xem mỗi âm giúp chúng ta đóng cánh cửa tái sanh đau khổ, một trong sáu cõi hiện hữu của vòng luân hồi :

- OM đóng cánh cửa luân hồi trong cõi trời ;

- MA, cánh cửa cõi thần, A-tu-la

- NI, cánh cửa cõi người

- PAD, cánh cửa cõi súc sanh

- ME, cánh cửa cõi ngạ quỷ ;

- HUNG, cánh cửa cõi địa ngục.

Mỗi âm tiết được xem như có ảnh hưởng thanh tịnh hóa :

- OM thanh tịnh hóa bản thân ;

- MA thanh tịnh hóa lời nói ;

- NI thanh tịnh hóa tâm thức ;

- PAD thanh tịnh hóa những cảm xúc mâu thuẫn ;

- ME thanh tịnh hóa điều kiện ẩn tàng ;

- HUNG thanh tịnh hóa tấm màn che phủ trí tuệ.

Mỗi âm tiết là một bài cầu nguyện :

- OM lời cầu nguyện hướng về thân thể của các vị Phật ;

- MA lời cầu nguyện hướng về lời nói của các vị Phật ;

- NI lời cầu nguyện hướng về tâm thức các vị Phật ;

- PAD lời cầu nguyện hướng về những phẩm chất của các vị Phật ;

- ME lời cầu nguyện hướng về hoạt động của các vị Phật ;

- HUNG gom góp sự thanh nhã của thân, khẩu, ý, phẩm chất, và hoạt động của các vị Phật.

Sáu âm tiết liên hệ đến sáu ba-la-mật, sáu sự hoàn hảo được chuyển hóa :

- OM liên hệ đến sự rộng lượng ;

- MA, đạo đức ;

- NI, kiên trì, nhẫn nhịn,

- PAD, chuyên cần,

- ME, chú tâm,

- HUNG, trí tuệ.

Sáu âm tiết cũng liên quan đến sáu vị Phật, ngự trị trên sáu Phật gia :

-OM liên hệ đến Ratnasambhava (Bảo-Sanh Phật) ;

- MA, Amaghasiddi (Bất-Không-Thành-Tựu Phật) ;

- NI, Vajradhara (Kim Cương Trì / Phổ-Hiền Bồ Tát) ;

- PAD, Vairocana (Lô-Xá-Na Phật) ;

- ME, Amitabha (A-Di-Đà Phật) ;

- HUNG, Akshobya (A-Súc-Bệ Phật) .

Cuối cùng, sáu âm tiết liên hệ đến sáu trí tuệ :

- OM = Trí tuệ thanh thản, an bình ;

- MA = trí tuệ hoạt động ;

- NI = trí tuệ tự tái sanh ;

- PAD = trí tuệ pháp giới ;

- ME = trí tuệ phân biệt ;

- HUNG = trí tuệ như gương.

Ở Tây Tạng, mọi người thường tụng niệm thần chú của ngài Chenrezig (Quan Âm). Sự đơn giản và phổ thông của thần chú không làm giảm đi sự to tát của thần chú, và còn có giá trị to lớn hơn. Điều nầy được thể hiện trong câu nói khôi hài sau :

Ở đoạn khởi đầu, không có đau khổ vì không biết,

Ở đoạn giữa, không có lòng tự kiêu vì hiểu biết,

Ở đoạn cuối, không sợ quên câu chú.

Không có sự hiểu biết về lý luận, y học, chiêm tinh học, và những môn khoa học khác là sự đau khổ, bởi vì một người có thể bỏ nhiều năng lực, cố gắng và chấp nhận nhiều mệt mỏi để học hỏi nó. Tuy nhiên, trong vài giây ngắn ngủi đã đủ để học thuộc thần chú của ngài Chenrezig. Không cần đối diện với đau khổ từ si mê cho đến hiểu biết. Bởi vì vậy, « Ở đoạn đầu không có đau khổ vì không biết. »

Một người sau mấy năm học hỏi môn khoa học khó khăn sẽ nhận được danh vọng hoặc chức vị ở xã hội, và họ hoàn toàn hài lòng với bản thân và tin rằng họ giỏi hơn tất cả những người khác. Thần chú đơn giản của ngài Chenrezig giúp cho một người tránh rơi vào tình trạng nói trên. Như vậy, « Ở đoạn giữa, không kiêu ngạo khi hiểu biết. »

Cuối cùng, nếu chúng ta không gìn giữ câu chú, sự hiểu biết mà chúng ta thâu thập được trong y học, chiêm tinh học, hoặc những môn khoa học khác có thể dần dà bị mai một. Nhưng không thể nào quên được sáu âm tiết câu chú. OM MANI PADME HUNG. Vậy, « Ở đoạn cuối, không sợ quên câu chú. »

Cũng vậy, từ những bài ghi chú của tôi « Cơn mưa liên tục làm lợi ích cho Chúng Sinh » :

- OM là màu TRẮNG ;

- MA, màu XANH LÁ CÂY ;

- NI , màu VÀNG ;

- PAD, màu XANH DA TRỜI ;

- ME, màu ĐỎ ;

- HUNG, màu ĐEN.

Câu chú có thể được tóm tắt như sau : « Tôi cầu xin hiện thân của năm dạng và năm ý thức chuyển hóa, Vị bồ tát sỡ hữu viên ngọc và hoa sen để bảo hộ tôi thoát khỏi những nỗi đau khổ của chúng sinh trong sáu cõi. »

OM MANI PADME HUNG là bản tóm tắt của bộ sưu tập kiến thức trực tiếp của tất cả các vị Phật. Những chỉ dẫn bao gồm trong mỗi âm của sáu âm tiết, là bản chất Tinh Thông Bí mật về các vị Phật, là nguồn gốc của tất cả mọi phẩm chất và hạnh phúc sâu sắc, gốc rễ của các thành tựu lợi ích, sung sướng, và là con đường vĩ đại đưa đến những hiện hữu và tự do cao cả.

(Nguồn: Phần phụ lục sách: “Tạng thư Sống Chết”)

The Tibetan Book Of Living And Dying

Sogyal Rinpoche

Ni sư Thích Nữ Trí Hải dịch

Tạng ngữ đọc là Om Mani Pémé Hung. Thần chú này tiêu biểu tâm đại bi và ân sủng của tất cả chư Phật, Bồ-tát, nhất là ân sủng của Quán Tự Tại, vị Phật của lòng bi mẫn. Quán Tự Tại (hay Quán Thế Âm) là hiện thân của Phật trong hình thức Báo thân, và thần chú của ngài được xem là tinh túy của lòng bi mẫn của chư Phật đối với hữu tình. Nếu Ngài Liên Hoa Sinh là bậc thầy quan trọng nhất của người Tây Tạng, thì Quán Tự Tại là vị Phật quan trọng nhất của họ, là vị thần hộ mệnh của dân tộc này. Có câu nói nổi tiếng là vị Phật của lòng bi mẫn đã ăn sâu vào tiềm thức Tây Tạng tới nỗi một hài nhi vừa biết nói tiếng “Mẹ” là đã biết đọc thần chú này, OM MANI PADME HUM.


 Tương truyền vô lượng kiếp về trước có một ngàn thái tử phát tâm Bồ-đề nguyện thành Phật. Một vị nguyện thành Phật Thích Ca mà ta đã biết ; nhưng Quán Tự Tại thì nguyện sẽ không đạt thành Chính giác khi mà tất cả ngàn thái tử chưa thành. Với tâm đại bi vô biên, ngài còn nguyện giải thoát tất cả chúng sinh ra khỏi khổ sinh tử luân hồi trong lục đạo. Trước mười phương chư Phật, ngài phát nguyện: “Nguyện cho con cứu giúp được tất cả hữu tình, và nếu có khi nào con mệt mỏi trong công việc lớn lao này thì nguyện cho thân con tan thành một ngàn mảnh”.

Đầu tiên, ngài xuống cõi địa ngục, tiến lên dần đến cõi ngạ quỷ, cho đến các cõi trời. Từ đấy ngài tình cờ nhìn xuống và trông thấy than ôi, mặc dù ngài đã cứu vô số chúng sinh thoát khỏi địa ngục, vẫn còn có vô số khác đang sa vào. Điều này làm cho ngài đau buồn vô tận, trong một lúc ngài gần mất tất cả niềm tin vào lời nguyện vĩ đại mà ngài đã phát, và thân thể ngài liền nổ tung thành ngàn mảnh. Trong cơn tuyệt vọng, ngài kêu cứu tất cả chư Phật. Những vị này từ mười phương thế giới đều bay đến như mưa tuyết để tiếp cứu. Với thần lực nhiệm mầu, chư Phật làm cho ngài hiện toàn thân trở lại, và từ đấy Quán Tự Tại có mười một cái đầu, một ngàn cánh tay, trên mỗi lòng tay có một con mắt. Ý nghĩa rằng sự phối hợp giữa trí tuệ và phương tiện thiện xảo là dấu hiệu của đại bi chân thực. Trong hình thức này, ngài còn sáng chói rực rỡ, và có nhiều năng lực hơn trước để cứu giúp tất cả chúng sinh. Tâm đại bi của ngài khi ấy còn mãnh liệt hơn nữa, và ngài lại phát lời nguyện này trước chư Phật: “Con nguyện không thành Chính giác khi tất cả chúng sinh chưa thành”.

Tương truyền rằng vì đau buồn trước nỗi khổ luân hồi sinh tử, hai giọt nước nướt mắt đã rơi từ đôi mắt ngài, và chư Phật đã làm phép biến hai giọt nước mắt ấy thành hai nữ thần Tara. Một nữ thần có màu xanh lục, năng lực hoạt động của tâm đại bi, và một nữ thần có màu trắng, khía cạnh như mẹ hiền của tâm đại bi. Tara có nghĩa là người giải cứu, người chuyên chở chúng ta vượt qua biển sinh tử.

Theo kinh điển đại thừa, chính Quán Tự Tại đã cho đức Phật câu thần chú, và đức Phật trở lại giao phó cho ngài công tác cao quý đặc biệt là cứu giúp tất cả chúng sinh tiến đến giác ngộ. Vào lúc ấy, chư thiên tung hoa xuống ca ngợi hai ngài, quả đất chấn động, và không trung vang lên âm thanh OM MANI PADME HUM HRIH.

 Có câu thơ về ngài ý nghĩa như sau:

“Quán Thế Âm như vầng trăng, với ánh sáng mát dịu, dập tắt những thiêu đốt của sinh tử. Trong ánh sáng ấy, đóa sen từ bi – lọai hoa nở về đêm – mở ra những cánh trắng tinh khôi” .

Giáo lý giải thích rằng mỗi âm trong sáu âm của thần chú OM MANI PADME HUM có một hiệu quả đặc biệt để mang lại sự chuyển hóa thuộc nhiều tầng lớp khác nhau của bản thể ta. Sáu âm này tịnh hóa tất cả sáu phiền não gốc, biểu hiện của vô minh khiến chúng ta làm những ác nghiệp của thân, lời, ý, tạo ra luân hồi sinh tử và những khổ đau của chúng ta, trong đó kiêu mạn, ganh tị , dục vọng, ngu si, thèm khát và giận dữ, nhờ thần chú mà được chuyển hóa trở về bản chất thực của chúng, trí giác của sáu bộ tộc Phật thể hiện trong tâm giác ngộ. (Chú thích: Giáo lý thường nói đến năm bộ tộc Phật, bộ tộc thứ sáu là tổng hợp của năm bộ tộc trên).

Bởi thế, khi ta tụng thần chú OM MANI PADME HUM thì sáu phiền não nói trên được tịnh hóa, nhờ vậy ngăn ngừa được sự tái sinh vào sáu cõi, xua tan nỗi khổ ẩn tàng trong mỗi cõi. Đồng thời thần chú này cũng tịnh hóa các uẩn thuộc ngã chấp, hoàn thành sáu hạnh siêu việt của tâm giác ngộ (sáu ba la mật): bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ. Người ta cũng nói rằng thần chú OM MANI PADME HUM có năng lực hộ trì rất lớn, che chở ta khỏi những ảnh hưởng xấu và các thứ tật bệnh.

 

hường có chủng tự HRIH của Quán Thế Âm được thêm vào sau câu thần chú, làm thành OM MANI PADME HUM HRIH. HRIH là tinh yếu tâm đại bi của tất cả chư Phật, là chất xúc tác đã khởi động tâm đại bi chư Phật để chuyển hóa các phiền não của ta thành bản chất trí tuệ của các ngài.


Kalu Rinpoche viết:

Một cách khác để giải thích thần chú này là: OM là tính chất của thân giác ngộ, MANI PADME tiêu biểu ngữ giác ngộ, HUM tiêu biểu ý giác ngộ. Thân, ngữ, ý của tất cả chư Phật được tàng ẩn trong âm thanh của thần chú này. Thần chú này tịnh hóa những chướng ngại của thân, lời, ý, và đưa tất cả hữu tình đến trạng thái chứng ngộ. Khi tụng thần chú này, mà phối hợp với đức tin và tinh tiến thiền định thì năng lực chuyển hóa của thần chú sẽ phát sinh và tăng trưởng. Quả vậy, chúng ta có thể tịnh hóa bản thân bằng phương pháp ấy.

Đối với những người đã quen thuộc với thần chú này, suốt đời tụng đọc với nhiệt thành và niềm tin, thì Tử Thư Tây Tạng nói, ở trong cõi Trung Ấm: “Khi âm thanh của pháp tính gầm thét như ngàn muôn sấm sét, nguyện cho tất cả tiếng này trở thành âm thanh của thần chú sáu âm”. Tương tự, kinh Lăng Nghiêm cũng nói:

“Mầu nhiệm thay là âm thanh siêu việt của Quán Thế Âm. Đấy là âm thanh tối sơ của vũ trụ… Đó là tiếng thì thầm âm ỉ của thủy triều trầm lắng. Tiếng mầu nhiệm ấy đem lại giải thoát bình an cho tất cả hữu tình đang kêu cứu trong cơn đau khổ, và đem lại một sự an trú thanh tịnh cho tất cả những ai đang tìm sự thanh tịnh vô biên của niết bàn”.

(Đức Đạt-lai Lạt-ma thuyết giảng Hồng Như Việt dịch)

Nguyên bản tiếng Anh: Om Mani Padme Hum, by HH the Dalai Lama

http://www.tibet.com/Buddhism/om-mantra.html. Hồng Như chuyển Việt ngữ.

Trì tụng minh chú Om mani padme hum [Án ma ni bát di hồng] là một việc rất tốt. Tuy vậy, khi tụng chú cần phải nhớ nghĩ đến ý nghĩa của lời chú, vì sáu âm này mang ý nghĩa thâm sâu quảng đại vô cùng. Âm thứ nhất, OM, là tổng hợp của ba mẫu tự A, U và M, tượng trưng cho thân miệng ý ô nhiễm của người tụng chú, đồng thời cũng tượng trưng cho thân miệng ý thanh tịnh của Phật đà.

Có thể nào chuyển thân miệng ý ô nhiễm thành thân miệng ý thanh tịnh được không? hay đây là hai phạm trù hoàn toàn tách biệt? Tất cả chư Phật đều là đã từng là chúng sinh, nhờ bước theo đường tu nên mới thành đấng giác ngộ; Phật Giáo không công nhận có ai ngay từ đầu đã thoát mọi ô nhiễm, mang đủ mọi tánh đức. Thân miệng ý thanh tịnh đến từ sự tách lìa trạng thái ô nhiễm, chuyển hóa ô nhiễm thành thanh tịnh.

Chuyển hóa bằng cách nào? Phương pháp tu được nhắc đến qua bốn âm kế tiếp. MANI [ma ni], nghĩa là ngọc báu, tượng trương cho phương tiện, là tâm bồ đề, vì chúng sinh mà nguyện mở tâm từ bi, đạt giác ngộ. Cũng như viên ngọc quí có khả năng xóa bỏ cảnh nghèo, tâm bồ đề cũng vậy, có khả năng xóa bỏ sự bần cùng khó khăn trong cõi luân hồi và niết bàn cá nhân. Như ngọc như ý có khả năng chu toàn mọi ước nguyện của chúng sinh, tâm bồ đề cũng vậy, có khả năng chu toàn mọi ước nguyện chúng sinh.

Hai chữ PADME [bát mê], nghĩa là hoa sen, tượng trưng cho trí tuệ. Hoa sen từ bùn mọc lên nhưng lại không ô nhiễm vì bùn. Tương tự như vậy, trí tuệ có khả năng đặt người tu vào vị trí không mâu thuẫn ở những nơi mà người thiếu trí tuệ đều sẽ thấy đầy mâu thuẫn. Có nhiều loại trí tuệ, trí tuệ chứng vô thường, trí tuệ chứng nhân vô ngã (con người không tự có một cách độc lập cố định), trí tuệ chứng tánh không giữa các phạm trù đối kháng (nói cách khác, giữa chủ thể và khách thể) và trí tuệ chứng sự không có tự tánh. Mặc dù có nhiều loại trí tuệ, nhưng chính yếu vẫn là trí tuệ chứng tánh Không.

Trạng thái thanh tịnh có được là nhờ sự kết hợp thuần nhất giữa phương tiện và trí tuệ, được thể hiện qua âm cuối, HUM [hồng]. Âm này ứng vào trạng thái bất nhị, không thể phân chia. Trong hiển thừa, phương tiện và trí tuệ bất nhị có nghĩa là phương tiện ảnh hưởng trí tuệ, và trí tuệ ảnh hưởng phương tiện. Trong mật thừa, sự hợp nhất này ứng vào một niệm tâm thức trong đó phương tiện và trí tuệ đồng loạt hiện hành. Nói về chủng tự của năm vị Thiền Phật, HUM là chủng tự của Bất Động Phật [Akshobhya], sự đứng yên không gì có thể lay chuyển nổi.

Vậy Lục Tự Đại Minh Chú, Om mani padme hum, có nghĩa là dựa vào đường tu kết hợp thuần nhất phương tiện và trí tuệ mà người tu có thể chuyển hóa thân miệng ý ô nhiễm của mình thành thân miệng ý thanh tịnh của Phật. Thường nói người tu không thể tìm Phật ở bên ngoài, tất cả mọi nhân tố dẫn đến giác ngộ đều sẵn có từ bên trong. Đức Di Lạc Từ Tôn có dạy trong bộ Tối Thượng Đại Thừa Mật Luận (Uttaratantra) rằng tất cả chúng sinh đều có Phật tánh trong tâm. Chúng ta ai cũng mang sẵn trong mình hạt giống thanh tịnh, cốt tủy của Như Lai (Tathatagarbha – Như lai tạng), đó là điều cần nuôi nấng phát triển đến mức tột cùng để bước vào địa vị Phật đà.


Nguyên tác: The Benefits of Chanting Om Mani Padme Hum

http://www.lamayeshe.com/lamazopa/ommanipadmehum.shtml

Những lợi ích của việc trì tụng thần chú của Đức Phật Bi Mẫn thì thật vô biên, giống như bầu trời bao la vô hạn.


Cho dù bạn không hiểu biết nhiều về Pháp, cho dù điều duy nhất bạn biết là Om Mani Padme Hum thì cuộc đời hạnh phúc nhất vẫn là cuộc đời được sống với một thái độ giải thoát khỏi tám mối bận tâm thế tục. Nếu bạn sống cuộc đời mình với thái độ trong sạch thoát khỏi sự tham luyến với cuộc đời này và chỉ đơn thuần trải đời mình trong việc trì tụng Om Mani Padme Hum – thần chú sáu-âm này là tinh tuý của toàn bộ Giáo Pháp – thì đó là Pháp thanh tịnh nhất. Việc trì tụng có vẻ rất đơn giản, rất dễ dàng. Nhưng nếu bạn nghĩ tưởng về những lợi lạc của nó, thì điều đó không hoàn toàn đơn giản. Ở đây tôi sẽ chỉ đề cập tới cốt lõi của những lợi lạc vô biên của nó.

Trì tụng thần chú của Đức Phật Bi Mẫn chỉ một lần sẽ hoàn toàn tịnh hoá sự gãy bể bốn giới nguyện gốc của Biệt Giải thoát và năm nghiệp tiêu cực không bị đứt đoạn.(*)

Trong các tantra cũng đề cập rằng nhờ trì tụng thần chú này bạn sẽ thành tựu bốn phẩm tính để được sinh vào cõi Tịnh độ của Đức Phật A Di Đà và những cõi Tịnh độ khác; vào lúc chết được thấy Đức Phật và ánh sáng xuất hiện trên bầu trời; chư thiên cúng dường bạn; và không bao giờ bị tái sinh trong các cõi địa ngục, ngạ quỷ hay súc sinh. Bạn sẽ được tái sinh trong cõi Tịnh độ của Đức Phật hay như một hiện thể tái sanh tốt lành.

Khi một người trì tụng mười chuỗi thần chú một ngày bơi lội, dù trong sông, biển hay một vài sinh loài sống trong nước nào khác, nước chạm vào thân người đó cũng sẽ được ban phước.

Ta cũng được biết rằng bảy đời tổ tiên (cửu huyền thất tổ) của người đó cũng không bị tái sinh trong các cõi thấp. Đó là nhờ năng lực của thần chú, thân được ban phước bởi những người trì tụng thần chú và quán tưởng thân họ trong sắc tướng của thân linh thánh như Đức Chenrezig (Quán Thế Âm). Vì thế, thân thể trở nên rất mạnh mẽ, tràn đầy ân phước đến nỗi nó tác động tới tâm thức cho tới bảy đời và kết quả là nếu người ấy chết với một niệm tưởng bất thiện, người ấy sẽ không bị tái sinh trong một cõi thấp.

Vì thế, khi một người mà mỗi ngày từng trì tụng mười chuỗi Om Mani Padme Hum đi xuống sông hay biển, nước chạm vào thân người ấy được ban phước, và sau đó chất nước được ban phước đó sẽ tịnh hoá hàng tỉ tỉ chúng sinh trong nước. Người này cứu giúp những sinh vật trong nước đó thoát khỏi nỗi khổ không thể tưởng tượng nổi nơi các cõi thấp. Việc ấy thật lợi lạc đến mức khó tin.

Khi một người như thế đi xuống một con đường, gió chạm vào thân người ấy và sau đó tiếp tục chạm vào những côn trùng, nghiệp tiêu cực của chúng được tịnh hoá và nhờ đó chúng có một tái sinh tốt đẹp. Tương tự như vậy, khi một người như thế xúc chạm vào thân người khác, nghiệp tiêu cực của những người đó cũng được tịnh hoá.

Việc một người như thế nhìn ngắm thì thật đầy ý nghĩa; việc được nhìn và xúc chạm trở thành một phương tiện để giải thoát chúng sinh. Điều này có nghĩa là thậm chí hơi thở của người đó chạm vào thân của chúng sinh khác cũng tịnh hoá nghiệp tiêu cực của họ. Bất kỳ sinh loài nào uống nước trong đó một người như thế từng bơi lội cũng được tịnh hoá.

Chúng ta có may mắn lạ lùng là đã gặp được Pháp và có cơ hội để trì tụng và thiền định về Đức Phật Bi Mẫn. Đó là một phương pháp dễ dàng để tịnh hoá bất kỳ nghiệp tiêu cực nào mà ta từng tích tập, không chỉ trong đời này mà còn trong nhiều đời trước nữa.

Bởi chúng ta từng gặp được Phật Pháp và đặc biệt là phương pháp này – sự thực hành Đức Phật Bi Mẫn và trì tụng thần chú của Ngài – nó thật dễ dàng để tịnh hoá nghiệp tiêu cực và tích tập công đức rộng lớn và do đó thành tựu sự Giác ngộ. Chúng ta thật may mắn không ngờ.

Như thế, chẳng còn gì ngu dại hơn việc không chịu sử dụng sự thuận lợi của cơ hội vĩ đại này. Nói chung, chúng ta liên tục xao lãng và phí phạm cuộc đời mình. Không chỉ có thế, mọi hành vi được làm với bản ngã và tâm thức nhiễm ô ba độc tham, sân và si tạo nên nghiệp tiêu cực, là nguyên nhân của đau khổ. Trong cả cuộc đời, không còn gì ngu xuẩn hơn việc sử dụng thân người toàn hảo này chỉ để tạo nên đau khổ.

Ở những nơi như Tây Tạng, Nepal, Ấn Độ, và Ladakh đã có một truyền thống tốt đẹp lâu đời là thực hiện khoá nhập thất Đức Phật Bi Mẫn và trì tụng 100 triệu thần chú Om Mani Padme Hum. Khoá nhập thất được tổ chức ở Viện Chenrezig là kỳ nhập thất như thế lần đầu tiên được tiến hành ở Tây phương và khoá nhập thất đầu tiên trong tổ chức FPMT (Hội Bảo vệ Truyền thống Đại thừa). Việc này xảy ra ở đó mỗi năm một lần – mỗi năm chỉ một lần!

Nếu bạn bị dày vò bởi tội lỗi trong đời mình, bạn có thể khắc phục cảm xúc đó bằng sự tịnh hoá khi tham dự khoá nhập thất này. Khoá nhập thất không chỉ trì tụng các thần chú với các sadhana, mà cũng bao gồm cả việc trì giữ Tám Giới luật Đại Thừa, nếu không mỗi ngày thì ít nhất cũng thường xuyên. Bất kỳ công đức nào mà bạn tích tập trong ngày đó sẽ tăng trưởng gấp 100.000 lần. Việc này trở nên một phương pháp dễ dàng và nhanh chóng để tịnh hoá, tích tập công đức bao la, thành tựu sự Giác ngộ và giải thoát chúng sinh khỏi nỗi khổ không thể tưởng tượng nổi và mau chóng đưa họ tới sự Giác ngộ.

Được tham dự một kỳ nhập thất mani (Thần chú Sáu-Âm) là một điều may mắn khó tin. Cho dù bạn không thể hiện diện trong toàn bộ khoá nhập thất, bạn cũng có thể tham dự hai tháng, một tháng hay ít nhất một vài tuần. Thậm chí bạn có thể chỉ nhập thất một tuần. Tôi đặc biệt hy vọng rằng khoá nhập thất này sẽ được tổ chức tại Mông Cổ, bởi thực phẩm chính của họ là thịt và quá nhiều thú vật bị giết mỗi ngày ở đó. Thực hành này trợ giúp để tịnh hoá điều đó. Sau khi các ngôi chùa của chúng tôi ở Mông Cổ được xây dựng xong, tôi hy vọng rằng hàng ngàn người sẽ tham dự các kỳ nhập thất mani tại đó. Dần dần, tôi mong muốn khoá nhập thất này cũng được tổ chức ở nhiều nơi khác tại phương Tây.

Khoá nhập thất này cũng ban phước cho quốc gia ở đó nó được tổ chức và đem lại rất nhiều sự an lạc, hạnh phúc và thịnh vượng.

Cho dù bạn hiểu biết giáo lý về cách thiền định về Bồ Đề Tâm, bạn vẫn cần thọ nhận những ân phước đặc biệt của vị Bổn Tôn, Đức Phật Bi mẫn. Bạn nhận những ban phước này bằng cách thực hiện việc thiền định và trì tụng mà chúng tôi thực hành trong khoá nhập thất mani. Như thế, việc trì tụng Om Mani Padme Hum là một phương pháp thể nhập Bồ Đề Tâm – để chuyển hoá tâm bạn thành Bồ Đề Tâm và làm cho việc bạn thiền định về Bồ Đề Tâm được hiệu quả.

Nói chung, theo kinh nghiệm của tôi, ở trụ xứ của tôi tại Solu Khumbu trong rặng Hymalayas tại Nepal, có những người sống cuộc đời họ trong việc trì tụng Om Mani Padme Hum nhưng không có chút ý niệm nào về tánh Không – ngay cả trên chữ nghĩa. Mặc dù họ không thể đọc và thậm chí không biết vần abc, họ có một lòng sùng mộ vĩ đại đối với lòng bi mẫn và Bồ Đề Tâm và sống cuộc đời họ trong việc trì tụng Om Mani Padme Hum. Những người như thế có một trái tim nồng nhiệt, hết sức thiện tâm, vô cùng bi mẫn. Đây là một bằng chúng từ kinh nghiệm của tôi rằng nó hữu hiệu trong việc chuyển hoá tâm thức thành một trái tim tốt lành và bi mẫn.

Không có Bồ Đề Tâm, bạn không thể đem lại hạnh phúc cho tất cả chúng sinh. Bạn không thể thực hiện những công việc toàn hảo cho tất cả chúng sinh; và bạn không thể thành tựu những phẩm tính toàn thiện về những sự chứng ngộ và ngừng dứt, thậm chí cho chính bạn.

Như thế, mọi người sẽ rất được hoan nghênh khi tham dự khoá nhập thất 100 triệu thần chú Om Mani Padme Hum.

(*) Đây là những nghiệp nặng tới nỗi chúng lập tức chín mùi thành một tái sinh trong cõi địa ngục khi nghiệp đời này cạn kiệt.

Năm nghiệp là: giết mẹ, giết cha, làm thân Phật chảy máu, giết A La Hán và gây chia rẽ trong Tăng Đoàn.



Chủ Nhật, 9 tháng 12, 2012

Nội chiến Bắc – Nam (Hoa Kỳ)

Huy Đức blog
Mùa hè năm 2005, tôi có dịp thăm thị xã Appomattox, bang Virginia, gần thủ đô Hoa Kỳ Washington DC. Đây là một địa điểm lịch sử, quanh năm đông khách du lịch. Sân bay, ga xe lửa ở gần. Bãi xe bus rộng. Khắp các bang nước Mỹ đổ về đây. Và mỗi ngày, hàng trăm khách quốc tế, đổ đến, từ Nhật Bản, châu Âu, Mỹ la tinh, Úc …
Nơi đây, hơn 140 năm trước, vào năm 1865, Bắc – Nam, cuộc nội chiến bi thảm Bắc – Nam Hoa Kỳ, sau 4 năm diễn ra quyết liệt, đã kết thúc với cuộc đầu hàng của quân phía Nam trước đại diện quân phía Bắc. Từ đó, thị trấn nhỏ Appomattox trở thành di tích lịch sử lớn, đánh dấu thời điểm chấm dứt nội chiến, mở ra thời kỳ thống nhất đất nước, để từ đó Hoa Kỳ gắn bó dân tộc và mở rộng bờ cõi, trở nên cường quốc số 1, hùng mạnh nhất thế giới cả về chính trị, quân sự, kinh tế – tài chính lẫn văn hóa, giáo dục.
Cả thị trấn Appomattox trở thành bảo tàng sống, mang tên Công viên Quốc gia Lịch sử – National Historical Park.
Trung tâm là ngôi nhà Courthouse, nơi đại diện 2 bên gặp nhau, được giữ nguyên như cũ, nằm ngay giữa thị trấn, cạnh là nhà lưu niệm, giữ lại vô vàn kỷ vật: quân phục, giày mũ, vũ khí, huân chương, quân hàm, quân hiệu, cờ từng đơn vị, bản đồ, tranh vẽ các trận chiến, chân dung, đồ họa, ảnh… về cuộc nội chiến. Cạnh đó là cửa hàng lưu niệm luôn đông khách, bán sách, tranh, tượng, đĩa DVD, băng ghi âm, áo thể thao, đĩa, cốc in hình lịch sử, bưu ảnh. Còn có phòng chiếu phim và một sân khấu ngoài trời để xem kịch, nghe hòa nhạc…
Cuộc đi thăm Appomattox để lại trong tôi một ấn tượng rất sâu, rất đậm. Anh bạn đại tá hải quân Mỹ Collins và anh bạn nhà báo Mỹ Andrew say sưa kể cho tôi những chuyện xúc động về cuộc nội chiến, về tác dụng lịch sử của việc chấm dứt nội chiến, xóa bỏ nguy cơ chia thành 2 quốc gia, tạo nên sự thống nhất và củng cố quốc gia Hoa Kỳ một cách vững chắc và mạnh mẽ liên tục cho đến ngày nay.
Từ sau khi thăm bảo tàng sống này, đã 5 năm nay, cứ đến tháng 4, nhớ đến ngày 30 tháng 4 ở nước ta, tôi lại nhớ đến tháng 4 năm 1865 ở Hoa Kỳ, cách nhau đúng 110 năm. Cùng vào tháng 4, cùng vào cuối mùa xuân, tiếng súng nội chiến bi thảm, quân miền Bắc và quân miền Nam bắn giết nhau chấm dứt, quân miền Nam đầu hàng quân miền Bắc. Nhiều điểm giống nhau. Nhưng cũng nhiều điều khác hẳn nhau. So sánh, đối chiếu thấy có khá nhiều điều bổ ích.
Hoa Kỳ lập quốc từ ngày 4 tháng 7 năm 1776 với bản Tuyên Ngôn Độc Lập lịch sử, kết thúc cuộc chiến chống đế quốc Anh, giải thoát 13 vùng đất thuộc địa của nước Anh. George Washington là Tổng thống đầu tiên của Hợp Chúng Quốc Mỹ (United States of America). Hiến pháp Hoa Kỳ do Thomas Jefferson khởi thảo được thông qua ngày 17-9-1787.
Hoa Kỳ được tạo nên bởi nhiều vùng khác biệt, do dân tứ xứ nhập cư, chủ yếu là từ hơn gần chục nước châu Âu: Anh, Ireland, Pháp, Bồ Ðào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Đức, Ba Lan, Hy Lạp… cùng với hàng chục thổ dân bản địa tạo thành, với nhiều tiếng nói khác nhau…
Do đất rộng, lại tốt, chăn nuôi, trồng trọt phát triển nhanh, các chủ trại đưa đông đảo dân nghèo châu Phi sang khai khẩn, mở ra những nông trại lớn ở phìa Nam, tạo nên cuộc buôn bán nô lệ quy mô lớn với những công ty chuyên tuyển mộ, vận chuyển, mua, nhượng, thuê, bán nhân lực lao động, gồm hàng trăm, hàng nghìn rồi hàng vạn, chục vạn người da đen từ châu Phi…
Dẩn dần 2 vùng Bắc và Nam có những đặc điểm khác nhau. Miền Bắc phát triển mạnh công nghiệp, điện lực, cơ khí, đường xá, giao thông, vận tải, đường bộ, đường sắt, hải cảng, thu hút hầu hết dân di cư từ châu Âu.
Miền Nam đất rộng, phì nhiêu, mở nhiều nông trại lớn dùng hơn 85% dân nô lệ nhập cư, trồng lúa mì, trồng bông, chăn nuôi quy mô lớn ngựa, cừu, bò. Tôn giáo, dân tộc giữa Bắc Nam cũng có những khác biệt.
Vào những năm 1850, quốc hội Mỹ thảo luận vấn đề thực hiện giải phóng nô lệ, nghiêm cấm việc buôn bán con người. Thế là có sự phân hóa. Các đại biểu các bang miền Bắc muốn nghiêm cấm ngay, triệt để. Các đại biểu miền Nam không phản đối, nhưng muốn trì hoãn để kéo dài, vin cớ nạn buôn bán nô lệ tuy không hợp đạo lý nhưng là động lực quan trọng cho phát triển kinh tế, có lợi cho mọi người, cứu cả người nô lệ khỏi chết đói; cho nên chỉ cần làm ngay là đối xử nhân đạo, không đánh đập chửi bới nô lệ, sau này sẽ hay.
Cuộc tranh luận gay gắt, đến hồi bế tắc khi Abraham Lincoln trúng cử Tổng thống Liên bang. Ông là người đề xướng dứt khoát việc hủy bỏ ngay nạn phi nhân này. Thế là đại diện 11 bang phía Nam tuyên bố ly khai thành các Cộng đồng phía Nam – Confederations – tách khỏi 23 bang phía Bắc vẫn ở trong Union – Hợp Chúng quốc.
Trận chiến diễn ra suốt 4 năm, trên những chiến tuyến di động, nằm khoảng giữa và ở về phía Đông Hoa Kỳ. Có hồi miền Nam thắng thế, kéo theo 7 bang về phía mình là: Bắc Carolina, Alabama, Florida, Georgia, Louisana, Mississipi và Texas. Từ đầu năm 1865 thắng lợi nghiêng hẳn về phía Bắc đông người hơn, lại do công nghiệp cung cấp nhiều vũ khí trang bị tốt, xe lửa, tầu chiến, pháo binh mạnh hơn.
Mùa Xuân 1865, quân miền Bắc do tướng Ulysses S. Grant là tổng chỉ huy, lúc ấy ông 43 tuổi, đánh chiếm thành phố Richmond, thủ phủ bang Virginia, cũng là thủ phủ của Miền Nam, (gần cuối tháng 3), và 2 tuần lễ sau vây chặt đội quân lớn của đại tướng Robert F. Lee, tổng chỉ huy quân miền Nam, giáng đòn quyết định ở hẻm núi gần Appomattox, khiến quân miền Nam bị cạn lương thực, không thể chờ quân tiếp viện còn ở xa, buộc phải đầu hàng ngày 9-4-1865.
Trong 4 năm nội chiến, số quân của 2 bên lúc cao nhất lên đến 2 triệu 800 ngàn quân, quân miền Bắc chừng 1 triệu 6, quân miền Nam chừng 1 triệu 2. Tổn thất cả 2 bên là 628 ngàn binh lính tử trận. Số dân miền Bắc chừng 24 triệu, số dân miền Nam chừng 11 triệu, khi chiến tranh kết thúc.
Cuộc viếng thăm khu Vườn Lịch sử Quốc gia Appomattox để lại ấn tượng sâu đậm nhất là cảnh đầu hàng đã diễn ra rất cảm động, gây bất ngờ lớn cho quân miền Nam bại trận. Cảnh này được kể lại, tái tạo bằng nhiều tranh vẽ, phóng sự, tường thuật tại chỗ bởi các phóng viên báo chí hồi ấy. Chỉ tiếc rằng hồi ấy máy ảnh còn thô sơ, nặng nề, chưa có máy quay phim, máy ghi âm.
Đại thể cuộc nội chiến Hoa Kỳ kết thúc rất độc đáo, không giống bất kỳ cuộc chiến nào khác, rất đẹp, cảm động, rất có hậu.
Đó là đêm 8-4-1865, đội quân chủ lực của miền Nam do tướng Gordon chỉ huy ở trong tình trạng tuyệt vọng, Tướng Gordon gửi báo cáo cho tướng R. Lee ở gần đó: “Chúng tôi đã chiến đấu bằng mọi khả năng. Thưa Đại tướng, chúng tôi không thể làm gì hơn”. Tướng Lee triệu tập gấp bộ Tham mưu, lắc đầu rầu rĩ: “Tình hình này, tôi không thể làm gì hơn là đến gặp tướng Grant để đầu hàng”. Nơi hẹn gặp nhau là ngôi nhà nhỏ mang tên Courthouse giữa thị trấn Appomattox gần đó.
Nửa giờ sau tướng Grant có mặt. Ông cố tình mặc cực kỳ giản dị, không quân phục, không huân chương, không mang kiếm, ủng đầy bùn, áo khoác đen. Tướng Lee mặc quân phục tươm tất chào trình diện. Tướng Grant bắt tay, mời ngồi. Tướng Lee đề nghị tướng Grant đề ra những điều kiện đầu hàng. Tướng Grant đã nghĩ kỹ, liền thảo xong ngay rồi đưa cho tướng Lee yêu cầu xem lại và có ý kiến gì không. Tướng Lee đọc to, chậm rãi: “… vũ khí, đại bác, tài sản công phải liệt kê, sắp xếp, giao nộp đủ, trừ kiếm, súng ngắn cá nhân của sỹ quan; lừa ngựa và tư trang của sỹ quan, binh lính được phép giữ lại. Giao nộp xong, mọi sỹ quan binh sỹ đều được trở về nguyên quán. Họ sẽ không bị cơ quan công quyền nào quấy nhiễu với điều kiện tôn trọng lệnh đầu hàng và mọi luật lệ địa phương…”. Lừa ngựa rất cần cho nghề nông ở miền Nam ai mang theo được phép mang về.
Tướng Lee tươi tỉnh hẳn lên, vui mừng hiểu ra rằng quân lính của mình không bị giam giữ như tù binh chiến tranh, không bị làm nhục, hành hạ, cũng không ai bị ra tòa về tội phản loạn.
Cuối cùng tướng Grant hỏi tướng Lee có cần điều gì không? Tướng Lee cám ơn: “Thưa những điều này sẽ làm quân lính tôi rất lên tinh thần. Chỉ có một vấn đề khẩn cấp là chúng tôi cạn sạch lương thực …”. Tướng Grant đáp ứng ngay, ra lệnh xuất lập tức 25 ngàn khẩu phần cho đội quân phía Nam.
Họ siết chặt tay nhau, dơ tay chào nhau để từ biệt.
Trên chiến tuyến còn khói lửa, tin chấm dứt chiến tranh lan cực nhanh, binh sỹ miền Bắc hò hét, tung mũ, ôm nhau, hôn nhau, nhiều nơi bắn súng loạn xạ ăn mừng chiến thắng. Đại tướng U. Grant liền ra lệnh ngừng ngay những biểu hiện ồn ào. Ông ra nghiêm lệnh “Quân miền Nam đã đầu hàng; Chúng ta không được phép reo vui trên thất bại đau buồn của họ.” Ông giải thích cho toàn quân: “Chúng ta phải giữ trọn vẹn tình anh em trong cộng đồng dân tộc Hoa Kỳ”. Ông nói thêm “Điều cả nước ăn mừng là các bang miền Nam đã trở về lại trong Union – Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ – gồm các bang anh em bình đẳng”.
Thủ tục chấm dứt chiến tranh được cử hành sau đó 3 ngày, vào sáng 12-4, trong một khu rừng cạnh Appomattox. Tướng Chamberlain chỉ huy đội quân miền Bắc. Tướng Gordon, 4 lần bị thương, chỉ huy 28 ngàn quân miền Nam đến nộp súng, đại bác, xe cộ, quân kỳ các đơn vị…
Khi mọi việc bàn giao xong, tướng Chamberlain đột nhiên hô lớn: “Tập họp! Nghiêm! Bồng súng! Chào!”. Tiếng kèn vang lên, thế là quân lính miền Bắc thẳng người bồng súng tay phải đặt ngang ngực, mắt nhìn thẳng, nhiều đôi mắt đẫm lệ vì xúc động, kính chào những người anh em miền Nam của mình vừa buông súng.
Một bức tranh màu tuyệt đẹp hình tướng Gordon cưỡi con ngựa trắng quỳ gối, tuốt gươm trần chúc mũi chào đội quân thắng trận, và đội quân thắng trận bồng súng chào tạm biệt những người anh em miền Nam của mình.
Vâng, thực tế lịch sử tháng 4 – 1865, 145 năm về trước trên đất Hoa Kỳ là như thế. Phải là một dân tộc trưởng thành, chuộng tình nghĩa, đậm tình nhân ái, ngấm sâu tình tự dân tộc, mới có những cung cách xử sự cao thượng đến vậy. Điều này giải thích vì sao một dân tộc rất trẻ, mới hình thành có vài trăm năm, qua nội chiến bi thảm, đã cố kết chung lòng chung sức xây dựng thành công một cường quốc hùng mạnh bậc nhất thế giới.

Thứ Hai, 3 tháng 12, 2012

Fukuzawa Yukichi


 

Fukuzawa Yukichi
1835-1901

Mọi người sinh ra đều bình đẳng, nếu có sự khác biệt là do học vấn
 Người ta thường nói: "Trời không tạo ra người đứng trên người và cũng không tạo ra người đứng dưới người." Kể từ khi tạo hoá làm ra con người thì tất cả sinh ra đều bình đẳng, mọi người đều có tư cách, có địa vị như nhau, không phân biệt đẳng cấp trên dưới, giàu nghèo.
Loài người - chúa tể của muôn loài - bằng hoạt động trí óc và hoạt động chân tay mà biến mọi thứ có trên thế gian thành vật có ích cho bản thân mình. Nhờ thế mà thoả mãn được nhu cầu ăn, mặc, ở, sống tự do theo ý muốn và không làm phiền, làm cản trở cuộc sống của đồng loại. Con người có thể sống yên ổn, vui vẻ trên thế gian. Đó là ý Trời, là niềm hi vọng của Trời đối với con người.
Vậy mà nhìn rộng ra khắp xã hội, cuộc sống con người luôn có những khoảng cách một trời một vực. Đó là khoảng cách giữa người thông minh và kẻ đần độn; giữa người giàu và người nghèo; giữa tầng lớp quý tộc và tầng lớp hạ đẳng.
Như thế là tại làm sao? Nguyên nhân thực ra rất rõ ràng.
Cuốn sách dạy tu thân "Thực ngữ giáo" có câu: "Kẻ vô học là người không có tri thức, kẻ vô tri thức là người ngu dốt." Câu nói trên cũng có thể hiểu: Sự khác nhau giữa người thông minh và kẻ đần độn là ở chỗ có học hay vô học mà thôi.
Trên thế gian có cả việc khó lẫn việc dễ. Người làm việc khó được coi là người quan trọng. Người làm việc dễ thường có địa vị thấp, bị coi thường. Công việc cần sự khổ nhọc về tinh thần được xem là việc khó, còn lao động chân tay là việc dễ. Vì thế, học giả, quan chức chính phủ, giám đốc các công ty lớn, chủ trang trại sử đụng nhiều nhân công... là những người có địa vị cao, quan trọng. Và một khi đã là những người có địa vị, quan trọng thì đương nhiên gia đình họ cũng giàu sang sung túc đến mức tầng lớp hạ đẳng nằm mơ cũng không được. Tuy vậy, nếu suy nghĩ kỹ lưỡng gốc rễ của vấn đề thì chỉ có một nguyên nhân. Đó chảng qua là do có chịu khó học hay không mà thôi, chứ có người nào được trời phú cho đâu. Ngạn ngữ có câu: "Trời không ban cho con người phú quý. Chính con người tạo ra giàu sang phú quý." Có nghĩa là Trời nhìn vào kết quả hoạt động, lao động của con người để ban thưởng.
Như tôi đã đề cập: Ở con người vốn dĩ không có chênh lệch sang hèn, giàu nghèo. Vì thế, có thể nói rằng: người chịu khó học, hiểu biết nhiều sẽ trở thành người quan trọng, sống sung túc; người vô học sẽ trở thành con người thấp hèn, nghèo khổ.

Học những môn thiết thực cho cuộc sống

Học vấn là gì? Đó không phải là học chỉ cốt để hiểu câu khó, chữ khó; càng không phải là việc học chỉ để giải nghĩa văn cổ, đọc thơ, vịnh thơ. Học như vậy không có ích gì cho cuộc sống cả.   
Học vấn là gì? Đó không phải là học chỉ cốt để hiểu câu khó, chữ khó; càng không phải là việc học chỉ để giải nghĩa văn cổ, đọc thơ, vịnh thơ. Học như vậy không có ích gì cho cuộc sống cả.
Đọc các tác phẩm văn học cũng là để động viên an ủi lòng người, như thế chảng phải là môn học có ích cho cuộc sống đó sao? Nhưng tôi không nghĩ rằng văn học là môn học quan trọng đến mức "phải thờ phụng nó" như các thầy dạy Hán văn, Cổ văn thường nhấn mạnh. Trong cuộc sống, tôi hầu như không thấy thầy dạy Hán văn nào có được tài sản đáng kể, cũng như các thương gia vừa giỏi thơ phú vừa thành công trong kinh doanh lại càng hiếm.
Với lối học như hiện nay, chỉ tăng thêm sự lo lắng trong các bậc phụ huynh, nhà nông... những người hết lòng chăm lo việc học tập của con cái: "Chúng nó cứ học theo kiểu này, chắc có ngày tán gia bại sản mất." Điều đó đúng. Vì lối học này không thực tế, không thể áp dụng kết quả học tập vào thực tiễn cuộc sống.
Vậy thì giờ đây chúng ta phải học cái gì và học như thế nào?
Trước hết phải học những môn học thực dụng cần thiết cho cuộc sống hằng ngày. Ví dụ: phải thuộc lòng bảng 47 chữ cái Kana. Học cách soạn thảo thư từ, ghi chép trương mục kế toán. Sử dụng thành thạo bàn tính. Nhớ cách cân đong, đo, đếm. Tiếp đến là phải học các môn như Địa lý để biết được phong thổ Nhật Bản và các nước trên địa cầu. Vật lý là môn học giúp ta phân biệt được tính chất của mọi vật thể trong thiên nhiên, qua đó tìm ra tác dụng của nó. Học Sử vì đây là môn học giúp ta hiểu biết cặn kẽ mọi sự kiện ghi trên niên biểu lịch sử, qua đó chúng ta có thể nghiên cứu quá khứ, hiện tại của mọi quốc gia. Học Kinh tế là môn giải đáp cho chúng ta mọi vấn đề liên quan đến việc chi tiêu trong mỗi gia đình cũng như nền tài chính của cả quốc gia. Học môn Đạo đức, môn này giúp ta hiểu về hành vi, hành động của bản thân, hiểu cách cư xử, cách giao tiếp, cách sinh hoạt giữa người với người.

Cá nhân có độc lập thì gia đình mới độc lập. Và như thế quốc gia cũng độc lập.  

Để học các môn này, cần thiết phải đọc tất cả các quyển sách của châu Âu đã được dịch ra tiếng Nhật. Đối với các bạn trẻ có khả năng thì tôi khuyên nên đọc trực tiếp các nguyên bản bằng tiếng Anh, Pháp, Đức. Khi học phải nắm được nội dung chủ yếu của môn học, trên cơ sở đó phải hiểu được bản chất cơ bản của mọi sự vật. Học như vậy mới có ích cho cuộc sống. Đó là "Thực học" mà ai cũng phải học, là học vấn mà hết thảy mọi người đều phải tự trang bị, không phân biệt đẳng cấp, khoảng cách giàu nghèo.
Chính việc tự trang bị kiến thức này, từng cá nhân trên cơ sở làm trọn trọng trách của mình, sẽ điều hành quản lý tốt gia nghiệp được giao.
Cá nhân có độc lập thì gia đình mới độc lập. Và như thế quốc gia cũng độc lập.

Học để hiểu "Thế nào là làm tròn công việc của mình"

Cái mà họ goi là "đền ơn, báo đáp đất nước" là gì? Chắc là họ muốn nói rằng nhờ có chính quyền này mà dân chúng mới được sống thanh bình, yên ổn làm ăn, không phải lo sợ kẻ xấu. Thế nhưng lập ra pháp luật, bảo vệ dân chúng giữ gìn an ninh... là công việc, là nghĩa vụ đương nhiên của chính quyền. Không thể coi đó là sự ban ơn, không thể coi đó là lòng tốt để rồi bắt dân phải hàm ơn, không thể coi đó là lòng tốt để rồi bắt dân phải hàm ơn hay báo đáp lại chính quyền.
Dưới thời Mạc phủ, giữa tầng lớp Võ sĩ và tầng lớp thường dân có sự phân biệt sâu sắc. Võ sĩ ra sức lộng quyền, coi nông dân và thị dân như những kẻ tội phạm. Chúng còn đặt ra luật "chém trước, xử sau". Theo luật này, người dân chỉ cần có biểu hiện trái ý Võ sĩ là lập tức bị hành quyết tại chỗ. Tính mạng của dân không khác sâu bọ, cho sống thì được sống, bảo chết thì phải chết.
Ngược lại, nông dân và thị dân lúc nào cũng phải cúi lạy, nhường lối tránh chỗ cho Võ sĩ dù chẳng có quan hệ, duyên nợ gì. Ngựa mình nuôi nhưng bị cấm cưỡi. Thật đáng căm giận.
Mối quan hệ giữa Võ sĩ và thường dân là quan hệ "giữa cá nhân với cá nhân" mà đã bất công đến như vậy, thử hỏi quan hệ giữa chính phủ và nhân dân là quan hệ giữa "tập thể với tập thể" sẽ như thế nào? Các bạn hãy cùng tôi xem xét.
Có thể nói: Mối quan hệ giữa chính phủ với nhân dân còn tệ hại hơn nhiều. Không chỉ chính quyền trung ương Mạc phủ, mà tại các địa phương, các lãnh chúa điều lập ra chính phủ con trên lãnh địa mình cai quản, mặc sức hà hiếp bóc lột dân chúng, mọi quyền con người của người dân đều không được thừa nhận. Thi thoảng lắm, các lãnh chúa ra vẻ từ bi đưa ra một vài chính sách tử tế (thực ra chỉ khi bị các lãnh chúa vùng khâc âm mưu thôn tính lãnh địa của mình thì họ mới làm thế), nhưng cũng chỉ nhằm mị dân nhất thời mà thôi.
Quan hệ giữa chính phủ và nhân dân, như tôi nói ở đoạn trên, chỉ khác nhau ở tình trạng giàu nghèo, mạnh yếu. Còn quyền lợi  thì hoàn toàn ngang nhau.
Người nông dân làm ra thóc gạo, nuôi sống con người; người thị dân buôn bán, lưu thông hàng hoá mạng lại sự tiện lợi trong cuộc sống. Đó là công việc của bản thân họ.
Mặt khác, chính phủ đặt ra luật lệ, trấn áp kẻ bất lương, bảo vệ dân lành. Đó là công việc phải làm của chính phủ.
Để làm việc này, chính phủ cần nhiều tiền. Nhưng chính phủ lại không tự làm ra được lúa gạo, không có tiền nong. Vì thế nông dân và thị dân nộp thuế, nộp thóc, tạo ra nguồn ngân sách cho chính phủ.
Hai phía, dân và chính phủ bàn bạc cùng nhau thoả thuận về nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi bên như nêu trên. Quan hệ giữa nhân dân và chính phủ là quan hệ như vậy.
Nộp thóc, đóng thuế, làm theo pháp luật là nghĩa vụ và trách nhiệm của dân.
Thu đủ thóc, đủ thuế, sử dụng đúng và công khai nguồn tài chính, bảo vệ dân là nghĩa vụ và trách nhiệm của chính phủ.
Nếu cả hai phía đều thực hiện đúng nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi bên như trên đây thì chẳng có gì để mà nói. Vì hai bên, bên nào bên nấy cũng đều làm đúng bổn phận của mình, chính phủ không làm phiền dân và dân cũng không làm phiền chính phủ.
Không còn cảnh bị "cùm chân, cùm tay" về tinh thần và vật chất.
Trong xã hội Mạc phủ Tokugawa, người ta đã tôn chính quyền thành "Đấng bề trên". Mỗi khi "Đấng bề trên" vi hành thì tiền nhà trọ cũng không trả, tiền đò qua sông cũng không thanh toán, tiền công người phục dịch cũng không trao, ngược lại còn đòi hỏi các nơi phải chi tiền rượu chè. Thật là hết chỗ nói. Các lãnh chúa, quan chức chính quyền nghĩ ra đủ trò để tiêu xài, làm cạn kiệt nguồn tài chính. Và để tiếp tục có tiền tiêu xài, họ liền đặt ra đủ loại sắc thuế bắt chẹt dân, buộc dân phải đóng góp. Dân chúng kêu ca, họ nguỵ biện rằng đó là sự "đền ơn, báo đáp đất nước".

Cái mà họ goi là "đền ơn, báo đáp đất nước" là gì? Chắc là họ muốn nói rằng nhờ có chính quyền này mà dân chúng mới được sống thanh bình, yên ổn làm ăn, không phải lo sợ kẻ xấu. Thế nhưng lập ra pháp luật, bảo vệ dân chúng giữ gìn an ninh... là công việc, là nghĩa vụ đương nhiên của chính quyền. Không thể coi đó là sự ban ơn, không thể coi đó là lòng tốt để rồi bắt dân phải hàm ơn, không thể coi đó là lòng tốt để rồi bắt dân phải hàm ơn hay báo đáp lại chính quyền. Nếu như chính quyền nghĩ như vậy thì ngược lại người dân sẽ nói rằng: Chính quyền phải hàm ơn dân và báo đáp cho dân mới phải, vì chính quyền sống bằng tiền thuế, tiền thóc lúa do dân đóng, cớ vì sao lại có chuyện ngược đời như thế được?

Thực ra bên nào cũng nhận "ơn" của bên kia. Đó là sự có đi, có lại.
Không có đạo lý nào buộc dân phải hàm ơn chính quyền mà chính quyền lại không cần phải hàm ơn dân cả.
Vì sao tập quán xấu này vẫn diễn ra trong cuộc sống hằng ngày? Đó là vì chính quyền miệng nói bình đẳng nhưng không hiểu bình đẳng, lợi dụng chênh lệch giàu nghèo, mạnh yếu, sử dụng quyền lực chèn ép quyền lợi của dân lành.
Đã là con người thì phải thường xuyên nhớ rằng: mọi người sinh ra đều bình đẳng về tư cách và quyền lợi. Đây là điều quan trọng nhất. Ở châu Âu, người ta gọi là reciprocity, tức là quan hệ có đi có lại, có tác động lẫn nhau, lợi ích song phương.
Trong Phần một, tôi viết tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng, có cùng địa vị cùng tư cách có nghĩa là như vậy.

Học để dám nói lên chính kiến và thực hiện đầy đủ bổn phận với đất nước

Kể từ khi thiết lập chế độ quân chủ (1), nền chính trị Nhật Bản đã có những thay đổi mạnh mẽ. Về đối ngoại, chính phủ đã bang giao với ngoại quốc trên cơ sở công pháp quốc tế. Về đối nội, chính phủ đã mang lại tinh thần “tự do, độc lập” cho dân chúng. Người dân chúng ta đã được phép mang đầy đủ họ và tên; được phép cưỡi ngựa... Đó là sự thay đổi to lớn kể từ thưở lập quốc, tạo cơ sở bình đẳng về địa vị giữa các thành phần Võ sĩ (samurai), Nông, Công, Thương trong xã hội (2)
Chế độ đẳng cấp - địa vị của một người được quy định trước cả khi người đó ra đời – đã hoàn toàn bị xóa bỏ (3).
Những kháng nghị hợp lòng dân, đúng đạo Trời, dù có phải đổi cả tính mạng chúng ta cũng phải tranh đấu. Đây là bổn phận mà mỗi người dân chúng ta phải thực hiện đối với đất nước.  
Từ nay trở đi địa vị xã hội của cá nhân sẽ được quyết định tuỳ theo tài năng, phẩm cách và vai trò của mỗi người. Quan chức chính quyền được bổ nhiệm theo tài năng và nhân cách và là người thực thi luật pháp cho chúng ta.
Chúng ta kính trọng họ theo lẽ đó, chứ không phải chúng ta kính trọng chức vụ và thành phần xuất thân của họ. Chúng ta không phải tuân theo con người họ. Chúng ta chỉ tuân thủ Luật pháp (Quốc pháp) mà họ đang thừa hành.
Dưới thời chính quyền phong kiến Mạc phủ, người dân chúng ta luôn phải khiếp sợ, né tránh, cúi rạp mình trước các Tướng quân (4). Ngay cả lũ ngựa của các Tướng quân cũng làm chúng ta hoảng sợ không dám đi chung đường với chúng; bầy chim cắt dùng nhử mồi khi các Tướng quân đi săn bắn, cũng làm chúng ta khiếp đảm, phải cúi lạy phải phủ phục cho đến khi lũ chim bay khuất mới dáng ngẩng đầu đứng lên đi tiếp. Người ta đã buộc chúng ta phải quen, phải sợ những thứ được coi là “luật lệ”, “tập quán” hà khắc ấy. Giờ đây nghĩ lại ai ai cũng cảm thấy kinh tởm.
Những thứ “luật lệ”, “tập quán” đặt ra một cách vô cớ đó, không phải là luật pháp hay quốc pháp để chúng ta phải tuân thủ. Chúng là những thứ đã cướp đoạt mọi quyền tự do của chúng ta. Chúng là những thứ được đặt ra để gieo rắc nỗi sợ hãi trong chúng ta trước uy quyền của chế độ phong kiến Mạc phủ và nhằm để che đậy bản chất lộng hàng, không minh bạch của chính chế độ đó.
Giờ đây, toàn bộ cái chế độ và luật lệ ngu xuẩn ấy đã bị xóa sổ. Vì thế, không lẽ gì chúng ta cứ phải sợ bóng sợ viá các cấp chính quyền đó mãi.
Nếu có gì bất mãn với chính quyền hiện tại, chúng ta phải kháng nghị, tranh luận một cách đường đường chính chính. Tại sao chúng ta chỉ dám nói xấu, kêu ca sau lưng họ mà không dám chỉ mặt vạch tên.
Những kháng nghị hợp lòng dân, đúng đạo Trời, dù có phải đổi cả tính mạng chúng ta cũng phải tranh đấu. Đây là bổn phận mà mỗi người dân chúng ta phải thực hiện đối với đất nước.

Học để hiểu “Trách Nhiệm” của bản thân

Như tôi đã nói ở trên kia, “độc lập và tự do” dựa trên đạo lý của Trời đã trở thành nguyên tắc trong từng người cũng như của cả quốc gia chúng ta. Nếu như có kẻ gây phương hại đến nguyên tắc này thì dù có phải biến cả thế giới thành kẻ thù, chúng ta cũng không sợ, huống hồ chúng ta lại phải sợ một số quan chức chính phủ lộng quyền?
Giờ đây, chúng ta đã xác lập được tinh thần cơ bản: mọi người dân đều bình đẳng, vì thế chúng ta hãy yên tâm phát huy hết mọi khả năng sức lực và trí tuệ của mình.
Mỗi người đều có mỗi bổn phận, do đó phải tự vun đắp tài năng, rèn luyện nhân cách sao cho xứng đáng với bổn phận đó. Để làm được điều này, ai ai cũng phải học chữ, học ngôn ngữ. Có chữ, biết ngôn ngữ sẽ lý giải được mọi đạo lý của sự vật.
Phẩm cách của dân rơi vào vòng ngu tối, vô học thì luật pháp của chính phủ cũng trở nên hà khắc. Nhưng nếu quốc dân có chí học hành, tiếp thu văn minh thì không có cách nào khác, chính phủ cũng sẽ phải quảng đại, nhân đạo.
Luật nước hà khắc hay quảng đại hoàn toàn tùy thuộc vào thái độ, phẩm cách của quốc dân.  
Nói đến đây chắc các bạn sẽ hiểu giúp tôi rằng: Học vấn là vấn đề cấp bách biết nhường nào.
Hiện nay, tầng lớp thường dân cũng đã sánh vai ngang hàng với tầng lớp Võ sĩ (samurai), cho nên con đường được lựa chọn vào các chức vụ trong chính quyền cũng mở ra cho chúng ta nếu chúng ta có tài.
Chúng ta phải tự giác trước bổn phận của bản thân, không chạy theo những hành động rồi dại, phải cẩn trọng.
Tôi chắc rằng không ai đáng thương hại hơn là những người vô trí thức, nhưng không hiểu lẽ phải, và cũng không ai khó giao tiếp hơn những người ấy. Vì không có tri thức, không có năng lực tự thức tỉnh nên họ căm ghét oán giận những người giàu có chính đáng, đôi khi họ tập hợp thành bầu đoàn đi đánh cướp.
Bản thân họ được luật pháp bảo vệ, những hễ cứ cảm thấy bất lợi cho mình thì họ lại thản nhiên vi phạm, ngang nhiên phá luật.
Lại có không ít người, có được chút ít tài sản, tiền bạc thì chỉ lo tích trữ, cất giấu, không bao giờ suy nghĩ đầu tư cho con cháu học hành. Vì thế con cháu họ chỉ biết ăn chơi, lêu lổng, dốt nát và cứ thế tiêu pha tàn phá tài sản của ông cha mình.
Đối với những người như vậy, không thể mang đạo lý ra để giảng giải mà chỉ có cách là dùng uy lực đe dọa chứ không có cách nào khác. Ám chỉ điều này, người phương Tây có câu tục ngữ: “Dân ngu tự chuốc lấy chính sách bạo tàn.” Người dân tử tế nghiêm túc thì chúng phủ cũng buộc phải tử tế nghiêm túc.
Nước Nhật chúng ta có dân, trên dân có chính phủ. Phẩm cách của dân rơi vào vòng ngu tối, vô học thì luật pháp của chính phủ cũng trở nên hà khắc. Nhưng nếu quốc dân có chí học hành, tiếp thu văn minh thì không có cách nào khác, chính phủ cũng sẽ phải quảng đại, nhân đạo.
Luật nước hà khắc hay quảng đại hoàn toàn tùy thuộc vào thái độ, phẩm cách của quốc dân.
Có người dân nào lại mong muốn một chế độ chính trị tàn bạo?
Có người dân nào lại mong cho đất nước kém phát triển?
Có người dân nào lại mong cho nước mình bị ngoại bang khinh miệt?
Không và không thể có. Đó là tình con người trong mỗi chúng ta.
Nếu như ai ai cũng có một lòng một dạ báo đáp cho Tổ quốc, nơi mình sinh thành thì chúng ta không bao giờ phải lo nghĩ hay bất an đến tương lai, đến tiền đồ của Nhật Bản. Mục đích của chúng ta chỉ có một: giữ gìn hòa bình cho đất nước.
Do vậy, điều quan trọng hơn bất kỳ điều gì khác là mỗi người chúng ta ai ai cũng phải học hành, mở mang tri thức, mài giũa tài năng, nhân cách sao cho xứng với bổn phận của mình.
Ngược lại, chính phủ phải có trách nhiệm soạn thảo và thông báo đến mọi người dân những chính sách dễ hiểu. Mục tiêu duy nhất của chính phủ là phải mang lại cuộc sống ấm no, yên ổn cho dân.
Nhân dịp khai trường “Keio Nghĩa thục” tại quê tôi, huyện Nakatsu tỉnh Oita, tôi chấp bút viết chương này đưa cho bạn bè, đồng hương xem. Nhiều bạn hữa, sau khi đọc xong, nói với tôi rằng: Bài viết này không chỉ cho bạn bè đồng hương tham khảo mà nên gửi tới bạn đọc gần xa nữa, như vậy sẽ có hiệu quả hơn, nên tôi đã cho in thành nhiều bản để các bạn đọc.
Tháng 2 năm Minh Trị thứ năm (tức năm 1871)
____________________________________
Chú thích:
(1) Tức là việc Nhật Hoàng Minh Trị lên cầm quyền, chấm dứt 265 năm cai trị của chính quyền phong kiến Mạc phủ ở Nhật Bản. Chính phủ Minh Trị đã mở ra một chương mới trong lịch sử Nhật Bản với công cuộc Minh trị Duy tân, hiện đại hóa Nhật Bản.
(2) Cho tới thời đó ở Nhật Bản chỉ có các võ sĩ (samurai) mới có quyền mang đầy đủ họ và tên. Còn mọi thành phần khác trong xã hội chỉ được đặt tên nhưng không được phép mang họ. Nhờ sự thay đổi này, người dân Nhật Bản mới biết được dòng họ, gia phả của mình. Cũng như vậy, ngoài tầng lớp Võ sĩ ra, không một ai được phép cưỡi ngựa – là phương tiện di chuyên duy nhất thời ấy.
(3) Tiếng Nhật gọi là mibun seido, chính sách do chế độ phong kiến Mạc phủ Tokugawa đề ra. Chính sách này phân chia xã hội thành 4 loại: Võ sĩ (samurai), Nông, Công, Thương hay còn gọi là Tứ giới và cấm không cho Tứ giới được thay đổi nghề nghiệp. Cha là Võ sĩ thì con cũng suốt đời là Võ sĩ, cha làm ruộng hay làm thợ thì con cháu cứ vĩnh viễn phải theo nghề đấy... Lại cấm không cho người dân được thay đổi chỗ ở, tự do di cư, ai ở nông thôn cứ phải ở nông thôn, ai ở thành thị cứ phải ở thành thị. Luật lệ của chế độ Mạc phủ cực kỳ nghiêm ngặt, người dân nào vì bất kỳ lý do gì mà tự động di cư, bắt được thì căng nọc khảo tra, dẫu có được dẫn giải về nguyên cư thì cũng đã khặc khừ gần chết vì roi vọt. Và chính sách này nhằm chủ yếu vào tầng lớp nông dân, buộc họ cứ phải ở nông thôn cầy ruộng để cung cấp thóc lúa cho Mạc phủ, nội có được bao nhiêu thóc lúa gặt về thì cũng phải chờ Võ sĩ đến lấy thuế đã, phần còn lại mới được phép xay ăn và làm vốn cho vụ tới. Nếu như không đủ số thóc thuế quy định thì phải bán vợ đợ con đi để đong kỳ đủ thóc thuế. Nông dân thời Mạc phủ chết đói liên miên bởi chế độ đẳng cấp này. (Nhật Bản tư tưởng sử, tập 2, trang 131. Nguyễn Văn Tần dịch.)
(4) Tiếng Nhật là sogun, chỉ người có chức vị và thực quyền cao nhất trong chính quyền Mạc phủ.

“Và như thế khó mà giữ được sự độc lập cho đất nước”

Đây là một phần trong cuốn Khuyến học của Fukuzawa Yukichi (1835-1901) - nhà tư tưởng lớn của Nhật Bản, người đã góp phần đưa Nhật Bản đến phú cường và văn minh. Tiêu đề của phần này vốn là "Thường xuyên tôi luyện chí khí tinh thần là rất quan trọng", song theo ý riêng của người gửi, câu cuối đặc biệt thích hợp khi dùng làm tiêu đề cho bài viết (gửi nhân ngày 2/9). Nếu bài viết "Nghĩ lại về độc lập dân tộc" của Phạm Hồng Sơn nhắc đến tư duy độc lập, thì bài này nhắc đến tính cách độc lập của quốc dân một nước. Những điều mà Fukuzawa Yukichi nói với người dân Nhật Bản cách đây chừng 130 năm dường như khá thích hợp để nói với người dân Việt Nam bây giờ. Người gửi: Nguyễn Trang Nhung
Như tôi đã trình bày, quan hệ giữa quốc gia với quốc gia là mối quan hệ bình đẳng. Nhưng người dân nước đó thiếu tinh thần tự chủ, thiếu chí khí độc lập thì khó có thể tranh đấu với thế giới để bình đẳng về quyền lợi với tư cách là một quốc gia độc lập.
Đó là do ba lý do dưới đây:

Thứ nhất, Quốc dân không có tính cách độc lập thì lòng yêu nước cũng hàm hồ, nông cạn, vô trách nhiệm.
Tính cách độc lập là gì? Là tính cách không dựa dẫm hay ỷ lại vào người khác. Việc của mình, mình phải tự lo giải quyết. Người có tính cách độc lập là người không bị chi phối hoặc chịu ảnh hưởng của người khác, tự mình bíết phân biệt sự thể đúng sai, phải trái, không phạm sai lầm trong hành động. Người độc lập về kinh tế là người có thể sống mà không cần sự viện trợ của người khác.
Nếu như toàn thể quốc dân, ai nấy đều chỉ tìm cách dựa dẫm hay ý lại vào nguời khác, không có tính cách độc lập thì khi ra xã hội cũng sẽ lại trở thành những kẻ chuyên ăn bám đục khoét tiền của của đất nước, của các tổ chức xã hội. Giữa cá nhân với cá nhân có lẽ cũng chẳng còn ai sẵn lòng giúp đỡ ai. Tất cả đều dửng dưng với nhau, có nhìn thấy người mù lòa qua đường cũng không một ai chìa tay ra giúp đỡ.
Cổ nhân có câu: "Dân thì phải tuân theo sự cai trị. Còn cai trị thế nào thì dân không cần phải biết". Câu này có nghĩa là ở trên đời, những người hiểu được đạo lý không nhiều. Chi bằng thiểu số người đó lên nắm chính trị, cai trị nhân dân, bắt dân phải tuần theo chính sách vạch ra là được. Không cần phải thông báo hay giải thích gì cả. Như thế tốt hơn là việc gì cũng phải giải thích, phải cắt nghĩa, mà có giải thích xong, cắt nghĩa xong thì đâu lại vào đấy như nước đổ đầu vịt vậy.
Đây là lời răn dạy của Khổng Tử. Nhưng lời răn này thật là phi lý, hoàn toàn xa rời thực tế.
Người có năng lực để có thể cai trị được dân chúng thật là ít ỏi. Trong cả ngàn người may ra mới có được một người. Giả dụ, dân số của một quốc gia nọ là một triệu người. Trong số đó chỉ có 1 nghìn người có trí thức. 999 nghìn người còn lại là những kẻ một chữ cắn đôi cũng chịu. Cứ cho rằng 1 nghìn người có trí tuệ đó cai trị số dân ngu dốt bằng tất cả lòng yêu thương, chăm bẵm họ như chăm bẵm bầy cừu. Và 999 nghìn người mù chữ này cũng một mực tuân theo lời răn dạy của "cha mẹ dân", sống trong cảnh ngu si hưởng thái bình. Cứ như thế, dần dần quan hệ giữa người cai trị và nhân dân sẽ trở thành quan hệ chủ nhân và khách ăn nhờ ở đậu. Mà đã là phận khách ăn nhờ ở đậu thì nhân dân (khách) cứ chỉ biết dựa vào chính phủ (chủ nhân). Người dân đâu cần màng tới việc nước, càng không chút mảy may lo lắng tới vận mệnh quốc gia. Việc quốc gia đã có chủ nhân lo rồi.
Và cũng giả dụ, quốc gia này bị nước ngoài gây hấn, chiến tranh bùng nổ. Và cứ giả thử là không có một người dân nào phản bội, bán mình cho nước ngoài. Vậy thì sự thể sẽ ra sao?
Từ trước tới nay, dân chúng như bầy cừu ngoan ngoãn nghe theo chính phủ và họ cũng chẳng có điều gì phải phàn nàn về chính phủ cả nhưng khi bảo họ phải hy sinh tính mạng để bảo vệ đất nước thì đừng tưởng rằng họ cũng sẽ một mực tuân theo. Tôi chắc rằng phần lớn sẽ tìm cách thoái thác, tìm cách bỏ trốn. Tức là khi có việc đại sự như lúc đất nước lâm nguy thì người dân chỉ biết lo cho sự an toàn của bản thân, không có lòng yêu nưuớc. Và như thế khó mà giữ được sự độc lập cho đất nước.

Trách nhiệm của "người đứng trên người"

Trong trích đoạn này của cuốn Khuyến học, Fukuzawa đề cập tới trách nhiệm của những "người đứng trên người" - đó là trách nhiệm của trí thức, những người có học vấn, có hiểu biết sâu rộng, điều khiến họ đứng cao hơn người khác - trước vận mệnh của quốc gia. Trí thức phải là người đi tiên phong làm gương khai sáng cho dân tộc, mà phải làm ở khu vực tư nhân, thay vì lao vào nhà nước kiếm bổng lộc cá nhân, rồi trở nên ù lỳ đi. 

Cuốn Khuyến học đã được đưa lên thư viện Dân Luận, nhưng chúng tôi khuyến nghị độc giả tìm mua bản in với giá 35 ngàn đồng ở Việt Nam để nghiền ngẫm. Cuốn sách này được phát hành với số lượng kỷ lục 3,4 triệu bản ở Nhật, khi dân số nước này có 35 triệu người. Ở Việt Nam, Nhà Xuất Bản Tri Thức mới in có... 2000 cuốn mà chắc bán chưa hết. Đó là một thực tế đáng buồn...

Làm sao để Nhật Bản có nền độc lập thực sự?

Gần đây, những người có học thức thường bàn riêng với nhau về tương lai của Nhật Bản. Gặng hỏi mãi, người ta mới nói cho tôi hay về những gì họ đương bàn luận. Đành rằng không ai biết trước được tương lai của nước ta sẽ ra sao, và điều này cũng không dễ dàng mà dự đoán được. Liệu sau này Nhật Bản giữ được nền độc lập hay không? Nỗi lo mất nước cứ canh cánh trong lòng chúng ta. Nếu tình trạng như thế này mà cứ kéo dài thì cũng không ai dám chắc là nước Nhật chúng ta có thể trở thành một quốc gia văn minh giàu mạnh. Còn có giữ được độc lập hay không, chắc phải hai ba mươi năm sau mới có được câu trả lời chính xác. Những người ngoại quốc - vốn khinh miệt Nhật Bản - lại càng bán tín bán nghi, họ cho rằng Nhật Bản làm sao mà giữ nổi độc lập.

Chúng ta là người Nhật, sinh ra và lớn lên ở đây. Đã vậy, mỗi người đều phải tự giác và nỗ lực đối với bổn phận của mình. Quốc dân chúng ta phải hợp tác với chính phủ thì mới mong thành công trong việc phát triển quốc gia một cách toàn diện, đồng bộ.  
Không phải vì những lời bàn ra tán vào như vậy mà chúng ta quá bi quan. Nhưng rõ ràng là chẳng ai tin Nhật Bản sẽ giữ vững được sự độc lập trước phương Tây. Không phải bỗng dưng mà chúng ta bàn bạc, lo lắng cho vận mệnh của đất nước, nếu tương lai xán lạn đang chờ đón chúng ta thì chúng ta bàn tán để làm gì.
Nếu có ai hỏi người Anh: "Này, liệu các ông có giữ được độc lập cho nước Anh không?" thì người Anh chắc chắn sẽ cười vào mũi người đó mà không thèm trả lời. Vì có ai dám nghi ngờ nước Anh, nước Anh mà không độc lập thì còn nước nào độc lập?
Bây giờ, hãy nhìn lại nước ta, trình độ văn minh của chúng ta ra sao? Cho dù đã có tiến bộ nhưng vẫn chưa hết sự hoài nghi. Bản thân tôi, với tư cách là người Nhật Bản, cũng cảm thấy không được an tâm về sự tiến bộ này.
Chúng ta là người Nhật, sinh ra và lớn lên ở đây. Đã vậy, mỗi người đều phải tự giác và nỗ lực đối với bổn phận của mình. Điều hành đất nước đương nhiên là công việc của chính phủ. Nhưng có nhiều lĩnh vực trong dân sinh, chính phủ không thể biết và can thiệp hết được. Vì thế, để duy trì nền độc lập của đất nước, thì chúng ta - những người dân - phải làm trọn nghĩa vụ của mình, nghĩa vụ của công dân trong một nước, và chính phủ phải làm trọn trách nhiệm của mình, trách nhiệm của người điều hành đất nước. Quốc dân chúng ta phải hợp tác với chính phủ thì mới mong thành công trong việc phát triển quốc gia một cách toàn diện, đồng bộ.
Lực có cân bằng thì mới duy trì được mọi vật. Điều đó cũng giống như duy trì cơ thể con người. Để giữ cho cơ thể khoẻ mạnh thì mọi thứ như ăn uống, không khí, ánh sáng đều phải đầy đủ. Có như vậy cơ thể mới tự đề kháng, tự điều chỉnh trước mọi tác động đến từ bên ngoài như khi nóng, khi lạnh, lúc đau, lúc ngứa. Còn nếu không bị kích thích, không quen thích ứng với môi trường, chỉ trông cậy vào sức sống vốn có ở cơ thể thì con người không thể duy trì sức khoẻ. Duy trì một đất nước cũng giống như duy trì sức khoẻ của con người.
Nói tới chính trị là nói tới hoạt động của quốc gia. Để giữ vững nền độc lập, để vận hành quốc gia trơn tru, thì cần phải có đủ và cân bằng cả hai yếu tố "trong" và "ngoài". "Trong" ở đây là khả năng điều hành đất nước (làm chính trị) của chính phủ và "ngoài" ở đây tôi muốn nói tới sức dân. Cứ tạm coi chính phủ là "sức sống vốn có" của quốc gia và sức dân là "môi trường kích thích từ bên ngoài". Không có sự kích thích tức không có sức dân mà chỉ trông cậy vào chính phủ thì độc lập dân tộc không thể duy trì dù chỉ một ngày.

Cái gì đẻ ra "khí chất nhu nhược" của người Nhật Bản?

Hiện nay, có nhiều người đưa ra lý lẽ: "Lãnh đạo cái lũ dân ngu này phải có kế sách mới được. Chính phủ định làm việc gì cứ thế mà làm, không cần thông báo, giải thích hay chờ đợi gì cả. Còn khi nào dân chúng có tri thức, đạo đức thì đưa họ đến với văn minh cũng chưa muộn." Nhưng theo tôi, nếu thực hiện theo cách nói trên thì sẽ thất bại ngay từ đầu. Vì sao vậy?
Đã bao năm, nhân dân phải chịu nhiều khổ đau dưới chế độ chính trị chuyên quyền. Điều nghĩ trong lòng không dám nói ra miệng, hay sẵn sàng nói láo miễn sao khỏi mang vạ vào thân, lừa đảo cũng được cho qua. Gian dối, nguỵ tạo trở thành cách sống. Không thành thật trở thành thới quen hàng ngày. Làm sai không dám nhận, lại còn tìm cách đổ lỗi cho người khác. Không còn ai biết hổ thẹn, biết tức giận, chỉ biết suy bì tị nạnh, ghen ăn tức ở. Còn việc nước, việc quốc gia là việc "chùa", hơi đâu mà lo nghĩ.

Tóm lại, hiện nay Nhật Bản có chính phủ, có cả dân. Nhưng có lẽ chúng ta mới chỉ có dân mà chưa có "quốc dân Nhật Bản". Điều này có nghĩa là để thay đổi được khí chất trong dân, để tiến hành mở mang văn minh thành công thì các nhà Tây học hiện nay cũng chẳng giúp ích được gì.  
Chính phủ đã dùng nhiều biện pháp nhằm thay đổi những tập quán xấu nói trên, lúc khuyên nhủ, khi răn đe, đôi khi dùng cả quyền lực cưỡng chế dân chúng... Nhưng các biện pháp hầu như đều phản tác dụng, dường như chỉ càng làm cho người dân thêm mất lòng tin nơi chính phủ. Trên xa lánh dưới, dưới chẳng muốn gần trên. Theo thời gian cái sự xa lánh ấy tạo ra cho mỗi tầng lớp trong xã hội một khí chất khác nhau. Và người ta gọi chúng là "khí chất Võ sĩ", "khí chất Thị dân". Khí chất này, nếu chỉ nhìn vào từng cá nhân hay chỉ nhìn phiến diện thì khó thấy. Nhưng nếu nhìn vào tổng hợp các hiện tượng xã hội thì chúng ta sẽ hiểu rõ thực trạng của nó.
Phải công nhận là trong các quan chức chính phủ hiện nay có rất nhiều người tốt, có tấm lòng nhân hậu. Bản thân tôi, khi nhìn vào các quan chức đó cũng phải thừa nhận họ không có điểm gì đáng phàn nàn cả, ngược lại ở họ có nhiều điểm rất đáng học hỏi. Nhưng khi họ tập hợp trong chính phủ thì không hiểu sao công việc cứ rối nhhư tơ vò. Chính phủ đã vậy, còn dân chúng thì sao? Trong nhân dân, có không ít người trung thực, chính trực. Nhưng không hiểu sao, mỗi khi quan hệ với chính quyền thì nhân cách lại thay đổi, trở nên dối trá, nguỵ biện, trơ tráo, lừa dối cả chính quyền. Quan chức và dân chúng trong một nước mà cứ như là hai cái đầu trên một cái cổ vậy.
Trên cương vị cá nhân thì người nào cũng tỏ ra thông thái. Nhưng hễ trở thành quan chức chính quyền chì sự thông thái thường thấy lại biến đi đâu mất. Khi đứng một mình thì ai nói cũng hay cả. Nhưng khi tập hợp nhau trong một tập thể thì cái cảnh trống đánh xuôi kèn thổi ngược thường xuyên xảy ra.
Tôi buộc phải nói rằng chính phủ Nhật Bản hiện nay là một tổ chức của nhiều người có tri thức, tập hợp nhau lại để làm một việc hồ đồ. Có lẽ họ đã không thể phát huy được cá tính vì bị trói buộc bởi nếp nghĩ theo kiểu "chủ nghĩa bình yên vô sự".
Chính sách của chính phủ không hiệu quả cũng do vậy. Bằng một số kế sách như dùng những lời lẽ hoa mỹ mị dân, dùng quyền lực, áp đặt văn minh... chính phủ có thể giật dây được dân chúng. Nhưng như thế cũng chỉ là nhất thời mà thôi. Chính phủ trị dân bằng uy quyền thì dân sẽ đáp lại bằng sự giả vờ chấp hành. Chính phủ lừa dối dân thì dân cũng sẽ tạo ra vỏ bọc hữu hiệu. Mà cứ như vậy thì không thể chỉ dựa vào quyền lực để thúc đẩy văn minh xã hội.

ĐÁNG BUỒN LÀ NƯỚC TA CHỈ CÓ NGƯỜI NHẬT MÀ KHÔNG CÓ QUỐC DÂN NHẬT

Vậy phải làm cách nào để khai hoá văn minh tại nước ta? trước hết phải quét sạch "cái khí chất" đã thấm sâu trong lòng người. Dùng biện pháp hành chính mệnh lệnh của chính phủ cũng khó. Thuyết giảng cho từng người chắc chắn sẽ thất bại. Cần phải có những người gây dựng được sự nghiệp mà mọi người dân đều tự giác tham gia, phải đặt ra mục tiêu rõ ràng để nhân dân tin cậy.

Bìa cuốn Khuyến Học do Nhà xuất bản Tri Thức phát hành quý I năm 2008
Thế thì ai sẽ là người làm được việc này? Trong giới Nông, Thương rõ ràng chẳng có ai. Trong giới học giả Quốc học hoặc Nho học cũng không thấy gương mặt nào. Xem ra chỉ có những người trong nhóm Tây học là có thể gánh vác được nhiệm vụ đó. Gần đây, những nhà Tây học tăng lên đáng kể. Họ đọc sách dịch, nghiên cứu văn minh châu Âu. Tuy vậy, không phải ai trong số họ cũng đều hiểu được cặn kẽ về văn minh phương Tây. Ngược lại có nhiều người hiểu được, lý giải được, cắt nghĩa được nhưng lại không sao biến chúng thành hiện thực. Họ nói được nhưng không làm được điều mình nói.
Hiện nay, thực tế cho thấy hầu hết các nhà Tây học xã hội ta đều chỉ mơ đến một chức vụ cao trong chính phủ, họ không màng làm trong khu vực tư nhân. Nhận thức của họ chẳng khác là bao so với các nhà Nho học trước đây, học để ra làm quan. Bụng dạ hủ nho đội lốt Tây Âu, đúng y như câu nói của người xưa: "Bình mới rượu cũ". Đương nhiên, trong số các nhà Tây học đang làm quan chức chính phủ, không phải tất cả đều háo danh, tham lam bổng lộc. Suy cho cùng, nó là kết quả của quan niệm giáo dục cố hữu ở nước ta: "Làm quan là cách tiến thân tốt nhất trong mọi cách tiến thân". Trong suốt hàng ngàn năm qua, quan niệm đó đã thấm sâu vào máu thịt, đã thành nếp trong suy nghĩ của con người. Chính vì thế mà từ đời này qua đời khác, người ta chỉ học để làm quan chứ có ai muốn học để làm dân đâu. Làm quan đã trở thành cái đích trong cuộc đời. Ngay cả các bậc tiên sinh danh giá cũng không thoát khỏi ảnh hưởng đó. Tuy nhiên, xu hướng "làm quan" cũng là điều dễ hiểu vì khí chất xã hội đã khiến người ta phải như vậy. Cứ thế, trào lưu "quyền lực là chìa khoá vạn năng" nhiễm sâu vào lòng người. Nên dân ta ai cũng chỉ muốn làm công sở chính quyền, rồi tìm cách leo lên hàng quan chức chính phủ để có quyền hành và bổng lộc. Thí dụ: gần đây trên các tờ báo, hiếm thấy bào viết nào có ý kiến ngược lại với ý kiến chính phủ. Lâu lâu chính phủ đưa ra được một vài chính sách cải cách nho nhỏ, tức thì những bài viết tán dương tâng bốc chính phủ xuất hiện đầy rẫy trên mặt báo. Những bài viết như vậy có khác nào thái độ phỉnh nịnh khéo léo của các cô gái làng chơi để lấy lòng khách mua hoa đâu. Tệ hại hơn nữa, những người viết bài đó lại chính là những thành viên trong nhóm Tây học. Thật khó có thể chấp nhận. Họ đâu có phải là "gái làng chơi" và lại càng không phải là những kẻ tâm thần hay thiếu hiểu biết.
Thái độ xu nịnh và suy nghĩ cơ hội đang đầy rẫy trong xã hội Nhật Bản như hiện nay là do đâu? Vì chưa có một minh chứng thực tế nào chứng tỏ có tự do dân quyền trong xã hội, vì người Nhật Bản đã nhiễm quá nặng bản chất tính nhu nhược, không còn nhìn ra bản sắc vốn có của mình.
Tóm lại, hiện nay Nhật Bản có chính phủ, có cả dân. Nhưng có lẽ chúng ta mới chỉ có dân mà chưa có "quốc dân Nhật Bản". Điều này có nghĩa là để thay đổi được khí chất trong dân, để tiến hành mở mang văn minh thành công thì các nhà Tây học hiện nay cũng chẳng giúp ích được gì.
Những thứ không có ích chắc chắn sẽ có hại
Luận thuyết nêu trên nếu đúng, thì việc khai hoá văn minh ở nước ta để bảo toàn độc lập cho đất nước, không phải chỉ có chính phủ mới làm được. Và cũng không thể trông chờ vào các nhà Tây học. Nếu vậy thì trông cậy vào ai? Còn ai khác vào đây nếu đó không phải là nhóm Fukuzawa chúng ta. Tôi và các đồng chí chúng ta phải thực hiện nhiệm vụ này. Tự chúng ta sẽ phải đi tiên phong trong nhân dân, gây dựng sự nghiệp khai hoá văn minh, đối đầu trực diện với thách thức, mở ra triển vọng cho Nhật Bản.
Còn ai khác vào đây nếu đó không phải là nhóm Fukuzawa chúng ta. Tôi và các đồng chí chúng ta phải thực hiện nhiệm vụ này. Tự chúng ta sẽ phải đi tiên phong trong nhân dân, gây dựng sự nghiệp khai hoá văn minh, đối đầu trực diện với thách thức, mở ra triển vọng cho Nhật Bản.  
Có thể nói thẳng, tôi và các đồng chí thuộc tầng lớp trung lưu, học thức của tôi và các đồng chí tuy còn nông cạn, nhưng chúng ta tìm hiểu nghiên cứu Âu - Mỹ cũng đã lâu. Mọi tầng lớp xã hội cũng đã thừa nhận và gọi chúng ta là những nhà cải cách, vì những năm qua chúng ta khi ra mặt nào trong các cuộc cải cách xã hội, khi âm thầm lẳng lặng giúp đỡ cải cách. Chúng ta có thể tự hào vì nhân dân đã nhìn nhận sự nghiệp khai phá văn minh mà chúng ta đang theo đuổi như sự nghiệp của mình. Và đã như vậy thì người lãnh đạo nhiệm vụ đi đầu trong nhân dân, triển khai sự nghiệp ấy không ai khác, đó chính là chúng ta.
Khai hoá văn minh bắt đầu từ việc tự mình bắt tay vào làm và chứng minh bằng thực tế cụ thể, cho mọi người tận mắt thấy việc thực. Làm trước nói sau. Chứ không thể để như tình trạng nước ta hiện nay, hễ định làm cái gì cứ phải họp bàn, giải thích, thảo luận dài dòng vô bổ. Chính phủ có quyền ban bố chỉ thị, mệnh lệnh. Nhưng hiểu và biến chúng thành hiện thực phải là nhân dân, là khu vực tư nhân. Chính vì thế, song song với sự nghiệp khai sáng cho dân chúng bằng cách giảng dạy học thuật, làm thương nghiệp, nghiên cứu luật pháp, xuất bản sách, phát hành báo, với tư cách của một người thuộc khu vực tư nhân, không nằm trong chính phủ. Chúng ta làm việc này trong phạm vi, bổn phận của một quốc dân làm theo pháp luật, không sợ làm mất mặt chính phủ. Nếu chính phủ đi ngược lại lợi ích của nhân dân, với bổn phận của mình, chúng ta sẽ đường đường chính chính kháng nghị, tranh luận với chính phủ cho đến khi chính phủ tỉnh ngộ, giành lại cho dân "Tự do dân quyền".
Trên đây chính là nhiệm vụ cấp bách của chúng ta.
Sự nghiệp khai hoá văn minh rất đa dạng, những người tham gia vào công cuộc này nằm trong những lĩnh vực, những chuyên môn khác nhau. Có nhiều việc chúng ta chưa thể gánh vác được vì trong nhóm chúng ta còn quá ít các học giả. Nhưng mục đích của chúng ta là ở chỗ: truyền đạt cho mọi người dân biết con đường văn minh mà chúng ta nhằm tới, đó là con đường văn minh do người dân thực hiện, chứ không phải để khoe khoang mình làm hay, làm tốt hơn chính phủ. Điều tâm niệm hàng đầu của chúng ta đó là: một minh chứng bằng thực tế nhất định hơn hẳn cả trăm thứ lý thuyết.
Khai hoá văn minh cho con người không thể là sự nghiệp độc quyền của chính phủ. Học giả trước sau cũng là học giả, phải ở trong khu vực tư nhân để nghiên cứu. Thị dân trước sau cũng là thị dân, phải ở trong khu vực tư nhân để sản xuất, buôn bán làm ăn. Chính phủ là chính phủ của Nhật Bản thì nhân dân cũng là nhân dân của Nhật Bản. Nếu như vậy thì nhân dân phải tiếp cận chính phủ, thân thiết với chính phủ, không phải sợ chính phủ, hay nghi ngờ chính phủ. Làm cho dân hiểu rõ điều này là nhiệm vụ cấp bách của chúng ta.
Có như vậy, cái khí chất nhu nhược cố hữu mới biến khỏi nhân dân. và khi đó người dân mới thực sự là quốc dân Nhật Bản chân chính. Quốc dân là liều thuốc kích thích chính phủ. Học thuật, kinh tế, luật pháp cũng hoàn thiện. Quyền lực chính phủ và sức dân có cân bằng, chúng ta mới duy trì được độc lập trước phương Tây.
Tóm lại, tôi đã đề cập đến vấn đề: Trước áp lực của phương Tây, để bảo vệ nền độc lập của dân tộc, vị trí của các trí thức Nhật Bản là ở chỗ nào? Ở trong chính phủ trở thành quan chức, nỗ lực làm việc thì tốt hơn hay nằm ngoài chính phủ làm trong khu vực tư nhân thì tốt hơn. Và tôi cũng đưa ra kết luận: ở ngoài chính phủ thì hơn.